Mỗi ngày một kinh nghiệm lái xe!!!

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
Chào cccm, em hay lang thang diễn đàn và thấy rất nhiều thớt hay có cccm thắc mắc về các kinh nghiệm, xử lý tình huống hay thậm chí là các chức năng trên chiếc xe của mình mà không biết nó dùng để làm gì. Em mạn phép các Chã lập thớt này để chia sẻ các kinh nghiệm cần thiết trong quá trình lái xe và tất cả những gì cần thiết nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân cccm cũng như người tham gia giao thông khác trên đường.

Mỗi ngày em sẽ post chia sẻ một góc nào đó để cccm cùng thảo luận cũng như học hỏi lẫn nhau trên tinh thần an toàn cho tất cả mọi người :x. Mong cccm ủng hộ :D
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
1. CÁCH XỬ LÝ BÁNH SAU BỊ TRƯỢT KHI VÀO CUA:

Trượt lốp sau là rủi ro hay gặp khi vào cua quá nhanh trong điều kiện đường trơn trượt với đôi lốp đã mòn, độ bám đường không còn tốt. Trong từ ngữ chuyên ngành, đây còn gọi là hiện tượng oversteer.

Hiện tượng này chủ yếu xảy ra với xe dẫn động cầu sau. Vì khi vào cua gấp và nhả chân ga, trọng lượng chuyển bất ngờ từ trước ra sau, mà cầu sau dẫn động nên dẫn tới văng đuôi. Ngoài xe dẫn động cầu sau, oversteer thỉnh thoảng xảy ra trên xe dẫn động 4 bánh và rất hiếm nhưng vẫn có trên xe cầu trước.

Không giống như trượt bánh trước (understeer), chỉ cần bình tĩnh để xe từ từ giảm tốc là lấy lại độ bám đường và kiểm soát xe. Ở oversteer, khi đã xảy ra hiện tượng quá lái, xe có xu hướng quay tròn, lúc này có giảm tốc cũng không thể đưa xe trở lại quỹ đạo.

Điều cần làm, không phải cố chống lại, mà phải xoay theo sự cố. Việc cần làm khi đó là không được nhìn theo hướng xe đang xoay, mà phải nhìn theo hướng muốn tới.

Khi đã xác định được hướng muốn tới, đánh lái ngược (countersteering) về phía hướng đó để chống lại hiện tượng xoay tròn của xe. Thực chất, hiện tượng này giống như việc các tay đua drift qua khúc cua. Để lấy lại độ bám cho bánh sau, có thể đạp mớm ga.

Một số người thường cho rằng nếu xe đã có công nghệ cân bằng điện tử ESC (Electronic Stability Control) thì trường hợp này ít xả. Thực chất, ESC chỉ làm việc hiệu quả khi những bộ phận hỗ trợ trên xe còn tốt như độ bám đường của lốp, hiệu quả phanh. Đồng thời, nếu vào cua ở con đường chỉ cho phép khoảng 60 km/h với tốc độ 80 km/h thì công nghệ cũng không thể giúp đỡ được gì vì mọi can thiệp không thể chống lại quán tính lớn.

Để không xảy ra hiện tượng trượt bánh sau (oversteer) nên chủ động bơm lốp đầy đủ với áp suất phù hợp, bề mặt lốp còn đủ độ bám đường (hoa lốp, độ sâu rãnh, gai lốp...). Khi vào cua nên chủ động giảm tốc đến phù hợp để không phải đạp phanh bất ngờ lúc đang cua.
 

Trâu cày đường nhựa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-458300
Ngày cấp bằng
3/10/16
Số km
6,401
Động cơ
268,350 Mã lực
Tuổi
39
bình tĩnh tự tin không cay cú
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,260
Động cơ
594,808 Mã lực
Tuổi
44
1. CÁCH XỬ LÝ BÁNH SAU BỊ TRƯỢT KHI VÀO CUA:

Trượt lốp sau là rủi ro hay gặp khi vào cua quá nhanh trong điều kiện đường trơn trượt với đôi lốp đã mòn, độ bám đường không còn tốt. Trong từ ngữ chuyên ngành, đây còn gọi là hiện tượng oversteer.

