[Funland] Mẹ ơi! Hãy cho con tự do :(

at_anbinh

Xe tải
Biển số
OF-637502
Ngày cấp bằng
20/4/19
Số km
452
Động cơ
115,710 Mã lực
Tuổi
38
Website
luattrihung.com
Câu chuyện của ông anh vợ em:

Con bé lớn 22 tuổi, ở nhà mẹ nó suốt ngày cằn nhằn nó về việc lười biếng không giúp đỡ gia đình , bẩn thỉu ...

Con bé giận đòi ra ngoài tự đi làm kiếm tiền tự lo ăn ở. Bố nó không phản đối, chỉ bảo mày nghĩ kỹ đi.

Con bé nó vẫn cương quyết đi theo tiếng gọi tự do

2 tháng sau nó xin về nhà ở =))
nói chung cũng tuỳ từng đứa đấy cụ ạ, nhiều đứa 22 tuổi là nó đã có thể tự lo được cho mình rồi. Bạn đấy chắc là được bao bọc kỹ quá thôi nên mới xin về nhà ạ!
 

dongkhang

Xe đạp
Biển số
OF-697239
Ngày cấp bằng
6/9/19
Số km
49
Động cơ
94,805 Mã lực
Thật ra rất khó các cụ ạ. Các cụ có con muốn con mình lớn lên ít nhất phải biết dọn cái phòng của mình, quét được cái nhà, tự nấu cho mình bữa ăn khi mọi người trong gia đình đi vắng không, quan tâm đến những người khác trong gia đình? Câu trả lời, có hoặc không. Bố mẹ lại bảo mấy cái đấy lớn khác biết làm giờ tập trung học đi, hay nhà có giúp việc thì những việc đó là mặc định không đến tay các bạn ấy rồi, nhất những nhà ở thành phố lớn. Chỉ có câu hỏi đơn giản ấy thôi cũng đã khó trả lời. Còn việc đưa đón con đi học, thưa các cụ, tệ nạn bắt cóc trẻ con, rồi đôi khi là cái giao thông Việt Nam nó lộn xộn, lộn xộn như đống củi mục, rơm rác, hầm bà lằng trên những dòng sông con suối vào mùa mưa lũ ý, các cụ mợ có yên tâm khi để con mình tự đi học không? Thế nên là tùy hoàn cảnh điều kiện mà áp dụng cho hợp lí.
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,898
Động cơ
556,425 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Bố mẹ lười thì con sẽ chăm. Trước f1 bé em làm hết, giờ 5t thì kệ. Việc nào làm được em kệ, làm kém cũng vẫn động viên, để vài lần thế khắc làm được. Chứ chưa gì đã sợ không làm được, làm sẽ hỏng thì chẳng bao giờ làm được.
Bạn bè em cũng bảo em khác ngày xưa. Ngày xưa bị kìm kẹp, đi học đh là thoát luôn, bản chất lộ rõ. Thấy mình xưa ntn để điều chỉnh con cái. Bố mẹ hãy là người bạn của con.
 

mr teppi

Xe tăng
Biển số
OF-405002
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
1,026
Động cơ
248,244 Mã lực
Tuổi
44
Em thì ngược lại! Mong con cái cho mình tý tự do...
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,005
Động cơ
102,200 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Đề tài này phức tạp lắm, mình phải hiểu con mình và hoàn cảnh của mình trước thì mới ứng xử đúng hướng được, em cho là vậy, em hóng các cụ mợ kể chuyện thôi.
 

pbinh979

Xe điện
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
2,066
Động cơ
434,525 Mã lực
Chả bù cho mình. Toàn 1 câu doạ: chúng mài lớn nhanh roài xéo, ông hết nợ nần
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
44
Đề tài này phức tạp lắm, mình phải hiểu con mình và hoàn cảnh của mình trước thì mới ứng xử đúng hướng được, em cho là vậy, em hóng các cụ mợ kể chuyện thôi.
Vấn đề là bọn con nít nó không hiểu thế nào là tự do. Tự do là thượng tôn pháp luật và tôn trọng nhu cầu của đối tác khi mình đang ăn bám, hay hợp tác với đối tác ạ. Nếu hiểu tự do là tùy tiện thì phải nghiêm khắc kỷ luật
 

SunShine.Anh

Xe tải
Biển số
OF-494439
Ngày cấp bằng
3/3/17
Số km
254
Động cơ
191,621 Mã lực
Tuổi
33
Hồi trc có 1 bài "Những đứa con 'ký sinh' trên cha mẹ già" cũng gần tựa như thế này.
 

