[Funland] Kẻ phản bội Tám Hà trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,383
Động cơ
26,416 Mã lực
Em mới đọc được, chia sẻ với các cụ vì xúc động quá. Cụ nào đọc rồi bỏ quá cho em.
—————
nguồn: fb Chanh Nguyen.
nguyên văn:
——————
NGHE CHÚ TƯ CANG KỂ VỀ KẺ PHẢN BỘI TÁM HÀ TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 .

Có lẽ trong ký ức của người tình báo già Tư Cang , trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968 đã để lại trong ông những kỷ niệm sâu sắc không thể quên trong đời binh nghiệp thầm lặng của mình. Ngậm ngùi, ông nói với tôi : sau 50 năm nhìn lại, trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968, dù ta chịu hy sinh rất nhiều và có những ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng chúng ta đã đánh quỵ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ , buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt nam. Đã có hơn 45.000 chiến sỹ đã ngã xuống sau 3 đợt tấn công tết Mậu thân trên toàn miền và gần trăm ngàn người bị thương. Thiệt hại của chúng ta là rất lớn so với tương quan lực lượng hùng mạnh khi ấy của hơn nửa triệu lính Mỹ và chư hầu , cộng với mấy trăm ngàn quân VNCH. Ác liệt nhất vẫn là các trận đánh của ta vào Sài gòn. Đặc công biệt động thành bên anh Tư Chu ( AHLLVTND Nguyễn Đức Hùng,- chỉ huy lực lượng biệt động thành ) bị mất tới 80% lực lượng. Có gần 90 tay súng chủ lực thì lớp hy sinh, lớp bị bắt , gần như bị xoá sổ , thậm chí trong đợt 2 không có lực lượng để tham gia. Đau thương lắm, trong đợt 2 không có biệt động thành tham gia như đợt 1, các mũi chọc sâu của ta vào được thành phố thì không biết đường, quần chúng chưa thể đồng loạt đứng lên hỗ trợ nên ta hy sinh nhiều lắm và phải rút ra . Hồi đó , chỉ có tiểu đoàn biệt động nữ mang tên Lê Thị Riêng là tham gia chiến đấu ở khu vực quận 1, quận 4 , nhưng không để lại dấu ấn nào đậm nét.
Chuyện kể của chú Tư Cang về những ngày tháng khói lửa của chiến tranh chống Mỹ không chỉ có những sự hy sinh dũng cảm của đồng đội mình, chú còn kể cho tôi nghe cả những hành động đê hèn, đầu hàng giặc ra chiêu hồi của nhiều chiến sỹ ta , gây thiệt hại về xương máu rất lớn cho cách mạng.
Nhiều bạn của tôi cũng muốn được nghe câu chuyện về tên thượng tá Tám Hà phản bội, hắn đã ra chiêu hồi ngay trước khi chúng ta mở đợt 2 trận tết Mậu thân 1968. Tôi đã hỏi chú Tư : chú Tư kể con nghe vụ thượng tá Tám Hà ra chiêu hồi cái ? Sao hắn lại làm thế , quá hèn nhát ? Khi ấy kế hoạch của ta bị lộ hết rồi, sao chúng ta vẫn cứ tiếp tục tấn công đợt 2 , hy sinh quá nhiều vậy ? Im lặng một hồi lâu, như là để lục lại trong trí nhớ những tư liệu đã ghi trong đầu, chú nói : cuộc tổng tiến công xuân Mậu thân 1968 mãi mãi đi vào lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Không có chiến thắng nào mà không có hy sinh , mất mát . Chiến tranh tàn khốc là thế , phải chấp nhận hy sinh , và cả hy sinh do những kẻ phản bội và chiêu hồi ! Chúng ta hôm nay đã có tổng kết và đánh giá rất đúng đắn về ý nghĩa của cuộc tổng tiến công này. Có thể xem, đó là bước ngoặt của cuộc chiến để buộc người Mỹ hiểu ra một điều : không thể chiến thắng chúng ta bằng quân sự trên chiến trường và người Mỹ phải tìm cách rút ra trong danh dự. Theo kế hoạch dự tính, sau đợt 1 tấn công chưa hiệu quả thì chúng ta sẽ củng cố lại lực lượng để đánh bồi tiếp cho tụi nó một đòn nữa. Không khí chuẩn bị cũng nô nức lắm. Rút kinh nghiệm trong đợt 1 đánh vào Sài gòn, chúng ta phải khống chế sân bay Tân Sơn Nhất để tụi nó không thể cho máy bay cất cánh bắn phá chúng ta từ trên cao. Vì vậy , ta phải tập kết đạn pháo và hoả tiễn xuống áp sát khu vực gần sân bay để pháo kích . Mấy ngàn quả đạn pháo và hoả tiễn đã được tập kết quanh khu vực gần sân bay với nỗi vất vả của bao nhiêu người mang vác từng trái đạn một vượt qua các trạm kiểm soát của địch an toàn .
Chuyện về Tám Hà như vầy, chú Tư nói : thời điểm đó là khoảng cuối tháng 4/1968. Khi đó tao đang ở căn cứ ở Phú Hoà Đông, ở trỏng gởi điện ra yêu cầu phải vào thành gấp để lấy bằng được lời khai của một cán bộ cao cấp vừa ra đầu hàng giặc. Đây là một cán bộ cỡ bự,phó chính uỷ một cánh quân phía bắc để chuẩn bị đánh đợt 2 tết Mậu thân. Sáng ấy, khi đi honda ôm về qua cầu Bình Triệu, tao đã tấp vô một tiệm cafe. Suy nghĩ : trước hết phải biết tên phản bội đã ra đầu hàng giặc là ai ? Ngó ra ngoài đường, thấy có cháu nhỏ bán báo rao : báo đây, báo mới đây ! Thượng tá Tám Hà đã rời hàng ngũ Việt cộng để trở về với chánh nghĩa quốc gia ! Tao kêu nó lại, mua 1 tờ báo . Ôi trời ơi,dưới hàng tít “thượng tá Tám Hà đã rời hàng ngũ Việt cộng để trở về với chánh nghĩa quốc gia” là tấm ảnh bự chảng, chụp tại tiểu khu Bình Dương : Tám Hà đứng giữa, Phạm Quốc Thuần-sư trưởng sư đoàn 5 nguỵ đứng một bên và bên kia là tướng 4 sao Westmoreland - tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ tại Việt nam . Tao nghĩ : cán bộ cỡ này mà ra đầu hàng thì sẽ gây khó khăn cho ta nhiều lắm đây ? Hắn kiểu gì chả nắm hết kế hoạch tác chiến, sự chuẩn bị của ta về quân số, đạn dược, lương thực,... thế nên phải có lời khai của nó để ta tìm cách đối phó hoặc phải thay đổi kế hoạch. Anh Sáu Trí-thủ trưởng phòng tình báo miền chỉ thị cho H-63 phải lấy bằng được bản cung của Tám Hà. Việc quá gấp, nhiệm vụ này phải giao ngay cho anh Ẩn thôi, chợt nghĩ như thế và tao lên taxi tới nhà anh Ẩn. Rất may, ổng vẫn chưa đi làm. Sau khi nghe tao nói , đốt xong điếu thuốc, xoa xoa cái trán rồi ổng bảo tao ra xe để ổng chở về phía Gia định. Ổng nói trên xe : tui nghĩ chỗ đầu mối thông tin này sẽ có, bởi tên tiểu khu trưởng Gia định có tham gia điều tra Tám Hà , nhất định phải lưu giữ một bản. Quả là phán đoán và suy luận của anh Ẩn không sai. Ổng móc tên trung sỹ giữ hồ sơ ra nói nhỏ với nó. Tụi tao ngồi trên xe ở lăng Ông Bà Chiểu đợi chừng 15 phút thì viên trung sỹ này đi ra đưa một sấp tài liệu và dặn : phải trả lại tôi trước 2 giờ chiều, cũng tại đây, đề phòng ngài trung tá tiểu khu trưởng dùng lại tài liệu, phát hiện thấy mất thì chết ! Tao xem đồng hồ, lúc này mới 10h sáng, dư sức trả đúng hẹn. Cầm tập tài liệu trên tay, không ngờ trong có hơn 1h đồng hồ từ khi nhận nhiệm vụ mà ông Ẩn đã hoàn thành xuất sắc. Tôi hỏi chú Tư : ủa, viên trung sỹ này là cơ sở cách mạng của ta hả chú, ông Ẩn giỏi ghê ? Phá lên cười, chú Tư nói : mầy đúng là amater quá đi ! Sao mầy lại nghĩ viên trung sỹ là cơ sở cách mạng ? Thế hoá ra ông Ẩn là tình báo cs à ? Ừ nhỉ, tôi đấm tay vào đầu mấy cái rồi nói : thì thế, cháu mà làm tình báo như chú Tư thì qua hai bữa sẽ bị tụi nó bắt ngay thôi . Chú có biết lai lịch viên trung sỹ này không ? Biết chớ sao không , mầy ! Để tao kể tiếp cho mầy nghe : trung sỹ này không phải cơ sở cách mạng gì hết. Ngày trước có tham gia kháng chiến, sau vi phạm gì đó bị kỷ luật nên nó bỏ hàng ngũ , ra làm cho giặc. Được tụi nguỵ cho đi sang Mỹ học nghiệp vụ về tình báo đâu 1 năm rồi về đây làm. Nó cung cấp tài liệu vì lòng kính trọng đối với ông Ẩn, vì nó thấy ổng là người có vai vế trong giới báo chí. Ông Ẩn rất tử tế với nó, thường cho nó tiền để tiêu xài, vợ nó đẻ, ổng cũng đến thăm và cho tiền rất hậu để uống thuốc. Hơn nữa, tài liệu ổng mượn, lần nào cũng trả đúng hẹn, đàng hoàng, nó có mất gì đâu, vả lại được ổng cho tiền đi nhậu ? Vì thế, nó rất sốt sắng trước mỗi đề nghị của ông Ẩn. Nó đôi khi bộc bạch với ông Ẩn rất mắc cười như thế này : tui đưa tài liệu cho anh là đưa cho người trong phe ta sử dụng tham khảo viết báo, chứ đâu có đưa tài liệu cho Việt cộng đâu mà phải suy nghĩ !?
Tụi tao rời đi,- chú Tư nói tiếp : bấy giờ ông Ẩn chở tao tới nhà cô Tám Thảo ở đường Gia long rồi dặn : 2 giờ thiếu 10’ tôi đến đây đón anh để đem trả tài liệu cho nó. Tao cũng dặn ông Ẩn : trong ngày hôm nay, anh đi tìm hiểu xung quanh vụ Tám Hà đầu hàng, đánh giá của Mỹ-nguỵ về việc đó, tối 9 giờ ta gặp nhau ở nhà hàng Givral trao đổi để sáng mai tôi viết báo cáo gửi về Phòng, việc gấp lắm ! Vô nhà cô Tám Thảo, chỉ có 2 đứa cháu ở nhà, tao dặn tụi nó : tụi con ở dưới nhà, ai hỏi thì nói nhà đi vắng hết, không mở cửa sắt và không tiếp ai hết, nghe chưa ? Hai cháu ngoan và biết việc tôi giao. Lên trên lầu, tới chỗ giấu 2 khẩu súng ngắn K-54, lấy ra lau lại chút rồi như thói quen, để bên cạnh cho chắc ăn. Nhấc mấy bành vải ra, lấy máy chụp và các phụ kiện cần có, chụp cái ào là xong tài liệu 5 bản đánh máy lời khai đó. Tao chụp 2 bản, phòng khi gửi đi lần thứ nhất bị thất lạc. Thấy câu chuyện kể của chú Tư về tên Tám Hà hấp dẫn quá, tôi nhanh nhảu cắt lời chú : thế chú Tư có biết lai lịch Tám Hà như thế nào không ? Nó khai nhiều không vậy ? Còn phải nói, chú Tư thủng thẳng : tao thu dọn máy chụp và cất 2 khẩu súng đi, bắt đầu chăm chú đọc bản cung của Tám Hà. Tên thật của hắn là Trần Văn Đắc, người Cần Thơ. Hắn tốt nghiệp trung học ở College Cần Thơ, học sinh rồi đi theo kháng chiến, chỉ làm việc ở các văn phòng trong rừng sâu. Về nhiệm vụ, hắn khai là trung tá chánh uỷ sư đoàn và phó Chánh uỷ mặt trận cánh Bắc Sài gòn ( sau này anh Năm Phòng cho tao biết cánh quân này do sư đoàn trưởng Nguyễn Thế Truyện chỉ huy, đóng sát vùng ven, sư đoàn trưởng bị bom hy sinh, tụi Mỹ phong toả gắt gao, lương thực thiếu ăn, trên đầu thì máy bay quần đảo, gian nan lắm , lớp thì hy sinh , không chịu nổi gian khổ nên hắn mới ra hàng giặc ?). Về tình hình của ta, coi như hắn nắm được gì thì khai ráo với giặc : từ quân số,sự bố trí, việc ăn ở, tinh thần cán bộ chiến sỹ trong sư đoàn cho đến đội hình các đơn vị tham gia mặt trận lần này. Hắn khai toàn những tin hết sức quan trọng như quyết tâm của bộ chỉ huy là ráo riết chuẩn bị để sớm mở một trận đánh nữa vào trung tâm Sài gòn. Lần này lực lượng tham gia sẽ đông hơn, có nhiều đơn vị bộ binh mới bổ sung từ ngoài Bắc vào. Đặc biệt lần này, trước khi mở màn trận đánh, quân giải phóng sẽ dùng pháo, hoả tiễn trên mấy ngàn trái bắn nát sân bay Tân Sơn Nhất để khống chế không quân Mỹ. Hiện đạn pháo và hoả tiễn đang chôn dấu trên các cánh đồng bưng Bình Mỹ, Bắc Hóc Môn,...
