[Funland] Kênh đào Phù Nam Campuchia !

lotus23

Xe hơi
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
170
Động cơ
6,053 Mã lực
Quy định của Hiệp định Mê Kông 1995 giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đòi hỏi các quốc gia này phải tuân thủ Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement = PNPCA, https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/PNPCA-brochure-11th-design-final.pdf) để tìm kiếm sự đồng thuận của cả 4 quốc gia trước khi tiến hành các công việc của các dự án liên quan tới việc sử dụng tài nguyên nước (đập thủy điện, đập thủy lợi, kênh mương v.v.) thuộc lưu vực sông Mê Kông (bao gồm dòng chính và các chi lưu/sông nhánh) cũng như làm thay đổi dòng chảy của nó (trong lưu vực của hệ thống sông Mê Kông và sang lưu vực khác).
Dưới đây liệt kê các dự án thủy điện/thủy lợi sử dụng nước từ dòng chính sông Mê Kông.
1. Lào:
a) Đã thực hiện thủ tục tham vấn trước:
(Thông tin lấy trên website của Ủy hội sông Mê Kông - MRC).
6 dự án thủy điện của Lào trên dòng chính sông Mê Kông đã trải qua thủ tục tham vấn trước (prior consultation) kéo dài 6 tháng (trừ 2 dự án cuối kéo dài do liên quan tới đại dịch COVID-19). Chúng bao gồm:
* Xayaburi: 1.285 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/xayaburi-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 22/10/2010. Hoạt động thương mại từ 2019.
* Don Sahong: 260 MW + bổ sung năm 2022 thêm 65 MW = 325 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/don-sahong-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 25/7/2014 và cho phần bổ sung từ 2022. Hoạt động thương mại của phần dự án gốc từ năm 2020.
* Pak Beng: 912 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/pak-beng-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 20/12/2016. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2033.
* Pak Lay: 770 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/pak-lay-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/8/2018. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2029.
* Luang Prabang: 1.460 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/luang-prabang-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/10/2019. Đang xây dựng. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2030.
* Sanakham: 684 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/sanakham-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/10/2019. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2028.
b) Chưa thông báo cho MRC:
4 dự án có kế hoạch xây dựng nhưng chưa thấy thông báo cho MRC, trong đó 1 đã hủy bỏ.
* Ban Koum: 1.872 MW. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2030.
* Pak Chom: 1.079 MW. Không có thông tin về dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại vào năm nào.
* Phoug Noi: 728 MW. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2029.
* Thako: 86-172 MW. Hủy bỏ.
2. Campuchia:
Từng lập dự án nhưng đã hủy bỏ/không có kế hoạch triển khai trong thời gian tới năm 2030 (https://opendevelopmentmekong.net/news/cambodian-pm-affirms-ban-on-mekong-hydropower-projects/).
* Stung Treng: 980 MW.
* Sambor: 2.600 MW.
3. Thái Lan:
Trên dòng chính sông Mê Kông không có dự án thủy điện nào của Thái Lan, do trong đoạn tính từ điểm là biên giới Lào-Thái-Myanmar (tam giác vàng) cho tới đoạn bắt đầu là biên giới Lào-Campuchia (đảo Don Khong) thì sông Mê Kông hoặc là chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Lào hoặc là đường biên giới ở giữa sông của Lào và Thái Lan (hoặc là đường biên giới ở giữa sông của Lào và Campuchia).
Tiềm năng thủy điện có thể khai thác về mặt kỹ thuật còn rất ít ở một số khu vực thuộc lưu vực sông Mê Kông. Hầu hết các nhà máy thủy điện của Thái Lan được phát triển trong thập niên 1980 và 1990, cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi quy mô lớn như một phần của Dự án Kong-Chi-Mun hoàn thành năm 1992, gần đây (~năm 2016) được điều chỉnh lại thành Dự án Khong-Loei-Chi-Mun ở các tỉnh đông bắc Thái Lan, nhưng tới nay chưa có thêm thông tin gì về việc triển khai dự án này.
Cơ sở hạ tầng năng lượng quy mô lớn ở Thái Lan vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, chẳng hạn Hội Người nghèo Thái Lan phản đối thủy điện Pak Mun (trên sông Mun – chi lưu của sông Mê Kông, 136 MW), đập thủy điện cuối cùng trong lưu vực sông Mê Kông được đưa vào vận hành ở Thái Lan năm 1994. Điều này buộc Thái Lan phải xuất khẩu các tác động xã hội và môi trường của việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện sang các nước láng giềng, như Lào.

