[Funland] Iran- Ít xà en, liệu lần này có tất tay?

Nhận đinh hiệp 1: I ran hay Ít xà thắng?


  • Tổng bình chọn
    155
  • Thời gian đóng: .

TQA

Xe buýt
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
594
Động cơ
41,065 Mã lực
Tuổi
47
DẦN DẦN LỘ DIỆN...
Người Iran đang mổ xẻ công nghệ mới nhất của phương Tây từ Orbiter-5, con "chim" này nó bị bắt sống bằng hệ thống tác chiến điện tử.
Iran vừa công bố video thu giữ thành công một chiếc máy bay không người lái tình báo Orbiter-5 của Israel – không hư hại, còn nguyên vẹn – và điều đó có thể thay đổi cục diện trong chiến tranh điện tử Trung Đông.
Tuy Orbiter-5 được gắn cờ "Made in Israel", nhưng bên trong nó lại là công nghệ phương Tây lõi cứng: các vi mạch, bộ định tuyến, hệ thống định vị và điều khiển thuộc mạng lưới NATO, kết hợp thiết bị từ Mỹ và Đức. Điều này hé lộ một sự thật không mấy ai dám nói ra: máy bay này có thể không đơn thuần là của Israel, mà là sản phẩm hợp tác tình báo – kỹ thuật số bí mật giữa các nước NATO trong một chương trình quy mô khu vực.
Thông tin tình báo rò rỉ cho thấy Orbiter-5 đang thực hiện nhiệm vụ gián điệp điện từ, một kiểu "chiến tranh mềm" tiên tiến nhằm dò quét các điểm mù radar, ghi nhận tín hiệu phát xạ điện từ, đo phản hồi trường sóng của hệ thống phòng không Iran — loại nhiệm vụ chỉ có trong những chương trình quân sự đen tối như "Black Aurora" của DARPA, cơ quan nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ.
Chiếc UAV đã bị Iran vô hiệu hóa bằng hệ thống tác chiến điện tử có tên "Zolfaqar" — một AI gây nhiễu thế hệ mới, có thể mô phỏng lại phản hồi điện từ giả để đánh lừa định vị UAV, khiến nó mất kết nối và tự động hạ cánh theo kịch bản lập trình sẵn. Không nổ, không cháy, không hủy dữ liệu.
Iran giờ đây không chỉ có trong tay một chiếc UAV chiến thuật hạng nặng của Israel, mà còn bộ não bên trong nó.
Giờ thì Iran có:
- Toàn bộ kiến trúc khí động học, định vị, liên lạc của Orbiter-5
- Thư viện mã điện tử tàng hình NATO – vốn là kết tinh của hàng chục năm nghiên cứu radar cross-section và stealth communications
Bằng chứng về sự can thiệp đa quốc gia trong các hoạt động do thám, vượt qua cả biên giới Israel – đây có thể là mảnh ghép quan trọng chứng minh vai trò trực tiếp của phương Tây trong các cuộc chiến UAV tại Syria, Lebanon và nay là biên giới Iran.
Israel không chỉ mất một chiếc máy bay không người lái. Họ vừa để lọt vào tay đối thủ toàn bộ “cấu trúc thông minh” của chiến tranh điện tử thế hệ mới.
Giống như vụ Mỹ mất chiếc RQ-170 Sentinel vào tay Iran năm 2011 — điều đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt UAV nội địa Iran như Saegheh và Shahed — lần này có thể là vòng tái sinh thứ hai, nhưng ở cấp độ cao hơn: tái cấu trúc lại chiến tranh không người lái chống NATO.
Và lần này, Iran không cần phải bắn hạ. Họ chỉ cần khiến máy bay của đối phương tự đầu hàng.
Một cảnh báo lạnh gáy cho mọi thế lực đang chơi trò công nghệ với một quốc gia đã quen đối mặt với cấm vận – và học được cách tiến hóa trong bóng tối.
Trần Thanh Vân, Lý Thanh Hà
1751985452192.png
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,311
Động cơ
375,097 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Iran mua tên lửa Trung Quốc sau lệnh ngừng bắn với Israel
Iran đã tiếp nhận các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) của Trung Quốc sau cuộc xung đột kéo dài 12 ngày gần đây với Israel.
Việc chuyển giao được thực hiện sau lệnh ngừng bắn trên thực tế vào ngày 24 tháng 6, và là một phần trong nỗ lực của Tehran nhằm tái xây dựng hệ thống phòng không đã bị phá hủy do các đợt không kích của Israel.
Được biết, Iran thanh toán các hệ thống tên lửa này bằng hình thức giao dầu mỏ, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện nhập khẩu gần 90% lượng dầu thô xuất khẩu của Iran, thường thông qua các tuyến trung chuyển qua những nước như Malaysia để né lệnh trừng phạt của Mỹ.
Số lượng và chủng loại tên lửa được chuyển giao vẫn chưa được tiết lộ, nhưng Iran được cho là đang vận hành nhiều hệ thống phòng không của Trung Quốc và Nga, bao gồm HQ-9 và S-300 của Nga. Tuy nhiên, những hệ thống này bị đánh giá là vẫn còn hạn chế khi đối phó với các máy bay hiện đại như F-35 do Mỹ sản xuất mà Israel đang sở hữu.
— Middle East Eye


