Kỹ thuật cầm vững máy ảnh khi chụp - handholding ( sưu tầm )

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,853
Động cơ
431,136 Mã lực
Em đọc cái này bên vnphoto.net của một bác mà em quên nick rồi. Cụ nào biết thì đính chính cho em nhé.

Thấy OF nhà mình chưa có topic dư này nên em xin mạo muội post cho cụ nào chưa biết thì đọc nhé. Bản thân em thấy kiến thức này là rất bổ ích. Tiện thể em cũng câu bài :P.

--------------- ( bài của bác khác, em chỉ post lại theo nguyên văn câu từ của bác đó thôi ạ.)

Kỹ thuật handholding

Để chụp được một bức ảnh đẹp về mặt kỹ thuật thì có 3 yếu tố quyết định: Body, Chất lượng ống kính, và Khả năng giữ máy ít rung đến không bị rung khi chụp.

Máy và ống kính được ta đầu tư tìm hiểu rất nhiều và nhiều khi bỏ tiền bạc ngàn lựa chọn những cái thuộc hàng cao nhất. Còn yếu tố thứ 3 là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, khó khống chế nhất và là yếu tố duy nhất chịu tác động trực tiếp của người chụp lại rất ít được nhiều người quan tâm đầu tư, cả về thiết bị lẫn kiến thức, có lẽ vì nó không trực tiếp tham gia vô qui trình sản xuất ra ảnh như body và ống kính chăng? khiến người ta dễ dàng quên đi vai trò của nó dù rất quan trọng.

Kỹ thuật handholding là kĩ thuật cơ bản nhất cần phải có ngay khi lần đầu tiên cầm máy chụp hình, thế nhưng không phải ai cũng hiểu thấu đáo. Ví dụ bản thân tôi lúc mới mua máy cũng chỉ dựa trên cái hình hướng dẫn trên manual theo máy và cứ thế vô tư chụp một thời gian dài và cũng không nhận xét được nhiều về kết quả vì không có sự so sánh, cứ thấy tấm nào cũng OK. Đến khi tình cờ tìm được một vài hướng dẫn về kĩ thuật handholding trên internet, liền tiến hành một loạt test và rút ra được kết quả khác nhau khá quan trọng. Tôi dùng ống kính 30 1.4 (máy canon 30D) chụp ở tốc độ 1/40s chụp 10 tấm cùng 1 subject bằng 2 kĩ thuật mới và cũ: với kĩ thuật cũ thì trong 10 hình chụp chỉ có 2 tấm là tạm được, trong khi kĩ thuật mới cho tới 5, 6 tấm tốt và các tấm tốt nhất sắc nét hơn hẳn 2 tấm trên (thí nghiệm ngay khi chưa có sự luyện tập). Kết luận rút ra là kĩ thuật handholding đúng là rất quan trọng cho kết quả hình chụp, vì vậy bữa nay xin viết lại chia sẻ với các bác.

 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,853
Động cơ
431,136 Mã lực
Mặc dù chụp tay, nhưng hãy tìm kiếm các điểm tựa có sẵn: tường, hàng rào, ghế...nếu có thể chụp ở tư thế ngồi vững hơn tư thế đứng, khi đứng nếu có thể dựa vô tường, cây... sẽ giúp ổn định hơn. Nếu không có các điểm tựa thì đành chấp nhận;))

Bây giờ thì kĩ thuật handholding sẽ giúp đỡ chúng ta ít nhiều

- Tay trái ngửa lên tạo thành một cái "nôi" đỡ máy, ống kính chỗ tiếp xúc body đặt giữa ngón cái và ngón trỏ. Do tay người chụp kích thước khác nhau, thói quen khác nhau và chiều dài ống kính khác nhau nên các bác thử nghiệm và tìm cho mình một cách cầm thoải mái nhất, quan trọng là trọng tâm của máy đặt trên lòng bàn tay, theo kinh nhiệm bản thân thì ở tư thế mà các cơ trên lòng bàn tay trái đều thả lỏng ra cho kết quả tốt nhất. Tay phải nắm lấy "grip" của body như bình thường.

- Hai khuỷu tay kẹp 2 bên sườn tạo thành 2 điềm tựa, không cần ép thật mạnh đến nỗi nín thở, chỉ cần tựa chắn chắn nhưng thoải mái.

- Ghì chặt phần cao su quanh ống ngắm vô gờ mắt trên trán tạo thành một điểm tựa thứ 3, ghì chặt nhưng luôn luôn ở tư thế thoải mái nhất.
Đến đây thì máy gắn liền với nửa thân trên người chụp thành một khối nhờ có 3 điềm tựa, vấn đề còn lại là phải đứng thật vững, độ rung bây giờ chỉ còn do người bị đổ tới lui do cơ chân và rung do nhịp thở.

- Khi đứng thì chân rộng bằng vai, một chân hơi lùi về phía sau một chút (thường chân phải), trọng lượng thả đều 2 chân, thường tư thế này ít bị ngã tới ngã lui nhất so với đứng ngang hai chân vuông góc với hướng ống kính (kinh nghiệm bản thân).

