[Funland] Nhạc bolero và nhạc vàng khác gì nhau?

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,519
Động cơ
316,079 Mã lực
Cái tôi định nói chính xác hơn là tài năng sáng tác nhạc đại chúng và sáng tác nhạc bác học là 2 loai tài năng khác nhau, có thể nói như bóng đá sân cỏ và futsal, trông qua thì giống nhưng thực ra rất khác. Bảo các cụ Thanh Sơn, Vinh Sử viết nhạc không lời thì các cụ chịu, nhưng bảo các nhạc sĩ giao hưởng thính phòng VN viết nhạc bình dân/đại chúng hay thì các vị cũng không viết được. Như cụ Đặng Đình Phúc viết khá nhiều ca khúc, nhưng nghe tàm tạm cũng chỉ có 1 bài Trăng chiều. Còn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chỉ sáng tác ca khúc tay ngang, vậy mà để lại được 2 tuyệt tác là Làng quan họ quê tôi và Sông quê.

Rừng nào cọp nấy! :D

Chỉ xin "Nước sông đừng phạm nước giếng" nhé! :P
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Cái tôi định nói chính xác hơn là tài năng sáng tác nhạc đại chúng và sáng tác nhạc bác học là 2 loai tài năng khác nhau, có thể nói như bóng đá sân cỏ và futsal, trông qua thì giống nhưng thực ra rất khác. Bảo các cụ Thanh Sơn, Vinh Sử viết nhạc không lời thì các cụ chịu, nhưng bảo các nhạc sĩ giao hưởng thính phòng VN viết nhạc bình dân/đại chúng hay thì các vị cũng không viết được. Như cụ Đặng Đình Phúc viết khá nhiều ca khúc, nhưng nghe tàm tạm cũng chỉ có 1 bài Trăng chiều. Còn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chỉ sáng tác ca khúc tay ngang, vậy mà để lại được 2 tuyệt tác là Làng quan họ quê tôi và Sông quê.
Ý cụ nói cũng ko khác gì còm trên tôi đã viết.
Tuy nhiên có 1 sự thật là nhạc sĩ (ko được đào tạo bài bản) có thể viết ca khúc đại chúng tốt nhưng ko thể viết được nhạc giao hưởng (nếu ko được đào tạo),. nhưng ns hàn lâm được đào tạo bài bản vẫn có thể vừa viết giao hưởng, vừa viết ca khúc đại chúng (như nhạc sĩ Hoàng Vân, hay ns Trọng Đài là ví dụ).
 
Chỉnh sửa cuối:

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,294 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
"Bolero" trong các chương trình trên TV các bạn trẻ chủ yếu hát nhạc Ngụy (theo cách gọi của cụ) đấy chứ. Bolero/ nhạc quê hương chỉ là 1 nhánh của nhạc Vàng.
Mà gọi tên gì ko quan trọng, nhạc nào cũng được, miễn hay, đi vào lòng người là được :)

Mời cụ qua thớt này bình luận cho xôm:

.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,780
Động cơ
594,429 Mã lực
Ý cụ nói cũng ko khác gì còm trên tôi đã viết.
Tuy nhiên có 1 sự thật là nhạc sĩ (ko được đào tạo bài bản) có thể viết ca khúc đại chúng tốt nhưng ko thể viết được nhạc giao hưởng (nếu ko được đào tạo),. nhưng ns hàn lâm được đào tạo bài bản vẫn có thể vừa viết giao hưởng, vừa viết ca khúc đại chúng (như nhạc sĩ Hoàng Vân, hay ns Trọng Đài là ví dụ).
May ở miền nam ngày xưa ko có giao hưởng thính phòng cụ nhỉ. Không có người ta lại xếp luôn vào ds nhạc vàng.
 

Ôi thích quá

Xe buýt
Biển số
OF-739179
Ngày cấp bằng
12/8/20
Số km
969
Động cơ
88,203 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin lỗi bác Ôi thích quá có học nhạc với trường lớp tử tế không?
Hay bác có chơi một nhạc cụ nào cho ra bài ra bài ra bản chưa?
Em tin và mạnh dạn nói thẳng luôn là chưa và không !



FYI, Khi đánh giá âm nhạc, hãy nhận xét dựa trên những tiêu chí, cả về kỹ thuật, lẫn văn hóa chứ không thể bằng cảm nhận của đôi tai, mà lại đôi tai này không phải là một đôi tai âm nhạc.
Khi đó mới có giá trị các bác ạ!

