[Funland] Những loại vũ khí Âu Mỹ nên mua (nếu có khả năng)

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Các cụ cao thủ về vũ khí quân sự của OF cho em hỏi chút: SU25 và A10 nếu được chọn thì chọn em nào tốt hơn ạh?!
Su-25 lên TSB được, cất cánh đường băng ngắn được. Tải trọng thì thua A-10 đôi chút nhưng record thì ko kém là bao, mà còn trang bị cả A2A, DIRICM nữa nhá. A-10 có cũng chưa chắc đã tích hợp được
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Nhưng theo các thông tin trên mạng thì con A10 vũ khí Mỹ bao giờ cũng tốt hơn SU25 của anh Ngố chứ nhỉ?!
Marverick từng phan nhầm M1 siêu tank ý hả ? A-10 nổi từ GW 1 thôi toàn bắt nạt xe tank trong gara với xe tải. Gặp SAM vẫn bị hạ như thường
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,106
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
ấy chớ nói thế.... nó đánh tăng nhiều lắm
tuyền t-54/55 vấy t-72b không phòng không hỗ trợ...
 

bluebird123

Xe buýt
Biển số
OF-161735
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
699
Động cơ
357,532 Mã lực
Nơi ở
White House
Mua cái này cho hoành tráng[-O<

[video=youtube;hPdG9tOUS_A]http://www.youtube.com/watch?v=hPdG9tOUS_A[/video]
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Vì sao xe tăng Leclerc đắt khủng khiếp?


(Kienthuc.net.vn) - Xe tăng Leclerc của Pháp được xem là loại xe tăng đắt nhất thế giới hiện nay với đơn giá lên tới 27,1 triệu USD/chiếc.




Trên thị trường xe tăng thế giới, hầu hết các dòng xe tăng đều chỉ có giá rơi vào khoảng 2-7 triệu USD hoặc cao hơn một chút. Tuy nhiên, thiết kế xe tăng Leclerc của Pháp lại có giá cao hơn rất nhiều, 27,1 triệu USD/chiếc.


Sở dĩ chiếc xe tăng Leclerc có đơn giá “khủng” tới mức đó có lẽ vì nó tích hợp quá nhiều công nghệ điện tử và phòng vệ tối tân.


Theo đó, xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc trang bị hệ thống chiến đấu tối tân FINDERS (Fast Information, Navigation, Decision and Reporting System) được phát triển bởi hãng Nexter (cũng là nhà sản xuất Leclerc).


FINDERS bao gồm hệ thống hiển thị bản đồ màu cho phép hiển thị vị trí của xe tăng địch - ta và có thể sử dụng để tính toán đường đi, lên kế hoạch nhiệm vụ.


Hệ thống FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng. Đây là khả năng mà không có bất kỳ một loại xe tăng nào khác trên thế giới làm được. Tuy nhiên, chính việc trang bị FINDERS đã làm tăng đáng kể giá thành Leclerc.

Xe tăng Leclerc của Quân đội Pháp trong một cuộc duyệt binh ở Paris.​
Về hệ thống phòng vệ của Leclerc, xe được thiết kế với giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài lớp giáp đó, trên thân xe còn phủ module giáp phản ứng nổ cải tiến NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn 2 đầu nổ chuyên chống giáp phản ứng nổ (ERA).


Leclerc cũng được trang bị hệ thống phòng vệ GALIX gồm 9 ống phóng lựu lắp 2 bên hông tháp pháo. Nó có thể phóng ra lựu đạn khói, lựu đạn sát thương và đánh lạc hướng tia hồng ngoại của tên lửa chống tăng có điều khiển.


Sức mạnh hỏa lực của Leclerc cũng rất đáng gờm với pháo nòng trơn CN120-26 cỡ 120mm tích hợp thiết bị nạp đạn tự động cho phép đạt tốc độ bắn lên tới 12 phát/phút. Đây có lẽ là dòng xe tăng duy nhất của thế giới phương Tây sử dụng thiết bị nạp đạn tự động (thường chỉ thấy trên xe tăng Nga).


