[Funland] Nhờ các cụ VNPT, FPT, VT

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,243
Động cơ
589,766 Mã lực
Em và thằng bạn có tranh luận nhau rằng: Trên đường mỗi công ty trên có tuyến cab Internet riêng chứ không dùng chung hay trong một đường dây có nhiều line. Sau đó đến từng khu vực thì có hộp chia đưa đến từng nhà. Ông bạn em bảo ở khu nó có một hộp chia chung và từ đó dẫn đến từng nhà và theo nó thì cab tổng dẫn đến hộp chung đó dùng chung cho các công ty viễn thông.
Vậy xin hỏi:
1. Mỗi công ty trên có cab riêng Internet chạy trên đường, trong hạ ngầm hay dùng chung 1 đường cab tổng, trong đó mỗi công ty có line riêng ?
2. Đường dẫn quốc tế về VN chỉ có mấy đường. Về đến VN thì phân chia cho các công ty trên theo kiểu nào ?
 

ngtocuong

Xe buýt
Biển số
OF-323223
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
722
Động cơ
295,867 Mã lực
Em và thằng bạn có tranh luận nhau rằng: Trên đường mỗi công ty trên có tuyến cab Internet riêng chứ không dùng chung hay trong một đường dây có nhiều line. Sau đó đến từng khu vực thì có hộp chia đưa đến từng nhà. Ông bạn em bảo ở khu nó có một hộp chia chung và từ đó dẫn đến từng nhà và theo nó thì cab tổng dẫn đến hộp chung đó dùng chung cho các công ty viễn thông.
Vậy xin hỏi:
1. Mỗi công ty trên có cab riêng Internet chạy trên đường, trong hạ ngầm hay dùng chung 1 đường cab tổng, trong đó mỗi công ty có line riêng ?
2. Đường dẫn quốc tế về VN chỉ có mấy đường. Về đến VN thì phân chia cho các công ty trên theo kiểu nào ?
1. Mỗi ô nhà mạng đều có mạng backbone (trục Bắc Nam riêng, các mạng xương cá từ backbone đó nữa - gần nhất ô CMC Telecom cũng có trục mạng Bắc Nam của riêng mình rồi) - dĩ nhiên cũng như di động, k phải vùng phủ ô nào cũng như nhau (ăn nhau ở cái mạng xương cá nhiều hay ít, vươn đến dc khu vực sâu xa hay chỉ le ve phố thị) - ông nào ở khu vực nào mà ko có thì phải thuê (dùng chung 1 đường) với ông có (VNPT và Viettel vẫn là 2 ô có độ phủ lớn nhất) => sẽ có trường hợp 2 ông dùng dịch vụ 2 nhà cung cấp mạng khác nhau nhưng line lại dẫn đến chung 1 điểm.

2. Các đường dẫn quốc tế (Cáp biển, cáp đất liền) về tới VN tại các điểm gọi là trạm cập bờ hoặc trạm biên giới => từ đó kết nối vào mạng lưới của các nhà mạng, dung lượng kết nối tùy vào dung lượng đi quốc tế các nhà mạng đã mua từ các đối tác nước ngoài.
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,243
Động cơ
589,766 Mã lực
1. Mỗi ô nhà mạng đều có mạng backbone (trục Bắc Nam riêng, các mạng xương cá từ backbone đó nữa - gần nhất ô CMC Telecom cũng có trục mạng Bắc Nam của riêng mình rồi) - dĩ nhiên cũng như di động, k phải vùng phủ ô nào cũng như nhau (ăn nhau ở cái mạng xương cá nhiều hay ít, vươn đến dc khu vực sâu xa hay chỉ le ve phố thị) - ông nào ở khu vực nào mà ko có thì phải thuê (dùng chung 1 đường) với ông có (VNPT và Viettel vẫn là 2 ô có độ phủ lớn nhất) => sẽ có trường hợp 2 ông dùng dịch vụ 2 nhà cung cấp mạng khác nhau nhưng line lại dẫn đến chung 1 điểm.

