[Funland] Kiến ba khoang

Euroland

Xe tải
Biển số
OF-684759
Ngày cấp bằng
9/7/19
Số km
269
Động cơ
105,750 Mã lực
Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.


– Kiến ba khoang (một số nơi còn gọi là: kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong…) là loài côn trùng có màu là các khoang đen – vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 – 1,2cm, ngang 2 – 3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh.

– Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…

Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết.

Tổn thương do kiến ba khoang thế nào?

Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh. Vết thương do kiến ba khoang đốt có đặc điểm sau:

-Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.

-Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.

-Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.

-Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân



Phòng tránh ra sao?

-Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.

-Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuyp…) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).

-Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.

Làm gì khi bị bị chất độc của chúng dính vào da?

-Lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng rửa vào nhé. Bạn phải hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương.

-Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc)

-Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn.

-Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên: Bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da.

-Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ: Bạn bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và để yên tâm bạn nên đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời.

-Mỗi ngày bạn nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (có bán ở các hiệu thuốc).

Gặp kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, phải xử trí thế nào?

-Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra.

-Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.

-Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

-Bàn tay nếu lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng, càng sớm càng tốt, để tránh độc tố kiến dính vào.

-Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố…nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.

Như vậy: viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

BS.Lê Ngọc Duy. Trung tâm cấp cứu và chống độc
 
Biển số
OF-583118
Ngày cấp bằng
4/8/18
Số km
537
Động cơ
141,853 Mã lực
tùy cơ địa mỗi người thôi, em vẫn dùng đầu ngón tay trần sử lý bọn này.
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,408
Động cơ
291,729 Mã lực

Công Tôn Chén

Xe tăng
Biển số
OF-554076
Ngày cấp bằng
10/2/18
Số km
1,169
Động cơ
162,216 Mã lực
Có thể cụ nhầm nó với một loài gì giống nó. Con này quá nguy hiểm luôn, nó ko cắn, Nhưng ko may mà nó bò trên da, đập chết nó, dịch của nó sẽ gây bỏng nặng. Nếu thấy rát và có hiện tượng nổi bọng nước thì rửa sạch và chịu khó bôi hồ nước sẽ nhanh liền và ít sẹo. Loại này bỏng rất sâu và để lại sẹo thâm rất mất thẩm mỹ.
Con này ở ngoài đồng đầy cụ ạ.
 

Nguyễn Đoàn HP

Xe điện
Biển số
OF-513234
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
2,334
Động cơ
199,157 Mã lực
Có thể cụ nhầm nó với một loài gì giống nó. Con này quá nguy hiểm luôn, nó ko cắn, Nhưng ko may mà nó bò trên da, đập chết nó, dịch của nó sẽ gây bỏng nặng. Nếu thấy rát và có hiện tượng nổi bọng nước thì rửa sạch và chịu khó bôi hồ nước sẽ nhanh liền và ít sẹo. Loại này bỏng rất sâu và để lại sẹo thâm rất mất thẩm mỹ.
Con này nó gắn bó với cả tuổi thơ của em, khi mỗi mùa gặt về. và nhìn thấy nó giống đến mười mươi.
em cũng chột dạ và đã phải Goole vì còm của cụ cho kết quả này
"
Kiến ba khoang
1. Khái quát
Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là kiến ba khoang, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong... thuộc giống Paederus (có 622 loài), họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ cánh cứng [7].
Nó là con vật sống trên ruộng đồng vườn tược từ hàng ngàn năm nay, là người bạn tốt của bà con nông dân, vì nó chính là một trong những con thiên địch tốt nhất trên đồng ruộng, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu. Do nạn khai thác rừng bừa bãi, nạn săn bắt thú hoang, sử dụng thuốc trừ sâu, công trình thủy điện, đô thi hóa... đã khiến cho hệ sinh thái mất cân bằng ngày càng trầm trọng. Nhiều loài là thiên địch của sinh vật có thể biến mất, do đó thời gian gần đây xuất hiện rắn lục đuôi đỏ, bọ đậu đen, bọ xít, kiến ba khoang, sâu rầy gây hại... bùng phát và xâm nhập các khu dân cư hoặc khu vực mà trước đây chúng không có là điều tất nhiên...... "
- Em chắc chắn 1 điều là càng nhiều con này trên ruộng lúa thì lúa càng năng suất ạ. và nó bu đầy trên người nông dân suốt quá trình trồng trọt và thu hoạch.
 

