[VOC] Nhập môn Off-Road cho người mới tham gia

Einstein.

Xe buýt
Biển số
OF-404838
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
994
Động cơ
235,750 Mã lực
Tuổi
43








Trong tuyến bài phổ cập Off-Road cho các thành viên mới tham gia diễn đàn cũng là để chuẩn bị tinh thần đi xem PVOil VOC 2019 cho nó sướng. Cũng giống như seri phim Marvel, người nào theo dõi từ đầu thì khi xem các phần kế tiếp sẽ thấy hấp dẫn, còn người mới xem thì lại mù mờ. Chính vì thế xin mời các bác cùng theo dõi nội dung thớt này. Lưu ý, thớt không dành cho những người đã biết và hiểu về Off-Road.

Off-Road là gì? Theo như tiến sĩ google đáng kính thì Off-road là đi vào những khu vực không có đường lớn, thường chỉ có đường mòn dành cho người đi bộ với địa hình gập ghềnh, hiểm hóc. Một bên là đường mòn ven núi chỉ vừa đủ cho bánh xe máy, phía bên dưới là vực thẳm, sông sâu hoặc những con đường đá chông chênh… Do đó, đòi hỏi người cầm lái phải thực sự có kinh nghiệm và tay lái “lụa” nếu không có thể sẽ gặp nhiều bất trắc và hiểm nguy. Nói ngắn gọn dễ hiểu thì Off-road chính là điều khiển xe vượt qua những chỗ không có đường, thế cho nó nhanh.

Các yếu tố cần và đủ để Off-Road đó chính là xe và con người, xe có thể là xe đạp, xe máy hoặc ô tô. Ở phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới chiếc xe ô tô cho nó hợp với trend. Xe ô tô nào có thể dùng Off-road, đó là những chiếc xe SUV, CRV, Pickup hoặc những chiếc xe đã qua độ chế theo nhu cầu sử dụng để chuyên Off-Road. Thông thường những chiếc xe nguyên bản khả năng Off-Road của những chiếc xe này khá yếu, để tăng khả năng vận hành trên các địa hình phức tạp thì sẽ phải “vào đồ”. Các đặc điểm cần có trên một chiếc xe Off-Road có thể điểm danh như sau:

- Gầm cao (khoảng sáng gầm lớn): cái này thì chắc chắn rồi, bạn không thể lội qua một đoạn lầy lội với khoảng sáng gầm nhỏ hay leo qua các hòn đá to trên đường.

- Góc tới và góc thoát lớn: Cái này để các bạn có thể vượt qua các chướng ngại vật dễ hơn.

- Thân ngắn: Khác với các em chân dài váy ngắn được nhiều bác thích thì với bộ môn này người chơi sẽ thích những chiếc xe có kích thước ngắn để dễ xoay sở trong các tình huống khó như qua hố bệp bênh.

- Lốp to và gai lốp nhiều, rãnh gai sâu để tăng độ bám dính với mặt tiếp xúc.

- Ống thở phải được đưa lên cao, chả ai muốn chiếc xe của mình bị sặc khi đang nghịch nước cả.

- Tời: dùng hỗ trợ xe vượt qua các chướng ngại vật hoặc cứu hộ trong những tình huống nguy cấp

- Đèn to: cái này chả có tác dụng mấy ngoài việc đi đường trông khá oách

- Xe phải có hệ thống dẫn động bốn bánh.

- Hệ thống treo cứng và có biên độ độ giao động lớn để xe dễ dàng vượt qua các lại địa hình.

- Phải có team, khuyến cáo đầu tiên mà ai cũng phải biết là không bao giờ đi offroad một mình nếu bạn vẫn còn muốn chinh phục những thử thách khác. Offroad vốn là một bộ môn nguy hiểm, chúng ta cần phải hỗ trợ nhau trong mọi khó khăn mới mong vượt qua được.

- Giống như lão Hải kar từng phán, xe có độ thế nào thì cũng vứt nếu như không độ thằng lái.

