[Funland] Mẹ ơi! Hãy cho con tự do :(

lum..zzz

Xe điện
Biển số
OF-49224
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
4,006
Động cơ
491,899 Mã lực
Khó lắm phải thay đổi thôi. Trc các cụ lúc nào cg sợ em vấp trong cuộc sống, hơn 20 tuổi đi làm thức đến 1-2h sáng đợi em về ko đc ngủ ngoài. Bh mình là bố 3 đứa con, có điều kiện kinh tế cho hoc trường tốt nước ngoài, chúng nó luôn có sở thích âm nhạc, thể thao và tình cảm luôn bộc lộ và nói thẳng với bố mẹ. Thôi cũng mong cno sống bằng đam mê và được sống với đam mê
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,005
Động cơ
102,200 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Vấn đề là bọn con nít nó không hiểu thế nào là tự do. Tự do là thượng tôn pháp luật và tôn trọng nhu cầu của đối tác khi mình đang ăn bám, hay hợp tác với đối tác ạ. Nếu hiểu tự do là tùy tiện thì phải nghiêm khắc kỷ luật
Người lớn như cụ với em còn đang cãi nhau về thế nào là tự do, thế nào là thượng tôn pháp luật, ... thì trẻ con nó có lớn cũng chả hiểu được, thế cho nó nhanh cụ ạ.
 

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
384
Động cơ
165,798 Mã lực
Đấy là hoàn cảnh nhà cụ cho phép như thế, nếu nhà mà bố mẹ không có tiền, ăn chẳng đủ thì khi già thì làm viên thuốc chuột?
Cái này phụ thuộc vào nhiều thứ lắm cụ ạ, cũng khó phân biệt đúng sai, chỉ cần phù hợp hoàn cảnh là ok rồi.
Có cụ trên này còn nói là đủ tiền nuôi con đến hết đời, chỉ cần chúng nó làm những gì chúng thích, khỏi cần quan tâm đến tiền.
Vâng cũng đúng cụ ạ. Lúc em sang Châu Âu em cũng nhận ra cái ý như cụ nói. Vì cuộc sống của tụi nó chất lượng tốt quá, phúc lợi xã hội, mọi thứ chăm sóc làm người ta có cảm giác an toàn, không lo về già bị bỏ rơi. Nên nếu họ đẻ con là do có nhu cầu tình cảm thực sự, chứ không bị sức ép phải đẻ để có người lo cho mình về sau. Xã hội mình bấp bênh nên nhà nhà phải tự tạo tích lũy tài sản để tự an sinh, và tự cung tự cấp người dưỡng già vậy. Không đẻ đúng là cũng chả biết trông vào đâu mà nhờ.
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
44
Người lớn như cụ với em còn đang cãi nhau về thế nào là tự do, thế nào là thượng tôn pháp luật, ... thì trẻ con nó có lớn cũng chả hiểu được, thế cho nó nhanh cụ ạ.
Thế thì roi và nhịn đói là cách tốt nhất cụ ạ.
 

Getzcoi.

Xe tăng
Biển số
OF-579216
Ngày cấp bằng
14/7/18
Số km
1,573
Động cơ
154,456 Mã lực
Lấy chồng như đánh bạc mà nuôi dạy con như chơi xổ số.
Thôi thì hy vọng ko được giải nhất nhì thì cũng rơi vào ô khuyến khích.
Khó nói lắm các cụ ạ. Khôn dại không hẳn là tại tay,
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
44
Lấy chồng như đánh bạc mà nuôi dạy con như chơi xổ số.

Thôi thì hy vọng ko được giải nhất nhì thì cũng rơi vào ô khuyến khích.
Khó nói lắm các cụ ạ. Khôn dại không hẳn là tại tay,
Nó có xác suất của nó đấy cụ
 

sweet_heart

Xe buýt
Biển số
OF-348470
Ngày cấp bằng
28/12/14
Số km
888
Động cơ
217 Mã lực
Haizzzz,

Cháu thấy cho trẻ con "tự do" rất văn minh đấy chứ :) Chỉ có phong kiến lỗi thời mới kìm kẹp bọn trẻ thôi.

Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Với mỗi đứa trẻ, phải lựa cách giáo dục phù hợp.

Lịch trình của cháu với F1 như sau:

- 2 tuổi biết tự xúc đồ ăn: tạm thời thất bại. Cháu bé đã bắt đầu học cầm thìa từ lúc 1 tuổi, nhưng do công việc của cả hai vợ chồng không thể dọn dẹp hậu quả khi cháu bé tự ăn nên đành chịu, phải đút cho nó (giờ nó đã 20 tháng tuổi rồi). Tạm thời nó đã biết đánh răng, hỗ trợ phơi quần áo, bỏ đồ vào máy giặt ...

- 5 tuổi biết hỗ trợ bố mẹ vo gạo cắm cơm, rửa rau, lau nhà và dọn dẹp đồ sau khi chơi/học xong.
- 10 tuổi phải biết làm 1 bữa cơm đơn giản nhất và rửa bát. Tạm thời được tự do xem phim, chơi điện thoại, máy tính, và đi chơi với bạn bè (có sự giám sát nhẹ của bố mẹ).

- 18 tuổi: gần như hoàn toàn độc lập tự do. Nếu học đại học, cao đẳng, nghề thì được sự hỗ trợ của bố mẹ, tuy nhiên, khi nhận được hỗ trợ thì sẽ có ràng buộc (báo cáo kết quả học tập - kết quả tốt thì thưởng thêm tí ti để ăn chơi, gái gú, ..., ngược lại kết quả tệ thì bị cắt trợ cấp).

- 18 tuổi mà không đi học tiếp hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nghề thì bị ép độc lập hoàn toàn. Có nghĩa vụ đóng góp chi phí sinh hoạt nếu ở lâu dài.

Khi nó sa cơ, thất thế thì có thể về với vòng tay bố mẹ. Tuy nhiên, phải có ý chí làm lại chứ không có chuyện ỉ lại và dựa dẫm.

Dự kiến là thế, còn thực tiễn thì chưa biết thế nào :(( Điển hình như bước 1 đã thất bại thảm hại rồi :((
 

HoangX

Xe tăng
Biển số
OF-30807
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
1,532
Động cơ
493,823 Mã lực
Haizzzz,

Cháu thấy cho trẻ con "tự do" rất văn minh đấy chứ :) Chỉ có phong kiến lỗi thời mới kìm kẹp bọn trẻ thôi.

Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Với mỗi đứa trẻ, phải lựa cách giáo dục phù hợp.

Lịch trình của cháu với F1 như sau:

- 2 tuổi biết tự xúc đồ ăn: tạm thời thất bại. Cháu bé đã bắt đầu học cầm thìa từ lúc 1 tuổi, nhưng do công việc của cả hai vợ chồng không thể dọn dẹp hậu quả khi cháu bé tự ăn nên đành chịu, phải đút cho nó (giờ nó đã 20 tháng tuổi rồi). Tạm thời nó đã biết đánh răng, hỗ trợ phơi quần áo, bỏ đồ vào máy giặt ...

- 5 tuổi biết hỗ trợ bố mẹ vo gạo cắm cơm, rửa rau, lau nhà và dọn dẹp đồ sau khi chơi/học xong.
- 10 tuổi phải biết làm 1 bữa cơm đơn giản nhất và rửa bát. Tạm thời được tự do xem phim, chơi điện thoại, máy tính, và đi chơi với bạn bè (có sự giám sát nhẹ của bố mẹ).

- 18 tuổi: gần như hoàn toàn độc lập tự do. Nếu học đại học, cao đẳng, nghề thì được sự hỗ trợ của bố mẹ, tuy nhiên, khi nhận được hỗ trợ thì sẽ có ràng buộc (báo cáo kết quả học tập - kết quả tốt thì thưởng thêm tí ti để ăn chơi, gái gú, ..., ngược lại kết quả tệ thì bị cắt trợ cấp).

