[Funland] Kinh nghiệm chơi đồ gỗ - và các kiến thức tổng quan về gỗ

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
Em mở topic để trao đổi các kiến thức tổng quan về kinh nghiệm chơi đồ gỗ, bao gồm cả đồ gỗ gia dụng và đồ gỗ mỹ nghệ. Trên tinh thần biết thế nào nói như thế, đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, tham khảo các tư liệu trên mạng, các bạn hữu và đàn anh buôn bán đồ gỗ...Mong các cụ cùng tham gia bàn luận, phân tích để mọi người khi có nhu cầu dùng đến đồ gỗ sẽ có các thông tin bổ ích để chọn được sản phẩm ưng ý, chất lượng với giá thành đúng với giá trị món hàng.
Topic sẽ được chia thành từng phần nhỏ, đọc cho đỡ oải và thuận tiện cho tra cứu sau này. Thông tin khá nhiều và đôi chỗ hơi lan man, nhưng với giá trị đồ gỗ quý từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, gian thương thì tham mà kiến thức về gỗ nó nhiều như lá rừng, nên việc bỏ thời gian ra thu nạp kiến thức về gỗ cũng là việc đáng làm, phải không ạ ?

Xin bắt đầu từ loại gỗ giá trị kinh tế cao nhưng gây nhiều tranh cãi và bị bao phủ bởi bức màn kỳ bí huyễn hoặc bởi nhiều luồng thông tin không chính thống. Chính vì nó rất đắt, lại thiếu thông tin nên hay bị làm giả, gây thiệt hại cho người mua và nhiễu loạn thông tin nhiều nhất, đó chính là gỗ Sưa...

1. Gỗ Sưa:

Thổ nhưỡng nơi sinh trưởng của cây là yếu tố quan trọng để tạo lên chất lượng và giá trị cơ bản của loại gỗ đó . Cây gỗ Sưa mọc ở đảo Hải Nam với tên Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê là chủng Sưa cho chất lượng tốt nhất thế giới. Miền Bắc Việt Nam có cùng vĩ độ với đảo Hải Nam nên Sưa ở đây có chất lượng gần tương đương, sau cùng, loại kém nhất bảng xếp hạng đó là Sưa Miền nam. Một loại Sưa nhập từ Lào thời gian gần đây còn gọi là Sưa dây. Sưa dây có vân gỗ tương đương mùi thơm nhẹ nhưng giá thì rẻ hơn Sưa Bắc và Nam rất nhiều. Để phân biệt giữa chúng với nhau thì phải là người thợ chuyên nghiệp mới phát hiện được, ví như vân gỗ, mầu sắc, mùi thơm, thể hiện độ đặc quánh của tinh dầu, ngoài ra dùng lửa để đốt tàn của Sưa thường có mầu trắng sáng điều dễ phân biệt với loại gỗ khác ...
Hoàng Đàn là giống cây đặc hữu của Hữu Lũng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cùng Họ Hoàng Đàn còn có Hoàng Đàn Rủ tên thường gọi là Ngọc Am sinh sống ở vùng núi Hoàng Su Phì, Hà Giang. Thời gian gần đây thị trường xuất hiện một loại Hoàng Đàn nhái nhập khẩu từ Malaysia mầu sắc nhợt nhạt và giá cũng rẻ hơn Hoàng Đàn chính thống từ Lạng sơn gấp nhiều lần .
Quy luật của thị trường, phàm đồ gì có giá trị ắt có đồ nhái đồ mông má: Sưa, Hoàng Đàn cũng vậy. Trong tự nhiên, gỗ Cẩm lai, gỗ Hương có mầu sắc và vân gỗ giống Sưa tới 90%. Để phân biệt giữa chúng với nhau người thợ phải dùng mũi ... Tinh dầu Sưa được bán trên thị trường rất nhiều Gỗ Hương, Gỗ Cẩm lai, Gỗ Sưa kém chất lượng được tẩm tinh dầu bọc trong ni lông hoặc hộp kính, mở ra thấy thơm phức, làm khách mới chơi thiếu kinh nghiệm mê mẩn. Ngoài ra gỗ Cẩm, gỗ Hương còn được độn vào vòng tay, tràng hạt, gối, chiếu... Những sản phẩm bằng Sưa này vốn dĩ cấu tạo với hàng trăm miếng hạt nhỏ đều nhau. Một món đồ với vài chục miếng được chia đều trong đó người mua sẽ rất khó phân biệt ...
Với Hoàng đàn đặc hữu Lạng Sơn giá trị lớn nhất là gỗ nhiều tinh dầu tạo ra nhiều tuyết và mầu vàng sẫm. Gỗ Hoàng Đàn nhái mầu nhợt nhạt được dùng phẩm mầu vàng nhuộm sẫm . Thuốc kích thích ra tuyết dạng lỏng như nước xuất xứ từ Trung Quốc được tẩm ướp để kích thích ra tuyết. Lớp tuyết này sẽ mất rất nhanh sau một thời gian ngắn ...
Từ hơn chục năm trước, muốn bán được món đồ bằng gỗ Sưa người thợ mộc phải làm giả thành gỗ Gụ mới tiêu thụ được. Giống Sưa rất dễ trồng, phát triển tốt. Vì lợi nhuận quá lớn nên ở một số vùng miền núi bà con chặt phá cây khác để thay thế bằng Sưa, có tới cả nghìn Héc ta Sưa được 5 đến 7 năm tuổi đang phát triển tốt. 1 hoặc 2 chục năm nữa số cây trưởng thành này cho thu hoạch, hi vọng tới thời điểm đó Trung Quốc vẫn nhập Sưa như hiện tại để người Việt Nam mình đỡ phải dùng Sưa làm chất đốt đun nấu gây lò trong bếp:D
Với một số loại gỗ đã tuyệt chủng mà chỉ người Việt mình chơi như Thủy Tùng, Mun Sừng, Ngọc Am đó là cách tích trữ giữ gìn như một món đồ gia bảo an toàn nhất cho mỗi nhà sưu tầm đồ gỗ...
Với Hoàng Đàn, giá thành hiện giờ đội nên rất cao vì là hàng ưa chuộng với Trung quốc. Mà thị trường Trung Quốc luôn nóng lạnh thất thường, điều nữa, Hoàng Đàn chỉ có giá trị khi nó còn tuyết, mà tuyết cũng chỉ khô xác trong vòng mấy tháng. Khi chúng đã khô thì giá trị của Hoàng Đàn gần như rất thấp. Cũng chính vì vậy Hoàng Đàn phần gốc rễ thường đắt hơn thân cành vì lượng tinh dầu cao hơn...Kết luận lại, Hoàng đàn là giống gỗ đã tuyệt chủng nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu an toàn để tích trữ cho hậu bối...
Gỗ Sưa có 3 loại chính trên thị Trường Việt Nam: Sưa tím, Sưa đỏ, Sưa Vàng. Trong 3 loại đó có loại Bắc và Nam. Giá Sưa thấp nhất là 1 triệu rưỡi/ 1 kg. Loại trung trung làm được pho tượng nhỏ cỡ 3 triệu rưỡi tới 5 triệu rưỡi 1 kg . Nếu là ván đường kính 30 cm trở lên giá ngoài 30 triệu/ 1 kg nhưng loại này gần như không còn do bị thương lái săn lùng.
Thực ra sự so sánh giữa Sưa Hải Nam, Sưa Bắc và Sưa Miền Nam dấu hiệu nhận biết rất mờ nhạt phải là người sưu tầm chuyên nghiệp mới lắm bắt được. Ngay tại thị trường gỗ Trung Quốc, với người kinh doanh, nếu công khai với khách hàng Sưa nguồn gốc Việt nam sẽ vĩnh viễn không tiêu thụ được hàng, cũng chính vì vậy có vụ kiện nổi đình đám về 1 vị khách kiện một doanh nghiệp lớn ở Bắc Kinh vì bộ bàn ghế bà ta mua giá hơn chục tỷ thay vì Sưa Hải Nam như Công ty thông báo là Sưa nguồn gốc Việt... Điều đó để thấy rõ, ngay với người tiêu dùng Trung Quốc họ còn khó phân định huống hồ là người chơi Việt... 98% Sưa ở thị trường Việt là xuất sang Trung Quốc. Sưa Hải Nam được biết đến với giá trị siêu việt của nó, vậy nên cơ may lọt về Việt Nam một Tác phẩm vào tay ai đó để rồi nhờ họ tìm ra sự khác biệt giữa chúng với nhau rồi có câu trả lời thật là khó ...
Thời gian gần đây...Một loại cây dạng thân leo như cây Nho, cây Hoa giấy, cây Nhót mọc ở rừng nước Lào. Dân khai thác thấy nó có vân và mầu sắc mùi vị hao hao giống Sưa thì gán cho cái tên Sưa dây. Thực ra trong tất cả chi họ nhà Sưa chả có họ hàng nào là thân leo cả. Để phân biệt chúng với Sưa chính thống quá dễ dàng vì sự khác biệt rất lớn. Sưa dây Lào đường kính đa phần là 4 tới 5 cm khúc to tới 10 cm là hiếm lắm rồi . Mầu của Sưa Tím giống mầu Táo Tầu, Sưa dây mầu tím thâm đặc trưng giống gỗ Cẩm nhiều hơn. Mùi hương thì nhạt mà khác hoàn toàn với Sưa chính thống. Cũng chính vì vậy giá của Sưa dây chỉ ngang hoặc nhỉnh hơn Trắc đôi chút ...

Để nhận biết gỗ Sưa, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :
(i) Nhìn (quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ. (các cụ ngày xưa có câu đẹp như "sắc gỗ sưa" )
+ Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
+ Tom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có tom màu đen.
(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà (giống tàn thuốc lá 555).
(iii) : Cân : nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai ... nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, ...


(Một bài viết khác về Sưa của bác Khoa giảng viên đại học bên Úc)

Giả thuyết:

Sự biến động của giá Sưa ở Việt Nam(VN) trùng hợp với thời điểm đăng tải các công trình nghiên cứu về gỗ Sưa trên các tạp chí chuyên nghành.

Mục đích của bài viết:
(1) Chứng minh giả thuyết đưa ra ở trên là có căn cứ.
(2) Tóm tắt ứng dụng y học của gỗ Sưa dựa theo những kết quả nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Từ đó, những cột mốc thời gian quan trọng như 1997, 2005, 2013 được rút ra và thực tế cho thấy trùng lặp với sự biến đổi (lên giá) của thị trường gỗ Sưa ở VN.
(3) Sự khác nhau giữa Sưa Hải Nam (Dalbergia odorifera), Sưa Việt Nam (Dalbergia tonkinesis) và những tác dụng chính của gỗ Sưa được trình bày ngắn gọn.
(4) Xoá tan bầu không khí huyền bí về gỗ Sưa mà trong nhiều thập kỷ qua tin tức liên quan đến Sưa thường được gắn liền với "tin đồn", "giai thoại"... mà không được tiếp cận một cách khoa học và khách quan.

A. Sơ lược
Sau 2 tập đầu với thông tin về cách nhận biết, giá trị và chỗ đứng trên thị trường của gỗ Sưa, bí ẩn về loại gỗ quý này cũng được sáng tỏ phần nào! Nhưng... người viết vẫn còn băn khoăn bởi lẽ nhiều đoàn khoa học giám định của Việt Nam đã khăn gói sang Trung Quốc (TQ) xâm nhập thị trường tìm hiểu TẠI SAO TQ THU SƯA Ồ ẠT GỖ SƯA nhưng "bổ đề sưa" vẫn còn là một dấu hỏi lớn! Nhiều thông tin "truyền miệng" liên tục được "cập nhật" tăng tính huyền bí và đẩy giá gỗ Sưa lên cao chót vót!
Tên gỗ Sưa Hải Nam = Dalbergia odorifera = koshinko (tiếng Nhật) = huali T. Chen (tiếng TQ) hay "Jiang Xiang" tên thuốc Đông Y tiếng TQ. Theo cách phân chi và loài, Sưa Việt Nam (Dalbergia Tonkinesis) có họ hàng xa với Sưa Hải Nam. Cây Sưa cũng mọc ở 3 tỉnh khác ở TQ là Quảng Tây, Quảng Châu, Phúc Kiến và có thể chia thành 4 loại khác nhau. Để phân biệt Sưa Hải Nam và Sưa Quảng Châu thì chỉ có cách thử DNA trong phòng thí nghiệm như đã được đăng tải bởi các nghiên cứu của TQ! Vì 4 loại Sưa của TQ có họ hàng gần với nhau và mọc phổ biến nhất trên đảo Hải Nam nên chúng được gọi chung là Sưa Hải Nam. Sự khác biệt giữa Sưa Hải Nam và Sưa Việt Nam có thể đa số dựa vào những điểm chính sau:
1. Theo những nghiên cứu khoa học, Sưa Hải Nam có nồng độ dầu trong gỗ khoảng 3.8%, Sưa Việt Nam khoảng 0.8% và Sưa dây Lào khoảng 0.1%. Như thế, độ thơm tỏa của Sưa Hải Nam khoảng gấp gần 5 lần của Sưa Việt Nam và gấp gần 38 lần Sưa dây.
2. Vì có nồng độ dầu cao, bề mặt của Sưa Hải Nam có một lớp bóng mờ đặc trưng (lân tinh) mà theo các chuyên gia TQ phải va chạm với Sưa Hải Nam một thời gian lâu mới cảm nhận được. Chú ý Sưa Việt Nam cũng có lân tinh trên mặt gỗ!
3. Theo giới buôn gỗ TQ, Sưa Hải Nam thường đa số có vân gọn, "thứ tự" nhưng vân gỗ dài, vằn vện, uốn lượn, liền lạc và sắc nét. Sưa Việt Nam thường đa số có vân "mất trật tự" và thường có khía, gai, đứt đoạn, không nhuyễn, mượt như vân Sưa Hải Nam.
4. Sưa Hải Nam cầm nặng tay hơn và kích thước cũng nhỏ hơn Sưa Việt Nam. Sưa Hải Nam thường có màu xẫm hơn Sưa VN, Sưa VN thường có một màu vàng sang trọng tự nhiên. Sưa dây đường kính thường dưới 15cm và có nhiều mắt, mấu, hay bị bọng, tim.

Hiện nay Sưa Hải Nam được chính phủ TQ cấm khai thác dưới dạng phôi nên hầu hết các pho tượng làm bằng Sưa Hải Nam (1) rất hiếm và (2) được chế tác trên phôi có xuất xứ từ xưa do chủ cất giữ! Giá Sưa Hải Nam 20 năm trước chỉ vào khoảng 2 Tệ/kg ~ 7.000 VNĐ/kg! Nhưng hiện nay giá Sưa Hải Nam, Sưa Việt Nam đã tăng lên trên 1.000 lần và sẽ còn tăng cao trong tương lai! Người viết đã chứng kiến có 1 cửa hàng ở TQ với nhiều pho tượng Sưa Hải Nam to khủng với giá ít nhất 100k USD/pho! Sưa VN như đã nói ở các tập trước bị để riêng một góc để dễ phân biệt và giao lưu! Giá Sưa VN rẻ hơn Sưa Hải Nam khoảng 4-5 lần.