Pháo chính được kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến SAGEM HL-60 cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể lựa chọn 6 mục tiêu khác nhau để tấn công chỉ trong vòng 30 giây.


Theo quảng cáo của Nexters, pháo chính 120mm có thể phá hủy mục tiêu di chuyển tốc độ 50km/h ở tầm xa đến 4km.

Xe tăng Leclerc tuy có giá cực đắt nhưng khi hoạt động ở địa hình sa mạc nó lại bộc lộ không ít nhược điểm.​
Xe tăng Leclerc sử dụng động cơ diesel SACM V8X- 1500 công suất 1.500 mã lực cho phép di chuyển “khối thép” nặng 54,5 tấn chạy với tốc độ 72km/h trên đường bằng và 55km/h ở đường xấu.


Dù cho có nhiều ưu điểm, vũ khí mạnh và hệ thống điện tử tối tân nhưng xe tăng Leclerc có giá thành quá đắt đỏ, và vì thế nó không được ưa chuộng.


Trong số 862 chiếc Leclerc được sản xuất, chỉ có Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất (UAE) dám “chịu chi” mua 400 chiếc. Và có vẻ đây là một hành động khoe khoang của nhà giàu, hơn là một sự đầu tư đứng đắn cho quốc phòng.


Khi đưa vào sử dụng, UAE mới nhận ra xe tăng Leclerc gặp nhiều vấn đề khi tác chiến trong môi trường sa mạc. Điều đó buộc nhà sản xuất Nexter phải chỉnh sửa lại về hệ thống điện tử.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Pháo tự hành tốt nhất châu Âu

Được đánh giá là loại pháo tự hành tốt nhất châu Âu hiện nay, PZH-2000 thực sự là một chuẩn mực của pháo binh hiện đại. Điều này đã phần nào được chứng minh khi nó tham chiến tại Afghanistan.

Pháo tự hành PZH-2000 được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW), cùng với nhà thầu phụ chính là Rheinmetall Landsysteme. Công việc sản xuất pháo tự hành PZH-2000 được bắt đầu vào năm 1996, hệ thống đầu tiên được giao cho quân đội Đức vào năm 1998.

Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 30-35km.
Tính năng kỹ thuật đẳng cấp thế giới
Pháo tự hành PZH-2000 được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe tăng Leopard-2A, sử dụng loại pháo L52 cỡ nòng 155mm do Rheinmetall Landsysteme sản xuất, và súng máy MG3 7.62mm với cơ số 2.000 viên đạn.
PZH-2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao. Pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động. Một cánh tay nạp sẽ tra đầu đạn pháo vào nòng pháo, pháo thủ sẽ nạp liều phóng rời vào sau.
Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay của loại pháo này có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 30-35km. Tuy nhiên, tầm bắn của nó có thể đạt trên 40km nếu sử dụng đạn pháo tăng tầm, và tối đa có thể lên tới 60km nếu sử dụng đạn pháo có điều khiển.
Tốc độ bắn trung bình của PZH-2000 là 10-13 viên/phút. Pháo có một hệ thống tự quản lý vỏ đạn, nhưng thông thường pháo hay sử dụng liều phóng rời không vỏ. Chỉ huy được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80, tích hợp khả năng quan sát ngày/đêm, máy đo xa laser. Pháo thủ được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Leica PzF TN 80, tích hợp khả năng quan sát ngày đêm.

