[Funland] Nhà ở giá rẻ tại đô thị - Thay đổi cách tiếp cận đối với đất nông nghiệp

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,198
Động cơ
410,071 Mã lực
Chủ thớt thử qua mấy tòa nhà tái định cư mạn gần cầu Chui (Long Biên), đáp ứng nhiều tiêu chí hơn làng sinh thái của chủ thớt nhiều:
- Khoảng cách địa lý không quá xa trung tâm Hà Nội, chỉ cách 5,5 km là tới hồ Gươm.
- Nằm ở ngay các trục giao thông chính chạy thẳng Nguyễn Văn Cừ là về trung tâm.
- Có đầy đủ các tiện ích xung quanh như chợ, trường, siêu thị, khu dân cư cũ gần bên.
- Diện tích căn hộ cũng rộng rãi hơn bungalow trong khu sinh thái của cụ.
- Xây dựng cũng không quá sập xệ, vẫn vững chắc dù bị bỏ hoang không duy tu nhiều năm.
Vậy mà bao năm qua các tòa nhà này vẫn bỏ hoang không hộ dân nào đến ở. Họ vẫn bám trụ trong các khu phố cổ chật hẹp, chen chúc nhau vì nơi đó dễ kiếm ăn hơn, chỉ một quán nước vỉa hè cũng đủ nuôi sống cả gia đình, v.v.
Vậy thì cơ sở nào để khẳng định khi xây dựng xong các khu làng sinh thái với các điều kiện thiếu thốn về hạ tầng giao thông, chợ, trường..., người dân sẽ đến ở tại đó.
Ngoài ra, tâm lý người dân có đất nông nghiệp thì họ thà để đó, coi như của để dành, sau này có dự án được quy hoạch và đền bù giải tỏa thì kiếm một khoản to. Người ta sẽ ngại kiểu giao đất cho một ông chủ đầu tư nào đó để thu tiền thuê đất kiểu nhỏ giọt, mà không biết chủ đầu tư có thực hiện thanh toán đúng, đủ, đều đặn hay không. Thêm vào đó, thời hạn tối thiểu thuê đất để làm dự án kiểu đó là 50 năm, vậy khi có nhu cầu một khoản tiền to để lo việc gì đó thì xử lý thế nào, chủ đầu tư có mua lại phần đất của họ không, tính theo giá nào, giá đất nông nghiệp hay giá đất dự án khu đô thị? Lại còn vấn đề khi hết thời hạn dự án 50 năm, chủ đầu tư và cả các hộ dân ở đó cứ lỳ ra không hoàn trả lại đất cho chủ đất thì làm thế nào?
Về mặt pháp lý, do đất thuê đó là đất nông nghiệp, muốn xây dựng nhà ở nông thôn thì cũng phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Ai sẽ làm thủ tục này và chịu các chi phí phát sinh? Có được cơ quan chức năng phê duyệt hay không nếu quy hoạch sử dụng đất của địa phương vẫn là đất nông nghiệp. Còn nếu chủ đầu tư lập dự án, được phê duyệt quy hoạch, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng sau đó mới triển khai thi công và khai thác thương mại thì lại là chuyện khác (nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về nhà ở, tiện ích, công trình phụ trợ để được duyệt thì giá lại cao lên).
Như vậy, dự án của cụ đại đa số các yếu tố đều không khả thi
Bài cụ cũng có vài ý lưu tâm, thực ra em mới nghĩ thoáng ra thế chứ có phải người chuyên lĩnh vực đất đai, nhà ở đâu. Thấy vấn đề nhà cửa này nhiều bất cập thì chia sẻ để nghe thêm ý kiến các cụ.
Còn thời hạn thì nhiều dự án 40 - 50 năm hiện tại vẫn có. Sau đó thì lại gia hạn tiếp, tiếp tục trả tiền thuê đất cho chủ ruộng hoặc dừng thì giải tỏa do hết thời gian hoạt động. Sau đó dân không đi thì phải cưỡng chế nếu cần thay đổi mục đích chỗ đó. Còn bản chất đất ruộng hiện nay dân cũng không thể chuyển đổi mục đích, không sang nhượng tùy tiện dễ dàng được. Chỉ có nếu Nhà nước có chủ trương làm các mô hình này tại các vùng ven đô thì mới có cơ chế để thực hiện. Mô hình này nếu do xã /phường mới lập vận hành như kiểu mô hình hợp tác xã thì ko lo, còn nếu tư nhân đầu tư thì phải có điều kiện tiền thuê hạ tầng, gồm tiền phí dịch vụ hạ tầng + tiền thuê đất, thì tiền thuê đất bắt buộc phải trả cho chủ ruộng, không được phép sử dụng vào mục đích khác. Nó là các mô hình cũng nhỏ thôi, 200-500 căn, các điểm này cũng nằm rải rác thì em nghĩ nó không gây biến động đột biến về trường học, bệnh viện tại vùng ven gần phạm vi đường vành đai 3 và 4. Nhìn bản đồ Hà nội thì trên google maps thì đất ruộng ở phạm vi gần vành đai 3-4 còn khá nhiều đất ruộng.
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,198
Động cơ
410,071 Mã lực
Về đấy lấy gì mà ăn hả cụ thớt?
Thì vẫn đi làm như cũ thôi cụ ơi, thay vì thuê nhà trọ, chung cư mini hoặc chung cư khác với giá cao họ có thể ra vùng rìa ở, sáng đi tối về, tất nhiên loanh quanh phạm vi trên dưới 20km trở lại, xa quá thì cũng khó.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,830
Động cơ
1,055,532 Mã lực
Đất có thiếu đâu mà chỉ thiếu đất ở vị trí phù hợp thôi. Như với bà con bây giờ là thiếu đất dựng nhà, nhà ở quanh khu vực vợ chồng đi làm, con đi học, gần điện đường trường trạm. Phải ở gần những điểm kia vì thời gian di chuyển là quá lâu. Vậy nên mấy cái nhà kiểu trên chỉ phù hợp cho KCN để cho công nhân, nhân viên tập trung về ở, mà với KCN thì tối ưu, giảm thiểu chi phí hết sức nên hiện giờ họ dùng xe đưa đón hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà chứ ko xây chung cư cho thuê như trước nữa. Còn với nn thì nhận đất ở vùng xa, xây lên nhưng vẫn cố thủ ở chỗ cũ gần trung tâm chứ có đi được xa đâu mà có đất xây "nghỉ dưỡng" cho viên chức.
 