Trong thực tế, nếu chỉ xét về cấu trúc viết nhạc, cũng như về mặt kĩ thuật viết (cách phân âm) thì nhạc vàng viết quá đơn giản, và thường theo cấu trúc A - B- Á hoặc A - Á - B (trong đó A là tập hợp của (có) từ 8 đến 12 hay hơn ô nhịp) A và Á chỉ khác nhau mỗi ô nhịp cuối cùng thậm chí hai ô cuối cùng này chỉ khác một nốt kết!

Và vì vậy mà, tổng số ô nhịp của một bài hát có thể thường chỉ khoảng từ 16, 17 cho tới 20, 21 ô nhịp khiến cho nó dễ nhớ dễ thuộc và dễ hát.

Dĩ nhiên khi đem nhạc vàng mà so với những tác phẩm thanh nhạc lớn hoặc cao cấp thì về mặt kĩ thuật chưa đáng xách dép! :D
Nhưng nếu so về tính giai điệu phổ biến, cũng như tính công chúng (đại chúng) thì có lẽ những bài opera, tác phẩm Opera lớn, có lẽ chưa thể làm đầy tớ cho nhạc vàng! :P

Theo em, không cứ gì phải dài hay ngắn, cái quan trọng nhất vẫn là nó (bài hát) đi vào lòng người, vì âm nhạc là văn hóa!
Thể loại văn hóa nào mà được đại đa số quần chúng cảm nhận cũng như yêu thích thì đó, có thể nói là một nền văn hóa công chúng cho dù là bình dân hay bác học.

Cũng xin nói thêm, và cùng là minh họa dẫn chứng, ngay trong thi ca cũng vậy, có những bài thơ lục bát chỉ bốn câu hoặc tám câu hay những đoạn đoản bút vỏn vẹn chỉ một hoặc nửa trang mà người ta trăm lần nghe vạn người thích, tâm đắc, thậm chí ghi nhớ và thuộc lòng.
Chuyện này cùng tương tự như có những bài nhạc vàng được hàng triệu, thậm chí hàng chục người yêu thích, nghe và hát. Trong khi có những tác phẩm thơ ca văn học dài thậm thượt câu từ cao siêu chuẩn chỉ mà khi đọc hay ngâm ra thì người ta cũng chẳng biết ai là tác giả, thậm chí không muốn nghe hay đọc tiếp mặc dù chúng là những tác phẩm văn học đoạt những giải rất cao của nhà nước!
Em có được học kèn, đàn trong vài năm và kết quả không đi đến đâu, nên có thể nói em là con số 0 và em thành thực tôn trọng và vẫn đánh giá rất cao những phân tích mang tính học thuật của cụ ạ.

Đồng ý vs cụ ở điểm này. Trước hết thể loại nhạc chúng ta đang bàn là NHẠC ĐẠI CHÚNG (popular music, bao gồm cả Nhạc Vàng/ Nhạc Đỏ, Nhạc kích động/ pop rock jazz....) tức là thứ nhạc (chủ yếu ca khúc) viết cho đại chúng nghe!
Nếu nhạc đại chúng dễ viết, dễ nghe thế, "không cần nhạc tính" thế thì thử hỏi có mấy nhạc sĩ viết được 1-2 ca khúc để lại dấu ấn, đi vào lòng người thế?
1 ví dụ rõ nét để các cụ tham khảo, NS Trọng Đài học sáng tác âm nhạc hàn lâm giao hưởng (Nhạc viện Tchaikovsky), nhưng cũng ko vì thế mà ông "ko thèm" viết ca khúc đại chúng, mà viết nhiều, nhưng nếu e ko nhầm cũng chỉ dc 1 bài "Chị tôi" là để lại dấu ấn và được khán giả đại chúng yêu thích. Vậy để "đẻ" ra được 1 ca khúc "đại chúng" có dễ ko? Đừng nói là "tôi viết nhạc hàn lâm bác học, nên tôi "ko thèm" viết thứ nhạc đó "ko thèm" khán giả bình dân phải thích" nhé :D
Em không nói "không cần nhạc tính" mà em nói chủ quan của riêng em đánh giá không cao phần nhạc tính mà em nhấn mạnh là cách phối nhạc (cụ có thể xem lại).
Nội dung cụ nói đang bị mở rộng quá, nói về tính đại chúng và sự ảnh hưởng thì cần có định nghĩa "đại chúng" và nghiên cứu "mức ảnh hưởng" với các con số thống kê. Còn sự ảnh hưởng trong mức độ vùng miền và các cấp độ dân trí thì các cụ cũng nói rồi, ở đâu, thời nào cũng có các lớp văn hoá. Về sự nghiệp sáng tác, ai cũng muốn sáng tác của mình được nhiều người đón nhận, nên không thể nói là tôi thích hay không thích ca khúc đại chúng được.
Tỉ dụ: Nhạc sĩ, hoạ sĩ tài hoa Nguyễn Đức Toàn được biết đến với các ca khúc phổ biến: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Bài ca xây dựng, Hà Nội, một trái tim hồng, Chiều trên bến cảng ... ông viết cả giao hưởng nhưng không được biết nhiều như các ca khúc (ông còn viết tổ khúc). Ngược lại, con trai ông nhạc sĩ Chính Nghĩa rất muốn sáng tác các ca khúc nhưng lại chỉ có duyên với các sáng tác, phối khí thính phòng, và dĩ nhiên rất ít người biết đến ông, nhưng sự ảnh hưởng của ông đến âm nhạc cũng không hề ít.
 