Tới trưa, cô Tám Thảo về nhà, chú Tư đã phổ biến ngay nhiệm vụ để cô ấy viết báo cáo tóm tắt nhận định của tình báo hải quân Mỹ về trận tết Mậu thân vừa qua để có cơ sở viết báo cáo gửi về Phòng tình báo. Trong các điệp viên của H-63 hoạt động tại Sg ngoài ông Ẩn và cô Tám Thảo còn có anh Tám, trong vai người quản lý khách sạn Embassy, nơi thường lui tới của các chính khách Mỹ mỗi khi tới Sài gòn. Chú Tư Cang đã gặp anh Tám ngay sau đó và chỉ thị có báo cáo về các nhận xét của tụi Mỹ mà ổng nắm được sau vụ tết Mậu thân. Ý thức được mọi việc rất khẩn trương và Phòng tình báo miền đang rất chờ bản cung của Tám Hà và báo cáo nhận định của Cụm trưởng để có thể đề xuất có đánh tiếp đợt 2 hay không , chú Tư Cang đã có một ngày làm việc vô cùng căng thẳng để lắng nghe và phân tích các ý kiến của cả 3 điệp viên cụm H-63 , rồi nhanh chóng viết báo cáo “gửi khẩn cấp” về Phòng : buổi sáng cùng ông Ẩn đi lấy bản cung của Tám Hà và sao chụp, chiều về thì nắm tài liệu bên cô Tám Thảo, tối lúc 21h hẹn ông Ẩn để lấy thông tin tại nhà hàng Givral, đêm không ngủ mà thức gần như trắng đêm để phân tích thông tin nhận được , sáng hôm sau lúc 6h45 gặp anh Tám ở nhà hàng Victory để nắm nốt thông tin. Tôi hỏi chú Tư : trước thông tin đợt 2 bị lộ do Tám Hà khai như thế thì đáng lẽ chúng ta phải dừng việc tiến công lại, không bị hy sinh nhiều như thế trong đợt 2 chứ ? Vậy báo cáo của chú có đề xuất theo hướng đó không ? Cầm ly nước trong tay, xoay xoay mấy vòng, chú Tư bảo : việc mở đợt 2 tiếp tục như dự tính là do lãnh đạo của trung ương Cục và bộ chỉ huy miền cân nhắc và quyết định. Nhiệm vụ của tình báo là thông tin chính xác tình hình và có nhận định về chiến lược và ý đồ của Mỹ để các cấp chỉ huy ra quyết định. Tao biết, mấy ảnh ở trỏng đang ngóng thông tin của H-63 từng giờ. Phải nói, anh Ẩn đã thông tin rất kịp thời và những thông tin mà ổng cung cấp cho tao tối đó ở nhà hàng Givral vô cùng giá trị về mặt chiến lược cũng như về mặt chiến thuật để đánh bại ý chí xâm lược của người Mỹ. Thông tin mà anh Ẩn đưa với nội dung thế này : qua tổng hợp thông tin của tình báo Mỹ với người phụ trách khu vực Đông Nam Á và thông tin khai thác được của đại tá Lân ở bộ tổng tham mưu nguỵ ( nguồn tin rất quan trọng của ông Ẩn ), tụi Lầu năm góc chỉ thị cho Westmoreland là phải đẩy xa Việt cộng ra khỏi các trung tâm thành phố, lập hàng phòng thủ chặt chẽ để không xảy ra thêm một trận tết Mậu thân nữa, nếu xảy ra nữa thì dân chúng Mỹ sẽ phản ứng dữ dội và người Mỹ phải cuốn gói khỏi Việt nam. Ngày 31/3, tổng thống Giôn-xơn đã có phát biểu không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới, nội bộ bên Mỹ trong lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc trong việc tiếp tục can thiệp chiến tranh ở Việt nam. Đầu tháng 4, Giôn -xơn có chỉ thị mật cho Sullivan ( đại sứ Mỹ tại Lào ) tìm cách tiếp xúc bí mật với Bắc Việt để tìm cơ hội đàm phán ? Còn bên bộ tổng tham mưu của Nguỵ thì nhận định, phải bằng mọi cách ngăn cản không để Việt cộng tiếp tục đánh vào các đô thị lớn nữa, nếu tiếp tục xảy ra thì sẽ mất hết uy tín với quan thầy Mỹ ? Do vậy, tụi nó đã củng cố vòng trong, vòng ngoài để ngăn cản một đợt tấn công nữa của Việt cộng. Sự kiện Tám Hà ra chiêu hồ khai báo hết là Việt cộng sẽ tổ chức đánh một trận đợt 2 nữa làm tụi nó rất sợ ? Tụi nó tăng cường tuyên truyền công khai trên các phương tiện đại chúng,rằng Việt cộng sẽ tổ chức đánh đợt 2 khốc liệt với sự chi viện của Bắc Việt, lời khai nơi tập kết quân, đạn dược, lương thực,... tạo không khí hoang mang lo sợ trong dân chúng cốt để cho chúng ta thấy là kế hoạch của các ông đã bị lộ hết rồi , đánh đấm cái gì nữa ? Nhưng bên trong lo sợ lắm nên tăng cường phong thủ tối đa. Hơn nữa, tụi Mỹ cũng nhận định, do thiệt hại ở đợt 1, giờ Việt cộng không thể đủ sức để tổ chức đợt 2 ? Rồi ông Ẩn kết luận : đã đánh thì phải đánh cho sập ý chí của tụi Mỹ. Cũng như trên võ đài, đối thủ đã ăn một cú đấm thoi sơn, giờ bồi cho cú nữa thì nó mới sợ mà thua ? Nhưng giờ kế hoạch lộ hết thế này thì làm sao mà đánh đây ? Đánh vô là hy sinh hết, không còn yếu tố bất ngờ nữa ? Tai hại với sự chiêu hồi của Tám Hà ! Những nhận định và thông tin từ anh Tám và cô Tám Thảo cũng cho thấy tụi nó rất sợ nếu Việt cộng tổ chức đánh một trận nữa. Chú Tư kể tiếp : chín giờ sáng hôm sau, tao ngồi trong căn phòng tại cư xá Việt nam thương tín ( Thị Nghè ), bắt đầu viết báo cáo tổng hợp gửi về Phòng cho anh Sáu Trí, kèm theo cuộn phim chụp bản gốc bản cung của Tám Hà. Bản báo cáo tóm tắt tất cả những gì mà 3 điệp viên của H-63 đã cung cấp để lãnh đạo nắm được thông tin. Khi ấy, ở trỏng đang giằng co quyết liệt giữa các lãnh đạo nên đánh tiếp đợt 2 hay dừng lại ? Bởi vậy, báo cáo của Cụm trưởng H-63 từ thành gửi về và bản gốc bản cung của Tám Hà là một tài liệu vô cùng quan trọng cho lãnh đạo . Tôi say sưa nghe chú Tư kể, chợt tôi hỏi xen vào : thế chú Tư có viết ý kiến đề xuất của chú cụ thể về đánh tiếp đợt 2 không ? Có chứ mầy. Tao nhớ là tao đề xuất cụ thể với lãnh đạo vầy : trước thông tin tình báo cung cấp, các anh cân nhắc, nếu các anh chưa chuẩn bị tốt cho đợt 2 thì nên dừng vì như thế hy sinh sẽ rất lớn. Nhưng còn nếu chúng ta đã chuẩn bị tốt, sẵn sàng cho việc mở đợt 2, chấp nhận sự hy sinh thì cứ quyết tâm làm tới để đánh quỵ ý chí xâm lược của người Mỹ !
Tôi nhìn vào mắt người tình báo già, không biết ông đang nghĩ gì nữa, nhưng đôi mắt ấy đượm buồn. Chờ lát cho cảm xúc tạm lắng, chú Tư nói : nhớ lại những sự kiện hơn nửa thế kỷ rồi trong tết Mậu thân năm nào, khi tao trao tài liệu ấy cho cô Tám Kiên, vẫn nhớ như in lời dặn dò, “em đi ngay về Trảng Bàng, vào Gia lộc đến trạm A.20 giao tài liệu cho vợ Bảy Phẩm là giao thông của A.20 và nói với cô ta đi ngay vào rừng Bời Lời đưa trực tiếp cho anh Bảy Vĩnh-cụm trưởng A.20 và nhờ anh ấy cho đi hoả tốc luôn đêm nay về Phòng “. Khi cô Tám Kiên đi rồi, tao nhẩm tính : bây giờ là 10h30’ , trễ lắm thì cô ta đến Gia Lộc lúc 13h30’. Đến rừng Bời Lời chỗ anh Bảy Vĩnh tầm 15h. Từ đây , anh em sẽ dùng xe đạp đi hoả tốc trong đêm và chậm nhất thì 4h sáng sẽ về tới Phòng tình báo miền. Sáng sớm mai, anh Sáu Trí sẽ cầm được tài liệu nguyên bản và báo cáo của Cụm trưởng H-63 để báo cáo cho cấp trên. Trải qua hơn một ngày căng thẳng, giờ thì nhiệm vụ cấp trên giao đã hoàn thành, công đầu phải thuộc về anh Ẩn, xứng đáng đề nghị khen thưởng cho ổng huân chương chiến công ! Đêm xuống, nghe rõ tiếng máy bay B-52 ném bom rất gần, thôi đúng rồi, bản cung khai của Tám Hà đây . Những nơi mà Tám Hà khai ra chúng ta chôn giấu đạn pháo và hoả tiễn H-12 , gạo thóc và đạn dược dự trữ cho cuộc tấn công ở vùng Bắc Hóc Môn, bưng Bình Mỹ,...đều bị bom B-52 nhấn chìm và nổ tung trong sình lầy. Không có quả đạn nào còn sót để tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, thiệt hại vô cùng to lớn . Giờ thế này, liệu đợt 2 có được mở ra hay không ? Giờ thì các đồng chí lãnh đạo trong trung ương Cục, trong bộ chỉ huy miền đang trăn trở xem xét nên hạ quyết tâm như thế nào cho đúng ? Những ngày sau đó, trong chuyến thư liên lạc thường lệ mà chị Ba nhận được từ cô Hai Ánh đem về cho tôi, anh Sáu Trí chỉ viết ngắn : đã nhận được thư và tài liệu của anh. Rất tốt và kịp thời, Phòng biểu dương tinh thần làm việc của cụm H-63 nói chung. Anh ở lại thành theo dõi sát tình hình, liên tục báo cáo về ! Khi đọc những dòng này của anh Sáu Trí, tao đã mường tượng là đề xuất của H-63 đã phù hợp với quyết tâm ở trên, gặp ông Ẩn sau ấy, tao nói : rồi, sẽ đánh đợt 2 ! Chúng ta bám sát tình hình !
Khuya 4 rạng sáng 5/5/1968, đợt 2 đã vang tiếng súng tấn công vào Sài gòn. Bi thương và oai hùng, chúng ta đã đánh cầm cự trong thời gian dài mấy tháng và ngày 7/8, lực lượng của chúng ta rút ra hết, coi như chấm dứt đợt 2. Hy sinh nhiều lắm, không còn yếu tố bất ngờ, tiếp tế cũng không vào được, bi hùng của đợt 2 tết Mậu thân là vậy. Lại kể về sự phản bội nữa, tại khu vực Gò vấp trong tháng 6 khi chúng ta rút ra, có một cán bộ cấp trung đoàn của ta ra đầu hàng giặc. Tên thằng này là Xướng. Tụi chiêu hồi cho nó lên trực thăng bay vòng vòng khu vực Gò vấp, Hàng xanh, Thị nghè,... phát loa kêu gọi Việt cộng đầu hàng ? Tệ hại hơn, vì nó là người chỉ huy nên đã dẫn giặc tới những nơi ta cất giấu thương binh nặng nhờ cơ sở chăm sóc để bắt hết các chiến sỹ bị thương đưa lên xe ô tô và đưa đi diễu và làm nhục khắp các phố phường của Sài gòn, thương tâm lắm . Cũng trong đợt tết Mậu thân ấy, cậu em ruột của chú Tư Cang tên Trần Văn Dẻo là du kích trong thanh niên của tỉnh Bà rịa cũng bị một thằng phản bội khai ra hầm trú ẩn của lãnh đạo huyện và bị tụi nó bắn chết.
Tôi có hỏi chú Tư Cang, sau này chú có nghe thằng Tám Hà nó làm gì không ? Ờ, có nghe ông Ẩn nói nó về trung tâm chiêu hồi Bạch Đằng bên Gò vấp huấn giảng cho các tên chiêu hồi để chỉ điểm, đánh phá chúng ta. Rồi cũng không ai biết nó ở đâu nữa, có thể nó đã di tản theo lũ tàn quân nguỵ sang Mỹ, nhưng chắc nó chết không nhắm mắt được bởi hành động phản bội đầu hàng giặc của nó đã gây ra bao hy sinh cho chiến sỹ chúng ta trong đợt 2 tấn công tết Mậu thân 1968 !/.

