[Funland] Nguồn gốc của Phở: Nam Định hay Hà Nội?

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,222
Động cơ
678,613 Mã lực
E chả quan tâm gốc nó ở đâu, miễn e ăn thấy ngon ( hợp m.õm e) thì quán phở mới mở 2020 e cũng ghé thường xuyên hơn quán mở mấy chục năm mà ko hợp khẩu vị e.
 
  • Vodka
Reactions: UFA

taychoitapsu

Xe buýt
Biển số
OF-81813
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
726
Động cơ
421,697 Mã lực
=))=))=))=))=))
món lẩu xuất xứ từ xuất phát từ Mông Cổ
từ thời Nhà Nguyên dân Hán đã đc dạy cho ăn lẩu ninh nước xương động vật, sau này nhà Minh qua 20 năm đô hộ
cùng vs sự phát triển và qua lại của thương nhân người Hoa, Phố tàu tại đất Việt chẳng có lý do j người Việt phải chờ tới lúc người Pháp vào mới biết hầm xương lấy nước dùng.
Không biết cụ bao nhiêu tuổi, trước 1986 bắc vĩ tuyến 17 không có món lẩu.
Món lẩu cù lao (bỏ than ở giữa) được du nhập từ Miền Nam ra.
Kiểu lẩu nhúng nấu trên bếp cồn hay bếp điện là sản phẩm của công nghệ thời hiện đại.
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,501
Động cơ
2,116,361 Mã lực

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được cho là có nguồn gốc từ Hà Nội, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở hải sản, phở trộn, phở xào,...
Phở
Phở bò, Cầu Giấy, Hà Nội.jpg
Một bát phở bò Hà Nội
LoạiMì nước
Địa điểm xuất xứViệt Nam
Vùng hoặc bangHà Nội, Nam Định
Nhiệt độ dùngNóng
Thành phần chínhBánh phở, nước dùng, thịt bò hoặc thịt gà kèm với một số loại gia vị khác
Biến thểPhở gà, phở tái, phở tái lăn, phở gầu, phở sốt vang,...
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (nếu người nội trợ không có nhiều kinh nghiệm để khử mùi xương bò thì có thể thay bằng xương lợn), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, sá sùng, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.

Nguồn gốcSửa đổi

Phở thường được cho là đã ra đời và định hình vào đầu thế kỷ 20. Về nơi xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, người ta có hai quan điểm khác nhau là: Nam ĐịnhHà Nội[cần dẫn nguồn]. Ở Nam Định phở có nguồn gốc từ làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực), nổi tiếng với dòng họ Cồ đã mang nghề nấu phở gia truyền đi khắp mọi nơi sinh cơ lập nghiệp. Phở cũng xuất hiện ở Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 20, đây cũng được biết đến là nơi đã làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng.
Ở Nam Định thì nổi tiếng là phở bò, Hà Nội thì là phở gà.
Về nguồn gốc món ăn, có quan điểm cho rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên (tiếng Trung: 牛肉粉; bính âm: niúròu fěn; Việt bính: ngau4 juk6 fan2) (âm Hán Việt là "ngưu nhục phấn").[1]
Giả thuyết khác lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam.
Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món "xáo trâu" (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món "xáo bò" dùng bánh cuốn.[2]
Tuổi khai sinh của phở không được sử liệu ghi nhận chính thức. Các cuốn tự điển Việt như Tự điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "phở". Tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự điển Genibrel (1898) cũng vậy. Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo: "Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò". Điều này củng cố thêm luận chứng phở chỉ có thể sinh ra trong khoảng từ năm 1900 - 1907.[3]
Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày: thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán. Chưa rõ vì sao có sự cố này song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua bởi việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến, do trâu bò vẫn là sức kéo chính cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Nhiều chủ quán phở bò nhất định đóng cửa vào hai ngày không có thịt bò trong tuần, nhưng cũng không ngăn nổi phở gà phát triển. Từ sau năm 1939, hai dòng phở bò và phở gà chính thức ngự trị song hành cùng nhau trong lòng thực khách Việt.[4]
Tranh cãiSửa đổi

