[Funland] Kỹ thuật sơ cứu trẻ nhỏ ngạt thở cấp do dị vật đường hô hấp

bacsinoitru.vn

Xe đạp
Biển số
OF-151707
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
30
Động cơ
356,284 Mã lực
Nếu bạn đã từng gặp tình huống mà ở đó bạn phải tiến hành sơ cứu một trẻ nhỏ bị nghẹt thở do dị vật thì chắc chắn điều quan trọng nhất lúc đó mà bạn nhận thấy là phải được chuẩn bị trước hay đã được đào tạo về sơ cứu.

Xem tiếp
II. Sơ cứu trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi
III. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi
IV. Kỹ thuật sơ cứu cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi lớn hơn 1 tuổi
V. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi hơn 1 tuổi

Đọc thêm

Phản ứng nhanh khi trẻ bị dị vật đường thở

Các kỹ thuật khuyến cáo là vỗ lưngđẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở ra ngoài, tiếp theo là tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi (modified CPR) nếu trẻ nhỏ bất tỉnh. Lưu ý rằng có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể thực hiện tùy thuộc vào việc bạn đang sơ cứu một trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, hoặc một trẻ nhỏ hay trẻ mới biết đi hơn 1 tuổi – cả hai đều được trình bầy dưới đây.

Video: Kỹ thuật sơ cứu trẻ nhỏ ngạt thở cấp do dị vật đường hô hấp
[video=youtube;h4uS5EmpeEs]https://www.youtube.com/watch?v=h4uS5EmpeEs[/video]
Video: Kỹ thuật sơ cứu trẻ nhỏ ngạt thở cấp do dị vật đường hô hấp
[video=vimeo;98219730]https://vimeo.com/98219730[/video]

I. Đánh giá tình huống

1.1. Khuyến khích trẻ ho. Nếu trẻ nhỏ đang ho hoặc nôn khan, điều này có nghĩa rằng đường thở của trẻ chỉ bị tắc nghẽn một phần, vì vậy trẻ không bị thiếu oxy hoàn toàn. Nếu đây là trường hợp tắc nghẽn đường thở do dị vật thì khuyến khích trẻ tiếp tục ho vì ho là cách hiệu quả nhất để giải phóng bất cứ tắc nghẽn nào.[1]
- Nếu trẻ nhỏ vẫn có thể kêu khóc được khi bị nghẽn đường thở và trẻ đủ lớn để hiểu được những gì bạn nói, cố gắng hướng dẫn trẻ ho hoặc thể hiện bằng động tác cách ho như thế nào cho trẻ trước khi tiến hành sơ cứu.[2]


1.2. Tìm các triệu chứng nghẹt thở. Nếu trẻ nhỏ không thể khóc hoặc kêu la thì chứng tỏ đường thở đã bị tắc nghẽn hoàn toàn và trẻ sẽ không thể tự loại bỏ tắc nghẽn khi ho. Các triệu chứng khác chứng tỏ đường thở bị tắc nghẽn bao gồm:
- Trẻ phát ra âm thanh kỳ cục, the thé hoặc không thể phát ra âm thanh nào được
- Nắm chặt cổ họng
- Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh
- Môi và móng tay chuyển mầu xanh
- Bất tỉnh


1.3. Đừng cố gắng loại bỏ tắc nghẽn bằng tay. Dù bạn có làm gì thì cũng không được cố gắng loại bỏ tắc nghẽn bằng cách chọc tay của bạn vào họng của trẻ. Điều này có thể làm cho dị vật chui vào họng sâu hơn, hoặc gây tổn thương họng của trẻ, hoặc kích thích gây co thắt thanh quản.[3]


1.4. Hãy gọi ngay dịch vụ cấp cứu y tế địa phương nếu có thể. Ngay khi bạn xác định chắc chắn trẻ nhỏ bị nghẹt thở, bước tiếp theo bạn cần làm ngay là tiến hành sơ cứu khẩn cấp. Nếu bị thiếu oxy quá lâu thì trẻ sẽ mất ý thức và có thể bị tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Trong tình huống cấp cứu như vậy, điều quan trọng là nhân viên y tế đã được đào tạo cách sơ cứu tới được hiện trường càng nhanh càng tốt:[4]


- Nếu có thể, một người gọi điện cho dịch vụ cấp cứu y tế địa phương ngay lập tức trong khi bạn thực hiện sơ cứu. Ở Việt Nam có thể gọi dịch vụ cấp cứu y tế qua số điện thoại 115 (ở Mỹ thì gọi 911, ở Anh thì gọi 999).[1]
- Nếu bạn chỉ có một mình bên cạnh trẻ nhỏ, tiến hành sơ cứu ngay lập tức. Tiến hành sơ cứu trong 2 phút, sau đó dừng lại và gọi dịch vụ cấp cứu y tế. Tiếp tục quay lại tiến hành sơ cứu cho tới khi nhân viên y tế đến.[1]
- Lưu ý nếu trẻ nhỏ có bất cứ tình trạng tim mạch nào hoặc bạn nghi ngờ trẻ có phản ứng dị ứng (tắc nghẽn đường thở do phù nề hầu họng hoặc co thắt thanh quản) thì bạn phải gọi dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức, ngay cả khi bạn chỉ có một mình.[1]


II. Sơ cứu trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi

Video: Infant Choking and Infant CPR Demonstration
[video=youtube;fkZA-C0hj6E]https://www.youtube.com/watch?v=fkZA-C0hj6E[/video]

2.1. Đặt trẻ nhỏ ở tư thế chính xác. Khi thực hiện sơ cứu cho trẻ dưới 1 tuổi, điều quan trọng là bạn phải luôn đỡ/hỗ trợ đầu và cổ của trẻ. Để trẻ ở tư thế an toàn đã được khuyến cáo theo các bước sau:
- Luồn một cánh tay dưới lưng của trẻ sao cho tay bạn ôm giữ được lưng và đầu trẻ khi chúng đang tựa lên cẳng tay của bạn.
- Đặt cánh tay kia dọc phía trước trẻ một cách chắc chắn, lúc này trẻ được kẹp giữa hai cẳng tay của bạn. Dùng bàn tay bạn đặt phía trước trẻ để nắm chắc lấy hàm của trẻ ở giữa ngón tay cái và các ngón tay còn lại, không cản trở đường thở của trẻ.[1]
- Nhẹ nhàng lật trẻ nằm sấp, lúc này trẻ tựa lên cách tay bạn đặt phía trước trẻ. Giữ hàm để đỡ/hỗ trợ đầu của trẻ.[1]
- Tựa cẳng tay bạn đặt phía trước trẻ lên đùi để có được điểm tựa chắc chắn và đảm bảo rằng đầu trẻ thấp hơn phần còn lại của cơ thể. Bây giờ bạn đang đặt trẻ ở tư thế chính xác để có thể vỗ lưng.[1]


2.2. Thực hiện 5 lần vỗ lưng. Vỗ lưng tạo áp lực và rung động trong đường thở của trẻ, điều này thường là đủ để đánh bật bất kỳ dị vật nào gây tắc nghẽn ra ngoài.[5]. Các bước tiến hành vỗ lưng ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi:
- Dùng gót bàn tay vỗ dứt khoát lên lưng của trẻ tại vị trí giữa hai bả vai. Hãy chắc chắn rằng bạn đang đỡ/hỗ trợ đầu của trẻ một cách phù hợp khi tiến hành vỗ lưng.[5]
- Tiến hành vỗ lưng đủ 5 lần. Nếu điều này không đánh bật được dị vật ra ngoài, chuyển sang thực hiện đẩy ngực.[5]


2.3. Đặt lại vị trí trẻ nhỏ. Trước khi bạn có thể thực hiện đẩy ngực, bạn sẽ cần phải lật trẻ lại theo các bước:
- Đặt cách tay của bạn (mà trước đó bạn dùng để thực hiện vỗ lưng) dọc theo lưng và ôm lấy lưng trẻ, đầu của trẻ nằm trong bàn tay bạn.
- Nhẹ nhàng lật trẻ lại, giữ cho bàn tay và cánh tay đặt phía trước ép chặt phía trước của trẻ.[1]
- Hạ thấp cánh tay đỡ lưng của trẻ sao cho cánh tay tựa được vào đùi bạn. Một lần nữa, đảm bảo rằng đầu của trẻ thấp hơn phần còn lại của cơ thể.[1]


2.4. Thực hiện 5 lần đẩy ngực. Đẩy ngực để ép không khí trong phổi của trẻ ra ngoài, điều này có thể đủ đánh bật dị vật ra ngoài.[5] Các bước tiến hành đẩy ngực cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi:


- Đặt hai hoặc ba ngón tay lên trung tâm của ngực trẻ, ngay dưới núm vú của trẻ.[5]
- Đẩy vào trong và lên trên, dùng đủ lực để ấn lõm ngực trẻ xuống khoảng 3,8 cm. Để cho thành ngực trẻ trở về vị trí bình thường trước khi thực hiện lại cho đủ 5 lần.[5]
- Khi ấn ngực trẻ, phải chắc chắn rằng các động tác phải dứt khoát và được kiểm soát, chứ không phải là giật giật. Ngón tay bạn cần phải tiếp xúc với thành ngực của trẻ mọi lúc.[5]


2.5. Thực hiện lại cho tới khi dị vật được tống ra ngoài. Luân phiên thực hiện giữa 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy ngực cho tới khi dị vật được tống ra ngoài, trẻ bắt đầu khóc được, hoặc ho được, hoặc dịch vụ cấp cứu y tế tới.[1]


2.6. Nếu trẻ mất ý thức, tiến hành ngay kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi (modified CPR). Nếu trẻ bất tỉnh và dịch vụ cấp cứu y tế vẫn chưa tới, bạn sẽ cần thực hiện ngay kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi cho trẻ. Hãy lưu ý rằng, hồi sinh tim phổi sửa đổi khác với hồi sinh tim phổi bình thường vì nó chỉ phù hợp để thực hiện trên trẻ nhỏ.[1]



III. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi

3.1. Kiểm tra miệng của trẻ để tìm dị vật. Trước khi tiến hành hồi sinh tim phổi, bạn phải kiểm tra miệng trẻ để xem dị vật làm trẻ bị nghẹt thở đã bật ra chưa. Đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng vững chăc.
- Dùng tay mở miệng trẻ và quan sát bên trong. Nếu bạn thấy bất cứ dị vật nào, lấy dị vật ra bằng ngón tay nhỏ của bạn.
- Ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì, tiến hành các bước tiếp theo.


3.2. Mở đường thở của trẻ. Bạn có thể thực hiện điều này bằng việc sử dụng một tay để ngửa nhẹ nhàng đầu trẻ ra sau và tay kia thì nâng cằm. Không ngửa đầu trẻ ra sau quá nhiều vì nó không có tác dụng mở đường thở ở trẻ nhỏ.[1]


3.3. Kiểm tra xem trẻ còn thở không. Trước khi tiến hành hồi sinh tim phổi, bạn cần kiểm tra để chắc chắn rằng trẻ có ngừng thở. Bạn có thể thực hiện điều này bằng việc để má bạn gần với miệng của trẻ, đưa mắt nhìn hướng về phía thân của trẻ.[1]
- Nếu trẻ còn thở, bạn có thể nhìn thấy ngực trẻ phồng lên rồi xẹp xuống một chút
- Ngoài ra, bạn có thể nghe thấy tiếng thở của trẻ và cảm nhận được hơi thở của trẻ trên má bạn.


3.4. Thổi ngạt 2 lần cho trẻ. Ngay khi bạn xác định trẻ có ngừng thở, bạn có thể tiến hành hồi sinh tim phổi. Bắt đầu bằng việc trùm miệng của bạn lên cả miệng và mũi của trẻ và thổi ngạt nhẹ nhàng 2 lần vào phổi trẻ.
- Mỗi lần thổi ngạt nên kéo dài khoảng 1 giây và bạn sẽ thấy ngực trẻ phồng lên khi không khí đi vào. Tạm dừng giữa 2 lần thổi ngạt để cho phép khí trong phổi thoát ra.[1]
- Hãy nhớ rằng phổi của trẻ rất nhỏ vì vậy bạn không nên thổi ngạt quá nhiều không khí hoặc không nên thổi ngạt quá mạnh.


3.5. Thực hiện 30 lần ép ngực. Khi bạn đã tiến hành thổi ngạt, để trẻ nằm ngửa và sử dụng kỹ thuật tương tự như bạn sử dụng trước đó để đẩy ngực, có nghĩa là sử dụng 2 hoặc 3 ngón tay ấn dứt khoát lên ngực trẻ sao cho thành ngực trẻ lún xuống 3,8 cm.[1]
- Ấn thẳng xuống xương ức của trẻ tại vị trí trung tâm ngực ngay dưới núm vú.
- Ấn ngực cần được thực hiện với nhịp độ 100 lần/phút. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể thực hiện xong 30 lần ấn ngực theo khuyến cao, không tính 2 lần thổi ngạt, trong khoảng 24 giây.[1]


3.6. Thực hiện tiếp 2 lần thổi ngạt sau 30 lần ép ngực và lặp lại càng lâu càng tốt. Thực hiện 2 lần thổi ngạt sau 30 lần ép ngực lặp đi lặp lại cho tới khi trẻ bắt đầu thở lại và tỉnh dậy, hoặc cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới hỗ trợ.[1]
- Ngay cả khi trẻ nhỏ bắt đầu thở lại, trẻ sẽ cần được khám kiểm tra bởi nhân viên y tế để chắc chắn rằng trẻ ổn định không có tổn thương hơn nữa.



IV. Kỹ thuật sơ cứu cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi lớn hơn 1 tuổi

4.1. Tiến hành vỗ lưng 5 lần. Thực hiện sơ cứu cho trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi, ngồi hoặc đứng đằng sau trẻ và đặt một tay chéo qua ngực trẻ. Nghiêng trẻ về phía trước một chút, do vậy trẻ được tựa vào cánh tay của bạn. Dùng gót bàn tay của bạn vỗ dứt khoát 5 lần riêng biệt lên lưng trẻ, vỗ trực tiếp lên vùng lưng giữa hai bả vai. Nếu điều này không đánh bật được dị vật, chuyển sang đẩy bụng.[6]


4.2. Thực hiện đẩy bụng 5 lần. Đẩy bụng, còn gọi là nghiệm pháp Heimlich, có tác dụng ép không khí trong phổi của trẻ ra ngoài trong nỗ lực loại bỏ tắc nghẽn đường thở. Nó an toàn khi thực hiện ở trẻ hơn 1 tuổi.[7] Các bước tiến hành đẩy bụng:
- Ngồi hoặc đứng phía sau trẻ bị nghẹt thở và ôm 2 tay xung quanh eo của trẻ.
- Nắm một bàn tay lại và đặt chắc chắn lên bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn) của trẻ, ngón cái ở bên trong, ngay trên rốn.[7]
- Bàn tay kia bao bọc xung quanh bàn tay đã nắm và tiến hành đẩy bụng trẻ vào trong và hướng lên trên một cách nhanh chóng. Chuyển động này ép không khí trong phổi và dị vật trong đường thở ra ngoài.[7]
- Với những trẻ nhỏ hơn, cẩn thận không đẩy tỳ vào xương ức vì điều này có thể gây tổn thương. Giữ nguyên tay bạn ngay trên rốn.[6]
- Tiến hành đẩy bụng 5 lần.


4.3. Tiến hành lặp lại vỗ lưng và đẩy bụng cho tới khi loại bỏ được tắc nghẽn đường thở hoặc trẻ bắt đầu ho được. Nếu trẻ vẫn nghẹt thở sau 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy bụng, làm lại toàn bộ nghiệm pháp một lần nữa và tiếp tục cho tới khi dị vật được tống ra ngoài, trẻ bắt đầu ho, khóc hoặc thở được, hoặc dịch vụ cấp cứu y tế tới hỗ trợ.[6]


4.4. Nếu trẻ bất tỉnh, tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi. Nếu trẻ vẫn không thể thở được và mất ý thức, bạn sẽ cần tiến hành hồi sinh tim phổi sửa đổi càng nhanh càng tốt.


V. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi hơn 1 tuổi

5.1. Kiểm tra miệng trẻ để tìm dị vật. Trước khi tiến hành hồi sinh tim phổi, bạn cần kiểm tra miệng trẻ để xem dị vật làm trẻ bị nghẹt thở đã bật ra chưa. Nếu bạn thấy dị vật, lấy bỏ dị vật bằng ngón tay.[6]


5.2. Mở đường thở của trẻ. Tiếp theo, mở đường thở của trẻ bằng việc đẩy ngửa đầu ra sau và nâng cằm lên một chút. Kiểm tra hơi thở bằng cách để má bạn bên cạch miệng của trẻ.[6]
- Nếu trẻ đang tự thở, bạn có thể thấy ngực trẻ phồng lên và xẹp xuống một chút, nghe thấy tiếng thở và cảm nhận được hơi thở của trẻ trên má bạn.
- Không tiến hành hồi sinh tim phổi nếu trẻ đang tự thở.[4]


5.3. Thổi ngạt 2 lần cho trẻ. Bóp chặt mũi trẻ và miệng bạn trùm lên miệng trẻ. Thổi ngạt 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 1 giây. Hãy chắc chắn rằng bạn tạm dừng sau mỗi lần thổi ngạt để khí trong phổi trẻ tự thoát ra ngoài.
- Khi đang thổi ngạt, bạn sẽ thấy ngực trẻ phồng lên khi bạn thổi vào.[4]
- Nếu ngực trẻ không phồng lên thì đường thở của trẻ vẫn bị tắc nghẽn và bạn cần phải quay trở lại các nghiệm pháp đã thực hiện lúc đầu để đánh bật dị vật ra ngoài nhằm giải quyết tắc nghẽn.


5.4. Thực hiện 30 lần ép ngực. Bắt đầu ép ngực bằng cách đặt gót một bàn tay lên xương ức của trẻ, ngay giữa 2 núm vú. Đặt gót bàn tay kia của bạn lên trên bàn tay đặt trên xương ức, đan các ngón của hai bàn tay với nhau. Vị trí cơ thể bạn ngay phía trên bàn tay và bắt đầu ép ngực:
- Ép ngực cần tiến hành mạnh và nhanh, và cần ép cho thành ngực trẻ lún xuống khoảng 5 cm. Để thành ngực tự trở về vị trí bình thường giữa mỗi lần ép.[4]
- Đếm to từng 30 lần ép vì điều này giúp bạn theo dõi được nhịp ép ngực. Ép ngực cần được thực hiện với nhịp độ 100 lần/phút.[4]


5.5. Luân phiên giữa 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép ngực càng lâu càng tốt. Tiến hành lặp đi lặp lại trình tự 2 lần thổi ngạt sau mỗi 30 lần ép ngực cho tới khi trẻ bắt đầu tự thở hoặc dịch vụ cấp cứu y tế tới hỗ trợ.[4]



Video: Kỹ thuật sơ cứu trẻ nhỏ ngạt thở cấp do dị vật đường hô hấp
[video=youtube;h4uS5EmpeEs]https://www.youtube.com/watch?v=h4uS5EmpeEs[/video]

Tài liệu tham khảo

1. Infant first aid for choking and CPR: An illustrated guide | BabyCenter
2. What to Do When Your Child Is Choking
3. First Aid for a Choking Child
4. CPR - adult: MedlinePlus Medical Encyclopedia
5. First aid for a baby who is choking | First aid tips from the British Red Cross
6. First aid for choking and CPR: An illustrated guide for children 12 months and older | BabyCenter
7. Choking: First aid - Mayo Clinic
8. 5 Ways to Do First Aid on a Choking Baby – wikiHow

ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: www.bacsinoitru.vn
 

nth1686

Xe tải
Biển số
OF-166239
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
372
Động cơ
349,659 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, Hải Phòng
Cảm ơn bác sỹ vì bài viết quá chi tiết. Mong bác sỹ sẽ post nhiều hơn những vấn đề về sức khỏe trẻ em
 

dungcarnival

Xe tăng
Biển số
OF-24466
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,816
Động cơ
508,210 Mã lực
bài viết rất hữu ích và hay. Tks bác sĩ Chính nhiều
 

-XG-

Xe tải
Biển số
OF-98875
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
280
Động cơ
401,400 Mã lực
cảm ơn cụ, bài viết hữu ích lắm ạ!
 

oceans

Xe hơi
Biển số
OF-61946
Ngày cấp bằng
15/4/10
Số km
116
Động cơ
441,493 Mã lực
Bài viết rất hữu ích, tất cả mọi người nên đọc
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top