Chỉnh sửa cuối:

Toàn Hoa HY

Xe buýt
Biển số
OF-761783
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
590
Động cơ
48,553 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Từ bé em nghe các ông anh và xã hội Hà Nội gọi nhạc vàng. Mấy năm nay mới biết là Bố lê Dồ 8-}

Ghét nhất Thím Đờm hát nhạc vàng.
ĐVH, Lưu Chí Vỹ, thậm chí cả Nhật Tinh Anh hết thời chuyển sang hát nhạc Bolero nghe nó chán thôi rồi luôn, ấy thế mà vẫn có nhiều Fan
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,519
Động cơ
316,079 Mã lực
Ý cụ nói cũng ko khác gì còm trên tôi đã viết.
Tuy nhiên có 1 sự thật là nhạc sĩ (ko được đào tạo bài bản) có thể viết ca khúc đại chúng tốt nhưng ko thể viết được nhạc giao hưởng (nếu ko được đào tạo),. nhưng ns hàn lâm được đào tạo bài bản vẫn có thể vừa viết giao hưởng, vừa viết ca khúc đại chúng (như nhạc sĩ Hoàng Vân, hay ns Trọng Đài là ví dụ).

Thế nào là đào tạo? :D
Và đào tạo ở đâu? :))

Trong thực tế, trong suốt hơn một trăm năm qua những nhạc sĩ chính quy, có tầm cỡ, cả "ngoài Bắc lẫn trong Nam" và ngay những tên tuổi đình đám như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Thiếu Hoa, ..... đều là những người được đào tạo từ những nhạc viện nổi tiếng và tốt nghiệp với kết quả nghe rằng là sáng chói. :P

FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhạc viện Quốc gia Pháp.
Riêng Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận, Nguyễn Thiếu Hoa,.... thì em cũng chưa biết là họ chơi nhạc cụ nào hay chỉ biết chơi "đàn bà" (thậm chí "đàn ông") và chỉ dùng "đôi tay viết nhạc" mà khoe tài ?! :))

Nhưng cho dù là như thế nào, thì thử hỏi tất cả các tác phẩm viết cho khí nhạc, hay ca giao hưởng của những vị này có lưu danh hoặc công chúng biết đến và thực sự yêu thích hay chưa? :-?

Chỉ riêng Nghiêm Phú Phi, thì ông đã hòa âm cho rất nhiều các tác phẩm ca nhạc cũng như sáng tác một số tác phẩm giao hưởng trước 1975, và hay dở như thế nào thì các bác có thể tìm nghe nếu muốn.
Bản thân em đánh giá, thì những tác phẩm của Nghiêm Phú Phi sáng tác hay hòa âm phối khì rất đồ sộ và vô cùng chuẩn chỉ. ^:)^


Trong khi đó tất cả những nhạc sĩ viết nhạc vàng mà người ta chưa am hiểu thường gọi là nhạc Bolero thì 99 % là không có may mắn được đào tạo đầy đủ, vì họ rất nghèo, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là éo le, mà nhạc sĩ Lam Phương là một ví dụ điển hình nhất! :">

Cái họ có chỉ là tài năng thiên bẩm, và một trái tim giầu cảm xúc, một và khả năng ngôn ngữ trác tuyệt!
Nhạc của họ từ ngữ có thể đơn giản, hoặc có dăm ba "từ lạ", nhưng dù đơn giản hay ntn, nhạc họ viết mà chỉ cần thay đổi hay thêm hoặc bớt một từ hoặc dịch chuyển cao độ của một (hay vài) nhip/ note thì ý nghĩa sẽ khác hẳn, thậm chí hát không được!

