nhận dạng 3 làn sóng bất động sản (96-2006-2016) và 2 bài viết hậu quả dự đoán hậu NcoV ( SƯU TẦM )

HuongCrv

Xe điện
Biển số
OF-590561
Ngày cấp bằng
17/9/18
Số km
2,585
Động cơ
160,960 Mã lực
Em xin hóng các cụ!
 

Ho lee

Xe tải
Biển số
OF-547596
Ngày cấp bằng
26/12/17
Số km
236
Động cơ
161,367 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà nội
Uyên thâm quá . cám ơn cụ chủ .
 

quangodesa

Xe tải
Biển số
OF-640374
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
249
Động cơ
147,269 Mã lực
Oánh dấu để rảnh coi nó ra răng
 

Ken99999

Đi bộ
Biển số
OF-726820
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
6
Động cơ
74,260 Mã lực
Tuổi
31
Chấm hóng phần tiếp
 
Biển số
OF-584406
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
743
Động cơ
143,865 Mã lực
Tuổi
42
P.s: Các cụ chịu khó đọc dài cho nó thấm nhé
Qua 3 bài viết mô tả 3 làn sóng sốt Bđs tương ứng các năm 1996, 2006, 2016 được sự đón đọc và khích lệ rất nhiều từ các bạn đã làm mình rất cảm động và biết ơn tình cảm của các bạn, tấm lòng của BQT group đã tạo 1 sân chơi, một cộng đồng nhỏ có đam mê tìm hiểu về Bđs. Mình vẫn tiếp tục viết với lối dẫn giải bình dị, tuy ít con số không giống như các bản phân tích vĩ mô của các chuyên gia mà các bạn thường thấy, mình chỉ tập chung vào các con số chính, mang tính quyết định thay đổi thế cục, và những dẫn giải logic, suy luận diễn tiến, cách thức nó diễn ra. Với cách đưa thông tin như vậy thật may đã phù hợp với đại số đông, với nhiều người thậm chí chưa từng học qua về trường lớp kinh tế (KT) vẫn có thể hiểu được. Phần trước mình có bổ sung thêm bài học rút ra ở cuối chu kỳ phần 3, các bạn đọc từ phía sau biểu tượng 💢 Một lần nữa cảm ơn tình cảm của các bạn, mong các bạn tương tác cmt với mình nhiều hơn, mình sẵn lòng giải đáp, và cũng mong muốn nhận được sự góp ý cả các chuyên gia để mình có thể học hỏi và tiến bộ hơn trong cuộc sống. Chúng ta tiếp tục với hành trình của chúng ta - Việt Nam sau khi đi qua 3 làn sóng Bđs, cũng là những bước chập chững hội nhập sâu vào KT Thế giới (TG), và Việt Nam đang có vị trí quan trọng trên dòng chuyển cực lớn trong những ngày đầu tiên của năm 2020, sự xuất hiện EcoV là thảm họa nhưng cũng là tấm gương phản chiếu rõ nét hơn cho sự chuyển cực đó. Để hiểu sự chuyển cực lần này thì các bạn phải hiểu những lần chuyển cực trước đó. Vì vậy bài này sẽ khá dài, vì mình dẫn giải các bạn cội gốc của vận hành kinh tế thế giới mà ở đó cốt lõi là dòng vốn, sức mạnh dẫn dắt KT TG của đồng tiền số 1, đồng Dollar Mỹ, để hiểu nó với nhiều bạn chưa học qua kinh tế, có thể ví như mình đưa các bạn đi tới sao Hỏa. Mong các bạn chịu khó đọc, vì nền kinh tế của chúng ta đã gia nhập sâu rộng với nền KT TG, và các bạn muốn dự đoán nó trong tương lai thì phải hiểu cách vận hành của nó, hiểu được nó bạn còn có thể bảo vệ được tài sản của bạn trong tương lai. Việt Nam (VN) gần 30 năm qua, đang nổi lên là một quốc gia trẻ năng động, nhân công rẻ nhưng tay nghề chuyên nghiệp còn thấp, sự sáng tạo trong kinh doanh, cải cách thể chế chưa thực sự xứng tầm, nhưng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thì tuyệt vời, thậm chí lấn át hết các chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Các chính sách ưu tiên, mới chỉ hầu hết là làm sao hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nhiều ngoại tệ đẩy vào nền kinh tế, như vậy có thể thấy nền kinh tế tăng trưởng phần lớn là nhờ được bơm tiền từ bên ngoài, điều chỉnh cán cân tín dụng ở bên trong. Kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường Bđs đã phát triển nóng liên tục (sốt đất) trong giai đoạn 2015-2018. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 là 7,02% chạm mốc 300 tỷ USD, giữa bối cảnh thế giới cũng đã đứng lên và phát triển nóng hậu khủng hoảng tài chính TG cách đây 10 năm với 2 cường quốc hàng đầu về kinh tế là Mỹ và Trung Quốc lần lượt là số 1 và số 2 TG và cũng là 2 đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt sự phụ thuộc lớn của KT Việt Nam vào KT Trung Quốc (TQ) với hầu hết nguyên liệu đầu vào, máy móc, sản phẩm tiêu dùng v.v khi mà nhập siêu từ TQ luôn từ 3-4 tỷ USD mỗi năm theo đường chính thức, còn con số phi chính thức tuy không thể thống kê nhưng cũng không kém con số chính thức là bao. Việc TQ phá giá đồng nội tệ năm 2015, đẩy cuộc chiến thương mại, cũng là cuộc chiến tiền tệ giữa 2 quốc gia bắt đầu vào giai đoạn cao trào nhất trong năm 2019 khi 2 bên liên tục đưa ra và trả đũa lẫn nhau bằng các chính sách thuế, ngăn cấm mua thiết bị truyền thông của nhau vì lý do anh ninh, cả 2 phía TQ và Mỹ dường như đều không có ý định lùi bước, quyết đấu so găng. Thật có duyên khi cả 2 quốc gia này VN chúng ta đều có giai đoạn hiểu nhau sâu sắc, và cũng là 2 thị trường nhập khẩu hàng đầu của KT VN. Và giữa thời khắc hai "người tình" sâu đậm của VN trong quá khứ đang đôi co về vi phạm sở hữu trí tuệ, ngăn sông cấm chợ, trừng phạt thuế quan, vi phạm các nguyên tắc của WTO v.v. thì dịch bệnh xuất hiện. Thiên nga đen (thuật ngữ giới tài chính đặt tên) - thảm họa dịch tễ lớn nhất trong vòng 100 năm xuất hiện, mà những nguyên nhân ẩn sau trong nó có thể phải 30-50 năm sau chúng ta mới có lời giải đáp vì thông tin chính xác về mọi thứ lúc này nằm dưới những con dấu tuyệt mật của mỗi quốc gia. Ta chỉ biết rằng nó xuất hiện đúng thời điểm 2 nền kinh tế đang tung nững cú knock-out vào nhau nhằm phân định chiến bại. Cũng giống như việc Mỹ có hay không có thông tin tình báo chính xác về dịch bệnh!?, hay có tin chính xác rồi mà vẫn quyết định "chủ quan" như vậy!?, TQ tuyên bố virus không có xuất xứ TQ!?, Mỹ phản bác!?, Mỹ nói con virus có liên quan tới viện nghiên cứu virus của TQ!?, EU yêu cầu làm rõ!? Mỹ có hay không đang phát động cuộc chiến pháp lý TG với tâm điểm là TQ!? v.v thì chúng ta tiếp tục theo sát diễn biễn những phát ngôn và hành động của cả Mỹ và TQ trong thời gian tới và tự đưa ra phán đoán của riêng mình. Với những người nhậy cảm với tình hình TG, rõ ràng là chúng ta đang ở giai đoạn thế giới chuyển cực theo cả nghĩa đen là dịch bệnh lan tràn và nghĩa bóng là khi các nền kinh tế lớn dịch chuyển cả về đối tượng và giá trị lớn nhất trong vòng 50 năm qua. Em Thiên nga đen, không đến từ hồ thiên nga của bản Ballet nổi tiếng, mà em ấy là thảm họa thảm khốc - diện rộng có tính sát thương, không thể lường trước và thay đổi cơ bản hành vi của kinh tế xã hội. Em ấy từ tên khai sinh Virus Vũ Hán sau 3 lần được đổi tên cuối cùng WHO thận trọng đặt là NcoV19. Thiên nga đen làm số người chết trên toàn thế giới tăng nhanh hơn bất kỳ một thảm họa rơi máy bay nào đã từng gây sốc trong quá khứ, cảm giác như là TG mỗi ngày rơi 1-5 cái máy bay chở khách vậy. Đã đưa các quốc gia trên toàn thế giới vào thảm họa dịch tễ nếu chủ quan như Hàn Quốc (giai đoạn đầu), Iran, Ý, Tây Ban Nha .v. và tiếp là Mỹ. Tình hình hiện tại ở các quốc gia khác vẫn đang diễn biến phức tạp và tương lai tới đây thực sự khó định đoán. Ngoài thảm họa dịch tễ là dịch EcoV với sự dễ dàng lây lan hơn cả cảm cúm thông thường, nhưng lại có tính sát thương cao, tấn công các cơ quan nội tạng, tính mạng, gây sock, nên nó còn mang đến một dịch bệnh lớn hơn hơn nhiều đó chính là KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ con người, tạo mầm mống bất ổn xã hội. Chính vì vậy để giữ xã hội ổn định, bảo vệ tính mạng công dân nên hầu hết các nước đã đóng biên giới, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội trên diện rộng và hầu hết kéo dài mỗi đợt 2-3 tháng, chưa từng có tiền lệ kể từ sau chiến tranh TG lần thứ 2. Điều đó đã làm nền KT mỗi quốc gia tê liệt, nền KT TG bước vào giai đoạn suy thoái lớn nhất kể từ năm 1930, khủng khoảng KT- một khái niệm mà VN chúng ta đã quen kể từ sau khủng hoảng KT năm 2008 mà mình đã mô tả ở bài phần 3. IMF và World Bank đã khẳng định, TG không thể tránh được một cuộc đại suy thoái lớn nhất kể từ năm 1930, thậm chí còn tệ hơn năm 1930. IMF dự báo GDP toàn cầu sẽ là -3%, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với mức giảm -0,1% của năm 2008, TQ sẽ tăng trưởng âm lần đầu tiên trong 30 năm. Dự kiến GDP VN sẽ chỉ tăng 2,7% năm 2020 so với mức 5,7% của năm 2008, nếu tình hình diễn biến phức tạp hơn thì các con số này sẽ thay đổi và thấp hơn nữa. Khi khủng hoảng KT thì các diễn biến sau sẽ xảy ra với hầu hết các nước : Dòng vốn ngoại sẽ rút đi (về quốc gia mà vốn đầu tư nó từ đó đến, vì quốc gia đó cũng đang khủng hoảng) hoặc ngưng rót xuống theo cam kết, hầu hết các doanh nghiệp trong nước ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do thị trường giảm phát. Doanh nghiệp đóng cửa nhiều thì thất nghiệp gia tăng, và khi dân chúng thấy rủi ro trong các hoạt động đầu tư thì tiền của họ tìm nơi ẩn nấp mới như vàng, ngoại tệ mạnh, gửi tại ngân hàng ăn lãi suất. Dẫn tới sự e dè, ngưng lại trong hầu hết các hoạt động đầu tư kinh doanh, tiền rút khỏi TTCK, làm các chỉ số CK chìm trong sắc đỏ v.v. Cái vòng luẩn quẩn lại quay lại từ đầu ở trên và tình hình sẽ thêm nghiêm trọng nếu CP không có biện pháp làm cho dòng tiền tiếp tục vận hành và lưu thông trở lại. Vì vậy để làm tan cục tắc máu đông khiến cho dòng tiền luân chuyển trở lại, các gói tiền cứu trợ nền kinh tế khổng lồ liên tục được các CP đưa ra, bản chất của nó là lới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất (thậm chí bằng 0), in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế. Nền KT càng mạnh quy mô lớn thì đồng tiền càng mạnh và việc in thêm ra nó dễ dàng hơn. Lý do tại sau liên minh Châu âu EU được lập ra là nhằm có một đồng tiền chung mạnh cạnh tranh với đồng Bảng Anh mạnh từ thời đế quốc thực dân, với đồng Dollar thần thánh, và đồng Yên mạnh từ khi Nhật là cường quốc KT thứ 2 TG hơn 10 năm trước đây. Và thời điểm này, sau 20 năm qua khi TQ vươn lên cường quốc KT thứ 2, TG tài chính có thêm một người bạn khỏe mới: đồng Nhân dân tệ (NDT). Với các quốc gia nhỏ đồng tiền yếu như VN, lại đã từng mang tiền sử không tốt, bệnh đột quỵ tài chính (siêu lạm phát trong quá khứ ở 2 lần đổi tiền thảm họa 1978, 1985) thì việc đưa thêm tiền vào lưu thông là vô cùng thận trọng, vì có thể gây siêu lạm phát, đột tử nền kinh tế. Nếu muốn in thêm tiền, CP sẽ phải vay thêm bằng các ngoại tệ MẠNH mà nền KT đang cần nó trả cho nước nhập khẩu hàng lớn nhất cụ thể là đồng USD với đa số các quốc gia ta nhập khẩu, và còn lại có thể là 3 đồng tiền EURO, Yên Nhật, NDT. Hoặc phát hành trái phiếu CP cho các quốc gia khác nắm giữ và họ đưa lại cho chúng ta ngoại tệ, hoặc phải đẩy mạnh đầu tư công để vốn ODA nước ngoài được rót xuống theo cam kết hiệp định đã ký. Chỉ có làm vậy thì đồng tiền VND tăng thêm vào lưu thông mới không bị mất giá gây siêu lạm phát. Ngoài các cách trên là tăng thêm lượng vàng dự trữ trong ngân khố nếu vẫn khai thác được vàng hàng năm nhiều như Nga, xuất dầu lấy vàng ở các cuộc chiến v.v đó là lý do vì sao Nga vẫn là một quốc gia tương đối độc lập, ổn định với nền kinh tế tự do của TG thế giới hậu Xô Viết. Tới đây các bạn đã hiểu vì sao các quốc gia yếu muốn in thêm tiền thì phải có thêm được đồng tiền mạnh USD dự trữ tương ứng, còn nếu không sẽ vào siêu lạm phát như Velezuela, Zimbabwe. Khi tất cả các quốc gia cùng in tiền, thông tin các các nền kinh tế cùng đồng loạt tung các gói tiền, tín dụng, hỗ trợ v.v. lớn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử với các loại tên mỹ miều khác nhau nhằm chống đỡ khủng hoảng của các ngân hàng trung ương tràn ngập trên các bản tin thời sự. Thì ẩn sâu phía sau nó là cuộc chiến tiền tệ, là dịch chuyển của những khoản trái phiếu chính phủ khổng lồ, là các chính sách di chuyển các cơ sở sản xuất lớn, là sự mua đứt, hợp nhất M&A các khoản nợ, lượng cổ phần lớn xuyên biên giới v.v. Và như ta thấy đã có sự kêu gọi rút các nhà máy của Mỹ, Nhật, Hàn, EU khỏi TQ - Công xưởng lớn nhất TG, hệ thống logistic hậu cần sx công nghiệp lớn nhất thế giới. Khi cả thế giới đang ngưng trệ thì cũng là thời điểm thuận lợi nhất cho các kế hoạch dịch chuyển được thực hiện. TQ một quốc gia - một nền văn minh lâu đời đã có nhiều công trình vĩ đại từ 2000 năm trước, đã sớm có nền sản xuất công cụ cho cư dân thành thị tại các kinh thành lớn, có mạng lưới giao thông đường sông rộng khắp thuận lợi cho giao thương buôn bán, và sở trường kinh doanh đă ăn vào máu người TQ từ trong huyết quản từ thời cổ đại, đã làm hàng hóa và các các cơ sở kinh doanh TQ ngày nay bao trùm toàn bộ TG. Kể từ khi mở của những năm 1970, TQ đã thu hút nhiều nhân công chất lượng cao, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, công nghệ v.v. từ Tây Âu, Mỹ và sau này các nước khối Đông Âu XHCN cũ, sau 50 năm đã phát triển KT thần tốc và có nhiều công trình hiện đại như cầu và hầm trên biển dài nhất, sân bay lớn nhất, tòa nhà to nhất, v.v. đều là những kỷ lục nhất thế giới. Tại sao TQ đi trước mở cửa trước chúng ta chỉ 20 năm nhưng hạ tầng tại các trung tâm lớn như Thẩm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh (và nhiều TP khác) dường như hơn TP.HCM, HN phải tới hơn cả 100 năm vậy!? Vì dân số TQ quá quá đông, đã có văn hóa sinh hoạt thành thị lâu đời và khi họ tập trung tinh hoa, phát triển ở một trung tâm đô thị ở một thành phố nguồn lực có thể huy động là rất lớn, nên cùng 1 thời gian họ làm được nhanh gấp 5,6 lần chúng ta ở một trung tâm kinh tế trọng điểm. 50 năm TQ phát triển nóng đã vươn lên là nền kinh tế thứ 2 thế giới trong năm 2010 soán vị trí của Nhật Bản đã từng nắm giữ trong suốt thời gian từ sau LX sụp đổ. Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa mới - "kế hoạch vành đai con đường" với cửa ngõ vào Châu Âu là đồng minh Ý, vào Arap là đồng minh Iran, vào châu Mỹ là Velezuela, và hầu hết các nước Châu Phi, qua 3 nước Đông Dương tới vịnh Thái Lan v.v nhằm đưa hàng hóa TQ, văn hóa TQ tới các quốc gia này, đổi lại các quốc gia này sẽ phải tích trữ nhiều hơn đồng NDT trong thanh toán và bổ sung thêm vào danh mục dự trữ ngoại tệ mạnh để cân bằng việc in thêm tiền. Đồng tiền thời bản vị vàng, khi NHNN của một quốc gia muốn in phát hành một lượng tiền, thì phải đảm bảo một lượng vàng tích trữ tương ứng, sẽ gợi nhớ vì sao khi chính phủ VN đầu tiên thành lập ngoài số vàng lấy được của chế độ cũ thì kêu gọi toàn dân góp vàng cho chính phủ cách mạng để tiến hành in tiền. Và như vậy đồng tiền mang mệnh giá và giá trị, người dân có thể bất kỳ lúc nào dùng tờ giấy in mệnh giá đó (gọi là tiền) mua vàng của CP và ngược lại, khẳng định tờ giấy đã có niềm tin trao đổi, lưu thông. Vàng lại là đơn vị tiền mà hầu hết các quốc gia trao đổi lẫn nhau, và giá trị sẽ tăng vọt nếu có chiến tranh, dịch bệnh. Nhưng tới đại khủng hoảng kinh tế năm 1930 thì chế độ bản vị vàng đã bị bỏ, và bắt đầu hình thành khái niệm vị trí đồng tiền mạnh số 1, số 2, mà các quốc gia khác nếu dùng nó đều gọi là ngoại tệ mạnh. Khủng khoảng kinh tế 1930 diễn biến khủng hoảng kinh tế cũng y hệt như hiện nay, khi khủng hoảng diễn ra toàn thế giới, các dòng tiền đầu tư ra nước ngoài của mỗi quốc gia đều rút về. Chỉ khác là nguyên nhân năm 1930 chủ yếu gây ra bởi 2 khái niệm khủng hoảng tài chính kinh tế học gọi là: bong bóng nợ - “Voi trắng”, suy giảm tăng trưởng do yếu tố chu kỳ "Tê giác xám", hậu quả kết thúc của một chu kỳ nợ dài hạn, được giật dây tác động bởi tài phiệt hàng đầu TG giống như khủng hoảng KT ‪TG 2008‬ mà CP chúng ta đã có kinh nghiệm ứng phó. Vì vậy ở quy mô quốc gia, tính chu kỳ của TTCK, Bđs mình sẽ mô tả chi tiết hơn về 2 hiện tượng Voi trắng & Tê giác xám trong bài cuối cùng : Nhận dạng làn sóng Bđs thứ 4 - Tại sao thị trường Bđs VN luôn mang tính chu kỳ. Phạm vi của đại khủng hoảng 1930 là toàn bộ các nước tư bản phương tây vận hành nền kinh tế thị trường là Bắc Mỹ và Châu Âu, kế đó ảnh hưởng gián tiếp đến các nước thuộc địa. Khủng hoảng 1930 thể hiện rõ tính bóc lột giai cấp công nhân của các ông chủ tư bản trong quan hệ biện chứng: Tiền vốn ->sx Hàng->Tiền vốn+"Tiền lợi nhuận". Ở cuộc khủng hoảng 1930 các ông chủ tài phiệt ném hết hàng hóa dư thừa xuống biển nhằm giữ giá hàng hóa, đảm bảo mức lợi nhuận tương lai bất chấp xã hội đói khổ cần nó. Các nước XHCN dựa vào sự tàn nhẫn, bóc lột của CNTB thời điểm đó lấy chủ nghĩa Mác chia đều cái "Tiền lợi nhuận" cho toàn dân như là một sức hút tập trung lực lượng dân cần lao mạnh nhất để thay đổi chính quyền, giải phóng nước thuộc địa. Nhưng sau này CNTB đã tiến hóa, tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp họ đã giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thích nghi, tồn tại, và phát triển thông qua hệ thống sản xuất, phân phối vật chất hàng hóa, dịch vụ khổng lồ, lấp đầy cái dạ dày, thỏa mãn mọi ham muốn của con người, và chinh phục lại TG. Còn các