Lào đang thực hiện đúng quy trình PNPCA của MRC thì lý do gì phản đối hay cấm họ?
Bây giờ yêu cầu Cam không những chỉ là cung cấp thông tin mà còn là cao hơn là cấp độ tham vấn. Nếu không làm đưa ra Ủy hội sông Mekong và ASEAN. Sau đó nếu cần thiết thì đưa ra tòa quốc tế. Cần thiết nữa thì có biện pháp mạnh.
Rõ ràng Việt Nam nói rõ là ủng hộ các biện pháp, dự án phát triển kinh tế xã hội của Cam và các nước. Tuy vậy ở đây là Cam không những không tuân theo Hiệp định Mekong mà còn đi trái với truyền thống chia sẻ thông tin/tham vấn/mời trực tiếp của VN đối với Cam khi làm dự án bên phía VN. Chắc hẳn ở đây có sự mờ ám hoặc sẽ làm không đúng với thiết kế. Bởi khi mọi chuyện rõ ràng thì không ai đi mất thời gian che giấu, gây những hiểu lầm, căng thẳng không cần thiết giữa Cam và Việt Nam hay nước khác. Mà thực ra ở dự án này đây Tàu mới là đạo diễn, đứng sau. Nhiều khi chính bố con Hun Manet cũng không hiểu hết, lường hết được sự thay đổi, thủ đoạn (nếu có) của phía anh Tàu.
Giống như là bố con Hun Manet bảo không cho nước nào đặt căn cứ quân sự hay hiện diện quân sự ở Cam nhưng trên thực tế thì sao? Căn cứ hải quân Ream do Tq xây dựng và tàu chiến nước này đồn trú ở đó liên tục hơn 4 tháng vừa rồi. Lý do sau đó Cam đưa ra là 2 tàu chiến Tq này đồn trú ở cảng Ream để chuẩn bị cho cuộc tập trận giữa Cam và Tàu (diễn ra từ giữa tới cuối tháng 05/2024, tức là đang diễn ra). Cái này không thuyết phục vì để chuẩn bị cho cuộc tập trận (trong đó tiện thể đe dọa VN và các nước Đông Nam Á?) không cần phải tới 4 tháng đồn trú tại đó cả.
Như vậy có thể thấy có những cái Cam cũng không biết, không lường được vì Tàu mới là bên thực hiện, quản lý thực sự.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
678
Động cơ
386,497 Mã lực
Có lẽ những người bị ảnh hưởng nhất bây giờ sẽ là Việt Kiều đang sinh sống ở CPC.
 

