[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,173
Động cơ
635,235 Mã lực
Ko, rượu chè hư người.
Đang làm lái xe, 3 cặp vc. 2 ku kia ngồi 2 bên nó cứ chặm chén trước mặt mà ko dám nhấp môi đây này :((
Vứt! Gọi cu em bên doanh nghiệp đưa a đi u r. Nhục nhất là ko đc uống khi thèm riệu, đó ng ta gọi là bất lực đấy!
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Khẩu pháo vũ trụ đầu tiên và duy nhất của Liên Xô

Để tự vệ, tàu vũ trụ Almaz được trang bị tên lửa là một khẩu pháo tự động dựa trên thiết kế súng NR-23 của Nudelman-Richter, mang mật danh “Lá chắn-1” - khẩu đầu tiên và duy nhất thuộc loại này.

1619264216224.png


Khoảng giữa thập niên 1960, Mỹ đã phát triển Dự án Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người (Manned Orbiting Laboratory) để tiến hành trinh sát điện tử và điều khiển các thiết bị quân sự trực tiếp từ quỹ đạo. Và tại Liên Xô, tàu vũ trụ “tuyệt mật” Almaz nhằm giám sát toàn cầu vì lợi ích của Liên Xô cũng bắt đầu được thiết kế. Vào thời điểm đó, tàu vũ trụ quân sự mới thiết kế luôn phải giữ bí mật để dè chừng kẻ thù. Để chống lại mối đe dọa từ kẻ thù, ý tưởng trang bị súng tự động cỡ nòng nhỏ đã được đề xuất. Theo đó, vũ khí “Lá chắn-1” “tuyệt mật” cho tàu vũ trụ Almaz bắt đầu được thiết kế tại OKB-52 (nay là Văn phòng thiết kế Tochmash). Theo thông tin mở, vũ khí cho tàu vũ trụ đã được phát triển vào đầu những năm 1970 và được thử nghiệm vào khoảng năm 1974- 1975, tuy nhiên, trong một thời gian dài, các dự án Almaz và “Lá chắn-1” vẫn được giữ bí mật. Sau đó, vào những năm 1990, thêm nhiều thông tin xuất hiện, nhưng cũng chỉ cho phép hình dung một bức tranh chung nhất. Đến nay, có thêm thông tin mới và cả mẫu pháo được tiết lộ.

Vu-Khi-Nga.jpeg


Việc phát triển “Lá chắn-1” được thực hiện tại OKB-16 dưới sự chỉ đạo của A.E. Nudelman, với mục đích tạo ra một khẩu pháo đặc biệt phù hợp để sử dụng trên tàu vũ trụ. Tầm bắn ước tính chống lại các mục tiêu trên quỹ đạo có khoảng cách hơn 3.000m, tốc độ bắn 950 phát/phút, đầu đạn nặng 200g bay với vận tốc 690m/giây; việc bắn súng được thực hiện bởi một phần mềm điều khiển. Trong một thời gian dài, người ta chỉ được biết khẩu súng cho tàu vũ trụ có cỡ nòng 23mm, là sản phẩm của hai nhà thiết kế Nudelman và Richter (NR-23 hoặc R-23), nghĩa là, sẽ có một trong hai thiết kế được lựa chọn. Tháng 10/2015, kênh truyền hình Zvezda đã có một món quà tuyệt vời dành cho những người yêu thích công nghệ vũ trụ và pháo binh. Lần đầu tiên, người ta nhìn thấy mô hình thử nghiệm (hoặc nguyên mẫu) và một số chi tiết thiết kế của pháo cho tàu vũ trụ Almaz. Tuy nhiên, sự bất ngờ từ chương trình là những tin về tên, mẫu đạn, thiết kế…, không khớp với dữ liệu đã biết. Trong chương trình truyền hình, pháo vũ trụ được cho là R-23M “Kartech”, bắn đạn đặc biệt với các phần tử sát thương là các viên bi; pháo có cỡ nòng 14,5mm và có tốc độ bắn 5.000 phát/phút. Tất cả điều này hoàn toàn không khớp với số liệu của R-23, nếu nó không được hiện đại hóa sâu. Người ta đã cho rằng, pháo sử dụng một loại đạn đặc biệt - viên đạn lõm hoàn toàn, giống loại đạn 23x260mm của R-23. Tuy nhiên, các viên đạn được thấy nhỏ hơn đáng kể so với đạn 23mm. Ở đây, chúng rõ ràng được dành cho khẩu súng được trưng bày. Mô tả sản phẩm trong chương trình truyền hình gây ra những nghi ngờ còn có bí mật nào đó chưa được công bố. Rất may mắn là sản phẩm “Lá chắn-1” được trưng bày ở trạng thái lắp ghép, nên có thể tháo rời để đánh giá chính xác về nó. Bản chất nó là một khẩu súng máy cỡ nòng lớn được chế tạo trên cơ sở súng R-23, có khung để lắp đặt pháo và bộ gá để đỡ băng đạn. Pháo ở phía dưới, và hộp có hình dạng phức tạp chứa băng đạn ở phía trên. Pháo có cỡ nòng 14,5mm và tốc độ bắn 5.000 phát/phút. Nguyên mẫu duy nhất của cỗ pháo này được gắn cố định trên tàu Almaz-2 (còn được gọi là Salyut-3). Tàu được phóng vào ngày 26/6/1974. Việc xạ kích được thực hiện bằng cách quay toàn bộ con tàu, hướng vũ khí về phía mục tiêu và sử dụng thiết bị điều khiển từ xa ở vị trí trung tâm của tàu vũ trụ để bắn.
1619264435651.png


Vài ngày sau, tàu vũ trụ Soyuz cùng phi hành đoàn gồm Popovich và Artyukhina kết nối với Almaz-2. Vì nhiều lý do, súng đã không được phi hành đoàn thử nghiệm. Việc bắn súng chỉ được thực hiện vào ngày 25/1/1975 - ngay trước khi Almaz-2 rời quỹ đạo. Ngay sau khi dừng theo lệnh từ Trái Đất, một vài phát súng đã được bắn. Các thử nghiệm đã thành công, đạn pháo bắn vào bầu khí quyển và bị đốt cháy ngay. Trong vài phút tiếp theo, nguyên mẫu pháo cũng bị đốt cháy trong lớp khí quyển dày đặc cùng với tàu vũ trụ. Các thử nghiệm “Lá chắn-1” trên vừa là đầu tiên và cũng là cuối cùng, dự án không được tiếp tục phát triển. Gần 45 năm trôi qua kể từ lần thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng của pháo vũ trụ. Cho đến hiện tại, lịch sử chi tiết và tính chính xác của dự án “Lá chắn-1” chưa đầy đủ. Hy vọng trong tương lai, ngành công nghiệp vũ trụ, tên lửa và pháo binh Nga sẽ tiết lộ về một trong những dự án đáng chú ý nhất và trả lời các câu hỏi còn lại. Dù rất thú vị và quan trọng đối với lịch sử, “Lá chắn-1” và các dự án táo bạo khác vẫn đang bị lãng quên.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
SỨC MẠNH CỦA MỘT SỐ MÁY BAY TIẾN CÔNG HẠNG NHẸ TRÊN THẾ GIỚI

Máy bay tiến công hạng nhẹ giữ vai trò quan trọng trong tiến công các mục tiêu của đối phương trong những cuộc xung đột cường độ thấp.

1 . Máy bay KAI TA-50
TA-50 - “Đại bàng vàng”, là một phiên bản máy bay tiến công hạng nhẹ của dòng máy bay huấn luyện siêu thanh T-50 do Hãng Korea Aerospace Industries (KAI - Hàn Quốc) phối hợp với Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) phát triển. “Đại bàng vàng” có khả năng mang tải lên tới 3.850kg vũ khí; có vận tốc cao nhất là 1.852km/giờ và hành trình bay tối đa là 1.850km.
k1.jpg
k2.jpg


2 . Textron AirLand Scorpion - “Bọ cạp chúa”
Là một máy bay tiến công hạng nhẹ và cũng đồng thời làm nhiêm vụ tình báo, giám sát và trinh sát, Textron Scorpion có tải trọng tối đa là 4.173kg.
“Bọ cạp chúa” Scorpion có thể bay ở vận tốc tối đa là 833km/giờ và có hành trình bay là 4.074km.
k3.jpg
k4.jpg


3 . HAL Tejas
Máy bay chiến đấu tiến công hạng nhẹ đa nhiệm Tejas là sản phẩm do Hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) phát triển cho Không quân và Hải quân Ấn Độ. Máy bay được trang bị khẩu pháo hai nòng 23mm, các tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa chống hạm và các loại bom với trọng tải mang theo tối đa là 3.500kg.

k5.jpg
k6.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
4 . M-346FA
Từng ra mắt tại Triển lãm Hàng không Paris 2017, M-346FA được quảng bá là một máy bay tiến công hạng nhẹ và cũng có thể được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện. Loại máy bay này có vận tốc tối đa đạt 1.075 km/giờ.

k8.jpg
k7.jpg


5 . Hongdu L-15
Đây là một máy bay tiến công hạng nhẹ do Nhóm Công nghiệp Hàng không Hongdu (HAIG) sản xuất cho lực lượng Không quân Trung Quốc. Tốc độ tối đa của Hongdu L-15 là 1.715 km/giờ và hành trình của máy bay này là 3.100km.

k9.jpg
k10.jpg


6 . L-159 ALCA
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-159 do Hãng sản xuất AERO Vodochody của Cộng hòa Séc phát triển, chủ yếu sử dụng cho các cuộc tiến công chớp khoáng cũng như các nhiệm vụ tuần tra, phòng không và trinh sát. Vận tốc tối đa của L-159 là 936km/giờ, và hành trình bay là 2.530km trước khi phải tiếp nhiên liệu.

k11.jpg
k12.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
7 . YAK-130

Một cái tên khác trong dòng máy bay chiến đấu hạng nhẹ là Yakovlev Yak-130, do Tập đoàn Irkut phát triển. Loại máy bay chiến đấu này phục vụ trong Không quân Nga từ tháng 2/2010. YAK-130 có thể thực hiện các cuộc tiến công chớp nhoáng và các nhiệm vụ trinh sát. Máy bay có khả năng mang theo các tên lửa không đối không, bom thông minh, rocket. Máy bay Yak-130 có vận tốc tối đa là 1.060 km/giờ và hành trình bay tối đa là 2.100km.