Hiện nay phong trào Offroad ở VN đã khá phổ biến, có thể kể tên ra một số giải chính như VOC (Otofun tổ chức), KOP (club PVC tổ chức), KOK (do lão Hải kar tổ chức, cái này thiên nhiều hơn về tốc độ), một số giải giải địa phương như: Cao nguyên đá Hà Giang, LAAN Challenge The Mountain Lâm Đồng, giải đua ở Mũi Dinh…Và đặc biệt là giải offroad “phủi” ở bãi sông Hồng vào các cuối tuần, ai muốn xem có thể ra nghía.

Một số đường đua phổ biến ở các giải offroad: Đường đua bò (đoạn thẳng ngắn có chuyển hướng gấp và trơn trượt), đường bấp bênh, leo đá…Tùy tính chất của từng giải đua mà BTC sẽ thiết kế các đường đua có độ khó riêng để bẫy các thì sinh.

Tạm thế đã, em sẽ bổ sung sau…nếu nghĩ ra :))
 

Einstein.

Xe buýt
Biển số
OF-404838
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
994
Động cơ
235,750 Mã lực
Tuổi
43
Để phổ cập Off-road thì sẽ có nhiều bác bảo, ồ điên à, xe chạy trong phố, trên đường không sướng hơn hay sao mà phải vác xe vào những chỗ bùn đất, ao hồ các thứ mà đi. Phá xe à!!! Nếu sợ hỏng xe, bị xước vài miếng sơn hay nặng hơn là máy móc bị trục trặc thì có là sao. Ai đảm bảo rằng khi các bác chạy xe trong phố dù rất cẩn thận lại không bị một thằng dở hơi nào đó nó táng cho một phát vào đầu xe. Hay một ngày đẹp trời đang dừng đèn đỏ thì thằng công ngủ gật nào đó nó ủn cho một phát thì có mà, ơ kìa.

Vậy nên, dù ít hay nhiều chúng ta cũng nên trang bị cho mình một chút kiến thức về Off-road để trong trường hợp có đang trốn gấu chở bồ đi hú hí ở một góc nào đó thì có thể vượt qua dễ dàng. Nhất là với tình hình sông hóa của các con đường ở thủ đô thì chả ai đảm bảo sau cơn mưa to kia đường lại không thành sông và xe lúc ấy lại phải xì xụp bơi trong dòng nước mát.

Hôm qua có lão hỏi em, thế xe 1 cầu có offroad được không? Được chứ. Đối với nhiều người offroad là phải có xe 4x4, rồi những trang bị tận răng như lắp lốp MT, tời điện…Nhung nếu không có kỹ năng thì cho dù có là 4x4 thì bạn cũng toát mồ hôi hột với đoạn đường trơn trượt và gồ ghề.

Để bắt đầu, ta nên hiểu rõ xe mình là loại nào 2 cầu hay 1 cầu, lốp MT hay AT, khoảng sáng gầm bao nhiêu…càng hiểu rõ chiếc xe của mình bao nhiêu thì chúng ta càng dễ dàng điều khiển chúng vượt qua chướng ngại. Thông tin về động cơ cũng như hộp số: các bác sẽ thi thoảng cần huy động moment xoắn lớn nhất để vượt qua chướng ngại vật, vì vậy nên biết được xe mình đạt moment xoắn lớn nhất ở vòng tua bao nhiêu.Tuy nhiên không áp dụng được cho xe số auto

Ngoài xe chúng ta nên biết về các loại địa hình mà mình sắp sửa vượt qua. Chúng ta không thể ngồi trên xe mà ngó nghiêng hết tất thảy các vị trí được, mở cửa ra và bước xuống, xem dưới cái hố kia là đá hay bùn, nó sâu bao nhiêu..Nếu lười quá thì cứ dí cho ông khác đi trước, họ dính chỗ nào mình né chỗ đó, cách này khá hay :D

Em sẽ nếu ra một vài đường có thể xuất hiện trong bộ môn Offroad nhé.