- 18 tuổi mà không đi học tiếp hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nghề thì bị ép độc lập hoàn toàn. Có nghĩa vụ đóng góp chi phí sinh hoạt nếu ở lâu dài.

Khi nó sa cơ, thất thế thì có thể về với vòng tay bố mẹ. Tuy nhiên, phải có ý chí làm lại chứ không có chuyện ỉ lại và dựa dẫm.

Dự kiến là thế, còn thực tiễn thì chưa biết thế nào :(( Điển hình như bước 1 đã thất bại thảm hại rồi :((
Em cũng tính y như cụ vậy. nhóc nhà em học cầm thìa ăn cơm từ 16m tuổi, 2 tuổi tự xúc được rồi. Tự lập lắm nhưng giờ thì nhõng nhẽo kinh lên đc, lại lười nữa :(
 

Ngu.Hèn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-706488
Ngày cấp bằng
3/11/19
Số km
1,288
Động cơ
104,330 Mã lực
Tuổi
34
Ha ha cuj thớt chuẩn quá :))
Xã hội mình quá vô lý...
e nhiều lần ở nhà ức chế còn xách xe ra đường ngủ cho thoải mái luôn. Ra đường đúng nghĩa, là ngủ giữa đường :)) bảo kiếm e bồ ra sống riêng thì lại ko kiếm đc :))
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,697
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đọc được 1 đoạn thôi, em cũng thích tự do.
 

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,382
Động cơ
293,307 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Mục đích của cuộc sống là Hạnh phúc.
Và đa phần mọi người nhầm lẫn "Tiền và Quyền" là "Hạnh phúc", thế nên mọi người cố gắng dồn ép con cái học như cái máy để chúng nó sau này có "Tiền và Quyền".
Với nỗ lực học tập, thì con cái sau này cũng có thể trở thành vị trí nào đó có được nhiều Tiền và Quyền, như Bác sĩ (các vị trí khác cũng thế) chẳng hạn thay vì niềm hạnh phúc giúp đỡ người bệnh thì nó "hành" bệnh nhân để họ phải kính sợ, càng kính sợ thì nó càng nhiều Tiền và Quyền... và càng ngày nó càng cảm thấy lạc lõng, vô nghĩa khi sống trong vòng xoáy của Tiền và Quyền.

Thế nên, để bản thân/con cái có được cuộc sống Hạnh phúc, thì phải khơi gợi và cho nó thấy được ý nghĩa của cuộc đời nó là gì, nó thích có một cuộc đời như thế nào? Nghề nghiệp gì? Năng lực nào? Học trường gì? HÃY ĐỂ CON TỰ QUYẾT ĐỊNH.

Và ngay từ nhỏ, cần dạy con sống có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín. Dạy con tính tự lập, kiên trì, quảng đại... ĐỂ CON CON CUỘC ĐỜI NHƯ NÓ MUỐN.
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,180
Động cơ
405,869 Mã lực
9-10 tuổi của các ộp-phơ chắc chẳng cụ nào qua nổi cháu bé này.

Tối nay trong lúc ăn cơm cháu cho tụi trẻ đọc để mỗi lần chia nhau rửa bát lau nhà thì chớ có chí choé chành choẹ.

https://vnexpress.net/doi-song/cau-be-10-tuoi-song-mot-minh-giua-nui-rung-4017031.html
Hoàn cảnh đưa đẩy thì phải chịu thôi chứ đứa trẻ nào lớn lên dưới tình yêu trọn vẹn của bố mẹ chả hoàn thiện hơn
 

Sazi

Xe điện
Biển số
OF-696271
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,782
Động cơ
129,028 Mã lực
Nhớ ngày xưa em cày ngày cày đêm, đỗ 3 trường Đại học. Bố mẹ tự hào lắm nhưng đâu có biết rằng, động lực của em là sự tự do, là sự thoát khỏi việc kìm kẹp, kiểm soát.