k14.jpg
k13.jpg


8 . L-39NG
Đây là một dòng máy bay tiến công hạng nhẹ mới do Aero Vodochody phát triển chủ yếu cho Không quân Séc. Máy bay L-39NG thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện cơ bản và nâng cao, tiến công chớp nhoáng, trinh sát cũng như chi viên hỏa lực tầm gần. Máy bay L-39NG có vận tốc tối đa 775km/giờ; trọng tải cất cánh 5.800kg, hành trình bay 2.590km

k15.jpg
k16.jpg


9 . AT-6
Wolverine Được sản xuất bởi Beechcraft, AT-6 Wolverine là một máy bay tiến công hạng nhẹ đa nhiệm đang cạnh tranh với Super Tucano A-29 để nằm trong chương trình máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Không quân Mỹ. Vận tốc tối đa của AT-6 Wolverine là 827km/giờ và hành trình bay tối đa là 3.195km.

k17.jpg
k18.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vũ khí hiện đại của Hải quân Trung Quốc

Hệ thống tiến công chiến lược trên biển


Đối với các cường quốc, vũ khí hạt nhân chiến lược không chỉ là công cụ không thể thiếu trong các cuộc phản công hạt nhân, mà còn là một thế lực lớn trong việc duy trì hòa bình và bảo vệ sự tôn nghiêm của quốc gia. Với sự xuất hiện của một thế hệ tên lửa xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm mới và tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ ba, "mũi kiếm dưới nước" này sẽ càng trở nên sắc bén hơn.

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm mới.
Trong 30 năm qua, Hải quân Trung Quốc đã được trang bị hai thế hệ tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm. Vào tháng 9/1988, JL-1 được phóng lên bầu trời từ dưới nước, đánh dấu bước đột phá của tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc. Tuy nhiên, tên lửa này vẫn có một khoảng cách rất lớn so với các tên lửa tương tự của Mỹ và Liên Xô trong cùng thời kỳ.
jl1.jpg


jl1-1.jpg

Tên lửa JL-1 phóng từ tàu ngầm

jl1-2.jpg

Vụ phóng thất bại của Jl-1 (tên lửa phát nổ ngay khi ra khỏi mặt nước)

Vào những năm 1990, JL-2 thế hệ hai bắt đầu được phát triển, với tầm bắn tăng lên gần 10.000 km, năng lực phóng và xuyên phá các hệ thống phòng ngự cũng như độ chính xác của nó được nâng cao đáng kể. Hiện tại, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 được trang bị JL-2 đã được triển khai sẵn sàng chiến đấu. Kể từ đó, Hải quân Trung Quốc có năng lực răn đe hạt nhân trên biển thực sự và năng lực phản công hạt nhân sau khi bị tiến công. Tháng 8/2017, tàu thử nghiệm Trường Thành 201 sau khi trải qua cải tiến đã được đưa xuống biển để thử nghiệm. Phía sau của tháp chỉ huy đã tăng cao đáng kể, được suy đoán sẽ sử dụng để mang và thử tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm mới. Vào tháng 6/2019, theo báo cáo của truyền thông Mỹ, tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm thế hệ mới JL-3 của Trung Quốc đã hoàn thành thử nghiệm trên biển. Tên lửa này dựa trên DF-41 kiểu trên mặt đất, trang bị động cơ nhiên liệu rắn có đường kính lớn hơn. Nó có thể mang nhiều đầu đạn quay trở về bầu khí quyển (MIRV), cũng có thể mang theo khí tài bay siêu vượt âm, đây là vũ khí sắc bén để vượt qua mạng lưới phòng thủ chống tên lửa của kẻ địch.

jl2.jpg
jl2-1.jpg


Tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới.
Việc xây dựng lực lượng hạt nhân trên biển không thể thiếu "tàu" và "tên lửa". Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn thế hệ ba phối hợp với "tên lửa" mới cũng được phát triển trong cùng thời kỳ. Cùng với việc vượt qua các công nghệ then chốt như lò phản ứng hạt nhân tuần hoàn tự nhiên thế hệ 3, thân tàu chịu áp lực đường kính lớn, năng lực tải, năng lực phòng hộ và độ yên tĩnh của nó sẽ là một bước đột phá về chất lượng so với Type 094. Trong 30 năm qua, hệ thống tiến công hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc đã phát triển từ không đến có, từ yếu đến mạnh. Thế phát triển của nó đáng kinh ngạc và là một trong những biện pháp tác chiến tối ưu để bảo vệ sự thịnh vượng và môi trường phát triển ổn định của đất nước.

ty93G.jpg

Type 93G

type94.jpg


Type 94
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống tàu mặt nước

Cụm chiến đấu tàu sân bay là một lực lượng quan trọng để chiếm quyền kiểm soát trên không/trên biển và tiến hành các cuộc tiến công tầm xa. Kể từ khi tàu sân bay Liêu Ninh đưa vào phục vụ năm 2009, hệ thống tác chiến tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc đã chuyển từ đội hình một tàu/biên đội nhiều tàu sang cụm chiến đấu mà nòng cốt là tàu sân bay. Việc biên chế tàu khu trục Type 055 mang đến sự bảo đảm mạnh mẽ cho cụm tác chiến tàu sân bay thâm nhập đại dương, tiến công kiêm phòng thủ. Với việc kết thúc nhiều lần thử nghiệm trên biển của tàu sân bay nội địa đầu tiên, việc chính thức đưa vào biên chế đánh dấu kỷ nguyên mới của Hải quân Trung Quốc với hai tàu sân bay, năng lực sẵn sàng chiến đấu và năng lực chiến đấu của cụm tàu sân bay sẽ được nâng cao nhờ những bước nhảy vọt.

Cụm chiến đấu hai tàu sân bay.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên có nhiều nâng cấp so với tàu Liêu Ninh về mặt bố cục tổng thể và trang bị radar điện tử. Trong đó, sự thay đổi tương đối rõ ràng là đảo tàu nhỏ gọn hơn, bố cục kiểu hình radar nâng cấp đã được điều chỉnh. Cầu hàng không và ca bin điều khiển được lắp đặt cửa sổ cỡ lớn đã nâng cao năng lực chỉ huy, việc tối ưu hóa bố cục sàn và tăng diện tích nhà chứa máy bay, khiến có thể đỗ nhiều máy bay hơn. Sự xuất hiện của cụm tác chiến hai tàu sân bay sẽ hoàn thiện năng lực sẵn sàng chiến đấu của tàu sân bay. Trong quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa một tàu, vẫn đảm bảo có một tàu sân bay làm nhiệm vụ, với việc sẽ có nhiều tàu sân bay nội địa được triển khai trong tương lai, chức năng này sẽ càng hoàn thiện hơn.
lieuninh.jpg
lieuninh2.jpg

Cụm tác chiến hai tàu sân bay chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ phong tỏa – tiến công. Một trong số chúng chịu trách nhiệm tìm kiếm, đánh chặn các tốp máy bay trinh sát hoặc tiến công, thực hiện nhiệm vụ phòng không khu vực và ngăn chặn chiến trường. Một chiếc khác có thể chỉ huy các tàu và máy bay khác trong cụm chiến đấu, tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ tiến công chống lại các mục tiêu trên bờ và tàu mặt nước của đối phương.

Hộ tống đi kèm tàu sân bay.
Trong cụm tác chiến tàu sân bay, Type 055 là tàu chủ lực tuyệt đối, được trang bị radar mảng pha hai băng tần với cấu trúc tần số vô tuyến tích hợp, có năng lực cảm nhận tình huống trên không/trên biển và năng lực tác chiến điện tử mạnh mẽ. Tàu này có nhiều chức năng trong cụm chiến đấu, có thể đóng vai trò là tàu chỉ huy với các chức năng khác nhau tùy thuộc vào tình hình chiến đấu, cho phép tàu sân bay tập trung thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn hoặc tiến công. Các nhiệm vụ chính của tàu Type 055 trong cụm tác chiến tàu sân bay bao gồm: Đóng vai trò là tàu chỉ huy phòng không biên đội, dựa vào radar mảng pha tiên tiến 346B để nhanh chóng nắm bắt tình hình trên không, đồng thời chỉ huy các tàu phòng không khác trong biên đội, chia sẻ dữ liệu mục tiêu, phân bổ nhiệm vụ tiến công, dựa vào tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9B và tên lửa phòng không tầm trung HHQ-16B đánh chặn máy bay địch tới tập kích. Loại HHQ-9B có tầm bắn gần 200 km, và HHQ-16B là phiên bản nâng cấp của HHQ-16 với tầm bắn khoảng 70 km, có năng lực phòng không khu vực mạnh, đóng vai trò là tàu chỉ huy chống ngầm trong biên đội. Type 055 có thể sử dụng lợi thế về hệ thống đối phó dưới nước của mình để kịp thời thu được thông tin về kẻ địch dưới nước, dẫn đường cho vũ khí tiến công chống ngầm; đảm nhận làm tàu chỉ huy thông tin trong biên đội. Trong tác chiến phòng không, tác chiến chống hạm, tác chiến đổ bộ thủy bộ, nó đã phát huy ưu thế chỉ huy và năng lực đối kháng thông tin, tiến công và phòng thủ mạnh mẽ, đồng thời đóng vai trò là trung tâm tác chiến điện tử, thông tin, đảm nhiệm tiến công đối hạm/bờ. Tàu được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa YJ-18, trong tương lai có thể được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm kiểu mới, còn tên lửa hành trình CJ-10 lần đầu tiên mang lại cho tàu năng lực tiến công đối bờ tầm xa. Nó có thể tiến công mục tiêu mặt đất ngoài tầm 1.500 km. Tàu này cũng có thể được trang bị tên lửa phòng không/chống tên lửa HQ-26, giúp nó có năng lực đánh chặn tên lửa đường đạn. Nó có thể thực hiện tác chiến chống tên lửa như một tiết điểm trên biển của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường, trở thành tiên phong chống tên lửa trên biển.
type55.jpg
type55-2.jpg


hq9.jpg
hq92.jpg

Tên lửa phòng không hạm đội HQ9

hq16.jpg
hq16-2.jpg

Tên lửa phòng không tầm trung HQ16


ỵ18.jpg
ỵ18-2.jpg

Tên lửa đối hạm YJ-18
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu sân bay nội địa thế hệ mới.
"Tòa lầu tàu sân bay" Vũ Hán nổi tiếng là một kiến trúc mô phỏng được sử dụng để kiểm tra năng lực tương thích điện từ của trang bị trên hạm. Để mô phỏng tốt hơn môi trường thực tế, tòa nhà đã tạo lập hình dạng thực tế của con tàu ở mức độ cao nhất. Vì thế, căn cứ vào "tòa lầu tàu sân bay" có thể suy đoán diện mạo của một tàu sân bay nội địa thế hệ mới: Tàu có lượng giãn nước chở đầy khoảng 80.000 tấn, có boong xuyên suốt và được trang bị máy phóng, có thể được trang bị máy bay chiến đấu J-15B cất cánh dạng phóng. Đồng thời, cùng với sự hoàn thiện của máy bay không người lái tàng hình thế hệ mới, được đại diện bởi LJ và CH-7, kết hợp với tàu không người lái sẽ trở thành cấu hình tiêu chuẩn của tàu sân bay. Các khu trục hạm mới và tàu hộ tống thế hệ mới dựa trên 052D, với sự bổ sung công nghệ tiên tiến của Type 055 cũng sẽ cùng với tàu sân bay mới để thiết lập một hệ thống tác chiến hoàn thiện hơn.