- Khi chụp, để khống chế độ rung do nhịp thở thì ta dùng kĩ thuật của sniper (tôi chưa từng làm sniper bao giờ nên cũng không biết có thật như vậy không), nhưng có 2 ý kiến khác nhau: Một là ta hít sâu vô rồi thở ra từ từ, ta bấm máy ở thời điểm ĐANG thở ra (đã thở ra được một nửa vì ở vị trí này cơ lồng ngực ít bị căng nhất và thoải mái ít bị rung). Ý kiến thứ 2 là khi đã thở ra một nửa rồi, ta tạm ngưng thở một chút rồi bấm máy.

- Bây giờ đến kĩ thuật bấm máy, cũng có 2 ý kiến khác nhau nhưng cả 2 đều chống lại việc mà phần đông chúng ta hay làm là dùng đầu ngón tay "chọt" vô nút bấm. Ý kiến 1 là dùng kĩ thuật "VÊ" ngón tay :), thú thật với các bác là tôi mất cả tiếng đồng hồ để lăn ngón tay tới lăn lui, lăn qua lăn lại mà không tìm ra thế nào là :) cả, vì vậy có bác nào biết xin tả lại chi tiết cho tôi và các bác khác biết với, còn kĩ thuật thứ 2 là "ÉP" ngón tay (squeezing), cái này thì đơn giản hơn. Ta đặt ngón tay lên nút bấm sao cho phần móng song song với mặt phẳng của nút bấm, ngón tay ép đều lên mặt vát của body chổ dành cho ngón tay, bụng ngón tay chỗ vân tay ép lên mặt nút. Khi bấm ta "ép" đều xuống nút (ta đã ép nhẹ để khóa focus và exposion từ trước, canh nhip thở và ép sâu xuống để chụp).

Bây giờ thì chụp portrait, nếu ta quay "grip" và nút bấm lên phía trên như phần đông vẫn làm thì khuỷu tay phải không còn ép vô sườn được nữa làm ta mất đi một điểm tựa, và cánh tay phải dạng ra có khuynh hướng ghì xuống làm xoay máy. Một phương pháp khuyên dùng là ta hãy quay phần "grip" và nút bấm xuống đất để tay phải vẫn tựa được vô sườn, cách nắm máy bây giờ hơi đổi chút nhưng ta có thể tìm chọn một vị trí nắm thoải mái.



 
Chỉnh sửa cuối:

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,853
Động cơ
431,136 Mã lực
Sau khi biết nguyên tắc rồi thì phải luyện tập thường xuyên, ở các trường nhiếp ảnh nước ngoài thì luyện tập handholding là bắt buộc trong phần cơ bản. Các sniper phải khổ luyện thế nào thì ta cũng phải khổ luyện thế ấy. Họ khuyên phải luyện mọi lúc mọi nơi, lúc ăn lúc ngủ, lúc ngồi cầu tiêu.. :P , cho đến khi nó trở thành một phản xạ tự nhiên. Có tay khổ luyện đến mức nói có thể canh chụp được giữa 2 nhịp đập của tim (không biết thật không nữa hay nói đùa). Nói vậy chứ tôi cũng chỉ mới tập được một buổi tối, mới đầu thì chụp thiệt để so sánh, nhưng nghĩ lại tuổi thọ một cái màng trập chỉ được 100 000 lần thấy cũng đứt ruột, nên tắt máy để tập không, tuy ít hứng thú hơn nhưng cũng có cảm giác. Kết quả khi chụp thật những lô hình mới thì thấy tiến bộ rất nhiều, ảnh sắc nét hơn mà cũng ít bị hư hơn, lật lại những tấm hình cũ hồi trước cảm thấy đẹp thì giờ mới biết mình lúc trước chưa khai thác hết tiềm năng của máy và ống kính, vì vậy tôi mới mạnh dạn viết bài này, hy vọng nó hữu ích cho một số người, chúc các bác tập luyện thật tốt.
Các bác có kinh nghiệm xin góp ý thêm để giúp cộng đồng ngày càng chụp nhiều hình đẹp.
Thân
 

benghe

Xe điện
Biển số
OF-25158
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
2,101
Động cơ
510,874 Mã lực
Nơi ở
Quán 217
Mặc dù chụp tay, nhưng hãy tìm kiếm các điểm tựa có sẵn: tường, hàng rào, ghế...nếu có thể chụp ở tư thế ngồi vững hơn tư thế đứng, khi đứng nếu có thể dựa vô tường, cây... sẽ giúp ổn định hơn. Nếu không có các điểm tựa thì đành chấp nhận;))

Có phải tư thế này không hả cụ?

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng!

 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,853
Động cơ
431,136 Mã lực
Có phải tư thế này không hả cụ?

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng!

Có chân tripot cho máy ảnh thì nhất rồi. Nhưng chụp ảnh mang theo chân máy và dùng nó cũng bất tiện lắm.