Nước

Hố nước: Ít ra thì phải biết được nó sâu bao nhiêu, 30 cm hay 3 mét. Nếu nó chỉ ngập quá nửa bánh xe thì cứ thế mà vọt thôi, còn nó sâu quá thì phải…nghiên cứu phương án khác. Nếu nước vào động cơ thì phải làm sao, tuyệt đối là không đề nổ lại nếu xe bị nước vào gây chết máy. Nếu cứ đề nổ thì xác định luôn là banh cái máy. Để có thể vượt qua những đoạn nước sâu dân trong nghề thường độ ống thở và đưa vị trí của nó lên cao để nước không thể vào máy.

Sông, hồ, ao…dưới mặt nước kia là lớp bùn, dày hay mỏng thì phải xuống xem cho chắc. Khi điều khiển qua địa hình này nên nhớ, nếu xe đứng im thì có thể bị lún đến chạm gầm. Mà ga to quá mà bánh xe không bám được vào bề mặt thì sẽ gây ra hiện tượng đào rãnh. Nếu đã có tình trạng đào rãnh thì nên lùi lại theo đường cũ tránh việc càng ga thì rãnh đào càng sâu rồi vô phương cứu trợ.

Đường đá: nếu đá dăm thì chạy càng chậm càng tốt, những viên đá sẽ làm giảm ma sát của lốp xe với mặt đường chính vì thế nó có thể gây ra hiện tượng xe bị mất lái. Tệ hại hơn nữa nếu không kiểm soát được tốc độ những viên đá có thể văng vào kính lái của xe phía sau gây tổn thất lơn lớn.

Đường đất lầy lội trơn trượt: đây là món hay gặp nhất và cũng được nhiều người yêu thích nhất. Thường là các đường bỏ hoang trong rừng hoặc do mưa bão sạt núi mà hình thành nhiều đoạn bùn lầy trơn trượt. Thường kết hợp các hố nước và sống trâu ổ gà do sạt núi hay xe tải chạy qua hình thành.
Theo quan sát của em thì quân ta hay bị mắc ở các gờ đất do xe tải hay xe xích đùn lên. Nguyên nhân là do khoảng sáng gầm xe không đủ. Vì vậy việc quan sát và đánh giá cụ thể đường đi ở đây đóng vai trò quan trọng nhất,tốt nhất là nên tính trước là sẽ đặt bánh xe vào đâu, cố gắng chọn nơi khô ráo và đảm bảo cho xe không bị chạm gầm vào gờ đất cứng. Nhiều người hay sử dụng phương pháp lấy đà để lao qua nhưng theo em hơi phản khoa học, vì nếu trong bùn có cục đá to, không phải là ta đang tự phá xe hay sao. Phương pháp cá nhân của em là chạy thật chậm để dò đường,cảm thấy khó ăn thì lùi lại theo vết xe cũ. Một phương án khả thi cho xe 4x4 trên các quãng lầy dài là tự tiến lùi để tạo thành đường đi riêng.
Thường thường lớp bùn tạo ra bởi mưa trên các quãng đường này đều không quá sâu, dưới đáy sẽ là nền đất cứng. Nên khi bị sa lầy ta có thể thử cho bánh xe quay tít, đào đến nền đất cứng và xe sẽ thoát được.Tuy nhiên nếu bùn sâu quá,xe lún đến gác gầm thì khả thi nhất là gọi anh em bè bạn đến...đủn xe
 

Einstein.

Xe buýt
Biển số
OF-404838
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
994
Động cơ
235,750 Mã lực
Tuổi
43
Hôm qua đang ngồi phổ cập Offroad hăng say cho cho mấy chị em thì có ông anh ngồi bên cạnh đá đểu câu: đường đang ngon thì offroad làm cái *** gì vậy chú. Gậm một cục tức to đùng trong cổ họng giờ về ngồi biên tiếp về giáo trình phổ cập offroad cho các bác tiếp đây. Và một trong số các dạng địa hình mà trước sau gì các bác thích offroad cũng phải gặp đó là lội nước. À, cái anh gì đang bảo việc *** gì phải offroad thì vào đây quỳ xuống nghe em phán đây, một ngày đẹp giời bão về (hihi như hôm nay chẳng hạn) mưa như chưa từng tạnh bao giờ thì đường HN không ngập mới lạ, và rồi chúng ta có việc phải đi ra ngoài thì thế nào. Xách xe ra mà đi thôi chứ còn lựa chọn nào nữa. Nói cho văn vẻ như thi sĩ thì là Offroad giữa trời thu HN đấy các bác ạ.