noidia.jpg
noidia2.jpg


Tàu sân bay "nội địa" Type 001

j15.jpg
j15-2.jpg

Tiêm kích hạm J15
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Những máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga chỉ có 1 nguyên mẫu

Linh hoạt hơn "Raptor"
Nguyên mẫu Su-37 được chế tạo trên cơ sở tiêm kích Su-27M hiện đại hóa. Chuyến bay đầu tiên đã cho thấy: ngay cả Liên Xô cũng không có một chiếc máy bay chiến đấu nào có thể đứng "gần" ngang hàng. Tại thời điểm đó, ở phương Tây cũng không có những thứ tương tự như vậy.
Sự khác biệt chính của Su-37 là động cơ AL-31FP, vectơ lực đẩy quay theo mọi góc độ. Kết quả là máy bay có thể nhảy múa trong không trung, đột ngột thay đổi hướng và tốc độ. Trong trận không chiến, điều này cho phép né tránh tên lửa, "loại bỏ" khả năng bị radar khóa và chiến đấu hiệu quả với bất kỳ đối thủ nào khi "dog battle" - cận chiến cơ động. (Động cơ F119-PW-100 trên F-22 của Mỹ, vectơ lực đẩy chỉ lệch theo phương thẳng đứng.)
Một "bí quyết" khác của Su-37 là hệ thống thông tin và điều khiển trong buồng lái. Bốn màn hình màu LCD kích thước lớn cùng hiển thị với góc nhìn rộng. Cuối cùng, cần điều khiển của máy bay không được đặt ở trung tâm, giữa hai chân phi công mà ở bên phải, giống như trên F-16.
Thật không may, vào cuối năm 2002, chiếc Su-37 duy nhất bị rơi, mặc dù phi công đã phóng ghế nhảy dù thành công. Chương trình kết thúc, nhưng các giải pháp kỹ thuật dành cho Su-37 đã tạo nên nền tảng cho các máy bay chiến đấu Su-30SM ("4+") và Su-35S ("4 ++") được sản xuất sau này.
1619928874166.png



Con chim đen với đôi cánh khác thường
Nguyên mẫu Su-47 "Berkut" cất cánh lần đầu vào tháng Chín năm 1997, được coi là một trong những máy bay khác lạ nhất trên thế giới. Đặc điểm của nó là màu đen, điều không bình thường đối với hàng không Nga, và quan trọng nhất là đôi cánh ngược về phía trước. Giải pháp như vậy giúp cải thiện khả năng điều khiển khi bay ở tốc độ thấp và các đặc tính cất cánh và hạ cánh, đồng thời làm giảm tín hiệu bộc lộ trên radar.
Tuy nhiên, để đạt độ cứng cần thiết cho đôi "cánh ngược", chỉ có thể đạt được từ vật liệu tổng hợp sợi carbon đắt tiền. Việc sản xuất hàng loạt loại máy bay như vậy là rất khó khăn. Thành ra, Su-47 được vận hành như một "phòng thí nghiệm bay". Năm 2006-2007, máy bay được sử dụng trong dự án PAK FA (sau này trở thành Su-57). Trên Su-47 áp dụng nguyên tắc đặt vũ khí, tên lửa bên trong thân máy bay, và giải pháp kỹ thuật này được chuyển sang Su-57. Việc sử dụng rộng rãi vật liệu tổng hợp trong chế tạo khung thân máy bay hiện được coi là tiêu chuẩn cho chế tạo tất cả các máy bay chiến đấu sau này. «Berkut»,sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, hiện nằm trong bảo tàng của Viện Nghiên cứu Bay ở Zhukovsky.

1619928984275.png


Phi công ngồi cạnh bên nhau
Khi các máy bay chiến đấu bố trí trên tàu sân bay Su-33 được Hải quân Nga tiếp nhận, đã đặt ra câu hỏi về phiên bản huấn luyện chiến đấu . Vào tháng Tư năm 1999, nguyên mẫu Su-33UB đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Một trong những đặc điểm chính là cách bố trí chỗ ngồi của đội bay: bên cạnh nhau chứ không phải trước sau như thường thấy trên các máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi. Điều này giúp đơn giản hóa sự tương tác của phi công trong suốt chuyến bay, cải thiện tầm nhìn từ phía trước, rất quan trọng khi cất hạ cánh trên boong tàu sân bay.
Tuy nhiên, quân đội tỏ ra không mặn mà với phương tiện này. Các phi công hải quân vẫn được đào tạo trên các máy bay Su-33 một chỗ ngồi và trên các máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29KUB hạng nhẹ. Hy vọng xuất khẩu Su-33UB cũng không thành hiện thực. Nguyên mẫu duy nhất hiện nằm trong bảo tàng Viện Nghiên cứu bay. Mặc dù cũng không thể nói công việc đã bị lãng phí. Việc bố trí phi công ngồi cạnh nhau đã được thực hiện thành công trên Su-34 - máy bay ném bom tiền tuyến có chức năng tiêm kích.

su33.jpg
su33-2.jpg


Su33-UB

Chiếc MiG xuất hiện "không đúng lúc"
Việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bắt đầu từ rất lâu trước khi có dự án PAK FA, ngay từ thời Liên Xô. Năm 1983, một chương trình làm việc toàn diện đã được phê duyệt cho "tiêm kích MiG tiền tuyến đa chức năng", cũng như đặt ra các yêu cầu về chiến thuật và kỹ thuật của quân đội. Bản thảo thiết kế và mô hình được giới thiệu vào năm 1991. Mẫu thử nghiệm mang tên gọi MiG 1.44.
Các đặc điểm của máy bay rất ấn tượng: siêu cơ động, "tàng hình", tốc độ lên đến 3210 km/h, trần bay - 20 km, tầm hoạt động - không dưới 4000 km, bay "siêu thanh" ở chế độ không đốt sau, 12 điểm treo vũ khí bên trong thân và 8 điểm bên ngoài. Đội bay một người.
Thế nhưng sự sụp đổ Liên Xô và khủng hoảng đã đặt dấu chấm hết cho dự án. Vào đầu năm 2000, nguyên mẫu đã cất cánh. Nhưng một nghị định của chính phủ ban hành vào năm 2002 bắt đầu phát triển PAK FA đã chôn vùi dự án. Nga không thể “kéo cày” hai dự án cùng một lúc. Bản sao duy nhất của MiG 1.44 hiện nằm trong bảo tàng Viện Ngiên cứu bay, nhưng những phát triển mẫu này được sử dụng trong dự án chế tạo tiêm kích hạng nhẹ, hiện vẫn đang còn “chưa có tên”.

1619929230638.png


M-50 chống lại XB-70. Hòa 0: 0
Hãy chuyển sang các sự kiện xa xưa. Năm 1956, Liên Xô quyết định đáp trả chương trình máy bay ném bom tầm cao siêu thanh của Mỹ (XB-70 Valkyrie), bằng dự án M-50, được đưa lên phòng thiết kế của Vladimir Myasishchev (1902-1978). Đó là một cỗ máy tuyệt đẹp với cánh delta, đuôi xuôi và thân máy bay mỏng. Bốn động cơ: hai động cơ dưới cánh, hai động cơ ở đầu. Phạm vi hoạt động 14 000-15 000 km, tốc độ lên tới 2000 km/h.
Nguyên mẫu cất cánh vào mùa thu năm 1959 và thực hiện 11 chuyến bay thử nghiệm. Nhưng tốc độ khi đó không vượt quá 1090 km/h. Các động cơ khác được thay thế, nhưng vận tốc "siêu âm" dự kiến 1230 km/h - đã không đạt được. Năm 1961, dự án M-50 bị dừng lại do sự khác biệt giữa đặc điểm thiết kế và nguyên mẫu , cũng như do sự phát triển của máy bay mang tên lửa hạt nhân.
Cuối cùng thì người Mỹ cũng đã đóng cửa chương trình XB-70. Tuy nhiên, ý tưởng về máy bay ném bom chiến lược siêu thanh đã không rời bỏ các nhà thiết kế máy bay Mỹ và Liên Xô. Kết quả là xuất hiện Rockwell B-1B Lancer và Tu-160 “Thiên Nga Trắng“.

m50.jpg


m50-2.jpg

Máy bay M50
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chiến hạm tàng hình Việt Nam sẽ mang tên lửa Kalibr và Shtil-1?

