[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
Lục quân Mỹ với 06 chương trình hiện đại hóa lớn

Những nhu cầu ưu tiên của Lục quân Mỹ đối với các lực lượng tương lai được định hướng bằng Chiến lược hiện đại hóa (AMS) công bố năm 2019. Nó vạch ra 6 lĩnh vực tiêu điểm bao gồm hỏa lực chính xác tầm xa (LRPF), phương tiện chiến đấu thế hệ mới (NGCV), năng lực lên thẳng tương lai (FVL), mạng (N), phòng không - phòng thủ tên lửa (AMD) và uy lực sát thương của người lính (SL). Những nỗ lực phát triển và mua sắm trang bị đã được thực hiện trong khuôn khổ này với mục đích hiện đại hóa lực lượng hiện tại và chỉ ra những khoảng trống về năng lực của Lục quân Mỹ. Bài báo đánh giá tổng quan 6 chương trình này.
Các chương trình này đều nhằm mục đích giúp Lục quân Mỹ đạt được năng lực tác chiến trong môi trường tác chiến đa miền chống lại các đối thủ tương xứng và gần tương xứng trong năm 2035. Trong Đánh giá tổng quan ngân sách dành cho năm tài chính 2022 (FY-22) của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vào tháng 5/2021, cho thấy rằng Lục quân Mỹ đã cắt bỏ ít nhất 105 chương trình mua sắm, cùng với giảm ngân sách thêm 169 chương trình nữa. Điều này cho phép đầu tư thêm 23,9 tỷ đô la Mỹ vào những ưu tiên hiện đại hóa của Lục quân Mỹ, đặc biệt là đầu tư vào những mục tiêu của “Sáu chương trình lớn- Big Six”.

Hỏa lực chính xác tầm xa (LRPF)

LRPF tăng cường khả năng giao chiến, phá hủy và tiêu diệt hiệu quả của các lực lượng mặt đất tại tầm cực xa,được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo chiến thắng chống lại năng lực A2/AD của đối phương. Tăng cường tầm bắn của cả các hệ thống hỏa lực gián tiếp và nhanh chóng giới thiệu và đưa vào trang bị các hệ thống mới có tầm bắn thậm chí xa hơn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Lục quân Mỹ.

1654652286119.png

1654652330537.png

1654652414579.png

Pháo tăng tầm (ERCA) M-1299

Pháo tăng tầm (ERCA) được phát triển bởi Nhóm nghiên cứu và phát triển đặt tại căn cứ Picantinny của Lục quân Mỹ. Giúp tầm bắn hiện tại của pháo 155 mm từ 30 km lên tới 70 km. Phát triển này kết hợp một nòng pháo 58 lần cỡ dài hơn với đạn sử dụng thuốc phóng siêu nạp, ERCA đã được thử nghiệm thành công vào năm 2020. Chương trình đã ứng dụng nguyên lý hoạt động ERCA vào hệ thống pháo tự hành M109A4 vào năm 2019 trong một hợp đồng với BAE Systems. Lục quân Mỹ có ý định trang bị thử nghiệm một tiểu đoàn gồm 18 hệ thống pháo này với tên gọi M1299 vào năm 2023. Bên cạnh những nỗ lực bổ xung hệ thống nạp đạn tự động đang thực hiện cùng lúc tại trung tâm trang bị và 6 nhà thầu phụ. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ bắn của pháo từ 5 phát/phút lên 10 phát/phút và sẽ được ứng dụng vào M1299 trong năm 2025. Các tiểu đoàn M1299 sẽ được biên chế cho Sư đoàn pháo binh thiết giáp (DIVARTY) của Lục quân Mỹ.

1654652549268.png

1654652574914.png

1654652604483.png

1654652659882.png

Tên lửa tấn công chính xác (PrSM)

Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) do Lockheed Martin phát triển đã được lựa chọn để thay thế cho Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân Mỹ (ATACMS) đóng vai trò là hệ thống tên lửa tấn công tầm xa thế hệ kế tiếp dùng cho hệ thống rốc két phóng loạt (MLRS) và hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS). PrSM được sử dụng tấn công các mục tiêu trọng yếu, các hệ thống A2/AD của đối phương với tầm bắn lên tới 500 km hoặc xa hơn. PrSM sẽ có thể tiêu diệt mục tiêu từ 60 tới trên 500 km và mỗi phương tiện phóng có thể mang theo 2 tên lửa. Ngân sách mới nhất của Lục quân Mỹ dành cho chương trình này bao gồm 166 triệu đô la Mỹ nhằm mua 110 PrSM và yêu cầu Lockheed Martin bàn giao vào tháng 12/2023. Bên cạnh những phát triển về tên lửa, chương trình cũng đang nghiên cứu phát triển một đầu dò có thể bám sát và tiêu diệt các mục tiêu là tàu mặt nước, mang lại năng lực tác chiến đa miền cho tên lửa, với tầm bắn có thể lên tới 800 km hoặc hơn và đầu đạn uy lực sát thương mạnh hơn.


Vũ khí siêu vượt âm tầm xa (LRHW)

Lục quân và Hải quân Mỹ đang phối hợp phát triển một loại tên lửa siêu vượt âm thông dụng với tham vọng đưa vào trang bị vào cuối năm 2023. Trong đó Dynetics đang chế tạo một thân vũ khí liệng còn Lockheed Martin được trao hợp đồng tích hợp vũ khí vào một bệ phóng trên mặt đất. Lục quân Mỹ có kế hoạch sở hữu tổ hợp đầu tiên gồm 4 bệ phóng và 8 tên lửa siêu vượt âm có tên gọi Dark Eagle vào năm 2023, với tầm bắn trên 2.775 km với tốc độ Mach 5. Các phương tiện vận chuyển và phóng (TEL) có thể tự cơ động trên đường bộ hoặc được vận tải bằng máy bay C-17. Lục quân Mỹ đã lên kế hoạch trang bị 5 tổ hợp LRHW, trong đó 2 tổ hợp bố trí tại Thái Bình Dương, một tổ hợp tại Châu Âu, một tổ hợp tại Bắc Cực và một dùng cho nhiệm vụ phản ứng toàn cầu như một thành phần của Lực lượng tác chiến đa miền mới.

1654652738376.png

1654652762617.png

1654652820564.png

1654652808381.png

1654652870763.png

Tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Tên lửa tầm trung

Lực lượng tác chiến đa môi trường cũng sẽ được trang bị các tên lửa tầm trung (MRC) dựa trên nhu cầu chiến lược đã được chỉ ra trong tài liệu Nghiên cứu hỏa lực chiến lược được thực hiện năm 2020. Năng lực này giúp lực lượng có được năng lực giao chiến các mục tiêu mặt nước cơ động, đặc biệt là năng lực chống tàu cho Lục quân. Lockheed Martin đã được giao một hợp đồng nghiên cứu các tên lửa cận âm Tomahawk và tên lửa siêu vượt âm SM-6 Standard để ứng dụng chúng cho các phương tiện phóng trên mặt đất. Loại vũ khí này cũng sẽ lấp đầy khoảng trống năng lực giữa hệ thống vũ khí PrSM và LGHW với tầm bắn khoảng 1.800 km. Tổ hợp đầu tiên sẽ được trang bị vào năm 2023.

1654653076259.png

1654653104772.png

1654653130917.png

1654653163939.png

Tên lửa tầm trung (MRC)
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các phương tiện chiến đấu thế hệ kế tiếp (NGCV)

Thay thế các phương tiện chiến đấu bộ binh M2 Bradley là mục tiêu của dự án Phương tiện chiến đấu có người lái tùy chọn (OMFV). Lục quân Mỹ đã chỉ ra rằng OMFV nhằm tăng cường khả năng chuyển đổi năng lực tác chiến mặt đất hơn là chỉ đơn thuần nâng cấp theo giai đoạn các hệ thống phương tiện hiện tại. Ngày 23/7/2021, Lục quân Mỹ đã trao 5 hợp đồng thiết kế khái niệm để phát triển các thiết kế kỹ thuật số. Tiếp sau đó sẽ là giai đoạn thiết kế chi tiết cạnh tranh, với 3 thiết kế hàng đầu sẽ được đưa vào phát triển nguyên mẫu vào đầu năm 2023. Tiếp theo, đến cuối năm 2027 sẽ lựa chọn ra sản phẩm và nhà thầu duy nhất cho chương trình. Các đối tác tham gia vào giai đoạn thiết kế khái niệm gồm Point Blank Enterprises, Oshkosh Defense hợp tác với Hanwha Defense của Hàn Quốc, BAE Systems, General Dynamics Land Systems và American Rheinmetall Vehicles.

1654704267772.png

1654704386691.png

1654704449577.png

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley

Theo thông báo hợp đồng của Lục quân Mỹ, OMFV là sự kết hợp các công nghệ hiện tại vào “các binh lính cơ động mang lại lợi thế trong tác chiến gần và cung cấp uy lực sát thương quyết định. Phương tiện được thiết kế để vận hành có hoặc không có kíp lái đồng thời cũng có thể điều khiển các hệ thống rô bốt cơ động hoặc các hệ thống vũ khí bán tự hoạt khác”. OMFV sẽ cung cấp các năng lực cần thiết để đánh bại các lực lượng mặt đất của các đối thủ tương xứng trong tương lai.

1654704566494.png

1654704619488.png

1654704653170.png

Xe bọc thép Rheinmetall Lynx trong chương trình OMFV

Các hệ thống rô-bốt không người lái

Lục quân Mỹ cho rằng các hệ thống rô bốt không người lái có tiềm năng nhân bội năng lực và sức mạnh của các vai trò như tác chiến, chi viện chiến đấu và hậu cần trong chiến trường tương lai. Chương trình Phương tiện chiến đấu rô-bốt (RCV) của Lục quân Mỹ đã mua nguyên mẫu rô-bốt hạng nhẹ RCV-L của QinetiQ và hạng trung RCV-M của Textron Defense. RCV-L là một hệ thống “có thể mở rộng” cho các nhiệm vụ trinh sát,an ninh và chi viện chiến đấu. Còn RCV-M là một hệ thống “không thể mở rộng” với uy lực sát thương được tăng cường để triển khai hoạt động cùng với các OMFV. Một phiên bản hạng nặng RCV-H cũng được mường tượng có thể tiêu diệt “tất cả các mối đe dọa thiết giáp hiện có của đối thủ”. Những nguyên mẫu này sẽ được triển khai trong các thí nghiệm tác chiến từ tháng 6-8/2022. Dựa trên những kết quả tử nghiệm này, các quyết định sẽ được đưa ra để lựa cho giai đoạn phát triển kỹ thuật và chế tạo (EMD).

1654704861492.png

1654704878022.png

1654704894376.png

Rô-bốt hạng nhẹ RCV-L của QinetiQ

1654704927467.png

1654704950401.png

1654704975403.png

Rô-bốt hạng trung RCV-M của Textron Defense

Các hệ thống hàng không không người lái

Nhấn mạnh vào khả năng phát hiện mối đe dọa từ cự ly xa, Lục quân Mỹ đang hướng tới thay thế các hệ thống bay không người lái (UAS) AAI RQ-7 Shadow hiện tại với một hệ thống mới mà không cần đường băng, dễ dàng vận chuyển và có dấu hiệu bộc lộ âm thanh thấp. Bốn hệ thống đang được đánh giá đó là Martin V-Bat, Textron AAI Aerosonde Hybrid Quard, AeroVironment (Arcturus) Jump 20 và L3 Harris FVR-90. Những đánh giá thực tế này sẽ được sử dụng để thiết lập những yêu cầu chi tiết cho quá trình mua sắm cạnh tranh trong tương lai. Một sáng kiến mới liên kết các UAS chiến trường với các hệ thống tác chiến mặt đất như OMFV nhằm tích hợp năng lực thu thập mục tiêu của chúng với các hệ thống chiến đấu này.

1654705047678.png

1654705076822.png

1654705117632.png

UAV RQ-7 Shadow

1654705175361.png

1654705205713.png

1654705269313.png

1654705313266.png

MARTIN UAV-VBAT

1654705507830.png

1654705538966.png

1654705574208.png

1654705588536.png

UAV Textron AAI Aerosonde Hybrid Quard

1654705680039.png

1654705769063.png

1654705707554.png

UAV AeroVironment (Arcturus) Jump 20
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(Tiếp)

Phòng không và phòng thủ tên lửa (AMD)

Tái xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trên mặt đất là ưu tiên thứ năm của Lục quân Mỹ, được hoạch định 7,4 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2021-2024, đây là khoản ngân sách lớn thứ 3 trong số sáu chương trình ưu tiên của Lục quân Mỹ. Trong tác chiến đối xứng, Lục quân Mỹ đa nhận ra khoảng trống trong năng lực phòng thủ chống các UAV và tên lửa hành trình. Hệ thống phòng không tầm thấp mang trên phương tiện Stryker (M-SHORAD) do Leonardo DRS cung cấp gồm 4 ra-đa MHR, pháo 30 mm XM914, tên lửa AGM 114 Longbow Hellfire của Lockheed Martin và tên lửa Stinger của Raytheon đã được đưa vào trang bị trong một chương trình khẩn cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu của lực lượng cơ động tuyến trước. 144 hệ thống trong hợp đồng sẽ đáp ứng các yêu cầu ưu tiên ban đầu đồng thời các hệ thống bổ xung sẽ được trang bị tiếp nếu nhu cầu của 10 tiểu đoàn thường trực (sẽ thành lập vào năm 2024) và 8 tiểu đoàn Cảnh vệ Quốc gia là cần thiết.

1654745461473.png

1654745481284.png

1654745501225.png

Hệ thống phòng không tầm thấp mang trên phương tiện Stryker (M-SHORAD)

Mặc dù đã trang bị M-SHORAD, nhưng nhu cầu phòng thủ các trận địa cố định chống lại các UAS hạng trung, tên lửa hành trình và các rốc két không điều khiển của Lục quân Mỹ vẫn thiết yếu. Nhu cầu này được thể hiện năng lực phòng hộ hỏa lực gián tiếp (IFPC). Giải pháp của Dynetics đã được lựa chọn vào cuối tháng 8/2021 cho dự án IFPC sau khi bắt đầu. Mỗi IFPC sẽ sử dụng các tên lửa AIM-9X Sidewinder của Raytheon cùng với bệ phóng kết hợp với ra đa Sentinel hiện có và tích hợp vào hệ thống chỉ huy chiến trường tích hợp IBCS. Để phục vụ kế hoạch này, Lục quân Mỹ sẽ bắt đầu mua ra đa Sentinel AN/MPQ-A4 nâng cấp vào năm 2023. Dynetics phải cung cấp các nguyên mẫu thực tế để thử nghiệm và tích hợp vào hệ thống chỉ huy chiến trường phòng không và phòng thủ tên lửa (IBCS) vào giữa năm 2023. Hệ thống sau đó sẽ được nâng cấp để vô hiệu hóa các loại vũ khí khác như rốc-két, đạn pháo binh và đạn cối.

1654746601729.png

1654746590287.png

1654746358181.png

1654746409467.png

Hệ thống phòng hộ hỏa lực gián tiếp (IFPC)

1654745562026.png

1654745576150.png

Ra đa Sentinel AN/MPQ-A4

Các loại vũ khí năng lượng định hướng (DE) đã thể hiện năng lực giao chiến và vô hiệu hóa hoặc phá hủy thành công các UAS chiến thuật Nhóm 1 và Nhóm 2, đồng thời có tiềm năng chống lại các loại hỏa lực rốc két, pháo binh và cối (C- RAM). Để đạt mục đích này, Lục quân Mỹ đã phát triển các hệ thống DE M-SHORAD, một hệ thống vũ khí lade năng lượng cao lắp trên xe Stryker. Hệ thống này đã hoàn thiện thử nghiệm tác chiến vào tháng 8/2021 với việc sử dụng các lade năng lượng cao của Northrop Grumman và Raytheon. Đây là một bước tiến then chốt trong nỗ lực đạt mục đích trang bị trung đội đầu tiên gồm 4 hệ thống với một lade công suất 50 kW vào năm 2022. Vũ khí này sẽ được sử dụng tiêu diệt các mục tiêu tương ứng trong cự ly 10 km. Ngoài ra, Lục quân Mỹ còn tiếp tục theo đuổi tham vọng phát triển một vũ khí lade gắn trên xe tải công suất 300 kW, được coi như một giải pháp IFPC tiềm năng trong tương lai.