Chu Tư Cang
CF300EDD-EC01-4E75-9A62-E15337A27824.jpeg


Chú Tư Cang kể về sự hy sinh của người em trai Trần Văn Dẻo tại Bà rịa trong tết Mậu thân.
E664D35D-CC12-4378-A218-BD6D841EFE8E.jpeg


Mộ của liệt sỹ Trần Văn Dẻo ( em ruột chú Tư Cang ) tại nghĩa trang liệt sỹ Bà rịa-Vũng tàu.
D833DCD2-36C4-4F94-9AC5-BCA6D8E4A0C8.jpeg


Tám Hà-kẻ phản bội trong tết Mậu thân 1968
CA0D158A-9152-47A5-8BC9-67E7353815FA.jpeg


Bà Hồng Quân tham gia đợt 2 tết Mậu thân, bị thương và đã tự chặt bỏ khúc tay gãy để chiến đấu tới viên đạn cuối cùng rồi bị địch bắt và đày ra Côn đảo , được trao trả sau hiệp định Paris 1973. Bà được phong tặng AHLLVTND.
7981A10D-0AD3-4E75-95BA-732528DF49D0.jpeg


Tiểu đội biệt động mang tên Lê Thị Riêng tham gia đợt 2 tết Mậu thân 1968 và họ hy sinh gần hết. Một số bị địch bắt và bị đày đi Côn đảo.
5A024EF1-1DCD-433F-B380-18D64B9567F0.jpeg
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,889
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhìn lại các quyết định của lịch sử phải đặt vào bối cảnh lúc đó, các cụ không nên phán xét nếu chưa đầy đủ thông tin.
Còn em quan tâm số phận tên Tám Hà sau này như thế nào?
 

pham minh

Xe container
Biển số
OF-84932
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,893
Động cơ
447,075 Mã lực
Nơi ở
690 lạc long quân
Em mới đọc được, chia sẻ với các cụ vì xúc động quá. Cụ nào đọc rồi bỏ quá cho em.
—————
nguồn: fb Chanh Nguyen.
nguyên văn:
——————
NGHE CHÚ TƯ CANG KỂ VỀ KẺ PHẢN BỘI TÁM HÀ TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 .