Thiết kế chiến hạm tàng hình mới của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với tàu hộ vệ tàng hình cực mạnh thuộc Project 20385, lớp Gremyashchy của Nga.
Việt Nam đang tự thiết kế chiến hạm thế hệ mới
Giới chuyên gia và những người yêu thích quân sự rất bất ngờ với mẫu tàu mặt nước thế hệ mới của Việt Nam, vừa được ra mắt trong phóng sự "Nơi khởi nguồn những con tàu" phát trên kênh VTV2, giới thiệu về Viện Thiết kế tàu quân sự của hải quân Việt Nam.
Viện Thiết kế tàu quân sự Việt Nam được thành lập vào năm 2009, với chức năng là cơ sở nghiên cứu, thiết kế đầu ngành trong lĩnh vực đóng tàu quân sự của Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, viện còn là nơi tư vấn cho Bộ Quốc phòng về định hướng quy hoạch phát triển, đóng tàu quân sự.
Viện Thiết kế tàu quân sự đã được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trang bị các hệ thống máy tính chuyên dụng với các phần mềm chuyên dụng thiết kế tàu hiện đại, phòng thí nghiệm và xưởng chế thử với các máy móc và trang thiết bị đo lường, kiểm thử hiện đại.
Trong tương lai không xa, Viện Thiết kế tàu quân sự sẽ làm chủ thiết kế các tàu quân sự như: tàu tuần tra cao tốc, tàu bổ trợ hiện đại, tiến tới phối hợp triển khai thiết kế, tích hợp vũ khí, khí tài cho các tàu chiến đấu, phù hợp với nhu cầu trang bị của các lực lượng trong quân đội.
Thiết kế tàu mặt nước thế hệ mới của Viện Thiết kế tàu quân sự hiện mới chỉ ở trong giai đoạn thiết kế đồ họa cơ bản (sẽ có nhiều thay đổi với thiết kế chi tiết) và không có thuyết minh về thông số kỹ thuật, nhưng chỉ với những nét phác thảo về hình dạng con tàu cũng cho chúng ta thấy được một số điểm ưu việt của những thiết kế tàu chiến hiện đại trên thế giới.

1620468170011.png


Mô hình thiết kế chiến hạm mới của HQVN

Thứ nhất: Đây là một chiến hạm có thiết kế tối ưu, các hệ thống thiết bị và radar đều được tích hợp vào trong tháp cột buồm, các hệ thống vũ khí đều được che dấu tối đa nhằm tăng khả năng tàng hình. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc của hầu hết các chiến hạm hàng đầu thế giới hiện nay.
Thứ hai: Theo mô hình thiết kế trên, tàu sẽ được trang bị các hệ thống bệ phóng thẳng đứng đa năng, nên vừa có khả năng lắp nhiều loại vũ khí từ chống hạm cho tới phòng không tầm gần và tầm trung; vừa tiết kiệm diện tích nên làm tăng số lượng đạn mang theo.
Thứ ba: Điểm đặc biệt nhất là thiết kế tàu cho thấy nó có sẵn thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu, do đó con tàu có thể thực hiện được nhiệm vụ chống ngầm. Đây là điều mà hải quân Việt Nam hiện còn đang thiếu và yếu; do đó, con tàu này sẽ là sự bổ sung quý báu cho lực lượng tác chiến chống ngầm của Hải quân Việt Nam.
Tính toán tỷ lệ đồ họa cho thấy, dường như con tàu nói trên có kích thước lớn hơn hẳn so với các tàu tên lửa Project 12418 lớp Molniya mà Nhà máy đóng tàu Ba Son đã tự đóng thành công 6 tàu, theo chuyển giao kỹ thuật của Nga. Tuy nhiên, lượng giãn nước của mẫu tàu nói trên lại nhỏ hơn các tàu hộ vệ tên lửa Project 1166.1, lớp Gepard 3.9, dự kiến chiều dài của tài vào khoảng từ 80-90m, tổng trải trọng có thể đạt khoảng từ 1.200-1.500 tấn (tùy vào cấu hình vũ khí triển khai trên tàu).

sc5.jpg
sc6.jpg

Tàu tấn công nhanh Project 12418 lớp Molniya

sc7.jpg
sc8.jpg

Tàu hộ vệ tên lửa Project 1166.1, lớp Gepard 3.9

Chiến hạm tàng hình Việt Nam tương tự chiến hạm thế hệ mới của Nga?
Qua xem xét kỹ lưỡng hình dạng và thiết kế, chúng ta nhìn thấy ở con tàu này bóng dáng của tàu hộ vệ Dự án (Project) 20385 lớp Gremyashchy của hải quân Nga; từ hình dạng cho đến thiết kế tổng quan các cụm, khối đều có những nét tương đồng.
Thiết kế Project 20385 lớp Gremyashchy là thiết kế cải tiến vượt trội từ nguyên mẫu tàu hộ vệ hạng nhẹ Project 20380 Steregushchy, 2 mẫu chiến hạm này (cùng với tàu Project 22350 và Project 20381) đều do Nhà máy đóng tàu Severnaya Verfi chế tạo.
Hiện tại đã có một chiến hạm thuộc Dự án 20385 được bàn giao cho hải quân Nga là chiếc Gremyashchy (hạ thủy tháng 6/2017, biên chế cho Hạm đội Phương Bắc năm 2018), còn chiếc thứ hai là Provornyy dự kiến đến năm 2019 sẽ biên chế cho Hạm đội Biển Đen.
Tàu lớp Gremyashchy có chiều dài 105 m, chiều rộng 13 m, mớn nước 7,95 m, lượng giãn nước 2.200 tấn. Tàu trang bị 1 bệ pháo 100mm А-190, 2 bệ pháo 6 nòng 30 mm АK-630М; mang các trực thăng Kа-27PL.
Các tàu lớp Gremyashchy sẽ được trang bị 8 ống phóng thẳng đứng UKSK chứa tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks (Onyx) hoặc Kalib-NK bố trí trước tháp điều khiển.

sc9.jpg
sc10.jpg


Project 20385 lớp Gremyashchy

Tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hạm thế hệ mới nhất là Redut (hay còn gọi là Polyment-Redut, đặt theo tên lửa Redut và radar Polyment), có khả năng tiêu diệt các máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình. Khi cần thiết, hệ thống phòng không hạm đa năng Redut còn có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu cơ động trên mặt nước.
Các tên lửa Redut được bố trí trong 2 cụm 8 ống phóng thẳng đứng ở đuôi tàu. Trong mỗi ống phóng có thể bố trí 1 tên lửa tầm trung М96Е (40-50km) hay tầm xa 9М96Е2 (120-150km), hay các tên lửa tầm ngắn 9М100 (10-15km).
Với hệ thống vũ khí phòng không và chống hạm/đối đất như vậy, các tàu hộ vệ thuộc Dự án 20385 sẽ là những tàu chiến mặt nước cỡ trên 2.000 tấn có hỏa lực mạnh và toàn diện nhất thế giới, tương đương với các khu trục hạm của châu Âu có lượng giãn nước gấp 4 lần.
Theo tuyên bố của giới quốc phòng, giá của chiến hạm lớp Gremyashchy chỉ vào khoảng 12,5 tỷ rúp là khoảng 378 triệu USD.
Tuy nhiên, khả năng được trang bị hệ thống phòng không tầm xa Polyment-Redut của tàu hộ vệ Việt Nam là khá thấp bởi tàu chỉ có lượng giãn nước chỉ từ 1200-1500 tấn. Cấu hình này chỉ phù hợp với hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1.
Hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 có kích thước nhỏ gọn hơn, bao gồm cụm ống phóng thẳng đứng VLS 3S90E, sử dụng đạn tên lửa phòng không tầm trung, có tầm phóng 50km.
Với cấu hình trang bị hệ thống tên lửa đối hạm/đối đất Kalibr và hệ thống phòng không Shtil-1, tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới của Việt Nam sẽ có lượng giãn nước và hỏa lực tương đương với tàu hộ tống thế hệ mới Project 22160 của Nga. Lớp chiến hạm này có lượng giãn nước tùy chỉnh theo 3 loại là 1300 tấn, 1500 tấn và 1800 tấn.
Mặc dù chưa xác định được hết tham số kỹ thuật và tính năng nhưng với thiết kế thủy động lực học hiện đại, tàu hộ thế hệ mới là một bước tiến vượt bậc đối với ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam, là bước đệm cần thiết cho việc đóng những con tàu có lượng giãn nước lớn hơn và có hệ thống vũ khí mạnh hơn, hiện đại hơn.
Với hệ thống vũ khí (được dự đoán) là sẽ mạnh hơn và toàn diện hơn các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9, chiến hạm trong tương lai của Hải quân Việt Nam sẽ là sự bổ sung cần thiết cho nhiệm vụ bảo tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

sc11.jpg

Hệ thống phòng không Shtil-1

sc12.jpg

Hệ thống tên lửa đối hạm/đối đất Kalibr
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Duyệt binh kỷ niệm 76 chiến thắng chiến tranh thế giới II tại Quảng trường Đỏ 9-5-2021


1620560250829.png

1620560288592.png

1620560340147.png


1620604555704.png

1620604594217.png

1620604636485.png

1620604687637.png

1620604731087.png
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nam Tư đã cho Mỹ “mượn” Yak-23 của Liên Xô?

ya1.jpg


Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã soạn thảo và thực hiện chiến dịch “cướp” máy bay Yak-23 của Liên Xô, nhưng kết quả không được như kỳ vọng.
Trong phi vụ này Nam Tư đã trục lợi nhiều nhất - vừa được thử nghiệm máy bay Liên Xô, vừa có được hợp đồng cung cấp máy bay tiên tiến của Mỹ.

