[Funland] Loại rau Thế giới bán 20-30 euro/kg, Việt Nam thường dành cho heo ăn

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
10,315
Động cơ
656,920 Mã lực
Mợ bao giờ lấy lá dọc khoai, nhìn hơi giống dọc mùng, về nấu ăn chưa thế :D
Quê nhà cháu ko có cây này, tuy nhiên đến lúc ra bắc thì vẫn được ăn (vùng Hải Dương). Tuy nhiên thấy chế biến cầu kỳ lắm
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
khi môi trường biển ô nhiễm thì tất cả các thể loại từ hải sản, cho đến thủy sản nếu muôn chế biến thành thức ăn đều phải qua quy trình kiểm định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là khâu nhiều chi phí nhất, nó khiến mọi thứ trông rất dễ mà lại trở thành vô vọng.

Nhà báo phải tập suy nghĩ 2 chiều, tức là thêm chiều người tiêu thụ. Mà họ lại quan trọng hơn cả, họ là người quyết định có tiêu thụ sản phẩm hay không.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
Viết bài thì phải tự phản tỉnh hay người ta gọi là chí công vô tư, tự mình phải bỏ hết các định kiến của bản thân để tự phản tỉnh suy nghĩ theo chiều ngược lại mới có tính thuyết phục bác ak

bọn tây nó đọc xong bài này em e là hơi khó ăn

 
Chỉnh sửa cuối:

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,163
Động cơ
515,013 Mã lực
Tên loại rau này, theo bài báo là "rau sam muối". Chứ không phải rau muống, hay rau sam được muối (như muối dưa) trước khi xuất khẩu.

Cơ mà tôi lăn tăn chỗ giá 20-30 đồng EUR/ký lô. Người châu Âu không dễ dàng tiêu số tiền như vậy cho thực phẩm. Và nông sản ở bển khá rẻ, táo, dưa, cherry nho xanh nho đỏ chỉ vài ba đồng, 5-6 đồng mỗi ký lô thôi. 2-3 chục thì không bán được đâu.
Rau cụ lại so với hoa quả làm gì?
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
5,959
Động cơ
553,531 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Hồi bé cháu vẫn đi hái cây rau sam này về nấu canh, thời đó nghèo quá, cứ phải đi hái rau dại về nấu canh, mẹ cháu dạy là cây nào lợn ăn được thì người ăn được, chỉ là có ngon hay là không thôi chứ ko sợ bị độc.
Rau Sam giờ đắt phết đấy, 1 mớ cũng mấy chục nghìn Cụ ạ !
Trưa Hè có bát canh rau Sam nấu với thịt nạc băm, chua chua, thanh thanh ngon lắm !
Cứ so sánh Việt nam mình với nước ngoài thì cũng phải so sánh nước ngoài với Việt nam mình. Đầy thứ nông sản ở nước ngoài cực rẻ, có khi người ta còn chả thèm hái nhưng về mình thì đắt lòi kèn.
Quan trọng là có đủ nguồn và đủ điều kiện để xuất khẩu không !
Quả Vải ở mình 10.000đ/kg. Bên Toronto gần 2 triệu/kg mà mã nhìn còn chả muốn ăn. Sao mình không xuất sang ?
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
27,977
Động cơ
165,657 Mã lực
rau muối hay rau muống ạ? Em chưa nghe và ăn bao giờ. Nhà báo đúng kiểu 9 điểm 3 môn, viết xong chả đọng lại cái gì

Sent from Other Universe via OTOFUN
rau muối thì e ko biết chứ rau muống biển trông ngon lắm, nhưng ăn vào đi ỉa bỏ mẹ, thứ rau này ko hẳn có độc tố, thậm chí còn đc dùng như 1 vị thuốc nam trị mấy bệnh éo gì í, nhưng ăn nhiều thì ko đc
 

Mc Bia

Xì hơi lốp
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
1,780
Động cơ
14,473 Mã lực
Chả khác gì tôi phân tích thuốc trừ sâu với kim loại nặng ở mấy mương nước ở ngoại ô thành phố Braunschweig, Tây Đức. Mấy anh em đến thăm bảo ôi cần tây ngon mẩy thế kia sao không mang về làm lẩu.
 