Tv1912

Xe buýt
Biển số
OF-794977
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
644
Động cơ
75,683 Mã lực
Tuổi
38
Ý của chủ thớt đại loại là muốn có cơ chế để đất nông nghiệp ven đô thị được chuyển đổi thành đất dịch vụ nhà ở, kiểu làng sinh thái giá rẻ! :D

VN hiện tại không thiếu đất ở, chỉ thiếu đất ở trung tâm. Cứ bảo 100~200tr/m2 người dân không mua được nhưng hiện tại trên đất nước Việt Nam vô số chỗ 100tr/100m2 những người đó có mua đâu? Những khu đô thị quy hoạch bài bản chứa 10k dân/km2 vẫn thông thoáng, đại loại nếu chỉ tính để ở thì chỉ riêng HN có thể chứa được toàn bộ dân MB nếu quy hoạch tốt! :D

Quy hoạch tốt suy cho cùng thì vẫn là giải bài toán giao thông, giao thông tốt thì đó là tốt mặc kệ mật độ có là bao nhiêu người/km2. Đô thị là phải nén nó mới có sức mạnh, còn muốn chil chil thoáng đãng thì lên núi hoặc về nông thôn(xa) sống. Muốn giao thông tốt thì phải tăng năng lực vận chuyển/ số phương tiện tham gia giao thông, tóm lại là giao thông công cộng phải tốt và bắt được người dân đô thị đi bộ. :D