Chiến dịch “Dự án Alpha”

Trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, Không quân Liên Xô, đặc biệt là máy bay chiến đấu phản lực Yak-23 đã thu hút sự chú ý của Mỹ. Nhiều hồ sơ về các sự kiện của những năm 1950 vẫn chưa được giải mật; vì vậy, có rất ít thông tin. Một trong những người đầu tiên viết về bí mật “Dự án Alpha” được giấu kín một thời gian dài cho Tạp chí Planeta là sử gia hàng không - Giáo sư Chedomira Janic. Đầu những năm 1950, một số máy bay Yak-23 đã được biên chế cho không quân các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, như: Hungary, Romania, Bulgaria và Ba Lan. Ý thức được sự bất khả thi của việc “cướp” máy bay từ Liên Xô và khó khăn trong việc “khai thác” thông tin trên bầu trời Triều Tiên; và để giảm thiểu hậu quả căng thẳng quốc tế, CIA và Không quân Mỹ đã quyết định hành động thông qua bàn tay kẻ khác - các nước Đông Âu. Theo 2 trang fishki.net và spetsialny.livejournal.com, trong một thời gian, CIA đã triển khai tìm kiếm những người đào thoát có lòng tham; đặc biệt, là độc thân và có ý thức chống cộng… từ các nước xã hội chủ nghĩa. Và họ đã tìm được 1 người với những tiêu chí như vậy - đó là phi công người Romania Mihai Dyakoanu. Ngày 24/6/1953, viên phi công này rời không phận Rumani trên chiếc Yak-23 trong một chuyến bay tuần tiễu thường nhật và hạ cánh xuống Nam Tư. Vào giữa những năm 1990, Không quân Mỹ đã giải mật một số tài liệu liên quan đến chiến dịch này, nhưng vẫn giấu tên các nước vùng Balkan có liên quan. Mặc dù đã hơn 60 năm trôi qua, nhưng CIA vẫn từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào, kể cả thực tế có một chiến dịch như vậy. Tuy nhiên, theo trang airwar. ru, một đặc vụ làm việc tại một quốc gia tạm gọi là “Balkan số 1” biết được rằng, chiếc Yak-23 đã được tháo rời và đóng gói được vận chuyển bằng tàu hỏa qua nước này đến quốc gia “Balkan số 2”. Sau đó, mọi việc đã được dàn xếp theo cách mà Mỹ nhận được chiếc máy bay Yak-23 từ quốc gia “Balkan số 1”, bay thử nó và sau khi khám phá tất cả các thông tin cần thiết, đã trả nó lại cho quốc gia “Balkan số 1” để chuyển cho quốc gia “Balkan số 2”. Theo trang fishki.net, viên phi công đã được đại diện của CIA đưa về Mỹ, với một cái tên mới. Còn theo trang spetsialny.livejournal. com, chuyến bay của viên phi công Romania tới Nam Tư chỉ được công chúng biết đến 35 năm sau đó. Năm 1956, Nam Tư trả Yak-23 lại cho Romania, và Mihai Dyakoanu sống ở Belgrade ít nhất cho đến giữa những năm 1990. Tại Nam Tư, chiếc Yak-23 đã được gửi đến một trong những cơ sở thử nghiệm - nơi tất cả các dấu hiệu nhận dạng đã được xóa bỏ. Toàn bộ các thử nghiệm bao gồm 21 chuyến bay với tổng thời gian 9 giờ và có sự tham gia của 3 phi công Nam Tư đã được thực hiện. Sau đó, người Mỹ yêu cầu Belgrade chuyển chiếc Yak-23 cho họ.

Yak-23 với những ngôi sao Mỹ trên đôi cánh
Thực tế là cuối những năm 1940, trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa đã có những rạn nứt. Các bất đồng đã buộc Stalin phải cắt đứt quan hệ với Nam Tư và ngừng hỗ trợ hậu cần cho nước này vào năm 1948. Vào thập kỷ 1950, nhà lãnh đạo Nam Tư Josip Broz Tito cố gắng “xây dựng” chủ nghĩa cộng sản của riêng mình, độc lập với Moscow. Tito tin rằng việc cứu rỗi chế độ của mình phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương Tây, bao gồm cả từ Washington. Về phía mình, người Mỹ hiểu rằng chính sách như vậy sẽ chia rẽ khối cộng sản, giúp giải quyết “vấn đề đỏ” mà thành viên NATO là Hy Lạp đang phải đối mặt.
Năm 1949, phương Tây bắt đầu hỗ trợ kinh tế hạn chế cho Belgrade. Hai năm sau, Mỹ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Tito. Một số nguồn tin không chính thức cho rằng, các quân nhân Mỹ được cử đến Nam Tư vào đầu những năm 1950 và giúp cải tổ lực lượng không quân. Tháng 10/1953, cơ hội để Nam Tư cung cấp cho Mỹ 1 máy bay chiến đấu của Liên Xô (dù chỉ trong một thời gian ngắn) giống như một loại xi măng tuyệt vời để gắn kết quan hệ giữa hai nước, đã đến. Các cuộc đàm phán về việc chuyển cho Mỹ chiếc máy bay Yak-23 bắt đầu. Điều kiện Nam Tư đưa ra là Mỹ cung cấp cho Nam Tư các máy bay mới nhất T-33, F-84 và F-86 do Mỹ sản xuất. Một thỏa thuận đã đạt được, và chiếc máy bay chiến đấu được tháo rời lên đường vượt đại dương. Các nhà chức trách Nam Tư không biết rằng, trước đó vài tuần, Mỹ cũng đã tiếp cận được máy bay tiêm kích MiG-15 do Liên Xô sản xuất. Kum Sok No - một Trung úy 21 tuổi của Không quân Triều Tiên - đã đưa chiếc MiG đó đến căn cứ không quân Kimpo của Hàn Quốc gần Seoul. Yak-23 thua kém đáng kể so với MiG-15 - máy bay chiến đấu chủ lực của Liên Xô vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nó là loại máy bay chiến đấu tương đối mới được phục vụ tại một số quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw; do đó, Mỹ không muốn bỏ lỡ cơ hội nghiên cứu kỹ hơn về vũ khí của kẻ thù tiềm tàng. Ở Mỹ, Yak-23 được lắp ráp, sơn bằng các biểu tượng của Không quân Mỹ và được thử nghiệm. Những người tò mò được giải thích chiếc máy bay thí nghiệm Bell X-5 đang được thử nghiệm ở đây. Sau khi thử nghiệm, Yak-23 không tạo được nhiều ấn tượng đối với các chuyên gia; người Mỹ đã tháo rời máy bay và trả lại về Nam Tư vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, trên một chiếc C-124.
ya2.jpg

Nam Tư tuyên bố về phi công đào thoát Rumani trong chương trình thời sự, người Rumani im lặng. Còn tại Liên Xô, người ta cũng “giả vờ” như không hề có chuyện gì xảy ra, vì kể từ năm 1951, sau khi chuyển cho Rumani, chiếc máy bay với các tính năng không thật xuất sắc đó đã không còn nằm trong biên chế của họ.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa đối hạm (chống hạm) từ xưa đến nay

Ngày nay, sự xuất hiện của các loại vũ khí công nghệ cao (VKCNC) đã tác động trực tiếp đến phương pháp tác chiến và trở thành yếu tố quyết định trong giành quyền làm chủ trên chiến trường. Trong tác chiến trên biển, các tổ hợp tên lửa đối hạm (TLĐH) là loại vũ khí có vị trí, vai trò hết sức quan trọng tiêu diệt tàu chiến của đối phương.

Với khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, tầm bắn xa, tốc độ bay lớn, khó bị đối phương phát hiện, khả năng sát thương cao, có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết... Tên lửa đối hạm luôn được các quốc gia (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thụy Điển...) chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển theo hướng đa dạng hóa, trí năng hóa; được trang bị cho nhiều loại phương tiện mang, có thể phóng từ trên không, mặt đất, trên biển, từ tàu ngầm... để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Đối với những quốc gia nhỏ, có đường biên giới trên biển dài thì TLĐH là một giải pháp hữu hiệu, "công thủ toàn diện" trong nhiệm vụ chống tàu, bảo vệ vùng biển quốc gia. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến các hệ thống TLĐH thế hệ mới được quan tâm đặc biệt trên thị trường vũ khí thế giới; chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống vũ khí tác chiến trên biển.

1. Khái niệm

Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam: "Tên lửa đối hạm là tên lửa dùng để tiêu diệt mục tiêu trên biển, được phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay và bờ biển (đất liền). Hệ thống điều khiển được đặt trên hạm tàu, phương tiện bay hoặc trên đất liền, bảo đảm điều khiển đoạn bay đầu và đoạn bay hành trình. Đầu tự dẫn sẽ tự điều khiển ở giai đoạn cuối cho tới mục tiêu. Tên lửa đối hạm có thể mang đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng tới hàng nghìn km, được phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai và sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột vũ trang".
Như vậy, TLĐH là một loại của tên lửa (kiểu đường đạn hoặc tên lửa hành trình), có thể mang đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ tàu ngầm, tàu nổi (hạm đối hạm), từ máy bay (không đối hạm) hoặc từ đất liền (đất đối hạm). Tên lửa đối hạm được sử dụng trong tác chiến trên biển, nhằm tiêu diệt các loại mục tiêu như: tàu chiến, tàu vận tải, tàu hộ tống, tàu ngầm, xuồng cao tốc... của đối phương.
Tên lửa đối hạm là vũ khí chủ công để tiêu diệt các mục tiêu trên biển, luôn là mối đe dọa đáng sợ đối với các tàu chiến hiện đại. Hầu hết TLĐH đều bay ở tầm thấp, có thể bay với vận tốc dưới âm hay vượt âm. Tên lửa đối hạm thường được sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa hệ dẫn quán tính và rađa chủ động hay hệ thống hồng ngoại thụ động. Tên lửa đối hạm được viết tắt là ASM (Anti-Ship Missile), nhưng cũng thường được gọi là AShM để tránh nhầm lẫn với các tên lửa không đối đất.
Tên lửa đối hạm được phóng đi thông qua hệ thống điều khiển đặt trong tàu ngầm, trên hạm tàu, trên phương tiện bay hoặc trên đất liền. Hệ thống này bảo đảm điều khiển tên lửa bay ở giai đoạn đầu và đoạn bay hành trình của TLĐH. Giai đoạn tiến công, đầu tự dẫn sẽ tự điều khiển tiến công mục tiêu. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, tạo nên những đặc trưng riêng của tên lửa hành trình đối hạm (TLHTĐH), bảo đảm sự sống còn và tiến công chính xác mục tiêu. Do sự phát triển về tầm xa, đòi hỏi TLHTĐH phải có các hệ dẫn đường hiện đại, phối hợp nhiều kiểu loại, không thể chỉ dựa vào sự dẫn đường của rađa như các loại tên lửa khác. Để giải quyết vấn đề này, hướng phát triển TLHTĐH là áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, trong đó giải pháp có tính quyết định là tăng cường tính chủ động và “trí thông minh” cho TLHTĐH.
Tên lửa đối hạm được quân đội các nước quan tâm nghiên cứu, cải tiến qua các thời kỳ, được phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai và sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột vũ trang khi tác chiến trên biển. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật điều khiển thông minh được ứng dụng rộng rãi thì việc sử dụng các TLĐH tầm xa lại càng được các nước quan tâm, trang bị cho hải quân của nước mình.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
2. Đặc điểm

a. Đối với tên lửa đối hạm kiểu đường đạn


Hoạt động và kết cấu của TLĐH kiểu đường đạn không khác gì các loại tên lửa đường đạn thông thường khác, đường bay của nó luôn là kiểu đường đạn cổ điển. Tức là, đường bay của TLĐH từ điểm phóng đến điểm gặp mục tiêu (điểm nổ), chuyển động tự do trong trường trọng lực theo chế độ bay không điều khiển, được xác định bằng tính toán lí thuyết theo các công thức toán học hoặc bằng thực nghiệm nhờ đo đạc quỹ đạo. Đường bay của TLĐH kiểu đường đạn gồm đoạn tích cực (không lớn lắm) và đoạn thụ động (bay theo quán tính).