Như ảnh của cụ thì cái cụ đang ngồi đó theo thiển nghĩ của em là cụ ấy cố gắng lấy góc ảnh thấp chứ không phải là tìm điểm tựa. :) Giữa trời nắng đẹp tốc độ máy ảnh lên rất cao, lại dùng ống kính fix ( 50mm thì phải ) gọn nhẹ thì việc tìm điểm tựa cũng chưa quan trọng lắm. Chụp tele như ống kính 70-200mm thì quan trọng hơn ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,259
Động cơ
647,562 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Em từ ngày nhảy hố vôi được dìu dắt từ xa nhiều phết, cơ mà thấy ung thủ quá :102:
Gớm cái nghề này nó công phu thế, em biết thế này cứ làm cái PnS giơ lên choạch cho xong, không thì lôi i4 ra bấm cũng đỡ khối nơ ron thần kinh.
Cơ mà sướng phết. Cố vậy :-bd
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,853
Động cơ
431,136 Mã lực
Em cũng có cái ảnh fun tí :)

 

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,312
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
Cái này rất cần ngay từ khi tập tành bấm máy. Ghì tốt thậm chí 1/10s vẫn ko bị out nét!
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,853
Động cơ
431,136 Mã lực
Bài này là của bác asahi.nguyen dịch từ 1 cuốn sách dạy chụp ảnh của Nhật Bản. Em xin trích phần nói về cầm máy ảnh đúng. Có hình nên các cụ dễ hình dung hơn.

Cách cầm máy


Hình dưới đây mô tả cách cầm máy nằm (ngang). Tay phải cầm thân máy, tay trái đỡ là cách cầm căn bản. Ngón trỏ phải đặt ở nút bấm chụp. Các ngón tay trái hợp lại cầm chắc ống kính và nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của máy. Hai khủy cánh tay co giữ chặt máy. Để ngắm chụp dùng mắt trái hay phải đều được, thường thì dùng mắt phải dễ nhìn hơn. Khi bấm chụp, nín thở bấm nhẹ nhàng.




Khi cầm đứng máy thì tay phải cầm phía trên, cánh tay cũng giữ chặt máy. Chụp đứng máy hay ngang máy đều cố định máy bằng hai tay và trán. 3 điểm tựa này trở thành nguyên tắc.




Cũng có khi cầm máy đứng mà tay phải ở phía dưới. Nhưng khi ấn một nửa nút chụp để lấy nét cảm giác như hơi vướng víu vì cả hai tay đều phía dưới. Mới tập chụp thì nên chụp máy đứng theo cách đặt tay phải phía trên.



-----------

Em thấy cụ này ở hội em là cầm máy đúng.







 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,853
Động cơ
431,136 Mã lực
hình như là em cũng holding giống cụ nói, cơ mà ảnh em cờ hụp chả khác gi, vưỡn như mứt :P
Lý thuyết thì là như thế ạ, nhưng cần là tập luyện và quen máy.

Ví như cái ống kính tele 70-200mmF2.8L của Canon. Ai dùng quen rồi thì rất thích nhưng cụ nào mới chơi sẽ than nặng quá và chụp bị rung tay, ảnh hầu như là bị out.

Thường thì ban đầu các cụ phải mất 1 tháng là ít nhất để chụp vững tay với ống kính 70-200mmF2.8L. Chụp thường xuyên nha cụ, cụ bỏ lâu lâu không sờ đến nó thì lại rung tay như thường.

Chụp với ống kính tele nặng như cái 70-200 này thì nhất thiết các cụ phải làm đúng theo các kỹ thuật handholding, tìm được điểm tựa là tựa luôn. Em hay dùng nhất là ngồi thụp xuống, chống 2 khuỷa tay vào 2 đầu gối làm điểm tựa. Máy ảnh nên có grip để chụp dọc với tele cho tốt.

Nhớ và luyện thành phản xạ vô điều kiện là " Nín thở - bóp cò ":P
 
Chỉnh sửa cuối:

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Hay!
Đã vote cụ chủ. Oánh dấu phát
 

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
6,957
Động cơ
3,110,301 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
vote cụ phát, biết sớm thế này em cầm viên gạch tập bài này trước rồi mới mua vôi về tôi :D
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,259
Động cơ
647,562 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
vote cụ phát, biết sớm thế này em cầm viên gạch tập bài này trước rồi mới mua vôi về tôi :D
Em thấy em đang cầm đúng đấy :-bd
Hồi xưa em luyện với AK suốt thời gian huấn luyện ở sư 312 ;))
 

benghe

Xe điện
Biển số
OF-25158
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
2,101
Động cơ
510,874 Mã lực
Nơi ở
Quán 217
...
Như ảnh của cụ thì cái cụ đang ngồi đó theo thiển nghĩ của em là cụ ấy cố gắng lấy góc ảnh thấp chứ không phải là tìm điểm tựa. :).
Hê hê, thằng đang bò dưới chân thằng có chân là em đấy :)) cụ dạy phải, trời nắng,,, dưng cơ mà đang phơi cái thác nước cụ ạ :D
 

mr_kang

Xe điện
Biển số
OF-49819
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
3,100
Động cơ
487,870 Mã lực
Nơi ở
Kang Company
Tư thế cầm này đã đc đưa vào sách giáo khoa giạy nhiếp ảnh :D


 
Thông tin thớt
Đang tải
Top