Đúng bài của các cụ OF gà cho Iran.
 

Forceseller

Xì hơi lốp
Biển số
OF-780182
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
412
Động cơ
43,301 Mã lực
Tuổi
45
Chắc Houthi đoán là các tàu này chở hàng tái thiết cơ sở vật chất vừa bị thiệt hại của Israel.

 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,311
Động cơ
375,097 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Có mấy ông dép lê mà Mỹ và Bros. chả làm gì được. Haiz.


Houthi thay đổi chiến thuật, chuyển sang tấn công hiệp đồng từ nhiều hướng nhằm đánh chìm hoàn toàn tàu hàng di chuyển trên Biển Đỏ.

Nhóm vũ trang Houthi ở Yemen ngày 7-9/7 tập kích hai tàu hàng, gồm Magic Seas và Eternity C, khi chúng đang di chuyển trên Biển Đỏ. Cả hai tàu đều bị đánh chìm, thủy thủ đoàn Magic Seas được sơ tán an toàn, trong khi vụ tấn công tàu Eternity C khiến 4 người chết và 15 người mất tích, 6 người được giải cứu an toàn.

Đây là lần đầu các tàu hàng trên Biển Đỏ bị tấn công kể từ cuối năm 2024. Hai cuộc tấn công cũng đánh dấu thay đổi trong chiến thuật của lực lượng Houthi.

Trong giai đoạn tháng 11/2023 đến trước tháng 1/2025, Houthi đã thực hiện hơn 100 cuộc tập kích nhằm vào tàu thương mại và chiến hạm ở khu vực này, đánh chìm hai tàu và khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Các đòn tập kích chủ yếu huy động số lượng nhỏ tên lửa và phương tiện không người lái (drone), nhằm vào nhiều mục tiêu cùng lúc.

Trong chiến dịch mới nhất, lực lượng Houthi áp dụng chiến thuật "bầy đàn" với nhiều mũi tiến công nhằm vào mục tiêu duy nhất. Họ không chỉ dùng tên lửa và drone, mà còn triển khai xuồng cao tốc để tiếp cận và sử dụng súng chống tăng, vũ khí bộ binh để tấn công.

"Đòn tập kích đồng thời từ trên không và mặt biển làm lực lượng an ninh trên tàu phân tán sự tập trung, khiến nỗ lực chống trả trở nên khó khăn hơn", tờ National có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhận định.

Đại tá Marvin Scott, chỉ huy Không đoàn trên hạm số 3 được biên chế kèm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower, hồi năm ngoái từng lưu ý về khả năng thích ứng và cải tiến chiến thuật của lực lượng Houthi.

"Ban đầu họ chỉ dùng các loại UAV đơn giản để làm nhiệm vụ do thám, trinh sát, giám sát (ISR) và tấn công tự sát, sau đó là cả tên lửa đạn đạo diệt hạm và tên lửa hành trình. Giờ họ đang phối hợp tập kích theo nhiều hướng và phương pháp khác nhau", ông cho hay.

Tàu hàng Eternity C đang chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Tàu hàng Eternity C chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Thách thức càng lớn hơn với hai tàu hàng, khi chúng không có khả năng tự vệ trước tên lửa và drone, đồng thời không nhận được hỗ trợ từ tàu hải quân trong khu vực vào thời điểm bị tấn công.

Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai Chiến dịch Aspdies và duy trì lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế ở khu vực, song nguồn lực của hoạt động này có hạn và không thể đảm bảo tất cả tàu thuyền đều được bảo vệ, theo Công hội Hàng hải Quốc tế và Vùng Baltic.

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ gồm Carl Vinson và Nimitz đang triển khai ở Vịnh Oman, dường như nhằm răn đe và ngăn Iran phong tỏa eo biển Hormuz, nên không thể hỗ trợ cho tàu hàng ở Biển Đỏ.

Mỹ hồi đầu năm phát chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào mục tiêu Houthi ở Yemen để ngăn đối phương tiếp tục tập kích tàu thuyền trong khu vực, trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào đầu tháng 5.