Hiện tượng này chủ yếu xảy ra với xe dẫn động cầu sau. Vì khi vào cua gấp và nhả chân ga, trọng lượng chuyển bất ngờ từ trước ra sau, mà cầu sau dẫn động nên dẫn tới văng đuôi. Ngoài xe dẫn động cầu sau, oversteer thỉnh thoảng xảy ra trên xe dẫn động 4 bánh và rất hiếm nhưng vẫn có trên xe cầu trước.

Không giống như trượt bánh trước (understeer), chỉ cần bình tĩnh để xe từ từ giảm tốc là lấy lại độ bám đường và kiểm soát xe. Ở oversteer, khi đã xảy ra hiện tượng quá lái, xe có xu hướng quay tròn, lúc này có giảm tốc cũng không thể đưa xe trở lại quỹ đạo.

Điều cần làm, không phải cố chống lại, mà phải xoay theo sự cố. Việc cần làm khi đó là không được nhìn theo hướng xe đang xoay, mà phải nhìn theo hướng muốn tới.

Khi đã xác định được hướng muốn tới, đánh lái ngược (countersteering) về phía hướng đó để chống lại hiện tượng xoay tròn của xe. Thực chất, hiện tượng này giống như việc các tay đua drift qua khúc cua. Để lấy lại độ bám cho bánh sau, có thể đạp mớm ga.

Một số người thường cho rằng nếu xe đã có công nghệ cân bằng điện tử ESC (Electronic Stability Control) thì trường hợp này ít xả. Thực chất, ESC chỉ làm việc hiệu quả khi những bộ phận hỗ trợ trên xe còn tốt như độ bám đường của lốp, hiệu quả phanh. Đồng thời, nếu vào cua ở con đường chỉ cho phép khoảng 60 km/h với tốc độ 80 km/h thì công nghệ cũng không thể giúp đỡ được gì vì mọi can thiệp không thể chống lại quán tính lớn.

Để không xảy ra hiện tượng trượt bánh sau (oversteer) nên chủ động bơm lốp đầy đủ với áp suất phù hợp, bề mặt lốp còn đủ độ bám đường (hoa lốp, độ sâu rãnh, gai lốp...). Khi vào cua nên chủ động giảm tốc đến phù hợp để không phải đạp phanh bất ngờ lúc đang cua.

Nếu cụ đi xe Nhật với xe Đức thì cùng là hệ thống cân bằng điện tử nhưng xe Đức xử lý từ lúc cụ đánh lái .Còn xe Nhật xử lý khi xe có đã hiện tượng văng trượt
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
2. Lưu ý gì khi lái xe trên đường có sương mù:

Hiện nay, trên một số xe chỉ được trang bị đèn gầm (ánh sáng trắng) mà nhiều người vẫn nghĩ đó là đèn sương mù (ánh sáng vàng). Khi di chuyển trong điều kiện sương mù dày đặc, ánh sáng trắng ở đèn gầm và đèn pha sẽ bị tán sắc và hấp thụ sáng nên không thể giúp người điều khiển quan sát tốt hơn giống như tác dụng của đèn sương mù.

Khi sử dụng đèn sương mù, cần sử dụng đèn pha dạng chiếu gần, bởi vì sương mù là tập hợp của hơi nước như những tấm gương phản xạ ánh sáng, nếu bật chế độ chiếu xa chỉ làm cho ánh sáng phản chiếu trở lại mắt người lái và khó quan sát hơn.

Nếu xe không được trang bị đèn sương mù thì cách “chữa cháy” là cắt một miếng đề can màu vàng dán đến , chuyển về chùm chiếu gần là đã có một đèn sương mù nhân tạo.

Ở trong điều kiện lưu thông bình thường vốn đã được khuyến cáo về tốc độ và khoảng cách, thì trong điều kiện thời tiết sương mù phải càng được coi trọng hơn. Tầm nhìn cản trở, điều kiện mặt đường trơn ướt và thậm chí khoảng cách giữa các xe rất gần nhau sẽ khiến cho người lái gặp không ít khó khăn khi điều khiển.Do đó, hạn chế tốc độ và tạo ra khoảng cách an toàn để có thể kịp thời xử lý nếu phanh gấp hoặc đổ đèo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù.