Trục

Xe ngựa
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
25,766
Động cơ
792,415 Mã lực
Con bé lớp 8 nhà em nó tuyên bố con chỉ thích ở một mình.
Thằng nhóc con nhà em lớp 9, nó tuyên bố, đây không phải là nơi nó muốn sống, mà nó muốn lập nghiệp ở SG. :D
Em bảo, mày giỏi thì mày cứ phấn đấu, ở đâu thấy tốt thì ở.
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
4,298
Động cơ
335,139 Mã lực
Cái nguy nhất trong việc nuôi dậy con cái ở VN giờ là ngưoqif lớn đang sống thay con trẻ và trẻ thì bị tước đoạt tuổi thơ.
 

Chẫu_Chuộc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617386
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
2,931
Động cơ
149,290 Mã lực
Tuổi
47
Do văn hóa Phương Đông và chính sách một con của Trung Quốc thôi các cụ.

Thực ra nên trung dung ở giữa. Cái gì quá cũng không tốt. VD Phương Tây để con cái tự lập cách xa bố mẹ quá nên không còn nhiều tình cảm. Con cái 18 tuổi là move đi học, đi làm ở xa, năm về được 1 2 lần. Đến lúc bố mẹ già thì cho vào viện dưỡng lão.
Vào dưỡng lão tuyền các cụ tính bạch thủ không chuẩn
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,685
Động cơ
992,312 Mã lực
Con bạn cấp 3 của e ngày trước bme cũng kiểm soát gần như thế này. Cả năm mới được đi với lớp 1 lần nhưng chỉ được vài tiếng và phải cố định 1 chỗ. Hết giờ là bme đón về. :D
 

TNTuan

Xe điện
Biển số
OF-46460
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
2,567
Động cơ
483,770 Mã lực
Con 1 nó thế
Cứ đẻ dăm bảy đứa xem chả ko đuổi ra khỏi nhà sớm chớ kể
 

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
384
Động cơ
165,798 Mã lực
Em không bao giờ cần con em phải sống cùng em khi về già hay phải nuôi dưỡng gì em cả. Em sẽ tự lo cho đến khi không lo được nữa mới phải cậy nhờ người khác. Người khác có thể là con, có thể là dịch vụ, có thể là gì khác. Nhưng em không bao giờ đặt vào đầu con một gánh nặng tâm lý như kiểu nó phải trả công trả ơn em sinh ra nó. Nó là một con người đầy đủ, có quyền tự do mưu cầu cuộc sống riêng của nó, không phải đồ đạc sở hữu của mình. Em luôn khẳng định con không nợ gì bố mẹ hết, bố mẹ sinh con ra vì bố mẹ muốn có con trên đời để yêu thương, không cần đòi nợ.
 

Mầu Diệu Thảo

Xe cút kít
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
15,446
Động cơ
564,164 Mã lực
Đề tài này phức tạp lắm, mình phải hiểu con mình và hoàn cảnh của mình trước thì mới ứng xử đúng hướng được, em cho là vậy, em hóng các cụ mợ kể chuyện thôi.
Cụ chuẩn.
Em bổ xung thêm: may mắn sinh được đứa con nhanh nhẹn thông minh, ngoan ngoãn thì được nhờ. Ngược lại có đứa con chậm chạp, hỗn hào cũng phải chịu. Giáo dục chỉ là một phần thôi, không tự nhiên có câu "cha mẹ sinh con trời sinh tính".
 

enhat4ever

Xe tăng
Biển số
OF-407514
Ngày cấp bằng
29/2/16
Số km
1,147
Động cơ
-18,647 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhớ ngày xưa em cày ngày cày đêm, đỗ 3 trường Đại học. Bố mẹ tự hào lắm nhưng đâu có biết rằng, động lực của em là sự tự do, là sự thoát khỏi việc kìm kẹp, kiểm soát.