Cũng xin nói thêm, nói nôm na cho dễ hiểu mau hình dung: Việc viết nhạc vàng ngày nay (nói chính xác là trước 1975) cũng giống như việc các cụ ta ngày xưa sáng tác thơ lục bát, thơ song thất lục bát!


In closing, Trong suốt hơn hàng trăm, hàng ngàn năm qua, những câu ca dao, tục ngữ, cách ngôn, tuy ngắn gọn, giản dị nhưng mãi sẽ là những lời vàng, những kim chỉ nam cho con người ta nghe thực hành mà sống tốt với nhau hay cho chính bản thân mình.

Furthermore, Cá biệt có một số cụ được "ăn lắm học nhiều" từng viết ra bao thiên trường thi, hay những bài phú đối, thậm chí, họ giỏi đến mức đỗ tam khôi! NHƯNG trong tất cả những vị đó, thử hỏi có bao nhiêu người làm thơ làm phú mà đi vào lòng người? :))

Trong suốt mấy (chục) thế kỷ từ ngày lập nước, cho đến nay số lượng Trạng nguyên, Bản (Bảng) nhãn, Thám hoa của Việt Nam không phải là ít (có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn) nhưng những bài thơ bản phú của họ, được lưu truyền thì có là bao?
Ngoại trừ những cái tên như Nguyễn Khuyến, Ngô Thì Nhiệm (Nhậm), Nguyễn công Trứ, Ngô Tất Tố là những anh tài và thi sĩ học giỏi nức tiếng, còn lại bao nhiêu người giỏi giang tài tuấn, mà cứ hỏi tác phẩm của họ để đời ở đâu? =))

In addition, Cá biệt có đại thi hào Nguyễn du là người không chỉ "ăn lắm học nhiều" mà giỏi sáng tác cả văn bác học văn chương bình dân truyền khẩu đi vào lịch sử là truyện Kiều còn lại thì thử hỏi có bao nhiêu người đi vào lòng quần chúng?
Mà Truyện Kiều cùng là một dạng văn chương bình dân cao cấp (thơ lục bát)!

Người bình dân thì không thể nào làm được thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt) Phú, Luân,..... vì họ không được đi học không "đủ chữ" Hán để viết, để làm chúng, chứ thực ra, nếu đơn thuần chỉ là làm thơ Đường luật, tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú thì niêm luật cũng rất chi là đơn giản vì chúng đều có công thức cái khó nhất vẫn là "Đủ chữ Hán thừa từ Nôm" để diễn tả ở mức optimum (tối ưu) và creation (sáng tạo) nhưng UNIQUE (độc nhất)!

In short, Chính cái rào cản về "con chữ Hán" đã khiến cho cha ông người Việt, biết bao nhiêu người không có điều kiện đi học hoặc đi học, lại thông minh học giỏi nhưng không theo chịu theo lề thói chung nên dù rất có tài nhưng chẳng thể nào thi đậu!

Mà những tên tuổi như Tú xương, Tản Đà, .......... vẫn là những minh chứng rõ ràng nhất!
Cái minh chứng đó, là họ không sáng tác thơ bằng tiếng Hán, mặc dù tiếng Hán của họ rất thâm sâu (Tản Đà đã từng kiếm ăn bằng nghề dịch thơ Đường) nhưng họ lại sáng tác thơ bằng tiếng Nôm, cái ngôn ngữ, mà những người vỗ ngực tự xưng là bậc trí giả, có "Ăn lắm học nhiều" vẫn thường chửi xách mé: "Nôm na là cha mách qué". Cũng giống như, nhưng lời phê phán, dẻ bỉu, thậm chí chà đạp cái gọi là Nhạc vàng hay Nhạc Bolero mà ta đang nghe ở đây.