Có lẽ trong ký ức của người tình báo già Tư Cang , trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968 đã để lại trong ông những kỷ niệm sâu sắc không thể quên trong đời binh nghiệp thầm lặng của mình. Ngậm ngùi, ông nói với tôi : sau 50 năm nhìn lại, trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968, dù ta chịu hy sinh rất nhiều và có những ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng chúng ta đã đánh quỵ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ , buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt nam. Đã có hơn 45.000 chiến sỹ đã ngã xuống sau 3 đợt tấn công tết Mậu thân trên toàn miền và gần trăm ngàn người bị thương. Thiệt hại của chúng ta là rất lớn so với tương quan lực lượng hùng mạnh khi ấy của hơn nửa triệu lính Mỹ và chư hầu , cộng với mấy trăm ngàn quân VNCH. Ác liệt nhất vẫn là các trận đánh của ta vào Sài gòn. Đặc công biệt động thành bên anh Tư Chu ( AHLLVTND Nguyễn Đức Hùng,- chỉ huy lực lượng biệt động thành ) bị mất tới 80% lực lượng. Có gần 90 tay súng chủ lực thì lớp hy sinh, lớp bị bắt , gần như bị xoá sổ , thậm chí trong đợt 2 không có lực lượng để tham gia. Đau thương lắm, trong đợt 2 không có biệt động thành tham gia như đợt 1, các mũi chọc sâu của ta vào được thành phố thì không biết đường, quần chúng chưa thể đồng loạt đứng lên hỗ trợ nên ta hy sinh nhiều lắm và phải rút ra . Hồi đó , chỉ có tiểu đoàn biệt động nữ mang tên Lê Thị Riêng là tham gia chiến đấu ở khu vực quận 1, quận 4 , nhưng không để lại dấu ấn nào đậm nét.
Chuyện kể của chú Tư Cang về những ngày tháng khói lửa của chiến tranh chống Mỹ không chỉ có những sự hy sinh dũng cảm của đồng đội mình, chú còn kể cho tôi nghe cả những hành động đê hèn, đầu hàng giặc ra chiêu hồi của nhiều chiến sỹ ta , gây thiệt hại về xương máu rất lớn cho cách mạng.
Nhiều bạn của tôi cũng muốn được nghe câu chuyện về tên thượng tá Tám Hà phản bội, hắn đã ra chiêu hồi ngay trước khi chúng ta mở đợt 2 trận tết Mậu thân 1968. Tôi đã hỏi chú Tư : chú Tư kể con nghe vụ thượng tá Tám Hà ra chiêu hồi cái ? Sao hắn lại làm thế , quá hèn nhát ? Khi ấy kế hoạch của ta bị lộ hết rồi, sao chúng ta vẫn cứ tiếp tục tấn công đợt 2 , hy sinh quá nhiều vậy ? Im lặng một hồi lâu, như là để lục lại trong trí nhớ những tư liệu đã ghi trong đầu, chú nói : cuộc tổng tiến công xuân Mậu thân 1968 mãi mãi đi vào lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Không có chiến thắng nào mà không có hy sinh , mất mát . Chiến tranh tàn khốc là thế , phải chấp nhận hy sinh , và cả hy sinh do những kẻ phản bội và chiêu hồi ! Chúng ta hôm nay đã có tổng kết và đánh giá rất đúng đắn về ý nghĩa của cuộc tổng tiến công này. Có thể xem, đó là bước ngoặt của cuộc chiến để buộc người Mỹ hiểu ra một điều : không thể chiến thắng chúng ta bằng quân sự trên chiến trường và người Mỹ phải tìm cách rút ra trong danh dự. Theo kế hoạch dự tính, sau đợt 1 tấn công chưa hiệu quả thì chúng ta sẽ củng cố lại lực lượng để đánh bồi tiếp cho tụi nó một đòn nữa. Không khí chuẩn bị cũng nô nức lắm. Rút kinh nghiệm trong đợt 1 đánh vào Sài gòn, chúng ta phải khống chế sân bay Tân Sơn Nhất để tụi nó không thể cho máy bay cất cánh bắn phá chúng ta từ trên cao. Vì vậy , ta phải tập kết đạn pháo và hoả tiễn xuống áp sát khu vực gần sân bay để pháo kích . Mấy ngàn quả đạn pháo và hoả tiễn đã được tập kết quanh khu vực gần sân bay với nỗi vất vả của bao nhiêu người mang vác từng trái đạn một vượt qua các trạm kiểm soát của địch an toàn .
Chuyện về Tám Hà như vầy, chú Tư nói : thời điểm đó là khoảng cuối tháng 4/1968. Khi đó tao đang ở căn cứ ở Phú Hoà Đông, ở trỏng gởi điện ra yêu cầu phải vào thành gấp để lấy bằng được lời khai của một cán bộ cao cấp vừa ra đầu hàng giặc. Đây là một cán bộ cỡ bự,phó chính uỷ một cánh quân phía bắc để chuẩn bị đánh đợt 2 tết Mậu thân. Sáng ấy, khi đi honda ôm về qua cầu Bình Triệu, tao đã tấp vô một tiệm cafe. Suy nghĩ : trước hết phải biết tên phản bội đã ra đầu hàng giặc là ai ? Ngó ra ngoài đường, thấy có cháu nhỏ bán báo rao : báo đây, báo mới đây ! Thượng tá Tám Hà đã rời hàng ngũ Việt cộng để trở về với chánh nghĩa quốc gia ! Tao kêu nó lại, mua 1 tờ báo . Ôi trời ơi,dưới hàng tít “thượng tá Tám Hà đã rời hàng ngũ Việt cộng để trở về với chánh nghĩa quốc gia” là tấm ảnh bự chảng, chụp tại tiểu khu Bình Dương : Tám Hà đứng giữa, Phạm Quốc Thuần-sư trưởng sư đoàn 5 nguỵ đứng một bên và bên kia là tướng 4 sao Westmoreland - tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ tại Việt nam . Tao nghĩ : cán bộ cỡ này mà ra đầu hàng thì sẽ gây khó khăn cho ta nhiều lắm đây ? Hắn kiểu gì chả nắm hết kế hoạch tác chiến, sự chuẩn bị của ta về quân số, đạn dược, lương thực,... thế nên phải có lời khai của nó để ta tìm cách đối phó hoặc phải thay đổi kế hoạch. Anh Sáu Trí-thủ trưởng phòng tình báo miền chỉ thị cho H-63 phải lấy bằng được bản cung của Tám Hà. Việc quá gấp, nhiệm vụ này phải giao ngay cho anh Ẩn thôi, chợt nghĩ như thế và tao lên taxi tới nhà anh Ẩn. Rất may, ổng vẫn chưa đi làm. Sau khi nghe tao nói , đốt xong điếu thuốc, xoa xoa cái trán rồi ổng bảo tao ra xe để ổng chở về phía Gia định. Ổng nói trên xe : tui nghĩ chỗ đầu mối thông tin này sẽ có, bởi tên tiểu khu trưởng Gia định có tham gia điều tra Tám Hà , nhất định phải lưu giữ một bản. Quả là phán đoán và suy luận của anh Ẩn không sai. Ổng móc tên trung sỹ giữ hồ sơ ra nói nhỏ với nó. Tụi tao ngồi trên xe ở lăng Ông Bà Chiểu đợi chừng 15 phút thì viên trung sỹ này đi ra đưa một sấp tài liệu và dặn : phải trả lại tôi trước 2 giờ chiều, cũng tại đây, đề phòng ngài trung tá tiểu khu trưởng dùng lại tài liệu, phát hiện thấy mất thì chết ! Tao xem đồng hồ, lúc này mới 10h sáng, dư sức trả đúng hẹn. Cầm tập tài liệu trên tay, không ngờ trong có hơn 1h đồng hồ từ khi nhận nhiệm vụ mà ông Ẩn đã hoàn thành xuất sắc. Tôi hỏi chú Tư : ủa, viên trung sỹ này là cơ sở cách mạng của ta hả chú, ông Ẩn giỏi ghê ? Phá lên cười, chú Tư nói : mầy đúng là amater quá đi ! Sao mầy lại nghĩ viên trung sỹ là cơ sở cách mạng ? Thế hoá ra ông Ẩn là tình báo cộng sản à ? Ừ nhỉ, tôi đấm tay vào đầu mấy cái rồi nói : thì thế, cháu mà làm tình báo như chú Tư thì qua hai bữa sẽ bị tụi nó bắt ngay thôi . Chú có biết lai lịch viên trung sỹ này không ? Biết chớ sao không , mầy ! Để tao kể tiếp cho mầy nghe : trung sỹ này không phải cơ sở cách mạng gì hết. Ngày trước có tham gia kháng chiến, sau vi phạm gì đó bị kỷ luật nên nó bỏ hàng ngũ , ra làm cho giặc. Được tụi nguỵ cho đi sang Mỹ học nghiệp vụ về tình báo đâu 1 năm rồi về đây làm. Nó cung cấp tài liệu vì lòng kính trọng đối với ông Ẩn, vì nó thấy ổng là người có vai vế trong giới báo chí. Ông Ẩn rất tử tế với nó, thường cho nó tiền để tiêu xài, vợ nó đẻ, ổng cũng đến thăm và cho tiền rất hậu để uống thuốc. Hơn nữa, tài liệu ổng mượn, lần nào cũng trả đúng hẹn, đàng hoàng, nó có mất gì đâu, vả lại được ổng cho tiền đi nhậu ? Vì thế, nó rất sốt sắng trước mỗi đề nghị của ông Ẩn. Nó đôi khi bộc bạch với ông Ẩn rất mắc cười như thế này : tui đưa tài liệu cho anh là đưa cho người trong phe ta sử dụng tham khảo viết báo, chứ đâu có đưa tài liệu cho Việt cộng đâu mà phải suy nghĩ !?
Tụi tao rời đi,- chú Tư nói tiếp : bấy giờ ông Ẩn chở tao tới nhà cô Tám Thảo ở đường Gia long rồi dặn : 2 giờ thiếu 10’ tôi đến đây đón anh để đem trả tài liệu cho nó. Tao cũng dặn ông Ẩn : trong ngày hôm nay, anh đi tìm hiểu xung quanh vụ Tám Hà đầu hàng, đánh giá của Mỹ-nguỵ về việc đó, tối 9 giờ ta gặp nhau ở nhà hàng Givral trao đổi để sáng mai tôi viết báo cáo gửi về Phòng, việc gấp lắm ! Vô nhà cô Tám Thảo, chỉ có 2 đứa cháu ở nhà, tao dặn tụi nó : tụi con ở dưới nhà, ai hỏi thì nói nhà đi vắng hết, không mở cửa sắt và không tiếp ai hết, nghe chưa ? Hai cháu ngoan và biết việc tôi giao. Lên trên lầu, tới chỗ giấu 2 khẩu súng ngắn K-54, lấy ra lau lại chút rồi như thói quen, để bên cạnh cho chắc ăn. Nhấc mấy bành vải ra, lấy máy chụp và các phụ kiện cần có, chụp cái ào là xong tài liệu 5 bản đánh máy lời khai đó. Tao chụp 2 bản, phòng khi gửi đi lần thứ nhất bị thất lạc. Thấy câu chuyện kể của chú Tư về tên Tám Hà hấp dẫn quá, tôi nhanh nhảu cắt lời chú : thế chú Tư có biết lai lịch Tám Hà như thế nào không ? Nó khai nhiều không vậy ? Còn phải nói, chú Tư thủng thẳng : tao thu dọn máy chụp và cất 2 khẩu súng đi, bắt đầu chăm chú đọc bản cung của Tám Hà. Tên thật của hắn là Trần Văn Đắc, người Cần Thơ. Hắn tốt nghiệp trung học ở College Cần Thơ, học sinh rồi đi theo kháng chiến, chỉ làm việc ở các văn phòng trong rừng sâu. Về nhiệm vụ, hắn khai là trung tá chánh uỷ sư đoàn và phó Chánh uỷ mặt trận cánh Bắc Sài gòn ( sau này anh Năm Phòng cho tao biết cánh quân này do sư đoàn trưởng Nguyễn Thế Truyện chỉ huy, đóng sát vùng ven, sư đoàn trưởng bị bom hy sinh, tụi Mỹ phong toả gắt gao, lương thực thiếu ăn, trên đầu thì máy bay quần đảo, gian nan lắm , lớp thì hy sinh , không chịu nổi gian khổ nên hắn mới ra hàng giặc ?). Về tình hình của ta, coi như hắn nắm được gì thì khai ráo với giặc : từ quân số,sự bố trí, việc ăn ở, tinh thần cán bộ chiến sỹ trong sư đoàn cho đến đội hình các đơn vị tham gia mặt trận lần này. Hắn khai toàn những tin hết sức quan trọng như quyết tâm của bộ chỉ huy là ráo riết chuẩn bị để sớm mở một trận đánh nữa vào trung tâm Sài gòn. Lần này lực lượng tham gia sẽ đông hơn, có nhiều đơn vị bộ binh mới bổ sung từ ngoài Bắc vào. Đặc biệt lần này, trước khi mở màn trận đánh, quân giải phóng sẽ dùng pháo, hoả tiễn trên mấy ngàn trái bắn nát sân bay Tân Sơn Nhất để khống chế không quân Mỹ. Hiện đạn pháo và hoả tiễn đang chôn dấu trên các cánh đồng bưng Bình Mỹ, Bắc Hóc Môn,...
Tới trưa, cô Tám Thảo về nhà, chú Tư đã phổ biến ngay nhiệm vụ để cô ấy viết báo cáo tóm tắt nhận định của tình báo hải quân Mỹ về trận tết Mậu thân vừa qua để có cơ sở viết báo cáo gửi về Phòng tình báo. Trong các điệp viên của H-63 hoạt động tại Sg ngoài ông Ẩn và cô Tám Thảo còn có anh Tám, trong vai người quản lý khách sạn Embassy, nơi thường lui tới của các chính khách Mỹ mỗi khi tới Sài gòn. Chú Tư Cang đã gặp anh Tám ngay sau đó và chỉ thị có báo cáo về các nhận xét của tụi Mỹ mà ổng nắm được sau vụ tết Mậu thân. Ý thức được mọi việc rất khẩn trương và Phòng tình báo miền đang rất chờ bản cung của Tám Hà và báo cáo nhận định của Cụm trưởng để có thể đề xuất có đánh tiếp đợt 2 hay không , chú Tư Cang đã có một ngày làm việc vô cùng căng thẳng để lắng nghe và phân tích các ý kiến của cả 3 điệp viên cụm H-63 , rồi nhanh chóng viết báo cáo “gửi khẩn cấp” về Phòng : buổi sáng cùng ông Ẩn đi lấy bản cung của Tám Hà và sao chụp, chiều về thì nắm tài liệu bên cô Tám Thảo, tối lúc 21h hẹn ông Ẩn để lấy thông tin tại nhà hàng Givral, đêm không ngủ mà thức gần như trắng đêm để phân tích thông tin nhận được , sáng hôm sau lúc 6h45 gặp anh Tám ở nhà hàng Victory để nắm nốt thông tin. Tôi hỏi chú Tư : trước thông tin đợt 2 bị lộ do Tám Hà khai như thế thì đáng lẽ chúng ta phải dừng việc tiến công lại, không bị hy sinh nhiều như thế trong đợt 2 chứ ? Vậy báo cáo của chú có đề xuất theo hướng đó không ? Cầm ly nước trong tay, xoay xoay mấy vòng, chú Tư bảo : việc mở đợt 2 tiếp tục như dự tính là do lãnh đạo của trung ương Cục và bộ chỉ huy miền cân nhắc và quyết định. Nhiệm vụ của tình báo là thông tin chính xác tình hình và có nhận định về chiến lược và ý đồ của Mỹ để các cấp chỉ huy ra quyết định. Tao biết, mấy ảnh ở trỏng đang ngóng thông tin của H-63 từng giờ. Phải nói, anh Ẩn đã thông tin rất kịp thời và những thông tin mà ổng cung cấp cho tao tối đó ở nhà hàng Givral vô cùng giá trị về mặt chiến lược cũng như về mặt chiến thuật để đánh bại ý chí xâm lược của người Mỹ. Thông tin mà anh Ẩn đưa với nội dung thế này : qua tổng hợp thông tin của tình báo Mỹ với người phụ trách khu vực Đông Nam Á và thông tin khai thác được của đại tá Lân ở bộ tổng tham mưu nguỵ ( nguồn tin rất quan trọng của ông Ẩn ), tụi Lầu năm góc chỉ thị cho Westmoreland là phải đẩy xa Việt cộng ra khỏi các trung tâm thành phố, lập hàng phòng thủ chặt chẽ để không xảy ra thêm một trận tết Mậu thân nữa, nếu xảy ra nữa thì dân chúng Mỹ sẽ phản ứng dữ dội và người Mỹ phải cuốn gói khỏi Việt nam. Ngày 31/3, tổng thống Giôn-xơn đã có phát biểu không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới, nội bộ bên Mỹ trong lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc trong việc tiếp tục can thiệp chiến tranh ở Việt nam. Đầu tháng 4, Giôn -xơn có chỉ thị mật cho Sullivan ( đại sứ Mỹ tại Lào ) tìm cách tiếp xúc bí mật với Bắc Việt để tìm cơ hội đàm phán ? Còn bên bộ tổng tham mưu của Nguỵ thì nhận định, phải bằng mọi cách ngăn cản không để Việt cộng tiếp tục đánh vào các đô thị lớn nữa, nếu tiếp tục xảy ra thì sẽ mất hết uy tín với quan thầy Mỹ ? Do vậy, tụi nó đã củng cố vòng trong, vòng ngoài để ngăn cản một đợt tấn công nữa của Việt cộng. Sự kiện Tám Hà ra chiêu hồ khai báo hết là Việt cộng sẽ tổ chức đánh một trận đợt 2 nữa làm tụi nó rất sợ ? Tụi nó tăng cường tuyên truyền công khai trên các phương tiện đại chúng,rằng Việt cộng sẽ tổ chức đánh đợt 2 khốc liệt với sự chi viện của Bắc Việt, lời khai nơi tập kết quân, đạn dược, lương thực,... tạo không khí hoang mang lo sợ trong dân chúng cốt để cho chúng ta thấy là kế hoạch của các ông đã bị lộ hết rồi , đánh đấm cái gì nữa ? Nhưng bên trong lo sợ lắm nên tăng cường phong thủ tối đa. Hơn nữa, tụi Mỹ cũng nhận định, do thiệt hại ở đợt 1, giờ Việt cộng không thể đủ sức để tổ chức đợt 2 ? Rồi ông Ẩn kết luận : đã đánh thì phải đánh cho sập ý chí của tụi Mỹ. Cũng như trên võ đài, đối thủ đã ăn một cú đấm thoi sơn, giờ bồi cho cú nữa thì nó mới sợ mà thua ? Nhưng giờ kế hoạch lộ hết thế này thì làm sao mà đánh đây ? Đánh vô là hy sinh hết, không còn yếu tố bất ngờ nữa ? Tai hại với sự chiêu hồi của Tám Hà ! Những nhận định và thông tin từ anh Tám và cô Tám Thảo cũng cho thấy tụi nó rất sợ nếu Việt cộng tổ chức đánh một trận nữa. Chú Tư kể tiếp : chín giờ sáng hôm sau, tao ngồi trong căn phòng tại cư xá Việt nam thương tín ( Thị Nghè ), bắt đầu viết báo cáo tổng hợp gửi về Phòng cho anh Sáu Trí, kèm theo cuộn phim chụp bản gốc bản cung của Tám Hà. Bản báo cáo tóm tắt tất cả những gì mà 3 điệp viên của H-63 đã cung cấp để lãnh đạo nắm được thông tin. Khi ấy, ở trỏng đang giằng co quyết liệt giữa các lãnh đạo nên đánh tiếp đợt 2 hay dừng lại ? Bởi vậy, báo cáo của Cụm trưởng H-63 từ thành gửi về và bản gốc bản cung của Tám Hà là một tài liệu vô cùng quan trọng cho lãnh đạo . Tôi say sưa nghe chú Tư kể, chợt tôi hỏi xen vào : thế chú Tư có viết ý kiến đề xuất của chú cụ thể về đánh tiếp đợt 2 không ? Có chứ mầy. Tao nhớ là tao đề xuất cụ thể với lãnh đạo vầy : trước thông tin tình báo cung cấp, các anh cân nhắc, nếu các anh chưa chuẩn bị tốt cho đợt 2 thì nên dừng vì như thế hy sinh sẽ rất lớn. Nhưng còn nếu chúng ta đã chuẩn bị tốt, sẵn sàng cho việc mở đợt 2, chấp nhận sự hy sinh thì cứ quyết tâm làm tới để đánh quỵ ý chí xâm lược của người Mỹ !
Tôi nhìn vào mắt người tình báo già, không biết ông đang nghĩ gì nữa, nhưng đôi mắt ấy đượm buồn. Chờ lát cho cảm xúc tạm lắng, chú Tư nói : nhớ lại những sự kiện hơn nửa thế kỷ rồi trong tết Mậu thân năm nào, khi tao trao tài liệu ấy cho cô Tám Kiên, vẫn nhớ như in lời dặn dò, “em đi ngay về Trảng Bàng, vào Gia lộc đến trạm A.20 giao tài liệu cho vợ Bảy Phẩm là giao thông của A.20 và nói với cô ta đi ngay vào rừng Bời Lời đưa trực tiếp cho anh Bảy Vĩnh-cụm trưởng A.20 và nhờ anh ấy cho đi hoả tốc luôn đêm nay về Phòng “. Khi cô Tám Kiên đi rồi, tao nhẩm tính : bây giờ là 10h30’ , trễ lắm thì cô ta đến Gia Lộc lúc 13h30’. Đến rừng Bời Lời chỗ anh Bảy Vĩnh tầm 15h. Từ đây , anh em sẽ dùng xe đạp đi hoả tốc trong đêm và chậm nhất thì 4h sáng sẽ về tới Phòng tình báo miền. Sáng sớm mai, anh Sáu Trí sẽ cầm được tài liệu nguyên bản và báo cáo của Cụm trưởng H-63 để báo cáo cho cấp trên. Trải qua hơn một ngày căng thẳng, giờ thì nhiệm vụ cấp trên giao đã hoàn thành, công đầu phải thuộc về anh Ẩn, xứng đáng đề nghị khen thưởng cho ổng huân chương chiến công ! Đêm xuống, nghe rõ tiếng máy bay B-52 ném bom rất gần, thôi đúng rồi, bản cung khai của Tám Hà đây . Những nơi mà Tám Hà khai ra chúng ta chôn giấu đạn pháo và hoả tiễn H-12 , gạo thóc và đạn dược dự trữ cho cuộc tấn công ở vùng Bắc Hóc Môn, bưng Bình Mỹ,...đều bị bom B-52 nhấn chìm và nổ tung trong sình lầy. Không có quả đạn nào còn sót để tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, thiệt hại vô cùng to lớn . Giờ thế này, liệu đợt 2 có được mở ra hay không ? Giờ thì các đồng chí lãnh đạo trong trung ương Cục, trong bộ chỉ huy miền đang trăn trở xem xét nên hạ quyết tâm như thế nào cho đúng ? Những ngày sau đó, trong chuyến thư liên lạc thường lệ mà chị Ba nhận được từ cô Hai Ánh đem về cho tôi, anh Sáu Trí chỉ viết ngắn : đã nhận được thư và tài liệu của anh. Rất tốt và kịp thời, Phòng biểu dương tinh thần làm việc của cụm H-63 nói chung. Anh ở lại thành theo dõi sát tình hình, liên tục báo cáo về ! Khi đọc những dòng này của anh Sáu Trí, tao đã mường tượng là đề xuất của H-63 đã phù hợp với quyết tâm ở trên, gặp ông Ẩn sau ấy, tao nói : rồi, sẽ đánh đợt 2 ! Chúng ta bám sát tình hình !
Khuya 4 rạng sáng 5/5/1968, đợt 2 đã vang tiếng súng tấn công vào Sài gòn. Bi thương và oai hùng, chúng ta đã đánh cầm cự trong thời gian dài mấy tháng và ngày 7/8, lực lượng của chúng ta rút ra hết, coi như chấm dứt đợt 2. Hy sinh nhiều lắm, không còn yếu tố bất ngờ, tiếp tế cũng không vào được, bi hùng của đợt 2 tết Mậu thân là vậy. Lại kể về sự phản bội nữa, tại khu vực Gò vấp trong tháng 6 khi chúng ta rút ra, có một cán bộ cấp trung đoàn của ta ra đầu hàng giặc. Tên thằng này là Xướng. Tụi chiêu hồi cho nó lên trực thăng bay vòng vòng khu vực Gò vấp, Hàng xanh, Thị nghè,... phát loa kêu gọi Việt cộng đầu hàng ? Tệ hại hơn, vì nó là người chỉ huy nên đã dẫn giặc tới những nơi ta cất giấu thương binh nặng nhờ cơ sở chăm sóc để bắt hết các chiến sỹ bị thương đưa lên xe ô tô và đưa đi diễu và làm nhục khắp các phố phường của Sài gòn, thương tâm lắm . Cũng trong đợt tết Mậu thân ấy, cậu em ruột của chú Tư Cang tên Trần Văn Dẻo là du kích trong thanh niên của tỉnh Bà rịa cũng bị một thằng phản bội khai ra hầm trú ẩn của lãnh đạo huyện và bị tụi nó bắn chết.
Tôi có hỏi chú Tư Cang, sau này chú có nghe thằng Tám Hà nó làm gì không ? Ờ, có nghe ông Ẩn nói nó về trung tâm chiêu hồi Bạch Đằng bên Gò vấp huấn giảng cho các tên chiêu hồi để chỉ điểm, đánh phá chúng ta. Rồi cũng không ai biết nó ở đâu nữa, có thể nó đã di tản theo lũ tàn quân nguỵ sang Mỹ, nhưng chắc nó chết không nhắm mắt được bởi hành động phản bội đầu hàng giặc của nó đã gây ra bao hy sinh cho chiến sỹ chúng ta trong đợt 2 tấn công tết Mậu thân 1968 !/.