Marda49

Xe buýt
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
792
Động cơ
333,588 Mã lực
Quy định của Hiệp định Mê Kông 1995 giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đòi hỏi các quốc gia này phải tuân thủ Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement = PNPCA, https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/PNPCA-brochure-11th-design-final.pdf) để tìm kiếm sự đồng thuận của cả 4 quốc gia trước khi tiến hành các công việc của các dự án liên quan tới việc sử dụng tài nguyên nước (đập thủy điện, đập thủy lợi, kênh mương v.v.) thuộc lưu vực sông Mê Kông (bao gồm dòng chính và các chi lưu/sông nhánh) cũng như làm thay đổi dòng chảy của nó (trong lưu vực của hệ thống sông Mê Kông và sang lưu vực khác).
Dưới đây liệt kê các dự án thủy điện/thủy lợi sử dụng nước từ dòng chính sông Mê Kông.
1. Lào:
a) Đã thực hiện thủ tục tham vấn trước:
(Thông tin lấy trên website của Ủy hội sông Mê Kông - MRC).
6 dự án thủy điện của Lào trên dòng chính sông Mê Kông đã trải qua thủ tục tham vấn trước (prior consultation) kéo dài 6 tháng (trừ 2 dự án cuối kéo dài do liên quan tới đại dịch COVID-19). Chúng bao gồm:
* Xayaburi: 1.285 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/xayaburi-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 22/10/2010. Hoạt động thương mại từ 2019.
* Don Sahong: 260 MW + bổ sung năm 2022 thêm 65 MW = 325 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/don-sahong-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 25/7/2014 và cho phần bổ sung từ 2022. Hoạt động thương mại của phần dự án gốc từ năm 2020.
* Pak Beng: 912 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/pak-beng-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 20/12/2016. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2033.
* Pak Lay: 770 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/pak-lay-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/8/2018. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2029.
* Luang Prabang: 1.460 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/luang-prabang-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/10/2019. Đang xây dựng. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2030.
* Sanakham: 684 MW (https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/sanakham-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/10/2019. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2028.
b) Chưa thông báo cho MRC:
4 dự án có kế hoạch xây dựng nhưng chưa thấy thông báo cho MRC, trong đó 1 đã hủy bỏ.
* Ban Koum: 1.872 MW. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2030.
* Pak Chom: 1.079 MW. Không có thông tin về dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại vào năm nào.
* Phoug Noi: 728 MW. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2029.
* Thako: 86-172 MW. Hủy bỏ.
2. Campuchia:
Từng lập dự án nhưng đã hủy bỏ/không có kế hoạch triển khai trong thời gian tới năm 2030 (https://opendevelopmentmekong.net/news/cambodian-pm-affirms-ban-on-mekong-hydropower-projects/).
* Stung Treng: 980 MW.
* Sambor: 2.600 MW.
3. Thái Lan:
Trên dòng chính sông Mê Kông không có dự án thủy điện nào của Thái Lan, do trong đoạn tính từ điểm là biên giới Lào-Thái-Myanmar (tam giác vàng) cho tới đoạn bắt đầu là biên giới Lào-Campuchia (đảo Don Khong) thì sông Mê Kông hoặc là chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Lào hoặc là đường biên giới ở giữa sông của Lào và Thái Lan (hoặc là đường biên giới ở giữa sông của Lào và Campuchia).
Tiềm năng thủy điện có thể khai thác về mặt kỹ thuật còn rất ít ở một số khu vực thuộc lưu vực sông Mê Kông. Hầu hết các nhà máy thủy điện của Thái Lan được phát triển trong thập niên 1980 và 1990, cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi quy mô lớn như một phần của Dự án Kong-Chi-Mun hoàn thành năm 1992, gần đây (~năm 2016) được điều chỉnh lại thành Dự án Khong-Loei-Chi-Mun ở các tỉnh đông bắc Thái Lan, nhưng tới nay chưa có thêm thông tin gì về việc triển khai dự án này.
Cơ sở hạ tầng năng lượng quy mô lớn ở Thái Lan vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, chẳng hạn Hội Người nghèo Thái Lan phản đối thủy điện Pak Mun (trên sông Mun – chi lưu của sông Mê Kông, 136 MW), đập thủy điện cuối cùng trong lưu vực sông Mê Kông được đưa vào vận hành ở Thái Lan năm 1994. Điều này buộc Thái Lan phải xuất khẩu các tác động xã hội và môi trường của việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện sang các nước láng giềng, như Lào.

Lào đang thực hiện đúng quy trình PNPCA của MRC thì lý do gì phản đối hay cấm họ?
Không thấy phần Vn cụ nhỉ? Cụ cho hỏi là khi VN xây thủy điện Thượng Kon Tum và A Lưới thì có thông báo gì có MRC hem cụ?
Nếu như thông tin của Campuchia đưa ra đúng thì lượng nước của 2 cái thủy điện nhà mình chuyển dòng phải gấp nhiều lần Cam đấy!
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,578
Động cơ
351,588 Mã lực
Tuổi
124
Không thấy phần Vn cụ nhỉ? Cụ cho hỏi là khi VN xây thủy điện Thượng Kon Tum và A Lưới thì có thông báo gì có MRC hem cụ?
Nếu như thông tin của Campuchia đưa ra đúng thì lượng nước của 2 cái thủy điện nhà mình chuyển dòng phải gấp nhiều lần Cam đấy!
VN chỉ có trên các chi lưu/sông nhánh (tributary), không có trên dòng chảy chính của sông Mê Kông, nên thủ tục chỉ là thông báo (notification) đối với cả mùa mưa và mùa khô cũng như trong lưu vực (intra-basin) và liên lưu vực (inter-basin). Cụ xem hình tại cuối trang 3 quy trình PNPCA (https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/PNPCA-brochure-11th-design-final.pdf). Ví dụ đối với thủy điện A Lưới có sự thay đổi dòng chảy từ hệ thống sông Sekong (chi lưu sông Mê Kông) sang sông Bồ hay thủy điện thượng Kon Tum có sự thay đổi dòng chảy từ hệ thống sông Sê San (chi lưu sông Mê Kông) sang sông Trà Khúc. Đó đều là sự thay đổi dòng chảy liên lưu vực, nhưng do thuộc chi lưu nên chỉ cần thông báo.
 

Marda49

Xe buýt
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
792
Động cơ
333,588 Mã lực
VN chỉ có trên các chi lưu/sông nhánh (tributary), không có trên dòng chảy chính của sông Mê Kông, nên thủ tục chỉ là thông báo (notification) đối với cả mùa mưa và mùa khô cũng như trong lưu vực (intra-basin) và liên lưu vực (inter-basin). Cụ xem hình tại cuối trang 3 quy trình PNPCA (https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/PNPCA-brochure-11th-design-final.pdf). Ví dụ đối với thủy điện A Lưới có sự thay đổi dòng chảy từ hệ thống sông Sekong (chi lưu sông Mê Kông) sang sông Bồ hay thủy điện thượng Kon Tum có sự thay đổi dòng chảy từ hệ thống sông Sê San (chi lưu sông Mê Kông) sang sông Trà Khúc. Đó đều là sự thay đổi dòng chảy liên lưu vực, nhưng do thuộc chi lưu nên chỉ cần thông báo.
Và VN cũng là nước duy nhất đến hiện tại chuyển dòng lưu vực của sông Mêkong đúng không cụ??
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,578
Động cơ
351,588 Mã lực
Tuổi
124
Và VN cũng là nước duy nhất đến hiện tại chuyển dòng lưu vực của sông Mêkong đúng không cụ??
Cụ tìm hiểu thêm về dự án Kok-Ing-Nan của Thái Lan, bắt đầu triển khai từ năm 1994, lấy nước sông Kok và sông Ing (hai chi lưu sông Mekong) chuyển sang sông Nan (chi lưu sông Chao Phraya). Mekong và Chao Phraya là 2 hệ thống sông khác nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam việt nam

Xe buýt
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
800
Động cơ
102,853 Mã lực
Tuổi
47
em thấy không có lửa sao có khói
Việt nam ta cho xây khu phức hợp đại sứ quán Mỹ trong lòng thủ đô trị giá 1,2 tỉ USD đắt nhất thế giới, ( đem lại việc làm cho 1800 lao động trong 6 năm ( 2029), góp thêm 350tr cho nền kinh tế VN) , mà Đại Sứ Quán thì coi như đất nhà nó, nó có quyền mời ai làm gì thì làm..giả sử nó đặt vũ khí hạt nhân trong đại sứ quán, thì ai dám kiểm tra nó, lâu dài thì việt nam bị phụ thuộc...bla bla
Cam nó làm kênh Phù Nam hoàn thành 2027 ( đóng góp cho du lịch và người dân Cam được hưởng lợi), từ đó điều khiển nguồn nước, ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.
Tổng thể hơn, toàn diện hơn, lâu dài và bền vững theo các cụ thì ta ngu hay cam nó khôn
Hột nhân giấu trong túi quần mấy ôg sứ quán cụ hỉ
 