In closing, những tác phẩm thơ ca bình dân, hò, vè quần chúng trong suốt mấy trăm năm qua đã, đang, và sẽ mãi mãi đi vào lòng công chúng vào lịch sử thi ca của dân tộc Việt Nam, đố ai có thể phủ nhận hay xóa nhòa giá trị của nó!

Những tác phẩm Nhạc vàng hay Nhạc Bolero, nếu thực sự có chân giá trị, em tin cũng sẽ là như vây!


Nói tóm lại âm nhạc hay thi ca hoặc nghệ thuật là những tác phẩm những vấn đề thuộc phạm trù văn hóa, mà phàm đã là văn hóa, thì chúng ta chỉ có thể nói là có hay không? thích hay không? chứ đừng bao giờ nói đúng hay sai, hoặc khen chê kiểu đưa lên chín từng mây hay đạp xuống tận đáy địa ngục, bởi vì chỉ một nét văn hóa thôi, nếu thực sự có giá trị, thì nó sẽ tồn tại thậm chí vĩnh cửu, và khó xóa nhòa!
 
Chỉnh sửa cuối:

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
May ở miền nam ngày xưa ko có giao hưởng thính phòng cụ nhỉ. Không có người ta lại xếp luôn vào ds nhạc vàng.
Thực ra là có và cũng được "xếp" cả, minh chứng ngay trong còm của cụ đấy :D

Cụ có thể tham khảo thêm:
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,519
Động cơ
316,079 Mã lực
ĐVH, Lưu Chí Vỹ, thậm chí cả Nhật Tinh Anh hết thời chuyển sang hát nhạc Bolero nghe nó chán thôi rồi luôn, ấy thế mà vẫn có nhiều Fan
Theo em, đây là những "sát thủ của nhạc vàng"! :((
Chúng đang "hấp diêm" âm nhạc hay nôm na "làm mới Bolero" kiểu cho Thúy Kiều mặc Bikini! :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,519
Động cơ
316,079 Mã lực
May ở miền nam ngày xưa ko có giao hưởng thính phòng cụ nhỉ. Không có người ta lại xếp luôn vào ds nhạc vàng.
Có và có nhiều, có chính quy và tử tế bác ạ!

Ví dụ Nghiêm Phú Phi, Lê Anh Khoa, Hùng Lân, Linh Muc Tiến Dũng,........................

"FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhac viện Pháp.
..........................................................

Chỉ riêng Nghiêm Phú Phi, thì ông đã hòa âm cho rất nhiều các tác phẩm ca nhạc cũng như sáng tác một số tác phẩm giao hưởng trước 1975, và hay dở như thế nào thì các bác có thể tìm nghe nếu muốn.
Bản thân em đánh giá, thì những bản phẩm của Nghiêm Phú Phi vô cùng chuẩn chỉ. ^:)^"
 

Toàn Hoa HY

Xe buýt
Biển số
OF-761783
Ngày cấp bằng
4/3/21
Số km
590
Động cơ
48,553 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Trong này có cụ nào thích nghe Huỳnh Thật hát ko ? Giọng ấm mà rất hay
 

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,428
Động cơ
40,535 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Bolero là một điệu nhạc giống như Rumba, tango, cha cha, … hay các điệu khác!. Đặc điểm của nó là giai điệu rất nhẹ nhàng, nhịp chậm rãi!. Cái này cụ đọc thêm về nhạc lý sẽ hiểu hơn!.
Còn nhạc Vàng là tên gọi được đặt bởi phe miền Bắc dành cho loại nhạc có nguồn gốc xuất xứ từ phe miền Nam vì phe miền Nam dùng cờ màu Vàng, còn nhạc của miền Bắc lúc đó thì gọi là nhạc Đỏ cũng do màu cờ mà gọi thôi!. Ở giai đoạn này thì nhạc miền Bắc hầu hết là các sáng tác phục vụ ca ngợi XHCN ở miền Bắc, ca ngợi bộ đội, đánh nhau nã vào đầu Mỹ, ..,thành ra về sau cứ mặc định các ca khúc về quân đội, thì gọi là nhạc Đỏ còn các các ca khúc viết theo điệu Bolero hay điệu Rumba hay Slow thì mặc định gọi là nhạc Vàng( hầu hết các sáng tác của nhạc miền Nam trước năm 75 thì các ca khúc chủ yếu viết trên 3 tone nhạc này).
Về sau đó với mục đích tuyên truyền, vừa để bêu xấu, chê bai những gì là của miền Nam thì người ta gán cho dòng nhạc này những cái tên gọi rất thiếu tôn trọng và có vẻ hơi khinh bỉ nó điển hình là từ “nhạc Sến”. Nói thật em khá dị ứng với những ai dùng từ này!.
Mộ dung phục
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Thế nào là đào tạo? :D
Và đào tạo ở đâu? :))

