Không biết lái tàu hỏa có phải lái không các cụ?

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,214
Động cơ
452,016 Mã lực
Em chưa được trèo lên ca bin tầu hỏa bao giờ, có thắc mắc là không biết đầu máy có vô lăng để lái hay không hay là tài xế chỉ ngồi tăng giảm tốc độ và kéo còi thôi. Đã hỏi anh Gúc nhưng anh ý hem bít. Cụ nào là tài xế hỏa xa vào giải ngố cho anh em tí.
Trích 1 đoạn các cụ đọc chơi:

Lái tàu ở VN và ám ảnh kinh hoàng trước vô số cái chết Những cái chết thảm khốc trên đường ray xe lửa, mà điển hình là vụ xe ăn hỏi bị tàu đâm khiến nhiều chàng trai trẻ thiệt mạng. Báo chí đưa tin năm này qua năm khác như một sự thống kê não nề về số vụ tai nạn đường sắt.

Ám ảnh

Tuyến đường sắt hơn 100 năm vẫn... già nua, còm cõi. Qua câu chuyện về những người lái tàu, hy vọng bạn đọc sẽ hình dung được phần nào nguyên nhân những vụ tai nạn thảm khốc trên đường sắt.

Tôi ngồi giữa 2 lái tàu, một kỳ cựu và một trẻ măng. Ngô Phú Sơn (sinh năm 1962) với gần 30 năm lái tàu hỏa, tóc cắt gọn, mặt săn sắt. Tọa trên ghế lái phụ, Kiều Văn Đông sinh năm 1986 trông thư sinh. Trước khi tàu chạy họ mở cửa sổ và quan sát phía sau đầu tàu để chắc chắn đã an toàn và nổ máy.


Đuờng sắt song song với đường bộ là một trong những nguy cơ tiềm ẩn TNGT.

Từng hồi còi hú lên. Con tàu khe khẽ lách mình trườn qua những dãy nhà dân mọc san sát hai bên đường ray. Sơn và Đông đang trong một ca làm việc. Trên bàn điều khiển, một ấm trà đặc quánh. Họ là những lái tàu thuộc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội.

Đông mới vào nghề được 2 năm. Hồi bé vì mê hình ảnh những đoàn tàu xình xịch mỗi sáng đi học mà đăng ký học lái tàu. Sau 3 năm học trở thành tài xế tại trường Cao đẳng nghề đường sắt, Đông thành lính mới trong nghiệp hành xa (từ thường dùng của cánh lái tàu hỏa khi miêu tả về nghề).

Lái tàu ở nước ngoài là một nghề thu nhập cao không kém phi công và ít bị ám ảnh nghề nghiệp. Nếu như những gì tôi được chứng kiến và nghe kể lại thì lái tàu ở Việt Nam cần phải được kiểm tra về tâm lý thường xuyên.

Chỉ riêng việc phải đối mặt với quá nhiều cảnh tai nạn gây chết người cũng đáng phải điều trị tâm lý cho lái tàu. Ám ảnh cả nguy cơ phương tiện đường bộ lao vào đường sắt (đa số đường bộ chạy song song với đường sắt).

Những ám ảnh ấy chỉ dành cho người có thần kinh thép. “Thế nhưng, anh em chủ yếu động viên nhau là chính. Đời lái tàu, khó đếm được số vụ tai nạn chết người vì quá nhiều”, Quản đốc Phân xưởng Vận doanh Đầu máy (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) Lưu Quang Hải - cựu lái tàu nói.

Cung đường tử thần

Dài chưa đầy 60 km nhưng đoạn đường sắt Hà Nội - Phủ Lý (Hà Nam) là nỗi sợ hãi của nhiều lái tàu. Tuy nhiên, trên đoạn đường này không chỉ có tai nạn chết chóc mà nó còn chứa đựng những câu chuyện đầy tính nhân văn…

Đoàn tàu lao lên phía trước bỗng từ xa có một người đàn ông chạy ra đứng giữa đường ray tiểu tiện. Tài xế nhấn còi liên hồi để cảnh báo. Khi người đàn ông ấy kịp nhận ra, ngẩng đầu lên thì tất cả đã quá muộn dưới những chiếc bánh sắt đen đúa. Lái tàu Ngô Phú Sơn (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) vừa điều khiển đầu máy, vừa kể câu chuyện đầy ám ảnh đó với tôi.