Tuy nhiên, thỏa thuận không có điều khoản ràng buộc nhóm vũ trang chấm dứt tập kích tàu hàng có liên hệ với Tel Aviv. Houthi tuyên bố Eternity C và Magic Seas bị nhắm mục tiêu vì "sử dụng cảng của Israel".

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

"Khi không có lực lượng quân sự hiện diện thường trực ở Biển Đỏ, đội ngũ an ninh tư nhân sẽ là lá chắn duy nhất bảo vệ tàu hàng khỏi các cuộc tấn công của Houthi", Joshua Hutchinson, giám đốc phụ trách mảng tình báo và rủi ro của công ty an ninh hàng hải Ambrey, cho hay.

Tom Sharpe, cựu sĩ quan hải quân Anh, cho rằng có một số lý do khiến Houthi nối lại tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ. "Chiến dịch giúp thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và nâng cao vị thế của nhóm vũ trang ở trong nước. Khả năng cao là họ muốn tiếp tục chiến dịch", ông cho hay.

Đây cũng có thể là kế hoạch do Houthi và đồng minh Iran tiến hành nhằm phân tán lực lượng Mỹ tại khu vực, buộc ít nhất một tàu sân bay phải hướng về phía tây. "Nếu Iran có ý định đóng cửa eo biển Hormuz hoặc cản trở hoạt động đi lại tại đó, đây sẽ là cách mà họ bắt đầu", cựu sĩ quan hải quân Anh nêu quan điểm.

Các cuộc tập kích của Houthi cũng diễn ra vào thời điểm lực lượng Hamas đang đàm phán gián tiếp với Israel tại Qatar về thỏa thuận ngừng bắn, nên đây có thể là động thái nhằm gia tăng sức ép với Tel Aviv.

Trong thông báo tập kích Eternity C, nhóm vũ trang nhấn mạnh "tất cả tàu thuyền và thủy thủ sử dụng cảng của Israel đều sẽ bị nhắm mục tiêu", cho đến khi Israel dừng bao vây Dải Gaza và chấm dứt chiến dịch ở đây.

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Phạm Giang (Theo Business Insider, Reuters, Telegraph)
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
11,129
Động cơ
372,191 Mã lực
Tuổi
59
Có mấy ông dép lê mà Mỹ và Bros. chả làm gì được. Haiz.


Houthi thay đổi chiến thuật, chuyển sang tấn công hiệp đồng từ nhiều hướng nhằm đánh chìm hoàn toàn tàu hàng di chuyển trên Biển Đỏ.

Nhóm vũ trang Houthi ở Yemen ngày 7-9/7 tập kích hai tàu hàng, gồm Magic Seas và Eternity C, khi chúng đang di chuyển trên Biển Đỏ. Cả hai tàu đều bị đánh chìm, thủy thủ đoàn Magic Seas được sơ tán an toàn, trong khi vụ tấn công tàu Eternity C khiến 4 người chết và 15 người mất tích, 6 người được giải cứu an toàn.

Đây là lần đầu các tàu hàng trên Biển Đỏ bị tấn công kể từ cuối năm 2024. Hai cuộc tấn công cũng đánh dấu thay đổi trong chiến thuật của lực lượng Houthi.

Trong giai đoạn tháng 11/2023 đến trước tháng 1/2025, Houthi đã thực hiện hơn 100 cuộc tập kích nhằm vào tàu thương mại và chiến hạm ở khu vực này, đánh chìm hai tàu và khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Các đòn tập kích chủ yếu huy động số lượng nhỏ tên lửa và phương tiện không người lái (drone), nhằm vào nhiều mục tiêu cùng lúc.

Trong chiến dịch mới nhất, lực lượng Houthi áp dụng chiến thuật "bầy đàn" với nhiều mũi tiến công nhằm vào mục tiêu duy nhất. Họ không chỉ dùng tên lửa và drone, mà còn triển khai xuồng cao tốc để tiếp cận và sử dụng súng chống tăng, vũ khí bộ binh để tấn công.

"Đòn tập kích đồng thời từ trên không và mặt biển làm lực lượng an ninh trên tàu phân tán sự tập trung, khiến nỗ lực chống trả trở nên khó khăn hơn", tờ National có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhận định.

Đại tá Marvin Scott, chỉ huy Không đoàn trên hạm số 3 được biên chế kèm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower, hồi năm ngoái từng lưu ý về khả năng thích ứng và cải tiến chiến thuật của lực lượng Houthi.