2. Các đường dẫn quốc tế (Cáp biển, cáp đất liền) về tới VN tại các điểm gọi là trạm cập bờ hoặc trạm biên giới => từ đó kết nối vào mạng lưới của các nhà mạng, dung lượng kết nối tùy vào dung lượng đi quốc tế các nhà mạng đã mua từ các đối tác nước ngoài.
Trường hợp đi thuê lại đường truyền để 2 ông một line thì tín hiệu truyền của mỗi ông trên đó thế nào hả cụ ?
 

ngtocuong

Xe buýt
Biển số
OF-323223
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
722
Động cơ
295,867 Mã lực
Trường hợp đi thuê lại đường truyền để 2 ông một line thì tín hiệu truyền của mỗi ông trên đó thế nào hả cụ ?
Hi..cụ đừng tưởng tượng như là truyền ống nước cụ ơi ! Tín hiệu internet thì cứ 2 đầu theo địa chỉ IP mà tính toán và quản lý thôi.
Thật ra nhiều trường hợp mặc dù thuê những vẫn sẽ dc cấp 1 đường cáp riêng (vì một hạ tầng đường cáp sẽ k chỉ chạy 1 tuyến cáp)
 

vnptvinaphone

Xe buýt
Biển số
OF-360793
Ngày cấp bằng
31/3/15
Số km
592
Động cơ
266,408 Mã lực
Hi cụ, em vnpt đây ạ. Về kỹ thuật truyền dẫn, internet thì nói cả ngày nhưng cơ bản nó không khác mấy mạng lưới giao thông.
Kênh FTTx thì nó là Internet, băng thông share tức nhiều thuê bao cùng chạy chung trên 1 sợi quang từ POP về đến ISP, từ POP vào đến đầu cuối (modem) thì thường là cáp riêng (2-4 fo), giống đường phố chung làn oto, xe máy, thấy có khoảng trống là đi được, nghẽn mạng giống hệt tắc đường.
Các kênh thuê riêng khác như VPN (Wan, Metronet), ILL thì nó khai báo giao thức ở lớp 2, 3 để thiết lập một tunnel mềm cho mỗi thuê bao trên sợi vật lý, cụ cứ tưởng tượng như BRT
Kênh P-2-P thì kết nối các điểm đầu cuối với nhau qua sợi cáp riêng, tưởng tượng như tàu hỏa, mình 1 đường, có gác chắn, bảo vệ.
Một tuyến cáp quang gồm nhiều đường cáp, mỗi đường cáp gồm nhiều sợi quang, các sợi quang độc được bó trong đường cáp 2, 4, 8, 16, 24, 48fo. ISP nào thuê hạ tầng ngầm thì thường thuê cống bể và tự kéo cáp quang, 1 số thì thuê luôn sợi quang của ISP khác để truyền tín hiệu kênh của mình, chứ hãn hữu có chuyện tín hiệu quang của 2 ISP cùng chạy trên 1 sợi quang.

Tiện thể, em bán Internet, truyền dẫn, IDC, cụ nào quan tâm ới em nhé :D
 

Phongtemp

Xe tải
Biển số
OF-453068
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
237
Động cơ
208,075 Mã lực
1. Mỗi công ty trên có cab riêng Internet chạy trên đường, trong hạ ngầm hay dùng chung 1 đường cab tổng, trong đó mỗi công ty có line riêng ?
2. Đường dẫn quốc tế về VN chỉ có mấy đường. Về đến VN thì phân chia cho các công ty trên theo kiểu nào ?
1. Dùng riêng không chung chạ cụ nhé. Cáp của thằng nào, thằng ấy dùng. Tuy nhiên cũng có trường hợp đổi sợi lẫn nhau để tiết kiệm chi phí, kiểu như tao cho mày sài ké tuyến này thì tuyến khác mày lại trả lại cho tao, nhưng việc này ít thôi và thường là tuyến trục.
2. Truyền dẫn quốc tế cáp biển, thì chi phí đầu tư lớn, ko tự làm được nên các nhà mạng VN bắt buộc phải góp vốn chung với tụi nước ngoài để xây. Tuyến cáp chạy qua vùng biển VN thì kéo 1 đường vào 1 trạm cập bờ chung, từ trạm cập bờ lại ông nào kéo về nhà ông đấy. Tuyến cáp biển quốc tế do bọn nước ngoài vận hành. Còn truyền dẫn cáp đất quốc tế thì thằng nào có thằng ấy dùng, méo chia sẻ gì sất.
 