Lái tàu Kiều Văn Đông sinh năm 1986, mới vào nghề 2 năm.

"Chưa dừng lại ở vụ tai nạn đó. Đoàn tàu này lại tiếp tục làm tử vong một người đi xe máy cố tình vượt. Lúc đó, tôi lái phụ, tài xế chính tay run khi phải viết văn bản tường trình sự việc gây chết người trong vòng 200km. Cuối cùng, khi lên buồng lái, anh ấy nói không thể ngồi ở vị trí lái chính được nữa và nhờ tôi lái thay", Sơn kể câu chuyện mới xảy ra gần đây như thế.

Tôi ngồi trên cabin theo chuyến tàu SE5 từ Hà Nội vào TPHCM do Sơn lái chính, ngồi ghế phụ là Kiều Văn Đông. Hỏi Sơn và Đông đi khắp cả nước, đoạn nào khủng khiếp nhất. Cả hai đồng thanh: Từ ga Hà Nội đến Phủ Lý (Hà Nam). Mà không chỉ có Sơn hay Đông nói thế, hầu như cánh lái tàu tôi gặp đều thông tin như vậy.

Tàu hú còi và chậm chạp bò thoát khỏi Hà Nội. Chúng tôi trò chuyện giữa những hồi còi hơi đinh tai. Sơn hết dùng chân đạp, lại dùng tay bấm còi cảnh báo. Có khi vừa ngơi tay một vài giây, cậu lái phụ trẻ măng lại hét giật giọng: "Còi, có người phía trước". Ngước lên bất chợt có một xe máy đang lao vút cắt mặt đầu máy.

Tàu bò chậm song song đường Lê Duẩn, Giải Phóng (Hà Nội), Sơn nói: "Đoạn đường ngang gần khách sạn Kim Liên có bà cụ bán chè chén nhiều năm liền làm gác chắn sống hễ có tàu đến là cụ ra điều tiết giao thông. Hình ảnh bà cụ tóc bạc quen thuộc với nhiều thế hệ lái tàu. Lâu rồi không thấy cụ đứng ra vẫy vẫy nữa, thay vào đó là một người thanh niên. Nghe nói cụ đã mất".

Tôi cứ thầm nghĩ, lạ thật, tại sao người già, người điên lại muốn ngăn chặn những người trẻ khỏe, tỉnh táo đâm đầu vào chỗ chết.

100 km, hàng trăm hồi còi

"Còi!", Đông lại giật giọng khiến tôi giật nảy mình. Trước mặt là một đoàn thanh niên bình thản trên đường sắt. Mỗi lần bấm còi, thiết bị đo hiển thị đủ 9 cân gió. Ngồi trên đầu máy cách âm mà đã thấy đau đầu nhưng có không ít kẻ đứng ngoài cứ như điếc.

Ngồi trên buồng lái thấy đoạn đường sắt Hà Nội - Phủ Lý như chạy qua sân nhà bởi hai bên san sát nhà dân. Đoạn gần ga Hà Nội, có thời điểm, tàu đi tới đâu, dân kéo đồ dạt tới đấy. Đánh răng, nấu ăn… nhưng tàu đến là kéo mọi thứ nhường tàu. Tàu đi qua, đâu lại vào đấy. Tôi để ý, tay tài xế Sơn kéo còi mà cứ thon thót.

Nhìn mặt Sơn thấy ngay sự trải nghiệm. Đời lái tàu như Sơn mấy chục năm, tai nạn đâm chết người nhớ không hết. Có đận Sơn chạy tàu hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ xa quan sát thấy một thanh niên cưỡi xe máy chặn trên đường ray cười thách thức. Gã thanh niên định kéo ga phóng đi nhưng oái oăm thay xe chết máy đổ nhào. Sơn vội phanh gấp, mũi tàu ghé sát sườn gã ngông cuồng khiến mặt hắn cắt không giọt máu. May tàu hàng chạy tốc độ thấp còn phanh kịp.

Chỉ gần 60 km thôi nhưng có đoạn, tàu hỏa như chạy giữa khe núi. Núi chính là những ngôi nhà cao tầng san sát, cửa hàng vật liệu xây dựng và những ngôi mộ xi măng nằm vắt gần chạm đường ray ở đoạn Ngọc Hồi (qua Bến xe Nước Ngầm một đoạn). Bên cạnh đó, tua tủa đường ngang cắt đường sắt. Rất ít đường ngang có gác chắn.

