[Funland] Nhà mềnh sắp có xe tăng T 90 rồi.

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Xứ Ấn Độ nóng quanh năm mờ cụ, nhà nó định bụng đặt ở các căn cứ gần sa mạc rất nóng. Thời xưa nước nào cũng có đâu cụ, hiện nay điều kiện kinh tế đi lên các cốp cho lính hưởng tí chút chứ cụ .
Vùng miền trung và miền nam của mình cũng nóng chảy mỡ mừ, em thấy có lúc lên gần 40 độ :((
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
sắp cái gì nữa
xưa thằng đức và anh chả dùng toàn động cơ xăng cho xe tăng
chả biết gì còn bi bô
Tank dùng động cơ disel thì momen xoán mới khủng thì mới sử dụng các địa hình xấu.Nếu sử dụng máy xăng chắc chạy nhanh hơn nhưng không kéo khỏe hơn..Cụ cho hỏi dòng Tiger nổi tiếng trong WW2 hình như chạy xăng vì trong ww2 nó là cỗ xe tăng tốc độ cao và thiện chiến hơn các loại tank của nước khác thời đó.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tank dùng động cơ disel thì momen xoán mới khủng thì mới sử dụng các địa hình xấu.Nếu sử dụng máy xăng chắc chạy nhanh hơn nhưng không kéo khỏe hơn..Cụ cho hỏi dòng Tiger nổi tiếng trong WW2 hình như chạy xăng vì trong ww2 nó là cỗ xe tăng tốc độ cao và thiện chiến hơn các loại tank của nước khác thời đó.
Mo men xoắn phụ thuộc nhiều vào chiều dài hành trình của piston. hành trình piston lớn => biên độ trục khỷu lớn => vòng quay/phút giảm => momen lớn, và ngược lại.
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Mo men xoắn phụ thuộc nhiều vào chiều dài hành trình của piston. hành trình piston lớn => biên độ trục khỷu lớn => vòng quay/phút giảm => momen lớn, và ngược lại.
Tank tiger nổi tiếng trong ww2 dùng động cơ xăng đúng không?Vì theo phim tài liệu dòng tank này chạy tốc độ cao lắm
 

thang_con80

Xe buýt
Biển số
OF-90763
Ngày cấp bằng
3/4/11
Số km
824
Động cơ
413,626 Mã lực
Kho vũ khí của nhà mình thỉnh thoảng cũng được nâng cấp đới chứ ạ. Mỗi tội là phải dấu, bao giờ có vấn đề gì về biển đảo thì mới hé lộ tí thôi ạ. T72 mình cũng có vài chục chiếc rồi.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tank tiger nổi tiếng trong ww2 dùng động cơ xăng đúng không?Vì theo phim tài liệu dòng tank này chạy tốc độ cao lắm
Tank chạy nhanh hay không là do công xuất động cợ, hệ thống chuyển động, tỷ lệ công xuất động cơ/ trọng lượng xe ( mã lực / tấn). Cùng công xuất thì động cơ xăng chỉ bốc máy hơn động cơ dầu thôi. cùng dung tích xi lanh thì chạy dầu cho công xuất cao và ít tiêu hao nhiên liêu hơn do tỷ số nén của máy dầu cao hơn. Máy xăng ngày xưa đánh lửa bằng vít bạch kim nên không phải muốn cho vòng tua của động cơ lớn bao nhiêu cũng được. Bây giờ đánh lửa bằng IC nên vòng tua cho phép lớn hơn rất nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,526
Động cơ
365,525 Mã lực
Em dự tank chạy nhanh nhất ww2 thuộc về M18 hellcat 92km/h.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

T-90 được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga với số lượng hạn chế từ năm 1993. Tuy nhiên, ngay khi đưa vào sử dụng T-90 đã cho thấy sức mạnh vượt trội của nó và quân đội Nga đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Đến nay gần 1.700 chiếc được sản xuất.

T-90 được trang bị pháo chính 2A46M 125mm với khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo. Vũ khí phụ gồm có súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không điều khiển từ xa NSV 12,7mm. (Trong ảnh: Cận cảnh súng máy 7,62mm gắn trên tháp pháo)

Ngoài hệ thống vũ khí cực mạnh, T-90 còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Hệ thống này gồm có 2 đèn hồng ngoại hai bên tháp pháo liên tục phát xung hồng ngoại gây nhiễu đường ngắm của tên lửa chống tăng đang bay đến cùng hệ thống phóng màn sương để vô hiệu hóa tên lửa.​

Trông T-90 như một con mãnh thú dũng mãnh trên chiến trường với 2 đèn hồng ngoại sáng rực như đôi mắt rực lửa.