Tên lửa đối hạm kiểu đường đạn thường không có cánh, nên để tạo lực nâng khí động học, nó thường được phóng thẳng đứng lên cao nhờ lực đẩy của động cơ, sau đó tạo góc nghiêng và bay theo quán tính đến mục tiêu như một đầu đạn thông thường. Tên lửa đối hạm kiểu đường đạn có thể có một hoặc nhiều tầng, có hoặc không có điều khiển. Tiêu biểu cho loại này là TLĐH GNS-30 Sea Dart của Anh lắp động cơ ramjet (động cơ phản lực dòng thẳng), tốc độ siêu âm, tầm bắn 30-40km, không thuộc loại bay sát mặt biển mà bay theo quỹ đạo đường đạn cổ điển nhất.
dh1.jpg

dh2.jpg

Tên lửa chống hạm kiểu đường đạn GNS-30 Sea Dart

b. Đối với tên lửa đối hạm kiểu hành trình

Đường bay
- Đường bay chủ yếu của TLHTĐH là ở trạng thái hành trình như một máy bay, tức là dùng khí động để nâng tên lửa, dựa vào sức đẩy động cơ để thắng lực cản bay về phía trước với tốc độ lớn gần như không đổi;
- Trên toàn bộ đường bay, TLHTĐH phải bay trong tầng khí quyển dày đặc, có độ cao dưới 30km. Tên lửa chủ yếu bay ở tốc độ dưới âm (0,75-0,93M) và khi tiếp cận mục tiêu ở độ cao cực thấp, chỉ từ 3-5m so với mặt biển.

Kết cấu
- Tên lửa hành trình đối hạm khác với các loại tên lửa khác là lắp thêm phần động cơ. Động cơ hành trình của TLHTĐH có thể là động cơ phản lực (kiểu tuabin phản lực, tuabin quạt) hay động cơ rocket nhiên liệu rắn hoặc lỏng;
- Tên lửa hành trình chống hạm có cánh giống như máy bay.

Hệ dẫn đường
Các loại TLHTĐH đều giống nhau về nguyên lý dẫn tới mục tiêu. Chúng đều dùng hệ dẫn quán tính kết hợp với thiết bị đo cao vô tuyến và đầu tự dẫn rađa chủ động (sau này còn sử dụng hệ dẫn vệ tinh và nhiều mẫu sử dụng các phương pháp dẫn thụ động). Các thuật toán làm việc của đầu tự dẫn rađa chủ động bảo đảm độ bí mật tối đa cho bức xạ vô tuyến của đầu tự dẫn, làm cho đối phương gặp khó khăn trong việc phát hiện TLHTĐH.

Phương thức tiến công
- Kiểu xuất hiện bất ngờ (Pop-up): Tên lửa đột nhiên xuất hiện vọt lên cao và hạ xuống lao thẳng vào mục tiêu ở độ cao thấp;
- Từ trên cao đánh xuống (Zenith): Tên lửa bay ở tầm cao bổ nhào thẳng vào mục tiêu;
- Rẽ ngoặt (Off-set): Tên lửa bay ở độ cao thấp cho đến gần mục tiêu, hướng bay không nhằm vào mục tiêu, khi đến gần thì đột ngột rẽ ngoặt vào tiến công mục tiêu;
- Đường bay ẩn náu (Masking): Tên lửa bay thấp, ẩn theo địa hình, đến gần mục tiêu thì lao thẳng tiến công ở độ cao thấp;
- Bổ nhào trực diện (Vertical bunt): Tên lửa bay ở độ cao thấp thẳng hướng mục tiêu, đến gần mục tiêu thì vọt lên cao và bổ nhào xuống mục tiêu;
- Bay là là mặt biển (Sea-skimming): Tiến công thẳng vào mục tiêu.
Ví dụ, tên lửa Harpoon của Mỹ là loại TLHTĐH điển hình. Harpoon có thể lắp trên tàu, máy bay, trực thăng cỡ lớn như Super Frelon hay Sea King. Harpoon hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, được thiết kế để tiến công mục tiêu trên biển, từ tàu khu trục đến các tàu cỡ lớn. Harpoon được lắp động cơ tuabin phản lực và động cơ rocket gia tốc nhiên liệu rắn; sau khi phóng, tên lửa được đẩy lên đến tốc độ hành trình, sau đó động cơ tuabin phản lực hoạt động đẩy tên lửa hành trình theo ý định với vận tốc 0,75M. Độ cao bay hành trình ở giai đoạn giữa là gần 61m, sau khi đã bắt được mục tiêu thì tên lửa được hạ xuống độ cao 5-2m để tiếp cận mục tiêu. Tên lửa được dẫn bởi hệ dẫn quán tính và thiết bị đo cao vô tuyến; trong quá trình bay, hệ thống đo cao vô tuyến kết hợp với máy tính để điều khiển cánh lái duy trì độ cao bay theo dự kiến. Đến giai đoạn cuối, tên lửa bay cơ động theo chiến thuật tiến công, có thể lao thẳng vào mục tiêu ở độ cao ngang bằng như cũ hoặc vọt lên cao khi đó máy đo cao được ngắt ở cự ly cách mục tiêu khoảng 2km, theo chương trình định trước, tên lửa tự chọn độ cao rồi bổ nhào tiến công vào mục tiêu.

dh3.png

Harpoon phiên bản hải đối hải

dh4.jpg

Harpoon phiên bản không đối hải

dh5.jpg

Harpoon phiên bản đất đối hải
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
3. Phân loại

Tên lửa đối hạm được phân loại chủ yếu theo các cách sau:

a. Phân loại theo hình dạng khí động học của tên lửa
Theo hình dạng khí động học, có hai loại TLĐH khác nhau với tầm bắn, dạng bay khác nhau.

- Tên lửa đường đạn: Đây là loại tên lửa có hình dạng thông thường (còn gọi là tên lửa không có cánh), quỹ đạo bay là dạng đường đạn, khả năng điều khiển thay đổi dạng đường bay không lớn, tầm bắn tùy thuộc vào số tầng động cơ rocket, kiểu loại và chất lượng động cơ rocket.

- Tên lửa có cánh: Đây là dạng TLĐH của hầu hết các kiểu loại TLHTĐH thế hệ mới sau này, như: Styx, Penguin, Exocet, Tomahawk, Harpoon... Đặc điểm của nó là có bộ cánh nâng khí động khá lớn với dạng gần như máy bay và có các cánh phụ điều khiển.

Trong số các tên lửa có cánh, khá nhiều loại ngoài động cơ rocket còn lắp động cơ phản lực với các kiểu khác nhau làm cho tên lửa có thể bay như máy bay trên một quãng đường dài. Những tên lửa hành trình này, thực chất là những máy bay không người lái. Ban đầu, tên lửa được động cơ rocket đẩy lên đến tốc độ hành trình trước khi động cơ chính là loại tuabin phản lực, tuabin quạt hoặc động cơ ramjet hoạt động. Sau đó nó sẽ bay với tốc độ gần như không đổi, thường ở mức dưới âm. Ở các cánh trên tên lửa có dòng khí tạo nên lực nâng, trong khi lực của động cơ chỉ dùng để thắng lực cản. Vì thế, đặc tính chủ yếu của TLHTĐH là động cơ thuộc loại “hút không khí” (air breething).
Liên Xô và Mỹ là những nước đầu tiên nghiên cứu chế tạo loại tên lửa này, ngay từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Những TLHTĐH đầu tiên do Mỹ chế tạo như: B-61 Matador, TM-76 Mac, B-62 Snark, Regulus 1/2, Hounddog AGM-28, GAM-36 Racal. Những tên lửa của Liên Xô lớp hạm đối hạm như: Shaddock SS-N-3 có tầm bắn đến 450km, SS-N-7 có tầm bắn đến 600km, SS-N-12 có tầm bắn đến 750km hoặc không đối hạm như AS-6 có tầm bắn đến 550km... đều thuộc loại này.

dh6.jpg

B-61 Matador

dh7.jpg

B-62 Snark

dh8.jpg

Regulus 1/2

dh9.jpg

Hounddog AGM-28

dh10.jpg

GAM-36 Racal

dh11.jpg

Shaddock SS-N-3

dh12.jpg

SS-N-7

dh13.jpg

SS-N-12

dh14.jpg

AS-6
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
b. Phân loại theo nơi phóng và vị trí mục tiêu

Tên lửa đối hạm có thể được bố trí trên biển, trên không, trên bờ và ngầm dưới nước, để tiêu diệt mục tiêu là tàu mặt nước hoặc tàu ngầm. Theo cách phân loại này, TLĐH được phân ra thành 4 loại: TLĐH phóng từ hạm tàu (hạm đối hạm), TLĐH phóng từ trên không (không đối hạm), TLĐH phóng từ bờ biển (đất đối hạm - còn gọi là tên lửa phòng thủ bờ biển) và TLĐH phóng từ tàu ngầm.
Có thể phân biệt các loại này qua các kí hiệu trên TLĐH của Mỹ, Pháp và NATO:
- TLĐH phóng từ hạm tàu: Ký hiệu là R (Mỹ), M (Pháp), S (NATO);
- TLĐH phóng từ tàu ngầm: Ký hiệu là U (Mỹ, có thể cả NATO);
- TLĐH phóng từ trên không: Ký hiệu là A (Mỹ và NATO);
- TLĐH phóng từ đất liền: Ký hiệu như tên lửa phóng từ hạm tàu hoặc dùng chung ký hiệu là S.