Giờ đây là bố 2 nhóc rùi. Em mới hiểu nỗi lòng của bố mẹ. Nhiều khi để con tự đi học cách nhà 700m đã là một sự đấu tranh ghê gớm :(
——————-
Chàng trai 27 tuổi cầu xin mẹ cho mình tự do
Chàng thanh niên 27 tuổi van nài "mẹ hãy cho con được thở tự do" trong ánh mắt vô cảm của người mẹ.
Gần đây trong một chương trình truyền hình mang tên "Đối thoại" của Trung Quốc, một chàng trai 27 tuổi họ Trương, làm thiết kế thời trang ở Bắc Kinh đã được ngồi đối diện với mẹ để nói hết nỗi lòng của mình.

Câu đầu tiên Trương nói: "Mẹ có thể chuyển từ kiểm soát sang yêu thương con được không?"


Cuộc đối thoại giữa Trương (27 tuổi) và mẹ diễn ra rất căng thẳng bởi người mẹ không chịu hiểu con. Ảnh: aluobowang.

Theo Trương, ngay từ nhỏ, cậu đã bị mẹ kiểm soát nghiêm ngặt. Bà Vũ - mẹ Trương sẵn sàng xông vào phòng tắm con trai để hỏi sao tắm quá lâu. Tất cả nhật ký của Trương đều bị xem công khai. Thậm chí bà Vũ còn giải mã mật khẩu điện thoại của con để kiểm soát cậu đang giao du với ai, nhắn tin cho những người nào. Từ nhỏ, phòng riêng của Trương không bao giờ được lắp khóa. Lớn lên những ổ khóa cậu gọi người tới lắp đều bị mẹ đập vỡ hết.

"Khi tôi lớn lên, có lần đi ăn với khách hàng, mẹ bí mật theo dõi phía sau để xem tôi đang làm gì", Trương nói rồi bật khóc trong chương trình.

Trong nhà Trương, bà Vũ lắp đặt rất nhiều camera để kiểm soát mọi hành động của con trai. "Tôi sợ bất trắc xảy ra với cháu. Có camera sẽ an tâm hơn nhiều", người phụ nữ 55 tuổi giải thích.

Thế rồi bà liên tiếp đưa ra hàng loạt câu hỏi tới con trai.

"Con có nhớ hồi nhỏ, dù mưa gió thế nào mẹ cũng phải đón con không? Bởi mẹ không muốn con giống cha mình, đi mà không quay trở lại".

"Con biết mẹ vất vả để nuôi con một mình thế nào không? Tại sao con muốn sự độc lập khi mẹ có quyền quan tâm đến con. Đứa trẻ nào chẳng phải lớn lên như thế?"

Sau một loạt câu hỏi, khuôn mặt người mẹ vẫn dửng dưng trước nước mắt nghẹn ngào của cậu con trai 27 tuổi.

Cuộc đối thoại không tìm được tiếng nói chung, sự căng thẳng giữa hai mẹ con không được phá vỡ. Cuối chương trình, Trương vẫn cố van nài: "Mẹ hãy cho con thời gian được thở một cách tự do, được không?".

Năm 2018, bộ phim truyền hình "Niềm vui nhỏ" đã khiến nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc phải suy nghĩ.

Trước kỳ thi vào cấp 3 của con gái Anh Tử, Tống Thanh - một bà mẹ đơn thân - đã nghỉ việc ở công ty nước ngoài để ở nhà chăm sóc con.

Phòng của Anh Tử, Tống Thanh sửa sang lại, lắp tường bao là kính trong suốt. Bởi vậy mọi hoạt động của con gái 15 tuổi, cô đều nắm rõ. Trong phòng học, Tống bắt con ghi "đạt 700 điểm trở lên" đặt trước mặt để làm động lực học tập.