Do đó, tàu chạy nhưng tài xế luôn có cảm giác: Bất cứ lúc nào cũng có người hoặc các loại phương tiện từ trong ngõ vọt ra. Tàu chạy trên chính đường ray của mình nhưng sao tôi có cảm giác chênh vênh, bất an.

Nhiều lái tàu cho biết, biện pháp duy nhất để tránh tai nạn là còi thật nhiều. Như tài xế Sơn tính từ Hà Nội đến ga Phủ Lý phải hàng trăm lần bấm hoặc đạp còi. Bởi vì, tàu hỏa không thể phanh gấp kiểu ô tô nếu không muốn thảm họa. Theo đó, khoảng cách tối thiểu cho phép được phanh gấp trước vật cản là 800m. Đoạn đường sắt Hà Nội-Nam Định luôn là nỗi khiếp đảm của các lái tàu vì dường như lúc nào thần chết cũng túc trực trên quãng đường này.

Tài xế Sơn kể: Khi chuyến tàu SE5 ngày 27-7 của tôi vừa đi qua, chuyến SE4 chạy ngược từ TPHCM về ga Hà Nội đâm chết 3 người ngồi trên xe taxi cố tình vượt tại một đường ngang ở Thường Tín. Trước đó, vụ tai nạn thảm khốc do ô tô đám ăn hỏi cố tình vượt đã bị tàu đâm chết 10 người (đa số là thanh niên).

Tôi nhìn sang lái phụ Đông và tưởng tượng được cảnh lần đầu tiên chàng trai này đi thực tập được chứng kiến tàu đâm chết người và run sợ tới mức nào.

Rồi từng ngày trên đầu hỏa xa, những cái chết thường nhật, bất thình lình có làm Đông sắc lạnh và trải đời như đàn anh lái chính?

Còn tiếp...

Theo Tiền Phong
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,378
Động cơ
572,079 Mã lực
Toàn ấn nút, cứ như là lái tên lửa ấy nhề :-o
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Tàu xịn nó có máy tính điều khiển từ hành trình, tốc độ, ... theo GPS cả, chính xác từng giây một.
Lái tàu chỉ ngồi trông xem có gì nguy hiểm thì chuyển sang điều khiển bằng tay thôi.
Tầu ở VN hình như cũng có dự án điều khiển như vậy nhưng chẳng mấy khi được điều khiển tự động :(
Chuyển hướng thì thằng ở dưới nó chuyển ray chứ tàu không có vô lăng để tự nhẩy ra khỏi ray.

Trông quả ảnh chú lái tầu có quả phích nước ấm trà ác phết cụ nhỉ.
Chẳng may thằng nào nó giật phanh khẩn cấp (hình như ở VN cái này bỏ rồi) thì nước chẩy đầy vào bảng điều khiển, không biết có phanh được nữa không :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
Sếp em có thằng bạn cũng là sếp 1 cty lớn của Nhà nước, hôm rồi đi nhậu ở tỉnh về uống say có tài xế đưa hẳn hoi, giữa đường dừng lại đi tè, thế là toi mạng.
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,627
Động cơ
534,076 Mã lực
Em thấy là cũng phải lái ợ, nhưng chủ yếu là điều chỉnh tốc độ, phanh khi cần thiết.
Còn ở bển, mấy tầu nhanh em thấy lái tầu hầu như chả làm gì ngoài liên tục phải nhấn-thả một nút kiểm tra, nếu quá 10s nút đó không có tín hiệu thì tầu tự động dừng ợ :)
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,214
Động cơ
452,016 Mã lực
Em nghĩ những đoạn vào cua thì phải lái chứ. Không có cụ nào tài xế hịn vào đây cho ý kiến nhỉ.
 

bvhadelpiero

Xe lăn
Biển số
OF-51080
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
12,704
Động cơ
581,517 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
LPC's Canton chief VILLA!!!
nhìn cái tít thớt nè iem cứ tự nhủ, về nội dung bài, đã gọi là lái tàu lại còn có phải lái không nhỉ? iem ứ hỉu, nếu thế phải hỏi là điều j=khiển tầu có phải lái nhìu không nhỉ thì dễ hỉu hơn
 

biennho

Xe máy
Biển số
OF-77261
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
58
Động cơ
420,280 Mã lực
em cũng thế đã gọi là lái tàu thì phải là lái tàu chứ?
 