B. TẠI SAO Sưa ĐẸP đáng sưu tầm?
Ngược dòng lịch sử, tên của gỗ Sưa vào thời Minh là "huali/hualu". Chỉ đến khoảng 100 năm gần đây, "huali/hualu" được đổi thành "huanghuali/huanghualu" do đặc tính gỗ Sưa theo thời gian phản ứng với ánh sáng lên "ten" màu vàng trên mặt gỗ. "Huang" = màu vàng và "huali/hualu" = flowering pear = cây lê/lý trổ hoa, dịch ra tiếng Việt là "Hoàng Hoa lê".
Tin đồn gỗ Sưa dùng ướp xác, nghiền nhỏ trộn vào thuốc phiện, trùng tu Tử Cấm Thành, vv ... thổi phồng hiệu quả thật sự của gỗ Sưa! Có tin đồn TQ thổi giá Sưa lên cao rồi bí mật tuồn gỗ vào VN bán lại (nôm na "chở củi về rừng") nhưng theo tác giả được biết, TQ vào VN thường đa phần là mua chứ không bán lại, mà nếu có bán chưa chắc thương lái VN mua vì giá cao, nên tin đồn TQ thổi giá Sưa lên để bán lại cho VN có thể không có căn cứ! Nhưng TẠI SAO GỖ SƯA ĐẸP RẤT ĐÁNG CHƠI VÀ HIẾM? Tóm lược có những điểm mạnh chính của gỗ Sưa:
a. Tính phong thủy cao: có nghĩa là người sở hữu được nhiều gỗ Sưa sẽ được quý nhân phù hộ, công việc hanh thông, tai qua nạn khỏi. Để chứng minh một cách khoa học thì không thể nên điểm lợi về phong thủy vẫn luôn bí ẩn! Cá nhân tác giả đã cảm nhận được 2 lần!
Bàn về phong thủy chắc có lẽ không có cực phẩm nào có sự ảnh hưởng mạnh như Trầm hương, Kỳ nam và sừng tê giác! Nhưng theo nghiên cứu của người viết: Trầm, Kỳ và sừng tê không có thành phần hoá học để chữa "bá bệnh" như đồn thổi! Mặc dù thế, Trầm Kỳ và sừng tê vẫn được sưu tầm ráo riết trong giới thượng lưu để tăng phong thủy và "chữa bệnh"! Điều này cho thấy câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" ảnh hưởng rất mạnh trong tín ngưỡng ở Châu Á!
b. Có thể dùng chữa bệnh: Những nghiên cứu khoa học được đăng tải trên những tạp chí chuyên ngành đáng tin cậy từ năm 1982 đến 2015 phân tích kỹ thành phần hoá học của gỗ Sưa và phát hiện những tố chất có lợi cho cơ thể con người như tóm tắt chi tiết bên dưới.
Bàn "bên lề" về các tạp chí chuyên nghành, khi một bài viết được nộp vào, sẽ có 3 hoặc 4 chuyên gia trong lĩnh vực của bài viết xét duyệt. Nếu một trong những chuyên gia này không đồng ý để bài viết được đăng, bài viết sẽ bị thải. Những chuyên gia này sau quá trình cân nhắc xét duyệt nội dung bài viết, mỗi chuyên gia sẽ viết 1 bản báo cáo nhận xét về bài viết, yêu cầu hiệu chỉnh. Tác giả bài viết sau đó hiệu chỉnh bài viết và nộp vào toà soạn lần 2. Bài viết được gởi cho những chuyên gia nhận xét lần đầu để xét lại (Có trường hợp khi bài viết nộp vào lần 2, toà soạn gởi cho những chuyên gia không xét duyệt ở lần 1 làm tăng độ khó nhận bài!) Sau đó những chuyên gia này ra quyết định cuối cùng nếu bài viết được đăng hay không. Vì qua quá trình xét duyệt gắt gao nên bài viết đăng trên tạp chí chuyên nghành có nội dung chuẩn và đúng. Sự uy tín của một tạp chí có thể được "đo" bằng chỉ số tác dụng (Impact Factor hay IF): IF càng cao thì tạp chí càng uy tín. Ví dụ: IF = 2 có nghĩa là trung bình kết quả/ý tưởng của một bài viết của 1 tạp chí được những bài viết khác đề cập đến ít nhất 2 lần trong năm. IF > 1 đã gọi là khá. Tạp chí nổi tiếng Nature có IF = 30 và rất khó để có bài viết được đăng trên Nature! Điểm yếu của quá trình kiểm tra gắt gao là thông tin của những bài viết khi đã được nhận đăng trên tạp chí chuyên ngành đã bị cũ thường ít nhất 1 năm.
c. Tăng "đẳng cấp" của người sở hữu: Điểm này có thể dựa trên việc các quan lại của TQ ngày xưa khi được Vua khen thưởng thường được ban cho vật dùng bằng gỗ Sưa. Vì thế, nhà nào có Sưa chứng tỏ họ có công lớn với triều đình. Vua chúa ngày xưa cũng được cống nạp gỗ Sưa. Ngày nay, người TQ có thể dựa vào những dấu ấn lịch sử trên mà tin và mua Sưa rất mạnh. Hiện nay giới thượng lưu TQ đổ tiền vào "sưu tầm" cổ vật và Sưa như một cách thể hiện đẳng cấp mặc dù họ chưa chắc hiểu ý nghĩa của những ký tự cổ ghi trên món đồ! Khoảng 20 năm trước các nhà sưu tập cổ vật và Sưa thường "nghèo" hơn bây giờ nhưng thông thái hơn!


Hình 1: cảnh chợ trời bán Sưa "Hải Nam" ở Hải Khẩu, Hải Nam. Đa phần sưa bày bán xuất xứ từ VN và các nơi khác chứ không phải Sưa Hải Nam!
d. Đồ cổ bằng Sưa giữ giá rất cao: Các vật dụng bằng gỗ Sưa từ thời Minh được bán đấu giá rất cao, chứng tỏ gỗ Sưa rất được chuộng không những ở Châu Á mà trên toàn thế giới, đẩy giá gỗ Sưa lên cao. Hiện nay trên toàn thế giới chỉ còn khoảng dưới 10.000 hiện vật bàn ghế cổ từ đời Minh làm bằng Sưa.


Hình 2: một chiếc bàn cổ đời Minh được đấu giá giao lưu khoảng $59k USD!


Hình 2a: Một cặp ghế cổ đời Minh được đấu giá giao lưu khoảng $120k USD!

e. Vân và mùi của gỗ Sưa rất sang trọng: vân gỗ Cẩm, Hương, Sưa dây rất giống gỗ Sưa chuẩn nhưng nhìn hơi "dơ"! Điểm này đa số người chơi ngộ nhận, không để ý kỹ mà bỏ lỡ sự vượt trội của vân gỗ Sưa vì Cẩm, Trắc... có vân cũng đẹp vậy! Cần gì chơi Sưa cho đắt tiền!!"
Mùi gỗ Sưa mát lạnh sang trọng thoang thoảng, không đậm như Trầm Hương hay Hoàng Đàn! Nhiều tài liệu nói Sưa có mùi "thoảng hương Trầm" cá nhân thấy không chính xác! Cẩm và Hương có mùi hốc, không thích ngửi nhiều lần. Cảm nhận cá nhân mùi gỗ Sưa trong mát và tinh khiết! Gỗ Sưa đẹp kích thước to rất hiếm nên việc ngộ nhận "Sưa không hiếm" có thể là sai!

C. Chi tiết
Tính đến tháng 3- 2015, có 103 công trình nghiên cứu về gỗ Sưa được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Con số 103 sẽ dễ dàng tăng lên cho đến cuối 2015 và trong tương lai. Để tìm hiểu một cách khoa học, các công trình nghiên cứu về cấu phần hoá học và ứng dụng của gỗ Sưa được liệt kê ngắn gọn như sau:
1982: Bài nghiên cứu khoa học đầu tiên xuất hiện chứng minh gỗ Sưa chữa được bệnh tim -Tác giả là người TQ.
1985: Trị bệnh máu đông cục, co thắt cơ, hoại tử - Tác giả là người Nhật.
1989: Trị hoại tử - Tác giả là người Mỹ và TQ.
1990: Giúp tráng kiện cơ thể, giúp tiêu hoá - Tác giả là người Mỹ và TQ.
1992: Tiếp theo kết quả nghiên cứu có được từ 1985 - Tác giả là người Nhật.
1993: Quá trình phân chia và dự trữ đạm của cây Sưa được đề cập - Tác giả là người TQ.
1995: 2 nghiên cứu chứng minh Sưa giúp cơ, gân, cốt cử động linh hoạt - Tác giả là người Đài Loan.
1995: Chống ung thư - Tác giả là người Hàn Quốc.
1997: Gỗ Sưa được phân loại - Tác giả là người TQ.
1997: Tìm ra 2 tố chất mới chống ung thư - Tác giả là người Đài Loan. TQ và Đài Loan đã bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN!
1998: Chống dị ứng, lão hoá và hoại tử - Tác giả là người Đài Loan.
2000: Trị lão hoá với nhiều hợp chất mới trong dầu Sưa được phát hiện - Tác giả là người TQ.
2002: Trị tim - Tác giả là người Nhật.
2002: Vài phân loại mới của Sưa được tìm ra - Tác giả là người TQ.
2003: Trị lãng trí - Tác giả là người Anh.
2004: 21 hợp chất trong dầu Sưa được liệt kê. Ứng dụng trị bệnh tim, hoại tử, tăng độ dẻo của gân và chống ung thư - Tác giả là người TQ.
2005: Với 8 bài nghiên cứu về Sưa, đánh dấu mốc cho sự thu mua Sưa của TQ ồ ạt ở VN. 10 hoạt chất trị ung thư của Sưa được phát hiện. Sưa và các thảo dược khác trên bờ cạn kiệt và chính phủ TQ đã phát động duy trì bảo vệ để việc sử dụng Sưa và các dược thảo khác được lâu dài. Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi TQ.
2006: Cấu phần hoá học của Sưa vẫn được liên tục phân tích và nghiên cứu bởi Hàn Quốc. TQ không công bố kết quả nghiên cứu trong 2006.
2007: Trị lão hoá và tim như đã ghi trong sách thuốc của những vị Vua TQ đời trước - Tác giả là người TQ.
2008: Tiêu mỡ, chống ung nhọt, chống hoại tử - Tác giả là người TQ, Hàn Quốc và Miến Điện.
2009: Trị tim, xả stress. Bên cạnh đó, nghiên cứu về cấu phần hóa học của sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện.
2010, 2011, 2012: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa được TQ, Hàn Quốc ráo riết thực hiện với hiệu quả dùng Sưa tạo lên men, chống lão hoá, khử trùng và trị tim. Cách chiết giống cây Sưa được TQ công bố. Phúc Kiến bắt đầu khai thác và trồng Sưa.
2013, 2014: Nghiên cứu về cấu phần hóa học của Sưa tiếp tục được TQ thi hành ráo riết. Khả năng chống ung thư của Sưa được nghiên cứu sâu hơn, thuốc trị bệnh tim từ Sưa được thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Thêm 9 chất gây mùi thơm của Sưa được phát hiện. Giá Sưa lên khá cao mặc dù tình hình Biển Đông khá căng thẳng! Chỉ đến khi TQ rút về gần hết vào gần cuối 2014 thì giá Sưa vẫn tăng nhưng chậm hơn so với giai đoạn 2011-2013!
2015: Nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây Sưa khi bị nấm xâm phạm được tiến hành.


D. Kết luận
1. Gỗ Sưa có thể dùng trị hiệu quả những chứng bệnh sau: tim, lão hoá, hoại tử, ung thư, nhọt, máu đông cục. Có bằng chứng khoa học Sưa có thể dùng để:
(i) trị đãng trí, trầm cảm, co thắt cơ, bón,
(ii) giúp lưu thông huyết áp bồi bổ cơ thể, tăng độ dẻo của gân cơ và khử trùng,
mặc dù tính hiệu quả chưa được đề cập. Các chức năng trị bệnh khác của gỗ Sưa chưa được chứng minh một cách khoa học và không được đề cập tính đến tháng 3 - 2015.
2. Các nghiên cứu khoa học nêu trên đã được thử nghiệm trên chuột và thỏ trong phòng thí nghiệm với kết quả khả quan. TQ đã cho tiến hành chế biến thuốc trợ tim cho người, dùng các hợp chất của gỗ Sưa từ năm 2013. Việc thuốc này có được phổ biến đại trà và được đón nhận hay không thì chưa ai biết?!
3. Đa phần những nghiên cứu về Sưa được phác thảo và thực hiện bởi TQ, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhật và Miến Điện cũng trợ lực về lĩnh vực này. Việt Nam không có đóng góp nào trên lĩnh vực khoa học về gỗ Sưa!!
4. Sưa được chính thức nghiên cứu một cách khoa học vào năm 1982 và 2005 là năm TQ công bố một cách khoa học với bằng chứng rằng Sưa có thể trị một cách hiệu quả bệnh tim, lão hóa và ung thư.
5. Phúc Kiến đã bắt đầu gieo trồng chiết cành Sưa vào năm 2010.
6. Các công trình nghiên cứu về gỗ Sưa vẫn đang tiếp tục đăng tải và thông tin hiện có trong bài này chỉ được cập nhật đến tháng 3 - 2015.
7. Ứng dụng của Sưa trong ngành y tế của Ấn Độ và Miến Điện chưa được rõ nét với chỉ 2 trên tổng số 103 nghiên cứu khoa học được đăng tải.
8. Thông tin viết bài này được truy cập như sau:
(i) vào trang "scopus.com"
(ii) đánh vào tên khoa học của gỗ Sưa "Dalbergia odorifera" sẽ thấy 103 bài viết bằng tiếng Anh cùng với thời điểm bài viết được đăng.
9. Qua phân tích và giám sát, thời điểm công bố các kết quả nghiên cứu khoa học về gỗ Sưa trùng hợp với những cột mốc quan trọng về sự biến đổi (lên giá) trên thị trường gỗ Sưa ở VN.
3 cột mốc thời gian quan trọng rút ra được như sau:
1997: TQ bắt đầu âm thầm thu mua Sưa ở VN trùng lập với việc TQ, Hàn Quốc và Đài Loan bước đầu phát hiện ra gỗ Sưa có chất trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư.
2005: TQ, Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục khẳng định giá trị thực tiễn của Sưa trong việc trị được bệnh tim, lão hoá và ung thư với nhiều thành phần chất mới trong dầu gỗ Sưa được phát hiện. Đây cũng là lúc TQ công khai thu mua Sưa ồ ạt và trả giá cao đúng với giá trị thật của gỗ Sưa.
2013: Nhiều bài nghiên cứu về Sưa được công bố. TQ tiếp tục thu mua Sưa với giá cao hơn 2005! Có lẽ thương lái TQ dự đoán được sự căng thẳng ở Biển Đông mà gom Sưa ở VN ồ ạt cho... "chuyến tàu cuối"?!! Giá Sưa ở thời điểm năm 2015 vẫn cao hơn so với 2014 nhưng vì Sưa trở nên khan hiếm: phải mất một khoảng thời gian lâu hơn những năm trước để gom được cùng một lượng Sưa trong 2015, vì thế việc giao lưu trao đổi gỗ Sưa chậm lại chứ không phải vì "Sưa xuống giá"!
Qua những bằng chứng trùng lập của (i) thời điểm TQ, Hàn Quốc và Đài Loan đăng tải kết quả nghiên cứu về gỗ Sưa trị được bệnh nan y như ung thư, lão hoá, bệnh tim trên tạp chí chuyên nghành và (ii) sự biến động (lên giá) của Sưa ở VN, giả thuyết đưa ra trong bài này là có căn cứ và có thể áp dụng để phần nào "dự đoán" thị trường Sưa trong tương lai ở VN. Dĩ nhiên giả thuyết trong bài này khả năng cao chỉ là một trong nhiều giả thuyết có căn cứ về việc TQ thu Sưa ồ ạt! Đến thời điểm viết xong bài này vào tháng 4 - 2015, tác giả chưa tìm ra nguồn của các giả thuyết tin cậy khác!