Hệ thống vũ khí trên T-90 có thể tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi đến 5.000 mét. Chính vì điều đó T-90 được mạnh danh là "tăng hỏa tiễn"

Không lâu sau khi đưa vào sử dụng trong quân đội Nga. T-90 nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu bán chạy nhất của Nga. Tính năng kỹ chiến thuật của T-90 đã thuyết phục Ấn Độ mua giấy phép để sản xuất loại xe tăng này trong nước với tên gọi T-90 Bhisma.


Tổng thống Nga Putin trong buồng điều khiển của xe tăng T-90

Vị trí ngắm mục tiêu của pháo thủ trên xe tăng T-90. Kính ngắm này có thể hoạt động bất kể ngày đêm.

Cận cảnh động cơ xe tăng T-90. Xe tăng này có thể tùy chọn động cơ V-92 công suất 950 mã lực hoặc động cơ V-96 công suất 1000 mã lực


Gần đây, trong triển lãm RAE-2013, Nga đã giới thiệu biến thể T-90SM. Biến thể này được đánh giá là đã mang lại một sức mạnh mới vốn đã rất đáng gờm của T-90. (Trong ảnh: Biến thể T-90SM đang phô diễn sức mạnh tại triển lãm RAE-2013)​

Với uy lực mạnh mẽ, T-90 hứa hẹn sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến cho lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

xethietgiap

Xe đạp
Biển số
OF-88336
Ngày cấp bằng
13/3/11
Số km
37
Động cơ
407,436 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Các cụ toàn nghĩ phưong án tiêu cực, chỉ hợp với mấy cái ụ nổi với tàu bỏ hoang của vinaline thôi.

Còn T34 ra đảo đây này: http://vmhm.org.vn/tabid/89/post/348/Chuyen-ve-Bo-Thiet-bi-thay-nong-phao-tang-T-34-tren-dao-Nam-Yet.aspx


huyện về Bộ Thiết bị thay nòng pháo tăng T-34 trên đảo Nam Yết
Gửi lúc 23/12/2011 9:58:50 SA Facebook Linkedin Twitter Google Plus In bài viết
Chuyện về Bộ Thiết bị thay nòng pháo tăng T-34 trên đảo Nam YếtNgày đó cách đây đã 15 năm, vào một buổi sáng cuối thu năm 1996, khi tôi cùng một số đồng chí Giáp Văn Thuần, Nguyễn Quốc Khởi và Nguyễn Văn Trọng đang thực hiện sửa chữa pháo cho xe tăng của Trường bắn Cam Lâm thì được lệnh triệu tập về vị trí chỉ huy của Xưởng sửa chữa Tăng thiết giáp X32 để nhận nhiệm vụ đột xuất. Tại đây các đồng chí Phạm Văn Lợi - Giám đốc, Nguyễn Văn Viết - Phó Giám đốc kỹ thuật, Nguyễn Văn Dậu - Phó Giám đốc chính trị và đặc biệt có đồng chí Phùng Công Thịnh là trợ lý phòng Quân khí Cục Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp đang chờ chúng tôi.

Mở đầu cuộc họp đồng chí Thịnh nói ngay: “Lần này Binh chủng giao cho Xưởng sửa chữa Tăng thiết giáp X32 và Phòng Quân khí một nhiệm vụ hết sức khó khăn là phải thay bằng được nòng pháo cho xe tăng T34 số 135 tại đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa”.