Thành cũng do Vin và bại cũng do Vin, thằng Vin mà học được món đường sắt sau này tự farm thì VN khoẻ. Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất VN có thể sống mà không cần tiếp máu từ BDS cũng là lúc hạ màn cho chu kỳ tích lũy tư bản từ đất. BDS Việt Nam hiện tại em vẫn cho là không đắt nếu dư tiền để mua, 5 hay 10tỷ mua xong là xong cứ thế là ở, giả dụ như Âu-Mỹ mua nhà 10tỷ mỗi năm phải ói thêm ~200tr mới ở được. BDS Việt Nam đắt so với thu nhập hơn bọn Âu~Mỹ đơn giản là tụi nó mua xong lại phải trả tiền thuê(thuế) cho chính ngôi nhà của mình. Cứ tính cái nhà 10tỷ ở mình mua xong rồi mỗi tháng mất thêm 18tr tiền thuế nữa thì thử hỏi cái giá 10tỷ đó tồn tại được mấy năm?! :))
 

haipvg

Xe tăng
Biển số
OF-518637
Ngày cấp bằng
28/6/17
Số km
1,247
Động cơ
189,517 Mã lực
Nhưng em thấy rõ là đất ruộng còn, mà nếu làm mô hình này với chi phí giá 300-500 triệu thì nhiều người họ vẫn tiếp cận được thay vì giá nhà tầm 3-5 tỉ trở lên nhà với chung cư như hiện nay. Nhà nước cũng đâu hỗ trợ gì đâu, chỉ tạo cơ chế chính sách để khai thác quỹ đất nông nghiệp còn khá nhiều. Chỉ khan hiếm và đắt đỏ đối với đất ở thôi. Và biết đâu nếu khai thác được đất ruộng, đất trồng cây theo hình thức này, sẽ kéo mặt bằng giá nhà toàn xã hội xuống. Điều em băn khoăn là có thể làm được với mức ngân sách 3-500tr không thì em ko có đủ thông tin.
Có thớt làm nhà lắp ghép đấy cụ. Chi phí tầm 10 tr/m2
 

Nam việt nam

Xe tăng
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
1,277
Động cơ
292,254 Mã lực
Vâng, thì em mới nêu trong bài viết là chủ ruộng vẫn sẽ nhận được tiền thuê đất hằng năm, họ không mất hoàn toàn quyền lợi. Những người sở hữu nhà sẽ trả tiền này hàng tháng cho đơn vị vận hành làng sinh thái. Đơn vị vận hành sẽ trả tiền thuê cho chủ ruộng theo năm hoặc theo tháng dựa trên số m2 đất họ được giao. Cơ chế này tránh xung đột, chủ ruộng sợ mất hoàn toàn, họ cũng có quyền mua các căn nhà trong chính làng đó nếu có nhu cầu. Đây là các dự án với thời hạn 50 năm, giống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuê đất của nhà nước để triển khai dự án. Nhưng đây, sẽ là thuê lại từ chính chủ ruộng theo chủ trương của Nhà nước. Đơn giá thuê có thể được điều chỉnh chứ không có định trong 50 năm.
Cụ có biết ai thực sự là chủ của những mảnh ruộng bị bỏ hoang với cả cho thuê trồng hoa màu chưa! Cụ trên nói đúng đấy, ko động vào được đâu.
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
995
Động cơ
101,801 Mã lực
Tuổi
35
Muốn cái gì có giá ta phải tạo sự khan hiếm. Nếu mọi người đều dễ có nhà thì ai sẵn sàng cày mấy chục năm để trả góp
 

Alfa_romeo88

Xe hơi
Biển số
OF-783131
Ngày cấp bằng
10/7/21
Số km
193
Động cơ
8,801 Mã lực
Tuổi
34
trước tiên là phải có ga tàu+ xe bus, điện đường Trường trạm ok,rồi xây cái tổ hợp chung cư cho người thu nhập thấp,quan trọng là gần ấy thứ thì mất thời gian làm lắm
 