1654745643997.png

1654745778686.png

1654745709399.png

1654745722306.png

Hệ thống DE M-SHORAD

Vũ khí laser do Raytheon chế tạo được gắn trên xe bọc thép đã bắn hạ nhiều loạt đạn cối trong bốn tuần thử nghiệm, công ty đã công bố vào ngày 16 tháng 5. Cuộc thử nghiệm, một phần trong chương trình phát triển của Quân đội. Phương tiện phòng thủ mới chống lại đạn bay và các mối đe dọa khác, cũng liên quan đến việc sử dụng laser đánh bại một loạt máy bay không người lái. Cuộc thử nghiệm là một phần của nỗ lực ngày càng tăng nhằm đảm bảo rằng trên các chiến trường trong tương lai, quân đội có thể được bảo vệ khỏi phạm vi các cuộc tấn công mà họ có thể phải đối mặt.
Raytheon mô tả vũ khí năng lượng định hướng của nó là một tia laser năng lượng cao loại 50 kilowatt. Công ty đã làm việc với công ty con Kord của nhà thầu quốc phòng KBR để tích hợp tia laser đó lên xe chiến đấu Stryker. Stryker là phương tiện vận tải bọc thép tám bánh, được vận hành bởi một kíp lái hai người và có đủ chỗ cho 9 binh sĩ đi bên trong. Phần thân của phương tiện đủ linh hoạt để Quân đội Hoa Kỳ có thể điều chỉnh nó cho nhiều vai trò khác nhau, bao gồm cả làm nền tảng cho một loạt vũ khí phòng không hiện có.
Vũ khí laser được thiết kế để cung cấp khả năng đánh chặn với mức giá rẻ hơn nhiều so với tên lửa, và thậm chí còn rẻ hơn cả đạn. “Với băng đạn vô hạn hiệu quả và chi phí mỗi lần bắn gần như bằng không, High Energy Laser - laser năng lượng cao - bây giờ là câu trả lời đã được chứng minh cho các mối đe dọa không đối xứng như máy bay không người lái và súng cối, ”Byron Bright, chủ tịch của KBR Government Solutions cho biết trong một thông cáo.

Mấu chốt của phòng không tương lai đó là IBCS của Lục quân Mỹ hiện đang được Hãng Northrop Crumman cung cấp. Đây là một hệ thống lấy mạng làm trung tâm tích hợp tất cả các cảm biến và vũ khí nhằm nhận dạng, theo dõi và tiêu diệt các mối đe dọa tên lửa và đe dọa trên không. IBCS tìm kiếm giải pháp tích hợp mọi cảm biến và phân phối mục tiêu tới hệ thống đánh chặn tối ưu nhất. IBCS đã thực hiện thành công thử nghiệm đánh chặn tên lửa hành trình tháng 7/2021 và bắt đầu đưa vào thử nghiệm tác chiến vào tháng 8/2021. Quá trình sản xuất loạt nhỏ được phê chuẩn bắt đầu vào đầu 2021 với các kế hoạch trang bị hệ thống đầu tiên vào giữa 2022.

1654746099354.png

1654746152586.png

1654746219254.png

1654746169956.png

1654746188998.png

IBCS của Lục quân Mỹ
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vũ khí uy lực sát thương của binh lính (SL)

Nâng cao hiệu quả chiến đấu của binh lính bằng cách ứng dụng các công nghệ tiên tiến là một ưu tiên khác của Lục quân Mỹ. Trong những nỗ lực đạt được này, vũ khí tiểu đội thế hệ kế tiếp (NGSW) dường như là một trong những kết quả vượt ra ngoài mong đợi. Hiện tại, có 3 ứng viên đang được đánh giá để thay thế cho các vũ khí cá nhân như tiểu liên M4A1 và vũ khí tiểu đội M249. General Dynamics Ordnance và Tactical Systems, Sig Sauer và Textron đã cung cấp cả các nguyên mẫu súng trường (NGSW-R) và súng trường tự động (NGSW). Những vũ khí này đang trải qua giai đoạn thử nghiệm thực tế và lựa chọn cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối 2021, đầu 2022. Mỗi vũ khí đều phải sử dụng loại đạn có đầu đạn cỡ 6,8 mm mới do Lục quân Mỹ lựa chọn, còn thân đạn do các đối tác tự quyết định. Cỡ đạn này được kỳ vọng sẽ mang lại tầm bắn xa và uy lực sát thương cao hơn. Kế hoạch trang bị các vũ khí mới này dự kiến bắt đầu vào năm 2023, với số lượng khoảng 121.773 khẩu trong vòng 5 năm.

1654773276791.png

1654773316547.png

1654773339093.png

Súng trường (NGSW-R)

1654773409596.png

1654773434045.png

1654773469723.png

Súng trường tự động (NGSW)

Bên cạnh phát triển các loại vũ khí và đạn mới, chương trình NGWS còn bao gồm lựa chọn một hệ thống điều khiển hỏa lực quang học mới. NGWS-FC sẽ có tính năng phóng đại biến thiên, đo xa lade, tính toán đạn đạo và khắc phục các nhân tố bất lợi do môi trường gây ra. L3 Harris và Vortex Optics đã được lựa chọn và cung cấp các nguyên mẫu để đánh giá. Sự kết hợp loại đạn mới, vũ khí mới và hệ thống điều khiển hỏa lực mới sẽ cho phép nhận dạng và giao chiến với mục tiêu ở cự ly từ 600 m và xa hơn với độ chính xác cao.
Một chương trình người lính khác có thể thấy rõ đó là Hệ thống tăng cường thị giác tích hợp (IVAS), đã được phân bổ ngân sách mua 40.219 thiết bị vào năm 2021. IVAS là một phiên bản quân sự của thiết bị HoloLens do Microsoft phát triển, đây là một thiết bị quan sát gắn trên mũ binh lính, được tổng hợp từ nhiều nguồn cảm biến và dữ liệu khác theo thời gian thực. Dự kiến ban đầu và hiện nay đã được trang bị cho lính bộ binh, nó sẽ cung cấp khả năng hiển thị đường ngắm vũ khí, thu nhận nguồn video cung cấp từ các drones và cảm biến khác, định vị, dẫn đường và tuyến liên lạc lên trực tiếp. Hệ thống hiện nay cũng đang tìm kiếm ứng dụng để trang bị cho bộ binh cơ giới và kíp chiến đấu của các phương tiện. IVAS có thể tích hợp và hiển thị không chỉ các ảnh từ bất kỳ cảm biến nào mà còn có thể dẫn đường, định vị, chỉ thị mục tiêu và cung cấp các thông tin khác cả bên trong và bên ngoài bất kỳ trang bị nào từ phương tiện chiến đấu, máy bay trực thăng và các hệ thống phương tiện khác. Ngoài ra, IVAS có thể được sử dụng để huấn luyện tổng hợp. Lục quân Mỹ đã trao một hợp đồng yêu cầu trong 5 năm với các lực chọn thêm 5 năm nữa đối với Microsoft để phát triển IVAS, với giá trị có thể lên tới 21,88 tỷ đô la Mỹ.

1654773585993.png

1654773619791.png

1654773677377.png

1654773692153.png

Hệ thống tăng cường thị giác tích hợp (IVAS)
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(Tiếp)

Máy bay lên thẳng tương lai

Một chương trình then chốt trong các kế hoạch hiện đại hóa “Big Six” của Lục quân Mỹ đó là nhanh chóng tăng cường năng lực hàng không cánh quạt thông qua chương trình Máy bay lên thẳng tương lai (FVL). Ban đầu, chương trình này nhằm phát triển một họ máy bay mới- máy bay đa dụng liên quân chủng- bao gồm các máy bay vậ tải lên thẳng hạng nặng và siêu nặng. Trong những năm gần đây, những nỗ lực chủ yếu tập trung vào thay thế hai loại máy bay trực thăng hạng trung, đó là: Máy bay tấn công tầm xa tương lai (FLRAA) sẽ thay thế cho các trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawks và Máy bay trinh sát tấn công tương lai (FARA) sẽ thay thế các trực thăng tấn công AH-64 Apache cũng như cung cấp một loại máy bay trực thăng trinh sát mới mà Lục quân Mỹ đã không có trong trang bị kể từ khi loại khỏi trang bị họ máy bay trực thăng Bell OH-58 Kiowa Warrior vào năm 2015. Hiện có hai máy bay đang được phát triển trong cả chương trình FLRAA và FARA.

1654876711178.png

1654876739317.png

1654876774583.png

Máy bay tấn công tầm xa tương lai (FLRAA)

1654876972008.png

1654877017378.png

1654876843258.png

1654876872915.png

Máy bay trinh sát tấn công tương lai (FARA)

Mục đích của chương trình FLRAA là cung cấp một loại máy bay trực thăng phá vỡ các giới hạn truyền thống của các thế hệ máy bay trực thăng hiện tại về khả năng cơ động, tầm bay, tốc độ bay, tải trọng mang, khả năng sinh tồn, giảm thiểu yêu cầu bảo dưỡng, độ tin cậy tốt hơn và dễ dàng nâng cấp bằng cách loại bỏ sử dụng các hệ thống độc quyền. Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong phát triển những máy bay mới này là định hướng tới xu hướng máy bay tương lai thông qua bổ xung lựa chọn Cách tiếp cận các hệ thống mở mô-đun (MOSA). Định hướng này sẽ cung cấp khả năng nâng cấp nhanh hơn và linh hoạt hơn cho các phương tiện tương lai, đồng thời tận dụng lợi thế của những phát triển công nghiệp, không chỉ những sản phẩm của nhà sản xuất ban đầu (OEM).
Sản phẩm cạnh tranh của FLRAA có thể là máy bay cánh quạt lật V-280 Valor của Bell với máy bay cánh quạt đồng trục kép SB-1 Defian do Sikorsky và Boeing hợp tác phát triển. Bell’s V-280 đang nằm trong tiêu điểm phát triển máy bay cánh quạt lật của Bell cùng với nỗ lực phát triển phương tiện bay không người lái (UAV) V-247 Vigilant. V-280 sẽ có tốc độ bay khoảng 518 km/h, tầm tác chiến từ 900- 1.500 km tùy thuộc vào nhiệm vụ. SB-1 Defiant kết hợp một động cơ đẩy giúp đạt tốc độ trên 463 km/h và sẽ cần vượt qua các yêu cầu về tầm tác chiến tối thiểu của Lục quân và Hải quân Mỹ.

1654877075891.png

1654877096178.png

1654877115330.png

1654877141937.png

Máy bay cánh quạt lật V-280 Valor


1654877214551.png

1654877244251.png

1654877272317.png

(UAV) V-247 Vigilant

Đối với FARA, nguyên mẫu bay S-97 Raider của Sikorsky sẽ cạnh tranh với sản phẩm 360 Invictus của Bell.
Sẽ có trên 2.000 máy bay trực thăng FVL mới sẽ được đặt hàng với kế hoạch bàn giao bắt đầu trong giai đoạn 2030-2035 và sẽ tiếp tục chế tạo trong hai thập kỷ sau đó. Do số lượng các máy bay trực thăng mới được yêu cầu phát triển nhiều nên Lục quân Mỹ có thể cấp ngân sách trong bất kỳ năm nào, quá trình bàn giao sẽ tiếp tục trong ít nhất hai thập kỷ cùng với nâng cấp theo Block với các sản phẩm cung cấp của OEM trong thời gian nửa sau thế kỷ này. Do đó, dường như một số máy bay Black Hawk và Apache sẽ vẫn phục vụ trong trang bị tới năm 2060.

1654877385061.png

1654877403141.png

1654877421030.png

1654877446886.png

Trực thăng S-97 Raider của Sikorsky

1654877521566.png

1654877543512.png

1654877474122.png

Trực thăng 360 Invictus của Bell

Vào ngày 28/5/2021, Thiếu tướng Paul Chamberlain, Giám đốc quản lý và giám sát ngân sách Lục quân Mỹ cho biết: “Nhu cầu ngân sách năm 2022 của Lục quân Mỹ đã giảm 1,2 tỷ đô la. Yêu cầu của chúng tôi phù hợp với chiến lược hiện đại hóa hàng không lục quân. Chúng tôi chỉ điều chỉnh tỷ lệ sản xuất đối với trực thăng Black Hawk và Apache nhằm ưu tiên ngân sách tiếp tục phát triển máy bay lên thẳng tương lai”.
Về kế hoạch thời gian, vào đầu năm 2021 Chuẩn tướng Walter Rugen, Giám đốc nhóm chức năng chéo của FVL tại Bộ Tư lệnh tương lai Lục quân Mỹ đã nói rằng, một hợp đồng dành cho FLRAA sẽ được trao vào quý 4/2022 cùng với Milestone B vào quý 4/2023. Điều này sẽ tiếp tục với quyết định Milestone C vào khoảng cuối 2027 hoặc 2028 và đơn vị đầu tiên được trang bị sẽ vào năm 2030. Chương trình FARA được cho là sẽ có khung thời gian tương tự như vậy với Milestone B vào năm 2024 và đưa sản phẩm vào trang bị đầu tiên cho các đơn vị vào năm 2030.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mạng

Lục quân Mỹ có mục đích hiện đại hóa và hợp nhất hệ thống mạng của họ vào mạng chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tính báo (C3I) có thể triển khai dã chiến, từ đó nó có thể loại bỏ các yếu điểm hiện tại để có thể phục vụ các hoạt động tác chiến đa miền thông qua các gói năng lực mạng lưới.
Việc cho ra đời các mạng lưới nhằm tăng cường năng lực khi kết hợp chặt chẽ những phát triển công nghiệp sẽ cung cấp và đưa vào trang bị các Gói năng lực (CS) trong các chu kỳ 2 năm một. Mỗi CS sẽ xây dựng những lợi thế đã được tạo ra từ các chu kỳ phát triển trước, cũng như kết hợp chặt chẽ các kết quả và đánh giá từ các chương trình Soldier Touchpoints, dự án Convergence, các chương trình khoa học và công nghệ (S&T) cũng như các thử nghiệm và trình diễn năng lực. Kết quả của CS cần được tiêu chuẩn hóa cũng như đảm bảo về an ninh mạng.
Lục quân Mỹ đã vạch ra một định hướng đưa vào trang bị hệ thống mạng vào năm 2028, và Lục quân Mỹ đã nhận dạng 4 gói năng lực vào các năm tài chính 2021, 2023, 2025 và 2027 để tích hợp công nghệ, mặc dù quá trình tích hợp công nghệ được lên kế hoạch vẫn được thực hiện thường xuyên sau những mốc thời gian này.
Có 4 lĩnh vực hiện đại hóa mạng được Lục quân Mỹ vạch ra, hay còn gọi là mức độ nỗ lực (LOE) đó là: tạo một lớp truyền tải mạng thống nhất; xây dựng một môi trường vận hành thông dụng (COE) đối với các ứng dụng chỉ huy nhiệm vụ; nâng cao khả năng tương thích đồng minh và các lực lượng liên hợp; nâng cao khả năng cơ động và sinh tồn của các sở chỉ huy.
Các LOE được thực hiện với các mục đích cụ thể sau:

LOE 1: Truyền tải mạng thống nhất
LOE này sẽ thiết lập một mạng lưới khả dụng, tin cậy và độ bền cao bảo đảm kết nối liền mạch trong bất kỳ môi trường tác chiến khắc nghiệt nào. Do Lục quân Mỹ phải có khả năng giao tiếp thong qua một mạng bảo đảm và vận hành trong các môi trường khắc nghiệt và chật chội. LOE này sẽ giúp tăng cường năng lực của mạng chiến thuật tích hợp, Radio chiến thuật, ESB tăng cường, truyền tải mạng chiến thuật, hiện đại hóa tín hiệu/SATCOM.

LOE 2: Môi trường vận hành thông dụng (COE)
Cung cấp một bức tranh tác chiến thông dụng đơn nhất, đơn giản và trực giác thông qua một gói chỉ huy nhiệm vụ đơn nhất được vận hành và duy trì bởi binh lính. DO các chỉ huy phải có năng lực đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng đồng thời chỉ huy các lực lượng phân tán, sử dụng các kỹ năng ra quyết định nhanh. LOE này sẽ tăng cường năng lực cho các trang bị như các thiết bị liên lạc cầm tay, thiết bị liên lạc tích hợp và các trạm chỉ huy.

LOE 3: Tương thích đồng minh và các lực lượng liên hợp
Bảo đảm chắc chắn các lực lượng của Lục quân Mỹ có thể tương tác hiệu quả hơn cả về kỹ thuật và tác chiến với các đối tác đồng minh và liên hợp. Do Lục quân Mỹ không tác chiến đơn lẻ mà cần đạt được và duy trì một cấp độ tương thích giữa họ và các đối tác hành động thống nhất để có năng lực chỉ huy và điều khiển liên quan chủng đa miền (JADC2). Đạt được cấp độ này sẽ nâng cao môi trường đối tác nhiệm vụ.

LOE 4: Nâng cao khả năng cơ động và sinh tồn của sở chỉ huy
Giúp các chỉ huy lãnh đạo và chiến đấu trong các đội hình của họ từ bất cớ vị trí nào mà họ lựa chọn. Bảo đảm chắc chắn về khả năng triển khai, độ tin cậy, cơ động và sinh tồn của các sở chỉ huy. Do đặc điểm tác chiến, các sở chỉ huy phải có tính cơ động và khả năng sinh tồn để đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện nay là nhanh, linh hoạt và sát thương. LOE này sẽ cải tiến cơ sở hạ tầng tích hợp sở chỉ huy (CPI2).

Dự án Convergence

Dựa án Convergence (PC) là một sáng kiến quá xa vời nhằm tìm kiếm giải pháp truyền dữ liệu nhanh hơn trên toàn bộ dải rộng các hệ thống chiến đấu của Lục quân Mỹ. Mục đích nhằm sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để thu thập, đánh giá và phổ biến thông tin từ một mạng rộng các cảm biến khả dụng sang các hệ thống sử dụng và xử lý tương ứng. Mục đích nhằm cho phép kết nối mọi cảm biến với bất kỳ xạ thủ nào hoặc lựa chọn cảm biến tốt nhất kết nối với xạ thủ tốt nhất. Dự án đã thử nghiệm năng lực khả thi tại cấp chiến thuật vào năm 2020, PC21 được lên kế hoạch bắt đầu vào tháng 11/2021 và tập trung vào các ứng dụng của nó đối với các lực lượng liên quân chủng trong tác chiến đa miền. Năng lực kết nối mạng của tất cả các trang bị trên không gian chiến trường mang lại khía cạnh quan trọng trong thực hiện các chiến dịch tác chiến đối xứng trong tương lai.