Mới nghe đến đây tôi hết sức băn khoăn bởi vì muốn thay được nòng pháo cho xe tăng cần phải dùng cần cẩu có sức nâng ít nhất là 7 tấn. Trong những lần đi sửa chữa dã ngoại tại đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn Đông và đi qua các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã cho thấy việc vận chuyển xe cần cẩu ra đảo cẩu tháp pháo để thay nòng pháo là không thể, vì đảo Nam Yết không có cầu cảng, xe không thể cơ động từ tàu xuống đảo được. Hơn nữa việc vận chuyển trang thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vật tư từ trên tàu vào đảo đều bằng sức lực khuân vác của bộ đội. Thông thường tàu phải neo đậu ở vị trí có mực nước sâu khoảng 15 - 20m cách xa đảo 2 đến 3 km. Để vận chuyển trang thiết bị, phụ tùng vật tư vào đảo, bộ đội phải chuyển hàng từ trên tàu xuống xuồng sau đó chèo xuồng vào đảo và bốc dỡ hàng từ xuồng đưa lên đảo. Sự vận chuyển đó hết sức khó khăn, nhất là khâu đưa hàng từ trên tàu xuống xuồng. Chúng ta hãy tưởng tượng để đưa một hòm phụ tùng nặng khoảng 60 kg từ trên bong tàu xuống xuồng cần ít nhất là bốn người, hai đứng ở trên tàu dùng dây chão buộc hòm phụ tùng đưa qua lan can tàu rồi thả từ từ xuống ở một vị trí thích hợp và giữ nguyên ở tư thế đó, còn hai đứng ở dưới xuồng cùng lắc lư lên xuống với xuồng (biên độ dao động lên – xuống khoảng 2m khi sóng nhỏ, nếu sóng to biên độ có thể lớn hơn) chờ khi sóng biển nâng xuồng lên thì cùng đỡ hàng, đồng thời hai người trên tàu nhả dây giữ hàng để hai người đứng dưới xuồng đỡ lấy và tụt xuống cùng với xuồng (xuồng bị hạ xuống mức thấp hơn vị trí ban đầu do sóng biển). Sóng biển gây chòng chành nên bốc dỡ hàng từ tàu xuống rất khó khăn thậm chí bị sóng hất rơi xuống biển.

Đồng chí Thịnh nói tiếp: “Việc đưa xe cẩu ra ngoài đảo là không thể, vậy các đồng chí thử nghĩ xem có phương án nào để thay được nòng pháo mà không cần dùng cẩu”. Trong lúc tôi và đồng chí Viết đang tập trung suy nghĩ và chưa đưa ra được phương án nào thì đồng chí Thịnh lại nói: “Đối với pháo 100mm trên xe T54, đã có dụng cụ chuyên dùng gồm bộ bản lề, xe goòng, bộ cột chống và các thanh ray cho phép lắp khớp bản lề vào tháp pháo và thân xe để kích tháp pháo lật lên, sau đó rút lùi nòng pháo ra phía sau. Ta có thể chế tạo bộ thiết bị tương tự như vậy để thay cho pháo 85mm trên xe T34 được không?”; Không thấy ai có ý kiến gì khác, đồng chí Lợi nói: “Trước mắt các đồng chí cứ suy nghĩ xem có phương án nào hay hơn không, Xưởng giao nhiệm vụ cho đồng chí Viết chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy cùng với đồng chí Bính và thợ của phân xưởng 3 thực hiện theo phương án của đồng chí Thịnh”. Buổi họp nhanh chóng kết thúc, chúng tôi nhận nhiệm vụ vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được cấp trên tin tưởng giao cho nhiệm vụ khó khăn này còn lo vì chưa biết làm ra sao.

“Cậu xuống xưởng với tớ đi” - Anh Viết vỗ nhẹ vai tôi, chúng tôi cùng nhau đi vào gian nhà kho đặt tháp pháo xe tăng T34. Cả hai chúng tôi đều biết rằng xe T34 không được thiết kế chế tạo để lắp bộ bản lề như xe T54, nhưng chúng tôi vẫn xem xét để có thể chế tạo và lắp bộ bản lề vào chỗ nào cho hợp lý. “Không có chỗ nào có thể lắp bộ bản lề như xe T54 đâu anh Viết ạ” Tôi nói. Sau đó chúng tôi xuống phòng sửa chữa vũ khí xem xét bộ bản lề của pháo 100mm rồi về nghỉ. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi gồm: Thịnh, Viết, Bính, Thuần có mặt tại khu kho xe của T600 cùng nhau xem xét kỹ lưỡng cấu tạo của tháp pháo xe T34. Thật khó, không thể có chỗ nào để lắp bản lề cả, không thể khoan và ta rô ren trên tháp pháo để lắp bản lề được. Nếu chế tạo bản lề chỉ có thể dựa vào sự liên kết giữa tháp pháo và thân xe thông qua vành lăn tháp pháo để lắp bản lề. Anh Thuần nói: “Nếu với kết cấu lắp ráp giữa thân xe và tháp pháo như thế này thì không thể chế tạo được bản lề lắp vào tháp pháo và thân xe để kích tháp pháo lên được”.

