- Biển số
- OF-508550
- Ngày cấp bằng
- 6/5/17
- Số km
- 554
- Động cơ
- 187,440 Mã lực
Riếc rồi cái gì cũng máy và máy chạy theo công nghiệp hóa hiện đại hóa 4.0 các kiểu...

https://tuoitre.vn/mon-an-tet-lam-bang-cong-nghe-moi-20200102220604559.htm
https://nld.com.vn/kinh-te/no-ro-mam-co-tet-nau-san-20200106231426123.htm

Thịt heo kho trứng được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, tung ra thị trường dịp tết tại TP.HCM (ảnh chụp tối 2-1-2020) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Với mặt hàng quen thuộc là bánh chưng, tháng 10-2019, Công ty CP Sài Gòn Food ra mắt sản phẩm bánh chưng nấu bằng công nghệ Nhật, có thời hạn bảo quản lên đến 3 tháng trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Là năm đầu tiên cho ra sản phẩm, công ty này đã nhận được nhiều đơn đặt hàng trong và ngoài nước, tổng cộng lên đến trên 100 tấn. "Chúng tôi phải từ chối bớt, chỉ nhận tổng cộng 70 tấn vì đã hết năng lực sản xuất" - bà Lê Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Food, nói.
https://tuoitre.vn/may-ho-tro-goi-banh-chung-1-phut-goi-xong-mot-banh-20200106144725554.htm
TTO - Một người dân tại quận Thủ Đức, TP.HCM đã cơ giới hóa hoàn toàn các công đoạn từ rửa lá, trộn đậu, chuẩn bị nhân thịt… giúp việc gói bánh chưng trở nên đơn giản hơn, mỗi phút một người làm có thể hoàn thành một chiếc bánh vuông vức, xinh xắn.
Thấy việc gói bánh chưng truyền thống đôi khi ra chiếc bánh không đều, nhân bánh bị lệch…, anh Phạm Khắc Tưởng, một người làm nghề tài chính nhưng từng học qua ngành kỹ sư, đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu đưa máy móc vào hỗ trợ để việc gói bánh chưng trở nên thuận lợi hơn.
Do đặc thù không có sẵn máy móc nên anh Tưởng đã mua nhiều loại máy trên thị trường rồi cải biến lại để phù hợp hơn với mục đích. Cả dây chuyền máy móc được anh đầu tư rất nhiều tiền và tâm huyết.
"Ban đầu mình cùng anh em trong nhóm tụ tập lại gói bánh để anh em gắn bó và giải tỏa hơn sau những lúc làm việc căng thẳng. Lâu dần mình thấy để gói một chiếc bánh đẹp không phải đơn giản, với kiến thức cơ khí nên mình mày mò tìm hiểu và đầu tư các máy móc cho việc này.
Mỗi lần gói bánh mình đăng lên mạng xã hội về thời gian, mọi người sẽ tới giúp đỡ, bánh ra lò được mọi người khen ngon nên mình cũng nghiên cứu, đầu tư thêm cho chiếc bánh chỉn chu, đẹp hơn về hình thức và chất lượng", anh Tưởng nói.
Cũng theo anh Tưởng, anh mới chỉ làm vài trăm cái bán cho người quen, biếu tặng người thân chứ chưa có ý định thương mại hóa và nấu để bán đại trà. Cũng có vài siêu thị ngỏ ý về việc hợp tác nhưng anh vẫn đang suy nghĩ chứ chưa đồng ý.
Gói, nấu bánh chưng với sự hỗ trợ của máy móc có làm mất đi không khí sum họp, kết nối của các thành viên trong gia đình dịp tết? Anh Tưởng chia sẻ: máy móc chỉ phần nào hỗ trợ các công đoạn, giúp giảm tải bớt sức người, còn lúc gói mọi người vẫn ngồi cùng nhau, trò chuyện, vui đùa nên không phải lo ngại vấn đề trên.
Theo ghi nhận của chúng tôi, sản phẩm bánh cuối cùng khá đẹp, vuông vức và đồng đều về hình thức. Ngoài ra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đảm bảo trong suốt quá trình sơ chế. Trung bình 1 phút dây chuyền sẽ sản xuất được 1 chiếc bánh nặng 1,5kg, bánh sau đó được hút chân không để bảo quản được lâu hơn.