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,736
Động cơ
528,334 Mã lực
Lái tàu à???Chịu #:-s

Em chỉ biết lái máy bay...;))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,388
Động cơ
659,858 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Duy nhất 1 vụ tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng kg có vụ nào cụ ợ. Có lẽ cụ nhầm vụ lật tàu thống nhất ở Lăng Cô (bắc đèo Hải Vân). Vụ này lật tàu chết đâu hơn mười hành khách. Lý do là lái tàu không làm chủ tốc độ => vào cua bị lật. Lái tàu bị xử mấy năm gì đó.
 

carina

Xe buýt
Biển số
OF-11237
Ngày cấp bằng
25/10/07
Số km
511
Động cơ
535,810 Mã lực
Vụ này e biết vì có một lần được nhảy lên ca-bin tàu Thống Nhất, đầu Đổi Mới. Loại này có 2 xế: 1 chính và 1 phụ. Ca-bin hẹp lắm ạ và không có toa-lét đâu nhé, các bác tài có nhu cầu thì đợi...ga sắp đến. Ngay đằng sau mấy tài xế là buồng máy có cửa ra vào. Lái tàu cũng có vô-lăng như ô tô, nhưng mà bé tẹo, đường kính chỉ 1 gang tay, và cái chức năng của cái vô-lăng này lại là tăng và giảm tốc độ. Dưới chân cũng có bàn đạp, nhưng không phải để phanh mà để chống buồn ngủ- bác tài để chân vào đấy, hễ mà buồn ngủ nới chân ra là nó rung để cảnh báo. Cái vô lăng đây.



Tóm lại đối với các bác xế tàu, nhiệm vụ chính là kiểm soát tốc độ của tàu cho đúng với lịch trình. Cái này qui định ngặt nghèo lắm: đoạn nào được chạy 80km/h; đoạn nào chỉ còn 20km/h...nếu như chạy quá chỉ vài km/h là bị bắn tốc độ ngay. Không có xxx như đường bộ nhưng có hộp đen, về thanh tra ngành sẽ kiểm tra, phát hiện ra là kỷ luật liền. Trong trường hợp gặp vấn đề khách quan mà tàu chậm thì các bác tài phải xin phép về trung tâm,lựa đoạn nào đường tốt thì phóng nhanh lên để bù giờ, đảm bảo lịch chạy tàu. Vì rằng đường sắt là độc đạo, nếu như tàu này chậm thì sẽ ảnh hưởng đến những chuyến tàu khác.
Về lí thuyết thì cái đầu tàu đổi mới phóng được lên đến 120km/h, song đấy là nếu phóng ở đường sắt khổ 1m2; còn do đường sắt B-N chỉ có khổ 80cm, nên tốc độ tối đa cũng chỉ là 80km/h (ở những đoạn đẹp nhất do Nhật tài trợ). Đây là chỗ để hộp đen, ghi tốc độ chạy tàu



Tàu chạy theo ray, ray cong thì chạy cong, ray thẳng thì chạy thẳng. Vì thế nên việc rẽ trái, rẽ phải không phải do lái tàu mà do mấy bác gác ghi tàu. Các bác ý sẽ bẻ trước khi tàu vào để chuyển hướng. Tài xế tàu còn có nhiệm vụ là kéo còi và phòng chống tai nạn có thể xảy ra. Cái này do xế chính và xế phụ tự nhắc nhau, Chủ yếu là do xế phụ ngồi quan sát và hô: chuẩn bị vào đường cong, chuẩn bị đường cắt ngang- kéo còi...thì xế chính kéo còi;

Cảnh nhìn từ buồng lái tàu nó thế này


Còn cái nữa là mỗi cặp xế chính phụ chỉ lái một cung đường sắt nhất định. Ví dụ như chỉ lại chặng Hà Nội-Nghệ An, đến ga Vinh thì cặp này nhảy xuống nghỉ ngơi, sau đó nhận chuyến tàu ngược lại chạy về ga Hàng Cỏ. Còn từ Vinh đi Quảng Bình, Huế...thì lại cặp khác lên thay.
 
