[VHGT] Một số thói quen lái xe ở Việt Nam cần sửa gấp

thonghia

Xe tải
Biển số
OF-179410
Ngày cấp bằng
30/1/13
Số km
358
Động cơ
341,952 Mã lực
Sẽ rút kinh nghiệm xi nhan khi vượt
 

Tuan 678

Xe tải
Biển số
OF-408368
Ngày cấp bằng
4/3/16
Số km
288
Động cơ
228,280 Mã lực
Tuổi
41
Nên thêm cái nữa là mở kính xe vứt rác hoặc khạc nhổ xuống đường. Đọc xong ngẫm lại mới thấy dân mình nhiều ng chạy vô văn hóa thật, em cũng từng phạm wa 1 vài lỗi nhg biết rồi thì sửa chứ chẳng lì lợm đâu
Chuẩn cụ
 

khanhlq329

Xe hơi
Biển số
OF-408901
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
120
Động cơ
226,300 Mã lực
Tuổi
38
bài viết hay & bổ ích, thanks cụ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có một ước muốn, mỗi ngày VTV phát 1 phút cố định sau chương trình thời sự về văn hóa giao thông. Không rườm rà, trình bày các quy tắc, văn hóa giao thông một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất cho mọi lứa tuổi, trình độ - từ đi bộ, xe máy cho đến ô tô. Chương trình được phát tất cả các ngày trong năm, không nên dừng lại.
Em cũng thấy nên thế. Có thể không cần tới 1 phút. Phát bao nhiêu quảng cáo được thì cũng nên dành 1 chút cho VHGT.
Em nhớ có lần sang Sing, thấy TV chiếu 1 đoạn rất ngắn hoạt hình đại loại một chú ăn chuối song vứt vỏ ra đường, có cái thùng rác mặt nhăn nhó chạy theo đòi vứt vào ! chỉ khoảng 15-20s. Thậm chí cái văn hoá đi cầu xong giật nước họ cũng nhắc (chắc vì có 1 số người quên :)) ).
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,601
Động cơ
379,343 Mã lực
Cụ nói đúng.
Ngoài ra em thấy nhiều cụ dùng xi nhan kéo dài thời gian (chắc do sợ xxx làm thịt). Cụ thể là các lối ra trên cao tốc, khi đang chạy trên cao tốc muốn rẽ bên tay phải để chui vào lối ra thì đương nhiên phải xi nhan phải rồi. Và khi xe đã vào trong làn đường thuộc lối ra, thì tắt xi nhan được rồi. Nhưng em thấy nhiều cụ cứ bật xi nhan phải suốt quãng đường của lối ra (mà lối ra thì chỉ có một, ko rẽ đi đâu được nữa, thế mà cứ bật xi nhan). Em dự những cụ đó sợ xxx thịt lỗi ko xi nhan
Cũng có thể do quên.
 

Stormyman

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-1999
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,429
Động cơ
1,251,906 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mình thì thấy vấn đề bức xúc nhất hiện nay do các lái xe gây nên, nhất là trong khu vực nội thành, đó là không có văn hoá đi đúng làn đường và nhường đường cho các phương tiện khác. Mình sinh ra và sống ở HN, hàng ngày cũng lái xe đi lại trong TP nhưng phải nói thật, về điểm này các bác tài HN thua xa SG! Các cụ cứ ngồi trên xe chửi toáng bọn đi 2b nào là ngu, nào là đi ẩu.. Có bao giờ các cụ nhìn lại xem mình đang đi/ đỗ ở chỗ nào trên đường không? Ai đời cái 4b to lù lù thế mà các cụ chen vào bất kỳ chỗ nào trống trên mặt đường để đi thì thử hỏi các xe 2b khác đi vào đâu? Họ phải chen len lỏi vào khe giữa các ô tô để đi, có lỡ va quệt vào xe các cụ thì các cụ lại chửi họ, thật vô lý!!! Cái đường bé như Chùa Bộc mà các cụ đỗ hàng 3 thì thử hỏi có văn hoá không? Các ngã tư có đèn đỏ 2 chiều, các cụ không chịu xếp hàng theo làn mà đường hoàng đỗ làn được rẽ, khi làn đi thẳng có đèn xanh là các cụ xi nhan sang phải, ép xe khác để chuyển làn... Giả sử có xe đi làn ngược chiều quay đầu nhập vào làn các cụ đang đi, hiếm cụ dừng lại nhường đường cho họ quay sang mà cứ cố lấn lên buộc họ phải dừng lại, xe sau nối xe trước và gây nên tắc đường... Còn nhiều vấn đề lắm, đi hàng ngày mới thấy bức xúc. Đã có nhiều cuộc tranh luận về nguyên nhân gây tắc đường là do 2b hay 4b nhưng cá nhân mình nghĩ dù 2 hay 4 thì ý thức quyết định tất cả. Hầu hết những người đi 4b là người trẻ, ít nhiều thành đạt và phần lớn là được học hành nhưng cũng rất nhiều người trong số đó chứng tỏ được như vậy! Rất mong các cụ đi 4b, nhất là các OF tự nâng cao ý thức giao thông của mình để diễn đàn này phát huy được tác dụng của nó.
 