nước CNXH khi chia cái "Tiền lợi nhuận" thông qua kinh tế tập chung đã bộ lộ nhiều lỗi cốt tử của bản chất con người là không thể có sự công bằng tuyệt đối cho tất cả, sự phân chia lại dưới bàn tay con người dễ sai sót, đã tạo ra sự ỷ lại trì trệ, trách nhiệm tập thể, còn lợi ích cá nhân bòn rút ở sau lưng. Nên nền KT các nước XHCN ngày càng đi xuống cho tới khi nó bám theo khái niệm KT thị trường định hướng XHCN. Trở lại tình trạng kinh tế quốc gia suy thoái khi gặp khủng hoảng, đầu tư nước ngoài đột ngột rút vốn (hoặc ngưng rót), các doanh nghiệp bị đình đốn không có doanh thu vì giảm phát, không ai mua hàng hóa, không có ai tiêu tiền, không ai kiếm được tiền, tiền chuyển sang vàng, ngoại tệ và nằm im ở tài khoản ngân hàng, dòng tiền không dịch chuyển. Nếu tình trạng kéo dài, tất cả cùng ôm nhau chết vì doanh nghiệp cần thêm tiền để tồn tại, còn dân lại không muốn mang tiền ra đầu tư. Rõ ràng tiền trong ngân hàng là tiền của dân, không phải tiền của nhà nước, tiền của nhà nước thu chi theo luật ngân sách và nó nằm ở kho bạc. Tiền có ở ngân hàng thương mại (NHTM) huy động từ dân trung bình 7-8%/năm thì không thể cho vay như các gói ưu đãi lãi suất 4-5% mà CP đề ra, chưa kể NHTM còn phải nuôi bộ máy của nó. Vậy muốn vực dậy nền kinh tế, ngân hàng nhà nước (NHNN) phải bơm thêm tiền vào các ngân hàng thương mại (đổi lấy lại là trái phiếu NHTM), NHTM có nguồn tiền mới lãi suất gần bằng 0% từ NHNN để cho doanh nghiệp thông qua các gói cứu trợ lãi suất thấp. Nếu còn chế độ bản vị vàng thì tiền sẽ không được in thêm nếu không có thêm vàng dự trữ để bảo đảm bản vị - giữ giá trị đồng tiền. Khủng hoảng năm 1930, các nước vẫn theo bản vị vàng thì nền kinh tế quốc gia thiệt hại nặng, các doanh nghiệp hầu hết sẽ chết, tiền sẽ không được in thêm vì khi khủng hoảng KT TG vàng được thu gom tăng giá, bị rút vốn đầu tư hải ngoại, rút về mỗi nước. Như vậy các nước nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng năm 1930 là những nước bỏ bản vị vàng đầu tiên, tức tiền vẫn in thêm tới một ngưỡng đủ dùng cứu nền KT, còn bài toán giữ giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát tính tiếp sau đó. Giữ được doanh nghiệp là giữ được gốc rễ nền KT không bị tàn phá đi lùi có thể 10-20 năm. Tiền được in thêm đã được căn cứ theo tiên lượng GDP của năm kế tiếp, năng lực sản xuất quốc gia và dự trữ ngoại hối đồng tiền mạnh để thanh toán quốc tế. Nguyên lý hoạt động của tất cả các ngân hàng nhà nước của các quốc gia đều như vậy, ngoại trừ Mỹ nơi in tiền là FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ, một tổ chức tư nhân của các gia đình tài phiệt lâu đời của Tư bản thực dân, ông chủ của mọi ông chủ TG. VN non trẻ, từ là một nước thuộc địa của quốc gia bảo hộ Pháp - một nước đại diện của chủ nghĩa tư bản thực dân những năm 1945 trở về trước. Nhiều bạn trẻ sau này lớn lên cứ hay so sánh sự khập khiễng lạc hậu, nghèo đói của chúng ta với phương Tây, tư bản đứng đầu là Mỹ. Họ- giới Tư bản lâu đời đã có quá trình tích lũy tư bản thông qua đô hộ, bòn rút nhân công, tài nguyên khoáng sản, và cụ thể là vàng từ các nước thuộc địa gần 400 năm. Từ năm 1602 công ty Đông Ấn (Hà Lan) đã phát hành cổ phiếu đầu tiên ra thị trường vốn - TTCK sơ khai, để giới tinh hoa Châu Âu mua cổ phiếu giúp công ty Đông Ấn có nguồn lực tài trợ cho các cuộc chiến tranh mở mang thêm thuộc địa đứng đầu giai đoạn ấy là Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Cho tới khi đế quốc Phổ (tiền thân nước Đức) nổi lên muốn phân chia lại thuộc địa, nhưng thất bại trong thế chiến thứ nhất, kiệt quệ khi bồi thường chiến phí lại gặp đại khủng hoảng kinh tế 1930. Hitler với lời hứa phục hồi nền kinh tế, phục hồi sự vĩ đại chủng tộc da trắng Aryan đã thống nhất sức mạnh từ giới quý tộc tới cần lao Đức để khơi mào cuộc chiến TG thứ 2 vẫn là mục tiêu phân chia lại thuộc địa, quyền lợi kinh tế. Cuối cùng Mỹ-Anh và đồng minh phương Tây cùng Liên Xô (LX) chiến thắng khối phát xít, thế giới chia 2 cực. Nước Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức trong chiến tranh lạnh từ năm 1945 tới ngày LX sụp đổ kinh tế, sụp đổ nhà nước năm 1989, bức tường Berlin được hạ xuống cùng năm đó, nước Đức thống nhất. Họ đã có một quá trình tính lũy tư bản như vậy, còn chúng ta thì chưa, các nước phục hồi và phát triển kinh tế thần kỳ sau chiến tranh TG II là Nhật, Hàn cũng là nhờ dòng vốn kiến thiết của Mỹ. Chúng ta là một nước thuộc địa, muốn thoát khỏi CNTB thực dân thời điểm đó thì chỉ có một con đường là theo khối XHCN - họ ủng hộ chúng ta vật lực, đường lối, chiến lược để thoát đô hộ thực dân. Vì trước đó VN chúng ta - nhà Nguyễn đã bỏ lỡ một cơ hội mở cửa giao thương, các bến cảng, cho người nước ngoài các nước cùng vào định cư kinh doanh tránh bị xâm lược giống như triều đình Thái đã làm. Nước Thái mở cửa cho các nước thực dân nào cũng có cơ sở làm ăn kinh doanh ở đó, không của riêng ai, nên không nước nào được độc chiếm, đô hộ. Và nhà Nguyễn cũng bỏ lỡ cơ hội kết thân giao lưu với một nước phát triển như nước Nhật để đổi mới cách tân như nước Nhật kết thân với nước Mỹ để đổi mới thời Minh Trị. Trở lại FED chủ sở hữu đồng tiền số 1- với đồng Dollar đầu tiên với tiêu ngữ 'In God We Trust" in trên đồng 1 USD, hàm ý kêu gọi một sự tín thác vào đấng tối cao, một vector cảm hứng cho dân chúng trong chiến tranh và khủng hoảng đã có sức mạnh thần thánh từ khi nào!?. Sau đại khủng hoảng 1930, nhờ chuẩn bị cho chiến tranh TG thứ 2, đầu tư, sản xuất cho chi tiêu quân sự tăng mạnh (giống như chúng ta đang tìm cách tiêu đầu tư công hiện nay để cứu nền KT) đã làm dòng tiền lưu thông trở lại phục hồi nền kinh tế Mỹ. Đồng Dollar đã ko còn dựa trên nền móng bản vị vàng. Mà nó sẽ được in thêm dựa trên chỉ số GDP, và lúc này dự trữ vàng chỉ là một nhân tố trong đánh giá năng lực sản xuất quốc gia, mà năng lực sản suất quốc gia GDP lại dựa trên thứ nguyên liệu dùng nhiều nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đó là dầu mỏ. Những nước có lượng mỏ trữ dầu nhiều lúc bấy giờ là Liên Xô, khối các nước Arap. Sau chiến tranh TG thứ 2, VN chúng ta là chiến trường chiến tranh ủy nhiệm cuối cùng giữa 2 cực của thời chiến tranh lạnh giữa Tư bản phương Tây Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô, TQ đứng đầu. Đó là những năm tháng mà đồng Dollar đã dựa trên bản vị dầu mỏ, nước nào cũng muốn tích trữ nhiều đồng USD để có thể mua nhiều dầu mỏ phát triển kinh tế. Uy lực của đồng Dollar trên bản vị dầu mỏ bị thách thức ở đầu những năm 1970, khi chiến tranh giữa Israel và các nước Arap sắp khơi mào, làm Mỹ phải cân nhắc dừng cuộc chiến đang sa lầy không có hồi kết, tốn nhiều vật lực ở VN. Cụ thể tới cuộc khủng hoảng dầu năm 1973 do các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ OPEC tuyên bố ban hành lệnh cấm vận, quyết định ngừng xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh (Arap-Israel ) là nước Mỹ và phương Tây. Đã làm giá dầu vọt từ 3$ lên 12 $ như một “ cú sốc giá dầu”, đã để lại nhiều hậu quả xấu và dài đằng đẵng đối với chính trị & kinh tế TG, đặc biệt uy hiếp vị thế bản vị dầu của đồng Dollar Mỹ. Nếu bị cấm vận dầu thì không khác gì cỗ xe kinh tế của nước Mỹ không có dầu cho động cơ mà ở đó dòng tiền đóng vai trò là ô xi để gây phản ứng nổ cho động cơ kinh tế hoạt động. Nước Mỹ đã quyết định chuyển cực lần thứ nhất, đó là từ bỏ cuộc chiến trực tiếp tại chiến trường Đông Dương, sau chuyến thăm Trung Hoa của tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972, thương lượng đi đêm với TQ nhằm cô lập LX cùng với lời hứa tình hình tại Đông Dương sẽ do TQ đảm nhiệm. Kể từ năm 1973 tới nay là những năm tháng Mỹ xây dựng đồng minh, chia rẽ các nước Arap để bảo vệ túi dầu. Giá dầu sẽ lên hay xuống chi phối bởi có cuộc chiến mới hay ngưng cuộc chiến mà Mỹ là quốc gia quyết định. Thông qua biện pháp cấm vận kinh tế với quốc gia thù địch, khó tiếp cận hàng hóa công nghệ Mỹ, nước đó sẽ ít ngoại tệ là đồng USD và nền kinh tế đó như bị cô lập với oxi (tài chính thế giới) và dầu 2 thứ nguyên liệu đầu vào cốt tử của động cơ kinh tế. Có thể nói từ sau đại suy thoái 1930 đồng tiền mỗi nước (ngoài trừ Mỹ) dựa trên GDP và vàng là một nhân tố tích trữ trong đó và lượng ngoại tệ mạnh thanh toán nắm giữ cụ thể là USD, bảng Anh, đồng Yên Nhật. Còn siêu tiền tệ - đồng tiền thống trị - đồng USD dựa trên bản vị dầu. Tới thời điểm hiện nay đồng Dollar dựa trên bản vị gì khi mà dầu khí đã được khai thác mạnh ở Nga dễ dàng hơn, OPEC cũng đã có hệ thống mỏ năng suất lớn, và đặc biệt công nghệ dầu đá phiến của Mỹ sau 30 năm đã có tiến bộ vượt bậc, giá thành khai thác đủ lãi trong những năm đầu thế kỷ 21 khiến Mỹ vươn lên là số 1, trên OPEC về sản xuất dầu mỏ. Về cơ bản dầu mỏ đã không còn là vấn đề sống còn với cỗ máy kinh tế Mỹ như trong những 1970, giá dầu thế giới nếu càng giảm thậm chí kinh tế Mỹ còn vận hành tăng trưởng hơn, giá dầu TG cao thì kinh tế Mỹ lại có thêm thu nhập từ ngành dầu khí đá phiến. Như vậy có thể thấy nước Mỹ, thắng lợi sau chiến tranh TG thứ 2 để biến Mỹ thành cường quốc số 1 TG về Quân sự, Kinh tế, và đồng Dollar đã có sự chuyển cực của đầu tiên là 1970 những năm đầu của chiến tranh Arap và khủng hoảng dầu mỏ nhằm bảo vệ bản vị dầu. Và lần chuyển cực thứ 2 chính là ngày hôm nay, ngày và mình và các bạn đang chứng kiến nó ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2020 mà tiền đề của nó là từ năm 2000 -năm bùng nổ của các công ty Dot-com nền tảng của nền cách mạng 4.0. Alibaba - tập đoàn TMĐT số 1 TQ phát hành cổ phiếu lần đầu tại Sở giao dịch chứng khoán New York với vốn hóa 231 tỷ USD cao nhất trong lịch sử TTCK với 1 công ty lần đầu IPO ra công chúng. Các đế chế TMĐT TQ như Alibaba là một điển hình đã đưa hàng hóa, công nghệ sản xuất từ các nhà máy sản xuất khổng lồ, thậm chí từ các làng mạc xa xôi của TQ đi khắp thế giới. Với ưu thế nhân công giá rẻ, quy mô sản xuất cực lớn (vì khi thử nghiệm trong nước trước khi xuất thế giới đã có 1 thị trường thử nghiệm khép kín khổng lồ số 1 TG) và 1 lợi thế mà Mỹ bị quy kết là gian lận thương mại, vi phạm phát minh sáng chế (không trả tiền sáng chế cho các công ty Mỹ khi sản xuất ), thao túng tiền tệ vì đặt giá trị đồng NDT thấp phục vụ xuất khẩu, các nước nhập siêu từ TQ không ngừng gia tăng, và họ tích trữ NDT nhiều lên để thanh toán. Kể từ khi Mỹ bắt tay TQ cô lập Liên Xô ở lần chuyển cực thứ nhất, và sau khi Mao Trạch Đông mất năm 1976, mối quan hệ thân tình cuối cùng giữa 2 dân tộc Việt Nam - Trung Hoa thông qua 2 người đứng đầu nhà nước là Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông đã chấm dứt, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã thúc chính quyền Khơ me đỏ đâm sau lưng VN. Khi VN phản công thì TQ quyết định dạy VN chúng ta một bài học nhằm lấy điểm với Mỹ, thu hút nhiều hơn nguồn vốn, công nghệ đầu tư từ Mỹ và Phương Tây vào các đặc khu kinh tế kiểu mới của TQ như Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn, và để Anh và Bồ Đào Nha bàn giao lại Hồng Kong và Ma Cao về TQ đúng hẹn. Liên minh Mỹ - Phương Tây và TQ đã cô lập kinh tế Liên Xô từ những năm 1970 tới năm 1989 thì Liên Xô sụp đổ kinh tế, rồi sụp đổ thể chế như chúng ta đã biết. Sau khi LX sụp đổ, VN chúng ta mất đi một bệ đỡ về kinh tế, tư tưởng, sai lầm trong cải cách tiền lương và tiền tệ, siêu lạm phát, đổi tiền năm 1985, chúng ta bắt đầu phát động đổi mới toàn diện 1986. Tới 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt- Trung 1990, với Mỹ và các nước Asean năm 1995. Tới đây các bạn đã trở về mốc lịch sử trong bài viết số 1 mô tả làn sóng Bđs đầu tiên khi VN mở cửa trở lại với TG. Chúng ta đi sau TG về các cuộc cách mạng công nghiệp, chỉ tới năm 1995 công nghệ Mỹ và phương Tây mới trở lại VN sau khi đứt đoạn 20 năm trước đó Mỹ đã từng đầu tư lớn tại miền Nam VN. Điểm qua các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN), CMCN lần thứ nhất cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19 là sự phát minh động cơ hơi nước; CMCN lần thứ 2 bắt đầu vào khoảng 1860, khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển điện tín, điện thoại, đường sắt và việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. CMCN lần thứ 3 bắt đầu khoảng 1960, khi phát minh hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số, chất bán dẫn, máy chủ, máy PC. Và tới hôm nay những năm đầu của thế kỷ 21, Vâng!!! Chào mừng các bạn đã đến kỷ nguyên CMCN lần thứ 4 bùng nổ công ty, các tỷ phú số top đầu TG đều làm trong lĩnh vực công nghệ số, với những công nghệ mới như bigdata, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, in 3D, là bước chuyển ngoặt lịch sử, kỷ nguyên của siêu Internet, robot thông minh. Định hình nên 1 nền kinh tế mới gọi là nền kinh tế tri thức, khi ai nắm giữ nhiều nhất tri thức nhất, xử lý tri thức để có trí tuệ nhân tạo thông minh nhất, robot tinh vi nhất, các loại phương tiện quân sự tự động, máy bay tự lái, tàu ngầm tự lái v.v. sẽ là cường quốc thống trị thế giới này (ngoài vũ khí hạt nhân vì việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều không tưởng). Thời mà các siêu cường có những đội quân tinh nhuệ có thể không phải là những chàng trai cơ bắp 6 múi, mà có thể là những game thủ béo phì điều khiển những phi đội máy bay, tàu ngầm không người lái khắp thế giới. Sự thay đổi đó đã làm Mỹ gần như kiểm soát hoàn toàn Trung Đông điều mà 50 năm trước là nhiệm vụ bất khả thi khi phải đối đầu với chiến thuật chiến tranh du kích múa trên sa mạc. Nhưng ở cuộc CMCN lần thứ 4 này TQ đã tỏ ra có ưu thế, hàng hóa TQ đi khắp nơi, với nền công nghiệp sản xuất bán dẫn mạnh từ Thẩm Quyến, Chu Hải 20 năm qua, sản phẩm điện tử TQ đã lần lượt vượt Đài Loan, Hà Quốc, Nhật Bản và bao trùm sản phẩm toàn cầu. Hơn 90% sản phẩm camera, thiết bị giám sát là xuất xứ TQ, điện thoại thông minh trừ Apple của Mỹ chủ động sản xuất thiết kế, còn lại đều được sản xuất bởi TQ, và vô số sản phẩm điện tử kết nối Internet khác của TQ đang tỏa đi khắp thế giới như dòng dây dẫn thần kinh - hệ thống điện mới tiên tiến bên cạnh dòng tiền (ô xi). Con đường tơ lụa mới -dòng logistic khổng lồ đẩy hàng hóa TQ tràn ngập thế giới, đổi lấy ngoại tệ và dầu, an ninh dầu lửa của TQ đã được đảm bảo, dự trữ ngoại hối lớn và không ngừng sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ. Nền KT TQ đã lớn số 2 TG, cỗ máy động kinh tế TQ đã có đủ dầu mỏ, oxi (dòng tiền) và nay lại có hệ thống điện của động cơ kinh tế công nghệ 4.0 hơn Mỹ 1 bậc. Tại sao TQ hơn Mỹ 1 bậc!?. Vì TQ đã xây dựng một quốc gia điện tử khép kín không dùng các sản phẩm công nghệ nền của Mỹ như Google, FB, Youtube v.v xây dựng lãnh tụ cá nhân muốn khôi phục vị thế siêu cường của thế giới thông qua kế hoạch giấc mộng Trung Hoa. Công dân TQ bị giám sát chặt chẽ thông qua mã thẻ xanh di chuyển, hệ thống đánh giá công dân khắt khe hơn cả hệ thống đánh giá lý lịch của chúng ta ngày trước, công nghệ giám sát khuôn mặt phủ rộng khắp các tuyến phố, nơi công cộng, thậm chí mạng lưới flycam trên bầu trời, ai bị đánh giá điểm công dân thấp không mua được vé phương tiện giao thông đi xa, không ra được xuất cảnh, không được tiếp cận tín dụng, họ hàng người thân bị ảnh hưởng v.v. TQ đã dựng lên một hàng rào công nghệ, bảo hộ thị trường nội địa thông qua truyền thông khép kín cô lập dân chúng với nền tảng công nghệ tiêu dùng Mỹ, và truyền cảm hứng tới mỗi người dân TQ là nước lớn, là đại quốc, là siêu cường, người dân chấp nhận bị đánh giá và giám sát chặt chẽ, thông tin cá nhân được CP tùy nghi sử dụng. Khi TQ có lợi thế triển khai thiết bị tổng đài và hạ tầng 5G vào xương sống truyền thông thế giới với giá rẻ thì giọt nước đã tràn ly, và Mỹ đã quyết định ném chiếc ly hợp tác 50 năm qua xuống đất, dựng lại hàng rào thuế quan lớn chưa từng thấy và chuyển cực. Tới đây các bạn đã hiểu lý do tại sao khi Trump lên nắm quyền thì việc đầu tiên làm là hủy TTP. Vì ngay khi TPP (hiệp định tạo vành đai kinh tế cô lập một phần TQ) đang được đàm phán được Obama đưa ra như những đề xuất chuyển cực đầu tiên của nước Mỹ thì đã có nhiều doanh nghiệp TQ chuyển hàng qua Việt Nam nhằm lấy Madein Việt Nam đẩy hàng vào Mỹ, điển hình như khối nhôm trị giá 3 tỷ USD hiện đang nằm ở Vũng Tàu. Tại sao nước Mỹ lại ném cái ly thành quả hợp tác KT 50 năm qua xuống đất, chỉ là thiết bị 5G thôi mà!? gì mà làm ghê zậy!? Như mình đã phân tích ở trên, thông qua giám sát công dân khắt khe, truyền thông khép kín với bên ngoài, TQ đã tiến lên quốc gia điện tử : Digital Union, còn Mỹ thì chậm chân hơn hơn bởi nền tảng bảo vệ tự do của nó, đồng tiền điện tử của FB từng đề xuất bị hoãn lại kèm với vô số vụ kiện xâm phạm thông tin cá nhân. Và khi NcoV đang diễn ra, TQ lấy lý do hạn chế lây truyền dịch