Kiến thức cơ bản về ô tô

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,975 Mã lực
Bài 5: Hệ thống cung cấp khí

Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại thành hệ thống nạp. Em tách ra cho các cụ hình dung cụ thể. Vì quan điểm của em chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho các cụ gà. Còn kiến thức cơ bản ngon rồi thích tìm hiểu thêm các cụ tra google cho em.

1. Vai trò của hệ thống cung cấp khí

Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi. Vì vậy, người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu nhớ mệt đầu. Các cụ biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các cụ cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?

2. Hoạt động của hệ thống cung cấp khí.

Quy trình đi của e nó: Họng hút ->Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh

upload-2017-10-27-10-40-20.png


Hình 5.1. Hệ thống cung cấp khí

3. Các bộ phận của hệ thống cung cấp khí.
upload-2017-10-27-10-41-20.png

Hình 5.1– Hệ thống cung cấp khí
- Bầu lọc gió
Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé.
upload-2017-10-27-10-42-0.png

Hình 5.2- Lọc gió động cơ

- Đường ống nạp
Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm. Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.
Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.
Các cụ thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 sạch sẽ nhé, ko là tốn xăng tốn của lắm
upload-2017-10-27-10-42-27.png

Hình 5.2- Bướm ga

3. Cửa nạp và xi lanh

Cửa nạp thì các cụ xem bài trước nếu chưa rõ. Thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,975 Mã lực
Bài 6 - Hệ thống khí thải

Hệ thống khí thải thì rất đơn giản. Em chỉ mang tính giới thiệu cho các cụ hiểu một cách tổng thể thôi nhé.

1. Vai trò của hệ thống khí thải

Hệ thống này có hai vai trò chủ yếu là chuyển khí thải sau quá trình xả ra ngoài và tiêu âm.
upload-2017-10-27-11-9-23.png

Hình 6.1- Hệ thống khí thải

2. Hoạt động của hệ thống khí thải

3. Các bộ phận của hệ thống khí thải
upload-2017-10-27-11-9-56.png

Hình 6. 2- Các bộ phận chính trên hê thống khí thải

- Bộ chuyển đổi khí thải
upload-2017-10-27-11-10-27.png

Hình 6.3- Bộ chuyển đổi khí thải

- Cảm biến ô xi
upload-2017-10-27-11-10-50.png

Hình 6.4- Cảm biến oxi

Các cụ lưu ý tỉ lệ không khí - xăng hoàn hảo để cả 2 cháy hết là 14.7/1, nghĩa là cần 14,7g không khí để đốt cháy hết gần như hoàn toàn 1g xăng.
Nếu như không khí vào động cơ nhiều quá, thì sẽ thừa không khí trong đó có cả N2 và O2 (trong không khí luôn chứa khoảng 80% O2 và gần 20% N2), vì nhiệt độ cao O2 sẽ phản ứng với N2 tạo thành khí độc NO2.
Nếu không khí ít, sẽ thừa xăng, tạo ra khí CH có màu đen. Đó là lý do vì sao nếu các bác thấy khí thải màu đen thì có nghĩa là xăng cháy chưa hết.
Vì thế người ta gắn thêm cái cảm biến Ô xi trên đường khí thải để xem lượng O2 trong khí thải thừa thiếu ra sao, ECU (bộ điều khiển trung tâm) sẽ điều chỉnh bộ phận cung cấp khí, xăng phù hợp.
Thường người ta gắn thêm 1 cảm biến ô xi ở phía sau của bộ chuyển đổi khí thải, mục đích là xem có ô xi ra nữa ko, nếu còn thì bộ chuyển đổi đã bị hỏng. Nhưng thường các cụ nhà mình chắc cũng chẳng quan tâm đến nó.