Một bát phở bò chín ăn cùng quẩy, ở Hà Nội

Một bát phở gà
Tìm hiểu thêm

Độ chính xác của phần này đang bị tranh chấp.
Tìm hiểu thêm

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã có nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của phở. Tuy vẫn còn bất đồng về nơi xuất xứ thực sự hay thời điểm ra đời chính thức nhưng hầu hết cùng chung quan điểm là phở (với vai trò là một món ăn đặc trưng của cư dân đô thị) khai sinh trong thời Pháp thuộc ở giai đoạn người Pháp bắt đầu đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở miền Bắc Việt Nam. Có thể xem phở là một trong những ví dụ đặc trưng cho khái niệm "bricolage" (lai ghép) mà nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc từng dùng để chỉ một trong những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam, không chỉ trong ẩm thực mà còn trong nhiều lĩnh vực khác: nghĩa là mang thiên hướng lai ghép (chủ yếu tiếp thu, kết hợp, biến tấu từ nhiều nguồn ngoại lai đã được du nhập từ trước đó) hơn là tự thân sáng tạo (bởi người bản địa). Phở dù chịu ảnh hưởng rõ của văn hóa ẩm thực do người Pháp mang tới Việt Nam nhưng nó không phải là sáng tạo ẩm thực độc quyền của những người phương Tây. Nó cũng mang ảnh hưởng rõ của văn hóa ẩm thực từ cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nhưng cũng không phải hoàn toàn sáng táo độc nhất của người Hoa. Nói tóm lại, phở là sản phẩm kết hợp của ba nét văn hóa ẩm thực là Việt-Pháp-Hoa trong đó người Việt đóng vai trò là chủ thể tổng hợp (tiếp nhận và biến tấu) hơn là tự mình sáng tạo ra cái mới hoàn toàn. Gần giống như phở về nguồn gốc ra đời, món cơm tấm sườn nướng thập cẩm rất phổ biến trong ẩm thực đường phố của Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) cũng có thể coi là một điển hình khác của ẩm thực kiểu "bricolage" giữa Đông và Tây (hay Á và Âu) tại Việt Nam.
Cho đến những năm đầu thế kỷ 21, phở dù chỉ có tuổi đời được đa số ghi nhận trên dưới một trăm năm và cũng không có một lai lịch xuất xứ thực sự rõ ràng nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một trong những đặc trưng dễ nhận biết nhất trong văn hóa ẩm thực của người Việt, đặc biệt là với du khách nước ngoài. Với nhiều người Việt Nam, phở có ý nghĩa nhiều hơn một món ăn thuần túy vì nó là một nét văn hóa ẩm thực-xã hội-kinh tế đặc trưng của chốn thị thành Việt Nam thời hiện đại, điển hình ở những nơi dân cư đông đúc, đa dạng như Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Hiện nay phở đã theo chân cộng đồng Việt kiều di cư đến nhiều nước trên thế giới.

Phở Bắc Việt là chuẩn nhất. Ko có từ tây, tàu nào cả.
Nam Định hay HN thì ko rõ ràng, có thể là cùng lúc. Từ PHO đã được quốc tế hóa.
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,501
Động cơ
2,116,361 Mã lực

Theo báo này thì Phở xuất phát ở Nam Định từ thế kỷ 13
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,349
Động cơ
122,551 Mã lực
Em nghĩ không quan trọng. Với đất nước văn minh lúa nước như mình thì món ăn từ gạo có thể gặp ở bất kỳ đâu nên có thể coi phở có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc bộ. Có thể ban đầu là từ món mì gạo khô (kiểu như mì Chũ) về sau làm từ mì tươi là bánh phở bây giờ. Món bánh đa cua hay bánh canh miền Bắc chắc cũng rứa.
 
Chỉnh sửa cuối:

garungrobi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-186832
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
2,605
Động cơ
360,281 Mã lực
E chỉ biết phở nd bán ở nd thì ko ngon bằn phở nd bán tại hn
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,267
Động cơ
251,989 Mã lực
Do Phở không được cấp sở hữu trí tuệ nên các cụ trên này cũng chỉ là chém gió thể hiện quan điểm cá nhân và quan điểm gu gồ thôi. Không có giá trị gì, kể cả giá trị tham khảo.
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,108
Động cơ
303,085 Mã lực
Theo hiểu biết của các cụ thì món Phở có nguồn gốc ở đâu ạ?
1. Phở xuất phát từ Nam Định, sau đó lan đi các địa phương khác, đặc biệt là Hà Nội (giúp món phở trở nên ngon hơn do được điểu chỉnh gia vị qua nhiều mồm người sành ăn)
2. Phở xuất phát từ Hà Nội, độc lập với phở Nam Định.
3. ...
---------------
Note: Em hóng các cụ Hà Nội gốc, các cụ Nam Định và các cụ trung lập ở các tỉnh/thành khác vào cho quan điểm.
Em nhận thấy dần dần đặc sản địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ dần dần thành của Hà Nội hết (qua tuyên truyền/truyền thông) và lâu lâu biến thành "có xuất phát ở Hà Nội".
E đã ăn phở Nam Định và Hà Nội, thấy cả 2 đều như nhau cả :(
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,349
Động cơ
122,551 Mã lực

Theo báo này thì Phở xuất phát ở Nam Định từ thế kỷ 13
E chả tin mấy cái ngâm kíu này.
 

taychoitapsu

Xe buýt
Biển số
OF-81813
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
726
Động cơ
421,697 Mã lực
Phở long lanh nhờ ngòi bút của các nhà văn, chứ gốc gác của nó chỉ là món bán rong

1607770933877.jpeg


1607770978697.jpeg


1607771018299.jpeg


Về bán hàng rong thời trước 1945 thì khắp cõi Đông Dương thì người Hoa vẫn chủ đạo, người Việt chỉ ăn theo.

