Thấy rôm rả quá, e mạn phép góp ý kiến bằng một quan điểm từ TS Giang Dang như dưới đây.
Theo ông ta, ngắn gọn là khả năng bảo tồn môi trường và thắng cảnh sẽ tỷ lệ nghịch với khai thác diện rộng, cường độ cao.
Từa tựa giống như Đồ Sơn và đồ nhà...
Tuần 200 lượt (vãng lai) với tuần vài lượt (độc quyền) vào ra, chắc "núi non" với "hang động" cũng có theo tỷ lệ đó mà khác...
"Thiên nhiên New Zealand hùng vĩ vô cùng. Làm thế nào để trải nghiệm nó? Chỉ có một cách: đi vào trong nó bằng đôi chân của chính mình. (Không có cáp treo, thậm chí còn không có cả đường bê tông.) Trong những chuyến trekking, hàng triệu du khách mỗi năm, dù giầu hay nghèo, ngủ qua đêm ở các ngôi nhà nhỏ bằng gỗ hay bê tông, được gọi là “hut” (túp lều). Những lều đơn giản nhất, khách ngủ giường tầng, thì miễn phí; những lều rộng rãi hơn, có bếp ga để khách tự nấu bữa tối, thì có giá 35 USD một đêm. Bỏ ra 85 USD, du khách có thể trong một năm ở miễn phí mọi nơi trong mạng lưới cả ngàn chiếc lều rải rác trên cả nước.
Với cách tổ chức như vậy, mức thu nhập không phải là rào cản để người dân đến với thiên nhiên.
Tuy điều kiện sinh hoạt ở các lều giản dị vậy, nhưng có những nơi số du khách lớn hơn số lượng giường của lều rất nhiều. Cần xây dựng thêm rất nhiều lều? Tăng giá lên nhiều lần để ai có tiền thì sẽ được hưởng? Không, người New Zealand chọn giải pháp phải đặt chỗ trước! Thời gian đợi cho một số lều là 6 tháng!
Phải đặt trước nửa năm để có thể ngủ trên một cái giường đạm bạc giữa đồng không mông quạnh, rõ ràng là có những điều mà người Việt chúng ta không thể hình dung nổi. Nhưng mà khi một quốc gia không có Sun Group thì tình hình nó như vậy đó".