"Ban đầu họ chỉ dùng các loại UAV đơn giản để làm nhiệm vụ do thám, trinh sát, giám sát (ISR) và tấn công tự sát, sau đó là cả tên lửa đạn đạo diệt hạm và tên lửa hành trình. Giờ họ đang phối hợp tập kích theo nhiều hướng và phương pháp khác nhau", ông cho hay.

Tàu hàng Eternity C đang chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Tàu hàng Eternity C chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Thách thức càng lớn hơn với hai tàu hàng, khi chúng không có khả năng tự vệ trước tên lửa và drone, đồng thời không nhận được hỗ trợ từ tàu hải quân trong khu vực vào thời điểm bị tấn công.

Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai Chiến dịch Aspdies và duy trì lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế ở khu vực, song nguồn lực của hoạt động này có hạn và không thể đảm bảo tất cả tàu thuyền đều được bảo vệ, theo Công hội Hàng hải Quốc tế và Vùng Baltic.

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ gồm Carl Vinson và Nimitz đang triển khai ở Vịnh Oman, dường như nhằm răn đe và ngăn Iran phong tỏa eo biển Hormuz, nên không thể hỗ trợ cho tàu hàng ở Biển Đỏ.

Mỹ hồi đầu năm phát chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào mục tiêu Houthi ở Yemen để ngăn đối phương tiếp tục tập kích tàu thuyền trong khu vực, trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào đầu tháng 5.

Tuy nhiên, thỏa thuận không có điều khoản ràng buộc nhóm vũ trang chấm dứt tập kích tàu hàng có liên hệ với Tel Aviv. Houthi tuyên bố Eternity C và Magic Seas bị nhắm mục tiêu vì "sử dụng cảng của Israel".

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

"Khi không có lực lượng quân sự hiện diện thường trực ở Biển Đỏ, đội ngũ an ninh tư nhân sẽ là lá chắn duy nhất bảo vệ tàu hàng khỏi các cuộc tấn công của Houthi", Joshua Hutchinson, giám đốc phụ trách mảng tình báo và rủi ro của công ty an ninh hàng hải Ambrey, cho hay.

Tom Sharpe, cựu sĩ quan hải quân Anh, cho rằng có một số lý do khiến Houthi nối lại tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ. "Chiến dịch giúp thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và nâng cao vị thế của nhóm vũ trang ở trong nước. Khả năng cao là họ muốn tiếp tục chiến dịch", ông cho hay.

Đây cũng có thể là kế hoạch do Houthi và đồng minh Iran tiến hành nhằm phân tán lực lượng Mỹ tại khu vực, buộc ít nhất một tàu sân bay phải hướng về phía tây. "Nếu Iran có ý định đóng cửa eo biển Hormuz hoặc cản trở hoạt động đi lại tại đó, đây sẽ là cách mà họ bắt đầu", cựu sĩ quan hải quân Anh nêu quan điểm.

Các cuộc tập kích của Houthi cũng diễn ra vào thời điểm lực lượng Hamas đang đàm phán gián tiếp với Israel tại Qatar về thỏa thuận ngừng bắn, nên đây có thể là động thái nhằm gia tăng sức ép với Tel Aviv.

Trong thông báo tập kích Eternity C, nhóm vũ trang nhấn mạnh "tất cả tàu thuyền và thủy thủ sử dụng cảng của Israel đều sẽ bị nhắm mục tiêu", cho đến khi Israel dừng bao vây Dải Gaza và chấm dứt chiến dịch ở đây.

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Phạm Giang (Theo Business Insider, Reuters, Telegraph)
Klq, nhìn cái bản đồ trên em thấy. Hai nước Ả dập S.Đ và U.A.E giàu nứt đố đổ vách, cs bình an. Còn lại là oánh nhau, nghèo đói, loạn lạc.
Bị giời đày hay...họ cứ thích vậy nhỉ hiccc.
 

chenyouxing

Xe buýt
Biển số
OF-338113
Ngày cấp bằng
10/10/14
Số km
761
Động cơ
293,508 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Iran mua tên lửa Trung Quốc sau lệnh ngừng bắn với Israel
Iran đã tiếp nhận các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) của Trung Quốc sau cuộc xung đột kéo dài 12 ngày gần đây với Israel.
Việc chuyển giao được thực hiện sau lệnh ngừng bắn trên thực tế vào ngày 24 tháng 6, và là một phần trong nỗ lực của Tehran nhằm tái xây dựng hệ thống phòng không đã bị phá hủy do các đợt không kích của Israel.
Được biết, Iran thanh toán các hệ thống tên lửa này bằng hình thức giao dầu mỏ, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện nhập khẩu gần 90% lượng dầu thô xuất khẩu của Iran, thường thông qua các tuyến trung chuyển qua những nước như Malaysia để né lệnh trừng phạt của Mỹ.
Số lượng và chủng loại tên lửa được chuyển giao vẫn chưa được tiết lộ, nhưng Iran được cho là đang vận hành nhiều hệ thống phòng không của Trung Quốc và Nga, bao gồm HQ-9 và S-300 của Nga. Tuy nhiên, những hệ thống này bị đánh giá là vẫn còn hạn chế khi đối phó với các máy bay hiện đại như F-35 do Mỹ sản xuất mà Israel đang sở hữu.
— Middle East Eye