Loạt ảnh các tác phẩm gỗ Sưa mà em đã từng tiếp cận:








































 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
2. Gỗ Trắc:

Trên thị trường lưu hành phổ thông chủ yếu là hai loại Trắc: Trắc đỏ và Trắc đen . Trắc đen thì hiếm và giá trị cao hơn Trắc đỏ . Gọi Trắc đen vì thịt gỗ có màu đen tuyền gần như mun sừng nhưng nhạt hơn. Thực ra trong thiên nhiên Trắc đen và đỏ cũng vẫn là một loài, một họ . Giống như Gỗ thủy tùng, loại xanh thì ngâm trong bùn trong nước loại đỏ thì trên mặt đất. Về nguyên tắc, gỗ đã được ngâm trong bùn đất lâu thì độ bền rất cao kháng mối mọt, vậy nên cũng như Thủy Tùng xanh, Trắc đen được ưa chuộng giá cao hơn Trắc đỏ rất nhiều . Nói về Trắc đỏ, gọi Trắc đỏ vì đặc điểm của nó thì không loại gỗ nào trong thiên nhiên có được, thân gỗ khi xẻ ra chế tác có mầu đỏ tươi như củ cà rốt, mùi thơm ngai ngái hắc . Gỗ Sơn huyết cũng có màu đỏ tương tự nhưng màu tối và sẫm hơn rất nhiều. Cũng vì điểm giống nhau như trên mà Sơn huyết hay được người ta làm giả Trắc vì trắc và Sơn huyết có giá vênh nhau tới mấy chục lần. Nhược điểm của Trắc là xuống mầu rất nhanh, từ khi chế tác với mầu đỏ tươi như vậy, chỉ sau 1 tháng nó đã chuyển thành mầu cà phê, sau 3 thành thành mầu táo tầu khô. Cẩm Lai và Trắc từ nhiều năm nay vẫn được coi là đối thủ không cân sức, nhưng vài năm chở lại đây Cẩm Lai bị lép vế xuống hàng thứ 2 sau Trắc ... độ cứng bóng thì ngang Trắc nhưng ưu điểm là vân hoa đẹp hơn, giữ mầu tự nhiên tới cả chục năm. Vài năm nay Trắc lên ngôi cũng do thị trường Trung quốc ưa chuộng, cũng không biết họ tìm thấy phần ưu việt gì nơi Trắc. Còn riêng với Cẩm Lai, người miền Nam vẫn rất ưu ái. Lại quay về với gỗ Trắc do thị trường khan hiếm cạn kiệt giá cả leo thang từng ngày vậy nên một số doanh nghiệp xuất ngoại tìm nguồn hàng. Loại trắc thứ 3 có mặt trên thị trường, nó có xuất sứ từ Châu phi. Giá cả hợp lý rất có sức cạnh tranh .... các doanh nghiệp xuất khẩu đổ xô vào mua ... Kết quả ra sao? mấy chục doanh nghiệp trên bờ phá sản vì bị trung quốc hủy hợp đồng, mấy anh Tầu khôn thật mà chả cứ Tầu . để 2 mẫu gỗ ra so sánh thì sự chênh lệch là 1 trời 1 vực ... Thực ra loại gỗ Trắc Châu phi có cái tên gì đó méo cả mồm đọc không ra, nhưng nó được các doanh nghiệp nhập khẩu về khoác cho cái áo của Trắc vì thực tế 2 loại trên có nhiều tính chất tương đồng ... nếu cứ đà này thì họ nhập gỗ cây Bao Báp về rồi khoác cho cái áo gỗ Sưa ối người chết. Gỗ trắc chính thống đường kính rộng 40 tới 70 cm giá trên thị trường là 700 triệu đồng 1 m3. Gỗ rộng 25 hoặc 30 cm dài 2 m dầy 10 cm giá 200 triệu một m3 . Gỗ Trắc Châu phi với kích thước như trên giá dao động khoảng 20 tới 25 triệu 1 m3. Có nghĩa là còn rẻ hơn gỗ Hương .. một số thông tin cho bà con mua hàng qua mạng hoặc mua nội thất nhưng kinh nghiệm về gỗ còn hạn hẹp. Trong hợp đồng giao kèo khi mua bán pho tượng bộ bàn ghế vẫn là gỗ Trắc vì trong tất cả các hợp đồng mua bán ký kết kiểu như thế này thường không có mục xuất xứ của gỗ chế tác ra sản phẩm nên người bán hàng không hề vi phạm vi phạm. Điều vi phạm duy nhất là Đạo đức nghề(nghe mà thấy đắng lòng)
Ở Phù Khê, Đình Bảng, Bắc Ninh có rất nhiều chợ gỗ nhóm họp theo khu vực. Chợ gỗ Trắc kéo dài hàng km với đủ các loại gỗ Trắc to nhỏ, đỏ đen. Gỗ đường kính to có thể xẻ thành ván là đắt nhất, có thời điểm đắt ngang gỗ Sưa nguyên liệu. Vì gỗ Trắc tính theo kg và đắt như vậy nên dân làng nghề dùng máy tự chế để ghép gỗ nhỏ với nhau thành các gỗ thành khí lớn hơn. Có thể ghép dọc ván để tăng bề mặt ván, mà cũng có thể ghép ngang ván để tăng bề dày. Tinh vi hơn, 1 tấm ván có thể ghép từ các tấm nhỏ, sau đó dán phía trên 1 lớp ván liền là thành 1 tấm ván dày và mặt rộng rất đẹp. Người TQ bắt đầu thấy chán loại gỗ ghép này, nên hàng Trắc giờ xuống giá tệ hại. Tất nhiên, hàng ế ẩm còn do nhiều nguyên nhân khác như kinh tế giảm phát, cấm biên kéo dài, chiến dịch đả hổ diệt ruồi của chính quyền TQ...
Gỗ Trắc lên hương, sốt nóng sốt lạnh là có nguyên nhân của nó. Gỗ Trắc có các đặc tính cơ học rất bền bỉ, tom gỗ mịn, chịu va đập tốt, chịu được nước, không bao giờ mối mọt, có dầu nên càng dùng càng bóng đẹp...Người TQ với văn hóa âm lịch ưa chuộng màu đỏ nên gỗ Trắc đã lọt vào tầm ngắm, và khi thị trường TQ đã thích món hàng nào, ngay lập tức nó trở nên khan hiếm và đắt đỏ, đơn giản vì thị trường tiêu thụ của TQ là quá khổng lồ. Một nguyên nhân nữa gây ra sự khan hiếm của gỗ Trắc đó chính là đặc tính sinh trưởng rất chậm nơi núi cao, nói cách khác, gỗ Trắc không thể trồng đại trà và nơi đồng bằng cộng thêm lớn rất chậm nên khan hiếm là lẽ đương nhiên. Hện nay, ở VN gần như cạn kiệt, Lào và Campuchia cũng ngày 1 ít. Gỗ xuất xứ Châu Phi thì thị trường đón nhận khá dè dặt.
Những gia đình có điều kiện ở làng nghề thay vì tích trữ vàng và đô la, họ thu gom và tích trữ các tấm gỗ Trắc kích thước lớn. Theo nguyên tắc cái gì hiếm nó sẽ tăng giá, nên gom hàng Trắc là kênh đầu tư và giữ giá trị đáng tin cậy.
Còn thành phần dân buôn gom hàng lướt sóng kiếm lời bằng vốn vay thì là câu chuyện khác. Cơn sốt nóng lạnh của gỗ Trắc đã gây ra khá nhiều thảm cảnh tay trắng cho những người thiếu nhạy bén, nhưng thừa lòng tham.

Để nhận biết gỗ trắc, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau :

(i) Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
+ Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
+ Tom (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có tom màu đen.
(ii) Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ. hoặc đốt , gỗ có tinh dầu nổ lóp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục.
(iii) : Cân : gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim ...
Thực tế gỗ trắc để lâu ngày rất dễ nhầm với gỗ Cẩm Lai

Cần phân biệt Trắc đen với Trắc đỏ nhưng bị ngâm nước nên chuyển sang đen, nó thường ở dạng gỗ Lũa

(chờ cập nhật)

Loạt ảnh sản phẩm gỗ Trắc em đã bán hoặc đang sở hữu

Trắc đỏ nhưng bị ngâm nước nên 1 phần bị đen

















































Bài viết chuyên sâu về gỗ Trắc, bài của bác Khoa Úc khảo nghiệm và biên soạn

Chú thích:

1. Các giả dụ trong bài viết này là đa số và trung bình.

2. Chữ viết tắt: DCRT = Dày cơm rẻ tiền, Đông Nam Á = ĐNA, Trung Quốc = TQ, Việt Nam = VN, hđls = hoàng đàn Lạng Sơn

3. Bài viết này được viết hoàn toàn độc lập với các bài viết khác.

4. Việc TQ thu gỗ cẩm ít hơn gỗ trắc là một trong nhiều dấu hỏi lớn mà cộng đồng gỗ mỹ nghệ ở VN vẫn chưa thật sự sáng tỏ với nhiều ý kiến chủ quan trái chiều! Tác giả đưa ra giả thuyết trong bài này nhằm có thể phần nào đưa ra ánh sáng câu trả lời về dấu hỏi cẩm-trắc. Mong được đóng góp về mặt kiến thức cho bài viết hoàn thiện hơn. Đa tạ.

Giả thuyết:

Trung Quốc thường thu mạnh gỗ ngâm nước và rượu cho dung dịch không bị "dơ".

Mục đích:

Chứng minh giả thuyết trên bằng cách ngâm nước và rượu mùn của các loại gỗ liên quan.

A. Sơ lược:

Theo trào lưu gỗ mỹ nghệ, TQ thu mạnh gỗ thuộc chi Đậu (Dalbergia) tại VN như sưa (Dalbergia tonkinensis), trắc (Dalbergia cochinchinensis) và cẩm (Dalbergia oliveri). Hương (Pterocarpus macrocarpus) và gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) không cùng chi với sưa, trắc, cẩm và ít được thu hơn.

Vị trí địa lý của Bắc VN giáp ranh nhiều cửa khẩu với TQ nên việc TQ sang VN và giao lưu trao đổi gỗ mỹ nghệ ở Bắc VN là điều dễ hiểu. Làng nghề Đồng Kỵ là nơi có rất nhiều thương lái TQ thăm viếng săn lùng hàng độc, đẹp đem về TQ coi như một cách "trộm máu" của VN. Không chỉ gỗ mỹ nghệ mà các loại lâm sản đắt tiền khác như sừng tê, ngà voi vẫn được TQ thu. Thị trường gỗ mỹ nghệ ở VN có tỷ lệ trắc:cẩm vào khoảng 60:40 tính đến nửa cuối 2015.

Đã từ lâu, giới mỹ nghệ Bắc VN sưu tầm gỗ trắc và hương coi như là cặp đôi đối diện với cẩm và gõ đỏ (cà te) được chuộng hơn ở Nam VN. Giới mỹ nghệ Nam VN cũng bị ảnh hưởng bởi TQ và giới mỹ nghệ Bắc VN nên gỗ trắc phần nào nhỉnh hơn một chút ở Nam VN hơn là gỗ cẩm ở Bắc VN. Nếu nói rằng TQ ở xa Nam VN hơn Bắc VN nên cẩm không được TQ chuộng cũng chưa hẳn đúng! Trao đổi với nhiều thợ và các cao nhân gỗ mỹ nghệ lâu năm họ cũng không hiểu tại sao TQ thu trắc mạnh hơn cẩm. Cũng nhấn mạnh rằng TQ vẫn thu cẩm nhưng số lượng thì ít hơn trắc. Người viết tin rằng có một nguyên nhân xâu xa vẫn còn chưa được khai tỏa!

Gỗ trắc có vân đẹp và tom rất mịn, gỗ đanh mặt vì tom trắc thưa, ngắn và vân của gỗ trắc ít có vảy/vằn/đốm trắng như cẩm/hương. Chà mặt gỗ trắc cho màu đỏ carrot, mùi gỗ trắc hơi chua, gỗ rất cứng và có tỷ trọng nặng hơn hương. Gỗ trắc thuần tuý có 2 loại chính là trắc đỏ và trắc đen. Ngoài ra còn có trắc Nam Phi và trắc dây từ rừng Khánh Hoà và miền Trung VN cũng được điêu khắc VN chuộng.

Gỗ cẩm có vân khá đẹp, thường có vằn trắng trong vân gỗ giống vân gỗ hương, gỗ đanh mặt, tom mịn dài ngắn và nhiều hơn trắc nên có thể nói trắc nhìn đanh hơn cẩm, gỗ nặng hơn gõ đỏ. Khác với trắc, họ cẩm có rất nhiều loài phổ biến gồm: lai, loang, phèo, sừng (thối), thị, liên, ... mà cá nhân người viết chưa có duyên để thu mẫu và giám định kỹ từng loại cẩm của VN. Ngoài ra cẩm từ nước bạn Lào có vân rất đẹp, nhưng cẩm từ Campuchia có vân không đẹp bằng có thể do thổ nhưỡng. Lưu ý là cẩm và gõ được người chơi ở Nam VN chuộng vì lâu xuống màu hơn trắc và hương, vân cẩm khá đẹp. Cả 4 loại đều là gỗ quý nên rất bền, ít bị cong vênh hay mối mọt.

B. Nhận xét chủ quan từ cộng đồng:

Người viết đã tìm hiểu và trưng cầu ý kiến từ các cao nhân gỗ mỹ nghệ ở VN "tại sao TQ thu cẩm mạnh hơn trắc" và nhận được các ý kiến chủ quan như sau:

1. TQ thích gỗ màu sẫm do thị trường TQ rất chuộng đồ mỹ nghệ mang tính hoài cổ. Trắc ít nứt hơn mun sừng và xuống màu nhanh hơn cẩm nên được chuộng.

2. Một số ý kiến cho rằng cẩm nứt nhiều hơn trắc nhưng lập luận ngược lại tồn tại từ các cao nhân thâm niên. Cho nên khách quan người viết nhận thấy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

3. Về chất lượng gỗ, cẩm và trắc là gỗ quý, có chất lượng tương đương: cứng, nặng, tom mịn, mặt gỗ đanh, không bị mối mọt, co ngót ít. Gỗ tuy rất cứng nhưng dai nên dễ chế tác hơn mun sừng.

C. Nhận xét chủ quan theo tên gọi:

Đào sâu về tên gọi để hiểu thêm về Trắc và cẩm. Gỗ trắc trên tiếng Anh là Siamese Rosewood, dịch ra tiếng Việt là Trắc Thái Lan hay Trắc Đông Dương vì cây Trắc mọc phổ biến ở Lào, VN, Campuchia và Thái Lan. Tên chữ của gỗ trắc theo tiếng TQ là:

红酸枝 = Trắc đỏ và 黑酸枝= Trắc đen,

dịch ra tiếng Việt là "gỗ axít màu đỏ" và "gỗ axít màu đen". Gỗ trắc được liệt vào nhóm "gỗ đỏ" hay "hồng mục". "Màu đỏ" chỉ sự tương đối chứ không hàm ý là gỗ trắc lúc nào cũng "đỏ". Từ "axít" được thể hiện rõ qua mùi hơi chua của gỗ trắc. Chú ý yếu tố màu đỏ và đen ở đây rất quan trọng và trùng hợp với nhận xét chủ quan ở trên. Gỗ trắc xuống màu khá nhanh với khoảng thời gian 12 tháng có thể sẽ xẫm màu tuỳ theo độ tiếp xúc với ánh sáng của gỗ. Để ý rằng tên chữ "gõ đỏ" thật ra không "đỏ" như miêu tả mà gỗ có màu vàng nâu sáng, thỉnh thoảng có gân/vằn/tia đen giống da hổ nên gõ đỏ cũng được gọi là hổ bì. Vì gõ đỏ lâu xuống màu nên không được TQ chuộng, tom gõ hơi thô như hương nên về độ "đanh" không bằng cẩm.

Gỗ cẩm có trên tiếng Anh là Burmese Rosewood, có tên tiếng Việt là Trắc Miến Điện. Rõ ràng rằng trắc và cẩm thuộc cùng họ "Rosewood" trong chi Đậu và có liên hệ khá gần nhau. Gỗ cẩm có tên theo tiếng TQ là 白酸枝, dịch ra tiếng Việt "gỗ axít màu trắng". Để lý giải "màu trắng" của cẩm có 2 ý chính:

1. Cẩm sáng màu hơn trắc nên có thể nói là "trắng" hơn trắc.

2. Cẩm có gân/vảy trắng trong thớ, trong khi đó trắc rất ít có. Nên có thể nói cẩm có tố chất "trắng" nhiều hơn trắc. Gân trắng của cẩm có khả năng cao tạo độ "dơ" trên mặt gỗ khiến mắt nhìn không đồng nhất. Chi tiết này được kiểm tra khách quan bên dưới. Các phân tích ở trên phản ánh trung thực tố chất của gỗ cẩm cũng có mùi chua nhẹ (axit) nhưng màu thì không "đen và đỏ" bằng trắc vì cẩm lâu xuống màu hơn trắc rất nhiều. Chú ý rằng gỗ cẩm thường có màu đỏ bầm, không có "màu trắng" và cẩm có màu sáng hơn trắc. "Màu trắng" của gỗ cẩm chỉ được dịch sang tiếng Việt một cách tương đối.