Biển số
OF-60461
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
640
Động cơ
448,300 Mã lực
Nơi ở
Bên người mình yêu.
Nghe thì dễ nhưng thực hành thì đúng là cả một vấn đề các cụ nhỉ. Vì đường ở VN mình có quá nhiều điểm giao cắt do dân mở ra nên đúng là khó đỡ thật
 

milicaanj

Xe buýt
Biển số
OF-90
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
900
Động cơ
590,060 Mã lực
@carina: hình như cụ nhầm đôi chút về khổ đường sắt
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,330
Động cơ
506,005 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
lái tầu thì cũng giống như máy bay thôi bản chất tầu là phải có đường riêng vì của vn tuổi của nó hơn trăm năm rồi nên lạc hậu và tuyền đi qua đường dân sinh, nên xảy ra tai nạn suốt, bây giờ các nước họ toàn làm trên cao vừa nhanh lại an toàn bởi ko phải chạy chậm và hú còi, thời sinh viên e toàn trốn tầu thấy giữa các toa tầu cũng có phanh trong trường hợp khẩn cấp là nhân viên của từng toa lao vào kéo, bạn e cũng áp dụng chiêu này để xuống những ga tầu ko đỗ, để lái tầu túm được thì cứ gọi là dừ đòn.
 

Hà Minh Hiệp

Xe tải
Biển số
OF-64671
Ngày cấp bằng
22/5/10
Số km
233
Động cơ
439,020 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
@carina: cụ kiếm đâu cái bài nhầm cơ bản về khổ đường sắt.
Đường sắt mình phổ biến là khổ 1000mm hay 1m và thêm 1 số đoạn đường lồng thêm khổ 1435mm (là khổ đường chuẩn Quốc tế)

Về việc lài tàu, công việc lái tàu như các bác nõi đúng là chỉ có điều chỉnh tốc độ nhanh chậm, phanh,.. còn việc chuyển đường thì do bộ phận ghi ở các nhà ga. Trong lúc lái tàu, tài xế còn thường phải ngoảnh lại quan sát đuôi tàu thường là vào đoạn cua, và nhiệm vụ chính là điều chỉnh tàu chạy đúng tốc độ theo công lệnh của từng đoạn.
Nhưng không phải vì thế mà công việc lái tàu không căng thẳng.các cụ cứ nhìn đoạn đường sắt 2 đầu ga HN thì biết nhà dân cứ gọi là san sát, tàu chạy trong khu vực nội thành HN chỉ được giới hạn tốc độ 30km/h. nhiều trường hợp tàu đến gần nhưng vẫn cố băng qua đường sắt nên gây ra nhiều tai nạn thương tâm.
 
Chỉnh sửa cuối:

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
@carina: cụ kiếm đâu cái bài nhầm cơ bản về khổ đường sắt.
Đường sắt mình phổ biến là khổ 1000mm hay 1m và thêm 1 số đoạn đường lồng thêm khổ 1435mm (là khổ đường chuẩn Quốc tế)

Về việc lài tàu, công việc lái tàu như các bác nõi đúng là chỉ có điều chỉnh tốc độ nhanh chậm, phanh,.. còn việc chuyển đường thì do bộ phận ghi ở các nhà ga. Trong lúc lái tàu, tài xế còn thường phải ngoảnh lại quan sát đuôi tàu thường là vào đoạn cua, và nhiệm vụ chính là điều chỉnh tàu chạy đúng tốc độ theo công lệnh của từng đoạn.
Nhưng không phải vì thế mà công việc lái tàu không căng thẳng.các cụ cứ nhìn đoạn đường sắt 2 đầu ga HN thì biết nhà dân cứ gọi là san sát, tàu chạy trong khu vực nội thành HN chỉ được giới hạn tốc độ 30km/h. nhiều trường hợp tàu đến gần nhưng vẫn cố băng qua đường sắt nên gây ra nhiều tai nạn thương tâm.
Bác Milicanj nhắc bác Carina đoạn này cụ:

=Carina
Về lí thuyết thì cái đầu tàu đổi mới phóng được lên đến 120km/h, song đấy là nếu phóng ở đường sắt khổ 1m2; còn do đường sắt B-N chỉ có khổ 80cm, nên tốc độ tối đa cũng chỉ là 80km/h (ở những đoạn đẹp nhất do Nhật tài trợ). Đây là chỗ để hộp đen, ghi tốc độ chạy tàu
Cháu chưa thấy khổ ray nào mét 2 cả. Thế có phải sai cơ bản không ợ?

Còn việc lái tầu nó căng thẳng hay không thì cháu không rõ, nhưng tai nạn khi chạy tốc độ 30 thì cháu đồ là chẳng mấy khi thấy tầu phanh trước khi đâm mấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top