quan trọng là an ninh nội bộ, có phát hiện được tình báo đối phương hay không? chứ mua đồ về, bắt đầu chiến tranh cái nó phế mẹ võ công thì đồ xịn làm gì đâu :))
 
Biển số
OF-857564
Ngày cấp bằng
19/4/24
Số km
77
Động cơ
3,668 Mã lực
Tuổi
44
Klq, nhìn cái bản đồ trên em thấy. Hai nước Ả dập S.Đ và U.A.E giàu nứt đố đổ vách, cs bình an. Còn lại là oánh nhau, nghèo đói, loạn lạc.
Bị giời đày hay...họ cứ thích vậy nhỉ hiccc.
Khi mà giới cầm quyền điều hành hài hòa lợi ích của dân của nước với lợi ích cá nhân thì xã hội bình yên.
Khi mà lợi ích không hài hòa ( hoặc có bên nào đó kích đểu ) thì táng nhau sứt đầu mẻ trán thôi.
Chứ chả dân nào thích oánh nhau để nghèo đói loạn lạc cả.
 

mabu44

Xì hơi lốp
Biển số
OF-119202
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
2,536
Động cơ
592,903 Mã lực
Khi mà giới cầm quyền điều hành hài hòa lợi ích của dân của nước với lợi ích cá nhân thì xã hội bình yên.
Khi mà lợi ích không hài hòa ( hoặc có bên nào đó kích đểu ) thì táng nhau sứt đầu mẻ trán thôi.
Chứ chả dân nào thích oánh nhau để nghèo đói loạn lạc cả.
Cụ nói đúng, các cuộc chiến đều do giật dây từ bên ngoài tạo ra đảo chính, bản thân VN ngày xưa cũng bị Mẽo dựng lên chính quyền SG để đánh nhau với nước ta mà. Trừ khi Chính quyền giữ vững, ko bị can thiệp thì dân sẽ đc nhờ, ko có chiến tranh.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
11,129
Động cơ
372,191 Mã lực
Tuổi
59
Khi mà giới cầm quyền điều hành hài hòa lợi ích của dân của nước với lợi ích cá nhân thì xã hội bình yên.
Khi mà lợi ích không hài hòa ( hoặc có bên nào đó kích đểu ) thì táng nhau sứt đầu mẻ trán thôi.
Chứ chả dân nào thích oánh nhau để nghèo đói loạn lạc cả.
Vâng cụ. Tuy nhiên cái màn bên ngoài giật dây là giới cầm quyền yếu kém rồi. Vd ai giật dây được con Mèo, Anh... những nước này các Đảng chiến với nhau tưng bừng, nhưng nn tính mò vào thì quên đi nhé.
"Khôn thặc, như này quê em chạy đầy làng" keke.
 
Biển số
OF-857564
Ngày cấp bằng
19/4/24
Số km
77
Động cơ
3,668 Mã lực
Tuổi
44
Vâng cụ. Tuy nhiên cái màn bên ngoài giật dây là giới cầm quyền yếu kém rồi. Vd ai giật dây được con Mèo, Anh... những nước này các Đảng chiến với nhau tưng bừng, nhưng nn tính mò vào thì quên đi nhé.
"Khôn thặc, như này quê em chạy đầy làng" keke.
Cụ lấy ví dụ chưa chuẩn: hiện tại Mỹ ( Anh ) đang đứng số 1 thế giới cả về kinh tế, quân sự lẫn hiếu chiến, nước nào dại dột mà đi chọc vào nó chứ. Nhưng khi bị đẩy xuống thứ 2 , thứ 3 ... thì chuyện bị giật dây là chuyện bình thường ( ngay thằng Anh đệ của Mỹ cũng còn bị Mỹ giật dây ).
Hay như mấy nước đầu tầu EU ( theo Mỹ ) còn bị Mỹ nó giật lên giật xuống nếu trái ý nó nữa là các nước định giật dây Mỹ.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
11,129
Động cơ
372,191 Mã lực
Tuổi
59
Cụ lấy ví dụ chưa chuẩn: hiện tại Mỹ ( Anh ) đang đứng số 1 thế giới cả về kinh tế, quân sự lẫn hiếu chiến, nước nào dại dột mà đi chọc vào nó chứ. Nhưng khi bị đẩy xuống thứ 2 , thứ 3 ... thì chuyện bị giật dây là chuyện bình thường ( ngay thằng Anh đệ của Mỹ cũng còn bị Mỹ giật dây ).
Hay như mấy nước đầu tầu EU ( theo Mỹ ) còn bị Mỹ nó giật lên giật xuống nếu trái ý nó nữa là các nước định giật dây Mỹ.
Giật dây rộng lắm, một chính sách hay con đường đi theo hướng đông tây nam bắc. Cũng có thể gom vào từ là giật dây. Một cái chỉ là lợi ích nhóm chả chết ai, một cái cả cuốc da xuống lỗ.
Em chém fun tỵ cụ, sai hàng ngàn cây chuối ý chứ hehe.
 