Colexanh

Xe buýt
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
939
Động cơ
31,535 Mã lực
Tuổi
38
Đọc cái này em chợt nghĩ ra thằng Vinh tốc độ chính ra nên làm 1 line tàu tốc độ cao chạy thẳng đi dọc sông Hồng, vì dân hai bên đó nhất là ND TB cũ hay di cư cơ học nhất. Làm xong bán vé cũng lãi to như dân Ấn đu tàu hoả của họ vậy, tuyến hiệu quả vậy nên làm trước, chứ không phải tuyến Hạ Long.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,817
Động cơ
554,447 Mã lực
Em thì thấy một số cánh đồng quanh rìa Hà Nội vẫn để trồng hoa màu hoặc thậm chí để cỏ mọc hoang. Và cũng không có chuyện mua bán hoàn toàn mất quyền của chủ ruộng. Họ vẫn nhận được tiền thuê đất hàng năm hoặc hàng tháng và cũng có quyền mua các căn trong làng đó. Bản chất chủ ruộng cũng như là các cổ đông góp vốn bằng đất trong dự án làng sinh thái này. Họ ko mất đi quyền hoàn toà nên em nghĩ tránh được mẫu thuẫn xung đột mua rẻ bán đắt.
Họ đầu cơ đất chờ đô thị hoá đó. Bao biệt thự bỏ hoang đã ai ở đâu?
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,198
Động cơ
410,071 Mã lực
Như ý kiến một số cụ nói thì có vẻ như giải pháp làm nhà giá thấp đều có thể cách nào đó, nhưng có một số người không muốn. Đây có lẽ là các doanh nghiệp, và những người giàu, có nhiều tiền có tâm lý đầu cơ, cố tình tạo sự kham hiếm, đẩy giá bđs lên cao nhất để hưởng lợi dư địa lợi nhuận lớn nhất có thể. Thực ra hầu như ai cũng muốn tiền, thậm chí muốn rất nhiều, cũng là lẽ tự nhiên của số đông quần chúng. Người thu nhập thấp thì chỉ cần một căn nhà tạm ổn để ở, còn người trung lưu và thượng lưu thì muốn những căn nhà sang trọng, hiện đại. Vấn đề con lại là Nhà nước, với định hướng, mục tiêu chung của đất nước sẽ xử lý thế nào để hài hòa vấn đề này.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,720
Động cơ
463,224 Mã lực
Tuổi
45
Em nghĩ vì họ đủ tiền xây trên đất của họ, là đất thổ cư, sở hữu lâu dài, không ai hạn chế việc này. Ý em ở đây chỉ là khai thác quỹ đất ruộng quanh thành phố, đất ruộng thì giá trị thấp và chọn cách khai thái theo mô hình làng sinh thái với dự án 50 năm thay vì thu lợi từ trồng hoa màu hoặc để cỏ mọc thôi ạ. Các chủ ruộng chính xem như cổ đông góp vào dự án nhạn tiền thuê đất chứ ko phải mất hoàn toàn ruộng.
Hóa ra cụ chỉ nghĩ cách xơi đất ruộng. Vậy là ko hiểu gì về quy hoạch đất rồi. Giá đất ruộng thấp vì nó là đất ruộng đất hoa màu, chứ mà được sử dụng làm đất ở thì giá nó tiệm cận về giá đất ở thương mại ngay. Nó là câu chuyện con gà quả trứng. Đừng nghĩ nó giá thấp mà nó là giá trị thấp. Giá đất nó theo tình trạng pháp lý, theo mục đích sử dụng đất. Chuyển từ đất ruộng sang đất ở giá trị nó đã nhảy lên bằng đúng giá đất ở thị trường rồi. Còn người sở hữu đất ruộng mơ mộng chuyển đổi nó thành đất ở rồi kiếm lợi nhuận siêu ngạch á? Mơ đi. Giá chuyển đổi nếu bỏ tiền chuyển từ mảnh đất nông nghiệp sang đất ở bằng đúng giá thị trường đấy vì giá nhà nước cập nhật theo năm. Không ăn được đâu.

