Lại là chuyện xe chính chủ

namaus

Xe tăng
Biển số
OF-158415
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
1,408
Động cơ
364,840 Mã lực
Bài viết trên Tuần Vietnamnet. Đây là link của bài viết.
Bài viết khá dài nhưng hay của vietnamnet. Hoan nghênh quý báo đã có một bài phân tích như vậy. Cháu xin phép copy vào đây hầu các cụ! Nhỡ không thì bị gỡ bài thì không tìm đâu ra! Kính các cụ
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/97528/-xe-khong-chinh-chu---hien-tuong-hay-ban-chat-cua-sai-pham-.html

Những ngày gần đây dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng đang rất nóng, với rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa phần người dân bức xúc với tin "xử phạt người đi xe không chính chủ".

"Hiện tượng" hay bản chất là vi phạm?

Tra Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học - NXB Đã Nẵng và Trung tâm từ điển học cùng hợp tác xuất bản năm 2005), thì không thấy có các khái niệm "chính chủ", và "không chính chủ".

Khi tra cứu trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam thì thấy các cụm từ "chính chủ" và "không chính chủ" dường như đã được Bộ Giao thông Vận tải đi tiên phong trong việc sử dụng (nhưng không định nghĩa), tại các Thông tư 24/2009/TT-BGTVT ngày 15/10/2009, và 20/2010/TT-BGTVT ngày 30/07/2010.

Trong Thông tư số 12/2011/TT/BTNMT ngày 14/04/2011, tại điểm (a) khoản 2 Điều 11, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng sử dụng thuật ngữ "chính chủ".

Nhìn chung, dư luận đang hiểu việc "sử dụng xe không chính chủ" theo nghĩa rộng, là việc một cá nhân sử dụng xe máy, ô tô tham gia giao thông đường bộ, trong khi Giấy đăng ký ô tô, xe máy đó không mang tên mình với tư cách là chủ sở hữu.

Như vậy, việc một cá nhân sử dụng, điều khiển xe máy, ô tô do cá nhân hay tổ chức khác đứng tên sở hữu, trước hết chỉ là một "hiện tượng". Bao gồm hành vi sử dụng, điều khiển xe thông qua các hình thức giao dịch dân sự như mượn xe, thuê xe, lái xe với tư cách người lái thuê/ làm công ăn lương cho chủ xe là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức.

Đôi khi là cả giao dịch mua bán xe mà chưa, hoặc không chuyển quyền sở hữu theo quy định (khi chưa bị phát hiện). Nếu chỉ căn cứ vào hiện tượng "sử dụng xe không chính chủ" thì chưa thể kết luận là có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại các mục 3 (điểm e) và mục 6 (điểm c), thuộc khoản 8, Điều 1 của Nghị định 71, các hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" của chủ xe có thể bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với xe máy. Hoặc từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô.

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của các điểm (e) mục 3 và điểm (c) mục 6 của khoản 8 và các mức phạt của hình thức xử lý bằng phạt tiền nói trên, chính là hành vi "không chuyển quyền sở hữu" của chủ xe đối với các xe đã được bán lại cho người khác.

Hành vi bị xử phạt theo Nghị định 71 này thể hiện bản chất "trốn thuế", lệ phí chuyển quyền sở hữu xe của một trong các hiện tượng "sử dụng xe không chính chủ", chứ Nghị định 71 không xử phạt theo kiểu "vơ đũa cả nắm" đối với mọi hành vi "sử dụng xe không chính chủ".

Xét theo khía cạnh pháp lý, vì ô tô và xe máy là các tài sản đòi hỏi phải đăng ký quyền sở hữu, nên một khi mọi thủ tục chuyển quyền sở hữu trong một vụ mua/ bán xe chưa hoàn tất, để tên người mua được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký xe, thì chủ sở hữu của chiếc xe (chủ xe) phải vẫn còn là người bán, tức là người còn đang có tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe.

Một khi mà tên của người mua chưa được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký xe, thì người này vẫn chỉ là người "sử dụng (điều khiển) xe không chính chủ mà thôi".


Đa phần người dân bức xúc với tin "xử phạt người đi xe không chính chủ". Ảnh minh họa
Chỉ xử phạt người bán?

Nếu ta áp đặt cách hiểu "chủ xe" là người đang sử dụng xe không chính chủ, phải chịu phạt vì lỗi "không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu" theo Nghị định 71, thì sẽ không hợp lý. Vì quyền sở hữu xe của người này trên thực tế, tại thời điểm bị "lập biên bàn vi phạm", vẫn còn chưa được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Như vậy, nếu xét tư cách chủ thể, quy định trong Nghị định 71 có thể được hiểu là đã thể hiện rõ ý chí không xử phạt người mua (người đang sử dụng xe không chính chủ), mà chỉ xử phạt người bán (chủ xe) thông qua quy định ghi ngay ở đầu các mục 3 và 6 của khoản 8: "Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (hoặc từ 6.000.000 đến 10.000.000 đồng), đối với chủ xe ô tô, xe máy và các loại xe tương tự.

Trong thực tế, rất khó để buộc chủ xe/ người bán xe đi nộp phạt. Do tại thời điểm người mua xe bị xử phạt, có thể người bán đang ở địa phương khác, vùng miền khác, ở nước ngoài, hay thậm chí đã qua đời.

Trong tất cả các trường hợp, người mua buộc phải chịu xử lý, như: Ký tên vào biên bản vi phạm (với tư cách người làm chứng?), đi nộp phạt thay cho "thủ phạm". Sau đó thì người mua hầu như không thể đòi người bán phải hoàn lại cho mình khoản tiền phạt mà mình đã phải nộp thay cho người kia.

Đúng ra, nếu căn cứ theo Nghị định 71, thì tên người bán, chủ phương tiện về mặt pháp lý (theo giấy tờ), phải được ghi trong quyết định xử phạt, nhưng thực tế thì không chắc sẽ như vậy.

Vấn đề đặt ra là, nếu xét về mặt cơ sở pháp lý cho việc quy định xử phạt, nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hay quy định về "đối tượng bị xử phạt - người có hành vi vi phạm" theo qui định về Xử phạt vi phạm hành chính, thì việc chấp nhận xử phạt (thu tiền phạt) sai đối tượng đối với người chưa phải là chủ xe, sẽ thiếu sức thuyết phục.

Làm cho pháp luật kém nghiêm minh, dễ tạo ra nếp nghĩ, nếp làm tùy tiện, thậm chí trái pháp luật.

Xét từ góc độ thực hiện, phương pháp xác định lỗi (bán xe) mà không chuyển quyền sở hữu" cũng có nhiều vấn đề phát sinh.
Vậy, nếu chỉ vì mỗi cái chuyện là hành vi vi phạm chưa được xử lý của một người (người bán), mà lại tước quyền sử dụng xe không chính chủ, vốn chưa có quy định nào của pháp luật cho phép (cấm sử dụng xe không do mình đứng tên sở hữu), thì có hợp lý không?

Giả sử một người đang sử dụng xe không chính chủ do mua lại của người khác mà chưa kịp làm thủ tục, thì khi bị phát hiện "sử dụng xe không chính chủ", thì khi đó sẽ có căn cứ nào để xác định thời điểm mua bán xe thực tế? Cũng là thời điểm bắt đầu tính thời hạn cho việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định?

Nhìn từ góc độ pháp lý, nếu có ai đó có được một hợp đồng mượn xe hoặc giấy ủy quyền sử dụng xe dài hạn, thậm chí vô thời hạn (mà pháp luật hiện không cấm các giao dịch dân sự như vậy), được lập theo các thủ tục và hình thức hợp pháp, thì làm thế nào chúng ta có thể buộc họ phải nhận có hành vi "(chủ xe) không chuyển quyền sở hữu"?

Ngoài những vấn đề nêu trên, xét từ góc độ thực hiện, phương pháp xác định lỗi (bán xe) mà không chuyển quyền sở hữu" cũng có nhiều vấn đề phát sinh.

Đó là những vướng mắc gây phiền hà không nhỏ đối với người dân. Khi mà cơ quan có thẩm quyền lại cứ "đẩy" trách nhiệm chứng minh mình "vô tội" cho người dân.

Ở Việt Nam hiện nay không hề thiếu những gia đình đông người, mà chỉ có duy nhất một chiếc xe rất cũ, qua nhiều lần mua bán trao tay. Hoặc là xe tự lắp ráp từ linh kiện rời trôi nổi, để làm phương tiện chở thuê kiếm sống cho cả nhà, túng tiền quá có bán đi thì cũng chỉ được không quá 3 triệu, mà lại bị phạt "từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, nếu không tìm cho ra "chính chủ" để sang tên, thì cũng tội cho họ quá.