PenII

Xe tải
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
474
Động cơ
42,146 Mã lực
Dân người ta có nói sai bao giờ đâu, chả chê gì ông CAM, chỉ thấy ông giận dữ thể hiện ý định chính trị diễn cho láng giềng xem thôi.
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
690
Động cơ
121,446 Mã lực
Tuổi
33
Thế này là người Việt hại người Việt ở Cam rồi
ngu dốt + nhiệt tình bằng phá hoại thôi. Cả triệu người Việt đang làm ăn sinh sống bên Cam mà đi kích động quan hệ giữa 2 nước.
Thời buổi kinh tế khó khăn, dân trí thấp, thật mệt mỏi

Hunsen hôm qua lên án các nước ủng hộ Khơ me đỏ và cảm ơn quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
690
Động cơ
121,446 Mã lực
Tuổi
33
Dân biển hồ nó còn không công nhận hại qué gì
định nghĩa của Cam là Campuchia chỉ có dân Khơme thôi, nên các dân tộc thiểu số ở Campuchia rất khó khăn. Đặc biệt là dân Việt, do sự xâm lấn đất cũ với Cam do quá trình nam tiến. Giờ dân mình vẫn làm ăn sinh sống bên đó bình thường, cụ muốn họ phải tháo chạy tiếp khỏi Cam như 200.000 người Việt năm 79 hay gì??
 
Chỉnh sửa cuối:

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
690
Động cơ
121,446 Mã lực
Tuổi
33
Hột nhân giấu trong túi quần mấy ôg sứ quán cụ hỉ
vũ khí hạt nhân giấu trong đsq thì thấy đỉnh rồi =)) Cái đsq bé tý mà cứ như căn cứ quân sự vậy.

Để em tưởng tượng: Có khi có hầm phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong đsq :D phòng thí nghiệm sinh học, bên dưới là 1 căn cứ quân sự khổng lồ sâu hàng km dưới lòng đất của Mỹ giữa Hà Nội =)) có thể hủy diệt cả Trái Đất :))
 

deverlex

Xe buýt
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
690
Động cơ
121,446 Mã lực
Tuổi
33
Thì quen hay không vẫn là dân đen phải gánh
gánh hay không kệ họ đi cụ, việc mình mình lo, lo cho người ta làm gì vậy?? người ta còn đang tự hào đó. Các công trình ở Cam do TQ xây đa phần không mắc nợ như Lào, vì Cam nó cho TQ quản lý 50 năm luôn rồi mới chuyển giao cho Cam.
 

dog.fearless

Xe buýt
Biển số
OF-846283
Ngày cấp bằng
8/1/24
Số km
955
Động cơ
13,154 Mã lực
gánh hay không kệ họ đi cụ, việc mình mình lo, lo cho người ta làm gì vậy?? người ta còn đang tự hào đó. Các công trình ở Cam do TQ xây đa phần không mắc nợ như Lào, vì Cam nó cho TQ quản lý 50 năm luôn rồi mới chuyển giao cho Cam.
Cũng khác gì mắc nợ đâu cụ, mà cụ lo được hì cho mình rồi
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,131
Động cơ
225,669 Mã lực
Tuổi
48
ngu dốt + nhiệt tình bằng phá hoại thôi. Cả triệu người Việt đang làm ăn sinh sống bên Cam mà đi kích động quan hệ giữa 2 nước.
Thời buổi kinh tế khó khăn, dân trí thấp, thật mệt mỏi

Hunsen hôm qua lên án các nước ủng hộ Khơ me đỏ và cảm ơn quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia
Cụ cứ phải nâng cao quan điểm .. em ở Cam vào đúng thời điểm quan hệ có khúc mắc vì Cam phủ quyết bất ngờ nêu vấn đề biển Đông trong hội nghị , sau đó lời qua tiếng lại trên mạng , nhưng ngoài đời ở Cam người VN ai làm gì cứ làm không có bị gây khó dễ gì .... họ cũng chưa điên đến mức vì một việc va chạm nhỏ mà quay sang làm khó người VN bên đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top