Hàng ngày Tống Thanh đều dạy rất sớm nấu tổ yến cho con ăn tẩm bổ, dù không thích nhưng vì thương mẹ nên Anh Tử đều cố ăn hết. Mẹ bảo gì cô bé cũng làm theo, điều này khiến Tống Thanh cảm thấy rất hạnh phúc.

Những lúc học tập mệt mỏi, Anh Tử muốn rủ mẹ đi xem phim nhưng Tống Thanh đều từ chối, nói lãng phí thời gian. Cô cũng không cho con được gặp gỡ cha đẻ bởi ông đã có bạn gái, tuy nhiên Anh Tử vẫn trốn mẹ đến thăm bố, điều này khiến Tống Thanh vô cùng tức giận và ra tay đánh con.

Lâu dần, dưới sự áp đặt và kiểm soát của mẹ, Anh Tử chỉ biết im lặng chịu đựng vì sợ mẹ buồn. Trước ngày thi lên cấp 3, cô bé phải nhập viện vì bị trầm cảm và suy sụp tinh thần.


Cô bé Anh Tử trong phim "Niềm vui nhỏ" đã bỏ lỡ kỳ thi quan trọng trong cuộc đời vì bị trầm cảm do sự áp đặt của mẹ.

Trong bộ phim giáo dục "Con bạn không phải là con bạn", A Diễn - một cậu bé có khiếm khuyết về nhận thức nhưng lại nhận được sự kỳ vọng quá lớn từ mẹ. Mẹ A Diễn luôn ép cậu học tập thật chăm chỉ để đạt được điểm cao.

Ngay trong tang lễ của ông nội, cậu bé vui sướng thông báo đã đạt được điểm tuyệt đối khiến mẹ cậu nhảy cẫng lên chúc mừng.

Dưới sức ép của mẹ, tinh thần A Diễn cũng xuất hiện những vấn đề mới. Cậu bắt đầu ngược đãi những con vật thân thiết của mình, trong đó có chú mèo sống với gia đình nhiều năm, kết quả là mèo chết. Khi thông báo việc này với mẹ, trái với suy đoán của mọi người, mẹ A Diễn chỉ nói: "Không sao con trai, miễn con học giỏi là tốt rồi". Câu nói từ miệng người mẹ khiến những người xung quanh lạnh sống lưng.

"Đó là trong phim, còn thực tế khốc liệt hơn nhiều. Một cậu bé 17 tuổi đã giết mẹ mình bằng một cái cuốc với lý do: Ở nhà cháu không có sự tự do, cháu thấy mình như một món đồ, một tù nhân của mẹ", một nhà xã hội học Trung Quốc chia sẻ.

Cũng theo vị này, người mẹ bất hạnh trên đã kiểm soát quá ngặt nghèo cuộc sống của con trai. Cậu không được phép tương tác với bạn cùng lớp, nhật ký bị kiểm tra bất kỳ lúc nào. Muốn xem tivi, đọc sách hay tham gia hoạt động ngoại khóa cũng phải được sự đồng ý của mẹ.

Đỉnh điểm là khi cậu thông báo mình không lọt được vào top 10 thí sinh điểm cao nhất của đại học Thanh Hoa, bà mẹ đã nói đầy khinh miệt: "Mày có phải con tao không, kết quả thế này thì đánh chết đi cũng chẳng ai thương được".

Câu nói như giọt nước tràn ly khiến cậu con trai cầm ngay cái cuốc gần đó phang vào đầu mẹ. Trong phiên tòa xử, người con này nói: "Cuối cùng tôi đã trút được bao nhiêu nỗi niềm về mẹ trong nhiều năm".


Sự áp đặt của bà mẹ trong phim "Con bạn không phải là con bạn" khiến đứa trẻ bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng.

Năm 2018, trong một cuộc khảo sát do một trang giáo dục tại Trung Quốc thực hiện, có tới 42,3% trẻ em nói rằng chúng ghét cha mẹ mình.