Chu Tư Cang
CF300EDD-EC01-4E75-9A62-E15337A27824.jpeg


Chú Tư Cang kể về sự hy sinh của người em trai Trần Văn Dẻo tại Bà rịa trong tết Mậu thân.
E664D35D-CC12-4378-A218-BD6D841EFE8E.jpeg


Mộ của liệt sỹ Trần Văn Dẻo ( em ruột chú Tư Cang ) tại nghĩa trang liệt sỹ Bà rịa-Vũng tàu.
D833DCD2-36C4-4F94-9AC5-BCA6D8E4A0C8.jpeg


Tám Hà-kẻ phản bội trong tết Mậu thân 1968
CA0D158A-9152-47A5-8BC9-67E7353815FA.jpeg


Bà Hồng Quân tham gia đợt 2 tết Mậu thân, bị thương và đã tự chặt bỏ khúc tay gãy để chiến đấu tới viên đạn cuối cùng rồi bị địch bắt và đày ra Côn đảo , được trao trả sau hiệp định Paris 1973. Bà được phong tặng AHLLVTND.
7981A10D-0AD3-4E75-95BA-732528DF49D0.jpeg


Tiểu đội biệt động mang tên Lê Thị Riêng tham gia đợt 2 tết Mậu thân 1968 và họ hy sinh gần hết. Một số bị địch bắt và bị đày đi Côn đảo.
5A024EF1-1DCD-433F-B380-18D64B9567F0.jpeg
Dài quá để tối em đọc tiếp
 

Xehoa2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806072
Ngày cấp bằng
1/3/22
Số km
2,058
Động cơ
1,570,483 Mã lực
Những chuyện lịch sử dư lày tốt nhất là em hóng :D
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
5,991
Động cơ
553,173 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Thời đó, quân VNCH rải quân mặc thường phục chuyên đi vỗ vai thanh, trung niên. Chỉ động tác đó đã phát hiện hầu hết các chiến sỹ Quân Giải Phóng ta còn kẹt lại. Hồi còn ở Sài gòn, nhà Cháu nghe các Bác trong đó kể lại vậy !
 