bệnh khi tiếp xúc tiền mặt, đẩy mạnh việc chuẩn bị cho ra mắt đồng tiền điện tử mà họ đã nghiên cứu phát triển từ năm 2014, có một chênh lệch quy đổi tỷ giá nhất định với đồng NDT hiện tại, điều chỉnh bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo thông qua phân tích, giám sát điện tử hành vi người dùng sâu rộng Digital Union. Đồng tiền điện tử trong quốc gia điện tử, phát hành bởi NHNN điện tử nó khác xa những đồng tiền đồ chơi như Bitcoin, nó là một đồng tiền thực sự có giá trị trước tiên cho hơn 1,4 tỷ dân đã có thói quen không dùng tiền mặt, tiêu dễ hơn, vay nhiều hơn, nợ nhiều hơn thì kiểm soát dân tốt hơn. Và quan trọng nhất nó đóng vai trò như là một hệ thống bảo mật 2 lớp với hệ thống tài chính tiền tệ của TQ đấu đầu với các hacker tài chính đến từ phố Wall. Gần 10 năm qua TQ đã định hình được một nền văn hóa tiêu dùng điện tử rộng khắp cho hơn 1 tỷ dân thông qua các ví điện tử như Wechat, Alipay v.v. và nay có thêm "đồng tiền điện tử chính thức" sẽ như những sợi dây thần kinh điện thêm vào động cơ kinh tế khả năng phòng vệ tài chính cho thị trường riêng của quốc gia TQ trước tấn công bằng tiền tệ từ bên ngoài. Nhưng mặt trái của nó là người dân TQ sẽ có thể phải gánh chịu là có thể các khoản ngoại tệ, vàng, tài sản trong ngân hàng hiện có sẽ bị quy đổi sang tiền điện tử, một sự mất mát ẩn sâu dưới nụ cười là công dân đại quốc, để chính phủ TQ đối đầu với cuộc chiến tiền tệ khốc liệt đang diễn ra. Kẻ thù vô hình, con virus NcoV đã khiến cho diễn tiến không dùng tiền mặt này xảy ra nhanh hơn, và giới tinh hoa thế giới tiến thêm một bước quản trị thế giới thông qua đồng tiền - một thứ quyền lực cổ xưa của loài người nhưng liên tục tiến hóa thông qua các hệ thống khái niệm, là bản vị mà nó đặt làm nền tảng. Sức mạnh của một siêu cường bên cạnh sức mạnh hạt nhân, quân sự thì có có cả một phạm trù kinh tế khổng lồ thu nhỏ lại và ẩn sâu dưới đồng tiền siêu cường (ngoại tệ mạnh), là tờ giấy được in mệnh giá. Nó được dẫn dắt bởi các hệ thống giá trị mới, công nghệ mới không ngừng tiến hóa mà giới tinh hoa đỉnh cao sáng tạo ra để lãnh đạo thế giới. Đồng tiền mới của tương lai sẽ dựa trên bản vị là Bigdata, trí tuệ nhân tạo, là thông tin, là tri thức kiểm soát các ngõ hầu tạo ra GDP, ở đó mà ai nắm được tri thức rộng khắp sẽ chi phối hành vi, thói quen của con người. Có bao giờ các bạn tự hỏi, khi 2 vợ chồng vừa nói chuyện với nhau có nên mua cái giường mới cho con!?, thì lúc sau đã thấy quảng cáo trên điện thoại chào bán "giường trẻ em"?. Đó là ví dụ nhỏ nhất về thu thập thông tin người dùng khổng lồ ẩn dưới chiếc điện thoại, nó vẫn nghe bạn dù bạn chưa dùng nó, và khi bạn dùng các ứng dụng, like, chat, đi lại v.v nó biết hết bạn đang vui buồn với điều gì!? Vâng!!! chính xác là tất cả mọi thứ liên quan đến bạn. Không chỉ thu tiền xuyên biên giới với các số tiền khổng lồ ta phải nạp chạy quảng cáo, mua dịch vụ trực tuyến, mà thông qua đó, hành vi của công dân các quốc gia được các cỗ máy khổng lồ thu thập và phân tích data thông qua trí tuệ nhân tạo AI của nước siêu cường. Năng lực AI chính là quyền lực mềm của siêu cường, họ kiếm tiền mà ta không thể đánh thuế, họ chi phối nước khác khi nó nắm rõ hành vi công dân, khách hàng nước đó để đưa ra sản phẩm dịch vụ mới ta khó chối từ . Và đây mới là lý do Mỹ lo ngại từ trước, thiết bị 5G của Huawei là cuộc cãi vã hợp thời để nói lời chia tay, Mỹ đang cần chuyển cực lần thứ 2, rất mong chờ ngày này. Đó cũng là lý do mà anh Trọng Thủy Mark - ông chủ FB đẹp trai tài giỏi đã quyết định lấy công chúa Mỵ Châu gốc Hoa không xinh lắm, để hiểu sâu văn hóa người Hoa phục vụ tham vọng đưa FB vào TQ, anh ấy vẫn chưa từ bỏ ý định đến một ngày nào đó FB sẽ bao trùm TQ. Chúng ta hãy chờ xem. Giữa lúc TG đang căng ra chống dịch bệnh thì OPEC phá giá dầu đưa giá dầu xuống dưới 20$ (có lúc dưới 15$) đưa nền kinh tế 40% GDP phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ của Nga. Trong khi giá vốn khai thác dầu của Nga khoảng 25$, OPEC 12$ đã như một cú đấm mạnh dưới thắt lưng nước Nga và cũng như là một lý do hợp thời ứng phó vận mệnh quốc gia, để thay đổi một quyết sách quan trọng là nước Nga sẽ sửa hiến pháp để Putin tiếp tục nắm quyền trọn đời. Thật may Putin vẫn khỏe, vẫn tập gym đều, thích lái máy bay và như vậy nước Nga vẫn sẽ ổn định, không có gì xáo trộn trong 20 năm nữa. Đã xóa đi những đồn đoán trước đó là Putin đi hay ở, bỏ dở hợp lý kế hoạch chuyển giao quyền lực mà dự định Putin sẽ nắm quyền hậu chuyển giao ở hội đồng an ninh quốc gia Nga. Vâng 20 năm cũng đủ để Mỹ có thời gian lãnh đạo đồng minh chuyển cực, di chuyển kinh doanh khỏi TQ. Và Việt Nam đang đứng giữa cuộc đối đầu của 2 hệ tư tưởng lớn cuối cùng trong lịch sử thế kỷ 21: Tư bản tự do Mỹ Phương Tây & XHCN kiểm soát ngặt nghèo-TQ phương Đông. Như những diễn biến mình quan sát những năm qua, thì VN chúng ta đang nắm bắt tốt vận hội để trưởng thành về kinh tế, vì chỉ khi độc lập hoàn toàn về kinh tế, chúng ta sẽ tự do về tư tưởng. VN đang xây dựng một nền móng CNXH bản sắc Việt nam thông qua chiến dịch ứng phó NcoV mà được TG đánh giá là CP nhân văn nhất, với bài hát corona, ATM gạo nghĩa tình, chữa bệnh miễn phí v.v. Còn tiếp đó VN hình thành khái niệm gì nữa thì chờ các chủ nhân tương lai 9X, 0X sẽ xây dựng tư tưởng và tạo lập thể chế tiến bộ cho đất nước. Và bỗng dưng nếu tự nhiên VN chúng ta một nước còn nghèo mà sắp xuất hiện đồng tiền điện tử, hay không được dùng FB nữa thì chúng ta cần có tiếng nói chung để quá trình trọng đại đó được tiến hành có tham khảo ý kiến của nhân dân nhằm bảo vệ thành quả kinh tế, tài sản của chúng ta. Tới đây mình đã có thể dự đoán và đưa ra 2 kịch bản hậu NCoV, và tới đây các bạn cũng đã hiểu khi TG diễn ra khủng hoảng tài chính cũng là cuộc chiến tiền tệ giữa các siêu cường bảo vệ lợi ích kinh tế của mình là ưu tiên số 1. Thị trường tài chính TG ổn định xong, thì thị trường tài chính VN mới ổn định, thị trường tài chính tiền tệ ổn định rồi, vốn nước ngoài tiếp tục rót xuống, vốn trong nước tiếp tục đưa ra thì kế tiếp Thị trường CK mới ổn định và phục hồi, thị trường Bđs sẽ đóng băng tới khi nào TTCK khởi sắc trở lại. Như vậy hậu khủng hoảng chỉ có thể là chữ U, và hiện vẫn chưa rõ đâu là đáy. Nếu mình đoán được đáy được thì mai chính phủ Mỹ mời qua làm việc luôn rồi!!! *Kịch bản thứ nhất nếu NcoV được khống chế đầu Qúy 3 như kế hoạch của CP thì nền kinh tế sẽ phục hồi theo chữ U hẹp, đáy TTCK sẽ xuất hiện trong Q3-4, Thị trường Bđs ngấm đòn sau đáy TTCK 6 tháng nên sẽ xuống dốc 2021-2022. *Kịch bản thứ hai nếu NcoV được khống chế cuối năm, hoặc xấu hơn là đã khống chế được xong lại bùng phát lại trong năm 2021 thì nền kinh tế sẽ phục hồi theo chữ U đáy rộng, phần lớn doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp trở về điểm xuất phát trước đây 15 năm, kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đáy sâu nhất TTCK sẽ xuất hiện trong 2021, Thị trường Bđs ngấm đòn sau 6 tháng sẽ xuống dốc đóng băng nặng hơn, lâu hơn 2022-2025. Điểm qua các kế hoạch của chính phủ nhằm cứu vãn nền kinh tế bao gồm : Gói chính sách tiền tệ 300K tỷ, gói an sinh xã hội 62K tỷ, gói hỗ trợ tài khóa thuế 180K tỷ, gói hỗ trợ các loại phí 40K tỷ. Và đặc biệt cần đẩy nhanh gói đầu tư công 700K tỷ (mục tiêu có thêm vốn ODA theo đầu tư công), trước tiên ưu tiên làn 8 đoạn cao tốc Bắc Nam, Trung Lương Mỹ Thuận, sân bay Long Thành, nhằm tan cục máu đông lưu chuyển tiền tệ, tạo ra các công trình giao thông huyết mạch mới, và cơ quan mới như sb Long Thành để từ đó các tập đoàn tư nhân lập dự án, doanh nghiệp, người dân tới đó đầu tư, xuống tiền tạo dòng chảy cho tiền đang bị tắc khi nền kinh tế suy thoái. Khi mà hiện trạng tiền từ đầu tư nước ngoài đang ngưng lại hoặc cân nhắc rót tiếp vào VN, tiền nằm tại ngân hàng không nhúc nhích, tiền nằm im ở túi mỗi người, đều chờ VN tuyên bố hết dịch để chảy xuống lại. Năm 2020 với tình hình tất cả các ngành nghề đều bị thất thu, thu ngân sách giảm, thu từ dầu khí giảm do giá dầu TG giảm mạnh, kiều hối cũng giảm do hầu hết đã về, số ở lại đã chuyển chế độ chi tiêu tiết kiệm. Vì vậy chúng ta cần thích nghi sớm với môi trường kinh doanh biến đổi thay vì chờ đợi, rồi lại chờ đợi tình hình trở lại như cũ hoặc chờ CP cứu trợ khi mà khủng hoảng đang diễn ra diện rộng. Số người nhiễm virus chỉ có vài trăm, nhưng số doanh nghiệp nhiễm virus tê liệt kinh doanh, tắc máu dòng tiền, lợi nhuận âm đã ăn vào vốn đã lên tới vài trăm ngàn doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài tới năm 2021 thì 74% doanh nghiệp sẽ chết hẳn không thể phục hồi vì số ô xi (tiền) cứu trợ là hữu hạn so với số doanh nghiệp đăng mắc bệnh là quá nhiều và không thể đáp ứng ngay vì cần thời gian xét duyệt . Và nên để ý rõ là gói 300K tỷ lần này khác với gói kích thích KT (cứu trợ) 150K tỷ năm 2009-2010 về bản chất, gói kỳ trước là từ quỹ dự trự ngoại hối, ngân sách nhà nước, gói kỳ này là tiền các NHTM tự đàm phán với doanh nghiệp để cho vay nên tiếp cận nó khó hơn nhiều. Vì vậy chiến lược khả dĩ nhất là sớm kiểm soát được dịch, nếu sử dụng chiến lược sống chung với dịch, khoanh vùng sản xuất, cô lập từng tỉnh 1 để vẫn sản xuất kinh doanh bình thường tại tỉnh đó, giám sát hạn chế đi lại các tỉnh với nhau, sống chung với NcoV, tỉnh nào xuất hiện dịch thì tập trung dập tỉnh đó, các tỉnh khác vẫn hoạt động bình thường đang là một giải pháp mà CP ta cân nhắc. Tất cả chúng ta không nên kỳ vọng cuộc sống sớm sẽ trở lại bình thường ngay như trước kia, vì nguy cơ tái dịch vẫn còn khi chúng ta mở cửa có kiểm soát đón dòng vốn và dòng người trở lại. Giãn cách xã hội cục bộ hay diện rộng vẫn có thể xảy ra tới khi nào có vacxin, dự đoán mất 18 tháng thử nghiệm phát triển, và ước khoảng sau 2 năm mới sản xuất đủ vacxin cho tất cả mọi người. Chính vì vậy chỉ có đáy hình chữ V với một số ngành nghề kinh doanh hàng thiết yếu, còn tất cả sẽ là đáy hình chữ U trong đó có cả Bđs. Nhiều ngành mới sẽ được sinh ra, một số ngành cũ sẽ mất đi, đây cũng là lúc diễn ra các cuộc M&A lớn, những ông chủ mới xuất hiện. Tới đây các bạn, những người có khát vọng kinh tế đã có cái nhìn khái quát về sự vận hành kinh tế thế giới, VN qua 3 chu kỳ Bđs kể từ khi mở cửa, thấy rõ con đường phấn đấu đi lên giới tinh hoa, là những người nắm giữ chức vụ cao bộ máy nhà nước, những chủ ngân hàng, tập đoàn kinh tế lớn. Chúng ta cần lành mạnh TTCK không để TTCK như 1 chiếu bạc, nhà đầu tư CK chỉ biết tiền là trên hết, chỉ đầu tư những mã cổ phiếu bị thao túng làm giá miễn sao có lời, làm lu mờ những mã cổ phiếu tử tế. Chúng ta cần một thị trường Bđs tử tế hơn hướng tới những giá trị Bđs nhân sinh hơn, nhà đất dễ tiếp cận với đại đa số người dân hơn, vì dân có an cư thì mới lạc nghiệp, phát triển kinh tế. Không thể để sau mỗi kỳ khủng hoảng thì giới tài chính ngân hàng giầu hơn vì thâu lại tài sản doanh nghiệp đã chết với giá rẻ, không thể để các tập đoàn Bđs thao túng những gói sản phẩm bds mất cân đối như codotel để khi biến cố nó biến thành một nguồn lực đất nước bị lãng phí. Đất nước cần những con người trong giới tinh hoa ấy có biết ơn tiền nhân đã hy sinh xương máu giành độc lập, để nay hòa bình và phát triển kinh tế, phải biết lo cho dân, có tình yêu thương, sự sẻ chia tư duy, cách làm trong khó khăn, và còn nghèo của đại đa số người dân nếu so trên bình diện quốc tế. CP phải có những chính sách quyết liệt hơn nữa trong việc tạo hành lang môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ phát triển nâng cao thực lực kinh tế quốc gia. Rõ ràng VN chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân mình, không thể dựa vào một anh cao bồi miền Tây đỏng đảnh "không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn", và càng không thể dựa vào anh hàng xóm lớn phía Bắc luôn tìm cách hích chúng ta ở biển Đông, và bẫy chúng ta phụ thuộc sâu vào kinh tế. Và một thế hệ nhân dân phải tự giác hơn trong tìm kiếm các ý tưởng mới, cơ hội mới sản xuất kinh doanh, ưu tiên phát triển tại địa phương, tạo dựng giá trị gia tăng, sở hữu nhà tại địa phương, xây dựng quê hương thay vì chỉ biết mỗi một con đường là lên trung tâm phố thị. Mỗi người, mỗi chủ doanh nghiệp cần chủ động, không thể chờ đợi sự trợ giúp của CP hoặc bất mãn không chịu học hỏi tiến bộ, bị dẫn dụ vởi các tư tưởng cực đoan muốn thay ngay chế độ. CP cũng từ dân mà ra, các bạn hãy gieo vào con cháu sự tử tế, sự quyết tâm dấn thân, học hỏi tri thức để sẽ làm chủ nhân tương lai của đất nước 20 năm nữa. Cầu chúc cho Việt Nam chúng ta bình an vượt qua dịch bệnh, đón đầu chuyển cực, tự lực kinh tế, tự do tư tưởng để bước vào version đầu tiên của nền kinh tế tri thức TK21. Hiệp định EVFTA được EU ký với Việt Nam ngay ngày đầu tháng 4/2020 đỉnh của dịch bệnh thể hiện sự quan trọng của một hiệp định tham vọng nhất mà liên minh Châu Âu ký với một nước đang phát triển như Việt Nam. VIN đã đón đầu hiệp định bằng việc đầu tư nhà máy sản xuất ô tô (ruột Đức) tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải nơi tập trung nhiều nhà đầu tư, nhà máy Châu Âu nhất ở VN, đã có mặt từ 20 năm trước. Thể hiện 1 điều là ở CMCN lần thứ 4, 70% hệ thống dây chuyền sản xuất ô tô phát triển 150 năm có thể chuyển giao hết chỉ trong vòng 2 năm. Mỹ sau khi đàm phán Hiệp định song phương với Ấn có thể sẽ rút khỏi WTO, và vành đai kinh tế mới sẽ được hình thành ở Ấn, Indo, Malay, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Myanmar. Chính phủ Mỹ đã và đang liên tục cử các đoàn khảo sát, và viện trợ nâng cấp nền kinh tế thị trường của chúng ta nhằm đón làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Mỹ, EU, Nhật và Hàn sau dịch. Khi thị trường tài chính TG và VN phục hồi và ổn định, kế tiếp là thị trường CK, tiếp tục là thị trường BĐS- thứ tư liệu sản xuất gốc sẽ ngày càng đắt hơn sau mỗi kỳ sóng Bđs vì vị thế địa chính trị của chúng ta tăng lên và nằm trong vành đai dịch chuyển các doanh nghiệp rời khỏi TQ. Bắt đầu của chu kỳ sau sẽ là sự bùng nổ của dòng vốn ngoại, người nước ngoài sẽ đến VN đông đột biến, phân bố trên nhiều tỉnh đó là xu thế phát triển hội nhập TG không thể đảo ngược. Vành đai của mỗi trung tâm lớn như HN, TP HCM sẽ lại mở rộng thêm các trục giao thông huyết mạch và các trung tâm đô thị mới. Và tính chu kỳ được quyết định bới chu kỳ nợ dài hạn Tê giác xám, Voi Trắng với nội tại kinh tế của VN sẽ được phân tích chi tiết hơn trong bài cuối cùng : Nhận dạng làn sóng Bđs thứ 4, cơ hội phát triển đất nước, củng cố nền sản xuất quốc gia, độc lập kinh tế, nền móng tư tưởng tương lai. Giống như những người yêu nhau hay nói câu ngôn tình với người yêu, VN đã lỡ ở cuộc CMCN lần 1,2,3 nhưng ở lần thứ 4 nhất định Việt Nam sẽ có mặt. Và hành trang để cho chúng ta bước vào làn sóng Bđs thứ 4 là gì, hẹn các bạn ở phần sau và cũng là phần cuối cùng. Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây, và bạn nên đọc lại vài lần nếu có thể để hiểu hơn !!! 📌Đặc điểm của thị trường Bđs ở giai khủng hoảng, đóng băng: - Phân khúc nhà xã hội, giá rẻ, căn hộ <30m2 vùng ven phát triển vì nó gắn với nhu cầu ở cơ bản của đại đa số. - Sản phẩm Bđs du lịch mất niều năm mới hồi phục, vì thói quen tiêu dùng du lịch bị sang chấn tâm lý cần thời gian hồi phục lâu, nhiều codotel phá cam kết theo điều khoản bất khả kháng càng làm thị trường nguội lạnh. - Sốt cục bộ tại một số nơi Chính phủ và tập đoàn rót và triển khai đầu tư công, thành phố mới, mở đường mới nhưng sẽ tan sóng nhanh như Bình Ba vì thì trường Bđs vẫn trên đà đi xuống. - Sáng lác đác ở phân khúc M&A dự án, nhà phố & mặt bằng VIP mà bình thường chủ nhà không bán thì nay chủ nhân mới sẽ tìm mua. - Tổng quan thị trường Bđs tất cả các phân khúc sẽ đóng băng, xuống dốc sau 6 tháng TTCK chạm đáy, hiện vẫn chưa rõ đáy CK, vì vậy chưa rõ đáy Bđs tùy theo 2 kịch bản phân tích ở trên. Đất nền ở xa cư dân hiện hữu, căn hộ xây dở dang sẽ mất giá nhiều nhất, thị trường Bđs cho thuê mất 2-3 năm để hồi phục lại như cũ kể từ thời điểm dịch được khống chế. ♨Notice from Admin: NẾU CÁC BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH, VUI LÒNG SHARE BÀI VIẾT ĐỂ ỦNG HỘ TINH THẦN CHO TÁC GIẢ. Link Phần 1 https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/248445122842630 Link Phần 2: https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/250254242661718/ Link Phần 3: https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/258695968484212/ Link Phần 4: https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/275260650161077/ #dongdc
FB_IMG_1587472940832.jpg
Bài viết của cụ rất sâu sắc,logic tập hợp xâu chuỗi được những thông tin liên quan giữa kinh tế và chính trị trong nhiều thập niên qua.Nhưng có 2 quan điểm tôi muốn phản biện góp ý : :)