1655004167114.png

1655004225613.png

1655004396932.png

1655004270060.png

1655004328071.png

1655004886476.png

Dựa án Convergence thử nghiệm các thiết bị
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
Hợp tác về quân sự và kỹ thuật của Hàn Quốc với nước ngoài

Giới lãnh đạo Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đến việc phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước ngoài nhằm mục đích trang bị vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại cho LLVT quốc gia. Cùng với việc mua các loại vũ khí công nghệ cao và thiết bị quân sự có sẵn, trong khuôn khổ hợp tác quân sự-kỹ thuật, Hàn Quốc ưu tiên phát triển công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất theo giấy phép và nghiên cứu và phát triển chung với các công ty nước ngoài, sau đó sử dụng để tạo ra các mẫu thiết bị quân sự của riêng họ.
Luật pháp Hàn Quốc cho phép mua lại các sản phẩm quân sự hoàn chỉnh và tiến hành nghiên cứu và phát triển để tạo ra các hệ thống vũ khí. Giai đoạn 1 là xác định nhu cầu hiện tại và tương lai về vũ khí, trang thiết bị quân sự ở cấp Bộ tham mưu các quân binh chủng, sau đó gửi đến Hội đồng Tham mưu trưởng LLVT để tổng hợp, đánh giá, điều chỉnh và chuyển giao cho Bộ Quốc phòng. Bộ phận chuyên môn sẽ phân tích các yêu cầu và căn cứ tình hình quân sự-chính trị, cũng như khả năng tài chính, kinh tế, khoa học và kỹ thuật để đưa ra quyết định. Công ty phụ trách mua sắm quân đội, cơ quan nghiên cứu và phát triển quân sự (R&D) và cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm quân sự sẽ xác định tính hiệu quả của việc nhập khẩu kỹ thuật quân sự. Sau đó, các tổ chức này đề xuất ngân sách hàng năm và 5 năm để mua sắm trang thiết bị quân sự đã được Bộ trưởng Quốc phòng phê duyệt.
Công ty phụ trách mua sắm quân đội cũng hỗ trợ trực tiếp các chương trình chế tạo hoặc mua vũ khí và thiết bị quân sự thông qua việc ký kết các hợp đồng với các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Các đơn đặt hàng phát triển các mẫu mới được chuyển cho cơ quan nghiên cứu và phát triển quân sự, trong khuôn khổ một dự án cụ thể, có thể cùng thực hiện với các tổ chức nghiên cứu trong hoặc ngoài nước.
Vấn đề mua vũ khí và trang thiết bị quân sự đáp ứng nhu cầu của LLVT và các lực lượng khác được quyết định trên cơ sở kết quả các cuộc đấu thầu được tổ chức ở cả hai phương thức mở và đóng.
Cơ sở pháp lý để tổ chức hợp tác quân sự - kỹ thuật với nước ngoài là các hiệp định song phương liên chính phủ, cũng như các hợp đồng riêng lẻ. Quan hệ với Mỹ trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật được quy định bởi một hiệp ước năm 1965 và một bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quân sự từ năm 1996. Các biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật với Ý, Pháp, Thái Lan, Philippines, Anh, Canada, Ba Lan, Israel, Indonesia, Malaysia, Hà Lan, Đức, Romania và New Zealand đã được ký từ năm 1989 đến 1998. Ngoài ra, Hàn Quốc có các thỏa thuận đặc biệt với Mỹ, Pháp, Ý và Vương quốc Anh về trao đổi thông tin khoa học và khoa học- kỹ thuật, và với Mỹ, Anh và Đức về trao đổi dữ liệu trên đặc điểm giá cả của sản phẩm quân sự. Từ năm 2016 đến năm 2020, Hàn Quốc đứng thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự, và tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm này trên thế giới chiếm khoảng 3%. Các nước tiêu thụ chính các sản phẩm quân sự của Hàn Quốc là Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Iraq, Indonesia, Anh, Peru và Na Uy (thị phần các nước này là hơn 80%).
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc về các loại vũ khí và thiết bị quân sự, chủ yếu là thiết bị hải quân, chiếm 56% tổng lượng hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2016–2020. Một tỷ trọng xuất khẩu đáng kể nữa là thiết bị hàng không (23%) và vũ khí pháo binh (19%). Xe bọc thép và các loại thiết bị quân sự khác chiếm 2%.

Danh mục xuất khẩu thiết bị hải quân bao gồm các tàu hộ vệ tên lửa, tàu hộ tống, tàu ngầm diesel-điện, tàu đổ bộ trực thăng, các loại tàu thuyền cho các mục đích khác nhau. Các khách hàng nước ngoài đã đặt các tàu hộ vệ tên lửa thuộc dự án DW3000H (2 chiếc cho Philippines và 1 cho Thái Lan), tàu vận tải (1 cho Na Uy và 1 cho New Zealand), tàu đổ bộ trực thăng loại LPD (1 cho Myanmar và 1 cho Peru), 4 tàu chở dầu Tide (cho Anh).

1655112585068.png

1655112607771.png

1655112641974.png

1655112676672.png

Tàu hộ vệ tên lửa thuộc dự án DW3000H

1655112709538.png

1655113183030.png

1655113214193.png

Tàu đổ bộ trực thăng loại LPD

Các đơn hàng xuất khẩu thiết bị hàng không chủ yếu là máy bay huấn luyện KT-1 "Unbi", máy bay huấn luyện chiến đấu T-50/A-50 "Golden Eagle", trực thăng yểm trợ KUH-1 "Surion"(12 chiếc ở Peru và 4 chiếc ở Senegal). Năm 2022, họ có đơn hàng của Indonesia.

1655113366378.png

1655113391954.png

1655113350089.png

Máy bay huấn luyện KT-1 "Unbi"

1655113473665.png

1655113504238.png

1655113522148.png

Máy bay huấn luyện chiến đấu T-50/A-50 "Golden Eagle"

1655113552068.png

1655113672945.png

1655113575227.png

Trực thăng yểm trợ KUH-1 "Surion"

Trong khuôn khổ hợp tác Mỹ - Hàn về phát triển và sản xuất vũ khí, trang thiết bị quân sự, dự án đắt giá nhất lịch sử nước này trị giá khoảng 8,5 nghìn tỷ đồng won (7,8 tỷ USD) là của doanh nghiệp Korea Airspace Industries liên kết với tập đoàn Mỹ. Phía Indonesia chi 20% (1,7 nghìn tỷ won) của dự án dựa trên việc nhận 50 trong số 170 máy bay theo kế hoạch.

Đơn hàng pháo tự hành được giao cho Ấn Độ, Na Uy, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Estonia. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Ấn Độ đã mua giấy phép từ Hàn Quốc để lắp ráp pháo tự hành trên lãnh thổ của họ. Trong năm 2016 - 2020, pháo tự hành K9 155mm đã được xuất khẩu sang Phần Lan (17 xe), Na Uy và Ba Lan (mỗi nước 24), Estonia (2), Ấn Độ (100) dưới dạng lắp ráp linh kiện, tên Ấn Độ là "Vajra -T". Các thành phần đồng bộ cũng được cung cấp, bao gồm 56 khung gầm hoàn chỉnh cho pháo tự hành 155mm "Crab" cho Ba Lan. Trong thời gian tới, doanh số bán hàng sang Phần Lan và Estonia sẽ tiếp tục tăng, Australia cũng có đơn hàng 30 bộ.

1655113850178.png

1655113900683.png

1655113919930.png

Pháo tự hành K9 155mm

1655113958999.png

1655113986640.png

1655114035537.png

1655114053849.png

Pháo tự hành 155mm "Crab"

Những khách hàng tiềm năng của xe bọc thép do Hàn Quốc sản xuất là Australia, Na Uy, Ấn Độ và Philippines. Trong danh mục xuất khẩu chủ yếu là xe tăng K2 và xe chiến đấu bộ binh K21, xe tải (TZM) K10 cho pháo tự hành K9. Thổ Nhĩ Kỳ đã sản xuất thành công xe tăng chiến đấu chủ lực "Altay" theo công nghệ xe tăng K2 của Hàn Quốc. Mặc dù ngành công nghiệp quân sự Hàn Quốc rất phát triển nhưng quốc gia này là nhà nhập khẩu lớn thiết bị quân sự, chủ yếu là các mẫu vũ khí công nghệ cao, linh kiện và vật liệu, cũng như nhận chuyển giao quy trình công nghệ nước ngoài tiên tiến để tổ chức sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước.


1655114227335.png

1655114269188.png

1655114301361.png

Xe tăng K2

1655114337601.png

1655114358655.png

1655114384161.png

Xe chiến đấu bộ binh K21

1655114417275.png

1655114561591.png

1655114587578.png

1655114640188.png

Xe tải (TZM) K10

1655114716296.png

1655114746527.png

1655114764583.png

1655114794010.png

Xe tăng chiến đấu chủ lực "Altay" của Thổ Nhĩ Kỳ
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Theo luật pháp Hàn Quốc trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, đối với các hợp đồng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho mục đích quân sự, nếu số tiền trong hợp đồng vượt quá 10 triệu USD thì phải đi kèm với chuyển giao công nghệ, cũng như có thành phần bù đắp (30–70 phần trăm tổng giá trị hợp đồng), bao gồm cả việc mua lại hoặc đầu tư vào Hàn Quốc. Khối lượng đề xuất bù đắp cho các hợp đồng của Hàn Quốc từ năm 2016 đến năm 2020 ước tính đạt 30,9 tỷ USD, phần lớn là ở Mỹ (80%).
KHỐI LƯỢNG HỢP ĐỒNG BÙ ĐẮP VỚI NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2016-2020 (TRIỆU USD)
Nước
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng
Mỹ​
6610,0​
6 588,0​
6548,0​
4569,9​
482,8​
24 798,7​
Pháp​
801,0​
801,0​
809,0​
726,8​
680,9​
3818,7​
Israel​
184,0​
170,0​
192,0​
236,5​
202,4​
984,9​
Ytalia​
204,0​
212,0​
7,0​
7,5​
7,5​
438,0​
Anh​
59,0​
70,0​
78,0​
76,0​
133,2​
416,2​
Đức​
101,0​
104,0​
86,0​
37,8​
38,2​
367,0​
Áo​
–​
9,0​
9,0​
9,0​
9,0​
36,0​
Phần Lan​
8,0​
8,0​
8,0​
–​
–​
24,0​
Canada​
7,0​
7,0​
7,0​
–​
–​
21,0​
Thụy Điển​
10,0​
–​
–​
–​
–​
10,0​
Tổng​
7984,0​
7969,0​
7744,0​
5 663,5​
1554,0​
30914,5​

Trong giai đoạn này, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ bảy trong bảng xếp hạng thế giới về các quốc gia nhập khẩu vũ khí và thiết bị quân sự với thị phần 4,3%. Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính cho thị trường Hàn Quốc, chiếm khoảng 60% tổng nhập khẩu. Thị phần của Đức là 31%, Tây Ban Nha - 6%, Anh - 3%, Israel và Pháp –mỗi nước 1%.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Hàn Quốc đã nhập khẩu từ Mỹ 40 máy bay chiến đấu F-35, 36 máy bay trực thăng tấn công AH-64 “Apache”, pháo và tên lửa cho tàu khu trục nhỏ và tàu ngầm, 1 radar anten mạng pha để hiện đại hóa máy bay chiến đấu F-16 C/D.

1655205403538.png

1655205427126.png

1655205449741.png

1655205538845.png

Máy bay F-35 của Hàn Quốc

1655205569152.png

1655205754481.png

1655205772808.png

Máy bay F-16 của Hàn Quốc

1655205823499.png

1655205852687.png

1655205873287.png

Trực thăng AH-64 của Hàn Quốc

Ngoài ra, Tập đoàn “Raytheon” của Mỹ đã nâng cấp hệ thống phòng không “Patriot” hiện có lên cấp PAC-3 cho Quân đội Hàn Quốc, và Tập đoàn “Boeing” tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng máy bay F-15E “Strike Eagle”.
Để giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, Hàn Quốc đang tích cực phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật với các quốc gia khác. Giai đoạn 2016 - 2020, Hàn Quốc mua vũ khí và thiết bị quân sự từ Đức, Ixraen, Pháp, Anh và các nước khác. Đặc biệt, trong thời gian trên, Đức đã chuyển giao khoảng 300 tên lửa không đối đất chiến thuật KEPD-350, động cơ cho xe tăng K2 và các tổ máy cho tàu khu trục. Ngoài ra, 4 tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 214 đã được lắp ráp tại Hàn Quốc theo giấy phép của Đức. 4 máy bay tiếp dầu A. 330 MRTT được chuyển giao từ Tây Ban Nha; 8 trực thăng chống ngầm AW-159 “Lynx” được chuyển giao từ Anh; 3 UAV trinh sát “Heron”, 2 radar tầm xa “EL/M-2080 "Green Pine" từ Israel trong những năm 2016– 2020, cũng như tên lửa chống tăng "Spike" cho trực thăng AW-159 và radar đa chức năng EL/M 2032 cho máy bay FA-50 do Hàn Quốc sản xuất.

1655206081192.png

1655206045725.png

1655206114485.png

1655206028903.png

Tên lửa không đối đất chiến thuật KEPD-350

1655206227067.png

1655206149314.png

1655206188142.png

Máy bay tiếp dầu A. 330 MRTT

1655206311394.png

1655206349940.png

1655206516888.png

Tên lửa chống tăng "Spike"
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Xung đột toàn cầu Mỹ - Trung

Ở nước Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc được nhìn nhận rộng rãi như một mối đe dọa đối với ngôi vị bá chủ thế giới của Mỹ. Nhận định về sự trỗi dậy kinh tế và quân sự không gì ngăn chặn nổi của Trung Quốc cũng như sự suy giảm sức mạnh của Mỹ có thể được dựa trên những giả định và dự báo không chắc chắn. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước lớn duy nhất có thể đe dọa vị thế của Mỹ. Chuyển dịch sức mạnh có nguy cơ đe dọa ổn định của hệ thống quốc tế nếu cường quốc tại vị và cường quốc mới nổi không đạt được sự đồng thuận về lãnh đạo và quản trị trật tự quốc tế. Chí ít đây là những gì mà thuyết chuyển đổi quyền lực chỉ ra. Vấn đề này được tranh luận rộng rãi ở Mỹ và Trung Quốc và gọi là “bẫy Thucydides”. Thuyết chuyển đổi quyền lực còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng tới nhận thức của cả người Mỹ và Trung Quốc. Một mặt, nó khiến các nhà hoạch định chính sách cảm nhận được nguy cơ về một cuộc cạch tranh Trung-Mỹ. Mặt khác, theo cách giải nghĩa này, các cuộc xung đột mang bản chất khu vực hay về một vấn đề cụ thể hơn có thể biến thành một cuộc xung đột bá chủ toàn cầu.
Câu chuyện cạnh tranh nước lớn được tuyên truyền bởi chính quyền Tổng thống Donald Trump phải được xem xét trong bối cảnh của cuộc tranh luận này và kỳ vọng rằng một cường quốc mới nổi chắc chắn sẽ thách thức trật tự quốc tế đương đại. Washington coi Trung Quốc là một cường quốc xét lại, có mưu đồ bá chủ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và về lâu dài là bá chủ toàn cầu. Bắc Kinh phủ nhận những cáo buộc như vậy, nhưng càng củng cố quan điểm này của Mỹ bằng một chính sách đối ngoại quyết đoàn hơn. Chính quyền Trump đã áp dụng một cách tiếp cận tiến công trong cạnh tranh nước lớn và xung đột tư tưởng với Trung Quốc: phá bỏ chính sách can dự chính trị và kinh tế Mỹ-Trung của những người tiền nhiệm và thực hiện chính sách ngăn chặn và răn đe quân sự. Cách thức tiếp cận mang tính đối đầu mới này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc dường như trở thành nguyên tắc tổ chức mới đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.

1655257105105.png

1655257141172.png

Thành phố Bắc Kinh

Mối đe dọa đối với chính trị thế giới là, cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột cấu trúc thế giới. Theo nghĩa này, câu chuyện về một loại hình chiến tranh lạnh mới thường được nhắc tới trong các cuộc tranh luận ở Mỹ không hoàn toàn là không có cơ sở, bất chấp mọi vấn đề và hạn chế của sự so sánh này. Tuy nhiên, những sự so sánh này không thay thế phép phân tích. Mục đích của công trình nghiên cứu này là tìm hiểu cuộc xung đột toàn cầu đang diễn ra này, cấu trúc của hội chứng xung đột, phạm vi và nguyên nhân của cạnh tranh chiến lược hiện nay và những hậu quả đối với chính trị thế giới. Xung đột toàn cầu Trung-Mỹ có thể châm ngòi cho phản toàn cầu hóa và sự xuất hiện của hai trật tự, một trật tự chủ yếu đặt dưới sự ảnh hưởng của Mỹ và một trật tự đặt dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Nếu một sự phân cực như vậy xuất hiện trong hệ thống quốc tế, nước Đức sẽ rơi vào tình thế khó khăn.