Thường thì phần kính sau có hơi nước ngưng tụ thì hãy sử dụng hệ thống sưởi kính, riêng mặt trong kính lái phía trước có thể bật điều hoà và chỉnh theo hướng gió của nơi mặt kính bị đọng hơi nước kết hợp với cần gạt nước cho phần kính trước.

Khi có sương mù, mặt đường sẽ dễ ẩm ướt nên lốp đóng vai trò hết sức quan trọng với mỗi tình huống phanh dừng xe. Thông thường, quãng đường phanh của bất kỳ xe nào khi đường ẩm ướt cũng dài hơn so với đường khô, do đó luôn chú ý đến chất lượng mặt đường cũng như tránh việc phanh nhiều lần khiến xảy ra quán tính và làm ảnh hưởng đến hệ thống phanh, lốp xe.

Cách tốt nhất để không phải đối đầu với đường đi nhiều sương mù chính là phải có kế hoạch trước. Nếu thời tiết quá tệ vì trời lạnh hay mưa dài ngày thì nên xem xét một thời điểm phù hợp hơn hoặc chuyển hướng sang một địa điểm khác.

Ngoài ra, trong lúc di chuyển nên tận dụng lề đường, vạch sơn kẻ đường và biển báo để quan sát lộ trình của mình. Tránh dừng xe giữa đường hoặc nơi đông người qua lại khi có sương mù. Trong trường hợp không thể, hãy nhanh chóng đưa xe vào lề đường, tắt hết các loại đèn có ánh sáng trắng, bật đèn cảnh báo và rời khỏi xe.
 
Chỉnh sửa cuối:

nnquynh

Xe tải
Biển số
OF-358285
Ngày cấp bằng
15/3/15
Số km
252
Động cơ
262,913 Mã lực
2. Lưu ý gì khi lái xe trên đường có sương mù:

Hiện nay, trên một số xe chỉ được trang bị đèn gầm (ánh sáng trắng) mà nhiều người vẫn nghĩ đó là đèn sương mù (ánh sáng vàng). Khi di chuyển trong điều kiện sương mù dày đặc, ánh sáng trắng ở đèn gầm và đèn pha sẽ bị tán sắc và hấp thụ sáng nên không thể giúp người điều khiển quan sát tốt hơn giống như tác dụng của đèn sương mù.

Khi sử dụng đèn sương mù, cần sử dụng đèn pha dạng chiếu gần, bởi vì sương mù là tập hợp của hơi nước như những tấm gương phản xạ ánh sáng, nếu bật chế độ chiếu xa chỉ làm cho ánh sáng phản chiếu trở lại mắt người lái và khó quan sát hơn.

Nếu xe không được trang bị đèn sương mù thì cách “chữa cháy” là cắt một miếng đề can màu vàng dán đến nửa đèn pha, chuyển về chùm chiếu gần là đã có một đèn sương mù nhân tạo.
Các bác xem thử link này, họ nói quan niệm cũ là ánh sáng vàng tốt nhất cho đi sương mù là sai. Ánh sáng trắng tốt hơn. Vấn đề là không được lắp đèn sương mù cao hơn mặt đất 15 inches, vì sương mù thường tích tụ ở độ cao hơn mức này
https://www.onyxlights.com/faq/what-color-fog-lights-are-best-should-i-get-yellow-fog-lights
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
Các bác xem thử link này, họ nói quan niệm cũ là ánh sáng vàng tốt nhất cho đi sương mù là sai. Ánh sáng trắng tốt hơn. Vấn đề là không được lắp đèn sương mù cao hơn mặt đất 15 inches, vì sương mù thường tích tụ ở độ cao hơn mức này
https://www.onyxlights.com/faq/what-color-fog-lights-are-best-should-i-get-yellow-fog-lights
Em nghĩ cụ tham khảo thêm bài viết này để hiểu rõ vì sao bài trên họ nói "any one u would like"

While driving on the road, you may feel that a few colors are soothing to your eyes. And, others just frustrate you. It is because human eye processes each color of light in a different way. Blue, indigo and violet light have very short wavelengths and they are difficult to comprehend by human eye. Also, blue light focuses on the front of our eyes. On the other hand, yellow color hits the retina at the right point. It is easy for us to process it. And, that’s why yellow color is preferred by car drivers, especially in bad weather conditions. Yellow color is less frustrating for the eyes than blue or white shades. The purpose behind using selective yellow light is to improve the visibility.

