[Funland] Khi cô giáo bị học sinh cấp 2 hành hung?

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,092
Động cơ
368,757 Mã lực
Em đang ngồi cafe với bà chị họ, gv lớp 5 một trường tư. Bác ấy bảo hs của bác có đứa còn nói: bố mẹ con trả tiền cho các cô dạy con, các cô có khác gì người ở của nhà con đâu...
Vẫn có 1 bộ phận không nhỏ trong xh đang cao giọng "...Giáo dục cũng chỉ là một dịch vụ xh mà thôi..." Chắc vì thế nên nghề giáo đang dần trở nên nguy hiểm và thương mại hoá.
Giáo dục ở các nước tiên tiến cũng coi là 1 loại dv xh...nhưng ở đó được pl bảo vệ chi tiết , cụ thể....thử tấn công, sỉ nhục giáo viên xem nào. Không cần giáo huấn gì sất...tù ngay.
Vậy rõ ràng có nhiều chỗ chưa ổn, ví dụ như nửa nạc nửa mỡ không theo đức cũng chẳng theo pháp là 1 điều không tốt.
 

mira

Xe hơi
Biển số
OF-386654
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
103
Động cơ
241,928 Mã lực
Tuổi
44
nói thật chứ ngày xưa em đi học trường làng, phụ huynh còn ko biết con học lơp mấy, đến lớp thì cũng có gv dạy giỏi, gv dạy dở, gv tốt gv chưa tốt nhưng hs đa số thuần tính, còn ph thì chả can thiệp gì vì còn lo mải đi làm ăn. cứ thế mà cũng đỗ đạt trường top, ra đời cũng thành công cả, giờ gì mà ph suốt ngày can thiệp sâu vào sự giáo dục của nhà trường quá trong khi phần dạy nhân cách cho con thì là việc của chính gia đình mình
 

lsquetoi

Xì hơi lốp
Biển số
OF-323515
Ngày cấp bằng
13/6/14
Số km
89
Động cơ
288,547 Mã lực
Con em đang học MN 3 tuổi, trường tổ chức Hoạt động cho PH cùng chia sẻ với CV của GVMN bằng các mời các PH tham gia "Hoạt động thấu cảm" 1 ngày/tháng. Để các PH hiểu thêm về CV của các Cô giáo MN trong việc chăm sóc các con ntn, và hầu hết các PH đều có lí do để ko tham gia.
Có những loại PH chỉ biết đẻ rồi cho ăn, giao việc dạy con cho nhà trường tốt nhất là khâu...đừng đẻ, làm rác cho XH.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,294
Động cơ
484,881 Mã lực
Rất nhiều người hiện nay đang có tư tưởng như cô kimlien này cụ ạ.
Lũ trẻ mới tối thôi, còn mù thì cũng không xa là bao nữa..
Screenshot_20231207-085032.png
Cái tội tự nhận là cao quý, sự nghiệp trồng người nên giờ mới khổ. Lương thấp nhưng bị mị dân nên mờ mắt!
Cứ thẳng tuột ra GV là dạy kiến thức, lương theo năng lực; trồng người là việc khác và người khác lo có phải dễ ko?
 