1655257223204.png

1655257287036.png

1655257374947.png

Thành phố Thượng Hải

Hội chứng xung đột Trung-Mỹ chứa đựng một vài thành tố. Nó dựa trên sự cạnh tranh vị thế khu vực mà ngày càng mở rộng ra toàn cầu. Ở Mỹ, sự gia tăng sức mạnh hiện nay và trong tương lai của Trung Quốc đã tạo ra những lo lắng về vị thế. Trung Quốc được nhìn nhận như một mối đe dọa lâu dài đối với vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ và những lợi ích an ninh, kinh tế mà Mỹ có được từ vị thế này. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng này xen lẫn với đối kháng tư tưởng mà gần đây đã trở thành nội dung chủ đạo ở phía Mỹ. Mỹ đang nỗ lực đào sâu sự khác biệt tư tưởng để huy động sự ủng hộ lâu dài trong nước cho một cuộc cạnh tranh tốn kém lâu dài. Chỉ riêng sự pha trộn giữa cạnh tranh vị thế lãnh đạo và khác biệt tư tưởng đã mang lại cho hội chứng xung đột một nét đặc thù. Bởi Mỹ và Trung Quốc coi nhau như những đối thủ quân sự tiềm tàng, mối quan hệ giữa hai nước được định hình bởi các chuyển động của tình thế an ninh. Sự nhạy cảm tình thế an ninh là hơi thấp với cả hai bên. Cả hai nước đều tự nhìn nhận mình là bên phòng ngự và coi bên kia là có ý đồ tiến công.
Bởi vì Trung Quốc và Mỹ là những đối thủ quân sự tiềm tàng và không chỉ cạnh tranh vị thế và hệ thống, mối quan hệ giữa hai nước có thể được hiểu là một sự cạnh tranh chiến lược phức tạp. Sự cạnh tranh này đặc biệt nhấn mạnh vào các vùng biển cận kề Trung Quốc, bị chi phối bởi các quan điểm về mối đe dọa quân sự và dự báo của Mỹ rằng Trung Quốc có ý định thiết lập một khu vực ảnh hưởng riêng ở Đông Á. Trên Biển Đông, yêu sách tự do hàng hải của Mỹ đi ngược với các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập một vùng an ninh và chống lại khả năng can thiệp quân sự của Mỹ.

1655257545144.png

1655257572429.png

1655257601472.png

1655257659263.png

Quân đội Trung Quốc

Ít quan trọng hơn nhưng hiện đang tồn tại là những nhận định về mối đe dọa quân sự trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng trên toàn cầu, bao gồm cả ở Bắc Cực. Đối với chính quyền Trump, sự hiện diện kinh tế và chính trị ngày càng tăng trên thế giới của Trung Quốc gây tổn hại lợi ích của Mỹ. Theo đó, Mỹ cần phải sử dụng mọi biện pháp và gây áp lực lên các nước khác không được tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Như chiến dịch chống Huawei đã cho thấy, cạnh tranh ảnh hưởng toàn cầu gắn chặt với khía cạnh công nghệ của cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ. Đó chính là ưu thế công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Khía cạnh xung đột này cũng được đáng được đề cập bởi vì vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ tạo ra những lợi thế cạnh tranh kinh tế toàn cầu và bảo vệ nền tảng cho ưu thể công nghệ quân sự.
Thắt chặt kiểm soát xuất khẩu là biện pháp chủ yếu trong chính sách của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ. Mỹ sẽ cố gắng lôi kéo đồng minh thực hiện chiến lược này. Washington có hai lựa chọn. Những lựa chọn này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Mỹ có thể cố gắng thiết lập một cơ chế kiểm soát xuất khẩu đa phương mới, tương tự như CoCom (Ủy ban Phối hợp kiểm soát xuất khẩu đa phương), mà đã đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hoặc có thể sử dụng đòn bẩy kiểm soát xuất khẩu và các lệnh cấm vận. Trong trường hợp của Iran, chính quyền Trump đã chứng minh cho các đồng minh thấy các công cụ này hiệu quả như thế nào.

1655257417646.png

1655257440104.png

1655257473092.png

Cảng Thượng Hải

....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(Tiếp)

Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra thách thức có một không hai đối với Mỹ, nước vốn vẫn coi mình là một cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương và bá chủ thế giới (mặc dù thuật ngữ này hiếm khi được sử dụng ở Mỹ). Một mặt, Trung Quốc được nhìn nhận như một nhà nước độc quyền quyết đoán và đối thủ quân sự tiềm tàng chủ yếu; mặt khác Mỹ và Trung Quốc ràng buộc chặt chẽ với nhau về mặt kinh tế. Viễn cảnh rằng Trung Quốc sẽ đe dọa địa vị truyền thống của Mỹ không chỉ ở Tây Thái Bình Dương và Đông Á mà còn trên toàn cầu đã định hình nhận thức của công chúng và phát ngôn của giới lãnh đạo.

1655290727600.png

1655290776209.png

1655290853941.png

Tàu chiến hải quân Mỹ

Tuy nhiên, không rõ liệu Trung Quốc sẽ có thể đuổi kịp hoặc thậm chí vượt qua Mỹ về mặt kinh tế và quân sự, và nếu điều đó trở thành hiện thực thì là khi nào. Các con số thống kê kinh tế của Trung Quốc không đáng tin cậy và các dự báo về xu thế hiện tại không chính xác. Các cuộc tranh luận ở Mỹ về biện pháp đối phó với Trung Quốc chủ yếu tập trung vào nguồn lực sức mạnh kinh tế và quân sự ngày một gia tăng của nước này. Thật vậy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đến nay rất mạnh nếu được đo đếm bởi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc các chỉ số khác như dòng luân chuyển thương mại và tài chính. Tuy nhiên, số lượng chi tiêu quân sự hoặc chỉ số sức mạnh tổng hợp quốc gia (CINC) mà bao gồm nhiều bộ dữ liệu không thực sự cung cấp những thông tin đáng tin cậy về nguồn lực sức mạnh của một đất nước. Dựa trên các dữ liệu này, Trung Quốc đã có thể là một siêu cường ở giữa thế kỷ XIX; ở Trung Quốc, giai đoạn này được nhớ đến như là điểm khởi đầu của “thế kỷ ô nhục”. Theo quan điểm của những người phản đối, những chỉ số này đánh giá quá cao tiềm năng sức mạnh của các nước có đông dân số. Nếu các chi phí sản xuất thực tế (các dữ kiện đầu vào cộng với ngoại ứng tiêu cực) và chi phí cho phúc lợi xã hội và an ninh (nội địa) được trừ ra từ những “tổng nguồn lực” này, “ước lượng ròng” khác hoàn toàn. Khi đó, một điều rõ ràng rằng, về nguồn lực sức mạnh, Mỹ vượt xa Trung Quốc về kinh tế và quân sự. Nếu theo quan điểm này, Mỹ sẽ vẫn là cường quốc số một trong một thời gian dài tới đây. Tuy nhiên, Trung Quốc là cường quốc duy nhất có thể được gọi là “siêu cường tiềm tàng đang nổi lên”.

1655290901905.png

1655290959806.png

1655291021305.png

Tàu chiến hải quân Trung Quốc

Thuyết chuyển đổi quyền lực

Sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á và ngày càng mở rộng khắp thế giới là dịch chuyển địa chính trị lớn mà Mỹ đã phải đối mặt trong thời gian gần đây. Như lịch sử đã chứng minh, việc đưa một cường quốc đang nổi lên hòa nhập vào hệ thống quốc tế không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Những nước như vậy có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động để cố gắng tìm kiếm nguyên liệu thô, thị trường và căn cứ quân sự. Trong quá trình này, các cường quốc mới nổi sẽ va chạm với các cường quốc khác, kể cả khi họ không theo đuổi chính sách đối ngoại hiếu chiến, xét lại hoặc dễ gây ra những rủi ro. Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động và kinh doanh ở nhiều nước, nhất là từ khi thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI). Để bảo vệ những khoản đầu tư đó và các tuyến đường thương mại trên biển, Trung Quốc đang tăng cường khả năng triển khai lực lượng quân sự. Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc đặt ra một thách thức đối với Mỹ với tư cách là một cường quốc hải quân có nhiều ưu thế hơn và thách thức “vai trò bá chủ trên biển” của nước này.

Dịch chuyển sức mạnh đặt ra rủi ro lớn đối với sự ổn định của hệ thống quốc tế

Dịch chuyển sức mạnh gây ra những rủi ro lớn đối với sự ổn định của hệ thống quốc tế trừ khi cường quốc đang nổi lên và siêu cường trước đây có thể đạt được một nhận thức chung. Ít nhất điều này dường như là đúng nếu căn cứ vào hai học thuyết được xây dựng dựa trên quan điểm “hiện thực” trong quan hệ quốc tế: thuyết chuyển đổi quyền lực và thuyết chu kỳ quyền lực. Cả hai học thuyết này đều là những phiên bản hiện đại của cách giải nghĩa Thucydides rằng, chiến tranh Peloponnesian là một hệ quả tất yếu của việc sức mạnh đang lên của người Athenian gây ra sự sợ hãi đối với người Spartan và buộc họ phải tiến hành chiến tranh. Trong các thuyết chuyển đổi quyền lực ngày nay, sự phân bổ quyền lực tương đối ngang bằng được xem như châm ngòi cho chiến tranh, trong khi sự phân bổ quyền lực không ngang bằng tạo điều kiện thúc đẩy hòa bình. Điều này dựa trên nhận định rằng, những khác biệt trong hiện đại hóa kinh tế, xã hội và chính trị giữa các nước dẫn tới những thay đổi trong việc phân chia quyền lực, và khả năng xảy ra chiến tranh lớn nhất khi một đối thủ thách thức nhà nước đứng đầu trong hệ thống quốc tế - vấn đề gây tranh cãi là liệu kẻ thách thức có đứng lên cầm vũ khí chiến đấu hay cường quốc hàng đầu bắt đầu phát động một cuộc chiến tranh phòng ngừa. Giả thiết chuyển đổi quyền lực cũng có thể được thấy trong các học thuyết cấu trúc, lịch sử mà được sử dụng để giải thích cho sự phát triển của hệ thống nhà nước hiện đại thông qua các quy trình tuần hoàn. Chiến tranh bá chủ hay chiến tranh giữa cường quốc bá chủ và nước thách thức vai trò lãnh đạo và trật tự của hệ thống quốc tế là kết quả của sự mất cân bằng giữa trật tự chính trị của hệ thống quốc tế và sự phân phối quyền lực thực tế, mà điều này có nguyên nhân từ quá trình phát triển không đồng đều.
Những vấn đề khác nhau của thuyết chuyển đổi quyền lực thường được thể hiện qua các cuộc tranh luận ở Mỹ và định hình quan điểm về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhận thức về những rủi ro liên quan đến sự gia tăng sức mạnh của Bắc Kinh cũng được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc. Cũng giống như các tài liệu của Mỹ, các tài liệu của Trung Quốc chủ yếu phản ánh các quan điểm hiện thực (nhất là chủ nghĩa hiện thực tấn công) và các ý niệm về chuyển đổi quyền lực. Hầu hết các tài liệu chiến lược của Trung Quốc đều cho rằng, Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và nước này sẽ sử dụng mọi nguồn lực nhằm duy trì vị thế và quyền lợi của mình đồng thời ngăn chặn sự trỗi dậy hơn nữa của Trung Quốc.

1655291193328.png

1655291253677.png

1655291288303.png

1655291313666.png

Căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc

Những cuộc thảo luận ở cả Mỹ và Trung Quốc về cái được gọi là “bẫy Thucydides” cho thấy sự nhận thức về những rủi ro liên quan tới sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, quan điểm cơ bản được thể hiện qua các phát biểu công khai là sự nhận thức về những rủi ro sẽ xuất hiện khi một cường quốc mới nổi xung đột với một cường quốc số một thế giới. Các quan chức chính phủ hàng đầu Trung Quốc và bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần đề cập ý định muốn tránh “bẫy Thucydidies”. Sự nhạy cảm với những rủi ro gắn liền với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã được phản ánh trong các cuộc thảo luận về tìm kiếm một “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” giữa Mỹ và Trung Quốc. Ý tưởng này đã được Tập Cận Bình đề cập đến vào năm 2021 và chủ đề của các cuộc thảo luận sôi nổi ở Trung Quốc vẫn chỉ giới hạn ở một vài nguyên tắc trừu tượng, như không đối đầu, cùng tôn trọng các lợi ích cốt lõi (không cụ thể) của nhau và cùng thắng.
Các học thuyết về chuyển đổi quyền lực có vấn đề và giá trị luận giải của chúng cũng gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, những học thuyết này không chỉ là những ý niệm lý luận mà còn là những “ý niệm chính trị”. Theo nghĩa này, chúng đóng vai trò như một cấu trúc, do đó chi phối các quan điểm. Các cấu trúc tạo lập bối cảnh cho sự kiện và định hình dòng chảy của các sự kiện. Chúng đề ra những tiêu chí để đánh giá những phát triển, đề xuất giải pháp và vạch ra ranh giới cho một bài nghiên cứu. Theo đó, chúng góp phần xây dựng nên thực tiễn chính trị.


1655291347237.png

1655291390873.png

1655291404343.png

Căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản

Trong phạm vi cấu trúc chuyển đổi quyền lực, xung đột trong những lĩnh vực cụ thể mà mang đặc điểm khu vực hoặc cục bộ hơn được quan tâm đến mức làm gia tăng một cuộc chạy đua bá chủ toàn cầu. Việc các chính sách của Trung Quốc là nguồn gốc làm nảy sinh và củng cố nhận thức này ở Mỹ có thể dẫn tới một loại dự báo tự hoàn thành. Ít nhất, cấu trúc đang thịnh hành này có thể có tác động làm gia tăng nguy cơ xung đột do nhận thức cố hữu rằng một cường quốc đang trỗi dậy chắc chắn sẽ xét lại trật tự quốc tế hiện tại. Xuất phát từ quan điểm này, không cần phải thảo luận cụ thể hơn rằng Trung Quốc sẽ hành xử như một cường quốc xét lại ở mức độ nào và như thế nào. Chủ nghĩa xét lại có thể cách mạng, nghĩa là có thể nhằm mục đích tạo ra một cuộc cách mạng đối với các quy định, thể chế và hệ thống thứ bậc quốc tế. Ngoài ra, nó cũng có thể mang lại những cải cách và nhằm mục đích thay đổi một vài thể chế, quy định và nâng cao vị thế của chính quốc gia đó. Chủ nghĩa xét lại là một chiêu bài được tạo ra để phục vụ các mục đích của chính sách đối nội và đối ngoại, nhưng hiếm khi miêu tả hoàn toàn hành vi của nhà nước. Các nước có thể muốn duy trì nguyên trạng trong một số lĩnh vực và xét lại trong các lĩnh vực khác. Trung Quốc không đặt dấu hỏi về bản chất của trật tự quốc tế hiện nay. Trật tự này bao gồm nhiều nguyên tắc, quy định và cơ chế chức năng. Trung Quốc ủng hộ một số và phản đối số khác. Thuật ngữ “xét lại” phản ánh chính xác nhất lập trường của Trung Quốc: Trung Quốc hoạt động trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế hiện tại, nhất là hệ thống Liên hợp quốc, và giữ nguyên cách hiểu truyền thống về chủ quyền nhà nước. Tuy nhiên, nước này phản đối sự thống trị của Mỹ và phương Tây trong các thể chế quốc tế và không hài lòng với vị thế của chính mình. Theo quan điểm của Trung Quốc, vị thế này không còn phù hợp với sức mạnh gia tăng của đất nước và sự suy giảm của Mỹ. Do đó, ở Trung Quốc, Mỹ được coi là một cường quốc xét lại đang tìm cách thay đổi môi trường quốc tế kể từ khi chấm dứt xung đột Đông-Tây.