During fog, water droplets often act as mirrors and reflect the light generated by the car back into the driver’s eye. And, it makes driving in fog a real driving hazard. Many car buyers believe that yellow lights penetrate fog better. But, the reason is something else. You now know that blue light falls right in front of our eyes. When we see any object in blue light, it appears fuzzy or unclear with a blue-tone around it. It is a phenomenon called “glare”. According to a study, blue light is often the reason behind driver complaints of discomfort glare. Blue or white light against the snow or fog can be glaring for the eyes and it can make you tired soon. When you are driving through snowy roads, the white lights can tire you as well.

Remember that the main purpose behind using fog lights is to illuminate the surface of the road. If the fog lights are not installed at a proper height, it doesn’t matter what color light you use. They will not improve your visibility in foggy conditions. Since fog is settled around two feet off the ground, your fog light must be 12-24 inches above the ground.

So, it is not only essential to consider the color but the positioning of the fog light as well. Before the winter sets in, make sure that your fog lights are working properly and emit the best quality of light.

Whether it is high-quality LED fog lights or premium HID conversion kits for headlights, we have you covered! Shop with Underground Lighting for the best HIDs and LEDs in the market. Special offers available on best-in-class automotive lighting products.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đi sương mù, ánh sáng vàng chỉ là 1 phần. Quan trọng là ánh sáng phải thấp và ko được hắt lên trên. Tại sao các đèn gầm, thực ra là đèn sương mù cứ phải giấu dưới gầm xe và bố trí rất thấp. Ánh sáng không quá bánh xe (sedan) của xe phía trước.
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
Đi sương mù, ánh sáng vàng chỉ là 1 phần. Quan trọng là ánh sáng phải thấp và ko được hắt lên trên. Tại sao các đèn gầm, thực ra là đèn sương mù cứ phải giấu dưới gầm xe và bố trí rất thấp. Ánh sáng không quá bánh xe (sedan) của xe phía trước.
Độ cao tử 25-30 cm từ dưới lên là đẹp nhất ạ :)
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
Nhìn ảnh minh hoạ về hành trình phanh nên em thêm luôn bài về phanh cho tiện :))

4. Những kinh nghiệm cơ bản khi phanh:

Phanh xe là động tác mà hầu hết khi lái xe ô tô đều phải biết, nhưng phanh không chỉ đơn giản là để dừng xe mà phanh còn để làm ổn định tốc độ. Một người lái xe chuyên nghiệp sẽ biết cách dùng phanh thế nào cho hợp lý nhất.

Nếu không biết dùng phanh thì cách tốt nhất để tranh xa tai nạn là không lái xe ô tô. Nếu lạm dụng phanh quá nhiều sẽ gây cho người ngồi trong xe có cảm giác sóc, bị va đập và dễ bị say xe.

Vậy thì có các kiểu phanh nào cần phải thuộc lòng? Thứ nhất là phanh theo ngưỡng, đây là một kỹ thuật phanh xe khá khó mà chúng thường được sử dụng trong racing hoặc khi phải xử lý một tình huống gấp, bất ngờ, đó là cần phải đạp phanh gấp và tối đa lực của phanh xe, nhưng không để cho vượt quá giới hạn trượt bánh xe. Để làm tốt được kỹ năng này, cần phải thực hiện nhiều lần với xe với một tốc độ cao để hiểu được và cảm nhận tốc độ của xe dù phanh gấp nhưng không để đạt tới giới hạn mất kiểm soát của bánh xe.

Đạp nhả phanh theo nhịp là một kỹ thuật khá đơn giản thường dùng khi phải điều khiển xe với một tốc độ cao mà không muốn phanh gấp có thể gây trượt bánh. Khi đi trên địa hình có độ dốc cao thì nên đạp phanh theo kiểu đạp-nhả liên tục để làm chủ được vận tốc và không làm trượt bánh gây mất lái. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất khó khăn trên các đường trơn trợt hoặc có tuyết.