xe đạp 3 bánh

Xe cút kít
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
15,139
Động cơ
646,735 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Con này nó gắn bó với cả tuổi thơ của em, khi mỗi mùa gặt về. và nhìn thấy nó giống đến mười mươi.
em cũng chột dạ và đã phải Goole vì còm của cụ cho kết quả này
"
Kiến ba khoang
1. Khái quát
Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là kiến ba khoang, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong... thuộc giống Paederus (có 622 loài), họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ cánh cứng [7].
Nó là con vật sống trên ruộng đồng vườn tược từ hàng ngàn năm nay, là người bạn tốt của bà con nông dân, vì nó chính là một trong những con thiên địch tốt nhất trên đồng ruộng, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu. Do nạn khai thác rừng bừa bãi, nạn săn bắt thú hoang, sử dụng thuốc trừ sâu, công trình thủy điện, đô thi hóa... đã khiến cho hệ sinh thái mất cân bằng ngày càng trầm trọng. Nhiều loài là thiên địch của sinh vật có thể biến mất, do đó thời gian gần đây xuất hiện rắn lục đuôi đỏ, bọ đậu đen, bọ xít, kiến ba khoang, sâu rầy gây hại... bùng phát và xâm nhập các khu dân cư hoặc khu vực mà trước đây chúng không có là điều tất nhiên...... "
- Em chắc chắn 1 điều là càng nhiều con này trên ruộng lúa thì lúa càng năng suất ạ. và nó bu đầy trên người nông dân suốt quá trình trồng trọt và thu hoạch.
Em xuất thân nông dân nhưng chưa từng nhìn thấy nó trước đây..
 

namtuoc

Xe buýt
Biển số
OF-8454
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
579
Động cơ
541,720 Mã lực
Ở quê cứ mùa gặt thì có mà đầy chẳng ai bị đốt cả, hay nó giống nhau nhưng khác loài hả các cụ?
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,914
Động cơ
418,088 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Gần đây nhà em liên tục xuất hiện mấy con loại này, mà chỉ thấy vào buổi tối lúc bật điện. Nhà có trẻ con mà cũng may chưa ai bị cắn. Các cụ thông thái có cách nào hạn chế nó vào nhà mà ko phải đóng kín cửa ko?





Con này thời nhỏ, em bị nó phang liên tục. Có việc gì đâu. Chắc em da trâu. Cũng k thấy các cụ nói về nó. Vài năm gần đây mấy nhắc tới. Nhà em cũng hay có. Em dùng tay đập cho phát. Cũng không thấy ai bị :)
 

Mợ Quýt

Xe hơi
Biển số
OF-543190
Ngày cấp bằng
27/11/17
Số km
134
Động cơ
163,268 Mã lực
Em đang bị dính một vệt ở đùi đây, ngứa điên cuồng mà phải làm ngơ ko dám gãi. Ko biết đến đêm ngủ quên đi rồi có nhịn gãi đc ko nữa. Vết hôm trc vừa lên sẹo xong, nay lại dính. Em sắp thành hươu sao với cái bọn kiến ba khoang này rồi
 