zizoue

Xe đạp
Biển số
OF-384707
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
14
Động cơ
241,140 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
3) Xi nhan một bên xin vượt: Tương tự như trên, xi nhan một bên không được phép dùng để xin vượt khi đang chạy cùng làn với xe trước. Xi nhan một bên là tín hiệu cảnh báo xe sẽ đổi hướng, trong trường hợp xin vượt xe cùng làn thì chỉ cần nháy đèn pha là đủ (quá đủ), quá quắt thì bấm còi. Việc bật xi nhan sẽ gây các xe đi sau và đi bên hiểu nhầm là các bạn muốn rẽ, đổi làn hoặc quay đầu. Không ở nơi nào khác ngoài Việt Nam các lái xe đang đi trên một đường thẳng lại cứ bật xi nhan trái để xin vượt cả. Xi nhan một bên được và phải dùng nếu các bạn đổi làn để vượt, và chỉ là để cảnh báo xe sẽ đổi làn chứ không phải để xin vượt.

Trân trọng,
Cảm ơn cụ, bài viết rất hay, nhưng điểm này em không đồng ý, đặc biệt là chuyện "chỉ VN". Em chưa chạy xe nhưng đã đi cùng bạn bè em rất nhiều ở châu Âu, đặc biệt nhiều ở Bắc Âu và em thấy các bạn em cũng xi nhan hướng vượt. Em không hỏi xem đó là luật hay thói quen, lần sau em sẽ hỏi ạ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ, bài viết rất hay, nhưng điểm này em không đồng ý, đặc biệt là chuyện "chỉ VN". Em chưa chạy xe nhưng đã đi cùng bạn bè em rất nhiều ở châu Âu, đặc biệt nhiều ở Bắc Âu và em thấy các bạn em cũng xi nhan hướng vượt. Em không hỏi xem đó là luật hay thói quen, lần sau em sẽ hỏi ạ.
Bọn tây nó xi nhan chuyển làn để vượt đó. Cụ chưa lái xe nên ko để ý đó thôi.
 

chikhoa

Xe tải
Biển số
OF-355884
Ngày cấp bằng
1/3/15
Số km
385
Động cơ
266,456 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bài viết hay và ý nghĩa
Cảm ơn cụ chủ
 

vuquan

Xe hơi
Biển số
OF-4437
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
196
Động cơ
550,780 Mã lực