Phở Hà Nội thì miễn bàn luận về vai trò của người Hoa,

Phở Nam Định thì đang có nhiều dị bản, dị bản đầu bếp Pháp, dị bản đầu bếp Việt nấu cho người Pháp, dị bản nhặt đầu thừa đuôi thẹo của người Pháp, dị bản xáo trâu ...
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,385
Động cơ
652,321 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Theo hiểu biết của các cụ thì món Phở có nguồn gốc ở đâu ạ?
1. Phở xuất phát từ Nam Định, sau đó lan đi các địa phương khác, đặc biệt là Hà Nội (giúp món phở trở nên ngon hơn do được điểu chỉnh gia vị qua nhiều mồm người sành ăn)
2. Phở xuất phát từ Hà Nội, độc lập với phở Nam Định.
3. ...
---------------
Note: Em hóng các cụ Hà Nội gốc, các cụ Nam Định và các cụ trung lập ở các tỉnh/thành khác vào cho quan điểm.
Em nhận thấy dần dần đặc sản địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ dần dần thành của Hà Nội hết (qua tuyên truyền/truyền thông) và lâu lâu biến thành "có xuất phát ở Hà Nội".
Em hóng được thế này: phở bò (phở chính, phở sốt vang) xuất phát từ Nam Định
Phở gà: Hà Nội
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,844
Động cơ
209,397 Mã lực
Em vote nó xuất xứ Pháp nhé. Vì cái tên là từ tiếng Pháp. :D
 

taychoitapsu

Xe buýt
Biển số
OF-81813
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
726
Động cơ
421,697 Mã lực
Do Phở không được cấp sở hữu trí tuệ nên các cụ trên này cũng chỉ là chém gió thể hiện quan điểm cá nhân và quan điểm gu gồ thôi. Không có giá trị gì, kể cả giá trị tham khảo.
Người Hà Nội gốc, người Nam Định gốc trên 90 tuổi chắc chắn vẫn còn nhiều, hãy hỏi những người đó, thay vì đọc mấy dòng tán láo tán phét của mấy nhà văn như Vũ Bằng hay Thạch Lam.
 

Au79 Dragon

Xe điện
Biển số
OF-445989
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
4,267
Động cơ
251,989 Mã lực
Người Hà Nội gốc, người Nam Định gốc trên 90 tuổi chắc chắn vẫn còn nhiều, hãy hỏi những người đó, thay vì đọc mấy dòng tán láo tán phét của mấy nhà văn như Vũ Bằng hay Thạch Lam.
Khó có câu trả lời chuẩn xác lắm, vì không có bằng chứng nào xác đáng cả nên tất cả chỉ là chém gió hoặc bảo vệ quan điểm 1 cách chủ quan thôi cụ. Ở đâu quen nước đấy, nếu xét các món ăn truyền thống thì Nam Định thường ngon hơn Hà Nội, em gốc NĐ 🤓
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,528
Động cơ
201,667 Mã lực
Em chả quan tâm phở có xuất xứ từ đâu, cũng như chả quan tâm món cá kho do ai phát minh, món lẩu do ai chế tác,.. Món nào ngon thì ăn, quán nào ngon thì đến. Vậy thôi!
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi

Theo báo này thì Phở xuất phát ở Nam Định từ thế kỷ 13
Đọc mà thấy hài về sự ngô nghê của tác giả

"Khi ấy các làng ven khu vực chợ Chùa có nhiều người làm nghề tráng bánh gạo phơi khô thái sợi, thứ lương thực dự trữ dùng để nấu ăn nhanh. Do người quá đông, bánh thái khô hong không kịp, dân binh dân công tiếp tục kéo về, bà con địa phương dùng luôn bánh thái ướt.

Trâu bò được giết mổ, nước xương hầm kỹ, chan vào bát bánh gạo vừa chần nóng đã trở thành món ăn kịp bữa cho đoàn quân.

Tuy vất vả, nhưng những người phục vụ luôn khẩn trương, vui vẻ, tạo nên quang cảnh vô cùng nhộn nhịp. Lúc mệt bã mà được ngồi khoan khoái bưng bát, có người gọi món này là món “chạy bở hơi tai”. Khi đông đúc, vội vàng trong đêm tối lập lòe ánh lửa, các thực khách dễ va chạm vào nhau, làm thức ăn vương vãi khi bưng bê - người ta lại gọi là món “chạy tóe phở”. Thế là cái tên “Phở” ra đời từ đây"


=))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Người Hà Nội gốc, người Nam Định gốc trên 90 tuổi chắc chắn vẫn còn nhiều, hãy hỏi những người đó, thay vì đọc mấy dòng tán láo tán phét của mấy nhà văn như Vũ Bằng hay Thạch Lam.
Hì hì, gặp cụ 90 tuổi cũng tán láo tán phét thì xác định...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top