Và khi phải điều khiển xe lội nước thì chúng ta phải làm sao? Mời các bác vote cho em đi rồi đọc tiếp nhé.

1. Ống thở: Đây là điều đầu tiên các bác nên nghĩ đến khi lội nước nhé, ống thở nó là đường dẫn khi nạp khí vào động cơ, nếu nước lọt vào ống thở sẽ dẫn đến hiện tượng nhẹ thì bẻ cong tay biên nặng thì banh cái máy. Về phần ống thở các bác có thể tự chế miễn sao từ đầu hút gió đến cổ hút kín là được hoặc có thể mua. Loại tốt là hiện nay có hàng của hãng ARB. Tuy nhiên lắp thêm cổ hút không dành cho các bác xót xe nhé vì sẽ phải đục khoét vài lỗ trên thân xe, ăn chơi nào mà chả phải chấp nhận đau thương

2. Mỡ cách điện: Đừng tưởng lắp ống thở rồi thì có thể thoải mái lội nước. Cái xe chỉ có thể vận hành khi có thứ sau: Khí – Nhiên liệu và điện. Ống thở tránh cho nước vào khí, đường nhiên liệu phải kín và tất nhiên hệ thống đánh lửa cũng phải cách ly khỏi nước. Bôi đều mỡ cách điện vào các dây cao áp, bọc kín và thông khí cho bộ chia điện sẽ giúp chiếc xe của các bác vượt qua vùng nước an toàn.

3. Động cơ dầu: Nếu không muốn lằng nhằng cho vụ mỡ cách điện thì tốt nhất bác nên sắm một động cơ máy dầu. Không bugi, không dây cao áp không bộ chia điện và tất nhiên là không cần tra mỡ cách điện làm gì.

4. Quạt gió: Khi xe lội nước cánh quạt làm mát có thể bị bẻ cong hoặc bị gãy do va đập với áp suất của nước và sẽ tác động làm hỏng két nước. Về nguyên tắc, khi nước ngập quá 1/3 cánh quạt thì phải dừng quạt. Nếu xe các bác có quạt điện hãy chế thêm một cái công tắc on/off cho quạt ở phía trong cabin khi đó chúng ta chỉ cần ngồi trong xe và tắt công tắc quạt. Nếu xe của bác vẫn dùng quạt cơ thì hãy tháo dây curoa trước khi xuống nước và khi qua được bờ bên kia thì hãy lắp dây curoa vào.

5. Kiểm tra mực nước: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng nên các bác cần kiểm tra thật cẩn thận trước khi ra quyết định xuống hoặc không. Bên dưới mặt nước phẳng lặng kia có thể là một hòn đá to sắc nhọn có thể xé tan lốp xe. Hoặc có thể mực nước có thể sâu hơn ước lượng của các bác, đừng để khi phi ùm cái xe xuống rồi hối tiếc. Mọi sự vội vàng đều phải trả giá, có khi sẽ rất đắt.

6. Thông hơi: Trên xe không phải chỉ có duy nhất cần thông hơi. Cầu, vi sai, hộp số…đều có đường thông khí. Thông thường các nhà sản xuất lắp van kiểm tra vào lỗ thông hơi trước khi xuất xưởng. Các bác không thể bịt kín hoàn toàn các lỗ thông hơi này vì khi xe vận hành dầu và khí bên trong sẽ nóng lên và thổi bay cái nút mà các bác đã bịt. Khi nước lọt vào trong các bộ phận đó sẽ gây hư hại các chi tiết. Tốt nhất là đưa các ông thở này lên cao hoặc các bác hãy nghiên cứu chế cho nó một cái ống thở có thể co giãn được và kín như đàn accordion.

7. Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất: Mọi sự chuẩn bị kỹ lưỡng đều sẽ giúp chúng ta tự tin hơn. Trước khi xuống nước hãy móc cab vào xe (hoặc móc sẵn tời) như vậy khi trường hợp xấu nhất xảy ra thì chúng ta có thể nhanh chóng đưa chiếc xe lên bờ một cách nhanh nhất.