mira

Xe hơi
Biển số
OF-386654
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
103
Động cơ
241,928 Mã lực
Tuổi
44
nói chung để tình trạng như hiện nay là do chóp bu ngành GD và sự xuống cấp đạo đức cuả 1 bộ phận PH khi văn hóa ko đi liền với sự phát triển kinh tế, gọi là trọc phú đó
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
325
Động cơ
133,059 Mã lực
Vẫn có 1 bộ phận không nhỏ trong xh đang cao giọng "...Giáo dục cũng chỉ là một dịch vụ xh mà thôi..." Chắc vì thế nên nghề giáo đang dần trở nên nguy hiểm và thương mại hoá.
Giáo dục ở các nước tiên tiến cũng coi là 1 loại dv xh...nhưng ở đó được pl bảo vệ chi tiết , cụ thể....thử tấn công, sỉ nhục giáo viên xem nào. Không cần giáo huấn gì sất...tù ngay.
Vậy rõ ràng có nhiều chỗ chưa ổn, ví dụ như nửa nạc nửa mỡ không theo đức cũng chẳng theo pháp là 1 điều không tốt.
Hay cụ. Hời hợt gái tính xứ mình gần như là bản sắc cụ ạ. Cuối năm lên hài táo Quân cười xuề xoà, vui xong xuôi tất cả lại về .:)
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,222
Động cơ
288,447 Mã lực
Tuổi
39
Cụ thấy nhiều đời bộ trưởng qua đi, giáo dục mình thế nào?
Sau bao nhiêu năm đem xã hội hoá vào giáo dục, khai phóng vào giáo dục thì đến lúc nên giải tán bộ dục. Vì một khi xã hội hoá rồi thì để cho xã hội tư điều tiết và vận hành. Chứ bộ dục chả để làm gì. Học theo mỹ luôn, khôn sống ngóng chết.
Bộ dục hay bộ nào cũng thế, dân túy thì nát.
Như cụ nhận xét. Bản chất là từ cấp cao nhất cũng không coi trọng giáo dục, chứ không phải vấn đề cá nhân vị BT. Học theo Mỹ thì chắc chắn không được. Ở Mỹ có một lực lượng rất mạnh bảo vệ giáo viên là các hiệp hội. Bên mình thì rất sợ các hội nhóm vì nhạy cảm chính trị. Nếu không học được Mỹ thì có thể học TQ.
Nhiều cụ hiểu lầm là áp lực học hành của TQ cao hơn VN. Nhầm to. Cơ hội học hành ở TQ dồi dào và đa dạng hơn VN. Hệ thống giáo dục nghề cũng phát triển hơn. Thậm chí đến học thêm dạy thêm còn bị nghiêm cấm, phạt nặng. Cạnh tranh mức độ cao chỉ ở các trường top thôi. Trên 90% trường ở TQ là học hành khá nhẹ nhàng. Còn chú nào phấn đấu vào trường top thì đương nhiên phải học siêu căng, tất nhiên là căng so với bọn TQ thôi chứ cũng chưa căng đến mức thủ khoa cũng trượt như Bách Khoa ở mình.
Tuy áp lực giáo dục chung không cao nhưng TQ là một nước thực sự quan tâm giáo dục từ cấp cao nhất. Ngân sách cho giáo dục rất lớn. Lãnh đạo cấp cao nhất quan tâm sát sao đến từng việc như dạy thêm, học thêm, chế độ cho giáo viên vùng khó khăn. Nếu một vụ việc như này xảy ra ở TQ thì trung ương ra tay xử lý ngay. Và cách xử lý của trung ương thì rất quyết đoán, tàn nhẫn. Coi chừng hiệu trưởng, trưởng phòng giáo dục bay ghế ngay trong đêm.
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,323
Động cơ
68,111 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không biết từ lúc nào, các thầy cô lại trở nên kém thế, cửa dưới trước học sinh và phụ huynh.
Có phải chăng sự dung túng, dễ dãi, thỏa hiệp của nhà trường, các cơ quan quản lý Giáo dục đã tiếp tay.
Nếu sự việc này không được sử lý mạnh mẽ và có tính răn đe thì nó sẽ trở thành tiền lệ, các thầy cô sẽ rút vào thủ thế, dậy cho xong nhiệm vụ rồi về, kỉ luật mặc bay; học sinh sẽ biết các thầy cô chẳng làm gì được chúng sẽ mặc sức tung hoành phá phách, hỗn láo.
Trích báo đây ah:
"Cô H. cho biết, sau sự việc xảy ra vào tiết 3 tại lớp 7C, bảo vệ đã báo cáo lên Ban giám hiệu nhưng không có sự can thiệp của nhà trường.

Đến tiết 4 ở lớp 6A, khi sự việc "leo thang" đến đỉnh điểm, vẫn không có đồng nghiệp hay Ban giám hiệu đến can thiệp."
"Cũng theo cô H., khi bị một nhóm học sinh rất đông và hung hăng dồn ép vào góc tường nhưng cô không phản ứng gì, nhà trường cho rằng kỹ năng xử lý của cô kém. "Nhưng nếu tôi phản ứng, phụ huynh sẽ không để tôi yên", cô nói. "

 

tranthanhhaist

Xe buýt
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
632
Động cơ
139,975 Mã lực
Nhớ ngày xưa đi trên đường gặp cô giáo do lơ đễnh gặp cô không chào, thực tình là lúc đó e k thấy. Sau này họp phụ huynh, cô có nhắc nhẹ với bà cụ e, mặc dù có nói đỡ là có khi lúc đó có lẻ nó không thấy, vậy mà cũng quỳ cả buổi. Lý lẽ của bà cụ rất đơn giản, k chào là lỗi, k thấy cũng là lỗi, lỗi mà dẫn đến hậu quả bất kính thầy cô thì quỳ là nhẹ rồi. Sau này e nhận ra là bà cụ có lý, có những việc dù k cố ý nhưng có hậu quả thì vẫn là lỗi, mà lỗi k có chế tài hoặc nhận kết quả đau thương thì chẳng bao giờ sửa đc, mà từ việc nhỏ k phạt thì sớm muộn việc chửi cô mắng thầy là tất yếu. Ngày xưa những việc này có k, ở nước văn minh có k? Xin thưa làm quái gì k có, thậm chí đánh giết thầy cô còn có, ít hay nhiều thôi, nghe nhiều cụ đao to búa lớn đến mức biện minh do cái thể chế, bộ này, bộ nọ mà nực cười, những sự vụ thế này thể chế nào, thời nào chả có, truy đến tận cùng thì tất nhiên đều có thể có lỗi của rất rất nhiều phía nhưng cái chính thì hành động của lũ nhóc này, trách nhiệm đầu tiên và nặng nề nhất vẫn là của cha mẹ chúng, k nhìn thẳng trách nhiệm thì còn khuya mới sửa đc. Những vụ học sinh bị phạt quỳ, tét vào mông mà ngất xỉu,... gần đây chẳng hạn, dù có thể thầy cô có quá tay chút ít đi nữa thì các ông bố bà mẹ đó cũng nên coi lại sao con mình lại yếu tới mức đó, có bệnh tật gì k, có thì chữa gấp, chứ hình phạt đó đã là gì so với khi ra đời, việc bé tẹo mà đã thế hỏi sao bọn nhóc đó k đc đằng chân lên đằng đầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,323
Động cơ
68,111 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nghĩ 1 là do bệnh thành tích (sợ có phốt thì mất điểm), 2 là dân tuý cái gì cũng sợ dư luận, mà chung quy cả 2 đều có lý do gốc rễ là sợ mất ghế, sợ phải chịu trách nhiệm.
Em thấy thương cho các thầy cô giáo, xã hội nó khoác cho cái áo đẹp đẽ của người thầy, đứng trên bục cao không dám bước xuống chứ giả sử cứ coi như thợ dạy, giống bà bán hàng ngoài chợ, động vào bà ấy chả nhẩy chồm lên chửi cho ngay ấy, đứng đấy mà chịu đựng quay phim với bạo hành.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,774
Động cơ
245,795 Mã lực
Tuổi
50
lũ đầu bò đầu bướu này sau cũng ăn cớc thôi. nứt mắt ra đã húng chó rồi.
Cụ nói đúng đấy. Khốn nỗi là lũ nhóc ngu độn này không biết chuyện đó, và theo kinh nghiệm thực tế của em, em đoán là lũ nhóc học được cái sự ngu độn này từ cha mẹ chúng.
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,068
Động cơ
120,665 Mã lực
Không biết từ lúc nào, các thầy cô lại trở nên kém thế, cửa dưới trước học sinh và phụ huynh.
Có phải chăng sự dung túng, dễ dãi, thỏa hiệp của nhà trường, các cơ quan quản lý Giáo dục đã tiếp tay.
Nếu sự việc này không được sử lý mạnh mẽ và có tính răn đe thì nó sẽ trở thành tiền lệ, các thầy cô sẽ rút vào thủ thế, dậy cho xong nhiệm vụ rồi về, kỉ luật mặc bay; học sinh sẽ biết các thầy cô chẳng làm gì được chúng sẽ mặc sức tung hoành phá phách, hỗn láo.
Trích báo đây ah:
"Cô H. cho biết, sau sự việc xảy ra vào tiết 3 tại lớp 7C, bảo vệ đã báo cáo lên Ban giám hiệu nhưng không có sự can thiệp của nhà trường.