Trong tiếng Việt có câu "trắng tay" hàm ý không may mắn. Theo điển tích dân gian, gương mặt màu trắng hoặc bạch diện tượng trưng cho sự điêu ngoa và màu đen được ví như màu của sự thành thật. Một ví dụ điển hình là Ngài Bao Công có gương mặt màu đen trong phim ảnh và truyền thuyết mặc dù Ngài bẩm sinh không có gương mặt đen, chứng tỏ màu đen là màu của công lý. Chi tiết này cho thấy sự lợi thế của trắc dựa theo tín ngưỡng nhân gian ngàn đời qua nhiều thế hệ nên rất khó thay đổi. Cũng xin đừng quên rằng màu trắng qua Bạch Hổ hay Lân và màu đen qua Huyền Vũ là 2 màu trong Tứ Linh. Nên khách quan nhận xét, quy luật dân gian có thể không mang tính khoa học chặt chẽ mà thường bị chế ngự bởi tín ngưỡng.

D. Nhận xét khách quan theo thẩm định mùn gỗ trong nước và rượu --- Cách thẩm định khách quan cần nhiều thời gian nên chỉ tiến hành ở nơi thuận tiện.

Để xác định khách quan và xua tan sự huyền bí của "bổ đề cẩm-trắc", người viết đưa ra giả thuyết bên trên và mục đích chứng minh khách quan giả thuyết này bằng cách ngâm mùn của các loại gỗ liên quan vào nước và rượu trắng. Trước tiên, định nghĩa vân gỗ "dơ" và "sạch":

1. Vân gỗ "dơ": nhìn vào hơi bị rối mắt do tổng thể có cảm giác không đồng nhất! Ví dụ: gỗ hương, cẩm, ...

2. Vân gỗ "sạch": nhìn vào không bị rối mắt do tổng thể có cảm giác "trong" và đồng nhất! Ví dụ: gỗ sưa, tử đàn Ấn Độ, ...

Kết quả ngâm nước:

Hình 1 cho kết quả ngâm nước mùn của các loại gỗ liên quan.


Hình 1: mùn của gỗ sưa, cẩm, hương, trắc, gõ đỏ và tử đàn Ấn Độ ngâm nước.

Gỗ cẩm, gõ và hương ngâm nước nhìn "dơ" hơn gỗ sưa và tử đàn Ấn Độ rất nhiều và dơ ít hơn so với trắc, phản ánh trung thực cái "dơ" trong vân gỗ cẩm, gõ, trắc và hương so với sưa và tử đàn!

Chú ý:

(i) Gỗ trắc ngâm nước nhìn "sạch" hơn hương, gõ và cẩm nhưng "dơ" hơn tử đàn Ấn Độ và sưa! Đây có thể là một trong nhiều nguyên nhân chính TQ thu trắc mạnh hơn cẩm!

(ii) Mùn gỗ trắc ngâm nước và rượu vẫn bị "dơ".

(iii) TQ vẫn thu cẩm nhưng ít hơn trắc, phản ánh sự đa dạng của thị trường gỗ mỹ nghệ ở TQ. Kết quả ngâm nước khẳng định đẳng cấp của sưa và tử đàn Ấn Độ là 2 loại gỗ đắt nhất thế giới đến thời điểm viết bài này vào cuối 2015.

Kết quả ngâm rượu:


Hình 2: mùn của gỗ sưa, cẩm, hương, trắc, gõ và tử đàn Ấn Độ ngâm rượu.

Kết quả ngâm rượu của sưa "dơ" hơn tử đàn Ấn Độ và cũng không "sạch" hơn trắc nhiều, cho thấy:

(i) Tử đàn Ấn Độ là vương mộc với chất gỗ khá toàn diện.

(ii) Ngâm nước mùn gỗ dễ phát hiện độ "dơ" hơn ngâm rượu mặc dù sách của TQ chỉ dùng rượu trắng để thẩm định và phân loại gỗ.

E. Xếp hạng các loại gỗ theo độ "sạch":

Qua kết quả thẩm định mùn gỗ trong nước, độ "sạch" của 6 loại gỗ được xếp hạng như sau:

1. Tử đàn Ấn Độ, sưa

3. Trắc

4. Cẩm và hương

6. Gõ đỏ

Qua kết quả thẩm định mùn gỗ trong rượu, độ "sạch" của 6 loại gỗ được xếp hạng như sau:

1. Tử đàn Ấn Độ

2. Sưa, trắc, cẩm

5. Hương

6. Gõ đỏ (mùn bị đóng cục)

Xếp hạng theo độ "sạch":

1. Tử đàn Ấn Độ

2. Sưa

3. Hđls (như phân tích bên dưới)

4. Trắc

5. Cẩm

6. Hương

7. Gõ đỏ

F. Kiểm tra kết quả và đưa ra nhận xét:

So sánh khách quan với bảng xếp hạng trong bài viết Khai bút --- Giáp Ngọ 2014 được viết 2 năm trước:

1. Sưa Hải Nam (53)

2. Tử đàn Ấn Độ (52)

3. Sưa VN (50)

4. Tử đàn Châu Phi (45)

5. Hđ Lạng Sơn (43)

6. Gỗ trắc VN (41)

7. Mun sừng (39)

8. Thuỷ tùng (34)

có thể thấy được sự trùng hợp rất khách quan, chứng tỏ các lập luận trong 2 bài viết là có căn cứ. Cần nhấn mạnh rằng tuy bài viết này là hoàn toàn độc lập, khoa học và không liên quan đến kết quả của bài viết Khai bút --- Giáp Ngọ 2014, khách quan nhận xét, cả 2 bài viết đều đi đến cùng 1 kết luận. Kiểm tra kết quả thẩm định ngâm mùn hđls vào nước/rượu với kết quả ngâm nước/rượu của trắc, sưa, tử đàn Ấn Độ trong bài này có thể thấy mùn của hđls ngâm nước/rượu:

(i) "sạch" hơn trắc

(ii) ít bị đóng cục như gõ đỏ

(iii) có kết tinh màu tím do đó dễ bị bào mòn và đổi màu khi tiếp xúc với nước/rượu.

(iv) độ "sạch" dung dịch của hđls, sưa, tử đàn Ấn Độ là gần bằng nhau nhưng hđls bị đóng cặn tím dưới đáy nên tổng thể không "sạch" bằng sưa và tử đàn Ấn Độ. HĐLs ngâm nước/rượu cho dung dịch "sạch" nhưng vì tỷ trọng thấp hơn sưa, hđls tuy bị TQ thu mạnh vài chục năm trước và hiện gần tuyệt chủng, đến thời điểm này không bị TQ săn lùng ráo riết bằng sưa (vì không có để thu!) như đã phân tích trong bài Hoàng đàn vs. Bách --- Niềm tự hào Việt Nam.


Hình 2a: so sánh kết quả ngâm mùn hđls, trắc trong nước và rượu

Kết quả thẩm định trong bài này và bài Khai bút --- Giáp Ngọ 2014 cho thấy gỗ càng "sạch" thì càng quý và càng được chuộng, chứng minh giả thuyết đưa ra là đúng với 3 loại gỗ đứng đầu danh sách "sạch" ở VN: sưa, HĐLs, trắc, bị TQ thu mạnh tính đến cuối 2015.

G. Một khiá cạnh khác... cùng suy ngẫm...

Để tiện so sánh và hình dung, tác giả vẽ ra biểu đồ DCRT dùng dữ liệu bên dưới:

1. Độ cứng của gỗ trắc khoảng 10,790N, tỷ trọng 1,035kg/m3.

2. Độ cứng của cẩm lai 12,060N và tỷ trọng khoảng 940kg/m3.

3. Độ cứng của gỗ hương 9,550N và tỷ trọng khoảng 865kg/m3.

4. Độ cứng của gõ đỏ 8,050N và tỷ trọng khoảng 805kg/m3.

5. Độ cứng của tử đàn Ấn Độ 7,983N và tỷ trọng 1,215kg/m3.

6. Độ cứng của sưa 7,800N và tỷ trọng 825kg/m3.


Hình 3: chỉ số DCRT của các loại gỗ liên quan.

Chú ý rằng tử đàn Ấn Độ và sưa có chỉ số DCRT thấp nhất nhưng là 2 loại gỗ đắt nhất tính đến cuối 2015. Gỗ trắc, gõ, hương, sưa có gần bằng chỉ số DCRT cho thấy gỗ sưa trước năm 2000 được VN xếp hạng ngang với gỗ hương là có căn cứ. So với thực tế, thị trường mỹ nghệ VN và TQ đi ngược với biểu đồ DCRT: gỗ "dày cơm đắt tiền" sẽ được chuộng. Vì thế có thể dùng biểu đồ DCRT để phần nào "đoán ngược" sự biến đổi của thị trường gỗ mỹ nghệ ở VN và TQ trong tương lai. Vì sự ngoại lệ của mun Cameroon với chỉ số DCRT cao nhất, biểu đồ DCRT có thể dùng để tìm hiểu thị trường gỗ mỹ nghệ không thuộc ĐNA.

H. Kết luận:

1. Gỗ có gân trắng/vàng/đen thường bị "dơ".

2. Ngâm nước và ngâm rượu mùn gỗ có thể thấy được độ "dơ/sạch" của gỗ. Gỗ càng quý thì kết quả thử nước/rượu càng "sạch".

3. Gỗ "sạch" với tỷ trọng cao như sưa và trắc là cực phẩm của VN, đã và đang bị TQ săn lùng ráo riết.

4. Thị trường TQ vẫn thu gỗ cẩm nhưng họ thu trắc nhiều hơn. Kể từ lúc tranh chấp Biển Đông diễn ra căng thẳng vào giữa 2014, giá của gỗ trắc, cẩm, hương, gõ xuống mạnh. Giá của sưa và tử đàn Ấn Độ không xuống và vẫn giữ được giá.

5. Biểu đồ DCRT có thể dùng để phần nào đoán ngược sự luân chuyển của thị trường gỗ mỹ nghệ ở VN và TQ.
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
3. Gỗ Hoàng Đàn và gỗ Bách:

A. Mở đầu:
Hoàng Đàn Lạng Sơn(HĐLS) thân được Trung Quốc(TQ) và Đài Loan(ĐL) thu mua mạnh vào vài chục năm trước cho đến cạn kiệt! Khi hết HĐLS thân rồi thì các cụ chuyển hướng sang nhai HĐLS rễ ! HĐLS thân có trên thị trường VN hiện nay đa số (dĩ nhiên có ngoại lệ) là hàng do TQ và ĐL giao lưu ngược lại với VN, mức giá cao gấp mấy lần họ mua của VN lúc trước ---> buồn! Tạm thời sẽ không tiết lộ thông tin về giá vì hơi nhạy cảm nhưng nếu các cụ biết giá TQ giao lưu lại thì em nghĩ nhiều cụ sẽ phi sang TQ kiếm chút cháo ợ!! Theo ý kiến cá nhân thì HĐLS thân có giá trị hơn HĐLS rễ vì HĐLS thân có thể dùng làm bàn ghế (thời ấy đã xa rồi!). HĐLS ở VN, càng nhiều dầu, nhiều tuyết thì giá càng cao, có nghĩa là HĐLS rễ cao giá hơn HĐLS thân tại thời điểm này!! Khổ nỗi để ủ tuyết thì phải cần lồng kính mà cá nhân em thì không thích chơi tượng có lồng kính bao bên ngoài (Trầm hương ngoại lệ) nhìn phản cảm lắm ạ!
Nếu HĐLS thân giá thấp hơn HĐLS rễ thì tại sao TQ và ĐL thu hết HĐLS thân từ thuở trước rất lâu rồi??? Hay tại muốn thu mua rễ thì bất đắt dĩ phải chặt thân xuống chứ "tôi chả thích HĐLS thân là mấy"!!!??? Ngày nay vì HĐLS thân đã hết chỉ còn đa số ở dạng rễ nên HĐLS rễ muốn hay không thì vẫn là cái duy nhất của HĐLS còn sót lại! Nếu HĐLS thân và HĐLS rễ cùng tồn tại ở thời điểm này thì theo ý cá nhân HĐLS thân sẽ đắt hơn HĐLS rễ! Ngẫm mãi em cũng không biết VN mình có thu cạn kiệt một loại gỗ nào, sản phẩm nào ở TQ và ĐL không nhỉ??? Xác xuất cao là điều ngược lại!!!Điều này cho thấy VN có "rừng vàng biển bạc" và không biết bao nhiêu "vàng" đã và đang "chảy" ra khỏi những cánh rừng già ở VN??

Gỗ Bách tuy không đắt như HĐLS nhưng cũng tương đối khó kiếm vì loại này rất lâu lớn. Cá nhân em chưa nghe TQ thu mua gỗ Bách ồ ạt (chắc họ bị em Sưa làm say, mà nếu muốn mua gỗ Bách cũng không có mà mua) nên tung tích của loại này cũng còn phần nào bí ẩn đối với TQ và ĐL, hảo hảo ợ! Có dạo nghe TQ thu mua thông đỏ trên vùng rừng núi Điện Biên trị bệnh ung thư, không biết tình hình bây giờ ra sao?

B. Thông tin về Hoàng Đàn và Bách...
Hoàng Đàn là dòng gỗ quý đã được hoàng gia VN dùng, nay đã và đang trên bờ vực tuyệt chủng! Chỉ còn vài cá thể nhỏ nhoi được bảo vệ nghiêm ngặt như các cụ vẫn dạy "Mất trâu mới lo làm chuồng"!
Hoàng Đàn mọc trên các vách núi cheo leo ở LS mà chính em đã đi ngang qua di tích "Mặt Quỷ" ở ải Chi Lăng cũng còn thấy vài mống sót lại ợ! Chắc các cụ sợ "Mặt Quỷ" nên không dám leo trèo đặt mìn hay sao ợ?! Câu ca dao của các cụ dạy ngày xưa

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh"

không thấy đề cập đến Hoàng Đàn! Tuy "sai" 100 năm trước nhưng bây giờ đúng phóc các cụ ợ!

"Hoàng" = màu vàng và "Đàn" = gỗ, dịch nôm na là "gỗ màu vàng" chính xác miêu tả cách nhận biết HĐLS. HĐLS có mùi thơm quyến rũ, nồng hơn gỗ Sưa, mùi thơm hơi ngọt khi hít sâu vào đến lúc cuối. Điểm đặc trưng ăn tiền của HĐLS là khả năng tạo tuyết dài thành cọng: Ngọc am, Tùng tuyết (có cụ gọi tùng tuyết là SƯA TRẮNG) cũng phun tuyết ầm ầm
Gỗ Ngọc Am cũng là dòng gỗ quý với cái tên "Hoàng Đàn rủ", mùi rất hắc và được hoàng gia VN dùng để ướp xác, mà cá nhân em nghe nhiều thợ nói là gỗ Ngọc Am có độc tố! Điều này dễ hiểu vì để ướp xác giữ được lâu thì Ngọc Am phải có tính khử trùng cao, cho nên làm bồn tắm, chậu rửa mặt... bằng Ngọc Am em thấy khả thi! Việc "Ngọc Am có độc tố" gây xôn xao trong giới báo chí thổi phồng thông tin và giới gỗ mỹ nghệ! Thông tin từ Hà Giang thì các cụ già làng sống rất lâu nhờ hít thở Ngọc Am nên sự thật cứ rối mù! Cá nhân em thì không dám ngồi trên bộ lũa Ngọc Am quá lâu hay ngủ trên xập Ngọc Am nhưng nhiều cụ thì rất mếch ợ!! Hiện nay ở Chùa Thày Hà Tây có 2 cây cột Ngọc Am đồ cổ to khủng đường kính cũng phải đến 80cm dài chừng 4m (các cụ đừng vào khiêng nhé tội nghiệp em!!!)
Gỗ Bách hay có nơi gọi Trắc Bá Diệp thường có mắt nhỏ, không to như Tùng tuyết
Gỗ bách có mùi thơm khá giống HĐLS (+90% --> cơ hội vỡ mặt rất cao) nhưng hơi hắc và thơm không ngọt. Nếu ngửi mùi từ đáy của 1 pho tượng gỗ Bách đặt trên kệ một khoảng thời gian sẽ có chút vị "thủm" của HĐLS bị ngâm nước khi hít sâu vào khoảng 10s đầu, đây là cách nhận biết rất tốt gỗ Bách theo ý em. Nếu ngửi 1 lần mà chưa va chạm nhiều với hai loại này, rất có thể sẽ bị lầm!! Thịt gỗ Bách đa số màu tươi nhuận và sáng hơn HĐLS, đây cũng là cách nhận biết khá tốt thứ 2 của 2 loại theo ý cá nhân. Cả hai loại đều chậm lớn và sống lâu trăm tuổi như các cụ vẫn dạy "cây Tùng cây Bách là rường cột của nước nhà"... Điều này đúng 100 năm trước thôi ợ! Ngày nay Tùng hay Bách mà trên 30cm đã bị vào hang nằm hết rồi các cụ ạ!!!

Một anh em gần với Bách là Bách xanh có gân/mảng xanh và nâu lợt. Bách xanh có mùi rất hắc nên tuy nhìn "giống" HĐLS nhưng mùi hắc và không ngọt là yếu tố nhận biết tốt. Ngoài ra còn 1 loại nữa có họ hàng xa xa với Bách và Bách xanh VN, đến từ rừng nhiệt đới Nam Mỹ mà ở VN mình thợ gọi Trắc xanh. Ở TQ họ gọi lục đàn hay là "gỗ màu xanh". Thường gỗ có tên chữ "Trắc..." chứng tỏ gỗ cứng và nặng. Bách và HĐLS thuộc họ thông, gỗ nhẹ và xốp hơn Trắc xanh nhiều nhưng mùi của Bách xanh thì hắc hơn Trắc xanh. Màu gỗ có vài chỗ giống nhau: màu vàng/nâu lợt/nâu/ có gân/xen khaki, Trắc xanh có sắc xanh lá cây đậm nhiều hơn Bách xanh. Theo em được biết Bách xanh và Trắc xanh thường bị gọi nhầm ở VN nhưng về phân định chúng thì ít bị lầm (dĩ nhiên có trường hợp ngoại lệ). Cả hai loại Bách xanh và Trắc xanh có nhược điểm là thường bị nứt, khác xa với Bách là loại gỗ chuẩn hơn không bị nứt toát. Theo em vì gỗ Bách xanh và Trắc xanh có nhiều nhựa/dầu tạo chất màu "xanh" trong thớ gỗ, gây nên hiện tượng nứt. Để kiểm chứng điều này, thành phần hoá học của Bách xanh và Trắc xanh nên được kiểm định một cách khoa học.

Có dạo nghe các đại gia/thiếu gia/ đồn thổi "gỗ đổi màu" nhìn rất "giống" Trắc xanh! Theo em, các cụ nên gọi "gỗ đổi màu" là "gỗ tắc kè/kỳ nhông" cho nó oai, huyền bí và đồng thời cho hấp dẫn!Cũng có 1 loại du nhập vào VN từ Malaysia có tên "Hoàng Đàn đỏ"="gỗvàng đỏ" nghe dị dị làm sao!! Hoàng Đàn đỏ giá rẻ hơn HĐLS và cũng ít thấy trên thị trường VN.

Điểm giống nhau của HĐLS và Bách theo em là mùi thơm đặc biệt toả mạnh, đeo vòng vào tay mùi thơm đọng lại vương vấn! Gỗ Bách nghe nói còn có tính dược lý cao, tốt cho người bị cao huyết áp (nếu có điều kiện em sẽ nghịch và phân tích thành phần hoá học của gỗ Bách)! Gỗ Bách (thỉnh thoảng có cụ gọi "Trắc Bá Diệp") không bị nứt dăm như Trắc Bá Diệp tom xốp trồng trên vùng đất đỏ Bazan Lâm Đồng cho đường kính +60cm là bình thường (so với đường kính 20cm của gỗ Bách), đục đến đâu bao lại đến đó
Gỗ Bách và HĐLS mọc trong tự nhiên theo em được biết rất lâu lớn, gỗ cho đường kính lõi khoảng 20cm có tuổi chừng 80 năm, thử sức chịu đựng đường dài của các chuyên gia và đại gia mà các cụ này canh tuyết vài tuần còn chưa có thời gian nói chi đợi đến mấy chục năm như "Hòn vọng phu" thì khổ! Bách xanh nghe thợ nói có đại gia có hàng to đủ làm mặt phản, chứ gỗ bách thì em chưa nghe nói đến đủ to dùng làm phản!


C. Cách nhận biết:
Phân biệt qua hình ảnh trực quan


Kết quả thẩm định gỗ HĐLS và gỗ Bách bằng cách ngâm mùn của hai loại trong nước và rượu trắng 30 độ
Trong thí nghiệm này em dùng mùn Bách nhiều hơn HĐLS. Lượng nước và rượu dùng thẩm định khoảng hơn/kém 1 muỗng cafe cho mỗi bát, thứ tự như sau: HĐLS ở trên, Bách ở dưới; nước bên trái và rượu bên phải. Sau khi giám sát kỹ phản ứng, sau 120 phút có thể kết luận kết quả thẩm định nên không cần phải chờ đến ngày hôm sau.

NGÂM NƯỚC
Sau 2 phút: HĐLS (vàng nâu) cho màu nước đậm hơn Bách (vàng đậm). Cả hai hoà tan tốt vào nước và cho nước trong.


Hình 2a: Sau 2 phút ngâm nước và rượu.
Sau 30 phút: HĐLS cho màu vàng đỏ, Bách cho màu vàng chút nâu. Hạt tím xuất hiện nhiều hơn ở đáy bát cho cả hai loại. Bách cho rất ít dầu đọng trên thành bát, HĐLS cho nhiều dầu đọng hơn Bách. HĐLS cho nước trong, Bách cho nước màu vàng lợt.


Hình 2b: Sau 30 phút ngâm nước.

Sau 120 phút: nước HĐLS cho màu nâu đậm và của gỗ Bách cho màu nâu lợt.


Hình 2c: Bột gỗ ngâm nước sau 120 phút.

Sau 24h: phản ứng đã xong, dung dịch bay hơi hết.

NGÂM RƯỢU
Sau 2 phút: HĐLS cho màu đậm hơn Bách. Xuất hiện những hạt nhỏ màu tím dưới đáy bát. Mùn HĐLS phản ứng với rượu cho nhiều hạt tím hơn Bách mặc dù mùn Bách nhiều hơn HĐLS. Có thể HĐLS phản ứng với rượu tốt hơn Bách.

Sau 30 phút: mùn HĐLS cho màu nâu đậm có nhiều hạt tím, màu nâu đọng rõ trên thành chén. Bách cho màu vàng nâu với ít hạt tím hơn HĐLS.


Hình 3a: Sau 2 phút.


Hình 3b: Bột gỗ ngâm nước và rượu sau 30 phút.

Sau 120 phút: mùn HĐLS cho màu nâu trong dung dịch và trên thành bát. Mùn gỗ Bách cho màu nâu lợt trong dung dịch và trên thành bát.


Hình 3c: Bột gỗ ngâm rượu sau 120 phút.


Hình 3d: Bột gỗ ngâm nước và rượu sau 120 phút.

Sau 24h: phản ứng đã xong, dung dịch bay hơi hết.


Hình 3e: Sau 24h.

D. Kết luận:
1. Gỗ Bách có mùi hắc, HĐLS có mùi ngọt. Nếu ngửi dưới đáy 1 pho tượng gỗ Bách để trên kệ 1 khoảng thời gian có vị "thủm" của HĐLS ngâm nước.

2. Khi quậy lên, HĐLS cho màu đậm hơn Bách khi ngâm vào rượu và nước. Tổng thể, HĐLS và Bách khá giống nhau nhưng thẩm định bằng mùi và màu như trình bày là cách khá hiệu quả để phân loại.

3. HĐLS phản ứng tốt với rượu và nước hơn Bách nên có thể kết luận HĐLS dễ bị ăn mòn hơn Bách. Mặc dù vậy, phôi HĐLS chôn vùi trong lòng đất sau hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn và vẫn giữ được mùi thơm.

4. Kết quả cho thấy mùn HĐLS và Bách ra màu trong nước và rượu với những hạt tím li ti do đó chúng nên được phủ pu/xi khi dùng làm bàn ghế. Bách phản ứng ít hơn với dung dịch so với HĐLS. Nếu để mộc, dùng lâu ngày HĐLS sẽ có sắc tím li ti trên mặt nhiều hơn Bách.

Loạt ảnh các tác phẩm gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn tuyệt đẹp









1 tác phẩm gỗ Bách hay còn gọi Trắc Bá Diệp



Vòng đeo tay gỗ Bách







(Chờ cập nhật)
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
4. Gỗ Cẩm:
Cẩm lai
Cẩm lai Bà Rịa
Cẩm lai Đồng Nai
Cẩm liên
Cẩm thị
(chờ cập nhật)
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: Z90

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
5. Gỗ Ngọc Am:
(Chờ cập nhật)
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
6. Gỗ Gù Hương:
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
7. Gỗ Gụ:
gụ
Gụ mật
Gụ lau
Gụ Lào
(chờ cập nhật)
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
8. Gỗ Mun:
Mun sừng là gỗ quý, hiện nay chỉ còn số lượng ít ở Khánh Hòa và đang bị khai thác triệt để nên nguy cơ tuyệt chủng là trong tương lai gần. Đặc tính chung của gỗ này là cứng và giòn, khi mới chế tác thường có màu đen hơi ngả xanh(màu ốc nóng) sau quá trình sử dụng thì chuyển dần sang đen bóng như sừng
Mun sọc(còn gọi là mun hoa) ngoài màu đen còn có các vân màu sáng chạy dọc theo chiều đứng thân gỗ. Tuy Mun sọc rẻ hơn Mun sừng nhưng nó có vân khá đẹp và chất gỗ dẻo hơn, người TQ đã tạo ra các máy in vân gỗ rất giống với vân tự nhiên, các cụ mua Mun sọc cần để tâm đến chi tiết này.
Gỗ Chiu Liu(họ Muồng) có nhiều loại nhìn qua khá giống MUn sọc nên cũng có thể gây ra nhầm lẫn khi mua hàng.
Một loại gỗ khác có tên Nhọ Nồi cũng có ngoại hình rất giống Mun sừng, sau đây là cách phân biệt 2 loại gỗ đó

(Bài của bác Khoa)

Trong bài này, em trình kết quả thẩm định gỗ Mun sừng và gỗ Nhọ nồi. Theo ý kiến cá nhân, đã chơi gỗ quý, việc thẩm định loại gỗ rất quan trọng và là điều tối cần thiết để nâng kiến thức về gỗ. Nếu không có giá trị thẩm định thì cũng phải có chút kiến thức về cách nhận biết tổng quát. Một số các bài viết, theo ý kiến cá nhân, có dạng "cưỡi ngựa xem hoa", có nghĩa là không có kết quả thẩm định, đồng thời "bàn" về gỗ qua mạng ảo không có "chứng", cho nên giá trị học hỏi rất thấp và không đáng tin cậy.
Em có đọc các bài viết về mun sừng hiện nay thì tìm ra 2 bài viết có giá trị: (1) bài viết mang tính cách "cưỡi ngựa xem hoa" nhưng có giá trị tổng quát và là một trong những bài đầu tiên được viết về loại gỗ này.

Theo trao đổi với nhiều thợ chuyên làm Mun sừng, gỗ Mun sừng có 2 loại chính:
(1) Loại mun sừng để lâu đen bóng như sừng.
(2) Loại mun sừng để lâu đen bóng như sừng, nhưng đồng thời có chút vân xanh.
Gỗ mun sừng có tom rất nhỏ và hầu như khó phát hiện tom. Từ "sừng" ở đây chỉ độ bóng TỰ NHIÊN của gỗ, lên nước nhìn như sừng. Vì gỗ màu đen/xanh đen, cộng với độ bóng tự nhiên theo thời gian, vì thế có tên "Mun sừng". Nếu dịch nôm na thì "Mun sừng" là gỗ "Sừng đen". Nếu lấy cây đục gõ vào thân gỗ Mun sừng nghe chan chát như đụng vào sắt thép cho thấy được độ cứng của loại gỗ này. Có 1 loại nữa cũng gây nhầm lẫn là gỗ Nhọ nồi. Loại này vạt ra nó (1) đen chứ không xanh khaki như Mun sừng và (2) không quánh lại mà nhìn mủn mủn, xốp xốp. Nhọ nồi làm hàng gỗ mỹ nghệ rất xấu vì gỗ không cho độ bóng tự nhiên khi để lâu mặc dù chất gỗ cũng đen nhưng mủn, rời rạc, bả bả, như "nhọ nồi", do đó thành tên gọi. Ngoài ra còn có gỗ "mét/méc" loại này lớn như thổi, thân to, nạc thịt, nhưng lõi thì ôi thôi... "be bé" nhìn xong thì "tạm biệt nhé mùa thu"...
Theo thợ thì trên thị trường hiện nay, Mun sừng loại (2) có khá nhiều người thích vì nó có chút vân xanh đen. Loại (1) nếu để trong góc nhà có khách vào mà không rành về gỗ, họ tưởng là nhựa đen! Ngoài ra Mun sừng còn có cái tên cúng cơm "trìu mến" là "than đá" vì tuy Mun sừng rất cứng nhưng lại giòn như than đá nên rất khó chế tác. Đặc trưng tiêu biểu là những pho chim hoa, giàn mướp... làm từ Mun sừng đòi hỏi trình độ, lòng kiên nhẫn và bản lĩnh của thợ rất cao. Tản mạn lạc đề, bàn về chủ đề chim hoa, cá nhân em thấy hoa hồng/phù dung được đa số thợ thể hiện "tang quát" có nghĩa là cánh hoa "nở rất rộng". Thoạt nhìn vào thì trầm trồ, nhưng vì cánh hoa mở rộng sẽ giảm độ khó. Do đó, cánh hoa càng khép kín và mỏng chừng nào, độ khó càng tăng lên chừng đó! Điều này đúng cho các loại gỗ khác, nhưng đối với Mun sừng thì độ khó sẽ vượt bậc!

Vấn đề Mun sừng ngâm nước cũng có nổi lên gây tranh cãi chứng tỏ mặc dù Mun sừng rất được ưa chuộng và quen thuộc trong giới mỹ nghệ VN, thông tin khách quan và khoa học về gỗ Mun sừng vẫn còn chưa rõ ràng và hạn chế. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm "nhìn là biết liền" mang tính chủ quan cao... Vì thế, em trình kết quả ngâm vào nước mùn của 2 loại Mun sừng và Nhọ nồi để tiện so sánh theo dõi một cách khách quan. Đi xa hơn nữa, mùn của 3 loại gỗ được ngâm trong rượu nếp để có thể giám sát phản ứng và học hỏi thêm về đặc tính của các loại gỗ này.

Sau khi chà lấy mùn, mùi sáp của Mun sừng rất rất nhẹ đến không mùi, gỗ có màu xanh khaki khi mới nhám xong cho cả 2 loại gỗ, đây là màu đặc trưng của Mun sừng. Nhọ nồi nhám xong có chút ánh trắng, tom như mũi kim, thớ gỗ nhìn xảm. Kết quả thí nghiệm được trình bày bên dưới.


Mun sừng ngâm nước
Sau 5 phút:
Mun xanh có mùn khó quyện vào nước hơn mun đen. Trên thành chén của Mun xanh thường có nhiều mùn chưa quyện hết vào nước.


Sau 30 phút:
Cả 2 loại cho nước trong.