8. Bi ơi đừng sợ: Khi xe chết máy dưới nước thì đừng hoảng sợ, xe thường sẽ chết máy trước khi bị hỏng hóc. Ở trường hợp này các bác đừng cố nổ máy khi ngập nước vì có thể làm cong tay biên. Sau khi ra khỏi vùng nước hãy kiểm tra tất cả các loại dầu để đảm bảo là nước không vào dầu, nước không phải là chất bôi trơn nên có thể phá hỏng cầu, hộp số, động cơ.

9. Tốc độ: Cái này khá cần thiết với các bác hay đi chuyển trong phố mùa mưa lũ này nhé. Khi đi qua vùng nước các bác phải thật đều ga, không đi nhanh quá khiên nước bị hất tung lên nắp capo hoặc văng vào cổ hút. Cũng không đi chậm quá khiến nước tràn vào khoang động cơ gây chập điện đối với các dòng xe không chuyên về offroad. Tốc độ khuyên dùng là khoảng 15km/h lúc này xe sẽ tạo thành luồng sóng rẽ sang hai bên và xe thì tiếp tục đi chuyển.

Bão về đến đít rồi, chúc các bác lội nước an toàn…
 

Einstein.

Xe buýt
Biển số
OF-404838
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
994
Động cơ
235,750 Mã lực
Tuổi
43
Hôm nay rảnh rỗi em lại chém tiếp về Offroad, thớt hẻo quá có lẽ do em bốc phét chưa hay chăng. À, mà có lẽ cái bộ môn này nó cũng không phải là bộ môn phổ biến cho nhiều người giống môn đua xe. Có khi mở thớt hướng dẫn đua xe trong phố lại đông người xem hehe.

Hôm nay em sẽ kể về một món không thể thiếu trên xe của các lão Offroader kỳ cựu: Tời. Nói đến cái này thì mấy ông hay kéo nhau chui vào rừng trốn vợ thì ông nào trên xe cũng có ít nhất là 1 cái, còn bình thường phải 2 cái mới đủ. Nói đâu xa, như kỳ VOC 2018 cái bài thi số 10, leo đỉnh lăng tẩm paraong thì xe nào chả lôi 2 tời ra kéo, không 2 tời có qua vào mắt.

Tời hiểu đơn giản là cái có thể giúp tài xế và xe vượt qua đoạn đường khó mà sức mạnh của bản thân cái xe không thể vượt qua được. Lúc này lái xe phải lôi tời ra tìm cách móc vào vị trí chắc chắn nào đó rồi có thể vừa tời vừa mớm ga để có thể vượt qua chướng ngại vật. Chính vì có sức kéo mạnh mẽ nên tời dễ dàng giúp xe chạy vượt qua chướng ngại nhưng bên cạnh đó nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hậu quả khôn lường. Một cái tời khoảng 5 tấn đang căng bỗng đứt thì sức công phá của nó cứ gọi là kinh dị. Các bác hay xem mấy vụ biểu diễn kiếm Nhật bổ cây chuối nó ngọt như nào thì cái dây tời nó cũng ngọt y như thế khi quật vào vật cản trong phạm vi của nó. Em đã từng chứng kiến cảnh cái dây tời nó đứt bạt ngang qua chân của anh lơ xe, nhanh và ngọt…Kinh kinh là.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng tời chúng ta nên biết vài điều sau:

Không được tời quá khả năng chịu tải của dây cáp

Trước khi tời hãy kiểm tra thật kỹ các đầu tiếp nối của các đầu móc (ma nó, đầu móc cáp, dây xích…)

Không xả hết cáp trên trống tời, vì như thế có thể gây tuột cáp tời

Không sử dụng tời liên tục, hãy dừng nghỉ một thời gian để motor nguội

Hãy đứng xa dây cáp và khu vực tời khi đang tời

Dùng găng tay để kéo tời, không cho dây cáp đi qua lòng bàn tay

Không dùng tời để kéo, giật xe khác hoặc vật cần tời…bằng lực đột ngột có thể gây hỏng tời

Hiện nay trên thị trường có bán khá nhiều tời nhưng phân loại ra thì chúng sẽ nằm trong các loại sau (phân loại theo cách dẫn động).