Đến tiết 4 ở lớp 6A, khi sự việc "leo thang" đến đỉnh điểm, vẫn không có đồng nghiệp hay Ban giám hiệu đến can thiệp."
"Cũng theo cô H., khi bị một nhóm học sinh rất đông và hung hăng dồn ép vào góc tường nhưng cô không phản ứng gì, nhà trường cho rằng kỹ năng xử lý của cô kém. "Nhưng nếu tôi phản ứng, phụ huynh sẽ không để tôi yên", cô nói. "

Ban giám hiệu trường này có phải là cá biệt không nhỉ?
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,627
Động cơ
141,606 Mã lực
Như cụ nhận xét. Bản chất là từ cấp cao nhất cũng không coi trọng giáo dục, chứ không phải vấn đề cá nhân vị BT. Học theo Mỹ thì chắc chắn không được. Ở Mỹ có một lực lượng rất mạnh bảo vệ giáo viên là các hiệp hội. Bên mình thì rất sợ các hội nhóm vì nhạy cảm chính trị. Nếu không học được Mỹ thì có thể học TQ.
Nhiều cụ hiểu lầm là áp lực học hành của TQ cao hơn VN. Nhầm to. Cơ hội học hành ở TQ dồi dào và đa dạng hơn VN. Hệ thống giáo dục nghề cũng phát triển hơn. Thậm chí đến học thêm dạy thêm còn bị nghiêm cấm, phạt nặng. Cạnh tranh mức độ cao chỉ ở các trường top thôi. Trên 90% trường ở TQ là học hành khá nhẹ nhàng. Còn chú nào phấn đấu vào trường top thì đương nhiên phải học siêu căng, tất nhiên là căng so với bọn TQ thôi chứ cũng chưa căng đến mức thủ khoa cũng trượt như Bách Khoa ở mình.
Tuy áp lực giáo dục chung không cao nhưng TQ là một nước thực sự quan tâm giáo dục từ cấp cao nhất. Ngân sách cho giáo dục rất lớn. Lãnh đạo cấp cao nhất quan tâm sát sao đến từng việc như dạy thêm, học thêm, chế độ cho giáo viên vùng khó khăn. Nếu một vụ việc như này xảy ra ở TQ thì trung ương ra tay xử lý ngay. Và cách xử lý của trung ương thì rất quyết đoán, tàn nhẫn. Coi chừng hiệu trưởng, trưởng phòng giáo dục bay ghế ngay trong đêm.
Đúng rồi. Chưa kể cơ sở vật chất trong đó có thể dục thể thao của TQ rất ngon nhé. Trường học có đủ sân bóng các kiểu chứ k úi xùi như mình. Đến trường cấp 3 hàng đầu QG như Ams mà cơ sở vật chất cũng thảm hại, mọi thứ dồn hết lên phụ huynh.
 

Jason88

Xe buýt
Biển số
OF-783644
Ngày cấp bằng
13/7/21
Số km
773
Động cơ
40,500 Mã lực
Lại vẫn là câu chuyện bệnh thành tích thôi mà, lại vẫn là câu chuyện tiêu cực trong môi trường giáo dục mà nhiều người ko dám lên tiếng. Em tin là còn nhiều trường như vậy lắm.
 

QUANG1970

Xì hơi lốp
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,366
Động cơ
315,572 Mã lực
Lại vẫn là câu chuyện bệnh thành tích thôi mà, lại vẫn là câu chuyện tiêu cực trong môi trường giáo dục mà nhiều người ko dám lên tiếng. Em tin là còn nhiều trường như vậy lắm.

 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,147
Động cơ
492,092 Mã lực
chuyện hỗn láo thế này thời nào cũng có, xã hội nào cũng có. nhưng dung túng bao che như vụ này thì chỉ có ở trường học và UBND xã ở Sơn dương, Tuyên Quang.

cô giáo này cũng rất có tâm với học trò. bị hành hung còn lo chúng nó trẻ người non dạ. nhưng gia đình, nhà trường, ubnd xã mà không uốn nắn thì chúng nó sẽ trượt dài trên con đường tội lỗi. nay nó đánh cô được, Lý gì mai nó không đánh hiệu trưởng, đánh cha mẹ chúng nó, rồi đánh cả cán bộ?

tội nặng nhất là hiệu trưởng. muốn con ngoan trò giỏi thì không thể kệ chúng nó đánh cô giáo. nó coi thường cô thì sao nó tôn trọng thầy được? thầy không dạy nó kỉ luật, pháp luật, thì làm sao nó lên người được?
 