Đinh Trường

Xe máy
Biển số
OF-483697
Ngày cấp bằng
12/1/17
Số km
69
Động cơ
194,720 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hi cụ, em vnpt đây ạ. Về kỹ thuật truyền dẫn, internet thì nói cả ngày nhưng cơ bản nó không khác mấy mạng lưới giao thông.
Kênh FTTx thì nó là Internet, băng thông share tức nhiều thuê bao cùng chạy chung trên 1 sợi quang từ POP về đến ISP, từ POP vào đến đầu cuối (modem) thì thường là cáp riêng (2-4 fo), giống đường phố chung làn oto, xe máy, thấy có khoảng trống là đi được, nghẽn mạng giống hệt tắc đường.
Các kênh thuê riêng khác như VPN (Wan, Metronet), ILL thì nó khai báo giao thức ở lớp 2, 3 để thiết lập một tunnel mềm cho mỗi thuê bao trên sợi vật lý, cụ cứ tưởng tượng như BRT
Kênh P-2-P thì kết nối các điểm đầu cuối với nhau qua sợi cáp riêng, tưởng tượng như tàu hỏa, mình 1 đường, có gác chắn, bảo vệ.
Một tuyến cáp quang gồm nhiều đường cáp, mỗi đường cáp gồm nhiều sợi quang, các sợi quang độc được bó trong đường cáp 2, 4, 8, 16, 24, 48fo. ISP nào thuê hạ tầng ngầm thì thường thuê cống bể và tự kéo cáp quang, 1 số thì thuê luôn sợi quang của ISP khác để truyền tín hiệu kênh của mình, chứ hãn hữu có chuyện tín hiệu quang của 2 ISP cùng chạy trên 1 sợi quang.

Tiện thể, em bán Internet, truyền dẫn, IDC, cụ nào quan tâm ới em nhé :D
đọc bài của cụ xong đầu e thành matrix rồi @@
 

Mong Nguyễn

Xe đạp
Biển số
OF-446100
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
34
Động cơ
209,050 Mã lực
Em và thằng bạn có tranh luận nhau rằng: Trên đường mỗi công ty trên có tuyến cab Internet riêng chứ không dùng chung hay trong một đường dây có nhiều line. Sau đó đến từng khu vực thì có hộp chia đưa đến từng nhà. Ông bạn em bảo ở khu nó có một hộp chia chung và từ đó dẫn đến từng nhà và theo nó thì cab tổng dẫn đến hộp chung đó dùng chung cho các công ty viễn thông.
Vậy xin hỏi:
1. Mỗi công ty trên có cab riêng Internet chạy trên đường, trong hạ ngầm hay dùng chung 1 đường cab tổng, trong đó mỗi công ty có line riêng ?
2. Đường dẫn quốc tế về VN chỉ có mấy đường. Về đến VN thì phân chia cho các công ty trên theo kiểu nào ?
Câu 1: Theo em biết thì tùy công ty có thuê đường line riêng hay chung thôi, như nhà các Cụ dùng Internet cũng vậy, sủ dụng 1 mình thì phí đắt mà chung thì share tiền. Còn mạng VPN của công ty thì họ thường thuê kênh riêng (liên tỉnh hoặc nội tỉnh) để mục đích bảo mật và an toàn hơn. Về truyền dẫn từ mạng lõi của nhà mạng đến người sử dụng qua nhiều thiết bị lắm tùy thuộc vào công nghệ mà nhà mạng sử dụng (FTTx, GPON,...)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top