Xét về mặt tài chính, thường thì khi phải bán đi những chiếc xe máy hay ô tô đã qua sử dụng, thì chủ nhân đều phải chịu lỗ, tức là một phần nhất định trong giá trị ban đầu của chiếc xe đã được "khấu hao tài sản cố định". Trong khi đó, người bán những "món đồ cũ" này lại phải chịu một mức phí, mà theo dư luận hiện nay là qúa cao, thì liệu có hợp lý không?

Đã có lúc nào, có ai trong chúng ta chịu khó tìm hiểu mục đích và bản chất của các loại khoản phải nộp khi bán (lỗ) xe này là gì; và phương thức tính toán mức phải nộp này trong giai đoạn hiện tại, khi mà khả năng đóng góp của dân đang suy giảm rất trầm trọng, đã hợp lý hay chưa?

Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của đại đa số người dân, mọi quy định, chính sách, về giao thông, hành chính hay tài chính do các cơ quan có thẩm quyền hữu quan ban hành. Hay đề xuất, mà có liên quan hay tác động trực tiếp đến việc sử dụng xe máy của người dân, thì đều cần phải được xem xét rất kỹ từ trước khi ban hành, sao cho hợp lý, tránh gây ra những cú sốc, hay sự lo lắng không cần thiết cho người dân.

Một trong các giải pháp hiệu quả, mà cả Nhà nước và nhân dân cùng có lợi, là việc điều chỉnh mức thu phí và thủ tục chuyển quyền sở hữu trong việc mua bán xe đã qua sử dụng cần hợp lý, phù hợp túi tiền người dân, khi họ đã phải đóng 9-10 loại phí giao thông, để họ không "ngại" đến mức phải "trốn" làm thủ tục chuyển quyền sở hữu xe.

Trí Nhân
 

prodau

Xe đạp
Biển số
OF-161284
Ngày cấp bằng
18/10/12
Số km
10
Động cơ
348,700 Mã lực
Bầu cho bác viết bài này làm bộ trưởng.......................
 

Mr Cute

Xe tải
Biển số
OF-151841
Ngày cấp bằng
6/8/12
Số km
420
Động cơ
360,110 Mã lực
Luật pháp luôn luôn có kẽ hở
Và bọn "ăn bẩn" cũng luồn lách trong kẽ hở đó để kiếm tiền.
 

nguyenkhang09

Xe tải
Biển số
OF-160542
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
243
Động cơ
351,560 Mã lực
Đâu cũng vào đó thôi, trò đánh lạc hướng dư luận đây mà
 

kutun10

Xe tải
Biển số
OF-166415
Ngày cấp bằng
12/11/12
Số km
287
Động cơ
349,056 Mã lực
phí sang tên đổi chủ giảm xuông vai trăm k với 2b và vài m với 4b thì cũng chẳng ai là không muốn sang tên đổi chủ cả. đưởng này phí thì cao có làm sang tên thì $ cũng vào hết các bác vinasin , vinaline ..... thử hỏi có ai muốn sang tên nữa.
 

namaus

Xe tăng
Biển số
OF-158415
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
1,408
Động cơ
364,840 Mã lực
Lại đọc báo giúp các cụ!!!
http://dantri.com.vn/su-kien/co-the-tam-dung-xu-phat-xe-khong-sang-ten-665333.htm
Có thể tạm dừng xử phạt xe không sang tên

Ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an: “Có thể tạm dừng áp dụng xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ trong một thời gian nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện”.
Sửa cả thủ tục lẫn thuế, phí

- Phóng viên: Sau cuộc họp của Bộ Công an với Bộ Tư pháp ngày 19-11, tới đây chúng ta sẽ sửa đổi các quy định như thế nào để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện chuyển quyền sở hữu phương tiện?

Ông Trần Thế Quân: Vấn đề này còn phải nghiên cứu và lấy thêm ý kiến của các đơn vị liên quan. Nhưng có mấy hướng theo chúng tôi cần tập trung tháo gỡ, như đối với những xe đã qua nhiều đời chủ thì có thể thủ tục đăng ký sẽ đơn giản hơn. Ví dụ, chỉ cần người bán và người mua cuối cùng cam kết chịu mọi trách nhiệm liên quan thì sẽ cho đăng ký. Điều này cũng phù hợp với luật dân sự, vì người mua và người bán đã cam kết nếu có rủi ro gì thì họ tự chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, đấy chỉ là một ví dụ thôi chứ bây giờ tôi cũng chưa thể khẳng định được sẽ sửa quy định theo hướng nào. Nhưng chắc chắn một điều là phải đơn giản hóa các thủ tục để phù hợp thực tế hơn và quan trọng là dễ cho người dân.