Biển số
OF-486502
Ngày cấp bằng
4/2/17
Số km
828
Động cơ
187,157 Mã lực
Thời đó, quân VNCH rải quân mặc thường phục chuyên đi vỗ vai thanh, trung niên. Chỉ động tác đó đã phát hiện hầu hết các chiến sỹ Quân Giải Phóng ta còn kẹt lại. Hồi còn ở Sài gòn, nhà Cháu nghe các Bác trong đó kể lại vậy !
Cụ giải thích luôn đi, miền Bắc có thói quen gì khác ạ?
 

tuangiga31mes2c

Xe container
Biển số
OF-133264
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
7,041
Động cơ
429,673 Mã lực
Em lót dép ngồi ngay ngắn hóng chuyện ạ.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,685
Động cơ
294,595 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Thời đó, quân VNCH rải quân mặc thường phục chuyên đi vỗ vai thanh, trung niên. Chỉ động tác đó đã phát hiện hầu hết các chiến sỹ Quân Giải Phóng ta còn kẹt lại. Hồi còn ở Sài gòn, nhà Cháu nghe các Bác trong đó kể lại vậy !
Cụ thể như nào cụ?
 

PCI for car

Xe tăng
Biển số
OF-80119
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
1,679
Động cơ
461,400 Mã lực
Em xin đặt dép hóng ạ, toàn những tên tuổí huyền thoại.
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,368
Động cơ
452,662 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thanks câc cao nhân bồi bổ kiến thức lịch sử, những thớt như này e ko đọc xót dòng nào
 

longkhau

Xe tải
Biển số
OF-43543
Ngày cấp bằng
17/8/09
Số km
320
Động cơ
462,295 Mã lực
Mời các cụ,
Báo chí có đăng bài về Đại tá Tư Cang, trong đó có Tám Hà

Anh hùng Lực lượng vũ trang-đại tá liệt sĩ Nguyễn Thế Truyện,
Đường mang tên ông ở P.Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM.

Em có nghe nói,
Tám Hà, sau "hồi chánh" làm việc tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực VNCH và Tòa Đại Sứ Mỹ. Người Mỹ đưa Tám Hà ra khỏi Việt Nam cuối tháng 4/75 và qua đời tại Mỹ sau đó.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
5,991
Động cơ
553,173 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !

vuanhanghi

Xe điện
Biển số
OF-92082
Ngày cấp bằng
18/4/11
Số km
2,549
Động cơ
441,450 Mã lực
Em mới đọc được, chia sẻ với các cụ vì xúc động quá. Cụ nào đọc rồi bỏ quá cho em.
—————
nguồn: fb Chanh Nguyen.
nguyên văn:
——————
NGHE CHÚ TƯ CANG KỂ VỀ KẺ PHẢN BỘI TÁM HÀ TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 .