1655291473560.png

1655291542036.png

1655291566131.png

Căn cứ quân sự Trung Quốc tại châu Phi
 

IIIIIIIIIIIIII

Xe đạp
Biển số
OF-801572
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
34
Động cơ
15,709 Mã lực
Tuổi
26
Chắc em đăng chút tin vụn vặt
Ảnh mới của mẫu thử xe tăng thuộc chương trình EMBT của đức và pháp
1655364965217.png

1655364975862.png

1655364983969.png

Cấu hình
1655365103481.png
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
Chắc em đăng chút tin vụn vặt
Ảnh mới của mẫu thử xe tăng thuộc chương trình EMBT của đức và pháp
View attachment 7186378
View attachment 7186379
View attachment 7186382
Cấu hình
View attachment 7186387
Rheinmetall giới thiệu KF51 Panther tại Eurosatory 2022 - một người thay đổi cuộc chơi cho các chiến trường của tương lai
Rheinmetall ra mắt KF51 Panther mới của mình tại Eurosatory 2022. Là thành viên mới nhất của gia đình xe bánh xích Rheinmetall (KF là viết tắt của "Kettenfahrzeug", tức là xe có bánh xích), KF51 Panther được mệnh danh là người thay đổi cuộc chơi trên các chiến trường trong tương lai . Khái niệm xe tăng chiến đấu chủ lực đặt ra các tiêu chuẩn mới trong mọi lĩnh vực - sát thương, bảo vệ, trinh sát, mạng và khả năng cơ động. Rheinmetall ra mắt chiếc xe trong một buổi lễ vào thứ Hai, ngày 13 tháng 6 năm 2022 lúc 14:00 tại khán đài F241-240.
Tất cả các hệ thống vũ khí đều được kết nối với quang học của chỉ huy và xạ thủ và máy tính điều khiển hỏa lực thông qua kiến trúc NGVA được kỹ thuật số hóa hoàn toàn. Điều này cho phép cả hai chức năng là "tìm và diệt" - trong tương lai cũng được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

1655523109884.png

1655523128846.png

1655523281631.png


Vũ khí: Với vũ khí trang bị chính là Hệ thống súng tương lai Rheinmetall 130mm, KF51 Panther cung cấp hỏa lực vượt trội chống lại tất cả các mục tiêu cơ giới hóa hiện tại và tương lai. Ngoài ra, các tùy chọn vũ khí khác cũng có sẵn để cung cấp hỏa lực tập trung cho các cuộc tấn công tầm xa và chống lại nhiều mục tiêu.
Hệ thống Súng tương lai Rheinmetall (FGS) bao gồm một pháo nòng trơn 130 mm và một hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động. Hệ thống nạp tự động chứa 20 viên đạn đã sẵn sàng. So với các hệ thống 120 mm hiện tại, FGS mang lại hiệu quả cao hơn 50% ở phạm vi tác chiến. FGS có thể bắn các loại đạn động năng (KE) cũng như tên lửa chống tăng có thể lập trình và các loại đạn hiện có.

1655523367832.png

1655523326320.png

1655526952952.png

1655527897052.png

Pháo chính Rheinmetall 130mm

Một súng máy đồng trục 12,7 mm bổ sung cho vũ khí chính. Một số tùy chọn để tích hợp các trạm vũ khí được điều khiển từ xa (RCWS) mang lại sự linh hoạt cho khả năng phòng thủ gần và bằng máy bay không người lái. KF51 Panther được giới thiệu tại Eurosatory 2022 được trang bị RCWS "Natter" (bộ bổ sung) mới của Rheinmetall trong biến thể 7.62.
Khả năng tích hợp một bệ phóng cho UAV HERO 120 từ đối tác UVision của Rheinmetall vào tháp pháo cũng có thể thực hiện được. Điều này nâng cao khả năng tấn công mục tiêu của KF51 ngoài đường ngắm trực tiếp.

1655528151370.png

Súng tự động 7,62 mm bên ngoài tháp pháo
1655523588069.png

1655523603479.png

1655523751244.png

UAV Hero 120

1655528415206.png

1655528291711.png

Hệ thống phóng UAV Hero-120 trên KF-51

UAV mới với tên gọi Hero được phát triển trên cơ sở phi đạn tự hành có khả năng “treo” trên không trong thời gian dài. Cụ thể, các phiên bản hạng nhẹ Hero-120 được thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng.
Tổng trọng lượng UAV Hero-120 chỉ khoảng 12,5kg, trong đó đầu đạn tấn công nặng 3,5kg. UAV này có thể hoạt động trên không liên tục trong 60 phút để tìm kiếm và tấn công mục tiêu được chỉ thị.

Khả năng sống sót và bảo vệ kíp lái: Panther có khái niệm bảo vệ tích hợp đầy đủ, toàn diện, tối ưu hóa trọng lượng, kết hợp các công nghệ bảo vệ chủ động, phản ứng và thụ động. Không nghi ngờ gì nữa, tính năng hấp dẫn nhất của khái niệm này là khả năng bảo vệ tích cực chống lại các mối đe dọa từ đạn chống tăng động năng (KE). Nó làm tăng mức độ bảo vệ mà không ảnh hưởng đến trọng lượng của xe.
Hệ thống Bảo vệ Tấn công Hàng đầu (TAPS) của Rheinmetall ngăn chặn các mối đe dọa từ bên trên, trong khi hệ thống khói / che khuất ROSY hoạt động nhanh che giấu KF51 khỏi sự quan sát của kẻ thù. Hơn nữa, kiến trúc NGVA kỹ thuật số của nó cho phép tích hợp các cảm biến bổ sung để phát hiện các thiết bị phóng. Nhờ khả năng phát hiện sớm các nguy cơ, KF51 Panther có thể nhận ra và vô hiệu hóa các mối đe dọa ở giai đoạn đầu. Được thiết kế để hoạt động trong môi trường điện từ cạnh tranh, KF51 hoàn toàn đủ khả năng chống lại các mối đe dọa từ môi trường mạng.

1655523937668.png

1655523969110.png

Khoang lái của KF-51

1655528216629.png

Hệ thống pháo khói của KF-51

Khả năng điều khiển và kết nối mạng: KF51 Panther có khái niệm hoạt động sáng tạo. Về cơ bản, nó được thiết kế cho một kíp lái ba người: chỉ huy và xạ thủ trong tháp pháo và người lái trong thân xe, nơi có thể thêm một vị trí cho một chuyên gia vũ khí và hệ thống phụ hoặc cho các nhân viên chỉ huy như đại đội trưởng hoặc tiểu đoàn trưởng .
Được thiết kế theo tiêu chuẩn NGVA, kiến trúc kỹ thuật số hoàn toàn của xe tăng cho phép tích hợp liền mạch các cảm biến và hiệu ứng cả trong nền tảng cũng như vào một "hệ thống các hệ thống" được nối mạng. Hoạt động của cảm biến và vũ khí có thể được chuyển giao ngay lập tức giữa các thành viên trong kíp lái. Mỗi trạm điều hành có thể tiếp nhận các nhiệm vụ và vai trò từ những người khác, trong khi vẫn giữ được đầy đủ chức năng. Tháp pháo và vũ khí cũng có thể được điều khiển từ các trạm điều hành trong khung gầm, các biến thể của KF51 Panther với tháp pháo không người lái hoặc phương tiện điều khiển hoàn toàn từ xa cũng được lên kế hoạch trong tương lai.

Do thám và nhận thức tình huống: Nhờ cảm biến quang học SEOSS toàn cảnh và thiết bị ngắm chiến đấu chính EMES, chỉ huy và xạ thủ đều có thể quan sát và tấn công mục tiêu độc lập với nhau, cả ngày và đêm, trong khi ánh sáng ban ngày ổn định và quang hồng ngoại tích hợp máy đo khoảng cách laser có sẵn cho cả hai. Ngoài ra, thông qua màn hình hiển thị trong khoang chiến đấu, kíp lái có tầm nhìn 360° liên tục về môi trường xung quanh xe. Kết hợp hệ thống UAV trinh sát trên không tích hợp nâng cao khả năng nhận biết tình huống của kíp lái trong các khu vực lân cận gần phương tiện. Với các trang này, kíp lái cũng có thể tiến hành trinh sát dưới sự bảo vệ của áo giáp và chia sẻ kết quả với các tác nhân khác trên mạng.

1655527872210.png


Tính cơ động: KF51 Panther được xây dựng dựa trên khái niệm cơ động của Leopard 2. Với trọng lượng hoạt động chỉ 59 tấn, nó mang lại khả năng cơ động cao hơn nhiều so với các hệ thống hiện tại và có phạm vi hoạt động tối đa khoảng 500 km. Nếu không có sự chuẩn bị trước, nó phù hợp với cấu hình AMovP-4L, điều mà không loại xe tăng chiến đấu chủ lực nào khác có thể làm được. Do đó, khả năng di chuyển chiến thuật và chiến lược của KF51 đã làm cho nó trở nên khác biệt.

1655526750006.png

1655526936534.png

1655527582069.png

1655527802512.png

1655527856327.png


Đảm bảo kỹ thuật: Nhờ phương pháp phát triển sáng tạo của Rheinmetall, kíp chiến đấu, chuyên gia bảo trì, hậu cần và chuyên gia mua sắm từ tất cả các quốc gia sử dụng hiện tại và tương lai có thể đóng vai trò tích cực trong việc định hình tương lai của phương tiện. Rheinmetall có kinh nghiệm lâu năm trong việc thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu theo thứ tự, hợp tác với các quốc gia sử dụng, để đảm bảo rằng một phần lớn các thiết bị được sản xuất trong nước, do đó giúp tạo ra và / hoặc duy trì các khả năng và năng lực sản xuất, lắp ráp của quốc gia sở tại.

Khả năng tồn tại trong tương lai: Khi phát triển KF51, Rheinmetall không chỉ đặt ra mục tiêu hiện đại hóa các khái niệm xe tăng chiến đấu chủ lực hiện có. Ngay từ đầu, hãng đã hoàn toàn nhận thức vấn đề: KF51 Panther có thể được cập nhật dễ dàng và được trang bị các tính năng và chức năng mới nhất. Kiến trúc hệ thống NGVA mở, mô-đun của nó cho phép phát triển tuần tự, sau đó có thể được cập nhật phù hợp với các chu kỳ đổi mới. KF51 là đại diện đầu tiên của thế hệ phương tiện chiến đấu mới. Chẳng bao lâu nữa, những đổi mới trong tương lai sẽ cho phép các hoạt động thời bình thân thiện với môi trường và tối ưu hóa hơn nữa về tự động hóa và hiệu quả chiến đấu.

1655527002542.png

1655528090603.png

1655527827565.png

1655527924549.png

1655527843626.png
 

IIIIIIIIIIIIII

Xe đạp
Biển số
OF-801572
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
34
Động cơ
15,709 Mã lực
Tuổi
26
Cũng trong triển lãm vũ khí Eurosatopry công ty Rheinmetall có trụ sở tại Đức đã tiết lộ súng phóng lựu tự động nạp đạn có thể tháo rời của họ. Vũ khí Hỗ trợ Biệt đội 40, hoặc SSW40, trông giống như một thứ gì đó thuộc về một bộ phim bom tấn của Hollywood, đang thu hút sự chú ý vì khả năng bắn các viên đạn 40mm tốc độ trung bình có thể cung cấp cho các đơn vị nhỏ hỏa lực lớn, và rất nhiều, trong một tương đối nhỏ gọn bưu kiện.
1655560396080.png

Theo thông cáo báo chí của Rheinmetall, SSW40 là súng phóng lựu vác vai, nạp đạn tự động đầu tiên trên thế giới. Không rõ liệu "tự động" có nghĩa là vũ khí này có khả năng khai hỏa hoàn toàn tự động hay không. Các loại vũ khí bán tự động tương tự chủ yếu nhằm mục đích bắn từ hai chân hoặc giá đỡ xe đã xuất hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Vì vậy, nó có thể là SSW40 là "đầu tiên" trong việc hoàn toàn tự động hoặc bán tự động và dự định bắn từ vai giống như một loại súng truyền thống hơn. Công ty nói rằng cách xử lý, công thái học và thông số kỹ thuật của SSW40 được lấy cảm hứng từ súng trường tấn công, mang lại cho bệ phóng một thiết kế hợp lý, quen thuộc.

Cũng cần lưu ý rằng tiết lộ SSW40 là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu hơn nhiều. Vũ khí Hydra của Rheinmetall, cũng là một súng phóng lựu nạp đạn tự động, được cho là nguyên mẫu cho SSW40 và được giới thiệu lần đầu tiên cách đây một thập kỷ vào năm 2012. Mẫu này được phát hành dưới sự hợp tác giữa Rheinmetall và Milkor USA, người đã trưng bày Hydra tại triển lãm thương mại vũ khí cỡ nhỏ SHOT Show hàng năm tại Hoa Kỳ vào năm 2016.

Do các chi tiết cụ thể xung quanh SSW40 vẫn còn hơi mơ hồ vì quá trình phát triển không được dự kiến hoàn thành cho đến năm sau, một báo cáo về Hydra được đăng trên The Firearm Blog vào năm 2016 trong triển lãm SHOT Show có thể cung cấp một số thông tin chi tiết về những gì SSW40 có thể hình thành để được cuối cùng. Bài đăng trên blog lưu ý rằng Hydra có một ống đệm thủy lực gắn vào buồng và nòng súng và được thiết kế để có thể bắn 10 viên đạn trong vòng chưa đầy hai giây ở chế độ bắn hoàn toàn tự động. Người ta cũng chỉ rõ rằng chiếc Hydra được trưng bày tại SHOT Show năm đó được trang bị một tạp chí sáu vòng, nhưng tạp chí bốn và 10 vòng cũng có sẵn.
Hơn nữa, blog đã đề cập rằng “Hydra được vận hành bằng phương pháp thổi ngược và nòng súng sử dụng khả năng bắn xoắn tăng không lũy tiến. Nó hiện có trọng lượng không tải là 9,91 [pound] và [chiều dài tổng thể] là 32,75 inch. Nó được đánh giá cho các loại đạn 40x46mm ‘magnum’ của Rheinmetall-Waffen, cũng như tất cả các loại đạn tốc độ thấp 40x46mm. Nó sẽ được sản xuất tại [Hoa Kỳ]. Một số nâng cấp có thể có đối với thiết kế trước khi sản xuất hoàn toàn là sửa đổi bộ phận an toàn và ổ đạn, cũng như tay cầm được làm từ thứ gì đó bền hơn như G10, [một loại cán sợi thủy tinh áp suất cao phổ biến.]

Rheinmetall cũng cho rằng hệ thống giảm độ giật và tự điều chỉnh độ giật của SSW40 là một công cụ hỗ trợ đáng kể trong khả năng bắn tất cả các loại đạn 40mm sơ tốc thấp (LV) có sẵn trên cả những gì Rheinmetall tuyên bố là họ đạn trung bình 40mm mới nhất của nó- vận tốc (MV) đạn dược. Nhóm đạn MV mới bao gồm các loại đạn nổ phân mảnh cao, đạn xuyên không và chống tăng, cũng như các loại đạn không gây chết người, bao gồm hơi cay, phá cửa, huấn luyện, chiếu sáng, khói, cũng như lựu đạn nổ nhanh.
1655560017275.png

Thông cáo báo chí Rheinmetall viết: “Loại đạn MV mới có vận tốc tăng đáng kể và quỹ đạo phẳng, cho phép tấn công mục tiêu nhanh hơn và tăng tầm bắn hiệu quả của hệ thống lên 900 mét. “Kết hợp với danh mục đạn 40mm LV / MV phổ rộng của Rheinmetall, người sử dụng bộ binh đạt được sự linh hoạt và hiệu quả chưa từng có trên chiến trường trong tương lai.”

Những con số này khác biệt đáng chú ý với các loại súng phóng LV và MV 40mm khác thuộc loại này, bao gồm cả vũ khí bắn nhiều phát như M32A1 của Milkor USA. Súng phóng lựu M32A1 được thiết kế theo kiểu ổ quay sáu viên và có tầm bắn LV tối đa chỉ 400 mét và tầm bắn MV tối đa là 800 mét.
1655560070507.png

Về các trường hợp sử dụng chiến đấu, Rheinmetall tuyên bố rằng SSW40 có thể cung cấp hỏa lực cạnh tranh trên mọi địa hình trong cả các tình huống xung đột ngang hàng và bất đối xứng chỉ với một thay băng. Điều này có thể ngụ ý khả năng truy đuổi các mục tiêu bọc thép và sau đó là các mục tiêu mềm, hoặc thậm chí sử dụng ít đạn sát thương hơn, chỉ với việc hoán đổi băng đạn. Có thể bổ sung thêm mô-đun laser, ống ngắm điều khiển hỏa lực và hệ thống lập trình, mô-đun sau có thể được sử dụng để lập trình đạn nổ trên không để có độ chính xác chính xác, ngay cả sau lớp vỏ bọc, chẳng hạn như các mục tiêu bên trong cửa mở, cửa sổ hoặc ẩn nấp sau một phần trải ra.

1655560096131.png

Từ lâu đã có mong muốn đạt được mức hỏa lực này trong các đơn vị nhỏ hơn, do đó đã thúc đẩy sự phát triển của các loại vũ khí như M32A1 nói trên, cũng như hệ thống súng phóng lựu XM25 25mm được phát triển cho Quân đội Hoa Kỳ. Nếu SSW40 có thể khắc phục được các vấn đề tiếp tuyến có thể cản trở tính thực tế của nó, chẳng hạn như mang theo đủ tạp chí để đảm bảo có đủ đạn, vũ khí này cuối cùng có thể mang đến ý tưởng về một loại súng phóng lựu tự động cơ động cao và dễ sử dụng có khả năng bắn nhanh tầm trung -vòng vận tốc đến chiến trường.