- Bộ giảm thanh/ tiêu âm

upload-2017-10-27-11-11-26.png

Hình 6.5- Bộ giảm thanh (tiêu âm)

Với công suất động cơ ngày càng tăng, dẫn đến áp suất khí thải luôn ở mức cao, việc buộc phải trang bị bộ giảm âm là bắt buộc khi tiếng ồn tạo ra từ khí thải khá lớn cũng như việc ban hành các quy định về tiếng ồn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết cấu chung của bộ phận giảm âm khá đơn giản, theo nguyên tắc, khí thải càng có vận tốc thấp thì càng ít gây ra nhiều tiếng ồn. Chính vì thể, cấu tạo của bộ phận này thường là các ngăn zig zag nhằm buộc khí thải trải qua quãng đường dài hơn, tiêu tốn nhều động năng hơn, từ đó khi thoát ra khỏi hệ thống xả, khí thải gần như không gây ra âm thanh rền rĩ nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,975 Mã lực
Bài 7. Hệ thống dẫn động ô tô

1. Vai trò của hệ thống dẫn động
Động cơ chính là nơi sinh ra lực chuyển động. Lực này được thể hiện qua hai thông số: công suất và mô-men xoắn (nó cụ thể thế nào lúc nào rảnh các cụ nghiên cứu sau nhé). Hệ thống truyền dẫn lực từ động cơ đến bốn bánh xe chính là hệ thống dẫn động. Vì vậy, hầu như các tiếng cạch cạch hay cọc xảy ra hầu như từ hệ thống dẫn động này.
Một số từ các cụ hay dùng trên OF
Trục bánh trước/sau hay các cụ còn gọi là cầu trước/sau.
Trục truyền động hay các cụ còn gọi là trục các đăng
upload-2017-10-27-17-17-46.png

Hình 7.1. Hệ thống dẫn động (Car transmission system)

2. Hoạt động của hệ thống dẫn động cơ
upload-2017-10-27-17-20-31.png

Hình 7.2 Cơ chế hoạt động hệ thống truyền dẫn động cơ


Các cụ xem thêm cái video này cho dễ thở nhé.
Thực ra nguyên tắc của nó rất đơn giản động cơ chuyển động sau đó truyền chuyển động vào trong vào hộp số, qua các đăng rồi qua vi sai rồi đến cầu trước/sau rồi đến bánh xe thôi.

3. Các bộ phận của hệ thống dẫn động

- Trục chuyển động/ trục các đăng
Vai trò của trục các đăng là truyền chuyển động từ hộp chuyển động đến vi sai sau và đến trục bánh sau. Bạn thử tưởng tượng rằng, thay vì sử dụng truyền động các-đăng để nối giữa hộp số và cầu sau (xe dẫn động cầu sau) ta sử dụng một ống thép cứng. Khi xe di chuyển, cầu sau luôn dao động theo các phương khác nhau tạo ra lực uốn, xoắn, kéo lên ống thép (nó giống như bạn giữ cố định cổ tay rồi cử động bàn tay). Chính điều đó nhanh chóng phá hủy ống thép như đứt hoặc gãy, gây gián đoạn đường truyền lực.

upload-2017-10-27-17-25-28.png

Hình 7. 3. Các đăng
Cấu tạo chung của bộ truyền động các-đăng gồm trục các-đăng và khớp các-đăng. Trục các-đăng để truyền mô-men, khớp các-đăng vừa để truyền mô-men vừa để thay đổi phương truyền. Một bộ truyền động các-đăng có thể có từ hai trục trở lên kết hợp với một hoặc nhiều khớp các-đăng.
- Bộ vi sai/Differential
Về cơ bản, bộ vi sai giúp các bánh xe quay với tốc độ khác nhau, tạo sự cân bằng và ổn định cho xe, đặc biệt khi vào cua. Khi vào cua, bánh xe phía trong có quãng đường ngắn hơn bánh xe phía ngoài, do đó để xe có thể vào cua, vận tốc của bánh xe phía ngoài lớn hơn.

upload-2017-10-27-17-27-23.png

Hình 7.4. Cấu tạo vi sai

Về cấu tạo cơ bản, bộ vi sai là một hệ thống các bánh răng nằm trên trục nối hai bánh xe, nhận mô-men xoắn từ trục truyền động và phân chia ra từng bánh xe. Ở các xe thường thấy bộ phận ụ tròn chính giữa cầu sau, đó là vị trí của vi sai.