Trong thực tế, trong suốt hơn một trăm năm qua những nhạc sĩ chính quy, có tầm cỡ, cả "ngoài Bắc lẫn trong Nam" và ngay những tên tuổi đình đám như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận, Đỗ Hồng Quân, ..... đều là những người được đào tạo từ những nhạc viện nổi tiếng và tốt nghiệp với kết quả sáng chói.
FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhac viện Pháp.
Riêng Nguyễn Thiện Đạo hay Đỗ Nhuận thì em cũng chưa biết là họ chơi nhạc cụ nào hay chỉ biết chơi "đàn bà" (thậm chí "đàn ông") và chỉ dùng "đôi tay viết nhạc" mà khoe tài ?! :))
Nhưng cho dù là như thế nào, thì thử hỏi tất cả các tác phẩm viết cho khí nhạc, hay ca giao hưởng của những vị này có lưu danh hoặc công chúng biết đến và thực sự yêu thích hay chưa? :-?
Chỉ riêng Nghiêm Phú Phi, thì ông đã hòa âm cho rất nhiều các tác phẩm ca nhạc cũng như sáng tác một số tác phẩm giao hưởng trước 1975, và hay dở như thế nào thì các bác có thể tìm nghe nếu muốn.
Bản thân em đánh giá, thì những bản phẩm của Nghiêm Phú Phi vô cùng chuẩn chỉ. ^:)^


Trong khi đó tất cả những nhạc sĩ viết nhạc vàng mà người ta chưa am hiểu thường gọi là nhạc Bolero thì 99 % là không có may mắn được đào tạo đầy đủ, vì họ rất nghèo, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là éo le, mà nhạc sĩ Lam Phương là một ví dụ điển hình nhất! :">

Cái họ có chỉ là tài năng thiên bẩm, và một trái tim giầu cảm xúc, một và khả năng ngôn ngữ trác tuyệt!
Nhạc của họ từ ngữ có thể đơn giản, hoặc có dăm ba "từ lạ", nhưng dù đơn giản hay ntn, nhạc họ viết mà chỉ cần thầy thêm hoặc bớt từ hoặc dịch chuyển cao độ của một (hay vài) nhip/ note thì ý nghĩa sẽ khác hẳn, thậm chí hát không được!
Được đào tạo âm nhạc kinh viện (academic music/ classic music) có nghĩa là những người đã được đào tạo tại các nhạc viện/viện âm nhạc chính thống, đương nhiên là những nhạc viện lớn của thế giới thì sẽ có ý nghĩa lớn.
Những người được đào tạo âm nhạc kinh viện thông thường sẽ theo 2 nhánh chuyên ngành chính:
1. Sáng tác (bao gồm hòa âm, phối khí)
2. Biểu diễn (nhạc cụ, thanh nhạc)

1 số nhạc sĩ sáng tác VN ở 2 miền được đào tạo về sáng tác (bao gồm hòa âm, đương nhiên) ở các nhạc viện nước ngoài:
- Đỗ Nhuận, Đỗ Hồng Quân (con của ĐN), Trọng Đài dc đào tạo tại nhạc viện Tchaikovsky
- Hoàng Vân, Huy Du học nhạc viện QG ở TQ.
- Nghiêm Phú Phi: tốt nghiệp Viện âm nhạc Paris.
- Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiện Đạo tốt nghiệp Nhạc viện QG ở Pháp.
- Ns Phạm Duy theo học khóa học bồi dưỡng 2 năm (1954-1955) ở Pháp, học lớp của Robert Lopez và dự thính viên tại Institut de Musicologie, Paris.

Tôi nhắc lại: Để viết nhạc giao hưởng thì người viết phải được đào tạo, được học chuyên ngành sáng tác bài bản tại các nhạc viện chính quy, đương nhiên họ có thể viết ca khúc đại chúng nếu thích.
Nhưng người viết ca khúc đại chúng mà ko được đào tạo về sáng tác âm nhạc giao hưởng thính phòng đương nhiên ko thể viết nhạc giao hưởng.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,519
Động cơ
316,079 Mã lực
May ở miền nam ngày xưa ko có giao hưởng thính phòng cụ nhỉ. Không có người ta lại xếp luôn vào ds nhạc vàng.
Có và có nhiều, có chính quy và tử tế bác ạ!

Ví dụ Nghiêm Phú Phi, Lê Anh Khoa, Hùng Lân, Linh Muc Tiến Dũng,........................

"FYI, Nghiêm Phú Phi không chỉ là một nhà soạn nhạc, hòa âm, phối khí mà còn là một pianist nổi tiếng chuyên nghiệp, Tốt nghiệp Ưu hạng Nhac viện Pháp.
..........................................................

Chỉ riêng Nghiêm Phú Phi, thì ông đã hòa âm cho rất nhiều các tác phẩm ca nhạc cũng như sáng tác một số tác phẩm giao hưởng trước 1975, và hay dở như thế nào thì các bác có thể tìm nghe nếu muốn.
Bản thân em đánh giá, thì những bản phẩm của Nghiêm Phú Phi vô cùng chuẩn chỉ. ^:)^"

Trăm nghe không bằng một thấy!

Mời các bác nghe trích đạm tất cả cá thể loại nhạc mà Nghiêm Phú Phi sáng tác coi có "Em tai vừa nhĩ" hay lại như đấm vào tai của các tác phẩm mà mấy vị "bằng đỏ Liên xô" múa bút sáng tác:

Nghe ở những phút: 02:10 - 06:30 - 10:10 - 14:55 - 23:00






Lê Anh Khoa
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Trăm nghe không bằng một thấy!

Mời các bác nghe trích đạm tất cả cá thể loại nhạc mà Nghiêm Phú Phi sáng tác coi có "Em tai vừa nhĩ" hay lại như đấm vào tai của các tác phẩm mà mấy vị "bằng đỏ Liên xô" múa bút sáng tác:

Nghe ở những phút: 02:10 - 06:30 - 10:10 - 14:55 - 23:00






Lê Anh Khoa
Chính vì được đào tạo chính quy về sáng tác, hòa âm tại Viện âm nhạc Paris nên ông ấy mới sáng tác được nhạc giao hưởng thính phòng và phối khí dc phần nhạc đệm cho ca khúc là thế.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,519
Động cơ
316,079 Mã lực
..................................
1 số nhạc sĩ sáng tác VN ở 2 miền được đào tạo về sáng tác (bao gồm hòa âm, đương nhiên) ở các nhạc viện nước ngoài:
- Đỗ Nhuận, Đỗ Hồng Quân (con của ĐN), Trọng Đài dc đào tạo tại nhạc viện Tchaikovsky
- Hoàng Vân, Huy Du học nhạc viện QG ở TQ.
- Nghiêm Phú Phi: tốt nghiệp Viện âm nhạc Paris.
- Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiện Đạo tốt nghiệp Nhạc viện QG ở Pháp.
- Ns Phạm Duy theo học khóa học bồi dưỡng 2 năm (1954-1955) ở Pháp, học lớp của Robert Lopez và dự thính viên tại Institut de Musicologie, Paris.
Cái này phải sứa lại: "- Nghiêm Phú Phi: tốt nghiệp Viện âm nhạc Paris."
Khi viết, phải viết đầy đủ là: "- Nghiêm Phú Phi: tốt nghiệp Viện âm nhạc Quốc gia Paris."

Tôi nhắc lại: Để viết nhạc giao hưởng thì người viết phải được đào tạo, được học chuyên ngành sáng tác bài bản tại các nhạc viện chính quy, đương nhiên họ có thể viết ca khúc đại chúng nếu thích.
Nhưng người viết ca khúc đại chúng mà ko được đào tạo về sáng tác âm nhạc giao hưởng thính phòng đương nhiên ko thể viết nhạc giao hưởng.

Cái này thì ai mà chả biết! =))
Không đi học (học qua) cử nhân thì làm đ.ếch gì mà biết viết hay biết cách viết viết khoá luận hay luận án! :P

Vấn đề là cái khoá luận hay luận án đó nó ntn có giá trị không hay lại như bà "Nữ Hoàng Lu" - Tiến Sĩ, P Giáo sư Phan Thị Hồng Xuân, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM ? :))
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,519
Động cơ
316,079 Mã lực
Chính vì được đào tạo chính quy về sáng tác, hòa âm tại Viện âm nhạc Paris nên ông ấy mới sáng tác được nhạc giao hưởng thính phòng và phối khí dc phần nhạc đệm cho ca khúc là thế.
.............................................................................
Vấn đề là cái khoá luận hay luận án đó nó ntn có giá trị không hay lại như bà "Nữ Hoàng Lu" - Tiến Sĩ, P Giáo sư Phan Thị Hồng Xuân, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM ? :))


Thế thì xin hỏi, Còn nhạc của "quý nhạc sĩ kia" được đào tạo chính quy về sáng tác, hòa âm tại Viện âm nhạc Liên Xô nghe ntn? :P

Có giống "dùi đục chấm mắm cáy" hay như "xát ớt vào l.." không nhỉ? :((

Vẫn biết rằng "Thẩm mỹ âm nhạc" là sự cảm nhân của mỗi người, bác này ra tay "phóng bút" trong thớt âm nhạc ntn, hy vọng bác này không có "lỗ tai trâu" nhỉ? :))
 
Chỉnh sửa cuối:

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Cái này phải sứa lại: "- Nghiêm Phú Phi: tốt nghiệp Viện âm nhạc Paris."
Khi viết, phải viết đầy đủ là: "- Nghiêm Phú Phi: tốt nghiệp Viện âm nhạc Quốc gia Paris."


Cái này thì ai mà chả biết! =))
Không đi học (học qua) cử nhân thì làm đ.ếch gì mà biết viết hay biết cách viết viết khoá luận hay luận án! :P

Vấn đề là cái khoá luận hay luận án đó nó ntn có giá trị không hay lại như bà "Nữ Hoàng Lu" - Tiến Sĩ, P Giáo sư Phan Thị Hồng Xuân, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM ? :))
1. Viết chuẩn thì phải bằng tiếng Pháp hoặc Anh + link website của "Viện âm nhạc" đó kia cụ ah, cụ dẫn dc thì e cảm ơn :D
Có những nhạc viện mà chỉ cần viết 1/4 cái tên là cả thế giới đã biết khỏi dài dòng! :D
Ví dụ: Tên thường gọi ở Nga vs thế giới trong giới chuyên ngành: "Nhạc viện Moscow". Tên đầy đủ: "Nhạc viện quốc gia Moscow mang tên Piotr Ilich Tchaikovsky" :D (link website.....)
2. "Không dc đào tạo sáng tác tại nhạc viện thì ko viết dc nhạc giao hưởng"/ "Người sáng tác dc nhạc giao hưởng vẫn có thể viết dc ca khúc đại chúng, nếu muốn": Ai chả biết, nhưng vẫn có người không muốn thừa nhận, muốn nói tránh hoặc mập mờ, nên vẫn phải nhắc lại :D
 

staccato

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-804575
Ngày cấp bằng
21/2/22
Số km
181
Động cơ
9,270 Mã lực
Thế thì xin hỏi, Còn nhạc của "quý nhạc sĩ kia" được đào tạo chính quy về sáng tác, hòa âm tại Viện âm nhạc Liên Xô nghe ntn? :P

Có giống "dùi đục chấm mắm cáy" hay như "xát ớt vào l.." không nhỉ? :((

Vẫn biết rằng "Thẩm mỹ âm nhạc" là sự cảm nhân của mỗi người, bác này ra tay "phóng bút" trong thớt âm nhạc ntn, hy vọng bác này không có "lỗ tai trâu" nhỉ? :))
Bình tĩnh kẻo hạ đường huyết cụ ơi :D
E ko hiểu cụ bức xúc gì vì nhìn chung quan điểm của e cũng khác cụ mấy đâu nhỉ :D

Cụ nên rành rọt trong 2 chuyện: sắp xếp phân loại các dòng nhạc
1. Nhạc đại chúng (chủ yếu ca khúc đại chúng)
2. Nhạc hàn lâm (giao hưởng thính phòng, ca khúc nghệ thuật).
E chỉ phân loại nhạc sĩ (có thể) sáng tác chỉ 1 dòng hoặc cả 2 dòng (nếu muốn, nếu có sở thích...) chứ có xếp hạng nhạc sĩ nào viết hay hơn nhạc sĩ nào đâu cụ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top