Ba lý do hàng đầu được những đứa trẻ lựa chọn là :

"Bố mẹ không cho tôi làm những điều tôi muốn"

"Bố mẹ không hiểu tôi"

"Bố mẹ không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của tôi"

"Một số cha mẹ hiện đại không quan tâm đến sự tự do, cá tính độc lập của trẻ. Nhiều người trong số này coi con cái như đồ trang sức hoặc tài sản đắt tiền, cần nâng niu và gìn giữ. Kiểu tình yêu này khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hậu quả khốc liệt của nó", ông Trần Khuê Nguyên, nguyên viện trưởng viện xã hội học Trung Quốc nói.

Trong chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế" của Trung Quốc mùa thứ 5, diễn viên nổi tiếng Đỗ Giang đã viết một bức thư gửi cho con trai. Thư viết: "Con không phải là niềm hy vọng của bố, con là niềm hy vọng của chính con. Bố không liên quan gì tới ước mơ của con, chúng ta hoàn toàn độc lập trong việc đó, bởi ước mơ của con sẽ do con quyết định. Vậy đấy, nhưng bố vẫn yêu con, bởi đơn giản con là con trai của bố".

Bà Vũ - mẹ Trương luôn tỏ ra lạnh lùng



Nguồn: https://vnexpress.net/doi-song/chang-trai-27-tuoi-cau-xin-me-cho-minh-tu-do-4017535.html
Đơn giản tóm gọn bố/mẹ chọn
1. Bố mẹ hạnh phúc khi con cái làm theo điều bố mẹ chúng mong muốn.
2. Con cái hạnh phúc khi chúng làm theo ý chúng nó muốn.
Vậy, bố mẹ muốn chọn cách mình hạnh phúc hay cách để con cái hạnh phúc. Với tôi tôi chọn pa 2. Hãy để con cái làm, trải nghiệm, sống bố luôn ở sau và sẽ giúp đỡ, hướng dẫn khi cần.
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,169
Động cơ
238,849 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Cháu bị thế này ko biết cccm nghĩ sao. Hồi học phổ thông, bạn bè đi xe đạp vui đùa với nhau, cháu phải đi xe máy với các cụ, mà khổ nỗi các cụ toàn
đón muộn nên phải đứng 1 mình chờ. Sau này lên cấp 3 và ĐH, bà già suốt ngày lục vở xem đi học thế nào, lưu số đt của bạn bè để dò hỏi này nọ. Sinh nhật bạn cháu đến, bà già nhảy tót vào nói chuyện như đúng rồi, bảo đi ra thì cáu. Cháu đi làm thì đến tận cơ quan để xem cháu ở đó thế nào, lâu lâu lục tủ xem có gì không. Lấy vợ xong cũng ko tha, suốt ngày dò hỏi. May là sau này cháu có tiền, mua được cái nhà nên tếch luôn. Hai vợ chồng, 2 đứa con nhỏ, công việc bận rất khổ nhưng được cái cháu thoát khỏi kiểu quan tâm như thế.
Thương bà già thật nhưng cháu kinh sợ kiểu quan tâm thái quá. Bây h cuối tuần cháu về thăm các cụ hoặc đón các cụ vào ăn cơm, cứ khi bà già định dò hỏi cháu dẹp luôn. Bà già ko đỡ nhưng dù sao ko dám cáu vì có con dâu và cháu nội ở đó.
Thực sự cháu thấy, cơ bản nhất vẫn là ở mình. Chữ hiếu là luôn phải có nhưng phải biết ko để cái sự hiếu thảo làm hỏng cuộc đời mình ở mức độ đạo đức xã hội chấp nhận.
Không khéo đêm tân hôn mẹ cụ cũng nhòm xem cụ có biết xxx ko nhỉ .em fun tý . Ngày xưa em cũng thuộc dạng chậm chạp .ù ì (. Năm cấp 2 môn thể dục em chạy cự ly 200m em còn thua một con bé trong lớp ) mẹ em tức quá hay mắng. Mày sau này lấy vợ cũng éo biết làm thế nào để có con. Giờ lấy vk con cái đoàng hoàng rồi lại đau đầu vì chuyện em bồ bịch .hôm nọ vợ em nó tý bắt được quả tang em .may mà em làm quả ve sầu thoát xác nên ko làm gì được. Ấm ức quá về kể với mẹ em . Mẹ em sang chửi em . Em tức quá kể lại sao ngày xưa bảo con là lấy vợ chắc gì đã biết xxx. Thế là im ỉm cắp đít về
 