1.Việt Nam ko có QUYỀN LỰA CHỌN để trở thành thuộc địa hay ko như Thái Lan,Thái Lan ngoài chính sách cây sậy ngoại giao mềm mỏng còn có yếu tố rất quan trọng là MAY MẮN.Cụ để ý trong mọi cuộc chiến tranh luôn tồn tại những vùng phi quân sự ko có hoặc rất ít khả năng xảy ra chiến tranh như Châu Âu có Thụy Sỹ,trung đông có Dubai.Đây là nơi cất giữ tài sản của giới chính trị gia + tài phiệt.Sau khi các đế quốc thực dân phương tây đã chia nhau hết các miếng bánh thì còn dư ra Thái Lan,cả Anh và Pháp đều muốn ko ai chịu nhượng ai,thay vì vậy biến nó thành vùng phi quân sự,nơi giao thương buôn bán,làm bàn đạp để khống chế các nước thuộc địa quanh đó.Nguyễn Ánh mang tiếng xấu muôn đời “cõng rắn cắn gà nhà” nhưng sau khi thống nhất 2 miền bản thân ông ta đã nhận ra dã tâm của phương tây nên trong di chúc truyền ngôi lại cho Ming Mạng ông đã nhắc nhở hậu duệ phải tìm cách giảm sức ảnh hưởng chính trị đẩy phương tây ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.Nếu Anh là đế quốc đầu tiên đặt chân lên giao thương buôn bán với dân Việt và chính quyền triều Nguyễn đẩy mạnh ngoại giao thương mại với Anh thì câu chuyện có lẽ sẽ khác nhưng những quốc gia phương tây đầu tiên đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam lại là Pháp,Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha…mà các quốc gia này chỉ có truyền thống tư tưởng vơ vét của cải từ các nước thuộc địa