Gin Melkior 02

Xe tải
Biển số
OF-859872
Ngày cấp bằng
24/5/24
Số km
430
Động cơ
12,858 Mã lực
Tuổi
33
E coi thời sự thấy Is lại lên bd doạ Ir về tập 2. Mẽo cũng đang điều thêm không quân vòng quanh.

Chắc cuối năm nay lại đọ sức tiếp thôi.
 
Biển số
OF-857564
Ngày cấp bằng
19/4/24
Số km
77
Động cơ
3,668 Mã lực
Tuổi
44
Giật dây rộng lắm, một chính sách hay con đường đi theo hướng đông tây nam bắc. Cũng có thể gom vào từ là giật dây. Một cái chỉ là lợi ích nhóm chả chết ai, một cái cả cuốc da xuống lỗ.
Em chém fun tỵ cụ, sai hàng ngàn cây chuối ý chứ hehe.
Nếu nói theo ý cụ thì hiện tại có Mọt Xà đang giật dây Mỹ.
Mọt xà bão Mỹ đi hướng đông thì Mỹ cấm đi hướng Tây.
Mà theo lời đồn thổi giang hồ thì còn có dòng họ gì của Thái giật dây chính quyền Mỹ.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
11,129
Động cơ
372,191 Mã lực
Tuổi
59
Nếu nói theo ý cụ thì hiện tại có Mọt Xà đang giật dây Mỹ.
Mọt xà bão Mỹ đi hướng đông thì Mỹ cấm đi hướng Tây.
Mà theo lời đồn thổi giang hồ thì còn có dòng họ gì của Thái giật dây chính quyền Mỹ.
Em chịu, cũng chả quan tâm ai giật dây, chỉ chắc một điều, con Mèo đi hướng nào thì nó cũng chẳng xuống hố. Nếu coi như cụ nói đúng, thì con Mèo sẽ béo lên vì bán được vũ khí.
Nước ổn định, mạnh là vậy. Cc bẩu "con chó làm tt con mèo vẫn ok" đấy thây hehe.
 

kongbuii

Xe hơi
Biển số
OF-885538
Ngày cấp bằng
14/7/25
Số km
199
Động cơ
2,941 Mã lực
Cuộc chiến giữa Israel và Iran kéo dài từ ngày 13 đến ngày 24/6, bắt đầu bằng các cuộc tấn công của Israel, với việc sử dụng lực lượng gián điệp phá hoại từ bên trong kết hợp với các cuộc tấn công đường không vào lãnh thổ Iran. Đã gần nửa tháng kể từ khi cuộc chiến tạm ngừng, nhiều thông tin về thiệt hại thực tế của Israel đã được công bố.

Theo VT-ForeignPolicy, Israel đã buộc phải ngừng chiến ngoài kế hoạch vì nước này đã bị tấn công trên mọi mặt trận, phải nhận những thiệt hại nặng nề và không thể tiếp tục cuộc chiến. Kết luận này dựa trên danh sách các cơ sở quân sự, tình báo, công nghiệp, năng lượng và nghiên cứu quan trọng bị tên lửa của Iran tấn công gây ra sự tàn phá trên khắp Israel. Theo The Telegraph, trích dẫn dữ liệu radar vệ tinh do các nhà khoa học tại Đại học Oregon (Hoa Kỳ) cung cấp, “các tên lửa của Iran đã phá hủy 5 cơ sở quân sự chiến lược trên toàn bộ lãnh thổ Israel. Các tên lửa này đã xuyên thủng hệ thống phòng không của Israel với hiệu suất đáng kinh ngạc, nhưng phía Israel không công bố thông tin về các cuộc tấn công này”.