Quy hoạch đất ruộng, đất hoa màu, - nói chung là đất nông nghiệp nó nằm trong tổng thể quy hoạch đất quốc gia và nó nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Cứ tùy tiện chuyển đất ruộng sang đất ở tạm thời - như cụ nói - thì có mà loạn.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,817
Động cơ
554,447 Mã lực
Hóa ra cụ chỉ nghĩ cách xơi đất ruộng. Vậy là ko hiểu gì về quy hoạch đất rồi. Giá đất ruộng thấp vì nó là đất ruộng đất hoa màu, chứ mà được sử dụng làm đất ở thì giá nó tiệm cận về giá đất ở thương mại ngay. Nó là câu chuyện con gà quả trứng. Đừng nghĩ nó giá thấp mà nó là giá trị thấp. Giá đất nó theo tình trạng pháp lý, theo mục đích sử dụng đất. Chuyển từ đất ruộng sang đất ở giá trị nó đã nhảy lên bằng đúng giá đất ở thị trường rồi. Còn người sở hữu đất ruộng mơ mộng chuyển đổi nó thành đất ở rồi kiếm lợi nhuận siêu ngạch á? Mơ đi. Giá chuyển đổi nếu bỏ tiền chuyển từ mảnh đất nông nghiệp sang đất ở bằng đúng giá thị trường đấy vì giá nhà nước cập nhật theo năm. Không ăn được đâu.

Quy hoạch đất ruộng, đất hoa màu, - nói chung là đất nông nghiệp nó nằm trong tổng thể quy hoạch đất quốc gia và nó nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Cứ tùy tiện chuyển đất ruộng sang đất ở tạm thời - như cụ nói - thì có mà loạn.
Quy hoạch thay đổi chứ cố định đâu. Nhiều khu đất nông nghiệp đã chuyển sang đất ở do quá trình đô thị hoá. Khu vực cổ nhuế, Thanh Xuân, Mai Dịch, Mỹ Đình...trước đây toàn đất nông nghiệp nay còn nữa đâu. Với sự phát triển của khoa học nông nghiệp năng suất lao động nông nghiệp ngày càng cao. Vấn đề an ninh lương thực đâu cần diện tích lớn. Tăng hệ số sử dụng đất NN, phát triển vùng chuyên canh thừa sức đảm bảo anninh lương thực. Mà hiện nay VN là nước gần như hàng đầu xuất khẩu lương thực đó cụ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,720
Động cơ
463,224 Mã lực
Tuổi
45
Quy hoạch thay đổi chứ cố định đâu. Nhiều khu đất nông nghiệp đã chuyển sang đất ở do quá trình đô thị hoá. Khu vực cổ nhuế, Thanh Xuân, Mai Dịch, Mỹ Đình...trước đây toàn đất nông nghiệp nay còn nữa đâu. Với sự phát triển của khoa học nông nghiệp năng suất lao động nông nghiệp ngày càng cao. Vấn đề an ninh lương thực đâu cần diện tích lớn. Tăng hệ số sử dụng đất NN, phát triển vùng chuyên canh thừa sức đảm bảo anninh lương thực. Mà hiện nay VN là nước gần như hàng đầu xuất khẩu lương thực đó cụ.
Đương nhiên, chuyện này là 1 chuyện nhưng khi chuyển đổi thì phải nộp tiền chuyển đổi đất. Phần tiền nộp vào nhà nước bằng đúng tiền chênh giữa đất nông nghiệp và đất thương mại. Thế thì làm gì có giá rẻ cho ông chủ thớt làm nhà sinh thái. Người ta xây cao tầng ngay. Còn kiểu vẫn đất nông nghiệp mà lại sử dụng làm đất ở tạm thời hóa ra là dạng đất nhảy dù. Cái chuyện này cũng nhiều, đất nhảy dù vẫn mua bán nếu chính quyền làm ngơ. Nhiều vùng có nhiều. Đến khi siết chặt cái nếu đất quy hoạch là đất ở thì phải nộp tiền chuyển đổi và lúc đó lại than thở, tôi nghèo làm gì có tiền mà chuyển đổi. Còn vẫn quy hoạch cũ thì người ta cưỡng chế đập nhà của ông ngay. Lại xây nhà trên đất nông nghiệp. Cái này nặng là đi tò đấy. Lại lôi cái nghèo ra bảo vệ. Bản chất là tính chơi khôn và liều, và vi phạm pháp luật. Thị trường nó đâu có ngu.
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
3,064
Động cơ
131,841 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cứ chê ý tưởng cụ thớt, em vừa lướt Face thấy giá chung cư HN lên đến cung trăng rồi, ko về quê thì đi đâu?
Căn 4 ngủ, diện tích nhỏ nhất tính sơ là hơn 21 tỏi, gần trẹo đô mà mới là cái chung cư nằm ven vành đai tắc lòi kèn ra đấy nhé.
1752805227281.png
 

