- Biển số
- OF-728054
- Ngày cấp bằng
- 5/5/20
- Số km
- 57
- Động cơ
- 74,320 Mã lực
- Tuổi
- 42
Trong thị trường CK có giao dịch phái sinh, là việc mua bán các hợp đồng trong tương lai. Chính vì thế nên doanh nghiệp coi đó là 1 mặt hàng và theo quy định thì phải xuất hóa đơn. Việc giao dịch chứng khoán ps này thì đầu vào chính là giá mua, đầu ra là bán (hoặc ngược lại vì phái sinh cho giao dịch 2 chiều). Và việc sử dụng đòn bẩy trong thị trường này rất lớn, mua đi, bán lại được ngay (không giống cơ sở phải chờ t+2.5 mới được bán) nên 1 ngày có thể phát sinh giá trị giao dịch lên đến cả 100 tỷ.TRích link của bác:
"Khi kiểm tra, ngành thuế phát hiện chỉ có 40 triệu đồng hóa đơn kinh doanh yến, còn lại là hóa đơn xuất vào thị trường chứng khoán. ": Thành thực là tôi không hiểu ý nghĩa của việc "hóa đơn xuất vào thị trường chứng khoán." nghĩa là gì, trong mua bán hàng hóa - chứng chỉ hay cổ phiếu.
Nhờ bác hoặc bác nào rành giải thích + đưa ra ví dụ giùm.
VD: Cty A mở tk phái sinh ở cty chứng khoán B. Trong ngày 04/08/2023 có phát sinh giao dịch
Mua: 100 hợp đồng (đầu vào) VN30F2308, giá mua 110.000.000đ / hợp đồng thì tổng giá trị là 11 tỷ nhưng do đòn bẩy là 1:10 nên thực tế Cty A chỉ cần bỏ ra 1 tỷ là có thể mua được 100 hợp đồng.
Mua xong cty A bán luôn 100 hợp đồng đó với giá là 120.000.000 đ/hđ tương đương 12 tỷ (Đây chính là đầu ra mà cty Yến Sào đã xuất hóa đơn)
Cứ như vậy mua vào bán ra (hoặc ngược lại) 1 ngày lặp lại 100 lần (do mua xong bán được luôn) nên giá trị giao dịch 1 ngày có thể lên đến cả 1000 tỷ. Càng giao dịch nhiều thì giá trị càng lớn. Chính vì vậy mà công ty Yến Sào kia mới có giá trị hóa đơn lên đến 34.000 tỷ đấy.