Theo loại dẫn động, tời được chia làm 2 loại: Tời quay tay và tời máy
Theo số tang, tời được chia làm 2 loại: tời 1 tang và tời nhiều tang
Theo nguồn động lực : Tời điện, Tời thủy lực, Tời cơ khí
Theo số tang : Loại 1 và nhiều tang
Theo tốc độ : Một tốc hay nhiều tốc, đảo chiều
 

lenam86

Xe buýt
Biển số
OF-75889
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
517
Động cơ
426,770 Mã lực
Em hóng để bác thấy thớt không hẻo.
 

Hằng hóng hớt

Xe đạp
Biển số
OF-602949
Ngày cấp bằng
12/12/18
Số km
28
Động cơ
124,280 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
3
Em cũng ủn ạ <3
 

lenam86

Xe buýt
Biển số
OF-75889
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
517
Động cơ
426,770 Mã lực
Em đang quan tâm trong tầm giá nào mua được xe nào và được cái j thừ xe đó.
Ví dụ tầm 100-200-300tr (tiền đầu tư xe - lhoong tính tiền vào đồ) rồi xo sáng giữa máy xăng máy dầu...
Và chơi ở các mức như cảnh dạo phố/lội phố - hay off nhẹ - hay thi đấu - thi đấu chuyên nghiệp....
 

lenam86

Xe buýt
Biển số
OF-75889
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
517
Động cơ
426,770 Mã lực
Bác chủ vẫn ngỉ lễ ạ.
 

Einstein.

Xe buýt
Biển số
OF-404838
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
994
Động cơ
235,750 Mã lực
Tuổi
43
Em đang quan tâm trong tầm giá nào mua được xe nào và được cái j thừ xe đó.
Ví dụ tầm 100-200-300tr (tiền đầu tư xe - lhoong tính tiền vào đồ) rồi xo sáng giữa máy xăng máy dầu...
Và chơi ở các mức như cảnh dạo phố/lội phố - hay off nhẹ - hay thi đấu - thi đấu chuyên nghiệp....
Cái đó bác phải vào box tư vấn mua bán chứ ở đây em ko tư vấn cái đó nhé
 

lenam86

Xe buýt
Biển số
OF-75889
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
517
Động cơ
426,770 Mã lực
Cái đó bác phải vào box tư vấn mua bán chứ ở đây em ko tư vấn cái đó nhé
Bác cho em xin lời khuyên mới nhập môn và nhu cầu chỉ là thoát khỏi đường đất trơn trượt - không thi đấu, không đi rừng, thì nên chọn xe nào phù hợp với nhu cầu và mức giá ~ 100-200tr ạ
 

Einstein.

Xe buýt
Biển số
OF-404838
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
994
Động cơ
235,750 Mã lực
Tuổi
43
Bác cho em xin lời khuyên mới nhập môn và nhu cầu chỉ là thoát khỏi đường đất trơn trượt - không thi đấu, không đi rừng, thì nên chọn xe nào phù hợp với nhu cầu và mức giá ~ 100-200tr ạ
Bác có thể nghiên cứu em này Daihasu Terios 2003 rồi lắp bộ lốp mud terrain
 

Mr.Trym

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-69080
Ngày cấp bằng
24/7/10
Số km
3,165
Động cơ
462,607 Mã lực
Vịt thì khá ngon nhưng kinh phí của cụ 200 thì hơi khó đấy
200 với Vịt cơ bản là ngon òi.
Còn óp sừn thời vô cmn cùng.
Nào tời, nào thụt, nào lốp gai đi bùn, nào đèn đuốc, nào ống thở, nào cản ARB, nào bộ đàm... ối ah là thứ.
Có khi đắp vào đấy 200 nữa vưỡn còn thấy ít :P :P :P
Cái nghiệp Ộp Dốt là nó khổ vậy :(
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top