mira

Xe hơi
Biển số
OF-386654
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
103
Động cơ
241,928 Mã lực
Tuổi
44
ah mấy bà chị giáo viên của me còn nói hiện tại bệnh giáo dục nặng lắm, ko được đẻ hs ở lại lớp, nếu có hs như vậy là hiệu trưởng sẽ làm việc với gv, có nhiều hs năng lực kém tiếp thu chậm gv muốn cho ở lại lớp nhưng ko dc. có lần họp zoom toàn trường , em nghe mụ hiệu trưởng quát nạt gv mà cnagw hết cả đầu, áp lực lắm các cụ a
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
325
Động cơ
133,059 Mã lực
Giáo dục dĩ nhiên là công việc của toàn xã hội mà cha mẹ - gia đình, nhà trường - ngành giáo dục, nhà nước - xã hội đều có vai trò và trách nhiệm riêng của mình. Mỗi bên ở đây đều có thiếu sót chung đó là ít quan tâm đến giáo dục sao cho hiệu quả, giống như ít quan tâm đến nghiên cứu khoa học vậy.
Gia đình mà hạt nhân là cha mẹ là người ảnh hưởng lớn nhất đến một đứa trẻ. Thứ nhất đưá trẻ trong bản năng sẽ ưu tiên lựa chọn cha mẹ là đôia tượng để học hỏi đầu tiên, uốn nắn đạo đức, tính cách có tính cá biệt là anhe hưởng bởi cha mẹ. Việc đầu tư cho con học hành cũng là cha mẹ, cha mẹ phải học cách giáo dục con cái trong gia đình. Dù chúng ta đã từng trải qua là một đứa trẻ trước khi trưởng thành nhưng chúng ta quên mất chúng ta từng thế nào khi là một đứa trẻ. Chúng ta đòi hỏi về người khác quá nhiều còn đòi hỏi về bản thân hơi ít, phần nào xh tiêu dùng phương tây tiêm vào chúng ta tạo ra cái nhìn hẹp hòi hơn, ít thông cảm hơn.
Nhà trường - bộ giáo dục đang đi theo hướng thương mại hoá giáo dục nhưng lại chỉ quan tâm đến việc làm thế naod để thu thật nhiều học phí, lợi nhuận phải thật cao. Họ, những nhà kinh tế nửa mùa không biết rằng đặc thù của giáo dục đó là thời gian thu hồi vốn rất dài, dài như thu phí đường cao tốc vậy. Sản phẩm giáo dục ảnh hưởng lâu dài đến cá nhân người học và cả xã hội nên đòi hỏi tính khoa học và tự nghiên cứu chứ không thể đi mua cái giáo trình về rồi dạy được bởi chương trình kia thiết kế cho những con người phương tây với điều kiện vật chất tinh thần khác. Cũng như y tế thì giáo dục cũng phải có hội đồng chuyên môn.
Nhà nước đang nhìn nhận lại bắt đầu từ việc phân luồng, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội để quy hoạch, đầu tư cho gd đại học, gd nghề, liên thông giữa nghề và đh loại bỏ dần tư duy đại học là con đường duy nhất (tư duy bằng cấp). Hội nghị văn hoá toàn quốc không phải chỉ bàn đến ca múa nhạc mà cả vấn đề quốc học nữa. Em tin và mong là phân tích của mình đúng
Cụ chuẩn quá.
Xã hội, nhà trường, gia đình. Như cái kiềng 3 chân, gãy chân nào là cái kiềng đi làm đồng nát. Gia đình dạy ở nhà, ra đường đến trường chẳng ra gì thì lại điệp khúc ở nhà con tôi ngoan lắm. Cho nên giáo dục mà chỉ trong chờ bộ dục thì ko bao giờ là đủ. Vậy nên các cụ trên cứ hô gd là quốc sách nhưng chỉ là mõm thôi.
 

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
325
Động cơ
133,059 Mã lực
ah mấy bà chị giáo viên của me còn nói hiện tại bệnh giáo dục nặng lắm, ko được đẻ hs ở lại lớp, nếu có hs như vậy là hiệu trưởng sẽ làm việc với gv, có nhiều hs năng lực kém tiếp thu chậm gv muốn cho ở lại lớp nhưng ko dc. có lần họp zoom toàn trường , em nghe mụ hiệu trưởng quát nạt gv mà cnagw hết cả đầu, áp lực lắm các cụ a
Cụ nhớ phốt năm ngoái gv động viên phụ huynh cho con mình học kém chuyển qua giáo dục thường xuyên ko nhỉ? =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top