Rà phanh (còn gọi là driff) là một động tác khó, thường được sử dụng trong các chương trình biểu diễn hoặc đua xe, khi muốn cua xe mà không muốn giảm tốc độ của xe. Đây là kỹ năng chủ yếu dành cho các tay lái chuyên nghiệp vì phanh xe kiểu này rất dễ làm xe mất lái, mất khả năng kiểm soát tốc độ.

Kỹ thuật nhấp phanh được sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần gây dúi người về phía trước, thì kỹ thuật phanh xe nhiều bước sẽ khiến xe dừng từ từ rất êm, nên đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để tận dụng đà của xe. Sau đó, đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi. Kỹ thuật này sử dụng trong trường hợp phanh dừng xe bình thường, không có tính huống bất ngờ xảy đến.

Phanh khẩn cấp (phanh gấp) dùng trong trường hợp xe di chuyển tốc độ cao thì bất chợt gặp vật cản. Nếu đạp phanh đột ngột và mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát. Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.

Mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc hoặc đường cao tốc. Khi ôtô mất phanh cần phải bình tĩnh, về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn. Đừng cố hy vọng xe tự dừng, hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy...

Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và sự an toàn xe. Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe, nên kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên :D
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhìn ảnh minh hoạ về hành trình phanh nên em thêm luôn bài về phanh cho tiện :))

4. Những kinh nghiệm cơ bản khi phanh:

Phanh xe là động tác mà hầu hết khi lái xe ô tô đều phải biết, nhưng phanh không chỉ đơn giản là để dừng xe mà phanh còn để làm ổn định tốc độ. Một người lái xe chuyên nghiệp sẽ biết cách dùng phanh thế nào cho hợp lý nhất.

Nếu không biết dùng phanh thì cách tốt nhất để tranh xa tai nạn là không lái xe ô tô. Nếu lạm dụng phanh quá nhiều sẽ gây cho người ngồi trong xe có cảm giác sóc, bị va đập và dễ bị say xe.

Vậy thì có các kiểu phanh nào cần phải thuộc lòng? Thứ nhất là phanh theo ngưỡng, đây là một kỹ thuật phanh xe khá khó mà chúng thường được sử dụng trong racing hoặc khi phải xử lý một tình huống gấp, bất ngờ, đó là cần phải đạp phanh gấp và tối đa lực của phanh xe, nhưng không để cho vượt quá giới hạn trượt bánh xe. Để làm tốt được kỹ năng này, cần phải thực hiện nhiều lần với xe với một tốc độ cao để hiểu được và cảm nhận tốc độ của xe dù phanh gấp nhưng không để đạt tới giới hạn mất kiểm soát của bánh xe.

Đạp nhả phanh theo nhịp là một kỹ thuật khá đơn giản thường dùng khi phải điều khiển xe với một tốc độ cao mà không muốn phanh gấp có thể gây trượt bánh. Khi đi trên địa hình có độ dốc cao thì nên đạp phanh theo kiểu đạp-nhả liên tục để làm chủ được vận tốc và không làm trượt bánh gây mất lái. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất khó khăn trên các đường trơn trợt hoặc có tuyết.

Rà phanh (còn gọi là driff) là một động tác khó, thường được sử dụng trong các chương trình biểu diễn hoặc đua xe, khi muốn cua xe mà không muốn giảm tốc độ của xe. Đây là kỹ năng chủ yếu dành cho các tay lái chuyên nghiệp vì phanh xe kiểu này rất dễ làm xe mất lái, mất khả năng kiểm soát tốc độ.

Kỹ thuật nhấp phanh được sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần gây dúi người về phía trước, thì kỹ thuật phanh xe nhiều bước sẽ khiến xe dừng từ từ rất êm, nên đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để tận dụng đà của xe. Sau đó, đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi. Kỹ thuật này sử dụng trong trường hợp phanh dừng xe bình thường, không có tính huống bất ngờ xảy đến.

Phanh khẩn cấp (phanh gấp) dùng trong trường hợp xe di chuyển tốc độ cao thì bất chợt gặp vật cản. Nếu đạp phanh đột ngột và mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát. Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.

Mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc hoặc đường cao tốc. Khi ôtô mất phanh cần phải bình tĩnh, về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn. Đừng cố hy vọng xe tự dừng, hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy...

Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và sự an toàn xe. Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe, nên kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên :D
Kỹ thuật nhấp nhả để đỡ lết bánh là áp dụng với xe không có ABS thôi. Tự thân ABS nó đã nhấp nhả lực phanh rồi. Mình nhấp nhả thêm nó lại 'đơ' luôn thì xong con ong.
 

bodi

Xe tăng
Biển số
OF-81464
Ngày cấp bằng
30/12/10
Số km
1,258
Động cơ
427,017 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
bài hay nhưng phải thực hành nhiều mới có tác dụng, trăm hay không bằng tay quen cụ ạ
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
Kỹ thuật nhấp nhả để đỡ lết bánh là áp dụng với xe không có ABS thôi. Tự thân ABS nó đã nhấp nhả lực phanh rồi. Mình nhấp nhả thêm nó lại 'đơ' luôn thì xong con ong.
Không đơ đâu cụ ợ. Em quen phanh vậy cho nó êm ái, em đi xe ABS hay ko cũng vậy :D
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không đơ đâu cụ ợ. Em quen phanh vậy cho nó êm ái, em đi xe ABS hay ko cũng vậy :D
Nói chung xe có ABS là để nó tự làm, trừ phi các cụ chạy xe không ABS. Tác dụng nhấp nhả của con người không là gì so với điện tử. Mà tình huống phải nhờ tới ABS là cũng tương đối gấp gáp, thường là xe bị lết bánh để lai vết phanh dưới đường.
Tất nhiên phanh khi không khẩn cấp thì cũng không cần lút cần và ABS cũng ko kích hoạt, khi đó phanh nhẹ nhàng sao cho người trên xe ko cảm nhận (hoặc ít cảm nhận) mới là chuẩn.
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
5. Xử lý xe AT mất phanh:

Mất phanh là một trong những sự cố nguy hiểm nhất khi xe lăn bánh trên đường. Đối với đường đồng bằng, không dốc, có thể có nhiều lựa chọn khi xe sẽ từ từ giảm tốc nếu không ga. Nhưng trên đường đèo dốc, dù không ga, nhưng do quán tính, tác dụng của trọng lực mà tốc độ ngày càng cao, đặc biệt nguy hiểm. Vì vậy có thể áp dụng cách xử lý như dưới đây cho cả 2 trường hợp.

5.1. Bình tĩnh, phát tín hiệu

Trước tiên cần bình tĩnh, trấn an người đi cùng và tìm cách xử lý tình huống.

Sau khi bình tĩnh, cần phát tín hiệu cho xe khác biết tình hình bằng cách bấm còi liên tục đồng thời bật đèn tín hiệu khẩn cấp, thậm chí mở cửa sổ để thông báo nếu cần thiết.

5.2. Giảm tốc

Giảm tốc với xe số tự động cũng như xe số sàn. Trước tiên nhả toàn bộ chân ga, thử chân phanh bằng cách đạp nhả liên tục một vài lần, có thể phục hồi phanh do hệ thống dầu mất áp suất hoặc bó cứng.

Nếu thử chân phanh không hiệu quả, lập tức chuyển sang phanh động cơ kết hợp phanh tay. Phanh động cơ tức dùng số. Chuyển cần số về D3, rồi D2, D1 tương ứng để động cơ hãm xe lại từ từ. Trên một số xe có thể là chế độ số tay M (+,-) hoặc số thể thao S (+,-), với kiểu ký hiệu này thì chuyển về (-) đến số thấp.

Bên cạnh đưa cần số về số thấp, kéo từ từ phanh tay để cảm nhận độ bám. Không giật mạnh phanh tay bởi xe đang chạy nhanh, mà phanh tay chỉ tác dụng vào hai phanh sau, có thể khiến xe khóa bánh, mất lái. Nếu sau khi kéo phanh tay mà xe có cảm giác trượt, mất lái, lập tức hạ phanh tay để lấy lái.

5.3. Không tắt máy

Trong suốt quá trình lưu ý không được tắt máy, vì khi tắt máy đồng nghĩa tắt trợ lực vô-lăng, không thể điều khiển xe. Đồng thời ở tốc độ cao, nếu tắt máy bất ngờ sẽ dẫn tới mất kiểm soát do động cơ ngừng đột ngột, quán tính lớn.