Giờ đây là bố 2 nhóc rùi. Em mới hiểu nỗi lòng của bố mẹ. Nhiều khi để con tự đi học cách nhà 700m đã là một sự đấu tranh ghê gớm :(
——————-
Chàng trai 27 tuổi cầu xin mẹ cho mình tự do
Chàng thanh niên 27 tuổi van nài "mẹ hãy cho con được thở tự do" trong ánh mắt vô cảm của người mẹ.
Gần đây trong một chương trình truyền hình mang tên "Đối thoại" của Trung Quốc, một chàng trai 27 tuổi họ Trương, làm thiết kế thời trang ở Bắc Kinh đã được ngồi đối diện với mẹ để nói hết nỗi lòng của mình.

Câu đầu tiên Trương nói: "Mẹ có thể chuyển từ kiểm soát sang yêu thương con được không?"


Cuộc đối thoại giữa Trương (27 tuổi) và mẹ diễn ra rất căng thẳng bởi người mẹ không chịu hiểu con. Ảnh: aluobowang.

Theo Trương, ngay từ nhỏ, cậu đã bị mẹ kiểm soát nghiêm ngặt. Bà Vũ - mẹ Trương sẵn sàng xông vào phòng tắm con trai để hỏi sao tắm quá lâu. Tất cả nhật ký của Trương đều bị xem công khai. Thậm chí bà Vũ còn giải mã mật khẩu điện thoại của con để kiểm soát cậu đang giao du với ai, nhắn tin cho những người nào. Từ nhỏ, phòng riêng của Trương không bao giờ được lắp khóa. Lớn lên những ổ khóa cậu gọi người tới lắp đều bị mẹ đập vỡ hết.

"Khi tôi lớn lên, có lần đi ăn với khách hàng, mẹ bí mật theo dõi phía sau để xem tôi đang làm gì", Trương nói rồi bật khóc trong chương trình.

Trong nhà Trương, bà Vũ lắp đặt rất nhiều camera để kiểm soát mọi hành động của con trai. "Tôi sợ bất trắc xảy ra với cháu. Có camera sẽ an tâm hơn nhiều", người phụ nữ 55 tuổi giải thích.

Thế rồi bà liên tiếp đưa ra hàng loạt câu hỏi tới con trai.

"Con có nhớ hồi nhỏ, dù mưa gió thế nào mẹ cũng phải đón con không? Bởi mẹ không muốn con giống cha mình, đi mà không quay trở lại".

"Con biết mẹ vất vả để nuôi con một mình thế nào không? Tại sao con muốn sự độc lập khi mẹ có quyền quan tâm đến con. Đứa trẻ nào chẳng phải lớn lên như thế?"

Sau một loạt câu hỏi, khuôn mặt người mẹ vẫn dửng dưng trước nước mắt nghẹn ngào của cậu con trai 27 tuổi.

Cuộc đối thoại không tìm được tiếng nói chung, sự căng thẳng giữa hai mẹ con không được phá vỡ. Cuối chương trình, Trương vẫn cố van nài: "Mẹ hãy cho con thời gian được thở một cách tự do, được không?".

Năm 2018, bộ phim truyền hình "Niềm vui nhỏ" đã khiến nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc phải suy nghĩ.

Trước kỳ thi vào cấp 3 của con gái Anh Tử, Tống Thanh - một bà mẹ đơn thân - đã nghỉ việc ở công ty nước ngoài để ở nhà chăm sóc con.

Phòng của Anh Tử, Tống Thanh sửa sang lại, lắp tường bao là kính trong suốt. Bởi vậy mọi hoạt động của con gái 15 tuổi, cô đều nắm rõ. Trong phòng học, Tống bắt con ghi "đạt 700 điểm trở lên" đặt trước mặt để làm động lực học tập.