- Nhưng nếu muốn đơn giản hóa các thủ tục, chúng ta sẽ phải sửa đổi hàng loạt quy định pháp luật. Bộ Công an có sẵn sàng kiến nghị sửa đổi?

Bộ Công an không ngại gì cả, miễn sao việc sửa đổi đó tạo thuận lợi hơn cho cả người dân và cơ quan quản lý. Hiện chúng tôi cũng đang trong quá trình nghiên cứu rút gọn các thủ tục để giảm phiền hà cho người dân.


Người dân sẽ không ngần ngại sang tên đổi chủ khi thủ tục đăng ký xe ngày càng đơn giản.

- Nhưng nếu thuế, phí vẫn cao như hiện nay, người dân sẽ ngại không chủ động đi sang tên đổi chủ?

Đúng là nếu lệ phí quá cao sẽ khiến người dân không chịu chuyển quyền sở hữu phương tiện, nhất là trong điều kiện đời sống khó khăn như hiện nay. Ví như, hiện mức lệ phí đăng ký xe của Hà Nội cao gấp nhiều lần các địa phương khác, vì thế người dân Hà Nội sẽ đi đăng ký ở các tỉnh, thành khác và xe lại mang tên người khác. Vấn đề này trước đây Bộ Công an đã có công văn kiến nghị nhưng Bộ Tài chính chưa đồng ý, bây giờ phải tiếp tục đề nghị thêm.

Xem xét lại việc phạt

- Nếu người dân mua bán xe lâu rồi, giờ mới đi chuyển quyền sở hữu thì theo quy định, họ sẽ bị phạt hành chính. Như vậy có bất hợp lý không?

Điều này phải tùy thuộc vào thời điểm vi phạm. Chẳng hạn, anh vi phạm sau khi Nghị định 71 có hiệu lực thì anh bị xử phạt theo Nghị định 71. Còn nếu anh vi phạm trước đó thì phải áp dụng các nghị định trước theo nguyên tắc có lợi cho người dân.

- Nhiều ý kiến cho rằng nên tạm dừng xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ theo Nghị định 71 trong một thời gian nhất định...

Đây cũng là một hướng mà các cơ quan đã bàn đến và dự định sẽ kiến nghị (có thể áp dụng ba tháng, sáu tháng, thậm chí dài hơn) để mọi người thực hiện. Sau giai đoạn đó cứ đúng luật mà làm, ai vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm.

Xử phạt nặng chưa hẳn đã tốt

Cá nhân tôi cho rằng nên lựa chọn một số trường hợp cố ý và có khả năng gây tai nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng để xử phạt nặng chứ không nên xử phạt nặng kiểu đại trà, phổ biến như Nghị định 71. Xử phạt nặng tất cả chưa chắc đã tốt, vấn đề là khi có hành vi vi phạm thì phát hiện và xử lý ngay, không để sót lọt.

Ngoài ra, Bộ Công an nên nghiên cứu bổ sung một số quy định cụ thể để tạo thuận lợi việc sang tên đổi chủ, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý. Ví dụ xe mua bán lâu rồi thì chỉ bắt người đăng ký sang tên đổi chủ có cam đoan, lưu hồ sơ về giấy đăng ký xe, rồi cơ quan đăng ký xe có thông báo công khai trong một thời gian phù hợp (ví dụ 30 ngày). Sau đó, nếu không có khiếu nại, tranh chấp thì chấp thuận cấp đăng ký mới cho xe đó. Nếu có tranh chấp về quyền sở hữu thì với hồ sơ lưu cũng đủ điều kiện để giải quyết.

(Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp)

Theo Pháp luật TPHCM

Hi vọng đây là tin vui cho dân!!!
 

sakuraluu

Xe buýt
Biển số
OF-16431
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
639
Động cơ
516,380 Mã lực
Nơi ở
HN
Dân bàn cứ bàn, người phạt cứ phạt còn khiếu nại tính sau. Hỏi sao đi qua chỗ đầu Hồ Tây thấy dân biểu tình đòi giải quyết khiếu nại đầy ra. Tự mình làm rồi hỏi ai giải quyết, ôi VN ta
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top