Ví dụ: RGM-84A Harpoon là tên lửa hạm đối hạm của Mỹ; MM-38 Exocet là tên lửa hạm đối hạm của Pháp; SS-N-14 Silex là tên lửa hạm đối hạm của Liên xô (cũ); RUR-5A ASROC là tên lửa hạm chống tàu ngầm của Mỹ; AGM-84A Harpoon là tên lửa không đối hạm của Mỹ; AM-39 Exocet là tên lửa không đối hạm của Pháp; AS-15 Kent là tên lửa không đối hạm của Nga; UUM-44A SUBROC là tên lửa phóng từ tàu ngầm chống tàu ngầm của Mỹ...

dh15.jpg

RGM-84A Harpoon

dh16.jpg

MM-38 Exocet

dh17.jpg
dh17-2.jpg

SS-N-14 Silex

dh18.jpg
dh18-2.jpg

RUR-5A ASROC

dh19.jpg

AGM-84A Harpoon

dh20.jpg

AS-15 Kent (Kh-55)

dh21.jpg
dh21-2.jpg

UUM-44A SUBROC

Ngoài ra, cũng như các loại tên lửa khác, TLĐH còn có nhiều cách phân loại khác như: theo công dụng có: TLĐH chiến đấu, TLĐH huấn luyện, TLĐH nghiên cứu khoa học; theo số tầng có: TLĐH một tầng, TLĐH nhiều tầng; theo tính chất và hệ thống điều khiển có: TLĐH không điều khiển, TLĐH có điều khiển; theo loại đầu đạn có: TLĐH mang đầu đạn hạt nhân, TLĐH mang đầu đạn thông thường; theo quy mô nhiệm vụ có: TLĐH chiến lược (tầm bắn trên 1.000km, mang đầu đạn hạt nhân, thực hiện nhiệm vụ chiến lược), TLĐH chiến dịch - chiến thuật (mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, tầm bắn từ vài chục km tới 1.000km), TLĐH chiến thuật (mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, tầm bắn đến vài chục km); theo tầm hoạt động có: TLĐH tầm gần (dưới 40km), TLĐH tầm trung (40-200km), TLĐH tầm xa (200-500km)...
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
4. Cấu tạo cơ bản của TLĐH

dh22.jpg


Giống như các loại tên lửa khác, TLĐH gồm các bộ phận chính sau:

Đầu đạn
Đầu đạn là bộ phận chứa chất nhồi (chất nổ, đầu đạn hạt nhân), hiệu quả của tên lửa phụ thuộc vào hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của đầu đạn. Đầu đạn của TLĐH chủ yếu có 3 loại: kiểu nổ bằng năng lượng kiểu lõm (kiểu nổ ngoài); kiểu nổ nửa xuyên (kiểu nổ trong) và kiểu "nạp thuốc nhiều P-hình thành nhiều viên đạn sau khi nổ".
Đầu đạn chiếm một tỉ trọng khá cao trong TLĐH (14-15% trọng lượng), thường sử dụng thuốc nổ mạnh (HE) dạng nổ phá hay nổ định hình có sức xuyên cao. Đầu đạn kiểu phá mảnh trên tên lửa MM-38 nặng 165kg, kiểu nửa xuyên giáp của tên lửa OTOMAT-Mk1 nặng 250kg (có tác dụng tương đương hoặc lớn hơn đạn pháo cỡ 380mm).
Ngòi nổ chính của TLĐH thường là ngòi chạm nổ, có ngòi nổ chậm để kích nổ khi tên lửa đã xuyên vào trong thân tàu; TLĐH còn được lắp ngòi nổ phụ không tiếp xúc để kích nổ khi bắn không trực tiếp trúng mục tiêu.

Thân
Thân TLĐH có hình dạng khí động học, tạo cho thân tên lửa có lực cản không khí nhỏ nhất để có thể bay xa. Với kiểu cánh đơn, ở giữa thân có cánh nâng, ở đuôi có các cánh lái mở ra sau khi phóng. Thân tên lửa thường làm bằng hợp kim nhôm gồm có các khoang:
- Khoang đầu đặt thiết bị tìm rađa, hệ thống dẫn quán tính và phần chiến đấu. Đầu tìm rađa chủ động gồm có anten, thiết bị thu phát và khối xử lý tín hiệu. Để chống nhiễu, đầu tìm có thể được thiết kế để làm việc ở các dải tần số thay đổi ngẫu nhiên;
- Khoang giữa là thùng nhiên liệu và cơ cấu điều khiển cánh; khối nhiên liệu rắn để tăng tốc và động cơ tuabin phản lực hành trình;
- Phần đuôi có các khối điều khiển cánh lái và cánh đuôi.

Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển giữ cho tên lửa ổn định trong khi bay (con quay, cánh tên lửa) và tác động làm thay đổi hướng và độ cao của tên lửa theo tín hiệu nhận được từ hệ thống chỉ huy để bay đến mục tiêu cần tiêu diệt.
Việc điều khiển TLĐH hiện nay nói chung được thực hiện kết hợp điều khiển cánh đuôi khí động học và lực nâng ở thân đối với tên lửa không cánh và lực nâng khí động ở cánh của các tên lửa có cánh. Điều khiển từ xa đối với TLĐH vẫn được sử dụng trong một số tên lửa tầm gần dẫn bằng dây như: AS-11, AS-12 của Pháp; ngoài ra cũng có tên lửa dẫn bằng laser chiếu xạ chỉ thị mục tiêu từ máy bay mang, liên tục sau khi phóng cho đến lúc nổ như AS-30 của Pháp.

Hệ thống dẫn đường
Dẫn đường có thể bằng quang học, laser, rađa hoặc cảm ứng hồng ngoại.
Những TLĐH thế hệ đầu tiên thường tiến công mục tiêu ở độ cao trung bình, tốc độ bay không thay đổi, đường bay nhằm thẳng hướng đến mục tiêu. Kiểu dẫn đường bay như thế khiến TLĐH trở thành mục tiêu dễ bị pháo phòng không bắn hạ. Trong các TLHTĐH hiện đại, vấn đề hệ dẫn đường đã được giải quyết tốt, làm thay đổi cả ba yếu tố: độ cao, tốc độ và dạng đường bay tiếp cận tiến công mục tiêu.
Liên Xô đã phát triển các kiểu TLĐH có điều khiển ở giai đoạn cuối, có góc tiến công rất lớn, trên 60 độ làm cho tên lửa rất khó phát hiện, vì nó bay trên búp sóng rađa. Ngược lại, phương Tây lại phát triển các hệ dẫn cho phép tên lửa bay sát mặt biển để vừa tránh được sự phát hiện của rađa cảnh giới vừa gây khó khăn cho khả năng bắt và bám của các hệ thống điều khiển hỏa lực; vì ở độ cao sát mặt biển, các hệ thống trên bị nhiễu loạn bởi mặt nước và sóng biển. Ngoài ra, tính tự hoạt (autonomus) và “trí thông minh” của tên lửa giúp cho nó thực hiện được các "thao tác" cơ động, có thể đổi hướng, đổi tốc độ trong quá trình bay, thậm chí những động tác vòng gấp.
Tên lửa hành trình đối hạm và tên lửa tầm xa hiện nay đã áp dụng các kỹ thuật dẫn đường kết hợp. Đó là sự kết hợp giữa dẫn đường quán tính trong giai đoạn bay hành trình với đầu tự dẫn ở giai đoạn cuối. Riêng đầu tự dẫn cũng đang được mở rộng ra nhiều kiểu như kết hợp giữa rađa và hồng ngoại. Với các TLHTĐH, tên lửa được dẫn theo quán tính ở giai đoạn bay hành trình, dẫn bằng rađa bán chủ động ở giai đoạn dò tìm mục tiêu và dẫn bằng đầu tự dẫn ở giai đoạn tiến công.
Trong giai đoạn bay hành trình, tên lửa được dẫn đường theo hệ thống quán tính, điều chỉnh độ cao bay theo máy đo cao vô tuyến kết hợp với máy tính xử lý số liệu và cơ động theo chương trình đặt trước. Các tên lửa có tầm bắn trên 45km, có nhiều loại còn được liên kết với hệ định vị toàn cầu qua vệ tinh như GPS của Mỹ và GLONASS của Nga; hệ thống TERCOM được dùng trong tên lửa Tomahawk TLAM-NBM-109A của Mỹ và TLHTĐH phóng từ máy bay của Nga. Với các hệ dẫn này, tên lửa đạt đến độ chính xác ±16-30m.
Đối với các TLHTĐH, nếu được lập trình ở một số khu vực cố định dọc đường bay dự kiến, thì khi tên lửa bay đến khu vực đó sẽ sử dụng hệ thống hiệu chỉnh phối hợp địa hình để hiệu chỉnh độ cao và hướng bay. Để nâng cao xác suất đánh trúng mục tiêu, tên lửa còn thực hiện bước so sánh, hiệu chỉnh phối hợp với hình ảnh của mục tiêu.
Hiện nay, chỉ với đầu tự dẫn rađa chủ động, TLĐH tầm xa chưa có khả năng phân biệt mục tiêu với độ chính xác cao. Khi hoạt động, đầu tự dẫn sẽ bắt vào mục tiêu lớn nhất trong khu vực sục sạo. Vì thế đầu tìm hoạt động trong hai chế độ gồm rađa và tạo ảnh nhiệt sẽ giúp cho tên lửa có khả năng phối hợp về hình ảnh, phân biệt được mục tiêu cần tiêu diệt giữa các mục tiêu khác nhau. Đầu tìm rađa sóng mm sẽ giúp cho tên lửa có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, ngày và đêm, được dùng để dẫn giai đoạn cuối cho tên lửa.
Ngoài ra, còn phải kể đến các hệ dẫn theo cánh sóng rađa của đối phương, bức xạ điện từ và theo hình ảnh mục tiêu như: các tên lửa Shrike, Standard ARM và tên lửa dẫn bằng truyền hình (Maverick, Condor, Martel). Mặc dù không được coi là TLĐH chuyên dụng, song bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, có thể sử dụng chúng để làm nhiệm vụ chống hạm.