The Telegraph cũng trích dẫn tài liệu của các nhà báo Israel về chiến thuật tấn công của Iran: “Sự kết hợp giữa tên lửa và máy bay không người lái đã được sử dụng để làm quá tải và xuyên thủng hệ thống phòng không của Israel. Nhiều MBKNL bị phòng không Israel tiêu diệt, nhưng đó chính là nhiệm vụ của chúng: gây quá tải và tiêu hao dự trữ đạn dược phòng không của đối phương. Trong Chiến dịch True Promise III của Iran đáp trả chiến dịch Rising Lion của Israel, Iran đã thực hiện tấn công bằng 22 loạt tên lửa đạn đạo, nhiều tên lửa trong số đó được sử dụng lần đầu tiên, giáng những đòn tàn khốc vào một số mục tiêu được phòng thủ nghiêm ngặt của Israel, được coi là an toàn nhất thế giới. Tên lửa Iran đã phá vỡ hệ thống phòng không của Israel, ước tính hệ thống phòng không của Israel chỉ đánh chặn được 25% tên lửa đạn đạo của Iran trong 4 ngày cuối cùng”.
Sau đây là những thiệt hại thực tế mà Israel phải hứng chịu sau khi tấn công Iran bằng chiến dịch “Rising Lion”:

1. Iran đã phá hủy “Lầu Năm Góc của Israel”. Đây là tổ hợp quân sự và tình báo Kiriya ở trung tâm Tel Aviv. Mặc dù trung tâm này là một trong những địa điểm được bảo vệ chắc chắn nhất bởi hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa của Israel và Hoa Kỳ, nhưng nó đã không thể đẩy lùi hỏa lực tên lửa của Iran trong giai đoạn đầu của Chiến dịch True Promise III. Trung tâm này bị tấn công bởi 8 tên lửa đạn đạo, nhưng chỉ 2 trong số đó bị đánh chặn, 6 tên lửa đã tấn công chính xác và phá hủy hoàn toàn trung tâm này. Thiệt hại về người tại đây là rất lớn, trong đó có rất nhiều sĩ quan cao cấp của Israel và Hoa Kỳ, tuy nhiên số lượng thiệt hại về nhân sự (cả quân sự và dân sự) được phía Israel bảo vệ ở chế độ tuyệt mật.

2. Tại Haifa, tên lửa của Iran đã phá hủy một tòa nhà cao tầng, nơi đặt các đơn vị điều phối-hỗ trợ của Bộ Nội vụ Israel. Cuộc tấn công đã phá hủy mạng lưới hậu cần và hệ thống ứng phó khẩn cấp ở khu vực này.

3. Tên lửa Iran cũng phá hủy trụ sở của cơ quan tình báo quân sự Aman trên đại lộ Glilot-Mizra gần Herzliya. Trung tâm Aman có chức năng giám sát các đơn vị gián điệp tinh nhuệ như “Đơn vị 8200”, “Đơn vị 504” và “Đơn vị 9900”. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Mossad, cơ quan tình báo khét tiếng của Israel.

4. Iran cũng tấn công căn cứ không quân Nevatim “bất khả xâm phạm” ở sa mạc Negev bằng 32 tên lửa đạn đạo, gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng. Căn cứ không quân Nevatim là nơi bố trí hầu hết các máy bay F-15 và F-35 của Israel. Đã có nhiều máy bay bị phá hủy ngay trên đường băng và trong các nhà chứa máy bay. Tuy nhiên, số lượng và kiểu loại máy bay bị phá hủy vẫn đang được Israel giấu kín. Các căn cứ không quân khác bị tấn công bao gồm Tel Nof và Ben Gurion ở Tel Aviv, Ramat David ở Haifa, Palmachim trên bờ biển Địa Trung Hải và Ovda ở Eilat.

5. Tên lửa của Iran, bao gồm cả những tên lửa được sử dụng lần đầu tiên, đã tấn công và phá hủy các trung tâm chỉ huy Mossad ở Tel Aviv và Haifa.

6. Ngày 16/6, tên lửa đạn đạo của Iran đã tấn công nhà máy lọc dầu Bazan ở Haifa, trung tâm xử lý nhiên liệu lớn nhất của nước này, nơi cung cấp khoảng 60% xăng, 65% nhiên liệu diesel và hơn 50% dầu hỏa. Cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại rất nặng nề, khiến toàn bộ tổ hợp lọc dầu và hóa chất phải đóng cửa hoàn toàn. Bộ trưởng năng lượng Israel đã thừa nhận sẽ cần phải tái thiết toàn diện và ước tính rằng việc khởi động lại một phần của tổ hợp này sẽ mất ít nhất 6 tháng.