haipvg

Xe tăng
Biển số
OF-518637
Ngày cấp bằng
28/6/17
Số km
1,247
Động cơ
189,517 Mã lực
Đâu chỉ mỗi cái bungalow để ở không đâu, còn vấn đề xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt nữa. Trong khi đây là đất nông nghiệp, theo đúng quy định là sử dụng để làm nông nghiệp chứ không được dùng làm mục đích khác. Muốn chuyển sang mục đích khác phải xin phép và được duyệt nếu đúng với quy hoạch. Việc này phải đóng tiền chuyển đổi đất với NN, không rẻ tí nào.
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,198
Động cơ
410,071 Mã lực
Đâu chỉ mỗi cái bungalow để ở không đâu, còn vấn đề xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt nữa. Trong khi đây là đất nông nghiệp, theo đúng quy định là sử dụng để làm nông nghiệp chứ không được dùng làm mục đích khác. Muốn chuyển sang mục đích khác phải xin phép và được duyệt nếu đúng với quy hoạch. Việc này phải đóng tiền chuyển đổi đất với NN, không rẻ tí nào.
Thì ngay từ đầu em trình bày theo hướng là sử dụng cách tiếp cận khác về đất nông nghiệp. Đây là các làng sinh thái, hướng tới mục tiêu cải thiện an sinh xã hội đối với nhóm người khó có khả năng tiếp cận nhà đô thị, nó không phải khu đô thị cho nên không đặt vấn đề chuyển đổi mục đích đất rộng mà khai thác đời sống sinh thái trên nền đất nông nghiệp. Vấn đề điện, nước, rác thải em đề cập chính là việc hạ tâng sẽ do đơn vị dạng hợp tác xã hoặc doanh nghiệp được giao triển khai, quản lý, vận hành.
 

hoangnmhp

Xe tải
Biển số
OF-870508
Ngày cấp bằng
29/10/24
Số km
320
Động cơ
36,566 Mã lực
Tuổi
53
Làm gì thì cũng cần có con số để quyết định. Giả sử để chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư đối với đất nông nghiệp tại cuối đường Cổ Linh, đoạn gần lối vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Công thức tính tiền chuyển đổi mục đích sử đất như sau:
Số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải nộp = (Giá đất theo bảng giá đất cho loại đất sau khi được chuyển đổi - Giá đất cho loại đất trước khi được chuyển đổi) x Diện tích đất được chuyển đổi. Ví dụ để chuyển đổi 100m2 đất nông nghiệp sang đất ở đô thị tại khu vực cuối đường Cổ Linh, vị trí 1 (gần trục đường lớn), giá đất nông nghiệp hiện nay là 290.000 đồng/m2; giá đất ở đô thị theo bảng giá đất của TP. Hà Nội cho vị trí 1 ở khu vực này là 14.400.000 đồng/m2. Như vậy, số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chưa tính các khoản thuế, phí khác) = (14.400.000 - 290.000) x 100 = 1.411.000.000 đồng. Ở các khu vực khác còn cao hơn, ví dụ mạn đường An Dương, quận Tây Hồ hiện nay còn rất nhiều đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất được, cứ chuyển đổi 100 m2 mất gần 2 tỷ theo bảng giá mới nhất từ tháng 10/2024. Nhiều chủ đất cũng muốn chuyển mục đích sử dụng sang đất ở đô thị để xây nhà hoặc bán được nhiều tiền hơn, nhưng lại không có tiền để nộp tiền chuyển đổi mục đích, đành phải để đó, xây công trình tạm, cho thuê.
Với một dự án khu dân cư nhỏ 200 hộ dân, xây mỗi nhà 50m2 thôi thì đã cần một diện tích đất là 10.000 m2. Phải trả 14,11 tỷ đồng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rồi. Như vậy chủ đầu tư người ta sẽ xây chung cư và tận dụng tối đa diện tích để xây căn hộ, chồng số tầng tối đa theo quy định để có nhiều căn hộ nhất, để lại diện tích tối thiểu để làm khuôn viên, công trình công cộng theo đúng bằng mức tối thiểu trong tiêu chuẩn xây dựng. Họ sẽ làm vậy để tối ưu chi phí và lợi nhuận, chứ họ sẽ không làm cái làng với những ngôi nhà nhỏ, với nhiều đất trống, thảm cỏ như bungalow của cụ chủ thớt.
 