1) Ít sử dụng xi nhan đôi: Xi nhan đôi đang bị mọi người hiểu đơn thuần là tín hiệu khẩn cấp. Hiểu như vậy đúng, nhưng không đủ. Xi nhan đôi theo thông lệ giao thông quốc tế là đèn tín hiệu dừng, đỗ, cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo tình trạng khẩn cấp… Xi nhan đôi luôn phải được sử dụng khi xe dừng, đỗ ở những nơi không phải bãi đỗ xe để thông báo cho các xe xung quanh, nhất là các xe phía sau. Ngoài ra, khi có chướng ngại vật khiến các bạn phải đi chậm thì hãy bật xi nhan đôi để cảnh báo cho xe sau cùng tránh. Có một số bạn sẽ nói là xi nhan đôi chỉ sử dụng khi xe hỏng, khẩn cấp…, vậy các bạn thử suy luận một chút: tại sao vị trí nút bấm xi nhan đôi luôn luôn ở nơi dễ tiếp cận nhất? Trên xe, những nút nào cần được sử dụng nhiều sẽ được ưu tiên đặt ở các nơi dễ bấm, còn những nút ít dùng sẽ được đặt ở những chỗ khuất hơn. Lý do đơn giản là vì xi nhan đôi là nút cần được sử dụng hàng ngày. Thêm vào đó, xi nhan đôi luôn được cấp điện (trừ khi hết ắc quy) để các lái xe có thể yên tâm đóng cửa, khóa xe và đỗ bên đường một lát trong khi mua sắm hay uống café… Chắc chỉ có ở Việt Nam các lái xe mới yên tâm để xe nổ máy, bật xi nhan một bên rồi rời xa xe đi… chơi. Ở các nơi khác mà làm vậy thì khi quay lại chắc bánh xe cũng chẳng còn.

3) Xi nhan một bên xin vượt: Tương tự như trên, xi nhan một bên không được phép dùng để xin vượt khi đang chạy cùng làn với xe trước. Xi nhan một bên là tín hiệu cảnh báo xe sẽ đổi hướng, trong trường hợp xin vượt xe cùng làn thì chỉ cần nháy đèn pha là đủ (quá đủ), quá quắt thì bấm còi. Việc bật xi nhan sẽ gây các xe đi sau và đi bên hiểu nhầm là các bạn muốn rẽ, đổi làn hoặc quay đầu. Không ở nơi nào khác ngoài Việt Nam các lái xe đang đi trên một đường thẳng lại cứ bật xi nhan trái để xin vượt cả. Xi nhan một bên được và phải dùng nếu các bạn đổi làn để vượt, và chỉ là để cảnh báo xe sẽ đổi làn chứ không phải để xin vượt.

