- Biển số
- OF-42690
- Ngày cấp bằng
- 8/8/09
- Số km
- 27,279
- Động cơ
- 1,269,684 Mã lực
Bão sắp vào miền bắc
Em dân miền trung, tuy nhà ở tp, nhà mái bằng kiên cố nhưng cũng có tí kinh nghiệm cùng được nghe nên lập thớt chia xẻ chuyện chống bão.
Em biết gì viết nấy, cụ nào có thông tin cứ chia xẻ trong thớt này.
1. Dằn mái tole:
trước đây người dân dằn mái tole bằng bao cát. Việc này cũng tốt nhưng tốn cát (khó xúc), tốn sức (phải bê lên mái), ảnh hưởng về sau (để lâu bao mục, cát bung ra mái, tắc ống thoát nước..) nên hiện nay có phương án là dùng BAO NƯỚC để dằn. Bao nilon loại tốt, dây xiết nhựa hoặc dây cao su, ống nước dẫn lên mái. Thực hiện: chỉ cần 1 người có thể làm được (chú ý AN TOÀN khi ở trên mái). Dẫn ống mềm lên mái, bơm vào bao nilong, buộc miệng. Lưu ý: không buộc quá căng, buộc lồng phồng cho có không khí thì mặt tiếp xúc với mái lớn, không bị bay hoặc lăn.
2. Bồn nước trên mái: tìm cách BƠM ĐẦY bồn (cho tràn luôn) để chống bay đồng thời nhỡ mất điện thì có cái mà dùng
3. Điện sạc điện thoại. Đương nhiên là chuẩn bị sạc dự phòng là đầy đủ. Lỡ không có sạc dự phòng thì sao. Ta tự chế cục sạc. Huy động các loại pin (điều khiển tv, đồng hồ quazt...) nối trên một đoạn tre hoặc que sao cho đầu + của pin và đầu - nối tiếp nhau (cỡ 4-5 viên ...). Hy sinh một sợi cáp sạc, cắt đầu nối với củ sạc ra rồi tìm 2 đầu dây. Nối 2 đầu dây cáp sạc với "thanh" pin kia, kiểm tra đầu + - nếu sai.
4. Chống tốc mái: nguyên tắc gió lùa là không được hở 1 mặt kín 3 mặt. Tối đa phải có 2 mặt thoáng. Để chống tốc mái mà không kín đủ 4 mặt thì phải mở (chủ động mở nếu được) 1 mặt nào đó.
....
....
Em dân miền trung, tuy nhà ở tp, nhà mái bằng kiên cố nhưng cũng có tí kinh nghiệm cùng được nghe nên lập thớt chia xẻ chuyện chống bão.
Em biết gì viết nấy, cụ nào có thông tin cứ chia xẻ trong thớt này.
1. Dằn mái tole:
trước đây người dân dằn mái tole bằng bao cát. Việc này cũng tốt nhưng tốn cát (khó xúc), tốn sức (phải bê lên mái), ảnh hưởng về sau (để lâu bao mục, cát bung ra mái, tắc ống thoát nước..) nên hiện nay có phương án là dùng BAO NƯỚC để dằn. Bao nilon loại tốt, dây xiết nhựa hoặc dây cao su, ống nước dẫn lên mái. Thực hiện: chỉ cần 1 người có thể làm được (chú ý AN TOÀN khi ở trên mái). Dẫn ống mềm lên mái, bơm vào bao nilong, buộc miệng. Lưu ý: không buộc quá căng, buộc lồng phồng cho có không khí thì mặt tiếp xúc với mái lớn, không bị bay hoặc lăn.
2. Bồn nước trên mái: tìm cách BƠM ĐẦY bồn (cho tràn luôn) để chống bay đồng thời nhỡ mất điện thì có cái mà dùng
3. Điện sạc điện thoại. Đương nhiên là chuẩn bị sạc dự phòng là đầy đủ. Lỡ không có sạc dự phòng thì sao. Ta tự chế cục sạc. Huy động các loại pin (điều khiển tv, đồng hồ quazt...) nối trên một đoạn tre hoặc que sao cho đầu + của pin và đầu - nối tiếp nhau (cỡ 4-5 viên ...). Hy sinh một sợi cáp sạc, cắt đầu nối với củ sạc ra rồi tìm 2 đầu dây. Nối 2 đầu dây cáp sạc với "thanh" pin kia, kiểm tra đầu + - nếu sai.
4. Chống tốc mái: nguyên tắc gió lùa là không được hở 1 mặt kín 3 mặt. Tối đa phải có 2 mặt thoáng. Để chống tốc mái mà không kín đủ 4 mặt thì phải mở (chủ động mở nếu được) 1 mặt nào đó.
....
....