H2PG

Xe đạp
Biển số
OF-715587
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
39
Động cơ
81,980 Mã lực
Vài ngày trước em post chủ để này lúc đêm muộn nhưng sáng thấy bị xóa mà không hiểu lý do. Em đọc lại nội quy thì đoán là chắc do post ảnh có thông tin từ bên khác nên bài viết bị xóa. Em post lại và xóa bớt trong thông tin trong ảnh minh họa. Nếu vẫn vi phạm nội quy thì min/mod xóa giúp chứ em không cố ý post lại thông tin không hợp quy định box.

Nhà ở hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, ngày càng khó tiếp cận cho người có thu nhập vừa và thấp. Nhiều dự án nhà ở xã hội được vận động, thúc đẩy nhưng có vẻ chưa thực sự hiệu quả bởi nhiều lý do. Nay em chợt nghĩ ra giải pháp tháo gỡ có thể như sau, rất mong các cụ có ý kiến thêm vì em chỉ chợt nghĩ ra thôi, không rành về chi phí đầu tư xây dựng và nhiều thứ khác liên quan :
- Đối với nhóm người giàu, có thu nhập cao và khá, họ vẫn được lựa chọn các khu chung cư, nhà liền kề hay biệt thự với chất lượng xây dựng nhà kiên cố như hiện này từ mức phổ thông đến trung, cao cấp với tiêu chuẩn hiện đại, sang trọng, nhiều tiện nghi và dịch vụ cao cấp. Nhà đầu tư vẫn được tiếp tục đầu tư phân khúc này nếu họ vẫn bán được hàng. Đây là giải pháp không đụng chạm gì đến quyền lợi của người mua và nhà đầu tư thuộc phân khúc này.
- Với nhóm người thu nhập vừa, thấp hoặc nghèo hoặc người ở nhóm 1 do biến động trong cuộc sống hoặc có lựa chọn không phù hợp, không còn khả năng duy trì đời sống hưởng thụ cao của nhóm 1, rớt xuống nhóm 2, sẽ được lựa chọn tìm mua nhà ở trong các xóm, làng sinh thái với các đặc điểm sau:
+ Làng Sinh Thái (LST) là các dự án sinh thái ở vùng ven đô thị được xây dựng trên đất của các hộ nông dân gom lại theo chủ trương làm nhà giá rẻ của Nhà nước, do một đơn vị đứng ra đầu tư và vận hành như Ban quản trị chung cư hoặc Ban quản lý khu/cụm công nghiệp trong 50 năm, và cũng có thể được gia hạn. Nông dân sở hữu ruộng được nhận tiền thuê đất trả hàng tháng từ người sở hữu nhà ở LST.
+ LST gồm các căn hộ dạng bungalow, áp dụng cho các hộ gia đình nhỏ 2-4 người và cả người độc thân với điện tích từ khoảng 50m2 và 30m2 trên không gian 75-50m2, được xây dựng trên hạ tầng có sẵn đường đi, hệ thống điện, cấp thoát nước sạch và thu gom rác thải. Đây là các xóm, làng cư dân ở với tiêu chí sống tối giản, hài hòa với thiên nhiên, tiêu hao ít năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
Ảnh mình họa:

+ Người mua nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trả phí dịch vụ hạ tầng hàng tháng được quy định theo đơn vị vận hành’ được mua bán, chuyển nhượng nhà khi thay đổi chỗ ở.
+ Nhà giá thấp, không giản nhỏ nhưng đòi hỏi người sở hữu phải có lối sống có ý thức cao về vấn đề môi trường, sống tối giản, gần gũi, hài hòa với thiên nhiên. Không gian này cũng tương đương các căn nhà lá, nhà đất mà tổ tiên ông bà thế hệ trước đã từng sử dụng. Nó ít nhiều vẫn cho người sở hữu tâm lý an cư thay vì thiếu tính ổn định của việc thuê nhà, thuê phòng trọ trong nội đô.
+ Chi phí của mua nhà hình thức này nếu đạt được ở mức 300-500 triệu sẽ giúp cho nhiều người tiếp cận được nhà và được ngân hàng chấp nhận hình thức mua trả góp
+ Các căn nhà này nên duy trì được tuổi thọ tầm 20 năm sau đó có thể cần được thay thế toàn bô hoặc một số vật liệu.
+ Việc xây dựng các mô hình này không đòi hỏi yêu cầu và tiêu chuẩn chặt chẽ và phức tạp, cũng như vấn đề an toàn xây dựng, yêu cầu phòng cháy như nhà bê tông cốt thép, không can thiệp sâu về nền móng và cũng dễ dàng di dời, dịch chuyển nếu cần quy hoạch lại phù hợp hơn với các dự án công trình trọng điểm quốc gia.
+ Giải pháp này tiếp cận cách thức sử dụng đất đơn giản hơn, không bó buộc nhiều vào ràng buộc liên quan đến đất đai và xây dựng, triển khai nhanh, giải quyết sớm được nhu cầu nhà ở mà nếu thực hiện được thì gần như mọi người dân sẽ có một nơi để trở về, dù cái Nhà đó không phải to đẹp sang trọng nhưng cũng ít nhiều cho mọi người có tâm lý an cư để lập nghiệp.

Đất đai vốn là vấn đề phức tạp và vẫn đang cần có nhưng thay đổi, điều chỉnh trong cách thức quản lý sử dụng. Nhà to đẹp thì tùy năng lực, điều kiện tài chính của người mua, nhưng như phát ngôn của cụ Chính nói thì cha ông mất bao xương máu mới giành được ruộng đất mà giờ con cháu không có nhà để ở thì là bất cập. Ở nông thôn thì đỡ hơn vì có đất đai từ ông bà truyền đời lại nhưng sau vài thế hệ nữa cũng chưa biết trước. Nhưng ở thành phố thì giá cả tăng cao, biến động cuộc sống nhiều, có người vẫn sẽ mua được, nhưng sẽ có người gặp biến cố, làm ăn thua lỗ hoặc bệnh tật phải bán cả tài sản để giải quyết thì có nguy cơ không thể có lại được nhà với tầm giá như hiện nay. Diện tích đất thì không để thêm ra được, vậy thì chỉ còn cách tiếp cách các nguồn đất và sử dụng thế nào cho hợp lý để có chỗ ở giá thấp để đời sống nhân dân mọi tầng lớp đều yên ổn, nhất là những người đã không còn nhiều lựa chọn về cuộc sống và với nguồn thu nhập không còn ở mức khá.
Vấn đề cụ đề cập bản chất nó na ná nhà ở nông thôn thôi. Trong mảnh vườn có vài trăm m2 đất ở theo hạn mức. Lại xây dựng tạm bợ, hạ tầng yếu kém sau nó trở thành ổ chuột, khó quản lý lắm. Với nhà thu nhập thấp, tốt nhất là phát triển nhà ở cho thuê, không nên có tâm lý sở hữu nhà cho tốn kém.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top