Có lẽ trong ký ức của người tình báo già Tư Cang , trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968 đã để lại trong ông những kỷ niệm sâu sắc không thể quên trong đời binh nghiệp thầm lặng của mình. Ngậm ngùi, ông nói với tôi : sau 50 năm nhìn lại, trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968, dù ta chịu hy sinh rất nhiều và có những ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng chúng ta đã đánh quỵ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ , buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt nam. Đã có hơn 45.000 chiến sỹ đã ngã xuống sau 3 đợt tấn công tết Mậu thân trên toàn miền và gần trăm ngàn người bị thương. Thiệt hại của chúng ta là rất lớn so với tương quan lực lượng hùng mạnh khi ấy của hơn nửa triệu lính Mỹ và chư hầu , cộng với mấy trăm ngàn quân VNCH. Ác liệt nhất vẫn là các trận đánh của ta vào Sài gòn. Đặc công biệt động thành bên anh Tư Chu ( AHLLVTND Nguyễn Đức Hùng,- chỉ huy lực lượng biệt động thành ) bị mất tới 80% lực lượng. Có gần 90 tay súng chủ lực thì lớp hy sinh, lớp bị bắt , gần như bị xoá sổ , thậm chí trong đợt 2 không có lực lượng để tham gia. Đau thương lắm, trong đợt 2 không có biệt động thành tham gia như đợt 1, các mũi chọc sâu của ta vào được thành phố thì không biết đường, quần chúng chưa thể đồng loạt đứng lên hỗ trợ nên ta hy sinh nhiều lắm và phải rút ra . Hồi đó , chỉ có tiểu đoàn biệt động nữ mang tên Lê Thị Riêng là tham gia chiến đấu ở khu vực quận 1, quận 4 , nhưng không để lại dấu ấn nào đậm nét.
Chuyện kể của chú Tư Cang về những ngày tháng khói lửa của chiến tranh chống Mỹ không chỉ có những sự hy sinh dũng cảm của đồng đội mình, chú còn kể cho tôi nghe cả những hành động đê hèn, đầu hàng giặc ra chiêu hồi của nhiều chiến sỹ ta , gây thiệt hại về xương máu rất lớn cho cách mạng.
Nhiều bạn của tôi cũng muốn được nghe câu chuyện về tên thượng tá Tám Hà phản bội, hắn đã ra chiêu hồi ngay trước khi chúng ta mở đợt 2 trận tết Mậu thân 1968. Tôi đã hỏi chú Tư : chú Tư kể con nghe vụ thượng tá Tám Hà ra chiêu hồi cái ? Sao hắn lại làm thế , quá hèn nhát ? Khi ấy kế hoạch của ta bị lộ hết rồi, sao chúng ta vẫn cứ tiếp tục tấn công đợt 2 , hy sinh quá nhiều vậy ? Im lặng một hồi lâu, như là để lục lại trong trí nhớ những tư liệu đã ghi trong đầu, chú nói : cuộc tổng tiến công xuân Mậu thân 1968 mãi mãi đi vào lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Không có chiến thắng nào mà không có hy sinh , mất mát . Chiến tranh tàn khốc là thế , phải chấp nhận hy sinh , và cả hy sinh do những kẻ phản bội và chiêu hồi ! Chúng ta hôm nay đã có tổng kết và đánh giá rất đúng đắn về ý nghĩa của cuộc tổng tiến công này. Có thể xem, đó là bước ngoặt của cuộc chiến để buộc người Mỹ hiểu ra một điều : không thể chiến thắng chúng ta bằng quân sự trên chiến trường và người Mỹ phải tìm cách rút ra trong danh dự. Theo kế hoạch dự tính, sau đợt 1 tấn công chưa hiệu quả thì chúng ta sẽ củng cố lại lực lượng để đánh bồi tiếp cho tụi nó một đòn nữa. Không khí chuẩn bị cũng nô nức lắm. Rút kinh nghiệm trong đợt 1 đánh vào Sài gòn, chúng ta phải khống chế sân bay Tân Sơn Nhất để tụi nó không thể cho máy bay cất cánh bắn phá chúng ta từ trên cao. Vì vậy , ta phải tập kết đạn pháo và hoả tiễn xuống áp sát khu vực gần sân bay để pháo kích . Mấy ngàn quả đạn pháo và hoả tiễn đã được tập kết quanh khu vực gần sân bay với nỗi vất vả của bao nhiêu người mang vác từng trái đạn một vượt qua các trạm kiểm soát của địch an toàn .
Chuyện về Tám Hà như vầy, chú Tư nói : thời điểm đó là khoảng cuối tháng 4/1968. Khi đó tao đang ở căn cứ ở Phú Hoà Đông, ở trỏng gởi điện ra yêu cầu phải vào thành gấp để lấy bằng được lời khai của một cán bộ cao cấp vừa ra đầu hàng giặc. Đây là một cán bộ cỡ bự,phó chính uỷ một cánh quân phía bắc để chuẩn bị đánh đợt 2 tết Mậu thân. Sáng ấy, khi đi honda ôm về qua cầu Bình Triệu, tao đã tấp vô một tiệm cafe. Suy nghĩ : trước hết phải biết tên phản bội đã ra đầu hàng giặc là ai ? Ngó ra ngoài đường, thấy có cháu nhỏ bán báo rao : báo đây, báo mới đây ! Thượng tá Tám Hà đã rời hàng ngũ Việt cộng để trở về với chánh nghĩa quốc gia ! Tao kêu nó lại, mua 1 tờ báo . Ôi trời ơi,dưới hàng tít “thượng tá Tám Hà đã rời hàng ngũ Việt cộng để trở về với chánh nghĩa quốc gia” là tấm ảnh bự chảng, chụp tại tiểu khu Bình Dương : Tám Hà đứng giữa, Phạm Quốc Thuần-sư trưởng sư đoàn 5 nguỵ đứng một bên và bên kia là tướng 4 sao Westmoreland - tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ tại Việt nam . Tao nghĩ : cán bộ cỡ này mà ra đầu hàng thì sẽ gây khó khăn cho ta nhiều lắm đây ? Hắn kiểu gì chả nắm hết kế hoạch tác chiến, sự chuẩn bị của ta về quân số, đạn dược, lương thực,... thế nên phải có lời khai của nó để ta tìm cách đối phó hoặc phải thay đổi kế hoạch. Anh Sáu Trí-thủ trưởng phòng tình báo miền chỉ thị cho H-63 phải lấy bằng được bản cung của Tám Hà. Việc quá gấp, nhiệm vụ này phải giao ngay cho anh Ẩn thôi, chợt nghĩ như thế và tao lên taxi tới nhà anh Ẩn. Rất may, ổng vẫn chưa đi làm. Sau khi nghe tao nói , đốt xong điếu thuốc, xoa xoa cái trán rồi ổng bảo tao ra xe để ổng chở về phía Gia định. Ổng nói trên xe : tui nghĩ chỗ đầu mối thông tin này sẽ có, bởi tên tiểu khu trưởng Gia định có tham gia điều tra Tám Hà , nhất định phải lưu giữ một bản. Quả là phán đoán và suy luận của anh Ẩn không sai. Ổng móc tên trung sỹ giữ hồ sơ ra nói nhỏ với nó. Tụi tao ngồi trên xe ở lăng Ông Bà Chiểu đợi chừng 15 phút thì viên trung sỹ này đi ra đưa một sấp tài liệu và dặn : phải trả lại tôi trước 2 giờ chiều, cũng tại đây, đề phòng ngài trung tá tiểu khu trưởng dùng lại tài liệu, phát hiện thấy mất thì chết ! Tao xem đồng hồ, lúc này mới 10h sáng, dư sức trả đúng hẹn. Cầm tập tài liệu trên tay, không ngờ trong có hơn 1h đồng hồ từ khi nhận nhiệm vụ mà ông Ẩn đã hoàn thành xuất sắc. Tôi hỏi chú Tư : ủa, viên trung sỹ này là cơ sở cách mạng của ta hả chú, ông Ẩn giỏi ghê ? Phá lên cười, chú Tư nói : mầy đúng là amater quá đi ! Sao mầy lại nghĩ viên trung sỹ là cơ sở cách mạng ? Thế hoá ra ông Ẩn là tình báo cộng sản à ? Ừ nhỉ, tôi đấm tay vào đầu mấy cái rồi nói : thì thế, cháu mà làm tình báo như chú Tư thì qua hai bữa sẽ bị tụi nó bắt ngay thôi . Chú có biết lai lịch viên trung sỹ này không ? Biết chớ sao không , mầy ! Để tao kể tiếp cho mầy nghe : trung sỹ này không phải cơ sở cách mạng gì hết. Ngày trước có tham gia kháng chiến, sau vi phạm gì đó bị kỷ luật nên nó bỏ hàng ngũ , ra làm cho giặc. Được tụi nguỵ cho đi sang Mỹ học nghiệp vụ về tình báo đâu 1 năm rồi về đây làm. Nó cung cấp tài liệu vì lòng kính trọng đối với ông Ẩn, vì nó thấy ổng là người có vai vế trong giới báo chí. Ông Ẩn rất tử tế với nó, thường cho nó tiền để tiêu xài, vợ nó đẻ, ổng cũng đến thăm và cho tiền rất hậu để uống thuốc. Hơn nữa, tài liệu ổng mượn, lần nào cũng trả đúng hẹn, đàng hoàng, nó có mất gì đâu, vả lại được ổng cho tiền đi nhậu ? Vì thế, nó rất sốt sắng trước mỗi đề nghị của ông Ẩn. Nó đôi khi bộc bạch với ông Ẩn rất mắc cười như thế này : tui đưa tài liệu cho anh là đưa cho người trong phe ta sử dụng tham khảo viết báo, chứ đâu có đưa tài liệu cho Việt cộng đâu mà phải suy nghĩ !?
Tụi tao rời đi,- chú Tư nói tiếp : bấy giờ ông Ẩn chở tao tới nhà cô Tám Thảo ở đường Gia long rồi dặn : 2 giờ thiếu 10’ tôi đến đây đón anh để đem trả tài liệu cho nó. Tao cũng dặn ông Ẩn : trong ngày hôm nay, anh đi tìm hiểu xung quanh vụ Tám Hà đầu hàng, đánh giá của Mỹ-nguỵ về việc đó, tối 9 giờ ta gặp nhau ở nhà hàng Givral trao đổi để sáng mai tôi viết báo cáo gửi về Phòng, việc gấp lắm ! Vô nhà cô Tám Thảo, chỉ có 2 đứa cháu ở nhà, tao dặn tụi nó : tụi con ở dưới nhà, ai hỏi thì nói nhà đi vắng hết, không mở cửa sắt và không tiếp ai hết, nghe chưa ? Hai cháu ngoan và biết việc tôi giao. Lên trên lầu, tới chỗ giấu 2 khẩu súng ngắn K-54, lấy ra lau lại chút rồi như thói quen, để bên cạnh cho chắc ăn. Nhấc mấy bành vải ra, lấy máy chụp và các phụ kiện cần có, chụp cái ào là xong tài liệu 5 bản đánh máy lời khai đó. Tao chụp 2 bản, phòng khi gửi đi lần thứ nhất bị thất lạc. Thấy câu chuyện kể của chú Tư về tên Tám Hà hấp dẫn quá, tôi nhanh nhảu cắt lời chú : thế chú Tư có biết lai lịch Tám Hà như thế nào không ? Nó khai nhiều không vậy ? Còn phải nói, chú Tư thủng thẳng : tao thu dọn máy chụp và cất 2 khẩu súng đi, bắt đầu chăm chú đọc bản cung của Tám Hà. Tên thật của hắn là Trần Văn Đắc, người Cần Thơ. Hắn tốt nghiệp trung học ở College Cần Thơ, học sinh rồi đi theo kháng chiến, chỉ làm việc ở các văn phòng trong rừng sâu. Về nhiệm vụ, hắn khai là trung tá chánh uỷ sư đoàn và phó Chánh uỷ mặt trận cánh Bắc Sài gòn ( sau này anh Năm Phòng cho tao biết cánh quân này do sư đoàn trưởng Nguyễn Thế Truyện chỉ huy, đóng sát vùng ven, sư đoàn trưởng bị bom hy sinh, tụi Mỹ phong toả gắt gao, lương thực thiếu ăn, trên đầu thì máy bay quần đảo, gian nan lắm , lớp thì hy sinh , không chịu nổi gian khổ nên hắn mới ra hàng giặc ?). Về tình hình của ta, coi như hắn nắm được gì thì khai ráo với giặc : từ quân số,sự bố trí, việc ăn ở, tinh thần cán bộ chiến sỹ trong sư đoàn cho đến đội hình các đơn vị tham gia mặt trận lần này. Hắn khai toàn những tin hết sức quan trọng như quyết tâm của bộ chỉ huy là ráo riết chuẩn bị để sớm mở một trận đánh nữa vào trung tâm Sài gòn. Lần này lực lượng tham gia sẽ đông hơn, có nhiều đơn vị bộ binh mới bổ sung từ ngoài Bắc vào. Đặc biệt lần này, trước khi mở màn trận đánh, quân giải phóng sẽ dùng pháo, hoả tiễn trên mấy ngàn trái bắn nát sân bay Tân Sơn Nhất để khống chế không quân Mỹ. Hiện đạn pháo và hoả tiễn đang chôn dấu trên các cánh đồng bưng Bình Mỹ, Bắc Hóc Môn,...
Tới trưa, cô Tám Thảo về nhà, chú Tư đã phổ biến ngay nhiệm vụ để cô ấy viết báo cáo tóm tắt nhận định của tình báo hải quân Mỹ về trận tết Mậu thân vừa qua để có cơ sở viết báo cáo gửi về Phòng tình báo. Trong các điệp viên của H-63 hoạt động tại Sg ngoài ông Ẩn và cô Tám Thảo còn có anh Tám, trong vai người quản lý khách sạn Embassy, nơi thường lui tới của các chính khách Mỹ mỗi khi tới Sài gòn. Chú Tư Cang đã gặp anh Tám ngay sau đó và chỉ thị có báo cáo về các nhận xét của tụi Mỹ mà ổng nắm được sau vụ tết Mậu thân. Ý thức được mọi việc rất khẩn trương và Phòng tình báo miền đang rất chờ bản cung của Tám Hà và báo cáo nhận định của Cụm trưởng để có thể đề xuất có đánh tiếp đợt 2 hay không , chú Tư Cang đã có một ngày làm việc vô cùng căng thẳng để lắng nghe và phân tích các ý kiến của cả 3 điệp viên cụm H-63 , rồi nhanh chóng viết báo cáo “gửi khẩn cấp” về Phòng : buổi sáng cùng ông Ẩn đi lấy bản cung của Tám Hà và sao chụp, chiều về thì nắm tài liệu bên cô Tám Thảo, tối lúc 21h hẹn ông Ẩn để lấy thông tin tại nhà hàng Givral, đêm không ngủ mà thức gần như trắng đêm để phân tích thông tin nhận được , sáng hôm sau lúc 6h45 gặp anh Tám ở nhà hàng Victory để nắm nốt thông tin. Tôi hỏi chú Tư : trước thông tin đợt 2 bị lộ do Tám Hà khai như thế thì đáng lẽ chúng ta phải dừng việc tiến công lại, không bị hy sinh nhiều như thế trong đợt 2 chứ ? Vậy báo cáo của chú có đề xuất theo hướng đó không ? Cầm ly nước trong tay, xoay xoay mấy vòng, chú Tư bảo : việc mở đợt 2 tiếp tục như dự tính là do lãnh đạo của trung ương Cục và bộ chỉ huy miền cân nhắc và quyết định. Nhiệm vụ của tình báo là thông tin chính xác tình hình và có nhận định về chiến lược và ý đồ của Mỹ để các cấp chỉ huy ra quyết định. Tao biết, mấy ảnh ở trỏng đang ngóng thông tin của H-63 từng giờ. Phải nói, anh Ẩn đã thông tin rất kịp thời và những thông tin mà ổng cung cấp cho tao tối đó ở nhà hàng Givral vô cùng giá trị về mặt chiến lược cũng như về mặt chiến thuật để đánh bại ý chí xâm lược của người Mỹ. Thông tin mà anh Ẩn đưa với nội dung thế này : qua tổng hợp thông tin của tình báo Mỹ với người phụ trách khu vực Đông Nam Á và thông tin khai thác được của đại tá Lân ở bộ tổng tham mưu nguỵ ( nguồn tin rất quan trọng của ông Ẩn ), tụi Lầu năm góc chỉ thị cho Westmoreland là phải đẩy xa Việt cộng ra khỏi các trung tâm thành phố, lập hàng phòng thủ chặt chẽ để không xảy ra thêm một trận tết Mậu thân nữa, nếu xảy ra nữa thì dân chúng Mỹ sẽ phản ứng dữ dội và người Mỹ phải cuốn gói khỏi Việt nam. Ngày 31/3, tổng thống Giôn-xơn đã có phát biểu không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới, nội bộ bên Mỹ trong lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc trong việc tiếp tục can thiệp chiến tranh ở Việt nam. Đầu tháng 4, Giôn -xơn có chỉ thị mật cho Sullivan ( đại sứ Mỹ tại Lào ) tìm cách tiếp xúc bí mật với Bắc Việt để tìm cơ hội đàm phán ? Còn bên bộ tổng tham mưu của Nguỵ thì nhận định, phải bằng mọi cách ngăn cản không để Việt cộng tiếp tục đánh vào các đô thị lớn nữa, nếu tiếp tục xảy ra thì sẽ mất hết uy tín với quan thầy Mỹ ? Do vậy, tụi nó đã củng cố vòng trong, vòng ngoài để ngăn cản một đợt tấn công nữa của Việt cộng. Sự kiện Tám Hà ra chiêu hồ khai báo hết là Việt cộng sẽ tổ chức đánh một trận đợt 2 nữa làm tụi nó rất sợ ? Tụi nó tăng cường tuyên truyền công khai trên các phương tiện đại chúng,rằng Việt cộng sẽ tổ chức đánh đợt 2 khốc liệt với sự chi viện của Bắc Việt, lời khai nơi tập kết quân, đạn dược, lương thực,... tạo không khí hoang mang lo sợ trong dân chúng cốt để cho chúng ta thấy là kế hoạch của các ông đã bị lộ hết rồi , đánh đấm cái gì nữa ? Nhưng bên trong lo sợ lắm nên tăng cường phong thủ tối đa. Hơn nữa, tụi Mỹ cũng nhận định, do thiệt hại ở đợt 1, giờ Việt cộng không thể đủ sức để tổ chức đợt 2 ? Rồi ông Ẩn kết luận : đã đánh thì phải đánh cho sập ý chí của tụi Mỹ. Cũng như trên võ đài, đối thủ đã ăn một cú đấm thoi sơn, giờ bồi cho cú nữa thì nó mới sợ mà thua ? Nhưng giờ kế hoạch lộ hết thế này thì làm sao mà đánh đây ? Đánh vô là hy sinh hết, không còn yếu tố bất ngờ nữa ? Tai hại với sự chiêu hồi của Tám Hà ! Những nhận định và thông tin từ anh Tám và cô Tám Thảo cũng cho thấy tụi nó rất sợ nếu Việt cộng tổ chức đánh một trận nữa. Chú Tư kể tiếp : chín giờ sáng hôm sau, tao ngồi trong căn phòng tại cư xá Việt nam thương tín ( Thị Nghè ), bắt đầu viết báo cáo tổng hợp gửi về Phòng cho anh Sáu Trí, kèm theo cuộn phim chụp bản gốc bản cung của Tám Hà. Bản báo cáo tóm tắt tất cả những gì mà 3 điệp viên của H-63 đã cung cấp để lãnh đạo nắm được thông tin. Khi ấy, ở trỏng đang giằng co quyết liệt giữa các lãnh đạo nên đánh tiếp đợt 2 hay dừng lại ? Bởi vậy, báo cáo của Cụm trưởng H-63 từ thành gửi về và bản gốc bản cung của Tám Hà là một tài liệu vô cùng quan trọng cho lãnh đạo . Tôi say sưa nghe chú Tư kể, chợt tôi hỏi xen vào : thế chú Tư có viết ý kiến đề xuất của chú cụ thể về đánh tiếp đợt 2 không ? Có chứ mầy. Tao nhớ là tao đề xuất cụ thể với lãnh đạo vầy : trước thông tin tình báo cung cấp, các anh cân nhắc, nếu các anh chưa chuẩn bị tốt cho đợt 2 thì nên dừng vì như thế hy sinh sẽ rất lớn. Nhưng còn nếu chúng ta đã chuẩn bị tốt, sẵn sàng cho việc mở đợt 2, chấp nhận sự hy sinh thì cứ quyết tâm làm tới để đánh quỵ ý chí xâm lược của người Mỹ !
Tôi nhìn vào mắt người tình báo già, không biết ông đang nghĩ gì nữa, nhưng đôi mắt ấy đượm buồn. Chờ lát cho cảm xúc tạm lắng, chú Tư nói : nhớ lại những sự kiện hơn nửa thế kỷ rồi trong tết Mậu thân năm nào, khi tao trao tài liệu ấy cho cô Tám Kiên, vẫn nhớ như in lời dặn dò, “em đi ngay về Trảng Bàng, vào Gia lộc đến trạm A.20 giao tài liệu cho vợ Bảy Phẩm là giao thông của A.20 và nói với cô ta đi ngay vào rừng Bời Lời đưa trực tiếp cho anh Bảy Vĩnh-cụm trưởng A.20 và nhờ anh ấy cho đi hoả tốc luôn đêm nay về Phòng “. Khi cô Tám Kiên đi rồi, tao nhẩm tính : bây giờ là 10h30’ , trễ lắm thì cô ta đến Gia Lộc lúc 13h30’. Đến rừng Bời Lời chỗ anh Bảy Vĩnh tầm 15h. Từ đây , anh em sẽ dùng xe đạp đi hoả tốc trong đêm và chậm nhất thì 4h sáng sẽ về tới Phòng tình báo miền. Sáng sớm mai, anh Sáu Trí sẽ cầm được tài liệu nguyên bản và báo cáo của Cụm trưởng H-63 để báo cáo cho cấp trên. Trải qua hơn một ngày căng thẳng, giờ thì nhiệm vụ cấp trên giao đã hoàn thành, công đầu phải thuộc về anh Ẩn, xứng đáng đề nghị khen thưởng cho ổng huân chương chiến công ! Đêm xuống, nghe rõ tiếng máy bay B-52 ném bom rất gần, thôi đúng rồi, bản cung khai của Tám Hà đây . Những nơi mà Tám Hà khai ra chúng ta chôn giấu đạn pháo và hoả tiễn H-12 , gạo thóc và đạn dược dự trữ cho cuộc tấn công ở vùng Bắc Hóc Môn, bưng Bình Mỹ,...đều bị bom B-52 nhấn chìm và nổ tung trong sình lầy. Không có quả đạn nào còn sót để tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, thiệt hại vô cùng to lớn . Giờ thế này, liệu đợt 2 có được mở ra hay không ? Giờ thì các đồng chí lãnh đạo trong trung ương Cục, trong bộ chỉ huy miền đang trăn trở xem xét nên hạ quyết tâm như thế nào cho đúng ? Những ngày sau đó, trong chuyến thư liên lạc thường lệ mà chị Ba nhận được từ cô Hai Ánh đem về cho tôi, anh Sáu Trí chỉ viết ngắn : đã nhận được thư và tài liệu của anh. Rất tốt và kịp thời, Phòng biểu dương tinh thần làm việc của cụm H-63 nói chung. Anh ở lại thành theo dõi sát tình hình, liên tục báo cáo về ! Khi đọc những dòng này của anh Sáu Trí, tao đã mường tượng là đề xuất của H-63 đã phù hợp với quyết tâm ở trên, gặp ông Ẩn sau ấy, tao nói : rồi, sẽ đánh đợt 2 ! Chúng ta bám sát tình hình !
Khuya 4 rạng sáng 5/5/1968, đợt 2 đã vang tiếng súng tấn công vào Sài gòn. Bi thương và oai hùng, chúng ta đã đánh cầm cự trong thời gian dài mấy tháng và ngày 7/8, lực lượng của chúng ta rút ra hết, coi như chấm dứt đợt 2. Hy sinh nhiều lắm, không còn yếu tố bất ngờ, tiếp tế cũng không vào được, bi hùng của đợt 2 tết Mậu thân là vậy. Lại kể về sự phản bội nữa, tại khu vực Gò vấp trong tháng 6 khi chúng ta rút ra, có một cán bộ cấp trung đoàn của ta ra đầu hàng giặc. Tên thằng này là Xướng. Tụi chiêu hồi cho nó lên trực thăng bay vòng vòng khu vực Gò vấp, Hàng xanh, Thị nghè,... phát loa kêu gọi Việt cộng đầu hàng ? Tệ hại hơn, vì nó là người chỉ huy nên đã dẫn giặc tới những nơi ta cất giấu thương binh nặng nhờ cơ sở chăm sóc để bắt hết các chiến sỹ bị thương đưa lên xe ô tô và đưa đi diễu và làm nhục khắp các phố phường của Sài gòn, thương tâm lắm . Cũng trong đợt tết Mậu thân ấy, cậu em ruột của chú Tư Cang tên Trần Văn Dẻo là du kích trong thanh niên của tỉnh Bà rịa cũng bị một thằng phản bội khai ra hầm trú ẩn của lãnh đạo huyện và bị tụi nó bắn chết.
Tôi có hỏi chú Tư Cang, sau này chú có nghe thằng Tám Hà nó làm gì không ? Ờ, có nghe ông Ẩn nói nó về trung tâm chiêu hồi Bạch Đằng bên Gò vấp huấn giảng cho các tên chiêu hồi để chỉ điểm, đánh phá chúng ta. Rồi cũng không ai biết nó ở đâu nữa, có thể nó đã di tản theo lũ tàn quân nguỵ sang Mỹ, nhưng chắc nó chết không nhắm mắt được bởi hành động phản bội đầu hàng giặc của nó đã gây ra bao hy sinh cho chiến sỹ chúng ta trong đợt 2 tấn công tết Mậu thân 1968 !/.