Em tưởng tượng trong đầu em
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(em tiếp mạch chủ đề phía trên)

XUNG ĐỘT TOÀN CẦU MỸ TRUNG

Cạnh tranh nước lớn


Nếu ai đó lấy các tài liệu và tuyên bố chính thống là tiêu chuẩn để đánh giá, một nhận thức đang thịnh hành ở Mỹ là, Trung Quốc là “nước xét lại” hoàn toàn. Mong muốn rằng sự hội nhập của Trung Quốc vào các thể quốc tế và nền kinh tế quốc tế sẽ khiến nước này trở thành một đối tác tin cậy đã chứng minh sai lầm. Thay vào đó, Trung Quốc và Nga đang hướng đến cái đích định hình lại “một thế giới đi ngược với các giá trị và lợi ích của Mỹ”. Ngoài ra, Chiến lược An ninh quốc gia năm 2017 khẳng định rằng, cả hai nước này “đang tranh giành các lợi thế địa chính trị của chúng ta và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”. Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc “tìm cách bá chủ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong ngắn hạn và bá chủ toàn cầu về lâu dài”. Như cựu Ngoại trưởng Pompeo đã từng nói, “Trung Quốc muốn là cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới, mở rộng tầm nhìn độc đoán về xã hội và cách làm xấu xa ra khắp thế giới.

1655610576002.png

1655610638281.png

1655610732413.png

Thành phố Thâm Quyến

Theo chính quyền Trump, cạnh tranh chiến lược và xung đột tư tưởng với một Trung Quốc hùng mạnh và độc đoán sẽ được tiến hành không khoan nhượng. Như Phó Tổng thống Pence đã nói, Washington muốn “cài đặt lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược với Trung Quốc nhằm hướng đến mục tiêu nước Mỹ trên hết”. Chính quyền Trump hiển nhiên đã nhìn mối quan hệ với Trung Quốc thông qua lăng kính của một “lôgíc có tổng bằng không”. Quan niệm rằng cả hai bên có thể được hưởng lợi từ việc tăng cường quan hệ dường như khó tin đối với các quan chức cấp cao của chính quyền này. Theo đó, họ đã phá bỏ cách tiếp cận trước đây của Mỹ đối với Trung Quốc.
Trước Tổng thống Trump, mục tiêu chiến lược của Mỹ là gắn chặt Trung Quốc vào hệ thống quốc tế, với mong muốn biến nước này thành một nhân tố có tính xây dựng dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược này đã không lường trước được rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không nhất thiết diễn ra một cách hòa bình. Các chính quyền ở Mỹ trước đây cũng đã tính toán đến khả năng rằng, cạnh tranh địa chính trị cũng có thể trở nên quan trọng. Do đó, duy trì ưu thế quân sự và mở rộng quan hệ an ninh với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là những nội dung quan trọng của cách thức tiếp cận truyền thống mà kết hợp giữa quan hệ hợp tác và ngăn chặn. Kể từ giữa những năm 2000, ngăn chặn quân sự đóng một vai trò ngày càng quan trọng; đây là một biện pháp đối phó với sự trỗi dậy nhanh chóng về kinh tế, hiện đại hóa quân đội và quá trình bắt đầu bành trướng ra toàn cầu của Trung Quốc. Một biểu hiện rõ ràng của quyết tâm rằng Mỹ vẫn là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương và không chấp nhận vai trò bá chủ khu vực của Trung Quốc chính là cái được gọi là “chiến lược tái cân bằng” dưới thời Tổng thống Obama. Chiến lược hướng đến việc củng cố hệ thống đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với các nước khu vực như Ấn Độ và Việt Nam, tham gia hơn nữa vào các tổ chức khu vực và hội nhập kinh tế sâu hơn thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

1655610809381.png

1655610843843.png

1655611010971.png

1655611100418.png

Cảng Qingdao Trung Quốc

Các cuộc thảo luận về một kỷ nguyên mới của cạnh tranh nước lớn và sự thất bại đã được khẳng định của chính sách trước đây đã bắt đầu dưới thời Tổng thống Obama. Chủ đề về một “Trung Quốc quyết đoán” đã bắt đầu định hình tài liệu chiến lược của Mỹ. Tuy nhiên, dưới thời Obama, Nhà Trắng cố gắng hạn chế xu hướng này và chỉ đạo Lầu Năm Góc không sử dụng thuật ngữ “cạnh tranh nước lớn”; bởi vì điều này có thể tạo ra cảm giác rằng Mỹ và Trung Quốc hầu như không thể tránh khỏi va chạm.

Chính quyền Trump đang quyết tâm tuyên truyền tư tưởng cạnh tranh nước lớn

Chính quyền Trump đang quyết tâm tuyên truyền tư tưởng cạnh tranh nước lớn, do đó định hình việc luận bàn về Trung Quốc theo một cách riêng mà chỉ có những “diễn giả có thẩm quyền” như tổng thống và các thành viên của chính phủ mới có thể tiến hành. Tư tưởng này thể hiện một cách diễn giải quá khứ (“sự thất bại của chính sách hợp tác với Trung Quốc”), diễn giải tình hình hiện tại (“Trung Quốc cạnh tranh ngôi vị số một của Mỹ”) và đưa ra những định hướng chiến lược cho hành động tương lai (“cạnh tranh quyết liệt với mọi nguồn lực sức mạnh”).
Đối với Trung Quốc, tư tưởng cạnh tranh nước lớn của Mỹ là điều đáng bị lên án bởi nó phản ánh tư duy chiến tranh lạnh và trò chơi có tổng bằng không. Chính phủ Trung Quốc phủ nhận tư tưởng bá quyền hoặc thiết lập khu vực ảnh hưởng. Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không đi theo con đường mà các cường quốc trỗi dậy khác đã thực hiện. Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc thế giới về kinh tế, công nghệ và văn hóa, có ảnh hưởng lớn hơn đối với các quy tắc của chính trị quốc tế. Ít nhất đó cũng là tầm nhìn mà Tập Cận Bình đang theo đuổi như là một phần mục tiêu của ông nhằm phục hưng dân tộc Trung Hoa. Do đó, ông đa gắn tính hợp pháp của ************* với mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành cường quốc thế giới.

1655611184443.png

1655611319190.png
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(Tiếp)

Tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh

Mặc dù xung đột tư tưởng không phải là mặt trận chủ yếu, nhưng thông qua việc ngày càng khoét sâu “khác biệt tư tưởng”, nhận thức về mối đe dọa có khả năng sẽ ngày càng cao hơn, do đó làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc. Cũng giống như xung đột Đông-Tây, xung đột đột Trung-Mỹ không thể hạ nhiệt thành một tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh.

Một tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh nghĩa là: trong một hệ thống quốc tế (một hệ thống không nước nào có sức mạnh vượt trội), không nước nào có thể dám chắc nước mình không bị tấn công, thống trị hoặc thậm chí tiêu diệt. Tuy nhiên, các biện pháp để tăng cường an ninh của một đất nước, cho dù thông qua vũ khí, mở rộng lãnh thổ hoặc liên minh, có thể phương hại tới an ninh của nước khác, do đó dẫn tới cạnh tranh sức mạnh và chạy đua vũ trang. Nói một cách nghiêm túc, chúng ta nên phân biệt giữa hai tình thế tiến thoái lưỡng nan có liên quan đến nhau. Một là, ở cấp độ chính sách đối ngoại, xuất hiện “tình thế tiến thoái lưỡng nan về cách thức diễn giải” khi đánh giá ý định và tiềm lực của nước khác. Những ý định và tiềm lực đó mang bản chất phòng vệ và chỉ liên quan đến an ninh của riêng nhà nước đó hay sao? Hai là, “tình thế tiến thoái lưỡng nan về đối phó” xuất hiện ngay khi các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách đã diễn giải cung cách hành xử của một nước khác theo một hướng nhất định và phải lựa chọn giữa hoặc tăng cường quốc phòng của chính đất nước họ nhằm phục vụ cho mục đích răn đe hoặc phát đi những tín hiệu nhân nhượng. Nếu một bên tăng cường tiềm lực quân sự do sai lầm cho rằng bên kia có ý định hiếu chiến, điều này có thể châm ngòi cho một vòng xoáy thù địch. Đây là khi “nghịch lý an ninh” nảy sinh ở cấp độ tương tác: các biện pháp tăng cường an ninh của một nước có thể dẫn tới bất ổn hơn. Tuy nhiên, nếu đánh giá sai các ý định và tiềm lực của bên kia là không hiếu chiến, đất nước đó có thể tự đặt mình vào những tình thế nguy hiểm.

Theo nghĩa “kinh điển”, khái niệm tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh ám chỉ một tình huống mà trong đó các học thuyết quân sự tiến công và các tiềm lực quân sự tiến công đặt ra mối đe dọa đối với toàn vẹn lãnh thổ, hoặc dưới hình thức của một cuộc xâm lược hoặc một đòn tiến công trước bằng vũ khí hạt nhân. Với Trung Quốc, Mỹ chưa chấp nhận cùng bị hủy diệt là nền tảng của mối quan hệ chiến lược. Điều này có thể được hiểu như là Mỹ thiếu quyết tâm bảo vệ các đồng minh và lợi ích của mình ở châu Á. Ngoài ra, Bắc Kinh có lẽ sẽ không bị thuyết phục bởi bất kỳ tuyên bố nào của Mỹ rằng Mỹ không có ý định xóa sổ tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc trong trường hợp khủng hoảng leo thang. Tương tự như vậy, Trung Quốc không tin tưởng những lời hứa hẹn của Mỹ rằng, việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa không nhằm mục đích chống lại tiềm lực hạt nhân chiến lược của Trung Quốc.

1655720877735.png

1655721066266.png

1655720944006.png

1655720965461.png

Hệ thống phòng thủ thên lửa THADD của Mỹ tại Hàn Quốc

Trong học thuyết hạt nhân của nước này, Trung Quốc tuyên bố không sử dụng trước vũ khí hạt nhân; chỉ dựa vào chiến lược răn đe hạt nhân tối thiểu và do đó có khả năng trả đũa hạt nhân. Bắc Kinh lo sợ rằng việc Washington phát triển các tiềm lực trinh sát, do thám và tiến công nhanh toàn cầu cũng như các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể gây nguy hại tới khả năng tiến công trả đũa của Trung Quốc. Trung Quốc duy trì một kho vũ khí hạt nhân tương đối nhỏ và mặc dù không có các con số chính thức, người ta ước tính rằng Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng 290 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, nước này đang có kế hoạch mở rộng một phần kho vũ khí này, trong đó bao gồm sở hữu một số lượng lớn hơn các tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Mỹ đang đối mặt với vấn đề có nên chấp nhận cùng bị hủy diệt hạt nhân trong quan hệ với Trung Quốc hay không (điều này có thể bắt nguồn từ việc triển khai các tên lửa liên lục địa cơ động trên bộ và trên biển) hay sẽ theo đuổi một chiến lược hạn chế bị thiệt hại mà ít nhất sẽ mở ra cơ hội hạn chế những tổn thất của chính nước này nếu các biện pháp răn đe không thành công. Theo lôgíc truyền thống trong chính sách răn đe của Mỹ, nước này cần phải có các giải pháp để phá hủy trước kho vũ khí hạt nhân của đối phương.

1655721135175.png

1655721168450.png

1655721202869.png

1655721237852.png

Tên lửa hạt nhân của Trung Quốc

Nước Mỹ cũng lo sợ rằng, việc Trung Quốc sở hữu tiềm lực tiến công trả đũa hạt nhân có thể khiến nước này sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong khủng hoảng. Trong các cuộc thảo luận về chiến lược hạt nhân, điều này được ví như “nghịch lý ổn định-bất ổn”. Nói cách khác, sự ổn định ở cấp chiến lược có thể thôi thúc một bên sử dụng vũ lực một cách hạn chế với hy vọng rằng bên kia sẽ lùi bước trước nguy cơ một cuộc tiến công hạt nhân, bởi vì điều này sẽ dẫn tới việc cả hai bên đều bị hủy diệt. Theo kịch bản này, việc Trung Quốc sở hữu tiềm lực tiến công trả đũa hạt nhân đặt ra cho các đồng minh châu Á của Mỹ về hiệu quả của “răn đe mở rộng”. Nếu Mỹ sử dụng cách tiếp cận truyền thống trong chiến lược răn đe của nước này – coi các giải pháp tiến công hạn chế phủ đầu là điều kiện tiên quyết để răn đe mở rộng hiệu quả - thì kết quả có lẽ sẽ làm gia tăng chạy đua vũ trang. Thế trận hạt nhân của Mỹ được triển khai theo hướng hạn chế thiệt hại trong trường hợp xảy ra chiến tranh phải khiến Trung Quốc cảm thấy lo ngại, cho dù động cơ của Mỹ là mang tính phòng vệ.
Trong quan hệ Trung-Mỹ, tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh cũng thể hiện dưới một dạng thức khác – thông qua vấn đề Đài Loan. Cuộc xung đột chủ quyền chưa được giải quyết này có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh. Giới lãnh đạo Trung Quốc công khai bảo vệ quyền sử dụng vũ lực để ngăn chặn Đài Loan độc lập hoàn toàn, như Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh rất rõ hồi đầu tháng 01/2019. Sau khi đã bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1978, Mỹ đã chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và kết thúc hiệp ước phòng thủ. Tuy nhiên, Đạo luật quan hệ Đài Loan năm 1979 quy định rằng, chính sách của Mỹ là coi bất cứ nỗ lực nào nhằm quyết định tương lai của Đài Loan mà không thông qua biện pháp hòa bình là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh ở Tây Thái Bình Dương. Hậu quả là, chính sách của Mỹ là một trong những “mập mờ chiến lược”; mặc dù Mỹ hứa hẹn phản ứng trước bất cứ mối đe dọa nào đối với Đài Loan nhưng nước này không chính thức cam kết thực hiện điều đó. Đối với Trung Quốc, mục tiêu ngăn chặn Đài Loan độc lập vĩnh viễn khỏi Trung Quốc đại lục là một mục tiêu mang bản chất tự vệ. Bắc Kinh muốn răn đe Đài Loan thay đổi hiện trạng và tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, giải pháp quân sự của Trung Quốc có thể được hiểu là hành động tiến công bởi vì nó cho phép Bắc Kinh cưỡng ép tái thống nhất. Mỹ coi việc đảm bảo an ninh cho Đài Loan và cung cấp vũ khí cho hòn đảo này nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là mang động cơ phòng thủ. Tuy nhiên, việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan và để ngỏ khả năng Mỹ can thiệp vào một cuộc khủng hoảng có thể khiến Bắc Kinh hiểu rằng Mỹ đang tạo điều kiện cho Đài Loan tuyên bố độc lập.

1655721431871.png

1655721463498.png

1655721528928.png

Máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan và máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc

Theo quan điểm của Trung Quốc, việc nước này phát triển các tiềm lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực ở Biển Đông và Biển Hoa Đông là nhằm mục đích bảo vệ các “lợi ích cốt lõi” của nước này, mà số một là ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập. Những gì mà Trung Quốc có thể coi là mang động cơ phòng thủ lại bị Mỹ coi là tiềm lực tiến công. Nếu những tiềm lực này không làm cho quân đội Mỹ đánh mất đi khả năng triển khai sức mạnh trong khu vực thì chắc chắn cũng khiến cho hoạt động đó trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn. Đại chiến lược của Trung Quốc, kể cả dưới thời Tập Cận Bình, có thể về cơ bản mang bản chất tự vệ. Tuy nhiên, trong một môi trường thoạt nhìn có vẻ đầy rẫy các mối đe dọa, giới lãnh đạo Trung Quốc không biết chắc chắn liệu có duy trì được quyền lực và sự toàn vẹn của nhà nước về lâu dài hay không thì thậm chí một “chính sách tự vệ cũng có thể bị nghi ngờ là tiến công”.

1655721554686.png

1655721576591.png

1655721592480.png

Máy bay Trung Quốc tuần tra quanh đảo Đài Loan

Các nước không dễ gì có thể phá vỡ tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. Để làm cho đối thủ tin tưởng vào ý định tự vệ của mình cần phải có những bước đi mà có thể bị đánh giá là quá rủi ro – chắc chắn nếu các ý định hiện tại và tương lai của đối thủ bị coi là tiến công. Tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh giữa các nước có thể được giảm bớt thông qua cùng minh bạch, các biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, trong quan hệ Trung-Mỹ, sự nhạy cảm trước các tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh dường như bị hạn chế bởi việc bên nào cũng chỉ coi các ý định của mình mang bản chất tự vệ. Người ta không thể dám chắc giới lãnh đạo Trung Quốc có tin vào những điều họ đang tuyên truyền hay không. Tuy nhiên, những vấn đề chủ đạo vạch ra giới hạn cho chính sách đối ngoại của mỗi bên và tạo ra khuôn khổ để diễn giải quan điểm của các bên khác. Trung Quốc tự coi mình là một cường quốc đã bị ô nhục trong một thời gian dài và giờ là lúc cần phải lấy lại vị thế của một nước đáng được tôn trọng sau một thế kỷ ô nhục. Lịch sử đã cho thấy, Mỹ đã từng ngăn chặn sự trỗi dậy của một nước hòa bình, không hiếu chiến, không bành trướng. Nước Mỹ cũng không muốn rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. Mỹ tự coi mình là một nền dân chủ tự do không đe dọa nước khác, do đó có trách nhiệm đảm bảo ổn định quốc tế bằng sức mạnh quân sự vượt trội, vì lợi ích của mọi người dân lương thiện trên thế giới. Việc kết hợp hình ảnh hòa bình, tự vệ và quy kết ý định tiến công và hiếu chiến cho phe kia có thể đẩy hai bên vòng xoáy xung đột.