5.4. Tìm vật cản đâm vào

Bước cuối cùng là tìm vật cản đâm vào, vì trên đường đèo dốc, xe sẽ không thể dừng lại mặc dù không hề đạp ga và đã kéo phanh tay. Khi chưa tìm được điểm hợp lý để đâm xe, nên chạy theo đường zig zag để tăng quãng đường cũng như giảm dần tốc độ.

Trên đường đèo dốc, lựa chọn phù hợp nhất là bên sườn núi, có thể có rãnh thoát nước. Không đâm sang taluy âm vì xe có thể đâm bay lan can và lao xuống vực. Lựa chọn thứ hai là đường thoát nạn, nhưng không có sẵn như vách núi.

Hi vọng sẽ không có ai gặp phải trường hợp này [-X
 

bacnvaca

Xe hơi
Biển số
OF-509241
Ngày cấp bằng
9/5/17
Số km
124
Động cơ
183,762 Mã lực
Tuổi
32
em đánh dấu nghiên cứu dần ạ.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,081
Động cơ
368,449 Mã lực
3.Thấy gì khi phóng 130km/h?

Luc này tầm nhìn chỉ còn 25% so với lúc đi 40km/h. Em tìm được cái ảnh trên mạng cho cccm dễ hình dung :)

Cảm nhận trực quan thực tế là phóng càng nhanh thì thấy độ rộng của mặt đường càng thu hẹp lại. Tức là khó khăn hơn về quan sát
 

Nghiệp Lái Xe

Xe tăng
Biển số
OF-462972
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
1,457
Động cơ
216,905 Mã lực
Nơi ở
Đường xa - Ngõ sâu - Đèn dầu - Nước giếng
6.Dọn khoang động cơ bằng nước nóng:

Công nghệ sử dụng hơi nước nóng giúp tài xế tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời an toàn hơn cho động cơ.

Hiện nay, người sử dụng ôtô chủ yếu quan tâm đến vệ sinh nội, ngoại thất, rất ít người chú ý tới khoang động cơ bên dưới nắp ca-pô. Bụi bẩn, đất cát, dầu mỡ thậm chí chuột làm ổ trong khoang động cơ có thể ảnh hưởng tới hệ thống điện cũng như hiệu quả hoạt động của cỗ máy.

Khoang động cơ đầy bụi đất và lá cây vì thời gian dài không vệ sinh

Để vệ sinh khoang máy, phương pháp truyền thống là dùng nước lạnh như rửa ngoại thất, nhưng nhược điểm là mất nhiều thời gian cùng chi phí đắt đỏ. Hiện nay một số cửa hàng đã áp dụng công nghệ hơi nước nóng vào dọn khoang máy cho nhiều ưu điểm.

Quy trình dọn và làm mới khoang máy bằng hơi nước nóng cũng tương tự nước lạnh, từ bọc các chi tiết dễ dẫn điện tới phun nước, rửa hóa chất, xì khô và phun chất dưỡng.

Hiệu quả của phương pháp dọn máy bằng hơi nước là độ an toàn cao, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hơi nước 125 độ C khi được phun ở áp lực nén cao dễ rửa trôi những vết bẩn, dầu mỡ lâu ngày, đồng thời bốc hơi nhanh, không đọng nước bề mặt.

Khoang động cơ sạch sẽ sau khi dọn bằng nước nóng

Để rửa sạch khoang máy chỉ cần 5 lít nước nóng, trong khi với nước lạnh truyền thống cần tới 20-30 lít. Thời gian dọn khoang máy bằng nước nóng là khoảng 40 phút, trong khi với nước lạnh cần khoảng 1 tiếng rưỡi.

Chi phí dọn bằng nước nóng là 400.000-500.000 đồng, bằng một nửa so với nước lạnh là 800.000-1.000.000 đồng. Ngoài dọn khoang máy, nước nóng còn có thể dùng để vệ sinh nội ngoại thất, tuy nhiên ít người sử dụng vì trên diện tích lớn dùng vòi xịt nước lạnh hiệu quả nhanh hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top