Sau 24h:
Nước chuyển sang màu vàng lợt. Điều này có thể lý giải vì Mun sừng cho độ bóng tự nhiên chứng tỏ gỗ có sáp (wax) phản ứng với nước. Chất sáp này là yếu tố làm cho gỗ Mun sừng có độ bóng tự nhiên rất đẹp. Nước vẫn trong nhưng có màu vàng của sáp chứ không phải màu vàng xanh như mùn gỗ Hương. Điểm đặc biệt đáng chú ý là trên thành chén có màu nâu đỏ cho 2 loại gỗ Mun sừng, rất đặc trưng, dễ nhận biết.


Mun sừng ngâm rượu:
Sau 5 phút:
Cả 2 loại gỗ quyện vào rượu rất nhanh.


Sau 30 phút: tinh dầu/sáp phản ứng gần hết với rượu. Nước vẫn trong.


Sau 24h: tinh dầu phản ứng hết với rượu, cho nước trong veo, mùn của Mun sừng chìm xuống đáy chén.
Gỗ Nhọ nồi cho vào nước: (nước bên trái, rượu bên phải)
Sau 5 phút: nước cho màu nâu, nhìn thoáng thì giống như Mun sừng ngâm nước nên sau 5 phút không thể kết luận có phải là Mun sừng hay không?
Sau 30 phút: màu nước chuyển nâu đỏ lợt


Sau 2h: màu nước không đổi nhưng xuất hiện màu nâu đỏ trên thành chén.


Sau 24h: không đổi so với 120 phút đầu

Gỗ Nhọ nồi cho vào rượu:




Sau 5 phút: cho màu nâu đặc trưng trên thành chén! Dung dịch có màu xanh lợt như gỗ Hương ngâm nước, nhưng lợt hơn nhiều. Vì Nhọ nồi không có độ bóng tự nhiên, nên tinh dầu trong gỗ là không đáng kể và có thể kết luận rằng màu của dung dịch là màu phản ứng của mùn gỗ Nhọ nồi với rượu. Chú ý là mùn của gỗ Nhọ nồi thử rượu cho màu và phản ứng rất khác biệt với Mun sừng. Do đó, đây là cách nhận biết tốt gỗ Nhọ nồi để... tránh!
Sau 30 phút: màu rượu chuyển nâu đỏ lợt! Mùn gỗ đã ngừng sủi bọt cho nên sau 30 phút có thể dùng kết quả thử rượu để thẩm định loại gỗ.
Sau 2h: không đổi so với 30 phút đầu
Sau 24h: không đổi so với 120 phút đầu
Bảng bên dưới tóm tắt quá trình thử nghiệm của 3 loại gỗ.
Ngâm nước
Loại gỗ/ 30 phút /120 phút/ 24h
Mun sừng đen Nước trong, mùn chìm hết xuống đáy Nước trong, có chút ánh khaki mùn chìm hết xuống đáy Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ
Mun sừng xanh Nước trong, mùn nổi trên mặt và bám vào thành chén nước trong, có chút ánh khaki, mùn nổi trên mặt và bám vào thành chén Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ
Nhọ nồi Nước có màu nâu đỏ lợt Nước có màu nâu đỏ lợt Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu đỏ như mun sừng

Ngâm rượu
Loại gỗ 30 phút 120 phút 24h
Mun sừng đen Nước trong, có chút ánh khaki mùn chìm hết xuống đáy Nước trong có ánh khaki Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ
Mun sừng xanh Nước trong, có chút ánh khaki mùn chìm hết xuống đáy Nước trong có ánh khaki Nước trong veo, thành chén có màu nâu đỏ
Nhọ nồi Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu đỏ Nước có màu nâu đỏ lợt, thành chén có màu nâu và nâu đỏ



Qua kết quả bên trên, có thể kết luận khoa học và khách quan như sau:
1. Mun sừng ngâm nước không ra màu đen, nhưng nhìn thật kỹ, màu vàng lợt của dầu bóng trong gỗ hiện ra sau 2h.
2. Mun sừng ngâm nước sau 24h cho 1 vệt màu NÂU ĐỎ trên thành chén.
3. Mun sừng ngâm rượu cho màu vàng lợt của tinh dầu khoảng 30 phút sau khi ngâm. Màu vàng lợt này phản ứng hết với rượu và mất đi sau 24h.
4. Gỗ Nhọ nồi cho màu nâu đỏ sau khi ngâm vào rượu hay nước 30 phút. Đây là điểm khác biệt đặc trưng với gỗ Mun sừng. Sau 24h, gỗ Nhọ nồi cho màu nâu và nâu đỏ trên thành chén cho thấy sau 2h kết quả thẩm định khá chính xác để phân biệt gỗ Nhọ nồi và Mun sừng vì sau 24h cả 3 loại đều cho màu nâu đỏ trên thành chén.

Kết luận chung: gỗ Mun sừng ngâm nước hay rượu đều không đổi màu nước. Gỗ Nhọ nồi ngâm nước hay rượu cho màu nâu đỏ, tổng thể, nhìn "dơ" hơn Mun sừng ngâm nước/rượu.

Loạt ảnh tác phẩm gỗ Mun Sừng









Mun Sọc(Mun hoa)






Mướp và kiến gỗ Mun Sừng

Bài viết về Mun sừng của cùng tác giả
Chú thích:
1. Các giả dụ trong bài này là đa số và trung bình.
2. Nguồn truy cập:
http://www.wood-database.com

A. Gỗ mun sừng

Mun sừng, Vietnamese ebony, có tên khoa học là "Diospyros mun". Chữ "mun" dịch ra tiếng Anh là "ebony", được biết đến như một loại gỗ đặc chủng và tuyệt... chủng chỉ có đa phần ở miền Trung Việt Nam (VN). Ván gỗ mun sừng hiện nay không còn nữa, đa số chỉ còn lại gốc, rễ, lũa bọng nứt trên thị trường với nhiều chiêu thức nêm, chêm, vá, ..., huyền ảo! Mun sừng tuy cứng nhưng rất hay bị bọng! Chỉ vì chút lợi nhuận do mun sừng đem lại mà dân buôn lỡm sẵn sàng đánh đổi "uy tín" để gạt người chơi! Giá của mun sừng rễ và lũa dạng nhỏ dao động vào khoảng 50k-120k/kg. Mun sừng gốc nặng trên 200kg, còn lõi để chế tác cũng rất hiếm và giá cũng khá cao! Bi mun sừng thân tròn đặc đẹp không tim bọng, không nứt, đường kính 25cm trở lên nếu mua được 220k/kg đã được coi là rẻ! Ngoài ra còn có gỗ méc/mét và thỉnh thoảng cẩm sừng dùng giả mun sừng khá hiệu quả nên việc giao lưu qua mạng chỉ nhìn hình rất mạo hiểm!

Gỗ mun được giới mỹ nghệ Việt Nam nâng niu vì vẻ huyền bí, tính huyền thoại và độ hiếm của sản phẩm khi để một thời gian lâu lên nước chuyển từ màu xanh khaki sang màu đen bóng như sừng, tom và vân gỗ mun sừng cũng mất đi. Điểm nhận biết then chốt gỗ mun sừng nằm ở chỗ khi vạc phôi ra có màu vàng xanh khaki đặc trưng, gỗ nặng, cứng, gõ vào kim loại nghe chan chát chứ không "bùm bụp"! Không những thế, khi chế tác màu xanh khaki này dính vào tay người thợ gây hiệu ứng "xanh tay". Mùn mun sừng dính vào da cũng gây dị ứng, ngứa nên việc chế tác mun sừng khá cực và gian nan, chưa kể mun sừng tuy rất cứng như "sắt nguội" nhưng giòn và dễ gãy vỡ. Bù lại, gỗ mỹ nghệ chế tác từ mun sừng rất đẹp và độc bản, nhất là những pho tượng tứ diện được tạc trên mun thân đường kính lớn hơn 20cm lại càng quý hiếm. Mời bạn đọc tham khảo thêm Tập 1 --- "Mun sừng: Niềm tự hào Việt Nam" để có thông tin thú vị về gỗ mun sừng.
Vì không có mun "ngoại" trên thị trường gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam với sự ngoại lệ của nhọ nồi, người chơi gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam có thể đa phần ngộ nhận rằng chỉ có một giống mun sừng cho được gỗ đen bóng trên toàn thế giới chăng? Chưa hẳn...

B. Ra sông ra biển...
Mun sừng chỉ mọc ở Việt Nam. Điều này đúng nhưng mun sừng thuộc chi Thị, tên khoa học Diospyros (D.), gồm khoảng gần 750 loài mọc rải rác khắp thế giới. Nếu chỉ giới hạn tầm nhìn "sau lũy tre làng" thì thật thiếu sót! Chi Thị thường có 2 công dụng chính:

(1) lấy gỗ và
(2) lấy trái như trong truyện "Tấm Cám"!
Nghiên cứu kỹ, mun sừng VN không phải đứng đầu bảng mun! 4 loại gỗ quý hiếm thuộc chi Thị đã và đang bị săn lùng gắt gao và hiện nay ở trên bờ tuyệt chủng gồm 2 loại mun thuần màu đen và 2 loại mun sọc có xen vân nâu/vàng bị ít săn lùng hơn. 2 loại mun đen theo thứ tự gồm:
1. Mun Cameroon, Gaboon ebony (tên khoa học D. crassiflora) với độ cứng 13,700N và tỷ trọng 955kg/m3. Độ cứng chỉ lực nén cần thiết để tạo 1 lỗ sâu khoảng 1cm, đường kính khoảng 1cm trên mặt gỗ. Ví dụ, độ cứng 13,700N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 70kg.
Thế giới phương Tây đa phần biết đến mun Cameroon dùng làm phím đàn piano chứ mun sừng VN hầu như không nghe tiếng! Vì VN chưa có công nghệ làm được đàn piano, nếu không phím đàn sẽ được làm bằng mun sừng, tăng thương hiệu của loại gỗ này! Các sách phương Tây còn viết rằng mun Cameroon có giá cao gấp nhiều lần các loại gỗ trong chi Đậu (tên khoa học Dalbergia), cá nhân thấy không hẳn đúng vì gỗ sưa thuộc chi Đậu! Điều này cho thấy để nắm bắt được thị trường gỗ mỹ nghệ, Việt Nam và Trung Quốc là 2 nơi nên đến!

Hình 1a: mặt cắt sau khi chà nhám mun Cameroon.

Hình 1b: mặt cắt sau khi phóng to 10 lần mun Cameroon.

2. Vietnamese ebony (tên khoa học D. Mun) với độ cứng 13,350N và tỷ trọng 1,065kg/m3. Chú ý thú vị: "mun" là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt! Độ cứng mun sừng 13,350N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 35kg.

Hình 2a: mặt cắt sau khi chà nhám mun sừng.

Hình 2b: mặt cắt sau khi phóng to 10 lần mun sừng.

Mun sừng VN có thể nói là xếp sau mun Cameroon vì mun VN hay có lan trắng là giác lẫn vào lõi, trong khi đó mun Cameroon có một màu đen tuyền máy bay (jet black) óng ả huyền thoại mà Tây phương hằng luôn mơ ước như trong hình so sánh bên dưới. Chưa kể "giác lộn mề" của mun sừng gây nhức đầu người chơi! Mun VN theo thời gian cũng đạt được độ bóng như mun Cameroon nhưng "thời giờ là tiền bạc", đợi chờ đôi khi cũng khá bất tiện!

Hình 2c: so sánh mặt cắt chà nhám của mun sừng VN và mun Cameroon.

Sau 2 loại mun thuần màu quý hiếm là mun sọc. Mun sọc có giá trị thấp hơn mun thuần màu đen vì không có màu đen tuyền như 2 loại trên. 2 loại mun sọc gồm:

1. Ceylon ebony (tên khoa học D. Ebenum) với độ cứng 10,790N và tỷ trọng 915 kg/m3, mọc ở Đông Ấn Độ và Sri Lanka = Ceylon.

2. Mun sọc (tên khoa học D. Saletti, D. Tonkinesis, D. Celebica) mọc nhiều ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á với độ cứng 14,140N và tỷ trọng 1,120kg/m3. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong họ mun nhưng vì không cho màu thuần đen nên giá thành rẻ hơn 2 loại trên.

Và sau cùng có giá trị thấp nhưng có thể dùng để giả mun xịn rất hiệu quả
là gỗ nhọ nồi (tên khoa học D. Variegata, D. Eriantha, D. Apiculata) đến từ Châu Phi nên rất dễ nhầm với mun Cameroon cũng đến từ Châu Phi. Ngoài ra, cẩm thị (tên khoa học D. Kurzii) cũng thuộc chi Thị. Các loại gỗ khác của chi Thị mọc ở Đài Loan, Nhật, Mexico, Nam Mỹ, vv... không có giá trị cao trong gỗ mỹ nghệ.

C. Lại lạc...

"Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật" --- Ngạn ngữ
Điêu khắc Tây phương có nhiều nét khác biệt với Châu Á! Vì tiền công thợ rất cao nên thủ công mỹ nghệ tinh xảo thường được đặt làm ở Châu Á vì giá nhân công thấp hơn rất nhiều, sau đó ship ngược về để giao lưu. Dân Tây cũng không chú ý đến đường nét tinh xảo là mấy, phản ánh đúng bản chất "phớt tỉnh Ăng lê", hời hợt, lớt phớt, xã giao chẳng mấy đậm đà! Thật ra Tây phương thích tượng gỗ nhưng vì giá thành đắt và không dễ để kiếm được thợ tạc nên đa số thường kiếm thứ gì rẻ để treo trong nhà, có thay đổi sau vài năm cũng không tiếc!
Tây phương không tạc tượng Phật, làng quê, linh thú, chim hoa, ... mà thường thiên về những chủ đề tự do mang nét hiện đại như cá heo, xe motor, đồng hồ với phụ kiện gỗ, bình lọ dĩa từ nu gỗ quay máy kỹ thuật cao mà ra nhưng hiện đã lỗi thời, tượng cô gái khỏa thân, bàn ghế với các kiểu design tân thời đẹp (điểm này cá nhân rất ngưỡng mộ)... Tây phương chuộng tranh vẽ hơn tượng gỗ với tranh sơn dầu giá cao trên nóc mà chỉ những phú ông giàu xụ mới dám treo! Ví dụ một bức tranh vẽ cảnh bãi biển với 2 người đang chơi cát và vài cánh chim có giá khoảng 500tr!!! Trong nhà Tây thường ít chưng tượng gỗ mà thay vào đó là những tấm tranh sao chép lại bằng giấy lọng khung hay những vật dụng của 1 người nổi tiếng nào đó với chữ ký kế bên! Gỗ là thứ sang cả mà nhà nào có nhiều sẽ "tăng đẳng cấp" vì gỗ khá đắt và mang lại sự ấm cúng, độc bản cho căn nhà.
Cũng cần nói thêm rằng thị trường Tây phương yêu chuộng gỗ có xuất xứ Nam Mỹ từ rừng già Amazon! "Brazilian..." các kiểu do khâu pr khá! Tên gỗ với chữ "Brazilian" gắn vào sẽ có thương hiệu và do đó đắt tiền, chất lượng theo em không bằng gỗ của VN, giá thành cũng không rẻ vì là đồ ngoại! Cộng thêm sự "bảo thủ" của các cụ thì lại càng khó xâm nhập "leo nhóm" tại VN! Điển hình:
(1) trắc xanh và gỗ óc chó (walnut) du nhập qua VN, TQ, ĐL mặc dù cũng có chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng cũng không thể sánh bằng trắc, cẩm hay mun sừng theo ý cá nhân. Phôi tượng trắc xanh to khủng có thể tìm "đặt" được.
(2) Gỗ giá tỵ hay teak đến từ Miến Điện được Tây phương yêu vô cùng vì khả năng không co ngót mối mọt nên dùng đóng tàu là hết ý! Giá tỵ sang VN cũng không mấy nổi bật như ở Tây phương!
(3) gỗ sồi, tần bì xuất xứ Úc, Mỹ về VN cũng "bình bình" và cũng cần thời gian để "lên hạng"! Ở Úc, sồi trắng khá được chuộng và nhỉnh hơn hạng trung bình!
Từ đó cho thấy gỗ từ rừng VN có chất lượng siêu "Việt" nhưng khâu pr kém nên bị TQ thâu tóm bố ráp thị trường, bị ép giá và phụ thuộc mạnh vào "từng hơi thở" của TQ! Đã thế, VN còn nhập gỗ ngoại "rừng thêm nhiều gỗ" rối lại càng rối! Muốn triệt để việc này không dễ và luôn là vấn đề nhức nhối của người chơi gỗ mỹ nghệ ở VN!