VIKING_VN

Xe hơi
Biển số
OF-588784
Ngày cấp bằng
7/9/18
Số km
103
Động cơ
134,903 Mã lực
Tuổi
53
Mình đang có cảm tưởng là cậu phóng viên này nhầm kiểu "táo tây" và "táo ta". Xin thưa là phân loại thực vật họ dùng tiếng Latin chứ không dùng từ đang sử dụng ngoài xã hội. Mình nghĩ không nên lấy cái thiếu hiểu biết của mình để viết báo nữa. Đừng lộn xộn "rau sam muối ta" - "rau sam muối Tây" "rau sam muối ngăn tế bào ung thư" vì có thể rất khác nhau đấy.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,518
Động cơ
349,480 Mã lực
Tuổi
124
Các cụ phản ứng mạnh là do kiểu viết bài mang tính giật gân của cụ chủ thớt mà thôi. Tuy nhiên, phải nhìn nhận là cây/rau sam biển này cũng không phải là đồ bỏ đi. Vấn đề cơ bản vẫn là giá trị sử dụng của nó. Nhà cháu trích dịch một đoạn trong Vinayak H. Lokhande, Bhoomi K. Gor, Neetin S. Desai, Tukaram D. Nikam & Penna Suprasanna, 2013. Sesuvium portulacastrum, a plant for drought, salt stress, sand fixation, food and phytoremediation. A review. Agron. Sustain. Dev. 33: 329–348, DOI: 10.1007/s13593-012-0113-x (https://hal.science/hal-01201356/document). Trích đoạn để dịch sang tiếng Việt lấy từ trang 342-343.

Về mặt y học và kinh tế, Sesuvium chứa các chất chuyển hóa thứ cấp, cho thấy tiềm năng lớn trong việc thay thế một số nguyên vật liệu tổng hợp trong các ngành công nghiệp thực phẩm, nước hoa, mỹ phẩm và dược phẩm (Lis-Balchin và Deans 1997). Loài cây này được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc chữa sốt, rối loạn thận và bệnh scorbut (Rojas và cộng sự 1992) của người dân bản địa ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nhật Bản. Loài cây này được sử dụng ở bờ biển Senegal như một loại thuốc cầm máu và thuốc sắc của nó được coi là thuốc giải độc tốt nhất cho vết chích của cá có nọc/ngạnh độc. Lá của nó có vị chua như của cây chua me cũng như có tác dụng chống bệnh scorbut (Anonymous 2009; Lokhande và cộng sự 2009a). Loài cây này được biết là có chứa polysaccharide (đa đường), có hoạt tính tích cực chống lại HIV (Padmakumar và Ayyakkannu 1997).

Tinh dầu chiết xuất từ lá Sesuvium cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đáng chú ý chống lại cả vi khuẩn gam dương và gam âm, đồng thời cho thấy hoạt tính chống nấm và chống oxi hóa đáng kể (Magawa và cộng sự 2006). Tinh dầu thể hiện các hoạt tính này được cho là do có hàm lượng monoterpene tương đối cao, thực tế bao gồm hàm lượng ít hay nhiều các hợp chất hydrocarbon như O-cymene, 2-β-pinene, α-pinene, 1, 8-cineole, limonene, α-terpinene, α-terpinolene và camphene. Các thành phần hóa học này phát huy tác dụng độc hại của chúng đối với các vi sinh vật này thông qua việc phá vỡ tính toàn vẹn của màng vi khuẩn hoặc nấm (Magawa và cộng sự 2006). Các methyl este của axit béo (chiết xuất FAME) từ lá Sesuvium được chứng minh là có chứa nhiều axit béo bão hòa hơn axit béo không bão hòa và chiết xuất này thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật đối với các loài nấm Aspergillus fumigatusAspergillus niger (Chandrasekaran và cộng sự 2011 (https://www.europeanreview.org/wp/wp-content/uploads/995.pdf)). Các chiết xuất methanol của loài cây này góp phần vào hoạt động ức chế cholinesterase của nó, có thể sánh ngang với loại thuốc Donepezil tiêu chuẩn được sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer (Suganthy và cộng sự 2009). Ngoài ra, loài cây này còn là một nguồn giàu các alkaloid, axit amin, polysaccharide, khoáng chất, saponin, steroid và triterpene từng được sử dụng do hoạt tính kháng virus trong chữa bệnh viêm gan và các bệnh khác (Joshi và Bhosale 1981; Premnathan và cộng sự 1995; Padmakumar và Ayyakkannu 1997; Bandaranayake 2002).