KatKik

Xe điện
Biển số
OF-565689
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
4,120
Động cơ
186,326 Mã lực
Haizzzz,

Cháu thấy cho trẻ con "tự do" rất văn minh đấy chứ :) Chỉ có phong kiến lỗi thời mới kìm kẹp bọn trẻ thôi.

Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Với mỗi đứa trẻ, phải lựa cách giáo dục phù hợp.

Lịch trình của cháu với F1 như sau:

- 2 tuổi biết tự xúc đồ ăn: tạm thời thất bại. Cháu bé đã bắt đầu học cầm thìa từ lúc 1 tuổi, nhưng do công việc của cả hai vợ chồng không thể dọn dẹp hậu quả khi cháu bé tự ăn nên đành chịu, phải đút cho nó (giờ nó đã 20 tháng tuổi rồi). Tạm thời nó đã biết đánh răng, hỗ trợ phơi quần áo, bỏ đồ vào máy giặt ...

- 5 tuổi biết hỗ trợ bố mẹ vo gạo cắm cơm, rửa rau, lau nhà và dọn dẹp đồ sau khi chơi/học xong.
- 10 tuổi phải biết làm 1 bữa cơm đơn giản nhất và rửa bát. Tạm thời được tự do xem phim, chơi điện thoại, máy tính, và đi chơi với bạn bè (có sự giám sát nhẹ của bố mẹ).

- 18 tuổi: gần như hoàn toàn độc lập tự do. Nếu học đại học, cao đẳng, nghề thì được sự hỗ trợ của bố mẹ, tuy nhiên, khi nhận được hỗ trợ thì sẽ có ràng buộc (báo cáo kết quả học tập - kết quả tốt thì thưởng thêm tí ti để ăn chơi, gái gú, ..., ngược lại kết quả tệ thì bị cắt trợ cấp).

- 18 tuổi mà không đi học tiếp hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nghề thì bị ép độc lập hoàn toàn. Có nghĩa vụ đóng góp chi phí sinh hoạt nếu ở lâu dài.

Khi nó sa cơ, thất thế thì có thể về với vòng tay bố mẹ. Tuy nhiên, phải có ý chí làm lại chứ không có chuyện ỉ lại và dựa dẫm.

Dự kiến là thế, còn thực tiễn thì chưa biết thế nào :(( Điển hình như bước 1 đã thất bại thảm hại rồi :((
Kế hoạch của cụ chưa phù hợp. Chắc chắn ko thực hiện đc.
 

nissanafrica

Xe hơi
Biển số
OF-617708
Ngày cấp bằng
21/2/19
Số km
143
Động cơ
118,349 Mã lực
Tuổi
35
Hôm qua em nói chuyện với bà chị họ. Bà than thở suy nghĩ vì đứa con gái lớn 6 tuổi của bà ấy chỉ thích làm điệu, váy vóc, chụp ảnh tự sướng, nhảy múa... không thích học hành. Và như thế thì rất khó để đạt được ước mơ cho con gái thành Bác sĩ của bà ấy. Đọc cái topic này xong em lại liên tưởng đến câu chuyện ngày hôm qua. Và thấy xung quanh rất nhiều bạn bè, anh chị em cũng có tư tưởng áp đặt mơ ước, nguyện vọng của mình lên con cái. Những tưởng chuyện này là chuyện của thế hệ bố mẹ em và các cụ mợ ở đây rồi, hoá ra giờ các bố mẹ thời nay cũng chưa có gì tiến triển nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top