2.Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế ko phải vốn FDI sẽ bị rút nhiều ra khỏi thị trường nước đó,tiêu biểu nhất là Việt Nam,các tập đoàn lớn như Honda,Samsung,LG,Toyata vẫn phải đầu tư sản xuất tiếp ko thể rút đi ngay được.Thậm chí trong giai đoạn hậu Covid thị trường kinh tế Việt Nam sẽ đón nhận thêm nhiều nguồn vốn FDI chảy vào sau khi các tập đoàn lớn hoặc đang rời nhà máy hoặc đang tính đến lựa chọn thêm thị trường thứ 2 để giảm sự phụ thuộc vào công xưởng Trung Quốc.Có 3 nơi hợp lý để làm là Ấn Độ,Việt Nam,Indonesia,tất nhiên Ấn Độ là sự lựa chọn ưu tiên hợp lý hơn cả vì dân số đông,nhân công rẻ và diện tích khá lớn nhưng Việt Nam vẫn sẽ được hưởng lợi ít nhiều từ sự dịch chuyển này vì nói đến kinh tế ai cũng thích sự ổn định mà chính trị trong 3 quốc gia này thì Việt Nam là ổn định nhất,chính sách ngoại giao của Việt Nam là làm bạn với tất cả các ông lớn,ko thiên về phe cánh nào,nói đơn giản là trung lập,còn Ấn Độ thì đang có mẫu thuẫn cả 2 mặt trận khá căng thẳng với Trung Quốc + Pakistan
 

thehai2

Xe hơi
Biển số
OF-293715
Ngày cấp bằng
25/9/13
Số km
179
Động cơ
316,520 Mã lực
Bài viết rất hay và sâu sắc.
Tôi cũng xin đóng góp thêm ý kiến cá nhân về sự chuyển dịch của nhà máy, sản xuất sang Việt Nam. Theo tôi không chỉ có Mỹ, Nhật, Hàn hay các nước phương Tây mà cả Trung Quốc cũng sẽ chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam. Công nghiệp sản xuất vốn ô nhiễm, tận dụng ưu thế nhân công rẻ; Trung Quốc giờ đã đạt đến mức họ muốn ưu tiên về công nghệ và tập trung phát triển những ngành có hàm lượng chất xám cao. Hiện ở các khu công nghiệp đang ngày càng nhiều các doanh nghiệp Trung Quốc.
Những năm gần đây, Trung Quốc thuộc top đầu trong cuộc cách mạng 4.0, họ đang thống lĩnh 5G, công nghệ nền tảng và hạ tầng phần mềm họ tự xây dựng, đang có nhiều hơn nữa ứng dụng phần mềm từ Trung Quốc mà thế giới đang dùng và trả tiền (mạng xã hội Tiktok, Tencent đã mua và thống lĩnh rất nhiều công ty game lớn, thương mại điện tử)....

Sản xuất gia công thì nhanh và dễ phát triển, người dân có công ăn việc làm, nhưng trả giá về môi trường chắc cũng không ít. Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nông nghiệp và tiểu thủ công (may mặc, dày giép). Du lịch nước ta không bằng Thái Lan dù tiềm năng hơn vì chúng ta chưa xây dựng được văn hoá du lịch có chiều sâu và phong phú như họ, ngoài việc tổ chức lễ hội truyền thống cũng nên bổ sung lễ hội, phong cách theo hướng du khách, nâng cao công tác quản lý cho quy củ; nông nghiệp cũng nên ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình khép kín, mở rộng thị trường xuất khẩu. Giờ tỉnh thành nào cũng thấy nhà máy, công nghiệp... trước mắt thì thấy phát triển, thu nhập tăng, nhưng có thể sẽ trả giá bằng môi trường.
 

hhnd

Tháo bánh
Biển số
OF-156112
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
1,154
Động cơ
347,944 Mã lực
P.s: Các cụ chịu khó đọc dài cho nó thấm nhé
Qua 3 bài viết mô tả 3 làn sóng sốt Bđs tương ứng các năm 1996, 2006, 2016 được sự đón đọc và khích lệ rất nhiều từ các bạn đã làm mình rất cảm động và biết ơn tình cảm của các bạn, tấm lòng của BQT group đã tạo 1 sân chơi, một cộng đồng nhỏ có đam mê tìm hiểu về Bđs. Mình vẫn tiếp tục viết với lối dẫn giải bình dị, tuy ít con số không giống như các bản phân tích vĩ mô của các chuyên gia mà các bạn thường thấy, mình chỉ tập chung vào các con số chính, mang tính quyết định thay đổi thế cục, và những dẫn giải logic, suy luận diễn tiến, cách thức nó diễn ra. Với cách đưa thông tin như vậy thật may đã phù hợp với đại số đông, với nhiều người thậm chí chưa từng học qua về trường lớp kinh tế (KT) vẫn có thể hiểu được. Phần trước mình có bổ sung thêm bài học rút ra ở cuối chu kỳ phần 3, các bạn đọc từ phía sau biểu tượng 💢 Một lần nữa cảm ơn tình cảm của các bạn, mong các bạn tương tác cmt với mình nhiều hơn, mình sẵn lòng giải đáp, và cũng mong muốn nhận được sự góp ý cả các chuyên gia để mình có thể học hỏi và tiến bộ hơn trong cuộc sống. Chúng ta tiếp tục với hành trình của chúng ta - Việt Nam sau khi đi qua 3 làn sóng Bđs, cũng là những bước chập chững hội nhập sâu vào KT Thế giới (TG), và Việt Nam đang có vị trí quan trọng trên dòng chuyển cực lớn trong những ngày đầu tiên của năm 2020, sự xuất hiện EcoV là thảm họa nhưng cũng là tấm gương phản chiếu rõ nét hơn cho sự chuyển cực đó. Để hiểu sự chuyển cực lần này thì các bạn phải hiểu những lần chuyển cực trước đó. Vì vậy bài này sẽ khá dài, vì mình dẫn giải các bạn cội gốc của vận hành kinh tế thế giới mà ở đó cốt lõi là dòng vốn, sức mạnh dẫn dắt KT TG của đồng tiền số 1, đồng Dollar Mỹ, để hiểu nó với nhiều bạn chưa học qua kinh tế, có thể ví như mình đưa các bạn đi tới sao Hỏa. Mong các bạn chịu khó đọc, vì nền kinh tế của chúng ta đã gia nhập sâu rộng với nền KT TG, và các bạn muốn dự đoán nó trong tương lai thì phải hiểu cách vận hành của nó, hiểu được nó bạn còn có thể bảo vệ được tài sản của bạn trong tương lai. Việt Nam (VN) gần 30 năm qua, đang nổi lên là một quốc gia trẻ năng động, nhân công rẻ nhưng tay nghề chuyên nghiệp còn thấp, sự sáng tạo trong kinh doanh, cải cách thể chế chưa thực sự xứng tầm, nhưng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thì tuyệt vời, thậm chí lấn át hết các chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Các chính sách ưu tiên, mới chỉ hầu hết là làm sao hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nhiều ngoại tệ đẩy vào nền kinh tế, như vậy có thể thấy nền kinh tế tăng trưởng phần lớn là nhờ được bơm tiền từ bên ngoài, điều chỉnh cán cân tín dụng ở bên trong. Kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường Bđs đã phát triển nóng liên tục (sốt đất) trong giai đoạn 2015-2018. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 là 7,02% chạm mốc 300 tỷ USD, giữa bối cảnh thế giới cũng đã đứng lên và phát triển nóng hậu khủng hoảng tài chính TG cách đây 10 năm với 2 cường quốc hàng đầu về kinh tế là Mỹ và Trung Quốc lần lượt là số 1 và số 2 TG và cũng là 2 đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt sự phụ thuộc lớn của KT Việt Nam vào KT Trung Quốc (TQ) với hầu hết nguyên liệu đầu vào, máy móc, sản phẩm tiêu dùng v.v khi mà nhập siêu từ TQ luôn từ 3-4 tỷ USD mỗi năm theo đường chính thức, còn con số phi chính thức tuy không thể thống kê nhưng cũng không kém con số chính thức là bao. Việc TQ phá giá đồng nội tệ năm 2015, đẩy cuộc chiến thương mại, cũng là cuộc chiến tiền tệ giữa 2 quốc gia bắt đầu vào giai đoạn cao trào nhất trong năm 2019 khi 2 bên liên tục đưa ra và trả đũa lẫn nhau bằng các chính sách thuế, ngăn cấm mua thiết bị truyền thông của nhau vì lý do anh ninh, cả 2 phía TQ và Mỹ dường như đều không có ý định lùi bước, quyết đấu so găng. Thật có duyên khi cả 2 quốc gia này VN chúng ta đều có giai đoạn hiểu nhau sâu sắc, và cũng là 2 thị trường nhập khẩu hàng đầu của KT VN. Và giữa thời khắc hai "người tình" sâu đậm của VN trong quá khứ đang đôi co về vi phạm sở hữu trí tuệ, ngăn sông cấm chợ, trừng phạt thuế quan, vi phạm các nguyên tắc của WTO v.v. thì dịch bệnh xuất hiện. Thiên nga đen (thuật ngữ giới tài chính đặt tên) - thảm họa dịch tễ lớn nhất trong vòng 100 năm xuất hiện, mà những nguyên nhân ẩn sau trong nó có thể phải 30-50 năm sau chúng ta mới có lời giải đáp vì thông tin chính xác về mọi thứ lúc này nằm dưới những con dấu tuyệt mật của mỗi quốc gia. Ta chỉ biết rằng nó xuất hiện đúng thời điểm 2 nền kinh tế đang tung nững cú knock-out vào nhau nhằm phân định chiến bại. Cũng giống như việc Mỹ có hay không có thông tin tình báo chính xác về dịch bệnh!?, hay có tin chính xác rồi mà vẫn quyết định "chủ quan" như vậy!?, TQ tuyên bố virus không có xuất xứ TQ!?, Mỹ phản bác!?, Mỹ nói con virus có liên quan tới viện nghiên cứu virus của TQ!?, EU yêu cầu làm rõ!? Mỹ có hay không đang phát động cuộc chiến pháp lý TG với tâm điểm là TQ!? v.v thì chúng ta tiếp tục theo sát diễn biễn những phát ngôn và hành động của cả Mỹ và TQ trong thời gian tới và tự đưa ra phán đoán của riêng mình. Với những người nhậy cảm với tình hình TG, rõ ràng là chúng ta đang ở giai đoạn thế giới chuyển cực theo cả nghĩa đen là dịch bệnh lan tràn và nghĩa bóng là khi các nền kinh tế lớn dịch chuyển cả về đối tượng và giá trị lớn nhất trong vòng 50 năm qua. Em Thiên nga đen, không đến từ hồ thiên nga của bản Ballet nổi tiếng, mà em ấy là thảm họa thảm khốc - diện rộng có tính sát thương, không thể lường trước và thay đổi cơ bản hành vi của kinh tế xã hội. Em ấy từ tên khai sinh Virus Vũ Hán sau 3 lần được đổi tên cuối cùng WHO thận trọng đặt là NcoV19. Thiên nga đen làm số người chết trên toàn thế giới tăng nhanh hơn bất kỳ một thảm họa rơi máy bay nào đã từng gây sốc trong quá khứ, cảm giác như là TG mỗi ngày rơi 1-5 cái máy bay chở khách vậy. Đã đưa các quốc gia trên toàn thế giới vào thảm họa dịch tễ nếu chủ quan như Hàn Quốc (giai đoạn đầu), Iran, Ý, Tây Ban Nha .v. và tiếp là Mỹ. Tình hình hiện tại ở các quốc gia khác vẫn đang diễn biến phức tạp và tương lai tới đây thực sự khó định đoán. Ngoài thảm họa dịch tễ là dịch EcoV với sự dễ dàng lây lan hơn cả cảm cúm thông thường, nhưng lại có tính sát thương cao, tấn công các cơ quan nội tạng, tính mạng, gây sock, nên nó còn mang đến một dịch bệnh lớn hơn hơn nhiều đó chính là KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ con người, tạo mầm mống bất ổn xã hội. Chính vì vậy để giữ xã hội ổn định, bảo vệ tính mạng công dân nên hầu hết các nước đã đóng biên giới, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội trên diện rộng và hầu hết kéo dài mỗi đợt 2-3 tháng, chưa từng có tiền lệ kể từ sau chiến tranh TG lần thứ 2. Điều đó đã làm nền KT mỗi quốc gia tê liệt, nền KT TG bước vào giai đoạn suy thoái lớn nhất kể từ năm 1930, khủng khoảng KT- một khái niệm mà VN chúng ta đã quen kể từ sau khủng hoảng KT năm 2008 mà mình đã mô tả ở bài phần 3. IMF và World Bank đã khẳng định, TG không thể tránh được một cuộc đại suy thoái lớn nhất kể từ năm 1930, thậm chí còn tệ hơn năm 1930. IMF dự báo GDP toàn cầu sẽ là -3%, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với mức giảm -0,1% của năm 2008, TQ sẽ tăng trưởng âm lần đầu tiên trong 30 năm. Dự kiến GDP VN sẽ chỉ tăng 2,7% năm 2020 so với mức 5,7% của năm 2008, nếu tình hình diễn biến phức tạp hơn thì các con số này sẽ thay đổi và thấp hơn nữa. Khi khủng hoảng KT thì các diễn biến sau sẽ xảy ra với hầu hết các nước : Dòng vốn ngoại sẽ rút đi (về quốc gia mà vốn đầu tư nó từ đó đến, vì quốc gia đó cũng đang khủng hoảng) hoặc ngưng rót xuống theo cam kết, hầu hết các doanh nghiệp trong nước ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do thị trường giảm phát. Doanh nghiệp đóng cửa nhiều thì thất nghiệp gia tăng, và khi dân chúng thấy rủi ro trong các hoạt động đầu tư thì tiền của họ tìm nơi ẩn nấp mới như vàng, ngoại tệ mạnh, gửi tại ngân hàng ăn lãi suất. Dẫn tới sự e dè, ngưng lại trong hầu hết các hoạt động đầu tư kinh doanh, tiền rút khỏi TTCK, làm các chỉ số CK chìm trong sắc đỏ v.v. Cái vòng luẩn quẩn lại quay lại từ đầu ở trên và tình hình sẽ thêm nghiêm trọng nếu CP không có biện pháp làm cho dòng tiền tiếp tục vận hành và lưu thông trở lại. Vì vậy để làm tan cục tắc máu đông khiến cho dòng tiền luân chuyển trở lại, các gói tiền cứu trợ nền kinh tế khổng lồ liên tục được các CP đưa ra, bản chất của nó là lới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất (thậm chí bằng 0), in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế. Nền KT càng mạnh quy mô lớn thì đồng tiền càng mạnh và việc in thêm ra nó dễ dàng hơn. Lý do tại sau liên minh Châu âu EU được lập ra là nhằm có một đồng tiền chung mạnh cạnh tranh với đồng Bảng Anh mạnh từ thời đế quốc thực dân, với đồng Dollar thần thánh, và đồng Yên mạnh từ khi Nhật là cường quốc KT thứ 2 TG hơn 10 năm trước đây. Và thời điểm này, sau 20 năm qua khi TQ vươn lên cường quốc KT thứ 2, TG tài chính có thêm một người bạn khỏe mới: đồng Nhân dân tệ (NDT). Với các quốc gia nhỏ đồng tiền yếu như VN, lại đã từng mang tiền sử không tốt, bệnh đột quỵ tài chính (siêu lạm phát trong quá khứ ở 2 lần đổi tiền thảm họa 1978, 1985) thì việc đưa thêm tiền vào lưu thông là vô cùng thận trọng, vì có thể gây siêu lạm phát, đột tử nền kinh tế. Nếu muốn in thêm tiền, CP sẽ phải vay thêm bằng các ngoại tệ MẠNH mà nền KT đang cần nó trả cho nước nhập khẩu hàng lớn nhất cụ thể là đồng USD với đa số các quốc gia ta nhập khẩu, và còn lại có thể là 3 đồng tiền EURO, Yên Nhật, NDT. Hoặc phát hành trái phiếu CP cho các quốc gia khác nắm giữ và họ đưa lại cho chúng ta ngoại tệ, hoặc phải đẩy mạnh đầu tư công để vốn ODA nước ngoài được rót xuống theo cam kết hiệp định đã ký. Chỉ có làm vậy thì đồng tiền VND tăng thêm vào lưu thông mới không bị mất giá gây siêu lạm phát. Ngoài các cách trên là tăng thêm lượng vàng dự trữ trong ngân khố nếu vẫn khai thác được vàng hàng năm nhiều như Nga, xuất dầu lấy vàng ở các cuộc chiến v.v đó là lý do vì sao Nga vẫn là một quốc gia tương đối độc lập, ổn định với nền kinh tế tự do của TG thế giới hậu Xô Viết. Tới đây các bạn đã hiểu vì sao các quốc gia yếu muốn in thêm tiền thì phải có thêm được đồng tiền mạnh USD dự trữ tương ứng, còn nếu không sẽ vào siêu lạm phát như Velezuela, Zimbabwe. Khi tất cả các quốc gia cùng in tiền, thông tin các các nền kinh tế cùng đồng loạt tung các gói tiền, tín dụng, hỗ trợ v.v. lớn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử với các loại tên mỹ miều khác nhau nhằm chống đỡ khủng hoảng của các ngân hàng trung ương tràn ngập trên các bản tin thời sự. Thì ẩn sâu phía sau nó là cuộc chiến tiền tệ, là dịch chuyển của những khoản trái phiếu chính phủ khổng lồ, là các chính sách di chuyển các cơ sở sản xuất lớn, là sự mua đứt, hợp nhất M&A các khoản nợ, lượng cổ phần lớn xuyên biên giới v.v. Và như ta thấy đã có sự kêu gọi rút các nhà máy của Mỹ, Nhật, Hàn, EU khỏi TQ - Công xưởng lớn nhất TG, hệ thống logistic hậu cần sx công nghiệp lớn nhất thế giới. Khi cả thế giới đang ngưng trệ thì cũng là thời điểm thuận lợi nhất cho các kế hoạch dịch chuyển được thực hiện. TQ một quốc gia - một nền văn minh lâu đời đã có nhiều công trình vĩ đại từ 2000 năm trước, đã sớm có nền sản xuất công cụ cho cư dân thành thị tại các kinh thành lớn, có mạng lưới giao thông đường sông rộng khắp thuận lợi cho giao thương buôn bán, và sở trường kinh doanh đă ăn vào máu người TQ từ trong huyết quản từ thời cổ đại, đã làm hàng hóa và các các cơ sở kinh doanh TQ ngày nay bao trùm toàn bộ TG. Kể từ khi mở của những năm 1970, TQ đã thu hút nhiều nhân công chất lượng cao, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, công nghệ v.v. từ Tây Âu, Mỹ và sau này các nước khối Đông Âu XHCN cũ, sau 50 năm đã phát triển KT thần tốc và có nhiều công trình hiện đại như cầu và hầm trên biển dài nhất, sân bay lớn nhất, tòa nhà to nhất, v.v. đều là những kỷ lục nhất thế giới. Tại sao TQ đi trước mở cửa trước chúng ta chỉ 20 năm nhưng hạ tầng tại các trung tâm lớn như Thẩm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh (và nhiều TP khác) dường như hơn TP.HCM, HN phải tới hơn cả 100 năm vậy!? Vì dân số TQ quá quá đông, đã có văn hóa sinh hoạt thành thị lâu đời và khi họ tập trung tinh hoa, phát triển ở một trung tâm đô thị ở một thành phố nguồn lực có thể huy động là rất lớn, nên cùng 1 thời gian họ làm được nhanh gấp 5,6 lần chúng ta ở một trung tâm kinh tế trọng điểm. 50 năm TQ phát triển nóng đã vươn lên là nền kinh tế thứ 2 thế giới trong năm 2010 soán vị trí của Nhật Bản đã từng nắm giữ trong suốt thời gian từ sau LX sụp đổ. Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa mới - "kế hoạch vành đai con đường" với cửa ngõ vào Châu Âu là đồng minh Ý, vào Arap là đồng minh Iran, vào châu Mỹ là Velezuela, và hầu hết các nước Châu Phi, qua 3 nước Đông Dương tới vịnh Thái Lan v.v nhằm đưa hàng hóa TQ, văn hóa TQ tới các quốc gia này, đổi lại các quốc gia này sẽ phải tích trữ nhiều hơn đồng NDT trong thanh toán và bổ sung thêm vào danh mục dự trữ ngoại tệ mạnh để cân bằng việc in thêm tiền. Đồng tiền thời bản vị vàng, khi NHNN của một quốc gia muốn in phát hành một lượng tiền, thì phải đảm bảo một lượng vàng tích trữ tương ứng, sẽ gợi nhớ vì sao khi chính phủ VN đầu tiên thành lập ngoài số vàng lấy được của chế độ cũ thì kêu gọi toàn dân góp vàng cho chính phủ cách mạng để tiến hành in tiền. Và như vậy đồng tiền mang mệnh giá và giá trị, người dân có thể bất kỳ lúc nào dùng tờ giấy in mệnh giá đó (gọi là tiền) mua vàng của CP và ngược lại, khẳng định tờ giấy đã có niềm tin trao đổi, lưu thông. Vàng lại là đơn vị tiền mà hầu hết các quốc gia trao đổi lẫn nhau, và giá trị sẽ tăng vọt nếu có chiến tranh, dịch bệnh. Nhưng tới đại khủng hoảng kinh tế năm 1930 thì chế độ bản vị vàng đã bị bỏ, và bắt đầu hình thành khái niệm vị trí đồng tiền mạnh số 1, số 2, mà các quốc gia khác nếu dùng nó đều gọi là ngoại tệ mạnh. Khủng khoảng kinh tế 1930 diễn biến khủng hoảng kinh tế cũng y hệt như hiện nay, khi khủng hoảng diễn ra toàn thế giới, các dòng tiền đầu tư ra nước ngoài của mỗi quốc gia đều rút về. Chỉ khác là nguyên nhân năm 1930 chủ yếu gây ra bởi 2 khái niệm khủng hoảng tài chính kinh tế học gọi là: bong bóng nợ - “Voi trắng”, suy giảm tăng trưởng do yếu tố chu kỳ "Tê giác xám", hậu quả kết thúc của một chu kỳ nợ dài hạn, được giật dây tác động bởi tài phiệt hàng đầu TG giống như khủng hoảng KT ‪TG 2008‬ mà CP chúng ta đã có kinh nghiệm ứng phó. Vì vậy ở quy mô quốc gia, tính chu kỳ của TTCK, Bđs mình sẽ mô tả chi tiết hơn về 2 hiện tượng Voi trắng & Tê giác xám trong bài cuối cùng : Nhận dạng làn sóng Bđs thứ 4 - Tại sao thị trường Bđs VN luôn mang tính chu kỳ. Phạm vi của đại khủng hoảng 1930 là toàn bộ các nước tư bản phương tây vận hành nền kinh tế thị trường là Bắc Mỹ và Châu Âu, kế đó ảnh hưởng gián tiếp đến các nước thuộc địa. Khủng hoảng 1930 thể hiện rõ tính bóc lột giai cấp công nhân của các ông chủ tư bản trong quan hệ biện chứng: Tiền vốn ->sx Hàng->Tiền vốn+"Tiền lợi nhuận". Ở cuộc khủng hoảng 1930 các ông chủ tài phiệt ném hết hàng hóa dư thừa xuống biển nhằm giữ giá hàng hóa, đảm bảo mức lợi nhuận tương lai bất chấp xã hội đói khổ cần nó. Các nước XHCN dựa vào sự tàn nhẫn, bóc lột của CNTB thời điểm đó lấy chủ nghĩa Mác chia đều cái "Tiền lợi nhuận" cho toàn dân như là một sức hút tập trung lực lượng dân cần lao mạnh nhất để thay đổi chính quyền, giải phóng nước thuộc địa. Nhưng sau này CNTB đã tiến hóa, tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp họ đã giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thích nghi, tồn tại, và phát triển thông qua hệ thống sản xuất, phân phối vật chất hàng hóa, dịch vụ khổng lồ, lấp đầy cái dạ dày, thỏa mãn mọi ham muốn của con người, và chinh phục lại TG. Còn các nước CNXH khi chia cái "Tiền lợi nhuận" thông qua kinh tế tập chung đã bộ lộ nhiều lỗi cốt tử của bản chất con người là không thể có sự công bằng tuyệt đối cho tất cả, sự phân chia lại dưới bàn tay con người dễ sai sót, đã tạo ra sự ỷ lại trì trệ, trách nhiệm tập thể, còn lợi ích cá nhân bòn rút ở sau lưng. Nên nền KT các nước XHCN ngày càng đi xuống cho tới khi nó bám theo khái niệm KT thị trường định hướng XHCN. Trở lại tình trạng kinh tế quốc gia suy thoái khi gặp khủng hoảng, đầu tư nước ngoài đột ngột rút vốn (hoặc ngưng rót), các doanh nghiệp bị đình đốn không có doanh thu vì giảm phát, không ai mua hàng hóa, không có ai tiêu tiền, không ai kiếm được tiền, tiền chuyển sang vàng, ngoại tệ và nằm im ở tài khoản ngân hàng, dòng tiền không dịch chuyển. Nếu tình trạng kéo dài, tất cả cùng ôm nhau chết vì doanh nghiệp cần thêm tiền để tồn tại, còn dân lại không muốn mang tiền ra đầu tư. Rõ ràng tiền trong ngân hàng là tiền của dân, không phải tiền của nhà nước, tiền của nhà nước thu chi theo luật ngân sách và nó nằm ở kho bạc. Tiền có ở ngân hàng thương mại (NHTM) huy động từ dân trung bình 7-8%/năm thì không thể cho vay như các gói ưu đãi lãi suất 4-5% mà CP đề ra, chưa kể NHTM còn phải nuôi bộ máy của nó. Vậy muốn vực dậy nền kinh tế, ngân hàng nhà nước (NHNN) phải bơm thêm tiền vào các ngân hàng thương mại (đổi lấy lại là trái phiếu NHTM), NHTM có nguồn tiền mới lãi suất gần bằng 0% từ NHNN để cho doanh nghiệp thông qua các gói cứu trợ lãi suất thấp. Nếu còn chế độ bản vị vàng thì tiền sẽ không được in thêm nếu không có thêm vàng dự trữ để bảo đảm bản vị - giữ giá trị đồng tiền. Khủng hoảng năm 1930, các nước vẫn theo bản vị vàng thì nền kinh tế quốc gia thiệt hại nặng, các doanh nghiệp hầu hết sẽ chết, tiền sẽ không được in thêm vì khi khủng hoảng KT TG vàng được thu gom tăng giá, bị rút vốn đầu tư hải ngoại, rút về mỗi nước. Như vậy các nước nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng năm 1930 là những nước bỏ bản vị vàng đầu tiên, tức tiền vẫn in thêm tới một ngưỡng đủ dùng cứu nền KT, còn bài toán giữ giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát tính tiếp sau đó. Giữ được doanh nghiệp là giữ được gốc rễ nền KT không bị tàn phá đi lùi có thể 10-20 năm. Tiền được in thêm đã được căn cứ theo tiên lượng GDP của năm kế tiếp, năng lực sản xuất quốc gia và dự trữ ngoại hối đồng tiền mạnh để thanh toán quốc tế. Nguyên lý hoạt động của tất cả các ngân hàng nhà nước của các quốc gia đều như vậy, ngoại trừ Mỹ nơi in tiền là FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ, một tổ chức tư nhân của các gia đình tài phiệt lâu đời của Tư bản thực dân, ông chủ của mọi ông chủ TG. VN non trẻ, từ là một nước thuộc địa của quốc gia bảo hộ Pháp - một nước đại diện của chủ nghĩa tư bản thực dân những năm 1945 trở về trước. Nhiều bạn trẻ sau này lớn lên cứ hay so sánh sự khập khiễng lạc hậu, nghèo đói của chúng ta với phương Tây, tư bản đứng đầu là Mỹ. Họ- giới Tư bản lâu đời đã có quá trình tích lũy tư bản thông qua đô hộ, bòn rút nhân công, tài nguyên khoáng sản, và cụ thể là vàng từ các nước thuộc địa gần 400 năm. Từ năm 1602 công ty Đông Ấn (Hà Lan) đã phát hành cổ phiếu đầu tiên ra thị trường vốn - TTCK sơ khai, để giới tinh hoa Châu Âu mua cổ phiếu giúp công ty Đông Ấn có nguồn lực tài trợ cho các cuộc chiến tranh mở mang thêm thuộc địa đứng đầu giai đoạn ấy là Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Cho tới khi đế quốc Phổ (tiền thân nước Đức) nổi lên muốn phân chia lại thuộc địa, nhưng thất bại trong thế chiến thứ nhất, kiệt quệ khi bồi thường chiến phí lại gặp đại khủng hoảng kinh tế 1930. Hitler với lời hứa phục hồi nền kinh tế, phục hồi sự vĩ đại chủng tộc da trắng Aryan đã thống nhất sức mạnh từ giới quý tộc tới cần lao Đức để khơi mào cuộc chiến TG thứ 2 vẫn là mục tiêu phân chia lại thuộc địa, quyền lợi kinh tế. Cuối cùng Mỹ-Anh và đồng minh phương Tây cùng Liên Xô (LX) chiến thắng khối phát xít, thế giới chia 2 cực. Nước Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức trong chiến tranh lạnh từ năm 1945 tới ngày LX sụp đổ kinh tế, sụp đổ nhà nước năm 1989, bức tường Berlin được hạ xuống cùng năm đó, nước Đức thống nhất. Họ đã có một quá trình tính lũy tư bản như vậy, còn chúng ta thì chưa, các nước phục hồi và phát triển kinh tế thần kỳ sau chiến tranh TG II là Nhật, Hàn cũng là nhờ dòng vốn kiến thiết của Mỹ. Chúng ta là một nước thuộc địa, muốn thoát khỏi CNTB thực dân thời điểm đó thì chỉ có một con đường là theo khối XHCN - họ ủng hộ chúng ta vật lực, đường lối, chiến lược để thoát đô hộ thực dân. Vì trước đó VN chúng ta - nhà Nguyễn đã bỏ lỡ một cơ hội mở cửa giao thương, các bến cảng, cho người nước ngoài các nước cùng vào định cư kinh doanh tránh bị xâm lược giống như triều đình Thái đã làm. Nước Thái mở cửa cho các nước thực dân nào cũng có cơ sở làm ăn kinh doanh ở đó, không của riêng ai, nên không nước nào được độc chiếm, đô hộ. Và nhà Nguyễn cũng bỏ lỡ cơ hội kết thân giao lưu với một nước phát triển như nước Nhật để đổi mới cách tân như nước Nhật kết thân với nước Mỹ để đổi mới thời Minh Trị. Trở lại FED chủ sở hữu đồng tiền số 1- với đồng Dollar đầu tiên với tiêu ngữ 'In God We Trust" in trên đồng 1 USD, hàm ý kêu gọi một sự tín thác vào đấng tối cao, một vector cảm hứng cho dân chúng trong chiến tranh và khủng hoảng đã có sức mạnh thần thánh từ khi nào!?. Sau đại khủng hoảng 1930, nhờ chuẩn bị cho chiến tranh TG thứ 2, đầu tư, sản xuất cho chi tiêu quân sự tăng mạnh (giống như chúng ta đang tìm cách tiêu đầu tư công hiện nay để cứu nền KT) đã làm dòng tiền lưu thông trở lại phục hồi nền kinh tế Mỹ. Đồng Dollar đã ko còn dựa trên nền móng bản vị vàng. Mà nó sẽ được in thêm dựa trên chỉ số GDP, và lúc này dự trữ vàng chỉ là một nhân tố trong đánh giá năng lực sản xuất quốc gia, mà năng lực sản suất quốc gia GDP lại dựa trên thứ nguyên liệu dùng nhiều nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đó là dầu mỏ. Những nước có lượng mỏ trữ dầu nhiều lúc bấy giờ là Liên Xô, khối các nước Arap. Sau chiến tranh TG thứ 2, VN chúng ta là chiến trường chiến tranh ủy nhiệm cuối cùng giữa 2 cực của thời chiến tranh lạnh giữa Tư bản phương Tây Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô, TQ đứng đầu. Đó là những năm tháng mà đồng Dollar đã dựa trên bản vị dầu mỏ, nước nào cũng muốn tích trữ nhiều đồng USD để có thể mua nhiều dầu mỏ phát triển kinh tế. Uy lực của đồng Dollar trên bản vị dầu mỏ bị thách thức ở đầu những năm 1970, khi chiến tranh giữa Israel và các nước Arap sắp khơi mào, làm Mỹ phải cân nhắc dừng cuộc chiến đang sa lầy không có hồi kết, tốn nhiều vật lực ở VN. Cụ thể tới cuộc khủng hoảng dầu năm 1973 do các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ OPEC tuyên bố ban hành lệnh cấm vận, quyết định ngừng xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh (Arap-Israel ) là nước Mỹ và phương Tây. Đã làm giá dầu vọt từ 3$ lên 12 $ như một “ cú sốc giá dầu”, đã để lại nhiều hậu quả xấu và dài đằng đẵng đối với chính trị & kinh tế TG, đặc biệt uy hiếp vị thế bản vị dầu của đồng Dollar Mỹ. Nếu bị cấm vận dầu thì không khác gì cỗ xe kinh tế của nước Mỹ không có dầu cho động cơ mà ở đó dòng tiền đóng vai trò là ô xi để gây phản ứng nổ cho động cơ kinh tế hoạt động. Nước Mỹ đã quyết định chuyển cực lần thứ nhất, đó là từ bỏ cuộc chiến trực tiếp tại chiến trường Đông Dương, sau chuyến thăm Trung Hoa của tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972, thương lượng đi đêm với TQ nhằm cô lập LX cùng với lời hứa tình hình tại Đông Dương sẽ do TQ đảm nhiệm. Kể từ năm 1973 tới nay là những năm tháng Mỹ xây dựng đồng minh, chia rẽ các nước Arap để bảo vệ túi dầu. Giá dầu sẽ lên hay xuống chi phối bởi có cuộc chiến mới hay ngưng cuộc chiến mà Mỹ là quốc gia quyết định. Thông qua biện pháp cấm vận kinh tế với quốc gia thù địch, khó tiếp cận hàng hóa công nghệ Mỹ, nước đó sẽ ít ngoại tệ là đồng USD và nền kinh tế đó như bị cô lập với oxi (tài chính thế giới) và dầu 2 thứ nguyên liệu đầu vào cốt tử của động cơ kinh tế. Có thể nói từ sau đại suy thoái 1930 đồng tiền mỗi nước (ngoài trừ Mỹ) dựa trên GDP và vàng là một nhân tố tích trữ trong đó và lượng ngoại tệ mạnh thanh toán nắm giữ cụ thể là