Hàng ngày Tống Thanh đều dạy rất sớm nấu tổ yến cho con ăn tẩm bổ, dù không thích nhưng vì thương mẹ nên Anh Tử đều cố ăn hết. Mẹ bảo gì cô bé cũng làm theo, điều này khiến Tống Thanh cảm thấy rất hạnh phúc.

Những lúc học tập mệt mỏi, Anh Tử muốn rủ mẹ đi xem phim nhưng Tống Thanh đều từ chối, nói lãng phí thời gian. Cô cũng không cho con được gặp gỡ cha đẻ bởi ông đã có bạn gái, tuy nhiên Anh Tử vẫn trốn mẹ đến thăm bố, điều này khiến Tống Thanh vô cùng tức giận và ra tay đánh con.

Lâu dần, dưới sự áp đặt và kiểm soát của mẹ, Anh Tử chỉ biết im lặng chịu đựng vì sợ mẹ buồn. Trước ngày thi lên cấp 3, cô bé phải nhập viện vì bị trầm cảm và suy sụp tinh thần.


Cô bé Anh Tử trong phim "Niềm vui nhỏ" đã bỏ lỡ kỳ thi quan trọng trong cuộc đời vì bị trầm cảm do sự áp đặt của mẹ.

Trong bộ phim giáo dục "Con bạn không phải là con bạn", A Diễn - một cậu bé có khiếm khuyết về nhận thức nhưng lại nhận được sự kỳ vọng quá lớn từ mẹ. Mẹ A Diễn luôn ép cậu học tập thật chăm chỉ để đạt được điểm cao.

Ngay trong tang lễ của ông nội, cậu bé vui sướng thông báo đã đạt được điểm tuyệt đối khiến mẹ cậu nhảy cẫng lên chúc mừng.

Dưới sức ép của mẹ, tinh thần A Diễn cũng xuất hiện những vấn đề mới. Cậu bắt đầu ngược đãi những con vật thân thiết của mình, trong đó có chú mèo sống với gia đình nhiều năm, kết quả là mèo chết. Khi thông báo việc này với mẹ, trái với suy đoán của mọi người, mẹ A Diễn chỉ nói: "Không sao con trai, miễn con học giỏi là tốt rồi". Câu nói từ miệng người mẹ khiến những người xung quanh lạnh sống lưng.

"Đó là trong phim, còn thực tế khốc liệt hơn nhiều. Một cậu bé 17 tuổi đã giết mẹ mình bằng một cái cuốc với lý do: Ở nhà cháu không có sự tự do, cháu thấy mình như một món đồ, một tù nhân của mẹ", một nhà xã hội học Trung Quốc chia sẻ.

Cũng theo vị này, người mẹ bất hạnh trên đã kiểm soát quá ngặt nghèo cuộc sống của con trai. Cậu không được phép tương tác với bạn cùng lớp, nhật ký bị kiểm tra bất kỳ lúc nào. Muốn xem tivi, đọc sách hay tham gia hoạt động ngoại khóa cũng phải được sự đồng ý của mẹ.

Đỉnh điểm là khi cậu thông báo mình không lọt được vào top 10 thí sinh điểm cao nhất của đại học Thanh Hoa, bà mẹ đã nói đầy khinh miệt: "Mày có phải con tao không, kết quả thế này thì đánh chết đi cũng chẳng ai thương được".

Câu nói như giọt nước tràn ly khiến cậu con trai cầm ngay cái cuốc gần đó phang vào đầu mẹ. Trong phiên tòa xử, người con này nói: "Cuối cùng tôi đã trút được bao nhiêu nỗi niềm về mẹ trong nhiều năm".


Sự áp đặt của bà mẹ trong phim "Con bạn không phải là con bạn" khiến đứa trẻ bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng.