7. Trong các cuộc tấn công vào ngày 23/6, tên lửa Iran đã tấn công các nhà máy điện ở Ashdod và Hadera, gây ra nhiều vụ nổ lớn và mất điện toàn bộ các khu vực liên quan.

8. Iran cũng đã thực hiện các cuộc tấn công trực tiếp vào các cơ sở công nghiệp quân sự của Israel, trong đó điển hình là vụ tấn công chính xác vào tổ hợp công nghiệp quân sự Rafael Advanced Defense Systems ở phía bắc Haifa, phá hủy nhiều nhà xưởng và trung tâm nghiên cứu sản xuất tên lửa đánh chặn Iron Dome và David's Sling.

9. Khu công nghiệp Kiryat Gat, một trung tâm lớn sản xuất bộ vi xử lý và các sản phẩm quân sự công nghệ cao, cũng đã bị tấn công và thiệt hại nặng nề. Các cuộc tấn công của Iran đã phá hủy các dây chuyền sản xuất quan trọng đối với các chương trình giám sát và chế tạo máy bay không người lái của Israel.

10. “Công viên công nghệ cao” Gav Yam Negev, nằm xa hơn về phía nam, gần Beersheba, là nơi đặt các công ty hoạt động trong lĩnh vực chiến tranh mạng, trí tuệ nhân tạo và công nghệ quân sự, đã gần như bị phá hủy hoàn toàn.

11. Một mục tiêu nổi bật khác là Viện Khoa học Weizmann ở Rehovot, phía nam Tel Aviv. Viện này, nổi tiếng với hoạt động nghiên cứu quân sự và hợp tác chặt chẽ với quân đội Israel và Hoa Kỳ, đã phải chịu thiệt hại rất nghiêm trọng. Viện Weizmann đóng vai trò chủ chốt trong chương trình hạt*nhân bí mật của Israel.
Dù bản tổng hợp này còn lâu mới được coi là đầy đủ, nhưng chỉ như vậy thôi cũng đủ để thấy rằng chỉ trong vòng 12 ngày, quân đội Iran đã phá hủy một phần rất đáng kể các cơ sở quân sự, tình báo, công nghiệp, năng lượng và nghiên cứu uy tín nhất của Israel, gây ra những thiệt hại thảm khốc trên khắp cả nước. Riêng thiệt hại về nhân mạng, hãng thông tấn Al Jazeera ước tính phía Israel chịu tổn thất khoảng 3000-4000 người (cả quân sự và dân sự), trong đó có rất nhiều nhân vật cấp cao. Tất nhiên, đây là thông tin được Israel bảo vệ ở chế độ tuyệt mật. Những tổn thất trên cũng cho thấy một điều rất thực tế là nếu chiến tranh tiếp tục trong 2 hoặc 3 tuần nữa, toàn bộ “vùng đất của Chúa” sẽ trở thành một sa mạc bốc khói.
Nói cách khác, đây không phải là một cuộc đình chiến bình thường, đó là sự đầu hàng tuyệt vọng của kẻ thua cuộc.

(Hà Huy Thành)
Sau vụ 12 ngày này em nghĩ Ix cũng ngại cắn trộm iR.
 

langriser

Xì hơi lốp
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
1,795
Động cơ
642,776 Mã lực
Klq, nhìn cái bản đồ trên em thấy. Hai nước Ả dập S.Đ và U.A.E giàu nứt đố đổ vách, cs bình an. Còn lại là oánh nhau, nghèo đói, loạn lạc.
Bị giời đày hay...họ cứ thích vậy nhỉ hiccc.
Chắc nhiều cụ mợ không để ý cái vụ hám danh, muốn làm anh cả dẫn dắt đã khiến nhiều nước banh chành. Riêng lịch sử khối Ả rập, 1 dân tộc mà chia ra cả chục nước nên nước nào mạnh một tý cũng muốn làm anh cả, mà hài ở chỗ thằng anh cả ko đi đấm thằng khác ngoài khối, mà có thằng em nào không ngoan, nghe lời là đi đấm nó. Thằng em biết mình yếu nên buộc phải cầu viện thằng lớn khác, thằng đó vào mang theo cả hội đồng thế là đi tong luôn. Và mấy nước lớn không bao giờ muốn thấy một nước làm anh cả, bài học từ Ai Cập, Iraq, Lybi. Và gần nhất là ông Ả rập Xê út, đưa quân đánh đội dép lê Hou phải ôm đầu máu chạy về. Còn mấy ông nhỏ như UAE, Qatar, Kuwait, Bhrain thì biết thân biết phận mình, ko mơ làm anh cả. Còn ông Iran cũng dính vào vụ làm anh cả trục kháng chiến đánh Ít xà, ko bem mới lạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top