Mỗi thời 1 khác nhỉ.
Xưa nhiều ca sỹ cùng hát gọi "tốp ca", có tốp ca Nam, tốp ca Nữ. Ngày nay gọi "nhóm" hát.
Xưa nhiều ca sỹ cùng hát gọi "tốp ca", có tốp ca Nam, tốp ca Nữ. Ngày nay gọi "nhóm" hát.
Mỗi người có sở thích khác nhau và bài hát cũng thường gắn với một thời kỳ, thời điểm lịch sử hay một thế hệ. Nhạc đỏ hay nhạc cách mạng nhiều bài sống mãi với thời gian, k phải chỉ để cổ vũ khi thời chiến hay giai đoạn xây dựng tái thiết sau hòa bình. Trang Baicadicungnamthang em thấy có rất nhiều người nghe, người theo dõi và đóng góp các bài hát cũng như các phân tích, bình luận hay. Bên cạnh dòng nhạc đỏ, các bài hát trữ tình, ca ngợi tinh yêu đôi lứa, viêt về cuộc sống thường ngày không phải viêt đặt hàng, viết tuyên truyền cổ động như các bài hát những năm 1980-1990s vẫn được nhiều người nghe, người hát.Đại đa số nhạc đỏ hoặc đỏ nhờ nhờ giờ không ai nghe, không ai hát, nếu có chỉ vào các dịp cúng cụ hoặc hoài niệm như thớt này. Mấu chốt là tính định hướng chính trị lấn át tính nghệ thuật, tính nhân văn của tác phẩm. Nhiều bài nghe như đấm vào tai về nhạc lý (trình độ viết nhạc kém), gượng ép về ca từ (viết theo định hướng, đặt hàng)
Nhưng cá biệt có những bài mà bọn chip chip nó vẫn thích hát, vẫn xúc động tuy không hiểu rõ về bối cảnh hay ý nghĩa của bài hát như các thế hệ trước. Theo em đó mới là những bài hát thành công đi cùng năm tháng. Dù ít người hát, ít người thích nhưng còn thoi thóp (rất ít tác phẩm trường tồn với thời gian) so với các bài đã chết hẳn
Hoàng Huệ Quân thấy hát rất ít bài. Bài Đợi chờ trong cơn mưa em thấy ca sỹ HHQ hát thành công, ấn tượng nhất. Bài này em cũng cho vào list nghe nhạc lúc đạp xe cùng với chủ đề những năm 80-90s với các sỹ như Ngọc Thúy. Ngọc Bích...Ca sỹ người Việt gốc Hoa - Hoàng Huệ Quân - thời 198x. Ai thích những bài hát như Đợi chờ trong cơn mưa, Ngôi sao cô đơn do cô ca sỹ mũm mĩm nhưng rất thích mặc đồ toàn trắng. Phong cách nhạc rộn rã rồi bống vút cao lên giọng hát của ca sỹ rất ấn tượng
Những người thích bài hát này giờ đều già rồi
Năm 1988 tại Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc, Lẽ ra HHQ sẽ đạt được giải cao hơn là giải Nhì năm đó, cơ mà khi phỏng vấn thì cô nói tiếng Việt bị vấp vài chỗ - nên một số người cho rằng cô ấy nói tiếng Việt chưa sõi, cộng với yếu tố chính trị năm đó xảy ra sự kiện TQ chiếm đảo của VN tại Trường Sa nên dư luận chung là có lấn cấn với người có liên quan đến gốc Hoa.Hoàng Huệ Quân thấy hát rất ít bài. Bài Đợi chờ trong cơn mưa em thấy ca sỹ HHQ hát thành công, ấn tượng nhất. Bài này em cũng cho vào list nghe nhạc lúc đạp xe cùng với chủ đề những năm 80-90s với các sỹ như Ngọc Thúy. Ngọc Bích...