Phần nhân bánh được ép bằng máy khá vuông vức trước khi cho vào vỏ bánh - Ảnh: LÊ PHAN

Để tạo màu xanh cho bánh, anh Tưởng dùng nước ép lá riềng - Ảnh: LÊ PHAN

Máy trộn nếp để nếp tơi và khô hơn - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bánh thành phẩm có phần nhân nằm đều - Ảnh: CHÂU TUẤN

Phần lạt buộc bánh cũng được quấn bằng máy để bánh chặt hơn - Ảnh: LÊ PHAN

Một chiếc bánh thành phẩm đã được hút chân không - Ảnh: CHÂU TUẤN


https://tuoitre.vn/mon-an-tet-lam-bang-cong-nghe-moi-20200102220604559.htm
https://nld.com.vn/kinh-te/no-ro-mam-co-tet-nau-san-20200106231426123.htm

Thịt heo kho trứng được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, tung ra thị trường dịp tết tại TP.HCM (ảnh chụp tối 2-1-2020) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
TTO - Một người dân tại quận Thủ Đức, TP.HCM đã cơ giới hóa hoàn toàn các công đoạn từ rửa lá, trộn đậu, chuẩn bị nhân thịt… giúp việc gói bánh chưng trở nên đơn giản hơn, mỗi phút một người làm có thể hoàn thành một chiếc bánh vuông vức, xinh xắn.
Thấy việc gói bánh chưng truyền thống đôi khi ra chiếc bánh không đều, nhân bánh bị lệch…, anh Phạm Khắc Tưởng, một người làm nghề tài chính nhưng từng học qua ngành kỹ sư, đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu đưa máy móc vào hỗ trợ để việc gói bánh chưng trở nên thuận lợi hơn.
Do đặc thù không có sẵn máy móc nên anh Tưởng đã mua nhiều loại máy trên thị trường rồi cải biến lại để phù hợp hơn với mục đích. Cả dây chuyền máy móc được anh đầu tư rất nhiều tiền và tâm huyết.
"Ban đầu mình cùng anh em trong nhóm tụ tập lại gói bánh để anh em gắn bó và giải tỏa hơn sau những lúc làm việc căng thẳng. Lâu dần mình thấy để gói một chiếc bánh đẹp không phải đơn giản, với kiến thức cơ khí nên mình mày mò tìm hiểu và đầu tư các máy móc cho việc này.
Mỗi lần gói bánh mình đăng lên mạng xã hội về thời gian, mọi người sẽ tới giúp đỡ, bánh ra lò được mọi người khen ngon nên mình cũng nghiên cứu, đầu tư thêm cho chiếc bánh chỉn chu, đẹp hơn về hình thức và chất lượng", anh Tưởng nói.
Cũng theo anh Tưởng, anh mới chỉ làm vài trăm cái bán cho người quen, biếu tặng người thân chứ chưa có ý định thương mại hóa và nấu để bán đại trà. Cũng có vài siêu thị ngỏ ý về việc hợp tác nhưng anh vẫn đang suy nghĩ chứ chưa đồng ý.
Gói, nấu bánh chưng với sự hỗ trợ của máy móc có làm mất đi không khí sum họp, kết nối của các thành viên trong gia đình dịp tết? Anh Tưởng chia sẻ: máy móc chỉ phần nào hỗ trợ các công đoạn, giúp giảm tải bớt sức người, còn lúc gói mọi người vẫn ngồi cùng nhau, trò chuyện, vui đùa nên không phải lo ngại vấn đề trên.
Theo ghi nhận của chúng tôi, sản phẩm bánh cuối cùng khá đẹp, vuông vức và đồng đều về hình thức. Ngoài ra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đảm bảo trong suốt quá trình sơ chế. Trung bình 1 phút dây chuyền sẽ sản xuất được 1 chiếc bánh nặng 1,5kg, bánh sau đó được hút chân không để bảo quản được lâu hơn.

Phần nhân bánh được ép bằng máy khá vuông vức trước khi cho vào vỏ bánh - Ảnh: LÊ PHAN

Để tạo màu xanh cho bánh, anh Tưởng dùng nước ép lá riềng - Ảnh: LÊ PHAN

Máy trộn nếp để nếp tơi và khô hơn - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bánh thành phẩm có phần nhân nằm đều - Ảnh: CHÂU TUẤN