Năm 2018, trong một cuộc khảo sát do một trang giáo dục tại Trung Quốc thực hiện, có tới 42,3% trẻ em nói rằng chúng ghét cha mẹ mình.

Ba lý do hàng đầu được những đứa trẻ lựa chọn là :

"Bố mẹ không cho tôi làm những điều tôi muốn"

"Bố mẹ không hiểu tôi"

"Bố mẹ không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của tôi"

"Một số cha mẹ hiện đại không quan tâm đến sự tự do, cá tính độc lập của trẻ. Nhiều người trong số này coi con cái như đồ trang sức hoặc tài sản đắt tiền, cần nâng niu và gìn giữ. Kiểu tình yêu này khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hậu quả khốc liệt của nó", ông Trần Khuê Nguyên, nguyên viện trưởng viện xã hội học Trung Quốc nói.

Trong chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế" của Trung Quốc mùa thứ 5, diễn viên nổi tiếng Đỗ Giang đã viết một bức thư gửi cho con trai. Thư viết: "Con không phải là niềm hy vọng của bố, con là niềm hy vọng của chính con. Bố không liên quan gì tới ước mơ của con, chúng ta hoàn toàn độc lập trong việc đó, bởi ước mơ của con sẽ do con quyết định. Vậy đấy, nhưng bố vẫn yêu con, bởi đơn giản con là con trai của bố".

Bà Vũ - mẹ Trương luôn tỏ ra lạnh lùng



Nguồn: https://vnexpress.net/doi-song/chang-trai-27-tuoi-cau-xin-me-cho-minh-tu-do-4017535.html
Sao toàn lấy Tung Của làm ví dụ thế nhỉ?
 

Dangminhquan

Xe điện
Biển số
OF-564642
Ngày cấp bằng
16/4/18
Số km
2,814
Động cơ
174,726 Mã lực
Câu chuyện của ông anh vợ em:

Con bé lớn 22 tuổi, ở nhà mẹ nó suốt ngày cằn nhằn nó về việc lười biếng không giúp đỡ gia đình , bẩn thỉu ...

Con bé giận đòi ra ngoài tự đi làm kiếm tiền tự lo ăn ở. Bố nó không phản đối, chỉ bảo mày nghĩ kỹ đi.

Con bé nó vẫn cương quyết đi theo tiếng gọi tự do

2 tháng sau nó xin về nhà ở =))
Câu chuyện của bác cảm động quá.:((
 

Chuoicabuong

Xe hơi
Biển số
OF-708079
Ngày cấp bằng
19/11/19
Số km
124
Động cơ
90,748 Mã lực
Nhà em 2 đứa hai tính, khác một giời một vực. Bố mẹ điên hết cả đầu vì tuổi dở dở ương ương.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,587
Động cơ
893,425 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em không bao giờ cần con em phải sống cùng em khi về già hay phải nuôi dưỡng gì em cả. Em sẽ tự lo cho đến khi không lo được nữa mới phải cậy nhờ người khác. Người khác có thể là con, có thể là dịch vụ, có thể là gì khác. Nhưng em không bao giờ đặt vào đầu con một gánh nặng tâm lý như kiểu nó phải trả công trả ơn em sinh ra nó. Nó là một con người đầy đủ, có quyền tự do mưu cầu cuộc sống riêng của nó, không phải đồ đạc sở hữu của mình. Em luôn khẳng định con không nợ gì bố mẹ hết, bố mẹ sinh con ra vì bố mẹ muốn có con trên đời để yêu thương, không cần đòi nợ.
Đấy là hoàn cảnh nhà cụ cho phép như thế, nếu nhà mà bố mẹ không có tiền, ăn chẳng đủ thì khi già thì làm viên thuốc chuột?
Cái này phụ thuộc vào nhiều thứ lắm cụ ạ, cũng khó phân biệt đúng sai, chỉ cần phù hợp hoàn cảnh là ok rồi.
Có cụ trên này còn nói là đủ tiền nuôi con đến hết đời, chỉ cần chúng nó làm những gì chúng thích, khỏi cần quan tâm đến tiền.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top