Chu Tư Cang
CF300EDD-EC01-4E75-9A62-E15337A27824.jpeg


Chú Tư Cang kể về sự hy sinh của người em trai Trần Văn Dẻo tại Bà rịa trong tết Mậu thân.
E664D35D-CC12-4378-A218-BD6D841EFE8E.jpeg


Mộ của liệt sỹ Trần Văn Dẻo ( em ruột chú Tư Cang ) tại nghĩa trang liệt sỹ Bà rịa-Vũng tàu.
D833DCD2-36C4-4F94-9AC5-BCA6D8E4A0C8.jpeg


Tám Hà-kẻ phản bội trong tết Mậu thân 1968
CA0D158A-9152-47A5-8BC9-67E7353815FA.jpeg


Bà Hồng Quân tham gia đợt 2 tết Mậu thân, bị thương và đã tự chặt bỏ khúc tay gãy để chiến đấu tới viên đạn cuối cùng rồi bị địch bắt và đày ra Côn đảo , được trao trả sau hiệp định Paris 1973. Bà được phong tặng AHLLVTND.
7981A10D-0AD3-4E75-95BA-732528DF49D0.jpeg


Tiểu đội biệt động mang tên Lê Thị Riêng tham gia đợt 2 tết Mậu thân 1968 và họ hy sinh gần hết. Một số bị địch bắt và bị đày đi Côn đảo.
5A024EF1-1DCD-433F-B380-18D64B9567F0.jpeg
Mời cụ Ngao5 vào tham gia, trước cụ Ngao có thớt rất chi tiết về Mậu Thân 1968.
 

dhela

Xe tăng
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,521
Động cơ
94,515 Mã lực
Nhìn lại các quyết định của lịch sử phải đặt vào bối cảnh lúc đó, các cụ không nên phán xét nếu chưa đầy đủ thông tin.
Còn em quan tâm số phận tên Tám Hà sau này như thế nào?
Lại kể về sự phản bội nữa, tại khu vực Gò vấp trong tháng 6 khi chúng ta rút ra, có một cán bộ cấp trung đoàn của ta ra đầu hàng giặc. Tên thằng này là Xướng. Tụi chiêu hồi cho nó lên trực thăng bay vòng vòng khu vực Gò vấp, Hàng xanh, Thị nghè,... phát loa kêu gọi Việt cộng đầu hàng? Tệ hại hơn, vì nó là người chỉ huy nên đã dẫn giặc tới những nơi ta cất giấu thương binh nặng nhờ cơ sở chăm sóc để bắt hết các chiến sỹ bị thương đưa lên xe ô tô và đưa đi diễu và làm nhục khắp các phố phường của Sài gòn, thương tâm lắm...

Em quan tâm cả thằng Xướng này nữa :|
Mong là ko phải nghe tin con cháu nhà chúng nó sau đc đeo tràng hoa chào đón vì nó mang tiền về và đc gọi là kiều yêu nước :|
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,889
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lại kể về sự phản bội nữa, tại khu vực Gò vấp trong tháng 6 khi chúng ta rút ra, có một cán bộ cấp trung đoàn của ta ra đầu hàng giặc. Tên thằng này là Xướng. Tụi chiêu hồi cho nó lên trực thăng bay vòng vòng khu vực Gò vấp, Hàng xanh, Thị nghè,... phát loa kêu gọi Việt cộng đầu hàng? Tệ hại hơn, vì nó là người chỉ huy nên đã dẫn giặc tới những nơi ta cất giấu thương binh nặng nhờ cơ sở chăm sóc để bắt hết các chiến sỹ bị thương đưa lên xe ô tô và đưa đi diễu và làm nhục khắp các phố phường của Sài gòn, thương tâm lắm...

Em quan tâm cả thằng Xướng này nữa :|
Mong là ko phải nghe tin con cháu nhà chúng nó sau đc đeo tràng hoa chào đón vì nó mang tiền về và đc gọi là kiều yêu nước :|
Vâng cụ.
Nhưng đấy cũng là 1 thực tế vẫn diễn ra. Lứa trẻ sau này họ nhìn nhận những năm tháng chiến tranh dưới góc nhìn rất khác.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,682
Động cơ
201,723 Mã lực
Đợt đấy nếu không đánh nữa, hoặc có thay đổi lớn trong kế hoạch thì có khi cụ Ẩn sẽ bị lộ ra là tình báo.
 

Suri2906

Xe tải
Biển số
OF-339554
Ngày cấp bằng
21/10/14
Số km
263
Động cơ
277,933 Mã lực
Đặt đôi tổ ong hóng tiếp!

Được gửi từ iPhone - Otofun
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top