Phần lạt buộc bánh cũng được quấn bằng máy để bánh chặt hơn - Ảnh: LÊ PHAN

Một chiếc bánh thành phẩm đã được hút chân không - Ảnh: CHÂU TUẤN
LÊ PHAN - CHÂU TUẤN
Một số hệ thống siêu thị không làm sẵn combo mâm cỗ Tết nhưng cũng tăng sản lượng các món ăn, món cúng ngày Tết trong quầy thực phẩm chế biến sẵn; kèm theo đó là nhận đặt hàng những món này cho những ngày sát Tết. Như các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) khoảng 1 tuần nay bắt đầu bày bán món thịt kho trứng đóng trong hộp giấy, bảo quản đông lạnh. Ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vissan, cho hay khác với sản phẩm thịt kho trứng đóng hộp được chế biến công nghiệp lâu nay, món thịt kho trứng giới thiệu dịp Tết này được chế biến thủ công, kho bằng nước dừa tươi, có thể bảo quản 6 tháng trong điều kiện nhiệt độ dưới -10 độ C. "Mỗi hộp trọng lượng 0,5 kg gồm thịt heo và 2 trứng vịt, giá 94.000 đồng. Vì làm thủ công, đang trong thời gian thăm dò thị trường nên sản lượng không nhiều, chủ yếu bán trong nội bộ và các cửa hàng Vissan" - ông Dũng nói.
Với mặt hàng quen thuộc là bánh chưng, tháng 10-2019, Công ty CP Sài Gòn Food ra mắt sản phẩm bánh chưng nấu bằng công nghệ Nhật, có thời hạn bảo quản lên đến 3 tháng trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Là năm đầu tiên cho ra sản phẩm, công ty này đã nhận được nhiều đơn đặt hàng trong và ngoài nước, tổng cộng lên đến trên 100 tấn. "Chúng tôi phải từ chối bớt, chỉ nhận tổng cộng 70 tấn vì đã hết năng lực sản xuất" - bà Lê Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Food, nói.
Cũng theo bà Lâm, chưa có mặt hàng nào của công ty đạt được doanh số cao như vậy chỉ trong thời gian ngắn đưa ra thị trường, mặc dù giá bán cao hơn hẳn so với mặt bằng chung trên thị trường (300.000 đồng/hộp 4 cái (4 loại nhân), mỗi cái
350 g). "Khi biết chúng tôi làm bánh chưng truyền thống bằng công nghệ của sản phẩm cháo tươi, nhiều khách hàng, đối tác đã tin tưởng đặt số lượng lớn. Bởi với công nghệ này, sản phẩm được hút chân không, các nguyên liệu tươi được đặt trong bao bì đa lớp trước khi nấu chín.
Bà Lê Thị Thanh Lâm - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Food - cho biết 70 tấn bánh chưng được sản xuất theo dây chuyền công nghệ nấu chín từ bên trong đã được xuất bán đúng tiến độ cho dịp tết năm nay.
Công nghệ này do Nhật Bản chuyển giao, đặt nếp, đậu xanh, nhân thịt... trong lá dong được đóng gói trong loại bao bì đặc biệt rồi xử lý trên nền nhiệt độ cao.
Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên "nấu" bánh chưng truyền thống bằng công nghệ mới với nguồn nguyên liệu hoàn toàn sử dụng trong nước, từ nếp, đậu xanh, thịt làm nhân cho đến lá dong gói bánh được tuyển chọn nghiêm ngặt.
Theo bà Lâm, dù vẫn còn điểm cần khắc phục ở sản phẩm bánh chưng "nấu" trên dây chuyền công nghiệp, chẳng hạn như nhân bên trong hơi khô, nếp bao bên ngoài bánh khá "quánh" so với bánh nấu truyền thống, nhưng về cơ bản bánh chưng "công nghiệp" đã "mở ra hướng phát triển sản phẩm mới cho công ty", khi mà "sự đam mê nghiên cứu cái mới và nỗ lực không ngừng của tập thể để làm nên điều tuyệt vời này", bà Lâm chia sẻ.
Mới nhất, Công ty Vissan cũng vừa tung ra thị trường sản phẩm thịt heo kho trứng có quy cách sản phẩm được đóng trong hộp 500g, có xuất xứ rõ ràng, sản phẩm được kiểm tra chặt chẽ theo quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại.
Với Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, ngoài sản phẩm trứng vịt kho (không có thịt như Vissan - PV), một loạt các loại trứng khác như trứng gà, trứng cút, trứng gà ác cũng được Vĩnh Thành Đạt đưa vào sản xuất dưới dạng trứng tiềm ăn liền.
Đại diện công ty cho biết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, tất cả quy trình chế biến đều được thực hiện khép kín, kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng từ những quả trứng tươi đầu vào (khâu luộc, bóc vỏ) cho đến khi chế biến (hút chân không, tiệt trùng ở nhiệt độ cao) nên sản phẩm có thể bảo quản được đến 4 tháng, không sợ bị hỏng sản phẩm.
Chỉnh sửa cuối: