- Biển số
- OF-113030
- Ngày cấp bằng
- 16/9/11
- Số km
- 13,603
- Động cơ
- 513,084 Mã lực
Mời các bác.


Ấm cổ, quãng cuối tk19 tới đầu tk20 rồi cụ.Ấm cổ 1 lỗ cụ ah, “Phong dẫn ngọc nhân lai”.
![]()
![]()
![]()
![]()
Nhiều ấm đẹp quá! E xin cụ thông tin về dòng ấm Triều Sán này với. Thanks cụ!Ấm cổ, quãng cuối tk19 tới đầu tk20 rồi cụ.
Dòng ấm Triều Sán này còn khá phổ biến ở VN. Em thấy họ bảo dùng ấm này pha hồng trà, vị trà sẽ dịu hơn.
Góp vui với cụ 2 cặp mông núng nính
![]()
![]()
Hồi bé em có trách nhiệm đầu giờ sáng đánh rửa ấm chén trà cho phụ huynh rồi mới đi học; hồi đầu thì rửa bằng tro bếp sạch; sau thì cả mùn cưa phoi bào gỗ de dổi (vì nó thơm và ko độc); cũng mấy lần suýt ăn đòn vì làm sứt quai bộ Hoa hồng!
Em nghe lỏm mấy bác uống trà hay ngâm vịnh và treo 2 câu thơ cổ, mời các bác:
Trà diệc tuý nhân hà tất tửu
Thư năng hương ngã bất tu hoa.
Dịch:
Trà khiến ta say cần chi rượu
Sách làm thơm tớ phải đâu hoa.
Bức thư pháp của 1 cụ tên Lã Anh Nho viết 2 câu trên:
![]()
Lại làn khói trầm mong manh trong đêm rồi...em cứ lễ mễ chạy theo dài dài hoyMời các bác.
10 ấm ko được nửa chén.
![]()
![]()
![]()
Em xin phép viết ngắn gọn theo một chút hiểu biết sơ sơ của em:Nhiều ấm đẹp quá! E xin cụ thông tin về dòng ấm Triều Sán này với. Thanks cụ!
Thanks cụ! Cái ấm dáng quả lê đẹp quá! Ấm này cũng phỏng Mạnh Thần - Nghi Hưng cụ nhỉ. Ấm Triều Sán e thấy hay ghi thơ ở trôn, cũng hay.Em xin phép viết ngắn gọn theo một chút hiểu biết sơ sơ của em:
Triều Châu (Chaozhou), giáp với Sán Đầu (Shantou) thuộc Quảng Đông, là 2 vùng có nghề làm ấm bằng đất sét từ xưa. Ấm vùng này người Hoa hay gọi chung là ấm Triều-Sán (Chao-shan)
Ấm của họ làm ra khá tinh xảo về kiểu dáng, nhưng thường có đặc điểm là khi nung thì mặt ngoài và mặt trong sẽ có mầu sắc khác nhau. Bên ngoài thường lên màu đậm, đẹp hơn. Đôi khi họ còn quét 1 lớp đất tạo màu (đất chứ không phải phẩm màu như bây giờ ạ) ra bên ngoài trước khi nung. Ấm nung xong nhìn da láng mịn, rất đẹp!
Còn bên trong ấm thường có màu nhạt hơn, nhìn màu như gạch non, thêm vào một số dấu hiệu chế tác nên phân biệt khá dễ. Ngày nay, những người làm ấm Triều Sán mới đã "đánh tráo", xoá bỏ các dấu hiệu chế tác truyền thống bên trong ấm, tạo ra những dấu hiệu giống hệt như cách thức chế tác của ấm Nghi Hưng
Do mặt trong đất khá "non", nên khả năng thẩm thấu nước trà khi dùng tương đối cao. Ấm sẽ nhanh lên màu, bóng đẹp hơn so với ấm làm bằng đất vùng Nghi Hưng.
Loại đất này cũng mềm, dễ tạo hình hơn so với đất Nghi Hưng, nên ấm có thể SX nhanh - nhiều - tốt - rẻ hơn hẳn. Các chữ viết trên ấm cũng dễ dàng thể hiện hơn!
Cuối TK 19, đầu TK 20, dòng ấm này được bán sang VN khá nhiều cùng với những thương nhân buôn trà từ vùng Phúc Kiến bán sang.
Ngày mới chơi ấm, em vẫn hay nhầm ấm này với ấm chu sa Nghi Hưng. Tuy nhiên khi cọ sạch bong các ấm cổ đi thì phát sinh việc
(1) các ấm Nghi Hưng cổ, nhìn bẩn bẩn, nhưng cọ sạch đi lại bóng, trầm, đẹp màu thời gian
(2) các ấm Triều Sán để nhìn cổ kính, nhưng cọ sạch nhìn màu lại bị bạc đi khá nhiều. Tuy nhiên sau khi pha trà 1 thời gian thì ấm lên lại mầu khá đẹp trong thời gian ngắn.
Một cái ấm Triều Sán em nhìn thấy khá đẹp
View attachment 8673566
View attachment 8673567
bên ngoài là vậy, còn bên trong màu đất non rất đặc trưng (trong nắp & cả trong thân cũng vậy)
View attachment 8673568
Một đôi vịt của em - một Triều Sán, một Nghi Hưng. Cụ chuot08 và các cụ mợ thử đoán xem nhé
View attachment 8673589
Cái này theo e ko phải xếp thứ tự cao thấp, mà chỉ là liệt kê ra và thuận vần điệu thôi; cũng kiểu như tên thớt này.Em vào hóng các cao nhân luận ấm, vưa em có nhớ một câu nói về ấm trà:
Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần
Vậy ấm Thế Đức, ấm Lưu Bội là thế nào mà còn được xếp trên dòng ấm Mạnh Thần - Nghi Hưng, các cụ có ai biết và có hứng tìm hiểu không ạ
Em nghĩ là do vần điệu thôi, mỗi thương hiệu đều có ưu nhược khác nhau và người chơi thì tùy theo sở thích, kiểu như một thời hay có câuEm vào hóng các cao nhân luận ấm, vưa em có nhớ một câu nói về ấm trà:
Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần
Vậy ấm Thế Đức, ấm Lưu Bội là thế nào mà còn được xếp trên dòng ấm Mạnh Thần - Nghi Hưng, các cụ có ai biết và có hứng tìm hiểu không ạ
Em xin giả nhời cụ: tử sa là cục to, mà xám nhạt.![]()
![]()
![]()
mời các cụ thẩm đất tử sa nghi Hưng. Loại khoáng liệu nguyên bản
Một loại đất kì lạ chỉ có ở vùng này. Nhìn cục cứng như đá, nhưng để phong hóa 1 thời gian lại bở tơi ra
Nghiền mịn, sàng lọc thì ra cục khoáng liệu thô có độ dẻo, độ mịn, dễ chế tác, dễ tạo hình độ thẩm thấu cao
đúng là kì lạ
đố các cụ biết đâu là khoáng tử nê, đâu là chu nê. 2 loại phổ biến nhất trong 3 cục nêu trên
Ấm loại nào trôn cũng có thể có triện, có thơ...Thanks cụ! Cái ấm dáng quả lê đẹp quá! Ấm này cũng phỏng Mạnh Thần - Nghi Hưng cụ nhỉ. Ấm Triều Sán e thấy hay ghi thơ ở trôn, cũng hay.
2 ấm dưới, nhìn ảnh e chịu ko phân biệt được, chắc phải đến uống trà mới biết!
Câu trên em đọc lần đầu trong cuốn "Vang bóng.một thời" của cụ Nguyễn Tuân - xuất bản lần đầu năm 1940.Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần
Chuẩn cụ ạ. Cục màu xám là tử nê đáy tào thanhEm xin giả nhời cụ: tử sa là cục to, mà xám nhạt.
Cục màu vàng là chu sa. Còn cục nhỏ xíu trên tay em không dám chắc ạ!
Cục nhỏ xíu em không chắc, vì mờ quá.Chuẩn cụ ạ. Cục màu xám là tử nê đáy tào thanh
Cục nhỏ thấy người có bảo là thiên thanh nê gì đó
Gốc khoáng thì vẫn chỉ có: Tử nê - Chu nê - Đoàn nê - Lục nêCục nhỏ xíu em không chắc, vì mờ quá.
Còn Đáy tào thanh , Thiên thanh nê...thì đâu đó sau năm 90 mới phân ra vậy. Em không chơi ấm mới nên không rành lắm ạ!