D. Chi tiết
Đi vào chi tiết vẽ biểu đồ hiển thị độ cứng của 6 loại gỗ và tỷ lệ của độ cứng trên tỷ trọng cho đơn vị (N x m3/tấn), tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" vừa cứng vừa nhẹ, tỷ lệ này càng cao thì càng đáng chơi. Vì 6 loại gỗ phân tích được giao lưu theo $/kg nên gỗ có tỷ trọng càng nhẹ, tỷ lệ nghịch với độ cứng, mà quý thì lại càng thu hút! Tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" phản ánh đúng ý tưởng này như Hình 3 bên dưới.



Hình 3: so sánh độ cứng và tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" (N x m3/tấn) của 6 loại gỗ.

Cũng xin nhấn mạnh rằng trước khi bài viết được công bố, tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" chưa bao giờ được đề cập và dẫn chứng trong giới buôn gỗ khi giao lưu gỗ mỹ nghệ ở VN. Tác giả cũng không biết TQ có âm thầm tính chỉ số này khi giao lưu gỗ mỹ nghệ ở VN hay không vì nó khá đơn giản để tìm ra! Xếp hạng theo tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền":

1. Mun Cameroon, 14.35
2. Cẩm, 12.83
3. Mun sọc Indonesia, 12.63
4. Mun sừng VN, 12.54
5. Mun sọc Ấn Độ, 11.79
6. Trắc, 10.43
Lưu ý rằng tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" của cẩm, mun sọc Indonesia và mun sừng khá gần nhau. Vì các chỉ số tỷ trọng và độ cứng chỉ là trung bình nên hạng 2, 3, 4 có thể coi là gần "đồng hạng" vì tỷ lệ khá gần nhau với sai số chút ít! Kết quả này khá ngạc nhiên vì cẩm có chỉ số "dày cơm rẻ tiền" khá cao so với trắc, trái ngược với thị trường hiện nay là trắc được chuộng hơn cẩm chỉ bởi... TQ chủ quan thu trắc mạnh hơn với tỷ lệ khoảng 60:40. Các cụ Khựa khi đọc bài này có thể sẽ đổi ý chăng?! Hay TQ thích chơi sang??! Mời bạn đọc tham khảo bài viết "Biết zồi, khổ lắm, nói mãi" để có một cái nhìn tổng quát về cẩm và trắc.

Cẩm và mun sọc Indonesia còn đứng trên mun sừng với tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" chỉ nhỉnh hơn 1 tý! Nhưng vì độ hiếm và tính huyền bí của mun sừng khiến loại gỗ này bị săn lùng ráo riết ở VN hơn cẩm và mun sọc Indonesia. Có thể rút ra rằng người chơi ở VN săn lùng mun sừng ĐẸP vì độ hiếm của nó chứ thật ra họ không hề biết đến sự hiện diện của tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" như phân tích trong bài này. Giả dụ như nếu người chơi có biết tỷ lệ này, khả năng cao họ sẽ chấp nhận "bỏ qua" việc mun sừng có chỉ số "dày cơm rẻ tiền" thấp hơn... "chỉ một tý" để săn lùng mun sừng thân vì độ hiếm của nó! Trong khi đó cẩm và mun sọc Indonesia dạng gỗ thân tương đối khá dễ kiếm hơn mun sừng trên thị trường VN và mặc dù có chỉ số "dày cơm rẻ tiền" nhỉnh hơn mun sừng, vẫn không "hot" bằng vì tính huyền bí thấp hơn. Mun Cameroon vừa cực hiếm vừa "dày cơm rẻ tiền" nên khách quan xét về mọi khía cạnh là khá toàn diện. Qua khảo sát cho thấy giá thành của một loại gỗ thường tỷ lệ thuận theo cấp số nhân với tính huyền bí của loại gỗ đó, cộng với sự yêu thích của thị trường thì giá lại càng cao, như gỗ sưa là một ví dụ! Mà đã nói "huyền bí" thì không cân, đo, đong, đếm được! Sưa và mun sừng là những ví dụ điển hình.



Hình 4: gỗ thân của mun Cameroon và mun sừng còn xót lại!



Hình 4a: điêu khắc với mun Cameroon! Các cụ phán xem có giống mun sừng không nhé!



Hình 4b: điêu khắc với mun sừng!

E. Kết luận:
1. Mun sừng Việt Nam và mun Cameroon là chủng loại mun (ebony) đắt nhất thế giới hiện nay. Cả 2 loại đều đang trên bờ tuyệt chủng.
2. Thế giới phương Tây chỉ biết đến mun Cameroon chứ không biết nhiều về mun sừng VN.
3. Mun sọc xuất xứ từ Đông Ấn Độ và Indonesia. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong chi Thị, kế đến là mun Cameroon và mun sừng. Tuy không đắt bằng mun sừng, mun sọc cũng có giá thành khá cao.
4. Gỗ nhọ nồi gồm 3 loài có xuất xứ Châu Phi và dùng để giả 2 loại mun thuần đen đắt tiền rất hiệu quả.
5. Mun sừng VN xếp sau mun Cameroon do hay bị lang trắng trong lõi và phải sau một thời gian mới xuống màu đen tuyền.
6. Gỗ cẩm và mun sọc Indonesia có tỷ lệ "dày cơm rẻ tiền" cao hơn mun sừng 1 chút và cao hơn trắc khá nhiều nên đầu tư vào gỗ cẩm rất tốt. Với giá thành của cẩm thấp hơn trắc do ảnh hưởng chủ quan của TQ, việc đầu tư vào gỗ cẩm lại càng khả thi! Khách quan nhận xét về mặt thể chất và chất lượng gỗ, cùng với thông số "dày cơm rẻ tiền", cẩm hơn hẳn trắc.

(Chờ cập nhật)
 
Chỉnh sửa cuối:

ninku

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-190585
Ngày cấp bằng
20/4/13
Số km
934
Động cơ
337,460 Mã lực
cụ cho em hỏi gỗ mun sọc mà loại gỗ vụn bán theo cân giờ bn 1 ký ạ
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
9. Thông tin về làng nghề:
Thông tin lấy từ bác Tiến Lỗ Ban bên Phố

Để giúp ích cho bà con chơi gỗ khi có nhu cầu Lỗ ban xin đóng góp chút thông tin kiến thức các Bạn yêu thích đồ gỗ nếu có nhu cầu tư vấn tìm hiểu đặt hàng xin liên lạc trực tiếp tới các nghệ nhân ....
Cũng lấy làm tiếc một điều là Miền trung Miền nam Lỗ Ban ít có dịp tới nên kiến thức về các nghệ nhân làng nghề truyền thống ở đó còn rất mơ hồ vì vậy các bài viết mang tính địa lý hẹp cục bộ chủ yếu là bản sắc kiến thức Bắc kỳ nơi Lỗ Ban sinh sống . Cũng mong một ngày nào đó có điều kiện vào Trung Nam để mở rộng tầm nhìn và đóng góp thêm được nhiều kiên thức hơn nữa mong nghệ thuật điêu khắc nước nhà phát triển ....

Tên Làng Nghề: LÀNG NGHỀ ĐIÊU KHẮC, ĐỒ MỘC THƯỢNG CUNG

Địa Chỉ: Thôn Thượng Cung - Xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín
Giới thiệu: Nghề điêu khắc ở thôn Thượng Cung đã có hàng trăm năm nay. Ngày trước, các nghệ nhân trong làng đa phần là làm bàn nghế, sập gụ, tủ chè. Mấy năm gần đây chủ yếu chuyển sang làm tượng. Sản phẩm có hàng trăm loại khác nhau, có sản phẩm được làm đơn lẻ, có sản phẩm làm theo bộ. Tuy nhiên, phần lớn hàng ở đây được bầy bán ở các đại lý ở khắp các thành phố, chưa có hợp đồng xuất khẩu trực tiếp nào. Một số công đoạn trong nghề đã được cơ khí hóa bằng máy: cưa, bào, cắt, gọt. Tuy vậy, nghề điêu khắc vẫn làm thủ công là chủ yếu. Hiện trong thôn có 323 lao động tham gia làm nghề, chiếm 75% số lao động của toàn thôn với 160 hộ làm nghề trong tổng số 205 hộ trong thôn

Tên Làng Nghề: LÀNG NGHỀ ĐIÊU KHẮC NHÂN HIỀN

Địa Chỉ: Thôn Nhân Hiền - Xã Hiền Giang - Huyện Thường Tín

Giới Thiệu: Nhân Hiền thuộc xã Hiền Giang có nghề điêu khắc từ rất lâu đời. Trước đây, nghề điêu khắc chỉ dừng lại ở việc làm hoành phi, chạm trổ các hình long, ly, quy, phượng nơi chốn cung đình. Sau khi hòa bình lập lại, hàng điêu khắc được giới thiệu và xuất khẩu đi nhiều nước. Đặc biệt, từ khi có chính sách mở cửa thì tượng phật, tượng Di Lặc được xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông rất nhiều. Ngoài làm tượng gỗ, người Nhân Hiền còn khắc trên đá mà chủ yếu là khắc hình người trên bia phục vụ thị trường trong nước. Hiện trong thôn có 918 lao động tham gia sản xuất CN, TTCN, chiếm 75% số lao động của toàn thôn với 455 hộ làm nghề/ 583 hộ trong thôn.

Tên Làng Nghề: LÀNG NGHỀ GỖ MỸ NGHỆ ĐIÊU KHẮC THANH THUỲ

Địa Chỉ: Xã Thanh Thuỳ - Huyện Thanh Oai

Giới thiệu: Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ điêu khắc xã Thanh Thuỳ, huyện Quốc Oai có từ rất lâu đời, sản phẩm g điêu khắc rất phong phú, mẫu mã đa dạng, hàng được bán trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, hàng năm giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 60 % sản phẩm của làng nghề. Làng nghề trong những năm gần đây rất phát triển, giá trị sản xuất của làng nghề rất cao và có thu nhập ổn định cho người lao động nên đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng trong làng cũng từng bước được hiện đại hóa. Hiện trong thôn có 730 lao động tham gia làm nghề, chiếm 83% số lao động của toàn thôn với 421 hộ làm nghề trong tổng số 455 hộ trong thôn.

Tên Làng Nghề: LÀNG NGHỀ MỘC CHÀNG SƠN

Địa Chỉ: Xã Chàng Sơn - Huyện Thạch Thất

Giới Thiệu: Làng nghề mộc Chàng Sơn có từ lâu đời. Tên làng nghề ngày xưa là Nủa Chàng, chữ "chàng" ở đây là chỉ là mang tên một dụng cụ để làm nghề mộc. Đến năm 1956, làng Nủa Chàng được gọi là Chàng Sơn. Ngoài nghề mộc là nghề chính, Chàng Sơn còn có các nghề thủ công mỹ nghệ như song mây cao cấp, tre giang đan, quạt giấy, đũa, quạt nan và các mặt hàng khác.

Tên Làng Nghề: LÀNG MỘC ĐIÊU KHẮC PHỤ CHÍNH

Địa Chỉ: Thôn Phụ Chính - Xã Hòa Chính - Huyện Chương Mỹ

Giới thiệu: Thôn Phụ Chính thuộc xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội có nghề điêu khắ nổi tiếng từ lâu. Nghề đã mang lại nhiều công v\ăn việc làm với thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Hiện trong thôn có 761 lao động tham gia làm nghề, chiếm 71% số lao động của toàn thôn với 285 hộ làm nghề trong tổng số 455 hộ trong thôn.

Tên Làng Nghề: LÀNG NGHỀ ĐỒ MỘC DÂN DỤNG THÔN ĐỊNH QUÁN

Địa Chỉ: Thôn Định Quán - Xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín

Giới thiệu: Cũng như Vạn Điểm, nghề sản xuất và chế biến gỗ, đồ mỹ nghệ cao cấp là nghề có thâm niên và uy tín của thôn Định Quán. Thuộc vào một xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, người dân Định Quán dựa chủ yếu vào thu nhập từ nghề mộc. Với mẫu mã đa dạng như: sập gụ, tủ chè, tủ tường, đồ giả cổ , đồ trang trí, lưu niêm…đường nét chạm khắc tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao đã giúp cho nghề mộc Định Quán ngày càng phát triển.

Tên Làng Nghề: LÀNG NGHỀ ĐỒ MỘC DÂN DỤNG THÔN ĐỊNH QUÁN

Địa Chỉ: Thôn Định Quán - Xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín

Giới thiệu: Cũng như Vạn Điểm, nghề sản xuất và chế biến gỗ, đồ mỹ nghệ cao cấp là nghề có thâm niên và uy tín của thôn Định Quán. Thuộc vào một xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, người dân Định Quán dựa chủ yếu vào thu nhập từ nghề mộc. Với mẫu mã đa dạng như: sập gụ, tủ chè, tủ tường, đồ giả cổ , đồ trang trí, lưu niêm…đường nét chạm khắc tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao đã giúp cho nghề mộc Định Quán ngày càng phát triển.

(Chờ cập nhật)
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
10. Gỗ Thủy Tùng:
(chờ cập nhật)
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
11. Gỗ Hương:

- Gỗ Hương có nhiều tên gọi khác nhau dựa vào tính chất của vùng miền như : Hương đá , Hương nghệ , Hương vàng , Hương xoan , hương vườn, Hương đỏ, Hương mắt chim, Hương tía....
Nhận biết cây gỗ Giáng Hương - cây gỗ Hương
- Cây gỗ Hương là cây gỗ lớn, cao 30-35m, đường kính có thể tới 100cm. Gốc thường có bạnh vè, vỏ màu xám nâu, nứt dọc sau bong vảy lớn. Vết vỏ đẽo vàng nhạt khá dày, rớm nhựa hơi đỏ.
- Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách dài 15-25cm mang 7-11 lá chét. Lá chét hình trái xoan hoặc trứng đầu có mũi hơi tù, đuôi gần tròn và hơi lệch, dài 5-11cm rộng 2-5cm, mép nguyên, mặt trên xanh bóng, lúc non phủ nhiều lông.
- Hoa tự chùm viên chùy ở nách lá,có màu vàng. Hoa không đều, đài hình chuông có 5 răng. Tràng hoa màu vàng nhạt, cánh tràng có cuống dài, phủ nhiều lông. Nhị 10 chỉ nhị hợp gốc. Bao phấn đính lưng. Nhụy có cuống. Hoa thơm
- Quả đậu không nứt, tròn dẹt đường kính 5-8cm, đầu nhụy cong về phía cuống quả, khi chín màu nâu vàng nhạt. Mép quả mỏng như cánh.
- Cây mọc tương đối chậm hoa nở tháng 1-4, mùa quả tháng 4-6. Rụng lá vào mùa khô
- Cây gỗ Hương là cây ưa sáng mọc tự nhiên phổ biến trong rừng thưa cây lá rộng nơi có khí hậu khô, nóng . Sinh trưởng và mọc nhiều ở Việt Nam , Lào và Camphuchia thích hợp với đất đỏ bazan, sống được trên đất khô nghèo dinh dưỡng. Khả năng tái sinh hạt kém, tái sinh chồi khá mạnh
- Cầm thanh gỗ Hương ta thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và nặng , khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu
- Quan sát bề mặt ta thấy gỗ Hương có màu đỏ hoặc màu vàng, nhìn kỹ ta thấy vân gỗ Hương rất đẹp có chiều sâu ,tom gỗ nhỏ và mịn có nhiều dải màu sắc , thớ gỗ rất dai và dẻo
- Một cách nữa ông cha ta thường dùng để nhận biết gỗ Hương là ngâm gỗ vào nước vì khi ngâm , nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè



 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
12. Các loại gỗ nguồn gốc Châu phi:
(Chờ cập nhật)
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
13. Gỗ Lim:
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
14. Gỗ Gõ( cà te)
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
15. Gỗ Tử Đàn:
(Bài này của bác Khoa, giảng viên đại học bên Úc, 1 người ham mê và sưu tầm các loại gỗ quý hiếm)
A. Vào đề...