USD, bảng Anh, đồng Yên Nhật. Còn siêu tiền tệ - đồng tiền thống trị - đồng USD dựa trên bản vị dầu. Tới thời điểm hiện nay đồng Dollar dựa trên bản vị gì khi mà dầu khí đã được khai thác mạnh ở Nga dễ dàng hơn, OPEC cũng đã có hệ thống mỏ năng suất lớn, và đặc biệt công nghệ dầu đá phiến của Mỹ sau 30 năm đã có tiến bộ vượt bậc, giá thành khai thác đủ lãi trong những năm đầu thế kỷ 21 khiến Mỹ vươn lên là số 1, trên OPEC về sản xuất dầu mỏ. Về cơ bản dầu mỏ đã không còn là vấn đề sống còn với cỗ máy kinh tế Mỹ như trong những 1970, giá dầu thế giới nếu càng giảm thậm chí kinh tế Mỹ còn vận hành tăng trưởng hơn, giá dầu TG cao thì kinh tế Mỹ lại có thêm thu nhập từ ngành dầu khí đá phiến. Như vậy có thể thấy nước Mỹ, thắng lợi sau chiến tranh TG thứ 2 để biến Mỹ thành cường quốc số 1 TG về Quân sự, Kinh tế, và đồng Dollar đã có sự chuyển cực của đầu tiên là 1970 những năm đầu của chiến tranh Arap và khủng hoảng dầu mỏ nhằm bảo vệ bản vị dầu. Và lần chuyển cực thứ 2 chính là ngày hôm nay, ngày và mình và các bạn đang chứng kiến nó ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2020 mà tiền đề của nó là từ năm 2000 -năm bùng nổ của các công ty Dot-com nền tảng của nền cách mạng 4.0. Alibaba - tập đoàn TMĐT số 1 TQ phát hành cổ phiếu lần đầu tại Sở giao dịch chứng khoán New York với vốn hóa 231 tỷ USD cao nhất trong lịch sử TTCK với 1 công ty lần đầu IPO ra công chúng. Các đế chế TMĐT TQ như Alibaba là một điển hình đã đưa hàng hóa, công nghệ sản xuất từ các nhà máy sản xuất khổng lồ, thậm chí từ các làng mạc xa xôi của TQ đi khắp thế giới. Với ưu thế nhân công giá rẻ, quy mô sản xuất cực lớn (vì khi thử nghiệm trong nước trước khi xuất thế giới đã có 1 thị trường thử nghiệm khép kín khổng lồ số 1 TG) và 1 lợi thế mà Mỹ bị quy kết là gian lận thương mại, vi phạm phát minh sáng chế (không trả tiền sáng chế cho các công ty Mỹ khi sản xuất ), thao túng tiền tệ vì đặt giá trị đồng NDT thấp phục vụ xuất khẩu, các nước nhập siêu từ TQ không ngừng gia tăng, và họ tích trữ NDT nhiều lên để thanh toán. Kể từ khi Mỹ bắt tay TQ cô lập Liên Xô ở lần chuyển cực thứ nhất, và sau khi Mao Trạch Đông mất năm 1976, mối quan hệ thân tình cuối cùng giữa 2 dân tộc Việt Nam - Trung Hoa thông qua 2 người đứng đầu nhà nước là Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông đã chấm dứt, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã thúc chính quyền Khơ me đỏ đâm sau lưng VN. Khi VN phản công thì TQ quyết định dạy VN chúng ta một bài học nhằm lấy điểm với Mỹ, thu hút nhiều hơn nguồn vốn, công nghệ đầu tư từ Mỹ và Phương Tây vào các đặc khu kinh tế kiểu mới của TQ như Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn, và để Anh và Bồ Đào Nha bàn giao lại Hồng Kong và Ma Cao về TQ đúng hẹn. Liên minh Mỹ - Phương Tây và TQ đã cô lập kinh tế Liên Xô từ những năm 1970 tới năm 1989 thì Liên Xô sụp đổ kinh tế, rồi sụp đổ thể chế như chúng ta đã biết. Sau khi LX sụp đổ, VN chúng ta mất đi một bệ đỡ về kinh tế, tư tưởng, sai lầm trong cải cách tiền lương và tiền tệ, siêu lạm phát, đổi tiền năm 1985, chúng ta bắt đầu phát động đổi mới toàn diện 1986. Tới 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt- Trung 1990, với Mỹ và các nước Asean năm 1995. Tới đây các bạn đã trở về mốc lịch sử trong bài viết số 1 mô tả làn sóng Bđs đầu tiên khi VN mở cửa trở lại với TG. Chúng ta đi sau TG về các cuộc cách mạng công nghiệp, chỉ tới năm 1995 công nghệ Mỹ và phương Tây mới trở lại VN sau khi đứt đoạn 20 năm trước đó Mỹ đã từng đầu tư lớn tại miền Nam VN. Điểm qua các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN), CMCN lần thứ nhất cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19 là sự phát minh động cơ hơi nước; CMCN lần thứ 2 bắt đầu vào khoảng 1860, khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển điện tín, điện thoại, đường sắt và việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. CMCN lần thứ 3 bắt đầu khoảng 1960, khi phát minh hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số, chất bán dẫn, máy chủ, máy PC. Và tới hôm nay những năm đầu của thế kỷ 21, Vâng!!! Chào mừng các bạn đã đến kỷ nguyên CMCN lần thứ 4 bùng nổ công ty, các tỷ phú số top đầu TG đều làm trong lĩnh vực công nghệ số, với những công nghệ mới như bigdata, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, in 3D, là bước chuyển ngoặt lịch sử, kỷ nguyên của siêu Internet, robot thông minh. Định hình nên 1 nền kinh tế mới gọi là nền kinh tế tri thức, khi ai nắm giữ nhiều nhất tri thức nhất, xử lý tri thức để có trí tuệ nhân tạo thông minh nhất, robot tinh vi nhất, các loại phương tiện quân sự tự động, máy bay tự lái, tàu ngầm tự lái v.v. sẽ là cường quốc thống trị thế giới này (ngoài vũ khí hạt nhân vì việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều không tưởng). Thời mà các siêu cường có những đội quân tinh nhuệ có thể không phải là những chàng trai cơ bắp 6 múi, mà có thể là những game thủ béo phì điều khiển những phi đội máy bay, tàu ngầm không người lái khắp thế giới. Sự thay đổi đó đã làm Mỹ gần như kiểm soát hoàn toàn Trung Đông điều mà 50 năm trước là nhiệm vụ bất khả thi khi phải đối đầu với chiến thuật chiến tranh du kích múa trên sa mạc. Nhưng ở cuộc CMCN lần thứ 4 này TQ đã tỏ ra có ưu thế, hàng hóa TQ đi khắp nơi, với nền công nghiệp sản xuất bán dẫn mạnh từ Thẩm Quyến, Chu Hải 20 năm qua, sản phẩm điện tử TQ đã lần lượt vượt Đài Loan, Hà Quốc, Nhật Bản và bao trùm sản phẩm toàn cầu. Hơn 90% sản phẩm camera, thiết bị giám sát là xuất xứ TQ, điện thoại thông minh trừ Apple của Mỹ chủ động sản xuất thiết kế, còn lại đều được sản xuất bởi TQ, và vô số sản phẩm điện tử kết nối Internet khác của TQ đang tỏa đi khắp thế giới như dòng dây dẫn thần kinh - hệ thống điện mới tiên tiến bên cạnh dòng tiền (ô xi). Con đường tơ lụa mới -dòng logistic khổng lồ đẩy hàng hóa TQ tràn ngập thế giới, đổi lấy ngoại tệ và dầu, an ninh dầu lửa của TQ đã được đảm bảo, dự trữ ngoại hối lớn và không ngừng sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ. Nền KT TQ đã lớn số 2 TG, cỗ máy động kinh tế TQ đã có đủ dầu mỏ, oxi (dòng tiền) và nay lại có hệ thống điện của động cơ kinh tế công nghệ 4.0 hơn Mỹ 1 bậc. Tại sao TQ hơn Mỹ 1 bậc!?. Vì TQ đã xây dựng một quốc gia điện tử khép kín không dùng các sản phẩm công nghệ nền của Mỹ như Google, FB, Youtube v.v xây dựng lãnh tụ cá nhân muốn khôi phục vị thế siêu cường của thế giới thông qua kế hoạch giấc mộng Trung Hoa. Công dân TQ bị giám sát chặt chẽ thông qua mã thẻ xanh di chuyển, hệ thống đánh giá công dân khắt khe hơn cả hệ thống đánh giá lý lịch của chúng ta ngày trước, công nghệ giám sát khuôn mặt phủ rộng khắp các tuyến phố, nơi công cộng, thậm chí mạng lưới flycam trên bầu trời, ai bị đánh giá điểm công dân thấp không mua được vé phương tiện giao thông đi xa, không ra được xuất cảnh, không được tiếp cận tín dụng, họ hàng người thân bị ảnh hưởng v.v. TQ đã dựng lên một hàng rào công nghệ, bảo hộ thị trường nội địa thông qua truyền thông khép kín cô lập dân chúng với nền tảng công nghệ tiêu dùng Mỹ, và truyền cảm hứng tới mỗi người dân TQ là nước lớn, là đại quốc, là siêu cường, người dân chấp nhận bị đánh giá và giám sát chặt chẽ, thông tin cá nhân được CP tùy nghi sử dụng. Khi TQ có lợi thế triển khai thiết bị tổng đài và hạ tầng 5G vào xương sống truyền thông thế giới với giá rẻ thì giọt nước đã tràn ly, và Mỹ đã quyết định ném chiếc ly hợp tác 50 năm qua xuống đất, dựng lại hàng rào thuế quan lớn chưa từng thấy và chuyển cực. Tới đây các bạn đã hiểu lý do tại sao khi Trump lên nắm quyền thì việc đầu tiên làm là hủy TTP. Vì ngay khi TPP (hiệp định tạo vành đai kinh tế cô lập một phần TQ) đang được đàm phán được Obama đưa ra như những đề xuất chuyển cực đầu tiên của nước Mỹ thì đã có nhiều doanh nghiệp TQ chuyển hàng qua Việt Nam nhằm lấy Madein Việt Nam đẩy hàng vào Mỹ, điển hình như khối nhôm trị giá 3 tỷ USD hiện đang nằm ở Vũng Tàu. Tại sao nước Mỹ lại ném cái ly thành quả hợp tác KT 50 năm qua xuống đất, chỉ là thiết bị 5G thôi mà!? gì mà làm ghê zậy!? Như mình đã phân tích ở trên, thông qua giám sát công dân khắt khe, truyền thông khép kín với bên ngoài, TQ đã tiến lên quốc gia điện tử : Digital Union, còn Mỹ thì chậm chân hơn hơn bởi nền tảng bảo vệ tự do của nó, đồng tiền điện tử của FB từng đề xuất bị hoãn lại kèm với vô số vụ kiện xâm phạm thông tin cá nhân. Và khi NcoV đang diễn ra, TQ lấy lý do hạn chế lây truyền dịch bệnh khi tiếp xúc tiền mặt, đẩy mạnh việc chuẩn bị cho ra mắt đồng tiền điện tử mà họ đã nghiên cứu phát triển từ năm 2014, có một chênh lệch quy đổi tỷ giá nhất định với đồng NDT hiện tại, điều chỉnh bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo thông qua phân tích, giám sát điện tử hành vi người dùng sâu rộng Digital Union. Đồng tiền điện tử trong quốc gia điện tử, phát hành bởi NHNN điện tử nó khác xa những đồng tiền đồ chơi như Bitcoin, nó là một đồng tiền thực sự có giá trị trước tiên cho hơn 1,4 tỷ dân đã có thói quen không dùng tiền mặt, tiêu dễ hơn, vay nhiều hơn, nợ nhiều hơn thì kiểm soát dân tốt hơn. Và quan trọng nhất nó đóng vai trò như là một hệ thống bảo mật 2 lớp với hệ thống tài chính tiền tệ của TQ đấu đầu với các hacker tài chính đến từ phố Wall. Gần 10 năm qua TQ đã định hình được một nền văn hóa tiêu dùng điện tử rộng khắp cho hơn 1 tỷ dân thông qua các ví điện tử như Wechat, Alipay v.v. và nay có thêm "đồng tiền điện tử chính thức" sẽ như những sợi dây thần kinh điện thêm vào động cơ kinh tế khả năng phòng vệ tài chính cho thị trường riêng của quốc gia TQ trước tấn công bằng tiền tệ từ bên ngoài. Nhưng mặt trái của nó là người dân TQ sẽ có thể phải gánh chịu là có thể các khoản ngoại tệ, vàng, tài sản trong ngân hàng hiện có sẽ bị quy đổi sang tiền điện tử, một sự mất mát ẩn sâu dưới nụ cười là công dân đại quốc, để chính phủ TQ đối đầu với cuộc chiến tiền tệ khốc liệt đang diễn ra. Kẻ thù vô hình, con virus NcoV đã khiến cho diễn tiến không dùng tiền mặt này xảy ra nhanh hơn, và giới tinh hoa thế giới tiến thêm một bước quản trị thế giới thông qua đồng tiền - một thứ quyền lực cổ xưa của loài người nhưng liên tục tiến hóa thông qua các hệ thống khái niệm, là bản vị mà nó đặt làm nền tảng. Sức mạnh của một siêu cường bên cạnh sức mạnh hạt nhân, quân sự thì có có cả một phạm trù kinh tế khổng lồ thu nhỏ lại và ẩn sâu dưới đồng tiền siêu cường (ngoại tệ mạnh), là tờ giấy được in mệnh giá. Nó được dẫn dắt bởi các hệ thống giá trị mới, công nghệ mới không ngừng tiến hóa mà giới tinh hoa đỉnh cao sáng tạo ra để lãnh đạo thế giới. Đồng tiền mới của tương lai sẽ dựa trên bản vị là Bigdata, trí tuệ nhân tạo, là thông tin, là tri thức kiểm soát các ngõ hầu tạo ra GDP, ở đó mà ai nắm được tri thức rộng khắp sẽ chi phối hành vi, thói quen của con người. Có bao giờ các bạn tự hỏi, khi 2 vợ chồng vừa nói chuyện với nhau có nên mua cái giường mới cho con!?, thì lúc sau đã thấy quảng cáo trên điện thoại chào bán "giường trẻ em"?. Đó là ví dụ nhỏ nhất về thu thập thông tin người dùng khổng lồ ẩn dưới chiếc điện thoại, nó vẫn nghe bạn dù bạn chưa dùng nó, và khi bạn dùng các ứng dụng, like, chat, đi lại v.v nó biết hết bạn đang vui buồn với điều gì!? Vâng!!! chính xác là tất cả mọi thứ liên quan đến bạn. Không chỉ thu tiền xuyên biên giới với các số tiền khổng lồ ta phải nạp chạy quảng cáo, mua dịch vụ trực tuyến, mà thông qua đó, hành vi của công dân các quốc gia được các cỗ máy khổng lồ thu thập và phân tích data thông qua trí tuệ nhân tạo AI của nước siêu cường. Năng lực AI chính là quyền lực mềm của siêu cường, họ kiếm tiền mà ta không thể đánh thuế, họ chi phối nước khác khi nó nắm rõ hành vi công dân, khách hàng nước đó để đưa ra sản phẩm dịch vụ mới ta khó chối từ . Và đây mới là lý do Mỹ lo ngại từ trước, thiết bị 5G của Huawei là cuộc cãi vã hợp thời để nói lời chia tay, Mỹ đang cần chuyển cực lần thứ 2, rất mong chờ ngày này. Đó cũng là lý do mà anh Trọng Thủy Mark - ông chủ FB đẹp trai tài giỏi đã quyết định lấy công chúa Mỵ Châu gốc Hoa không xinh lắm, để hiểu sâu văn hóa người Hoa phục vụ tham vọng đưa FB vào TQ, anh ấy vẫn chưa từ bỏ ý định đến một ngày nào đó FB sẽ bao trùm TQ. Chúng ta hãy chờ xem. Giữa lúc TG đang căng ra chống dịch bệnh thì OPEC phá giá dầu đưa giá dầu xuống dưới 20$ (có lúc dưới 15$) đưa nền kinh tế 40% GDP phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ của Nga. Trong khi giá vốn khai thác dầu của Nga khoảng 25$, OPEC 12$ đã như một cú đấm mạnh dưới thắt lưng nước Nga và cũng như là một lý do hợp thời ứng phó vận mệnh quốc gia, để thay đổi một quyết sách quan trọng là nước Nga sẽ sửa hiến pháp để Putin tiếp tục nắm quyền trọn đời. Thật may Putin vẫn khỏe, vẫn tập gym đều, thích lái máy bay và như vậy nước Nga vẫn sẽ ổn định, không có gì xáo trộn trong 20 năm nữa. Đã xóa đi những đồn đoán trước đó là Putin đi hay ở, bỏ dở hợp lý kế hoạch chuyển giao quyền lực mà dự định Putin sẽ nắm quyền hậu chuyển giao ở hội đồng an ninh quốc gia Nga. Vâng 20 năm cũng đủ để Mỹ có thời gian lãnh đạo đồng minh chuyển cực, di chuyển kinh doanh khỏi TQ. Và Việt Nam đang đứng giữa cuộc đối đầu của 2 hệ tư tưởng lớn cuối cùng trong lịch sử thế kỷ 21: Tư bản tự do Mỹ Phương Tây & XHCN kiểm soát ngặt nghèo-TQ phương Đông. Như những diễn biến mình quan sát những năm qua, thì VN chúng ta đang nắm bắt tốt vận hội để trưởng thành về kinh tế, vì chỉ khi độc lập hoàn toàn về kinh tế, chúng ta sẽ tự do về tư tưởng. VN đang xây dựng một nền móng CNXH bản sắc Việt nam thông qua chiến dịch ứng phó NcoV mà được TG đánh giá là CP nhân văn nhất, với bài hát corona, ATM gạo nghĩa tình, chữa bệnh miễn phí v.v. Còn tiếp đó VN hình thành khái niệm gì nữa thì chờ các chủ nhân tương lai 9X, 0X sẽ xây dựng tư tưởng và tạo lập thể chế tiến bộ cho đất nước. Và bỗng dưng nếu tự nhiên VN chúng ta một nước còn nghèo mà sắp xuất hiện đồng tiền điện tử, hay không được dùng FB nữa thì chúng ta cần có tiếng nói chung để quá trình trọng đại đó được tiến hành có tham khảo ý kiến của nhân dân nhằm bảo vệ thành quả kinh tế, tài sản của chúng ta. Tới đây mình đã có thể dự đoán và đưa ra 2 kịch bản hậu NCoV, và tới đây các bạn cũng đã hiểu khi TG diễn ra khủng hoảng tài chính cũng là cuộc chiến tiền tệ giữa các siêu cường bảo vệ lợi ích kinh tế của mình là ưu tiên số 1. Thị trường tài chính TG ổn định xong, thì thị trường tài chính VN mới ổn định, thị trường tài chính tiền tệ ổn định rồi, vốn nước ngoài tiếp tục rót xuống, vốn trong nước tiếp tục đưa ra thì kế tiếp Thị trường CK mới ổn định và phục hồi, thị trường Bđs sẽ đóng băng tới khi nào TTCK khởi sắc trở lại. Như vậy hậu khủng hoảng chỉ có thể là chữ U, và hiện vẫn chưa rõ đâu là đáy. Nếu mình đoán được đáy được thì mai chính phủ Mỹ mời qua làm việc luôn rồi!!! *Kịch bản thứ nhất nếu NcoV được khống chế đầu Qúy 3 như kế hoạch của CP thì nền kinh tế sẽ phục hồi theo chữ U hẹp, đáy TTCK sẽ xuất hiện trong Q3-4, Thị trường Bđs ngấm đòn sau đáy TTCK 6 tháng nên sẽ xuống dốc 2021-2022. *Kịch bản thứ hai nếu NcoV được khống chế cuối năm, hoặc xấu hơn là đã khống chế được xong lại bùng phát lại trong năm 2021 thì nền kinh tế sẽ phục hồi theo chữ U đáy rộng, phần lớn doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp trở về điểm xuất phát trước đây 15 năm, kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đáy sâu nhất TTCK sẽ xuất hiện trong 2021, Thị trường Bđs ngấm đòn sau 6 tháng sẽ xuống dốc đóng băng nặng hơn, lâu hơn 2022-2025. Điểm qua các kế hoạch của chính phủ nhằm cứu vãn nền kinh tế bao gồm : Gói chính sách tiền tệ 300K tỷ, gói an sinh xã hội 62K tỷ, gói hỗ trợ tài khóa thuế 180K tỷ, gói hỗ trợ các loại phí 40K tỷ. Và đặc biệt cần đẩy nhanh gói đầu tư công 700K tỷ (mục tiêu có thêm vốn ODA theo đầu tư công), trước tiên ưu tiên làn 8 đoạn cao tốc Bắc Nam, Trung Lương Mỹ Thuận, sân bay Long Thành, nhằm tan cục máu đông lưu chuyển tiền tệ, tạo ra các công trình giao thông huyết mạch mới, và cơ quan mới như sb Long Thành để từ đó các tập đoàn tư nhân lập dự án, doanh nghiệp, người dân tới đó đầu tư, xuống tiền tạo dòng chảy cho tiền đang bị tắc khi nền kinh tế suy thoái. Khi mà hiện trạng tiền từ đầu tư nước ngoài đang ngưng lại hoặc cân nhắc rót tiếp vào VN, tiền nằm tại ngân hàng không nhúc nhích, tiền nằm im ở túi mỗi người, đều chờ VN tuyên bố hết dịch để chảy xuống lại. Năm 2020 với tình hình tất cả các ngành nghề đều bị thất thu, thu ngân sách giảm, thu từ dầu khí giảm do giá dầu TG giảm mạnh, kiều hối cũng giảm do hầu hết đã về, số ở lại đã chuyển chế độ chi tiêu tiết kiệm. Vì vậy chúng ta cần thích nghi sớm với môi trường kinh doanh biến đổi thay vì chờ đợi, rồi lại chờ đợi tình hình trở lại như cũ hoặc chờ CP cứu trợ khi mà khủng hoảng đang diễn ra diện rộng. Số người nhiễm virus chỉ có vài trăm, nhưng số doanh nghiệp nhiễm virus tê liệt kinh doanh, tắc máu dòng tiền, lợi nhuận âm đã ăn vào vốn đã lên tới vài trăm ngàn doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài tới năm 2021 thì 74% doanh nghiệp sẽ chết hẳn không thể phục hồi vì số ô xi (tiền) cứu trợ là hữu hạn so với số doanh nghiệp đăng mắc bệnh là quá nhiều và không thể đáp ứng ngay vì cần thời gian xét duyệt . Và nên để ý rõ là gói 300K tỷ lần này khác với gói kích thích KT (cứu trợ) 150K tỷ năm 2009-2010 về bản chất, gói kỳ trước là từ quỹ dự trự ngoại hối, ngân sách nhà nước, gói kỳ này là tiền các NHTM tự đàm phán với doanh nghiệp để cho vay nên tiếp cận nó khó hơn nhiều. Vì vậy chiến lược khả dĩ nhất là sớm kiểm soát được dịch, nếu sử dụng chiến lược sống chung với dịch, khoanh vùng sản xuất, cô lập từng tỉnh 1 để vẫn sản xuất kinh doanh bình thường tại tỉnh đó, giám sát hạn chế đi lại các tỉnh với nhau, sống chung với NcoV, tỉnh nào xuất hiện dịch thì tập trung dập tỉnh đó, các tỉnh khác vẫn hoạt động bình thường đang là một giải pháp mà CP ta cân nhắc. Tất cả chúng ta không nên kỳ vọng cuộc sống sớm sẽ trở lại bình thường ngay như trước kia, vì nguy cơ tái dịch vẫn còn khi chúng ta mở cửa có kiểm soát đón dòng vốn và dòng người trở lại. Giãn cách xã hội cục bộ hay diện rộng vẫn có thể xảy ra tới khi nào có vacxin, dự đoán mất 18 tháng thử nghiệm phát triển, và ước khoảng sau 2 năm mới sản xuất đủ vacxin cho tất cả mọi người. Chính vì vậy chỉ có đáy hình chữ V với một số ngành nghề kinh doanh hàng thiết yếu, còn tất cả sẽ là đáy hình chữ U trong đó có cả Bđs. Nhiều ngành mới sẽ được sinh ra, một số ngành cũ sẽ mất đi, đây cũng là lúc diễn ra các cuộc M&A lớn, những ông chủ mới xuất hiện. Tới đây các bạn, những người có khát vọng kinh tế đã có cái nhìn khái quát về sự vận hành kinh tế thế giới, VN qua 3 chu kỳ Bđs kể từ khi mở cửa, thấy rõ con đường phấn đấu đi lên giới tinh hoa, là những người nắm giữ chức vụ cao bộ máy nhà nước, những chủ ngân hàng, tập đoàn kinh tế lớn. Chúng ta cần lành mạnh TTCK không để TTCK như 1 chiếu bạc, nhà đầu tư CK chỉ biết tiền là trên hết, chỉ đầu tư những mã cổ phiếu bị thao túng làm giá miễn sao có lời, làm lu mờ những mã cổ phiếu tử tế. Chúng ta cần một thị trường Bđs tử tế hơn hướng tới những giá trị Bđs nhân sinh hơn, nhà đất dễ tiếp cận với đại đa số người dân hơn, vì dân có an cư thì mới lạc nghiệp, phát triển kinh tế. Không thể để sau mỗi kỳ khủng hoảng thì giới tài chính ngân hàng giầu hơn vì thâu lại tài sản doanh nghiệp đã chết với giá rẻ, không thể để các tập đoàn Bđs thao túng những gói sản phẩm bds mất cân đối như codotel để khi biến cố nó biến thành một nguồn lực đất nước bị lãng phí. Đất nước cần những con người trong giới tinh hoa ấy có biết ơn tiền nhân đã hy sinh xương máu giành độc lập, để nay hòa bình và phát triển kinh tế, phải biết lo cho dân, có tình yêu thương, sự sẻ chia tư duy, cách làm trong khó khăn, và còn nghèo của đại đa số người dân nếu so trên bình diện quốc tế. CP phải có những chính sách quyết liệt hơn nữa trong việc tạo hành lang môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ phát triển nâng cao thực lực kinh tế quốc gia. Rõ ràng VN chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân mình, không thể dựa vào một anh cao bồi miền Tây đỏng đảnh "không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn", và càng không thể dựa vào anh hàng xóm lớn phía Bắc luôn tìm cách hích chúng ta ở biển Đông, và bẫy chúng ta phụ thuộc sâu vào kinh tế. Và một thế hệ nhân dân phải tự giác hơn trong tìm kiếm các ý tưởng mới, cơ hội mới sản xuất kinh doanh, ưu tiên phát triển tại địa phương, tạo dựng giá trị gia tăng, sở hữu nhà tại địa phương, xây dựng quê hương thay vì chỉ biết mỗi một con đường là lên trung tâm phố thị. Mỗi người, mỗi chủ doanh nghiệp cần chủ động, không thể chờ đợi sự trợ giúp của CP hoặc bất mãn không chịu học hỏi tiến bộ, bị dẫn dụ vởi các tư tưởng cực đoan muốn thay ngay chế độ. CP cũng từ dân mà ra, các bạn hãy gieo vào con cháu sự tử tế, sự quyết tâm dấn thân, học hỏi tri thức để sẽ làm chủ nhân tương lai của đất nước 20 năm nữa. Cầu chúc cho Việt Nam chúng ta bình an vượt qua dịch bệnh, đón đầu chuyển cực, tự lực kinh tế, tự do tư tưởng để bước vào version đầu tiên của nền kinh tế tri thức TK21. Hiệp định EVFTA được EU ký với Việt Nam ngay ngày đầu tháng 4/2020 đỉnh của dịch bệnh thể hiện sự quan trọng của một hiệp định tham vọng nhất mà liên minh Châu Âu ký với một nước đang phát triển như Việt Nam. VIN đã đón đầu hiệp định bằng việc đầu tư nhà máy sản xuất ô tô (ruột Đức) tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải nơi tập trung nhiều nhà đầu tư, nhà máy Châu Âu nhất ở VN, đã có mặt từ 20 năm trước. Thể hiện 1 điều là ở CMCN lần thứ 4, 70% hệ thống dây chuyền sản xuất ô tô phát triển 150 năm có thể chuyển giao hết chỉ trong vòng 2 năm. Mỹ sau khi đàm phán Hiệp định song phương với Ấn có thể sẽ rút khỏi WTO, và vành đai kinh tế mới sẽ được hình thành ở Ấn, Indo, Malay, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Myanmar. Chính phủ Mỹ đã và đang liên tục cử các đoàn khảo sát, và viện trợ nâng cấp nền kinh tế thị trường của chúng ta nhằm đón làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Mỹ, EU, Nhật và Hàn sau dịch. Khi thị trường tài chính TG và VN phục hồi và ổn định, kế tiếp là thị trường CK, tiếp tục là thị trường BĐS- thứ tư liệu sản xuất gốc sẽ ngày càng đắt hơn sau mỗi kỳ sóng Bđs vì vị thế địa chính trị của chúng ta tăng lên và nằm trong vành đai dịch chuyển các doanh nghiệp rời khỏi TQ. Bắt đầu của chu kỳ sau sẽ là sự bùng nổ của dòng vốn ngoại, người nước ngoài sẽ đến VN đông đột biến, phân bố trên nhiều tỉnh đó là xu thế phát triển hội nhập TG không thể đảo ngược. Vành đai của mỗi trung tâm lớn như HN, TP HCM sẽ lại mở rộng thêm các trục giao thông huyết mạch và các trung tâm đô thị mới. Và tính chu kỳ được quyết định bới chu kỳ nợ dài hạn Tê giác xám, Voi Trắng với nội tại kinh tế của VN sẽ được phân tích chi tiết hơn trong bài cuối cùng : Nhận dạng làn sóng Bđs thứ 4, cơ hội phát triển đất nước, củng cố nền sản xuất quốc gia, độc lập kinh tế, nền móng tư tưởng tương lai. Giống như những người yêu nhau hay nói câu ngôn tình với người yêu, VN đã lỡ ở cuộc CMCN lần 1,2,3 nhưng ở lần thứ 4 nhất định Việt Nam sẽ có mặt. Và hành trang để cho chúng ta bước vào làn sóng Bđs thứ 4 là gì, hẹn các bạn ở phần sau và cũng là phần cuối cùng. Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây, và bạn nên đọc lại vài lần nếu có thể để hiểu hơn !!! 📌Đặc điểm của thị trường Bđs ở giai khủng hoảng, đóng băng: - Phân khúc nhà xã hội, giá rẻ, căn hộ <30m2 vùng ven phát triển vì nó gắn với nhu cầu ở cơ bản của đại đa số. - Sản phẩm Bđs du lịch mất niều năm mới hồi phục, vì thói quen tiêu dùng du lịch bị sang chấn tâm lý cần thời gian hồi phục lâu, nhiều codotel phá cam kết theo điều khoản bất khả kháng càng làm thị trường nguội lạnh. - Sốt cục bộ tại một số nơi Chính phủ và tập đoàn rót và triển khai đầu tư công, thành phố mới, mở đường mới nhưng sẽ tan sóng nhanh như Bình Ba vì thì trường Bđs vẫn trên đà đi xuống. - Sáng lác đác ở phân khúc M&A dự án, nhà phố & mặt bằng VIP mà bình thường chủ nhà không bán thì nay chủ nhân mới sẽ tìm mua. - Tổng quan thị trường Bđs tất cả các phân khúc sẽ đóng băng, xuống dốc sau 6 tháng TTCK chạm đáy, hiện vẫn chưa rõ đáy CK, vì vậy chưa rõ đáy Bđs tùy theo 2 kịch bản phân tích ở trên. Đất nền ở xa cư dân hiện hữu, căn hộ xây dở dang sẽ mất giá nhiều nhất, thị trường Bđs cho thuê mất 2-3 năm để hồi phục lại như cũ kể từ thời điểm dịch được khống chế. ♨Notice from Admin: NẾU CÁC BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH, VUI LÒNG SHARE BÀI VIẾT ĐỂ ỦNG HỘ TINH THẦN CHO TÁC GIẢ. Link Phần 1 https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/248445122842630 Link Phần 2: https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/250254242661718/ Link Phần 3: https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/258695968484212/ Link Phần 4: https://www.facebook.com/groups/reviewbatdongsanvietnam/permalink/275260650161077/ #dongdc
FB_IMG_1587472940832.jpg
bài viết quá hay, cùng chờ đợi và kiểm chứng
 