Hungbeu84

Xe hơi
Biển số
OF-693961
Ngày cấp bằng
7/8/19
Số km
127
Động cơ
101,478 Mã lực
Tuổi
40
Trước đây thì ko hại. Giờ nó đã tiến hóa hơn rất nhiều
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,180
Động cơ
404,685 Mã lực
Phòng ở cơ quan cháu buổi tối kiến này nó chui ra nhiều phết, may anh em chưa ai bị sao.
Có hôm em đang làm việc , thấy có con gì đốt nhẹ vào gáy , giơ tay đập cái bẹt . Sáng mai nó rộp rồi loét hết cả gáy , rát thôi rồi :((
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,524
Động cơ
2,942,111 Mã lực
Nơi ở
Internet
tùy cơ địa mỗi người thôi, em vẫn dùng đầu ngón tay trần sử lý bọn này.
Em cũng vẫn thường tay không bắt bọn này ném ra ngoài cửa sổ tha chết cho tụi nó (vì quá nhiều, giết chả đáng). Da đầu ngón tay khá dầy, lựa nhẹ nhàng thì nó không cắn, không bị dập nát thì không sao cụ ạ.
 

coquay

Xe container
Biển số
OF-176948
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
5,754
Động cơ
966,615 Mã lực
Nơi ở
VIỆT NAM
Kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng.


– Kiến ba khoang (một số nơi còn gọi là: kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong…) là loài côn trùng có màu là các khoang đen – vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 – 1,2cm, ngang 2 – 3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh.

– Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn…

Chất độc trong cơ thể kiến có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da) nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết.

Tổn thương do kiến ba khoang thế nào?

Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh. Vết thương do kiến ba khoang đốt có đặc điểm sau:

-Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.

-Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.

-Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.

-Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân



Phòng tránh ra sao?

-Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.

-Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuyp…) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).

-Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.

Làm gì khi bị bị chất độc của chúng dính vào da?

-Lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng rửa vào nhé. Bạn phải hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương.

-Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc)

-Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn.

-Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên: Bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da.

-Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ: Bạn bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và để yên tâm bạn nên đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời.

-Mỗi ngày bạn nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (có bán ở các hiệu thuốc).

Gặp kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, phải xử trí thế nào?

-Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra.

-Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.

-Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

-Bàn tay nếu lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng, càng sớm càng tốt, để tránh độc tố kiến dính vào.

-Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố…nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.

Như vậy: viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

BS.Lê Ngọc Duy. Trung tâm cấp cứu và chống độc
Anh Duy làm ở viện nhi tw khu cấp cứu và chống độc khám cho trẻ con có tâm lắm nhé
 

Thor123

Xe đạp
Biển số
OF-691247
Ngày cấp bằng
23/7/19
Số km
43
Động cơ
102,272 Mã lực
Tuổi
40
ko hiểu sao giờ đây những con vật quá tầm thường lại trở lên nguy hiểm.
Xưa bọn em bắt cá, lội ruộng, gặt hái, nô nghịch ở cánh đồng lúa, tiếp xúc với con này suốt, nó bu đầy người. Có thèm để ý đến đâu , mà chả bị sao.
Giờ đúng là lắm chuyện thật. Hay do mỗi trường khiến chúng thay đổi và trở lên nguy hiểm ?
Cụ chưa từng bị bỏng do kiến 3 khoang nên mới nói thế.
Con trai mình bị, nó phồng cả mảng da to bằng bàn tay bé, phải uống thuốc kháng sinh và bôi thuốc luôn cả tuần mới hết.
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,868
Động cơ
455,355 Mã lực
Nhà em cao tít mít mà thi thoảng vẫn xuất hiện loại này, ghê thật
 

HanhTu811

Xe buýt
Biển số
OF-59615
Ngày cấp bằng
21/3/10
Số km
912
Động cơ
450,049 Mã lực
Sư bố nó chứ, em vừa bị đây, y như ảnh trên mạng. Mà lạ, ko hề thấy ngứa rát gì, lúc tắm mới phát hiện ra ở cạnh hông cả 1 mảng tấy lên và 3 vết lở ở giữa. Đêm qua ngủ ghế phòng khách thế quái nào bị mà ko biết lúc nào..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top