.....
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(Tiếp)

Mối quan hệ Mỹ-Trung có thể được hiểu là một cuộc “cạnh tranh chiến lược” phức tạp. Cả hai nước không chỉ tranh giành quyền lực, ảnh hưởng, đối đầu về mặt hệ thống mà còn là đối thủ quân sự tiềm tàng của nhau. Mỹ và Trung Quốc đã sa vào một cuộc cạnh tranh chiến lược khu vực trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh này chấm dứt khi Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Mát-xcơ-va và Oa-sinh-tơn quay sang Trung Quốc như là một đối trọng với Liên Xô. Cuộc cạnh tranh chiến lược hiện nay có thể bắt đầu xuất hiện từ lần đối đầu trong vấn đề Đài Loan vào năm 1996, khi mà người ta bắt đầu nghĩ tới khả năng của một cuộc đối đầu quân sự.

1655866707210.png

1655866730319.png

1655866758809.png

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Sự gia tăng cạnh tranh chiến lược vốn bắt nguồn từ sự khác biệt về mục tiêu và cùng nhận thức về các mối đe dọa thể hiện tầm vóc khu vực, toàn cầu và công nghệ. Cạnh tranh vị thế lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ cũng được đề cập bởi vì sự ra đời của những công nghệ đột phá mới tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và mang lại lợi thế so sánh với những hàm ý quân sự. Đây là chính là điểm khác biệt hoàn toàn với cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô trước đây: trước một đối thủ thua kém hơn về mặt công nghệ, Oa-sinh-tơn đã có thể chuyển cạnh tranh quân sự sang những lĩnh vực mà Liên Xô yếu thế hơn. Với Trung Quốc, Mỹ phải đương đầu với một đối thủ mà lựa chọn này không tồn tại bởi vì Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ về mặt công nghệ và thậm chí đang vượt qua Mỹ trong một số lĩnh vực, như công nghệ máy tính lượng tử và rô bốt. Duy trì hoặc khôi phục vai trò lãnh đạo về mặt công nghệ có ý nghĩa quân sự hàng đầu đối với Mỹ.

1655866971597.png

1655866989224.png

1655867036024.png

Robot Trung Quốc

Khía cạnh khu vực

Xung đột Mỹ-Trung được nói đến nhiều hơn ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông, so với ở khu vực các nước láng giềng trên bộ của Trung Quốc. Ở “châu Á biển” mối quan hệ là đối lập, xen lẫn những cảm nhận về mối đe dọa quân sự. Ở Mỹ, nhiều người cho rằng Trung Quốc có ý định thiết lập một “phạm vi ảnh hưởng” riêng ở Biển Đông. Trung Quốc đang mở rộng các lựa chọn quân sự để đối phó với khả năng can thiệp của Mỹ ở khu vực ngoại vi của nước này và triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực Đông Á và các khu vực khác. Cùng với ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng, điều này có thể giúp Trung Quốc “đẩy” Mỹ ra khỏi châu Á, do đó giành quyền bá chủ khu vực. Ở Mỹ, người ta lo sợ rằng Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế ngày môt gia tăng và các mối quan hệ kinh tế không cân bằng để gây ảnh hưởng đến xu thế an ninh ở những nước khác trong khu vực, do đó làm suy yếu hệ thống đồng minh của Mỹ. Mối quan ngại này dường như bỏ qua một thực tế rằng, các nền kinh tế ở Đông Á (ngoại trừ Triều Tiên) được kết nối toàn cầu, do đó hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc chính trị hóa các mối quan hệ kinh tế song phương.

1655867281247.png

1655867333109.png

1655867356612.png

Tàu chiến ven bờ của Mỹ tuần tra gần tàu khảo sát của Trung Quốc trên Biển Đông

Ở Trung Quốc, nhận thức phổ biến hiện nay là Trung Quốc không có ý định loại bỏ các nhân tố không thuộc khu vực ra khỏi khu vực này như người Mỹ vẫn thường cảm nhận. Tuy nhiên, hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được xem là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hướng tới một chính sách ngăn chặn. Bắc Kinh đã kiên quyết khẳng định các yêu sách lãnh thổ dựa trên chứng cứ lịch sử nhưng không chắc chắn về mặt pháp lý và thiết lập các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo. Ở Biển Đông, các yêu sách của Trung Quốc đối với một số đảo, đá và bãi đá ngầm va chạm với các yêu sách của bốn nước ven biển khác (Việt Nam, Philípin, Ma-lai-xi-a và Bru-nây). Ngoài ra, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực biển nằm trong “đường chín đoạn” (một khu vực bao quát phần lớn Biển Đông) chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của bốn nước này và In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, việc Trung Quốc (cũng như một số nước khác) diễn giải Công ước về Luật Biển rằng, các nước có quyền quy định và ngăn cấm các hoạt động quân sự của nước khác trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình (mà có thể mở rộng tới 200 hải lý tính từ bờ biển), một cách diễn giải mà Mỹ kiên quyết bác bỏ.

1655867447035.png

1655867488772.png

1655867552615.png

Tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông

Trung Quốc có thể chưa có một chiến lược nhất quán đối với Biển Đông, ít nhất là chưa có một “kế hoạch tổng thể” để giành quyền bá chủ như người Mỹ vẫn thường nghĩ. Chính sách hiện nay có thể được hiểu như một “chiến lược ngấm ngầm” mà theo quan điểm của Trung Quốc là nhằm mục đích kết hợp bảo vệ các quyền (không rõ ràng) với duy trì ổn định khu vực. Tuy nhiên, dường như có một sự tranh cãi xung quanh cách thức tiếp cận. Những người theo đường lối cứng rắn nhấn mạnh sự cần thiết của việc Trung Quốc kiểm soát khu vực này, trong khi những người theo đường lối thực tế không muốn thực thi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bởi điều có thể gây bất ổn khu vực, và những người theo đường lối ôn hòa chỉ ra sự cần thiết của việc phải quy tụ được sự ủng hộ trong khu vực.

1655867599597.png

1655867651110.png

1655867625638.png

1655867675322.png

Trung Quốc bồi đắp, chiếm giữ trái phép các đảo đá trên Biển Đông

......
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự va chạm giữa những quan điểm trái ngược nhau ở Biển Đông

Ở Biển Đông diễn ra tình trạng va chạm giữa các quan điểm theo Luật Biển. Về cơ bản, đó là xung đột giữa yêu sách tự do hàng hải của Mỹ và yêu sách phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Cuộc xung đột này bị trầm trọng thêm bởi một nhận thức chung rằng, khi xảy ra khủng hoảng, bên kia có thể phong tỏa các tuyến đường hàng hải quan trọng trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc phong tỏa các tuyến đường hàng hải, cái giá phải trả về mặt kinh tế có lẽ sẽ có thể chịu đựng được nếu vận tải đường biển đến Ốt-xtrây-li-a, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc có thể chuyển hướng được, ví dụ thông qua eo biển Sundra hoặc Lombok. Tuy nhiên, một khối lượng lớn hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông là đến từ hoặc đi tới Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc có lợi ích trong việc duy trì các tuyến đường hàng hải không bị cản trở trong khu vực. Trung Quốc lo ngại rằng, quân đội Mỹ có thể phong tỏa eo biển Ma-lắc-ca trong trường hợp nổ ra một cuộc khủng hoảng, do đó ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng của Trung Quốc.

1655892648339.png

Eo biển Malacca

Xung đột địa chính trị trong vấn đề Biển Đông cũng mang khía cạnh hạt nhân. Trung Quốc dường như củng cố Biển Đông để biến nơi đây trở thành căn cứ an toàn cho các tàu ngầm mang tên lửa đường đạn – một phần của tiềm lực đánh đòn trả đũa. Theo thông tin từ Mỹ, bốn tàu ngầm mang tên lửa đường đạn đã đi vào hoạt động và thêm nhiều tàu ngầm khác đang trong giai đoạn hoạch định. Hiện không tên lửa đường đạn nào của Trung Quốc triển khai trên Biển Đông có thể vươn tới bang Alaska, Guam hay lục địa Mỹ. Dường như các loại tên lửa này sẽ được trang bị cho các tàu ngầm chiến lược thế hệ kế tiếp. Do hạn chế về tầm bắn của các tên lửa hạt nhân phóng từ các tàu trên biển, trong trường hợp nổ ra một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng, Trung Quốc có thể cố gắng đưa các tàu ngầm mang tên lửa đường đạn đến các vùng biển sâu hơn và an toàn hơn của Thái Bình Dương, thông qua các nút thắt của “chuỗi đảo thứ nhất” (trải dài từ quần đảo Kuril qua quần đảo Nhật Bản, Đài Loan tới Borneo). Bảo vệ Biển Đông trước các lực lượng tác chiến chống ngầm của Mỹ đã là một thách thức lớn – việc xây dựng các đảo nhân tạo cũng cần phải được xem xét trong bối cảnh này. Việc bảo vệ các tàu ngầm chiến lược trên đường tới Tây Thái Bình Dương đòi hỏi có nhiều tàu mặt nước hơn những gì Trung Quốc hiện có trong biên chế.

1655892767016.png


1655892920612.png

Tàu ngầm USS Columbia cập cảng tại Nhật Bản

1655892961106.png

Tàu ngầm và tàu tiếp tế của Pháp trên biển Đông

1655893072987.png

Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles mang tên USS Chicago (SSN 721) tại biển Philipine

Trong khi xung đột Đông-Tây được ổn định ở một chừng mực nhất định thông qua việc thiết lập những phạm vi ảnh hưởng rõ ràng ở châu Âu, tình hình địa chiến lược ở Đông Á có nhiều điểm khác biệt và kém ổn định hơn. Không có sự phân định rõ ràng giữa các khu vực ảnh hưởng và cũng không có các vùng đệm tương ứng. Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thiết lập một kiểu khu vực an ninh trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất đã khiêu khích nghiêm trọng Mỹ với tư cách là cường quốc biển hàng đầu thế giới.
Trong khu vực này, một cuộc khủng khoảng trầm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc đặt ra những rủi ro lớn đối với sự ổn định quân sự. Như các nhà hoạch định quân sự Mỹ nhận định, Trung Quốc sẽ theo đuổi các lựa chọn đánh đòn phủ đầu trong trường hợp nổ ra một cuộc khủng hoảng. Ít nhất, có những lý do quan trọng để đánh đòn phủ đầu vào các lực lượng vũ trang của Mỹ trong khu vực, ví dụ dưới hình thức các loạt lớn tên lửa. Các lực lượng của Mỹ do đó phải có khả năng chống đỡ trước một đòn tiến công bất ngờ. Các tiềm lực tiến công của Trung Quốc mạnh đến mức nào vẫn là điều người ta chưa biết chắc chắn. Để chứng tỏ năng lực răn đe, các nước – và điều này cũng đúng đối với Mỹ - công khai một phần tiềm lực của họ, nhưng cố tình giấu giếm một số khác, vì thế đối phương sẽ không nắm được chính xác thực lực của mình. Tình trạng không rõ ràng này là một yếu tố thúc đẩy chạy đua vũ trang. Ví dụ, nếu Mỹ vẫn muốn “cạnh tranh” về mặt quân sự với Trung Quốc trong trường hợp nổ ra một cuộc khủng hoảng khu vực, nước này phải tăng cường tiềm lực phá hủy các hệ thống của Trung Quốc bằng vũ khí tầm xa, nhất là tên lửa hành trình. Kể từ khi chấm dứt Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Oa-sinh-tơn có thể tự do triển khai các hệ thống tầm trung ở châu Á. Mỹ có thể triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung ở đảo Guam thuộc nước này hoặc – nếu được các đồng minh nhất trí – ở phía Bắc Nhật Bản, phía Nam Philipine hoặc phía Bắc Ốt-xtrây-li-a. Với các tổ hợp tên lửa tầm trung mang đầu đạn thông thường, quân đội Mỹ có thể tiêu diệt các lực lượng của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông mà không cần triển khai các đơn vị hải quân tới những khu vực nguy hiểm này. Điều này cũng sẽ không cần phải phá hủy trước các tổ hợp tên lửa triển khai ở Trung Quốc đại lục vốn đe dọa các tàu mặt nước của Mỹ. Một cuộc tấn công như vậy có thể tình cờ vô hiệu hóa các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoặc các cơ sở chỉ huy và điều hành các lực lượng này bởi vì, theo các nguồn tin sẵn có, các lực lượng hạt nhân và thông thường của Trung Quốc dường như đan xen với nhau. Trong trường hợp nổ ra một cuộc đối đầu nghiêm trọng, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ cố gắng sử dụng vũ khí hạt nhân trước khi những vũ khí này bị loại ra khỏi vòng chiến.

1655893342004.png

1655893295959.png

1655893240518.png

1655893264153.png

Tên lửa tầm trung của Mỹ

.....
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khía cạnh toàn cầu

Chính quyền Trump coi sự hiện diện ngày càng tăng về chính trị và kinh tế trên toàn cầu của Trung Quốc theo nghĩa của một trò chơi có tổng bằng không. Nếu Trung Quốc giành được ảnh hưởng toàn cầu, nó sẽ phương hại tới Mỹ. Đặc biệt, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc bị nhìn nhận với một số nghi ngờ. BRI và việc thành lập Ngân hàng Đầu tư phát triển châu Á (AIIB) là sự kết hợp các mục tiêu kinh tế và địa chính trị. Trung Quốc mở ra những thị trường mới để phát huy năng lực dư thừa của ngành công nghiệp; nước này xây dựng các mạng lưới đường bộ và đường sắt mới để giảm bớt phụ thuộc vào các tuyến đường biển. Trong quá trình này, Trung Quốc đang tăng cường sử dụng sức mạnh kinh tế và nâng tầm vị thế của nước này trong cuộc cạnh tranh sức mạnh toàn cầu. Ban đầu, phản ứng của chính quyền Trump đối với sáng kiến này hơi dè dặt và thậm chí còn cử một đại diện tới Diễn đàn BRI đầu tiên vào năm 2017. Tuy nhiên, lập trường của Mỹ đã sớm được củng cố. Oa-sinh-tơn cảnh báo rằng, “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị của nước này. Sri Lanka đã liên tục được nhắc tới như là một ví dụ. Tháng 12/2017, Trung Quốc tiếp quản một cảng biển mà đã được xây dựng ở đó bằng nguồn vốn vay của Trung Quốc, nhưng chính phủ Sri Lanka không có khả năng trả nợ. Trường hợp này là một ngoại lệ thay vì một quy tắc mà phần lớn đã bị bỏ qua trong chiến dịch của Mỹ nhằm ngăn chặn các nước tham gia các dự án BRI.

1656066925229.png

1656066985405.png

1656067010113.png

Cảng Hambantota của Srilanca do Trung Quốc quản lý

Chính quyền Trump đã thúc đẩy ý tưởng “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” để đối trọng với BRI. Đây là một “câu chuyện chiến lược” nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích của chính mình. Các câu chuyện có tác dụng giảm bớt tính phức tạp và đồng thời huy động sự ủng hộ cả trong và ngoài nước. Ở cấp độ quốc tế, câu chuyện làm nổi bật sự khác nhau giữa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và một trật tự đang được Trung Quốc định hình; ở cấp độ quốc gia, nó cho thấy sự tương phản giữa dân chủ và độc tài; ở cấp độ chủ đề, nó đánh dấu sự khác biệt giữa một chính sách tự vệ nhằm duy trì hiện trạng và một chính sách xét lại bành trướng.
Tháng 10/2018, Tổng Công ty Tài chính phát triển quốc tế (IDFC) đã được ký quyết định thành lập nhằm theo kịp các dòng chảy tài chính toàn cầu của Trung Quốc. Cơ quan này có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ các khoản đầu tư ở nước ngoài của Mỹ. Theo luật pháp quy định, mục đích của cơ quan này là để mang lại “một lựa chọn mạnh mẽ thay thế cho các khoản đầu tư nhà nước từ các chính phủ độc đoán, chuyên quyền”. Tổ chức mới bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2019 này tiếp quản và mở rộng các hoạt động trước đây thuộc thẩm quyền của Tổng Công ty Đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC) và một phần của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID). Khối lượng tài chính dự kiến của IDFC khoảng USD60 tỷ vẫn thấp hơn rất nhiều so với đầu tư theo BRI của Trung Quốc – vào khoảng 340 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2017.