Có mấy loại vi sai là vi sai mở (open differential), vi sai khóa (lock differential) và vi sai hạn chế trượt kết hợp phanh (limited slip diffential)

Các cụ xem video này cho dế tưởng tượng nhé.

- Hộp số và côn
Các cụ xem video ở trên cho dễ hình dung. Bản chất chỉ là những bánh răng trong hộp thôi. Quan trọng là nó hoạt động như thế nào.
Các cụ lưu ý khi số sàn các cụ vào số mà bị trượt thì chắc chắn là do bánh răng bị mòn nhé.
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,975 Mã lực
Cụ chịu khó đọc từ từ, em đã cố gắng viết đơn giản nhất có thể.
Còn không, khi nào xe cụ có bệnh liên quan cụ quay lại đọc sẽ hiệu quả hơn.

khó hiểu quá, càng đọc càng ko hiểu
 

TrungUce

Xe tải
Biển số
OF-414665
Ngày cấp bằng
5/4/16
Số km
462
Động cơ
232,813 Mã lực
Bài viết quá hay và chi tiết cho lính mới như em. Cảm ơn cụ chủ thớt rất rất nhiều!
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,975 Mã lực
Thế nào là xe một cầu, xe hai cầu?

Các cụ cứ hiểu đơn giản là cầu là bộ vi sai của xe. Bộ vi sai chính là bộ phận chuyển lực từ động cơ sang trục ngang của bánh xe. Trục ngang nối với bánh xe này các cụ còn hay gọi là láp.

Xe một cầu là có một bộ vi sai, xe hai cầu là có hai bộ vi sai.

4x2 hoặc 2WD- 2 wheel drive nghĩa là xe dẫn động hai bánh, một cầu.

- RWD Rear Wheel Drive là dẫn động cầu sau.

- FWD Front Wheel Drive là dẫn động cầu trước.

4WD- 4 wheel drive nghĩa là xe dẫn động bốn bánh, hai cầu.

Trên thị trường Việt Nam, hầu hết các loại xe đều một cầu và dẫn động cầu trước như xe du lịch cỡ nhỏ Kia Picanto, Toyota Yaris, Mazda 2, Mitsubishi Mirage, Mitsubishi Attrage, Mazda 3, Honda City, Toyota Vios, Nissan Sunny, Kia K3, Honda Civic…, xe du lịch cỡ trung Toyota Corrolla, Ford Fiesta, Ford Focus, Camry, Honda Accord, Hyundai Sonata, Mazda 6… và nhiều mẫu crossover cỡ trung và cỡ nhỏ như Honda CRV, Mitsubishi Outlander Sport, Hyundai Tucson, Mazda CX-5...
 

ATB

Xe buýt
Biển số
OF-552403
Ngày cấp bằng
29/1/18
Số km
624
Động cơ
161,241 Mã lực
Tuổi
39
Cháu chưa hiểu sao khi vào số Lùi thì xe đi lùi, vào số tiến thì xe tiến, các cụ thông lão cho cháu được không ạ. Thank các cụ
 

ATB

Xe buýt
Biển số
OF-552403
Ngày cấp bằng
29/1/18
Số km
624
Động cơ
161,241 Mã lực
Tuổi
39
Thế nào là xe một cầu, xe hai cầu?

Các cụ cứ hiểu đơn giản là cầu là bộ vi sai của xe. Bộ vi sai chính là bộ phận chuyển lực từ động cơ sang trục ngang của bánh xe. Trục ngang nối với bánh xe này các cụ còn hay gọi là láp.

Xe một cầu là có một bộ vi sai, xe hai cầu là có hai bộ vi sai.

4x2 hoặc 2WD- 2 wheel drive nghĩa là xe dẫn động hai bánh, một cầu.

- RWD Rear Wheel Drive là dẫn động cầu sau.

- FWD Front Wheel Drive là dẫn động cầu trước.

4WD- 4 wheel drive nghĩa là xe dẫn động bốn bánh, hai cầu.