Hệ thống đẩy
Hệ thống cung cấp lực đẩy, làm tăng tầm bắn của tên lửa. Tầm xa của tên lửa hành trình ngày càng tăng là nhờ sự hoàn thiện các động cơ phản lực nhỏ, tiêu hao nhiên liệu ít và có độ tin cậy cao. Và thông thường là các động cơ phản lực kiểu tuabin phản lực, tuabin quạt hay kiểu động cơ ramjet.

Từ đầu những năm 1970, phần lớn nỗ lực phát triển động cơ là làm tăng hiệu quả các động cơ nhiên liệu rắn, giảm được khói và lửa do buồng đốt thải ra và tăng tầm bắn của TLĐH. Ví dụ: tên lửa Styx của Liên Xô sử dụng năm 1967 chỉ có tầm bắn 30km, ít lâu sau loại tên lửa Exocet MM-38 của Pháp ra đời đã có tầm bắn xa tới 38km, MM-40 và OTOMAT tăng lên 70km, tên lửa Harpoon của Mỹ đạt tới trên 100km. Đặc biệt, tầm xa tên lửa SS-N-19 của Liên Xô đạt đến 500km.
Trong các tên lửa hành trình hiện nay, tên lửa Exocet SS-11, SS-12 của Pháp và tên lửa Sea Killer của Italia là loại lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn. Trong khi phần lớn các tên lửa hành trình khác, động cơ rocket chỉ sử dụng để tăng lực đẩy ban đầu lên tới tốc độ hành trình và dùng để tăng tốc khi cần thiết, còn động cơ chính chủ yếu là các kiểu động cơ tuabin phản lực, tuabin quạt, ramjet. Các kiểu động cơ loại này phức tạp hơn động cơ rocket nhưng lại dựa vào oxy khí quyển, do vậy có thể sử dụng tất cả khoang chứa thuốc phóng để dành cho nhiên liệu, nhờ đó có thể tăng thêm tầm bay. Tốc độ bay hành trình do các động cơ phản lực tạo ra là tốc độ dưới âm, thường từ 0,7 đến 0,9 M.
Từ những năm 1970, các thiết bị động lực kiểu tuabin phản lực và tuabin quạt cỡ nhỏ được phát triển đã sử dụng cho các tên lửa mới và mở rộng tầm cho các tên lửa kiểu cũ sử dụng động cơ rocket. Ví dụ: tên lửa KH-59M của Nga được lắp động cơ tuabin phản lực nhỏ đặt dưới thùng nhiên liệu, nhằm tăng tốc độ và làm tăng lực đẩy; đặc trưng của nó được xác định chủ yếu ở dạng động cơ và loại nhiên liệu sử dụng. Việc sử dụng kết hợp giữa động cơ rocket với động cơ ramjet, trước đây còn ít được chú ý thì hiện nay là xu hướng phát triển để đưa tốc độ hành trình của TLĐH vượt qua tốc độ âm thanh như mong muốn.

Cơ cấu bảo hiểm và điểm hỏa
Đây là bộ phận làm cho đầu đạn của tên lửa hoạt động tại một thời điểm nhất định, nổ hoặc không nổ theo yêu cầu.

Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống tạo ra điện áp cung cấp cho các hệ thống trên boong làm việc như: hệ thống dẫn hướng, hệ thống điều khiển, cơ cấu bảo hiểm và điểm hỏa hoạt động.

Nhiên liệu
Dùng để phóng TLĐH giai đoạn đầu, có thể sử dụng các loại nhiên liệu rắn, hiđrô lỏng, ôxy lỏng, cồn...
Ngoài ra, để phóng và điều khiển TLĐH, còn có bệ phóng và hệ thống điều khiển. Tên lửa thường được đặt trong thùng chứa kiêm bệ phóng hình trụ tròn hoặc khối hình hộp bằng kim loại hoặc chất dẻo để tiện lắp đặt vận chuyển, bảo quản. Hệ thống điều khiển là tổ hợp các khí tài hiện đại được kết nối với nhau để tính toán, điều khiển TLĐH bay đến tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa có thể phóng từ ống phóng lôi tàu ngầm hay từ thiết bị phóng chuyên dùng trên tàu nổi, trên máy bay hoặc trên mặt đất.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
5. Lịch sử tên lửa đối hạm

dh1.jpg


Từ hàng nghìn năm trước đây, khi những tàu thuyền đóng bằng gỗ xuất hiện trên biển vận chuyển hàng hóa phục vụ cho công việc buôn bán, để đối phó với bọn cướp biển, những thuyền buôn này đã trang bị vũ khí tự vệ cho chính mình. Vũ khí của các cuộc hải chiến chống lại tàu thuyền địch ban đầu chỉ là những mũi nhọn dài lắp ở mũi thuyền để đâm thủng tàu thuyền địch hoặc sau khi áp mạn thuyền thì dùng xung lực với vũ khí cận chiến để đánh đắm tàu địch. Tiến thêm một bước là dùng máy bắn đá phóng đi những viên đạn tròn hay những móc câu để tiêu diệt sinh lực và làm hỏng tàu thuyền địch. Từ năm 1340, khi khẩu pháo bằng đồng nòng nhẵn đầu tiên được đưa lên tàu, vũ khí chiến đấu giữa các thuyền chủ yếu là pháo trên hạm tàu, có cự ly bắn ngày càng lớn cùng với sự phát triển của kỹ thuật chế tạo pháo. Từ đó cho đến đầu thế kỷ 20 và trong Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất (1914-1918), trong gần 600 năm lịch sử, vũ khí chống tàu thuyền chủ yếu là pháo.

dh3.jpg

Tàu ngầm trong thế chiến 1

dh2.jpg

Tàu phóng lôi

Vào đầu thế kỷ 20, vũ khí chống hạm không chỉ đơn thuần là pháo hạm mà các tàu trên biển đã phải đối đầu với hai mối đe dọa mới đáng sợ hơn là tàu ngầm phóng ngư lôi và máy bay bố trí trên hạm lần đầu được thử nghiệm đưa lên tàu năm 1909. Từ năm 1942 trở đi, tàu chiến bị đánh chìm chủ yếu bởi lực lượng trên không trang bị các phương tiện chống hạm như bom, pháo và sau này là tên lửa. Trường hợp ngoại lệ là ở giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ Hai, nhằm cứu vãn tình thế, tránh thất bại trên biển, Quân đội Nhật Bản đã tổ chức các phi đội máy bay cảm tử “Thần phong” tiến công tàu địch bằng cách lao thẳng máy bay chứa đầy thuốc nổ vào các hạm tàu của quân Đồng minh.

Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, tên lửa xuất hiện với tầm bắn xa hơn, có khả năng ứng dụng rộng rãi, uy lực sát thương lớn, đã trở thành một loại vũ khí mới lợi hại, được các nước quan tâm phát triển, mở ra một tiền đề rộng lớn về sau này. Trong khi đó, hạm tàu mặt nước cũng phát triển rất đa dạng. Bên cạnh quan điểm truyền thống là chế tạo những con tàu lớn, vỏ thép dày, mang nhiều pháo cỡ lớn có tầm bắn xa, làm những pháo đài vững chắc trên biển, đã xuất hiện những tàu nhỏ chạy nhanh, cơ động vòng tránh tốt, lắp pháo nhỏ và ngư lôi; đồng thời cũng xuất hiện những tàu sân bay khổng lồ với phương tiện tiến công chủ yếu là máy bay có khả năng làm chủ vùng trời trên biển, tiến công mạnh và bất ngờ linh hoạt nhờ tốc độ cao. Bên cạnh đó, tàu ngầm với khả năng lặn sâu, khi nằm yên bất động, khi chạy ngầm, khi chạy nổi, bất ngờ tiến công bằng nhiều loại vũ khí. Trong tình hình đó, sự ra đời của TLĐH đã ngày càng tỏ rõ sức mạnh to lớn.

Tên lửa đối hạm xuất hiện đầu tiên trên thế giới là tên lửa Hs-293 của Đức. Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Ðức đã chế tạo được bom bay V-1 và V-2 dạng đầu tiên của tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình ngày nay, sau đó Đức tiếp tục nghiên cứu chế tạo TLĐH có tên Hs-293. Tên lửa này được thiết kế dựa trên loại bom lượn Gustav Schwartz Propellerwerke, với 02 cánh ổn định ngang ở giữa thân, 02 cánh lái và một cánh ổn định dọc ở dưới đuôi, động cơ tên lửa được đặt ở dưới bụng của nó. Tên lửa được dẫn hướng theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS) bằng sóng radio. Tên lửa Hs-293 có chiều dài 3,82m, sải cánh 3,1m, đường kính 0,47m, trọng lượng 1.045kg, đầu đạn nặng 295kg, tầm hoạt động khoảng 12km. H-293 được thiết kế để tiến công các tàu chiến không bọc giáp hoặc bọc giáp nhẹ và các tàu thương mại. Dựa trên công nghệ của tên lửa Hs-293, Hải quân Mỹ đã phát triển thành bom liệng có điều khiển BAT, dẫn đường bằng rađa chủ động - loại vũ khí tinh vi nhất trong số các loại vũ khí chống hạm lúc bấy giờ. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp... đều nhận thức được vai trò và hiệu quả chiến đấu cao của TLĐH, họ đã lần lượt triển khai nghiên cứu chế tạo. Từ đó, TLĐH phóng từ các phương tiện mang khác nhau cũng ra đời và phát triển nhanh chóng.

dh4.jpg

Tên lửa Hs-293

Để chống tàu ngầm, trong những năm 1950-1960, Mỹ và phương Tây sử dụng nhiều loại tên lửa chống ngầm khác nhau như: ASROC, SUBROC của Mỹ, Malafon của Pháp, Ikara của Anh. Trong số này, SUBROC là tên lửa phóng từ ống phóng lôi của tàu ngầm lên trên không để diệt tàu ngầm lặn sâu dưới nước. Những tên lửa này được coi là các loại TLĐH phòng thủ.

dh5.jpg

ASROC

dh6.jpg

SUBROC

dh7.jpg

Malafon

dh8.jpg

Ikara
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top