Mỹ đang cố gắng ngăn cản các nước khác tăng cường phát triển mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Mỹ đang cố gắng ngăn cản các nước khác tăng cường phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Oa-sinh-tơn đã cảnh báo Ít-xra-en về việc tham gia các dự án phát triển cơ sở hạ tầng với Trung Quốc. Điều đặc biệt lo ngại là triển vọng Tập đoàn Cảng biển quốc tế Thượng Hải thuộc sở hữu nhà nước sẽ vận hành Cảng Haifa. Oa-sinh-tơn cũng quan ngại trước việc Anh hợp tác với công ty hạt nhân Trung Quốc mà theo quan điểm của Mỹ là nhằm chuyển giao công nghệ phục vụ cho mục đích quân sự. Trong chuyến viếng thăm tới Pa-na-ma, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đã cảnh báo tổng thống nước này về mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Oa-sinh-tơn có lý do để quan ngại rằng Pa-na-ma có thể trở thành một “đầu cầu” cho ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc ở Tây bán cầu. Trung Quốc – nước phụ thuộc nặng nề vào vận tải qua Kênh đào Pa-na-ma – đã tham gia vào một vài dự án cơ sở hạ tầng ở Pa-na-ma. Mỹ bắt đầu chú ý tới vai trò của Trung Quốc khi chính phủ Pa-na-ma tuyên bố hồi tháng 6/2017 rằng nước này sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Cộng hòa Đô-mi-ni-ca và En Xan-va-đo làm tương tự ngay sau đó.
Trước áp lực từ Oa-sinh-tơn, Hiệp định Mỹ-Mêhico-Canada (USMCA) có một đoạn nhằm vào Trung Quốc. Các bên liên quan buộc phải cung cấp thông tin cho bên kia ít nhất ba tháng trước khi bắt đầu đàm phán với một “nền kinh tế phi thị trường” và cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt về mục đích của những phiên đàm phán này. Nếu một trong các bên tham gia một thỏa thuận thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, các bên còn lại thuộc USMCA có quyền chấm dứt hiệp định với thời gian thông báo trước sáu tháng và thay thế bằng một thỏa thuận song phương, thực chất là loại bỏ bên tham gia thỏa thuận thương mại tự do với nền kinh tế phi thị trường. Xét trên góc độ pháp lý, điều khoản này có ít ý nghĩa trong thực tế và có thể được coi như mang tính biểu tượng, phát đi một tín hiệu; USMCA có thể bị chấm dứt bởi bất kỳ bên nào với điều kiện phải thông báo trước sáu tháng. Tuy nhiên, điều khoản này hợp pháp hóa phản ứng tiềm tàng của Mỹ mà nếu không có thể được xem là đơn phương sử dụng áp lực kinh tế. Chính quyền Mỹ cũng hướng đến áp dụng một cơ chế minh bạch tương tự trong các thỏa thuận thương mại tự do với các nước khác.


1656067164629.png

1656067336874.png

1656067231774.png

1656067273901.png

Căn cứ quân sự Trung Quốc tại Djibouti - Châu Phi

Châu Phi được xem như là “mặt trận mới” trong cuộc tranh giành ảnh hưởng Trung-Mỹ. Theo quan điểm của chính quyền Trump, Bắc Kinh đang cố gắng làm cho các nước châu Phi phục tùng lợi ích của Trung Quốc thông qua các khoản cho vay, hối lộ và các thỏa thuận ngầm. Khi giới thiệu “chiến lược châu Phi mới” vào tháng 12/2018, cố vấn an ninh lúc bấy giờ John Bolton cảnh báo về cách làm ăn theo kiểu “cướp bóc” của Trung Quốc ở châu Phi. Ngay sau khi rời nhiệm sở, Đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc Nikki Haley cố gắng ngăn cản một nhà ngoại giao Trung Quốc được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc biệt của Liên hợp quốc tại vùng Hồ lớn ở châu Phi. Có thể đã xuất hiện một số quan ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng vai trò của nước này tại Liên hợp quốc để mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này. Nhưng cũng có một số quan ngại chung về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Liên hợp quốc. Trung Quốc muốn đưa các nhà ngoại giao của nước này vào các vị trí lãnh đạo tại Liên hợp quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh đã mở rộng đáng kể sự tham gia vào các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cả về mặt tài chính và nhân sự. Kết quả là, Mỹ đã bắt đầu xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Oa-sinh-tơn cũng coi Bắc Cực là một đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn. Trọng tâm của nó không chỉ nhằm vào Nga mà còn Trung Quốc – nước tự cho mình là một “nước gần Bắc Cực”. Báo cáo thường niên gần đây nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc có một đoạn về Bắc Cực. Trong đó, Bộ Quốc phòng cảnh báo về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực, bao gồm khả năng Trung Quốc có thể triển khai các tàu ngầm hạt nhân ở đó. Một tháng sau, Ngoại trưởng Pompeo cảnh báo Hội đồng Bắc Cực về “hành vi hiếu chiến” của Trung Quốc ở khu vực.

1656067396497.png

1656067441901.png

1656067470651.png

Tàu thăm dò của Trung Quốc tại Bắc Cực

Mỹ đã và đang đối phó với sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, như những gì đã được thể hiện trong chính sách Bắc Cực của chính phủ Trung Quốc hồi tháng 01/2018 và vô số các hoạt động khác. Theo Ngoại trưởng Pompeo, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 90 tỷ USD vào Bắc Cực trong khoảng từ năm 2012 đến 2017. Do hiện tượng biến đổi khí hậu và tan băng, khu vực này đã ngày càng thu hút sự chú ý của Trung Quốc. Không chỉ tuyết đường biển này giúp rút ngắn khoảng đáng kể cách giữa Trung Quốc và châu Âu, Trung Quốc cũng quan tâm khai thác các nguồn năng lượng ở Bắc Cực. Điều tra địa lý Mỹ năm 2008 ước tính 13% trữ lượng dầu và 30% trữ lượng khí chưa được phát hiện của thế giới nằm ở Bắc Cực. Mùa hè năm 2018, những chuyến tàu chở khí hóa lỏng đầu tiên từ Bán đảo Yamal ở Nga đã được thực hiện qua tuyến đường phía Bắc. Trung Quốc không chỉ đầu tư vào Nga mà còn vào các nước Bắc Cực khác như Ai-xơ-len và Grin-len (đều thuộc Đan Mạch). Tuy nhiên, việc mua lại một căn cứ hải quân trước đây của Mỹ ở Gin-len và kế hoạch mở rộng một sân bay ở đây đã thất bại bởi vì chính phủ Đan Mạch phản đối dự án sân bay, sau khi có sự can thiệp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đó là James Mattis.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,423
Động cơ
652,068 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Mỹ coi sự hiện diện của Trung Quốc ở Bắc Cực là mối đe dọa an ninh

Mỹ coi sự hiện diện của Trung Quốc ở Bắc Cực là mối đe dọa an ninh. Báo cáo của Lầu Năm Góc về chiến lược Bắc Cực công bố tháng 6/2019 coi khu vực này như một “hướng tiến công tiềm tàng vào lục địa nước Mỹ’. Việc triển khai các tàu ngầm mang tên lửa đường đạn ở Bắc Cực sẽ mang lại cho Trung Quốc hai lợi thế. Một là, nếu các tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc có thể hoạt động dưới lớp băng, điều này sẽ giúp chúng giảm thiểu khả năng bị phát hiện bởi các máy bay tác chiến chống ngầm của Mỹ. Hai là, thời gian bay tới các mục tiêu ở lục địa Mỹ sẽ ngắn hơn đáng kể so với từ các bãi phóng ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những kịch bản này khó có thể xảy ra trong ngắn hạn và vẫn còn nhiều điều phỏng đoán trong tương lai. Các tàu ngầm của Trung Quốc đòi hỏi phải có các cơ sở hạ tầng đã được triển khai sẵn ở Nga, Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự Mỹ dường như chỉ tính đến điều này trong những giả định xấu nhất. Mặc dù Sách trắng về chính sách Bắc Cực của Trung Quốc không đề cập trực tiếp tới các khía cạnh quân sự, tầm quan trọng chiến lược của Bắc Cực là một chủ đề quan trọng trong các văn kiện quân sự Trung Quốc.

1656211574576.png

1656211522975.png

1656211601943.png

1656211675283.png

Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles của Mỹ tại Bắc Cực

Khía cạnh công nghệ

Xung đột Trung-Mỹ có khía cạnh công nghệ; nó là một kiểu đấu tranh để giành ưu thế công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để “bắt kịp và vượt qua” phương Tây trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Xét trên bình diện này, ưu thế công nghệ của phương Tây đã giúp họ thống trị toàn cầu. Nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Trump mong muốn làm suy yếu Trung Quốc về kinh tế và công nghệ. Do đó, không phải là tình cơ mà Hoa Vĩ trở thành trung tâm của tranh chấp, một trong những tập đoàn công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp các bí mật ở Mỹ, né tránh các lệnh cấm vận Iran và cản trở một cuộc điều tra của cảnh sát. Michael Pillsbury đến từ Viện Hudson, một cố vấn cho chính quyền Trump, tổng kết điều này như sau: “Người Mỹ sẽ không từ bỏ ưu thế công nghệ toàn cầu mà không đánh nhau, và bản cáo trạng giành cho Hoa Vĩ chỉ là phát súng mở màn cho cuộc chiến đấu đó”. Theo quan điểm của chính quyền Trump, cuộc xung đột với Hoa Vĩ là về việc ai sẽ kiểm soát các hệ thống thông tin trong các mạng 5G tương lai. Đây được nhìn nhận như một trò chơi có tổng bằng không. Theo đó, chính quyền đang tích cực theo đuổi một chiến dịch toàn cầu để thuyết phục các nước không sử dụng công nghệ Trung Quốc.
Tháng 5/2019, Hoa Vĩ bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ. Trước hết, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt công ty này vào cái được gọi là “Danh sách thực thể”. Các công ty Mỹ và nước ngoài cung cấp Hoa Vĩ các thiết bị của Mỹ trên một ngưỡng nhất định phải xin giấy phép. Theo quy trình thủ tục này, các giấy phép thông thường bị từ chối trừ khi có những lý do bắt buộc. Vào thời điểm năm 2018, 33 trong tổng số 92 nhà cung cấp quan trọng nhất của Hoa Vĩ là đến từ Mỹ. Lệnh cấm thứ hai mà ảnh hưởng không chỉ đến Hoa Vĩ là mệnh lệnh hành pháp do Tổng thống Trump ký. Nó cấm các công ty Mỹ tiến hành các giao dịch công nghệ thông tin và liên lạc (nội hàm của định nghĩa này rất rộng) nếu những công nghệ này được thiết kế, phát triển, sản xuất hoặc cung cấp bởi các thực thể (không chỉ cá nhân mà còn các tổ chức và công ty) “sở hữu bởi, đặt dưới sự kiểm soát của, hoặc thuộc quyền tài phán hay chỉ đạo của một kẻ thù bên ngoài” và những giao dịch này đặt ra những rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia. Tổng thống Trump có thể thực hiện bước đi này đơn giản chỉ nhằm gia tăng áp lực lên Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại. Chú trọng thâm hụt thương mại và mong muốn đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc, Trump tuyên bố nới lỏng lệnh cấm cung cấp cho Hoa Vĩ sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối tháng 6/2019 ở Osaka. Động thái vận động hành lang mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ cũng được chính quyền Trump để ý. Trước những ám chỉ của Bắc Kinh về việc thiết lập một danh mục tương tự những nhà cung cấp không đáng tin cậy, những công ty này đã rất lo lắng bởi họ sẽ mất quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Dường như trong nội bộ chính quyền Tổng thống Trump cũng không đạt được sự thống nhất về các mục tiêu đang theo đuổi bằng cách gây áp lực kinh tế lên Trung Quốc, nhất là thông qua trừng phạt thương mại. Ba biện pháp khác có thể mang lại thành công. Một số người trong chính quyền muốn tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc bởi vì vai trò của các tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước trong chính sách công nghiệp và những kết quả không rõ ràng của cuộc cạnh tranh sau này từ lâu đã là một điều khó chịu liên tục. Một số khác sẵn sàng thỏa hiệp nếu nền kinh tế Trung Quốc mở cửa hơn cho các nhà đầu tư, hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ của Mỹ. Còn một số khác vẫn mong muốn phân tách hai nền kinh tế. Đối với những người theo trường phái diều hâu đối với Trung Quốc này – gồm Peter Navarro, Cố vấn của Tổng thống Trump về các vấn đề thương mại kiêm Giám đốc Văn phòng Chính sách thương mại và sản xuất của Nhà Trắng – cuộc chiến chống lại Hoa Vĩ là một giai đoạn quan trọng trong cuộc cạnh tranh giành ưu thế công nghệ trong tương lai. Thông qua việc phân tách hai nền kinh tế càng nhiều càng tốt, họ hy vọng giảm bớt rủi ro kinh tế và công nghệ cũng như an ninh đối với Mỹ mà bắt nguồn từ sự phụ thuộc lẫn nhau. Đối với họ, Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền tảng công nghiệp của nước Mỹ. Họ coi an ninh kinh tế và an ninh quốc gia là hai phạm trù không thể tách rời.
Theo đó, Lực lượng đặc nhiệm liên ngành được thành lập bởi Tổng thống Trump để tăng cường nền tảng công nghiệp và khả năng tự cường của các chuỗi cung ứng của Mỹ có nhiệm vụ theo dõi sát sao các động thái của Trung Quốc. Lực lượng đặc nhiệm này xác định chính sách công nghiệp và thương mại của Trung Quốc là một trong năm yếu tố vĩ mô đe dọa nền tảng công nghiệp và khả năng đổi mới sáng tạo của ngành công nghiệp Mỹ, do đó tác động tiêu cực đến các điều kiện tiên quyết cho ưu thế quân sự của Mỹ. Trung Quốc cũng gây ra “rủi ro ngày càng tăng đối với chuỗi cung ứng nguyên liệu và công nghệ chiến lược và quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ”. Những nguyên liệu này bao gồm kim loại đặc biệt như đất hiếm. Ngoài ra, theo phân tích này, Trung Quốc là nguồn duy nhất hoặc nhà cung cấp chính nhiều “nguyên liệu năng lượng thiết yếu” sử dụng trong sản xuất đạn và tên lửa. Vai trò quan trọng của các nguyên tố đất hiếm trong nhiều hệ thống vũ khí và vai trò thống trị của Trung Quốc trên thị trường này là những vấn đề mà Lầu Năm Góc đã vất vả tìm kiếm lời giải trong nhiều năm qua mà chưa tìm được đáp án thỏa đáng. Việc Trung Quốc bóng gió khả năng sử dụng lệnh hạn chế xuất khẩu những kim loại hiếm đó như là một đòn bẩy trong tranh chấp thương mại khiến vấn đề này một lần nữa lại thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Cạnh tranh công nghệ không chỉ về những hậu quả đối với chính sách an ninh mà còn đối với thị trường lao động – nếu Trung Quốc thực hiện các dự án tham vọng được đưa ra trong kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”. Kế hoạch này được phê chuẩn vào tháng 5/2015 bởi Quốc vụ viện, cơ quan nhà nước cao nhất của Trung Quốc, và là một phần của một loạt các chương trình hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc nhằm mục đích tránh cái được gọi là “bẫy thu nhập trung bình” và chuyển tiếp lên một “nền kinh tế thu nhập cao” bằng cách phát minh ra những sản phẩm của chính mình và đưa nền kinh tế Trung Quốc lên đứng đầu chuỗi giá trị. “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” là bước đi đầu tiên trong tiến trình đổi mới, theo sau là những đột phá trong các lĩnh vực quan trọng vào năm 2035. Đến năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nước này hy vọng trở thành nước công nghiệp hàng đầu. Tất cả những mục tiêu này sẽ đạt được với sự hỗ trợ của các công ty của Mỹ, ví dụ trong lĩnh vực chế tạo máy bay: ít nhất 10 công ty Mỹ đang tham gia các liên doanh chế tạo máy bay C919, dòng máy bay sẽ đưa Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh của Boeing và Airbus trên thị trường máy bay trở khách toàn cầu. Theo quan điểm của nền kinh tế Mỹ, “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” nhằm thay đổi động lực thị trường toàn cầu trong các lĩnh vực then chốt. Mục tiêu cuối cùng của chính sách công nghiệp của Trung Quốc là để phát triển không chỉ các “công ty quốc gia” mà còn các “công ty toàn cầu” trong các lĩnh vực công nghiệp.

1656211789913.png

1656211947240.png

1656211963709.png

1656211828236.png

1656211853211.png

Máy bay C919 của Trung Quốc

Sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc sẽ dẫn tới mất thêm việc làm ở Mỹ. Trong khi các công việc chế tạo từ lâu đã là nạn nhân của nạn cạnh tranh đến từ Trung Quốc, các động thái của Trung Quốc như ăn cắp sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc giờ đang đe dọa tầng nấc cao hơn của nền kinh tế Mỹ trong các lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao. Hai thập kỷ sau khi thiết lập quan hệ kinh tế vào năm 1979, khi Mỹ và Trung Quốc ký một thỏa thuận thương mại song phương, Mỹ chủ yếu nhập khẩu những sản phẩm có giá trị thấp đòi hỏi nhiều lao động. Ngày nay, khoảng 1/3 hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Việc nhập khẩu ngày càng tăng từ Trung Quốc dẫn đến tình trạng mất việc làm ở Mỹ mặc dù mức độ của những mất mát này như thế nào vẫn còn là điều tranh cãi. Theo một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2011 đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm mất đi từ 2 đến 2,4 triệu việc làm trong ngành chế tạo, tương đương với 10% việc làm bị mất trong lĩnh vực công nghiệp trong giai đoạn này. Trong các nghiên cứu khác, năng suất lao động dường như phải chịu trách nhiệm cho tình trạng mất việc làm. Tuy nhiên, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc cũng giúp tạo ra 1,8 triệu việc làm ở Mỹ - chưa tính đến những lợi ích mà người tiêu dùng Mỹ được hưởng nhờ nhập khẩu hàng hóa rẻ tiền sản xuất ở Trung Quốc.

1656212105876.png

1656212147010.png

1656212259707.png

1656212221241.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top