duchanh12a2

Xe tăng
Biển số
OF-79639
Ngày cấp bằng
6/12/10
Số km
1,154
Động cơ
428,665 Mã lực
Nơi ở
Nơi gặp gỡ Đất Trời
Giờ cháu chỉ đợi các dự án của các anh hết hỗ trợ lãi suất, bán tống bán tháo để nhà cháu kiếm được cái nhà cắm dùi ở thổ đu chứ không thì không biết đời nào mua được
Nhà cháu cũng chỉ mong có khủng hoảng BĐS để mua đc cái nhà cho ấm thân, chứ tích cóp từng cuốc xe thế này bao giờ mới đủ diện tích tối thiểu ở thủ đô.
 
Biển số
OF-584406
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
743
Động cơ
143,865 Mã lực
Tuổi
42
Như tôi đã nói vốn FDI vẫn sẽ rót mạnh vào kinh tế Việt Nam trong những năm tới :)

 

chichbong08

Xe buýt
Biển số
OF-631891
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
673
Động cơ
122,605 Mã lực
Nhiều dữ liệu, các bài viết kỳ công quá, vodka bác chủ và tác giả. Nhưng em thấy quy luật thị trường BĐS ở VN là chả tuân theo quy luật tiền định nào cả. Tức là không thể dự báo được.
 

hhnd

Tháo bánh
Biển số
OF-156112
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
1,154
Động cơ
347,944 Mã lực
Nhiều dữ liệu, các bài viết kỳ công quá, vodka bác chủ và tác giả. Nhưng em thấy quy luật thị trường BĐS ở VN là chả tuân theo quy luật tiền định nào cả. Tức là không thể dự báo được.
Chỉ có dự báo đúng nhiều hay ít thôi chứ không phải là không thể dự báo được cụ ah.
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
33,295
Động cơ
657,024 Mã lực
Như tôi đã nói vốn FDI vẫn sẽ rót mạnh vào kinh tế Việt Nam trong những năm tới :)

Thế là kte VN vẫn ngon cụ nhể.
 
Biển số
OF-584406
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
743
Động cơ
143,865 Mã lực
Tuổi
42
Thế là kte VN vẫn ngon cụ nhể.
Ngon hay ko thì còn phụ thuộc vào thị trường kinh tế các nước trên thế giới nữa chứ cụ,hàng hóa sản xuất ra phải tiêu thụ được thì mới ngon chứ,nhưng chí ít thì vốn FDI vào càng nhiều thì dân mình càng có việc làm,giảm tỉ lệ thất nghiệp,đồng tiền được đà lưu thông thì nền kinh tế sẽ ko bị bóp nghẹt :)
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
33,295
Động cơ
657,024 Mã lực
Ngon hay ko thì còn phụ thuộc vào thị trường kinh tế các nước trên thế giới nữa chứ cụ,hàng hóa sản xuất ra phải tiêu thụ được thì mới ngon chứ,nhưng chí ít thì vốn FDI vào càng nhiều thì dân mình càng có việc làm,giảm tỉ lệ thất nghiệp,đồng tiền được đà lưu thông thì nền kinh tế sẽ ko bị bóp nghẹt :)
Tình hình Mỹ và châu Âu căng hơn dự kiến nhỉ?
 

BKHN1989

Xe hơi
Biển số
OF-315719
Ngày cấp bằng
13/4/14
Số km
138
Động cơ
295,861 Mã lực
Nơi ở
Nguyễn Khang, Cầu Giấy Hà Nội
Sao cụ copy của cụ ĐôngDC trên facebook Diễn đàn bất động sản việt nam mà ko ghi rõ là copy từ cụ ý. Cụ ĐôngDC chưa ra phần cuối, tiện thể các cụ vào group Diễn đàn bất động sản cho thêm đông vui, e thấy bên đấy nhiều nhà đầu tư trong Nam ngoài HN ít quá, các cụ vào đàm đạo cho vui
 

Ngô Văn Khang

Xe máy
Biển số
OF-510084
Ngày cấp bằng
15/5/17
Số km
53
Động cơ
182,250 Mã lực
Tuổi
35
Cụ Việt BIM làm ăn rất nho nhã, giờ đang có cái AQUA Central ở Yên Phụ nhưng không hiểu chung đụng với nhà Hùng Túy thế nào lại có vấn đề về giấy tờ.
Anh tài BĐS Miền bắc hiện tại thì vẫn là Vượng Vin, Lam Sun, Minh Him Lam, gần đây chị Nga BiaRuouGai cũng nổi lên mấy dự án lớn, Dũng M.I.K, Tuấn Sunshine các anh tài đang dần dần đi vào dĩ vãng có thể là anh Tiền Gele, anh Nam Cường. Tuy nhiên theo cháu, cuộc khủng hoảng sắp tới sẽ là 1 cuộc khủng hoảng kỳ lạ. Lẽ ra nó đã đến 1 vài năm trước nhưng anh xứ ủy Đỗ Nam Trung đã kéo nó đến tận bây giờ mới bùng nổ.
Dòng tiền nội địa đã sẽ rất đuối. Chưa kể mối quan hệ bank-bđs như bây giờ như Vin-Tech, HimLam-Liên Việt, BRG-Sea, MIK-VP, Gele-Abbank thì hậu họa về thanh khoản rất lớn. Cái trò bán hàng từ túi trái sang túi phải để đẩy hàng của các anh tài ở trên sẽ khó thực hiện vì hết dư nợ tăng trưởng tín dụng. Công cuộc dùng tài sản để gán nợ như anh Vượng đang làm với anh Hùng Anh sẽ không kéo dài được lâu vì các anh Bank phải đói phó với áp lực từ các ngành khác và không thể thu tài sản thanh khoản kém như đất được.
Hy vọng ở nhà đầu tư nước ngoài cháu cũng thấy không cao. Cháu làm với các bạn Tung Của, các bạn đều cho rằng ngay cả ở thời điểm kinh tế thăng hoa thì các doanh nghiệp BĐS lớn của Tung Của cũng không dám vào vì vấn đề pháp lý của đất đai, mà Tung Của là cái thằng liều nhất trong các loại nhà đầu tư rồi.
Giờ cháu chỉ đợi các dự án của các anh hết hỗ trợ lãi suất, bán tống bán tháo để nhà cháu kiếm được cái nhà cắm dùi ở thổ đu chứ không thì không biết đời nào mua được :(
Xin số bác có thời gian anh em cafe
 
Biển số
OF-584406
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
743
Động cơ
143,865 Mã lực
Tuổi
42
Tình hình Mỹ và châu Âu căng hơn dự kiến nhỉ?
Tôi muốn nói rằng cụ đừng đi lo cho nhà giàu.Thế giới có nhiều chủng loài người khác nhau và dân Âu Mỹ vẫn là những chủng người "thượng đẳng".Dù muốn hay ko cũng cần phải chấp nhận.Cụ hãy nhìn những thành tựu phát minh khoa học,vật lý,máy móc,công nghiệp chế tạo đến 90% xuất phát từ Âu Mỹ là hiểu.Đừng nghe truyền thông vì "ngày xưa đọc báo để lấy kiến thức,còn bây giờ có kiến thức mới dám đọc báo" :)
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
33,295
Động cơ
657,024 Mã lực
Tôi muốn nói rằng cụ đừng đi lo cho nhà giàu.Thế giới có nhiều chủng loài người khác nhau và dân Âu Mỹ vẫn là những chủng người "thượng đẳng".Dù muốn hay ko cũng cần phải chấp nhận.Cụ hãy nhìn những thành tựu phát minh khoa học,vật lý,máy móc,công nghiệp chế tạo đến 90% xuất phát từ Âu Mỹ là hiểu.Đừng nghe truyền thông vì "ngày xưa đọc báo để lấy kiến thức,còn bây giờ có kiến thức mới dám đọc báo" :)
Vì họ căng nên mình mới lo cụ ơi. VN thì nhiều dấu hiệu tích cực nhưng thế giới mà toang thì cũng khó dự báo cụ à.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top