Đỏ nhờ nhờ là dư nào cụ nhỉ? Cụ ví dụ vài bài được k ạ?Đại đa số nhạc đỏ hoặc đỏ nhờ nhờ giờ không ai nghe, không ai hát, nếu có chỉ vào các dịp cúng cụ hoặc hoài niệm như thớt này. Mấu chốt là tính định hướng chính trị lấn át tính nghệ thuật, tính nhân văn của tác phẩm. Nhiều bài nghe như đấm vào tai về nhạc lý (trình độ viết nhạc kém), gượng ép về ca từ (viết theo định hướng, đặt hàng)
Nhưng cá biệt có những bài mà bọn chip chip nó vẫn thích hát, vẫn xúc động tuy không hiểu rõ về bối cảnh hay ý nghĩa của bài hát như các thế hệ trước. Theo em đó mới là những bài hát thành công đi cùng năm tháng. Dù ít người hát, ít người thích nhưng còn thoi thóp (rất ít tác phẩm trường tồn với thời gian) so với các bài đã chết hẳn
Đây cụĐỏ nhờ nhờ là dư nào cụ nhỉ? Cụ ví dụ vài bài được k ạ?
Ca sĩ Bích Ngọc cùng đoàn Hải Đăng với Ngọc Thuý hay đoàn nào cụ nhỉ? Bài “Cơn mưa” em được nghe từ hồi bé tí tẹo. Hình như chị Ngọc Bích lớn tuổi hơn chị Ngọc Thuý thì phải.Cơn mưa
Sáng tác: Huỳnh Lam
Ca sỹ: Ngọc Bích
Chắc lý do như cụ nói. Em tìm trên YouTube cũng ko có bài này.Em nhớ có bài "ơi em bé, chị sẽ nói em nghe, hòa bình ở châu Mỹ là gì" có lời rất ấn tượng. Mà giờ thời thế thay đổi nên chả bao giờ thấy chỗ nào bật bài đó nữa.
Nghe giai điệu bài này là bồi hồi Tết về Chã ạ, cảm thấy mùi khói pháo, mùi bếp củi bánh chưng, mùi măng, mùi bóng, mùi nem ...mùi hộp mứt ngũ vị, mùi chai riệu Chanh, riệu Mơ, riệu Cafe ...Bài này mỗi dịp Tết đến Xuân về nghe hay và ý nghĩa đỉnh luôn.
Với em bài hát này ko thể thiếu mỗi độ Xuân về!
Với độ tuổi U60 của em, Tết xưa:Nghe giai điệu bài này là bồi hồi Tết về Chã ạ, cảm thấy mùi khói pháo, mùi bếp củi bánh chưng, mùi măng, mùi bóng, mùi nem ...mùi hộp mứt ngũ vị, mùi chai riệu Chanh, riệu Mơ, riệu Cafe ...
Em thua Cụ chục niên, nhưng tuổi thơ em cũng được đắm mình trong không gian Tết đó ... trừ 3 ý đầu tiên, vì cho đến 1989, khi mà xã hội đã sung túc hơn, Tết không còn rét như trước (đúng nghĩa rét) ... thì em cũng mới là thằng ku cấp IIVới độ tuổi U60 của em, Tết xưa:
- Tết đến sau một năm làm lụng vất vả và dành dụm chắt bóp.
- Tết với cái rét dịu dàng đủ làm ửng hồng đôi má thiếu nữ và những bụi mưa xuân bay bay nhẹ nhàng đánh thức những lộc biếc đã lười biếng ngủ say suốt mùa đông
- Tết là lúc mà tâm hôm phơi phới sẵn sàng cho đi và nhận lại
- Tết là lúc nghe tiếng pháo, nghe những lời chúc tụng trang trọng thật lòng
- Tết là những ngày người ta diện những bộ cánh đẹp nhất, mới nhất; nhà cửa được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ và trang hoàng rực rỡ nhất
- Tết là lúc những cành đào đỏ thắm nhất khoe sắc cùng các loại hoa Layơn, thược dược, cánh bướm, violet,...
Hoà quyện trong đó là những bài hát về mùa xuân vang trên hệ thống loa truyền thanh: Mùa xuân nho nhỏ, Mùa xuân làng lúa làng hoa, Mùa xuân trên Tp. Hồ Chí Minh,...
Mắt nhìn người, nhìn hoa; tai nghe nhạc nghe tiếng pháo và những lợi chúc tụng; nhấm nháp ly rượu mùi và miếng mứt gừng cay thơm; mũi ngửi thấy mùi hương trầm, mùi bánh chưng, mùi pháo và mùi của nước lá mùi già
Tất cả các giác quan của cơ thể được đắm mình trong một không gian được tạo ra bởi sự kết hợp hài hoà giữa tinh tuý thiên nhiên và con người ở thời điểm đầu xuân - đó là Tết!