Anh Viết nói: “Được chúng ta cứ phải nghiên cứu và làm đã, anh Thịnh cứ tin tưởng ở chúng em”.

Anh Thịnh vui vẻ nói: “Anh hết sức ủng hộ các chú, chiều nay anh phải về phòng, quá trình làm có gì khó khăn, vướng mắc các chú cứ báo cáo lên phòng, Phòng sẽ có phương hướng giải quyết tiếp”.

Ngay buổi tối hôm ấy tôi và anh Viết cùng nhau thảo luận:

Việc khó nhất là chế tạo bộ bản lề; kết cấu, khả năng chịu tải như thế nào cho an toàn cần phải tính đến. Còn lại thanh ray, xe goòng, trụ chống thì hoàn toàn đơn giản có thể chế tạo được ngay. Bộ bản lề thì như thế nào? Chúng tôi vẽ bản thiết kế rồi nghiên cứu động học của khớp nối bản lề. Trong trường hợp này chỉ có thể chế tạo khớp nối bản lề ngược, tức là quá trình mở ra của bản lề ngược là quá trình đóng lại của bản lề thuận. Về tính toán khả năng chịu tải! Xem xét vấn đề này anh Viết nói: Phần thép chế tạo bản lề mình tận dụng phần thép chế tạo mặt bích tháp pháo (thép chế tạo mặt bích để làm ụ bê tông lắp đặt tháp pháo T34 ngoài đảo Trường Sa), và tận dụng vành lăn tháp pháo T34 cũ, còn chốt quay mình thử dùng chốt xích T54 xem sao.

Tôi nói: “Được đấy anh ạ! Chốt xích T54 chịu tải trọng động lớn thế mà lực nén của tháp T34 lên chốt khi kích tháp pháo không thể lớn tới 5 tấn đâu, vấn đề là chế tạo bộ bản lề này như thế nào để có thể lắp vào tháp pháo và kích nó lên được”. “Đồng ý, thép chế tạo mình đã tận dụng toàn thép tốt để chịu lực rồi, cụ thể ngày mai sẽ tiếp tục đo đạc ở xe” - anh Viết đồng ý.

Quá trình chế tạo thiết bị thay nòng pháo cứ như vậy diễn ra, chúng tôi vừa làm vừa nghiên cứu. Mỗi người một việc, làm cái dễ trước, cái khó sau. Để chế tạo bộ thanh ray, xe goòng chúng tôi trực tiếp đo trên xe, đo chiều dài nòng pháo và kết cấu của hộp khóa nòng. Đối với bộ bản lề, chúng tôi mượn xe T34 của Trường 600 làm vật nghiên cứu. Tổ thợ do đồng chí Viết và tôi trực tiếp chỉ huy nhiều lần thực hành tháo, kê kích tháp pháo, đo đạc tính toán và đã chế tạo thành công bộ bản lề. Để lắp bộ bản lề này vào tháp pháo và thân xe cần phải tháo hết các bu lông cố định vành lăn trên và dưới của tháp pháo, sau đó dùng kích, kích tháp pháo đều lên khoảng 25 cm, dùng gỗ kê các góc, tháo nhấc vành lăn ra ngoài. Lắp bản lề vào vị trí của vành lăn trên và dưới của tháp pháo, lúc này bản lề đang ở vị trí mở. Dùng kích thuỷ lực kích đều đuôi tháp pháo lên đến đâu dùng gỗ kê đến đó để bảo đảm an toàn. Khi kích tháp pháo lên đủ độ cao để rút nòng pháo về phía sau phải dùng cột trụ chống cố định chắc chắn bằng bu lông để giữ chắc tháp pháo rồi mới lắp đặt thanh ray, xe goòng và tháo liên kết giữa thân pháo với máng pháo. Quay cơ cấu tầm hạ đuôi pháo đặt vào xe goòng và kéo đẩy nòng pháo tụt về phía sau. Đến đây chúng tôi đã khẳng định thao tác thực hành thử nghiệm trên đất liền của chúng tôi đã thành công. Việc thay nòng pháo ở đảo Nam Yết sẽ thực hiện được. Nhưng trước khi ra đảo, để khẳng định chắc chắn việc thay nòng pháo là được, chúng tôi đã báo cáo chỉ huy Xưởng, và thủ trưởng Phòng Quân khí tổ chức trình diễn dùng bộ “Thiết bị thay nòng pháo” mà chúng tôi vừa chế tạo xong thay thử nòng pháo trong đất liền cho các đồng chí có liên quan kiểm tra xem xét.