Có tự bao giờ cái tên "Tử Đàn" trên cửa miệng các cụ chơi gỗ ở VN nhỉ? Chắc tại "Vương mộc" làm các cụ tò mò! Mà tò mò thì dễ bị "thò" các cụ ợ! VN có loại gỗ nào đo đỏ giả được Tử Đàn không nhỉ? Em gãi đầu mà tìm đáp án! Các cụ có ý hay xin chỉ giáo giải ngố cho em ạ!
Kết luận "khơi khơi" hiện nay: Tử Đàn rao bán ở VN là "thật"!

Tử Đàn Ấn Độ lá nhỏ là loại gỗ quý hiếm và còn rất mới ở VN: ít người biết thẩm định loại này. Tinh thần là "chậm mà chắc", đa số các cụ thường lựa Tử Đàn lâu năm xuống màu tím than cho an toàn! Nhưng lỡ có pho tượng mới đục còn đo đỏ mà thích quá thì sao nhỉ? Thôi thì cứ nhắm mắt đưa tiền vậy!!!???

Cũng cần nhấn mạnh rằng Tử Đàn lá nhỏ xuất xứ từ Ấn Độ và BỊ CHÍNH PHỦ ẤN ĐỘ CẤM MUA BÁN TRAO ĐỔI PHÔI DƯỚI MỌI HÌNH THỨC, NẾU VI PHẠM THÌ NGỒI TÙ LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN. Cho nên, phôi Tử Đàn thoát ra ngoài Ấn Độ là cả một quá trình "phấn đấu, vượt khó, vượt rào, vượt ngục..." chung chi cho kiểm lâm Ấn ĐỘ của dân buôn Tử Đàn. Giá cả vì thế khá chát, đa số dân buôn Tử Đàn là người TQ và ĐL với nhiều pho rất to và khủng dạng lũa hét giá "sao Chổi"!
Cây Tử Đàn lá nhỏ rất lâu lớn, quá trình sinh trưởng vài trăm năm để có đường kính lõi khoảng 10 cm trở lên. Mặc dù vậy, trong vòng 5 năm đầu cây Tử Đàn lá nhỏ lớn rất nhanh, đạt chiều cao khoảng 3m. Cây Tử Đàn lá nhỏ không chịu được nhiệt độ lạnh với một số cây bị sương "đốt" vào mùa đông trên rừng già Ấn Độ. Em đọc tin thấy có nhiều dân buôn Tử Đàn bị bắt ở Ấn Độ nhưng Tử Đàn lá nhỏ vẫn thấy nhan nhản ở TQ với giá cao ngất ngưởng! VN về khoản buôn Tử Đàn thì còn phải phấn đấu nhiều ạ!

Gần đây em nghe các cụ kháo nhau Tử Đàn sẽ được trồng ở VN mà chán cho cái thế thái nhân tình! Loại Tử Đàn ở VN sẽ có tên là "tử đàn DÂY" và... sẽ có nhiều hoang mang style và "Tử Đàn" sẽ tràn đầy VN! Vua chúa đại gia, thiếu gia, "dư" gia và các "gia" còn lại khỏi đi đâu xa cho mỏi! Các cụ đáp xuống VN là có Tử Đàn mà dọc mà chơi!

B. Lên đạn...
Em cũng vừa có người chào hàng một bi "Tử Đàn" hay họ nói "Trắc lá nhỏ Ấn Độ", hàng để dành trên 10 năm, đẹp, đặc, tròn và thẳng. Để tránh nhầm lẫn và gây "hoang mang style" cho người chơi, cháu có đôi lời đến các đệ tử của Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ: Mong các cụ không bị dính chưởng...

Viết cho tăng kiến thức chứ thương trường ngoài đời gay go hơn nhiều! Em cũng như rất nhiều cụ đã đi mua Sưa nhiều lần và Tử Đàn, Mun sừng vài lần nên biết được cái không khí hồi hộp "rút ví" ấy: KHÔNG có thời gian ngâm rượu ngâm nước! NẾU CÁC CỤ BIẾT CHẮC CHẮN TỬ ĐÀN LÁ NHỎ ẤN ĐỘ THÌ KHÔNG CẦN THỬ! Lại còn nhiều cụ đi mua cùng nữa chứ không phải mình em! Lom dom thử/thiệt thì các cụ ý mua mất hàng đẹp rồi ợ!! Đây là điều chắc chắn!

Ở trên em đề cập trường hợp NẾU CÁC CỤ BIẾT CHẮC 100% (99% chưađủ) TỬ ĐÀN LÁ NHỎ THÌ KHÔNG CẦN THỬ, nếu KHÔNG biết chắc thì theo ý em có 2 tình huống:
(1) tin người bán! Nếu không phải Tử Đàn lá nhỏ, hoàn tiền lại: có cụ nào dám chắc với em về nhà KHÔNG thử không ợ? Còn tiền vào tay người khác lấy lại khó lắm ợ!
(2) thử tại chỗ, mất lòng trước, được tiền sau! Chậm mà chắc: đường nào cũng thử thà thử tại chỗ, chịu đấm ăn xôi, 4 mắt nhìn nhau công đạo quang minh! Nếu đúng thì phơi phới, nếu sai thì chới với!!! Chỉ cần 30 phút thì sẽ biết trắng đen ợ!

Phiền các cụ cho em nhắc lại là các cụ đang muốn mua TỬ ĐÀN LÁ NHỎ ẤN ĐỘ hiếm và quý hơn vàng thỏi, chứ không phải Mun sừng 200k/kg ạ (mua Mun mà đòi thử thì còi ạ! Cụ nào đọc bài viết thẩm định Mun sừng của em mà đòi thử hay có ý định thử rượu/nước khi đi mua Mun thì bị "Dở" đấy ạ! Các bài viết thẩm định của em chỉ nên làm ở nhà các cụ thôi ợ!) Nên cẩn thận không thừa chút nào! Em cũng kêu gọi các cụ bán Tử Đàn lá nhỏ và Sưa chuẩn thì nên có chế độ bao hàng cho người chơi yên tâm, tránh trường hợp "đêm dài lắm mộng", mua đồ đắt tiền mà cứ zun zun thì hưởng thụ làm gì ợ? Nếu thật sự mua bán uy tín, người bán luôn bao hàng cho Tử Đàn, Sưa và các loại gỗ quý khác.

Cũng cần nói thêm về loại gỗ tử đàn Ấn Độ lá nhỏ, Tử Đàn lá nhỏ là vương mộc theo xếp hạng của TQ (VN chắc là xếp Tử Đàn "vô hạng" vì ít ai biết về loại gỗ này... hì hì), đứng trên Sưa (HHL)! Có 2 loại trên thị trường TQ và VN hiện nay: (i) lá nhỏ từ Ấn Độ là vương mộc và (ii) lá to từ... Châu Phi (xếp vào "cương" mộc hì hì...) vì loại lá to giá rẻ gấp nhiều lần lá nhỏ, vân thẳng, màu thì tối hơn lá nhỏ 1 chút, 1 ống bút Tử Đàn lá to các cụ có thể mua khoảng 8-10tr là giá tốt, có nghĩa là dính chưởng ít... hị hị. Em mạn phép chia sẻ tt nguồn gốc Tử Đàn lá to vì tt này hơi nhạy cảm các cụ ạ! Căn bản cũng vì niềm đam mê, giấu diếm 0 tốt!

Tử Đàn lá to thường được dùng làm ống bút thấy bán đầy bên TQ, Tử Đàn lá nhỏ dùng tạc tượng Quan Âm, Quan Công, Phật... Tử Đàn lá nhỏ cũng có 2 loại chính hiện nay: (i) loại vân mây, mịn là grade 1 và (ii) loại vân hơi thô (grade 2) rẻ hơn 1 chút. 1 cái ống bút trơn, grade 2 Tử Đàn lá nhỏ, chế tác đk 13cm, họ bán 10k tệ = 30tr VN (khoảng) chưa trả giá hehe. Cho thấy Tử Đàn grade 2 cũng đắt gần hơn 3 lần Tử Đàn lá to từ Châu Phi. Grade 1 lá nhỏ thì sẽ đắt hơn thế nữa.

1 pho Khổng tử gỗ Tử Đàn tham khảo

KT: cao tổng thể 45 cm, đế đường kính 13 cm, thân tượng đk 10cm, gỗ Tử Đàn Ấn Độ lá nhỏ, chắc, nặng tay, thợ Phúc Kiến thể hiện. Tử Đàn loại to thế này cũng hiếm đấy các cụ! Vì là hàng mới, gỗ chưa xuống màu tím, để chừng 1 năm thì sẽ xuống màu dần. Có mấy pho Tử Đàn trong cửa hàng lần trước em sang đỏ au, 2 tháng sau đã xuống màu tím nhạt.
Bây giờ mời các cụ thẩm ạ. Tổng thể thế này








C. Vào trận...

Nói thì dài dòng văn tự nhưng vẫn phải hầu các cụ. Tổng thể là 1 cây gỗ có đk 1 đầu là 14 cm, 1 đầu là 20 cm, dài 1.9 m, nặng 42 kg như Hình 1.



Hình 1: Tổng thể phôi gỗ đã được cất hơn 10 năm.

Người bán khẳng định 200% là "Trắc lá nhỏ Ấn Độ",chắc như đinh đóng cột. Cho thử thoải mái, được thì nhích mà không được cũng không sao! Mới đầu nghe qua Tử Đàn lá nhỏ đk 20 cm thì chỉ có trên sao Hỏa! Sách ghi đk 20 cm chỉ có thời vua Solomon. Ông được cống nạp mấy khúc Tử Đàn Ấn Độ lá nhỏ, không biết bây giờ nằm ở viện bảo tàng nào?... Chẳng lẽ nó trôi theo sông Nile, sông Hằng về đến sông Cửu Long rồi quẹo vô SG? Vua Solomon của Isarel là vị vua được ghi chép trong Kinh Thánh, niên đại trước công nguyên. Vua Solomon nổi tiếng vì có kho báu kếch xù, Tử Đàn được ông chuộng nên có giá trị lịch sử, do đó Tử Đàn lá nhỏ được phong vương mộc cũng có lý do! Cho nên em bán tín bán nghi, quá khủng để tin! Nhưng họ tự tin quá nên cũng ráng xích cho đẹp đội hình, nếu mà chuẩn hàng thì... ực ực...

Mời các cụ xem hình phôi ban đầu: Màu trắng đục là màu họ quét 1 lớp lót, hàng để lâu, xuống màu NÂU!! Theo nhận xét ban đầu của em, chỉ nhìn thôi, là Tử Đàn lá to Châu Phi! Kế đến, vạt ra, cũng "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng". Chú ý là trong Hình 2, tom của phôi gỗ hơi xốp và thẳng! Không quánh và xoắn như Tử Đàn lá nhỏ!


Hình 2: Vạt phôi ra xem tom và vân gỗ...

Sau đó, dùng RƯỢU nếp hay rượu trắng 30 độ để thử chứ không phải "nước", thì cho màu CAM cà rốt như Hình 3a! Vụ này hay! Thử rượu là cách chuẩn để thẩm định Tử Đàn, cho nên cách này mà không đúng là coi như xong! Về màu, tom gỗ, độ nặng của Tử Đàn lá to và lá nhỏ, có rất nhiều điểm giống nhau và do đó độ lầm lẫn cũng tăng cao!


Hình 3a: Mùn của phôi ngâm rượu trắng cho màu CAM. Điểm này theo sách đủ kết luận không phải Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ! Màu HỒNG như Hình 3c mới chuẩn!

Làm chút rượu lên thành chén như Hình 3b cho nó hoành tá tràng, vẫn cam cam nhưng có chút sắc tím.


Hình 3b: Sắc CAM có màu tím nhẹ trên thành chén, nhìn thật kỹ mới thấy!

Điểm này xin đừng nhầm lẫn vì Tử Đàn lá to cũng có chất tím nhưng tím cam chứ không tím hồng khi ngâm trong rượu như Tử Đàn lá nhỏ. Nếu so sánh 2 Hình 3b và 3c thì sẽ thấy rõ sắc tím của lá nhỏ nhưng sắc tím của lá to thì phải vận nội công mới thấy được! Sau khi ngâm mùn của phôi gỗ trong rượu được 2h như Hình 3b, em nhìn cái "chất độc màu da cam" này mà tay lần tìm đôi dép râu mới mua! ặ***... Cụ nào vớ phải món này thì tránh nhé! Không phải Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ mà là tử...

D. Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ ngâm nước

Nhắcđến sắc tím, em thấy có "chuyên gia" ngâm "Tử Đàn", không biết ngâm mùn hay ngâm cái mần răng gì??, vào "nước" cho màu hồng không có sắc tím (ngâm RƯỢU cho màu hồng còn ngâm nước thì cao siêu quá em chưa thử!), nhưng cá nhân em nhìn giống màu nước xi rô chứ không phải màu hồng tím của Tử Đàn lá nhỏ! Điều đáng nói hơn là
(1) "chuyên gia" thẩm định vì "NGHE ĐỒN", em đọc mà muốn hát "hoang mang style" giùm cụ ý... không biết có bao nhiêu người chơi thẩm định gỗ quý qua thông tin "NGHE ĐỒN"? và
(2) không thấy mùn gỗ, kết quả thẩm định cho gần nửa ly "trà đá"!! Để chà đủ mùn cho lượng nước nhiều như thế rất vất vả! Phải mất gần nửa cái ống bút chứ lỵ!! Hị hị... Kiểu này sẽ có nhiều người chơi hát "hoang mang style" dài dài vì các cụ"chuyên gia"!

Tiện thể em nghịch cho vui, ngâm mùn Tử Đàn lá nhỏ vào NƯỚC để giám định và so sánh. Cũng cần nhấn mạnh là THEO SÁCH, THỬ NƯỚC KHÔNG CHUẨN. Kết quả như loạt Hình 4a-4e bên dưới.


Hình 4a: Mùn tửđàn lá nhỏ ngâm nước sau 1 phút cho màu CAM lợt.


Hình 4b: Mùn Tử Đàn lá nhỏ ngâm nước sau 90 phút cho NƯỚC TRONG CÓ MÀU VÀNG TINH DẦU chứ không phải màu hồng như ngâm rượu. Thành chén có màu tím nhạt, màu tím không rõ như khi ngâm vào rượu, chứng tỏ sách nói rất chuẩn. Màu vàng óng là màu của tinh dầu Tử Đàn, không nên tính là màu thẩm định.


Hình 4e: Mùn Tử Đàn lá nhỏ ngâm nước sau 24h.


E. Kết luận:
1. Tử Đàn LÁ TO CHÂU PHI để lâu xuống MÀU NÂU. Tử Đàn lá nhỏ Ấn Độ để lâu xuống màu TÍM than/đen.
2. Tử Đàn LÁ TO CHÂU PHI ngâm rượu cho MÀU CAM CÓ SẮC TÍM.
3. Tử Đàn LÁ NHỎ ẤN ĐỘ ngâm nước cho MÀU VÀNG TINH DẦU KHI MÙN LẮNG XUỐNG và MÀU NÂU ĐỎ KAKAO KHI QUẬY MÙN LÊN.
4. Tử Đàn ở đâu cũng có giả và thật, nếu chắc chắn 100% thì mua, nếu không thì đua! Đừng vì sĩ diện mà rước hoạ vào thân!
5. Mua hụt tử đàn thì không nên buồn vì còn đường mà chơi Sưa các cụ ợ! Âu cũng là nhân duyên!
 
Chỉnh sửa cuối:

BobbyTran1039

Xe tải
Biển số
OF-167556
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
220
Động cơ
356,620 Mã lực
Thớt này hay đấy cụ Huy ah, e gạch cái để đọc dần!
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
16. Các nhóm gỗ vườn thông dụng:
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
17. Các nhóm gỗ rừng thông dụng:
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,678
Động cơ
567,333 Mã lực
18. Gỗ Nu các loại:

(chờ cập nhật)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top