Trên thị trường Việt Nam, hầu hết các loại xe đều một cầu và dẫn động cầu trước như xe du lịch cỡ nhỏ Kia Picanto, Toyota Yaris, Mazda 2, Mitsubishi Mirage, Mitsubishi Attrage, Mazda 3, Honda City, Toyota Vios, Nissan Sunny, Kia K3, Honda Civic…, xe du lịch cỡ trung Toyota Corrolla, Ford Fiesta, Ford Focus, Camry, Honda Accord, Hyundai Sonata, Mazda 6… và nhiều mẫu crossover cỡ trung và cỡ nhỏ như Honda CRV, Mitsubishi Outlander Sport, Hyundai Tucson, Mazda CX-5...
Cụ cường ơi cụ thông lão cho cháu với. Xe vào số lùi thì xe đi lùi, vào số tiến thì xe đi tiến nguyên lý là nhu thế nào cụ? Cám ơn cụ
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,975 Mã lực
Câu hỏi này đi sâu quá em cũng không có câu trả lời chính xác. Rất mong cụ thông cảm
 

Manhcuongnh

Xe hơi
Biển số
OF-378722
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
195
Động cơ
246,975 Mã lực
Bài 8. Máy phát điện

1. Vai trò của máy phát điện
Ắc quy sẽ cung cấp điện ban đầu để khởi động động cơ. Sau khi động cơ chạy, máy phát điện sẽ đảm nhiệm toàn bộ việc cung cấp điện cho xe chạy như chiếu sáng, điều hòa, động cơ….
Khi máy phát điện hỏng, xe lại sử dụng nguồn điện của ắc quy nên chỉ xe chỉ chạy được một thời gian nhất định.

2. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Nguyên lý hoạt động
của máy phát điện xoay chiều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi nam châm- Rotor quay liên tục khiến cho dòng điện cảm ứng xuất hiện cuộn dây- Stator.

upload-2018-7-6-15-49-48.png

Hình 8.1: Rotor – chỉ có nam châm; Rotor- chỉ có cuộn dây


- Rotor tại sao quay được? Vì Rotor có dây đai nối với trục khuỷu động cơ. Khi động cơ ô tô chạy thì trục khuỷn quay, dẫn động khiến cho Rotor quay. Mọi người xem chi tiết ở Bài động cơ nhé.

- Động cơ quay có lúc nhanh lúc chậm. Vì vậy để ổn định dòng điện ra người ta lắp thêm tiết chế vi mạch. Nguyên lý của nó như sau:

o Rotor được lắp các nam châm để tạo thành điện từ, khi nam châm quay sẽ tạo ra dòng điện trong các cuộn dây trong Stator. Rotor quay nhanh thì điện từ lớn, động cơ quay chậm thì điện từ nhỏ. Tốc độ quay của Rotor lại phụ thuộc vào vận tốc của động cơ, mà động cơ thì đương nhiêu lúc nhanh lúc chậm.

o Để ổn định điện từ, người ta quấn thêm dây đồng vào Rotor – gọi là các cuộn kích từ. Điện được chuyền vào các cuộn kích từ này thông qua Tiết chế vi mạch nhờ các chổi than.

o Tiết chế vi mạch lấy điện từ đâu ra: một là từ ắc quy, hai là từ chính nguồn ra của máy phát điện.

- Máy phát điện tạo ra dòng điện xoay chiều. Nhưng ô tô lại dùng dòng điện một chiều. Vậy các diode được lắp thêm vào để chuyển dòng từ xoay chiều sang một chiều để có thể sử dụng được cho các thiết bị của ô tô. Bộ chỉnh lưu bao gồm nhiều diode chỉnh lưu.

3. Cấu tạo của máy phát điện

upload-2018-7-6-15-51-24.png


4. Sửa chữa máy phát điện
 

Carfzzs

Xe tải
Biển số
OF-525136
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
325
Động cơ
176,535 Mã lực
thanks cụ, lâu rồi mới off mới có bài hay
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
10,749
Động cơ
536,551 Mã lực
Mong chờ cụ nào cho 1 bài về máy dầu
 

duong_duc2002

Xe đạp
Biển số
OF-720886
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
42
Động cơ
81,438 Mã lực
Tuổi
39
cảm ơn cụ. bài hay quá ạ!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top