Sesuvium portulacastrum đôi khi được trồng làm rau trong nấu ăn ở Ấn Độ và Đông Nam Á (Hammer 2001). Nó có giá trị thực phẩm tiềm năng lớn và cũng được sử dụng làm rau hoang dại ở miền nam Ấn Độ vì vị mặn và vị bùi của nó (Kathiresan và cộng sự 1997; Ramani và cộng sự 2006; Lokhande và cộng sự 2009a). Ước tính sơ bộ về giá trị dinh dưỡng cho thấy hàm lượng protein 10,2%, chất béo 0,24%, tro tổng cộng 33%, chất xơ thô 9,9%, cacbohydrat 45,5% và nhiệt trị 223 K calo. Xem xét thành phần dinh dưỡng của nó, loài cây có thể được sử dụng để bổ sung như một loại rau ở vùng ven biển. Ngoài ra, cây mọc ở vùng khô cằn và bán khô hạn có thể cung cấp nguồn thức ăn thay thế cho vật nuôi.

Sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng và sản xuất sinh khối được ghi nhận ở cây hạt chứa dầu như lạc (Arachis hypogaea) khi nó được trồng trong đất có chứa phân hữu cơ từ cây chịu mặn (sam biển (Sesuvium portulacastrum), phì diệp biển (Suaeda maritima) và muống biển (Ipomoea pes-caprae)) cùng với phân chuồng và phân lân hòa tan bằng vi khuẩn (vi khuẩn phospho). Phân trộn thực vật chịu mặn này được chứng minh là cải thiện đáng kể hệ vi sinh vật trong đất như vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn cũng như các hoạt động của enzym trong đất như dehydrogenase, phosphatase kiềm và urease (Balakrishnan và cộng sự 2007). Ravindran và cộng sự (2007) đề xuất việc sử dụng phân hữu cơ từ các loại cây chịu mặn phát triển um tùm này như một nguồn thay thế cho phân hóa học để tăng độ phì nhiêu của đất và sản lượng cây trồng, điều này làm tăng thêm giá trị của cây chịu mặn. Sau 120 ngày canh tác với Sesuvium, độ dẫn điện (EC) trong đất đã giảm từ 4,9 xuống 2,5 dS/m, trong khi ở cây mẫu đối chứng, EC tăng từ 4,3 lên 15,3 dS/m. Tỷ lệ hấp thụ natri (SAR) cũng giảm từ 15,55 xuống 5,09 (giảm 67%). Ngoài ra, đậu mười/đậu xanh bốn mùa (Vigna mungo) được xen canh trên ruộng lúa với sự hiện diện của S. portulacastrum cùng với phân hữu cơ rừng ngập mặn khác chứa phì diệp biển (Suaeda maritima), trà mủ/giá (Excoecaria agallocha), trùm gọng/ngọc nữ biển (Volkameria inermis) và muống biển (Ipomoea pes-caprae) cho thấy sự cải thiện đáng kể về các thông số tăng trưởng (chiều dài chồi và rễ, tổng số lá, trọng lượng cây tươi, tổng số nốt rễ sần, trọng lượng nốt rễ sần tươi và tổng số cành) so với đất không bón phân này (Balakrishnan và cộng sự 2010).

Lưu ý tới vấn đề độ phì nhiêu của đất nông nghiệp ở các vùng khô cằn và bán khô cằn ngày càng giảm xuống do sử dụng quá mức các loại phân hóa học độc hại và sự sẵn có không ổn định của chúng trên thị trường, phân hữu cơ tạo ra từ các loại cây chịu mặn phát triển nhanh này, như một loại quà tặng thiên nhiên dễ kiếm này, có thể trở thành nguồn phân bón tiềm năng trong tương lai cho sự phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Kanth và cộng sự. (2009a, b) cho rằng Sesuvium có thể được sử dụng thay thế muối trong quá trình xử lý da dê và cho rằng chất lượng của da dê được bảo quản trong bột nhão làm từ bột cây Sesuvium khô ngang bằng với chất lượng của da được bảo quản trong muối. Là loài 'tích tụ muối', S. portulacastrum mở ra một hướng mới cho việc sử dụng các loài thực vật ưa mặn như một nguồn chất bảo quản rẻ tiền thay thế cho muối để bảo quản cá, thịt v.v. trong các điều kiện được kiểm soát.

Về hoạt tính chống ung thư của Sesuvium portulacastrum, có thể xem Sathvika Chintalapani, M. S. Swathi, Mangamoori Lakshmi Narasu, 2019. Antiproliferative and apoptosis inducing potential of whole plant extracts of Sesuvium portulacastrum against different cancer cell lines. Journal of Applied Pharmaceutical Science 9(2): 38-43, DOI: 10.7324/JAPS.2019.90205, ISSN 2231-3354 (https://japsonline.com/admin/php/uploads/2834_pdf.pdf)

Trích dịch phần kết luận trong bài báo: Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng tất cả các chiết xuất từ S. portulacastrum đều cho thấy hoạt tính chống ung thư phụ thuộc liều lượng đối với các dòng tế bào MDA-MB-231 [ung thư vú], IMR-32 [u nguyên bào thần kinh] và HCT-116 [ung thư đại trực tràng]. Trong số các dịch chiết, chiết xuất diethyl ether cho thấy hoạt tính cao nhất đối với tất cả các dòng tế bào được thử nghiệm. Công việc tiếp theo cần được thực hiện để phân lập, xác định và mô tả đặc tính của hợp chất có hoạt tính sinh học từ chiết xuất diethyl ether thô chịu trách nhiệm cho hoạt tính chống tăng sinh và nghiên cứu cơ chế hoạt động của nó.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,242
Động cơ
386,305 Mã lực
trong bài này thì viết đầy đủ hơn:
"Rau muối là một loại rau sạch, không thấy sâu bệnh, không độc hại. Nếu tận dụng đất hoang để trồng nhiều có thể làm rau ăn, thậm chí là loại rau đặc sản. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì cây có chứa nhiều acid oxalic :

hoặc:

Axít oxalic và các muối oxalat có mặt khá phổ biến trong nhiều loài thực vật, đáng chú ý là rau muối

mà ăn nhiều rau củ có loại acid oxalic thì như thế nào các bác tự tìm hiểu

Làm việc là phải chí công vô tư và phải tự phản tỉnh là hết sức quan trọng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-711488
Ngày cấp bằng
26/12/19
Số km
161
Động cơ
86,913 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
Ho Chi Minh city
Rau này siêu thị SG bán nhiều, trong đó hay ăn lẩu rau này, vị cũng ăn dc chứ e k thấy ngon
cụ có nhầm sang rau nhúc (nhút) không chứ em ở SG 6 năm chưa thấy bán rau này nấu lẩu bao giờ
 
Chỉnh sửa cuối:

Demchinhhang.net

Xe container
Người OF
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
7,702
Động cơ
556,574 Mã lực
Không dễ thế cụ ạ! Giá đó là giá bán lẻ ở thị trường Châu Âu, còn phải qua bao nhiêu khâu nữa. Như quả chuối, quả vải của ta sang đó bán cao nhưng có thu được mấy lãi đâu ạ!
Cụ lại trả lời hộ bài báo rồi còn gì. Để giá được 20 Oi thì khâu còn lại là trình độ của người ta rồi. Rau của mình chỉ là rau của mình cho heo ăn nếu không biết làm gì.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,265
Động cơ
132,859 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Vẫn Pr công dụng sản phẩm bằng mồm. Rau nó ngon, nó bổ dưỡng....thì cho cái tài liệu công bố thành phần Dinh dưỡng để chứng minh.
Bây giờ đến thuốc chữa bệnh còn được mấy bà bán rau KD online, thuốc kích dục chị em chia sẻ và hướng dẫn sử dụng luôn.... :))
 

QMintech

Xe tăng
Biển số
OF-515466
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
1,659
Động cơ
201,545 Mã lực
Tuổi
25
Nơi ở
Cầu Giấy
Xưa ở quê là em có cắt cho lợn ăn thật, Nhà em chả ai ăn. Loại này giòn và rất tươi, mọng nước.
 

hitle888

Xe điện
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
4,525
Động cơ
640,043 Mã lực
Em chỉ có 1 thắc mắc nhỏ, tiến sĩ Oanh cụ nói là tiến sĩ về ngành gì thế ạ. Chứ tiến sĩ về văn hoá hay lịch sử đi chém gió về cắt ngọn với cả gọt nhà (8b lê trực) đơn giản làm dân xây dựng như em dựng hết cả tóc
 

Mợ_Toét_2710

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-742518
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
4,328
Động cơ
67,672 Mã lực
Tuổi
43

LaziCat

Xe container
Biển số
OF-512
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
9,863
Động cơ
700,164 Mã lực
K nhầm đâu cụ, vì lúc ăn e đã bảo ngoài quê e toàn cho lợn ăn, xưa e nấu cám suốt k nhầm dc
Mợ nhầm với rau đắng rồi. Rau đắng nhìn cũng giống rau cụ chủ viết nhưng không phải cùng loại.
Đây là rau đắng, loại hay đc dùng để ăn lẩu trong Nam:
00594d3a-61f7-4769-b7b9-205c37c62899.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top