Trân trọng,
Em không đồng ý với cụ mấy điểm:
- "Xi nhan đôi" là khái niệm sai hoàn toàn. Việc cụ sử dụng nó vào mục đích gì thì chưa nói nhưng Nhà sản xuất tạo ra nó là để dùng trong tình huống khẩn cấp. Do đó, khi học lái xe, nút này được yêu cầu dùng trong tình huống khẩn cấp; Nút có ký hiệu là tam giác đều màu đỏ tương tự biển cảnh báo có mục đích tương tự và thường không nằm trên vô lăng hoặc sát vô lăng (không như công tắc xi nhan dùng thường xuyên). Ngoài ra, đèn được cấp điện thẳng từ ắc quy cũng khẳng định mục đích là dùng trong tình huống khẩn cấp, khi mà xe không thể nổ máy. Trái với thông lệ chung thì cụ không thể hiểu theo ý cụ và muốn mọi người đều hiểu giống như vậy. Em thấy có tài liệu hướng dẫn lái xe an toàn ở VN mình còn ghi là "xi nhan đi thẳng". Điều này vô cùng hài hước vì đi thẳng thì không phải xin ai hết (không đổi hướng). Em tóm lại, xi nhan là 1 tên gọi của đèn báo hiệu xe xin được đổi hướng.
- "Xi nhan một bên vượt" mà cụ nói không nên là sai và cực kỳ nguy hiểm. Như em nói ở trên, xi nhan là đèn báo hiệu đổi hướng và nó dành cho xe đang chạy phía sau chứ không thể dành cho xe chạy phía trước. Các cụ đang lái xe thì làm sao các cụ nhìn được xe phía sau có nháy đèn xi nhan hay không? Xi nhan cần thiết cho mọi tình huống xe đổi hướng trên làn đường, không chỉ là quay đầu 180 độ hay rẽ 1 góc tới 90 độ. Chuyển làn hay vượt trong cùng 1 làn đều là các tình huống mà xe đổi hướng!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không đồng ý với cụ mấy điểm:
- "Xi nhan đôi" là khái niệm sai hoàn toàn. Việc cụ sử dụng nó vào mục đích gì thì chưa nói nhưng Nhà sản xuất tạo ra nó là để dùng trong tình huống khẩn cấp. Do đó, khi học lái xe, nút này được yêu cầu dùng trong tình huống khẩn cấp; Nút có ký hiệu là tam giác đều màu đỏ tương tự biển cảnh báo có mục đích tương tự và thường không nằm trên vô lăng hoặc sát vô lăng (không như công tắc xi nhan dùng thường xuyên). Ngoài ra, đèn được cấp điện thẳng từ ắc quy cũng khẳng định mục đích là dùng trong tình huống khẩn cấp, khi mà xe không thể nổ máy. Trái với thông lệ chung thì cụ không thể hiểu theo ý cụ và muốn mọi người đều hiểu giống như vậy. Em thấy có tài liệu hướng dẫn lái xe an toàn ở VN mình còn ghi là "xi nhan đi thẳng". Điều này vô cùng hài hước vì đi thẳng thì không phải xin ai hết (không đổi hướng). Em tóm lại, xi nhan là 1 tên gọi của đèn báo hiệu xe xin được đổi hướng.
- "Xi nhan một bên vượt" mà cụ nói không nên là sai và cực kỳ nguy hiểm. Như em nói ở trên, xi nhan là đèn báo hiệu đổi hướng và nó dành cho xe đang chạy phía sau chứ không thể dành cho xe chạy phía trước. Các cụ đang lái xe thì làm sao các cụ nhìn được xe phía sau có nháy đèn xi nhan hay không? Xi nhan cần thiết cho mọi tình huống xe đổi hướng trên làn đường, không chỉ là quay đầu 180 độ hay rẽ 1 góc tới 90 độ. Chuyển làn hay vượt trong cùng 1 làn đều là các tình huống mà xe đổi hướng!
Cụ Realmadridfan có nhắc tới dùng đèn 'xi nhan đôi' để ra tín hiệu đi thẳng đâu nhỉ ?
Sử dụng đèn hazard khi đỗ xe bên lề là hoàn toàn hợp lý, tránh cho xe sau tông mít. Trừ phi đỗ trong bãi rồi thì thôi.
Khi cần phải đỗ bên lề đường, các cụ nên bật đèn này. Thậm chí các cụ có thể xuống xe, bấm nút hazard và tắt máy, rút chìa, khóa cửa, đèn hazard vẫn chớp, thì yên tâm hơn hẳn là để cái xe im lìm.
Theo em ko nên dùng từ "xi nhan đôi" hay "xi nhan đi thẳng" mà gọi đúng tên sự vật: "đèn cảnh báo nguy hiểm" hoặc ngắn gọn : "đèn cảnh báo" là được. Nó là hazard lights.
 

vuquan

Xe hơi
Biển số
OF-4437
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
196
Động cơ
550,780 Mã lực
Cụ Realmadridfan có nhắc tới dùng đèn 'xi nhan đôi' để ra tín hiệu đi thẳng đâu nhỉ ?
Sử dụng đèn hazard khi đỗ xe bên lề là hoàn toàn hợp lý, tránh cho xe sau tông mít. Trừ phi đỗ trong bãi rồi thì thôi.
Khi cần phải đỗ bên lề đường, các cụ nên bật đèn này. Thậm chí các cụ có thể xuống xe, bấm nút hazard và tắt máy, rút chìa, khóa cửa, đèn hazard vẫn chớp, thì yên tâm hơn hẳn là để cái xe im lìm.
Theo em ko nên dùng từ "xi nhan đôi" hay "xi nhan đi thẳng" mà gọi đúng tên sự vật: "đèn cảnh báo nguy hiểm" hoặc ngắn gọn : "đèn cảnh báo" là được. Nó là hazard lights.
Đồng ý với cụ! Đồng ý cả trong việc sử dụng nó và tên gọi.
Ở bài trên, em muốn nói về chuyện gọi nó là "xi nhan đôi", tiện thể em nói thêm là có nhiều cụ sử dụng để đi thẳng ở đường giao nhau và có sách viết là "xi nhan đi thẳng".
Các sự việc, tình huống nguy hiểm, cần cảnh báo trên đường giao thông đều mang tính khẩn cấp. Cụ dừng bên lề đường mà cụ không bật đèn ngay thì chỉ cần 3 giây sau là có thể bị thơm mít rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top