Mấy hôm sau vào một buổi sáng tiết thu nắng hoe vàng, tổ của chúng tôi gồm có Viết, Thuần, Trọng, Khởi và tôi thực hành thay nòng pháo dã ngoại cho xe T34 tại kho xe của Trường 600 dưới sự quan sát và chứng kiến của các đại diện cơ quan cấp trên gồm: Đồng chí Thịnh phòng Quân khí, đồng chí Tụê phó trưởng Phòng Quân khí và đồng chí Hoà phó trưởng Phòng Tăng Thiết giáp Quân chủng Hải Quân. Công việc tháo, lắp thiết bị vào xe và thực hành các thao tác thay nòng pháo hết sức khẩn trương, chính xác, 11 giờ 15 phút nòng pháo đã được thay thế. Mệt, mồ hôi ướt đẫm lưng áo nhưng ai cũng phấn khởi.

Thay mặt cho phòng Tăng Thiết giáp Quân chủng Hải Quân, đồng chí Hoà nói với chúng tôi: “Xe tăng T34 số 135 ngoài đảo Nam Yết sẽ đáp ứng được nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển của chúng ta. Tháng 3 sang năm sóng yên biển lặng, các đồng chí có thể lên đường ra đảo thực hiện nhiệm vụ này. Tôi xin cảm ơn sự lao động nhiệt tình và sáng tạo của các đồng chí!”.

Tháng 3/1997 đại diện cho tổ thợ nghiên cứu chế tạo Thiết bị thay nòng pháo dã ngoại cho xe tăng trên đảo” của Xưởng sửa chữa Tăng Thiết giáp 32, đồng chí Giáp Văn Thuần - thợ vũ khí bậc 7/7 đã ra đảo Nam Yết thực hiện nhiệm vụ thay nòng pháo cho xe T34 số 135 và sửa chữa vũ khí cho các xe tăng trên đảo. Sau 6 tháng công tác ngoài đảo, đồng chí Thuần trở về đất liền cùng với niềm vui tất cả xe tăng trên đảo đều có trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng thực hiện nổ súng khi có lệnh.

Trong bữa cơm liên hoan nhỏ đón đồng chí Thuần đã hoàn thành nhiệm vụ từ đảo xa trở về đất liền gồm có ban chỉ huy Xưởng, đồng chí Thuần và tôi, với bao câu chuyện hàn huyên về cuộc sống của những người lính đảo, những người lính thợ và chúng tôi vừa là những người chỉ huy kỹ thuật của Xưởng, đồng thời cũng là những người thợ, tôi nhớ mãi một điều tâm đắc nhất và nó cũng là bài học cho tôi trong cuộc sống, công tác sau này, đó là điều đồng chí Giám đốc Xưởng nói với tôi: “Qua việc thay nòng pháo cho xe tăng trên đảo vừa rồi, nếu mọi việc không mạnh dạn làm thì cái gì cũng khó, muốn thành công cũng phải mạnh dạn, và có sự chuẩn bị chu đáo”.

Các bạn ạ tôi thật sự xúc động viết lên những dòng kỷ niệm này khi nhìn thấy mô hình “Thiết bị thay nòng pháo dã ngoại tại đảo Trường Sa” tại Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp. Một thành tích nho nhỏ của chúng tôi nhưng nó là một bài học đáng trân trọng.

Nguyễn Đình Bính
Các cụ này đều đã hạ cánh an toàn, trừ mỗi bạn Viết. Xe T34-85 ra đảo lâu lắm rồi vì từ năm 1987 tôi đã từng đến Tân Lạc, Hòa Bình để lấy vật tư, phụ tùng thay thế cho T34-85 đưa đi Sc Tăng ở quần đảo Trường Sa. Ngày ấy đi công tác còn phải mang theo súng. Chúc mọi người vui vẻ, mạnh khỏe cùng chung ý chí bảo vệ Biên giới, Biển đảo.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top