Góc nâng của pháo tương đối lớn từ 3-60 độ, điều này cho phép PZH-2000 có khả năng bắn gián tiếp rất tốt.
Hệ thống kiểm soát bắn được điều khiển bởi máy tính MICMOS, được cung cấp bởi EADS, với khả năng nhận dạng và kiểm soát mục tiêu tự động. Máy tính đường đạn kỷ thuật số, hệ thống sẽ tự động hiệu chỉnh góc nâng của pháo phù hợp với khoảng cách đến mục tiêu.
Góc nâng của pháo tương đối lớn từ 3-60 độ, điều này cho phép PZH-2000 có khả năng bắn gián tiếp rất tốt. Hệ thống kiểm soát bắn dựa trên công nghệ MRSI, cho phép thay đổi quỹ đạo bắn tiếp theo để tăng độ chụm của đạn. Pháo tự hành PZH-2000 có khả năng bắn liên tiếp 5 viên đạn vào cùng một mục tiêu.
Hệ thống liên kết dữ liệu và chia sẽ mục tiêu cho phép nhiều khẩu PZH-2000 cùng tấn công mục tiêu cùng lúc.
Độc chiêu “bắn-chuồn”
Sự phát triển nhanh chóng của các loại radar định vị pháo binh, cho phép xác định chính xác vị trí của pháo ngay loạt bắn đầu tiên. Do đó nhanh chóng rời khỏi vị trí sau khi bắn là một yêu cầu rất quan trọng của pháo binh hiện đại. Nếu không nhanh chóng rời khỏi vị trí bắn, đối phương có thể phản pháo tiêu diệt.
Để đảm bảo không bị lộ vị trí bắn, PZH-2000 được thiết kế để có thể nhanh chóng “bắn-chuồn”, thời gian triển khai và thu hồi pháo chưa đầy 2 phút. Điều đó cho phép pháo tự hành PZH-2000 nhanh chóng rời khỏi mục tiêu sau loạt đạn đầu tiên.
PZH-2000 được bọc giáp rất tốt, giúp bảo vệ tổ lái trước mãnh đạn pháo, súng máy hạng nặng của đối phương, bom chùm không chỉ từ 2 bên hông mà còn từ phía trên.

Năm 2010, quân đội Đức cũng điều động PZH-200 đến Afghanistan tham chiến.
PZH-2000 được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC. Hệ thống báo cháy và dập lửa tự động.
Với động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực, pháo tự hành PZH-2000 có khả năng vượt dốc 30 độ, chướng ngại vật cao 1 mét, tốc độ tối đa đạt 60km/giờ, tầm hoạt động 420km.
PZH-2000 đã được điều động tham chiến tại chiến trường Afghanistan từ năm 2006 bởi quân đội Hà Lan và trở thành vũ khí chi viện hỏa lực hiệu quả cho liên quân NATO chống lại Taliban.
Đến năm 2010, quân đội Đức cũng điều động PZH-200 đến Afghanistan tham chiến, đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 quân đội Đức sử dụng pháo hạng nặng vào các hoạt động chiến đấu.


http://soha.vn/quan-su/phao-tu-hanh-tot-nhat-chau-au-2013060214102977.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Thales sẽ hỗ trợ Việt Nam về công nghệ quốc phòng

QĐND - Thứ Hai, 03/06/2013, 10:44 (GMT+7)
QĐND Online - Sáng 3-6 tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp bà Pascale Sourisse, Phó chủ tịch phụ trách phát triển quốc tế của Tập đoàn Thales (Pháp) sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến chúc mừng bà Pascale Sourisse mới được bổ nhiệm cương vị Phó chủ tịch phụ trách phát triển quốc tế của Tập đoàn Thales. Đánh giá cao kết quả hợp tác trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến đề nghị Tập đoàn Thales tiếp tục cử chuyên gia hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam làm chủ công nghệ đối với các chương trình, dự án hợp tác trong thời gian sớm nhất.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến tiếp bà Pascale Sourisse.
Về phần mình, bà Pascale Sourisse khẳng định Thales xem Việt Nam là một trong những mục tiêu phát triển chiến lược của Tập đoàn trong khu vực, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng và cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác đào tạo.
Thales là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên toàn thế giới, cung cấp các giải pháp tích hợp và thiết bị cho các thị trường hàng không vũ trụ, giao thông, quốc phòng và an ninh.

Chắc sắp mua Lelerc, Rafale hoặc Barracuda, thậm chí tậu M51 rồi :))


 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
JAS-39 Gripen, chiến đấu cơ đặc trưng của Thụy Điển

7:36 AM, 06/09/2010, Views: 14294 | By

VietnamDefence - Dùng động cơ của Volvo, thiết bị aviinics của Ericson, JAS-39 Gripen chứng tỏ năng lực công nghệ quốc phòng của Thụy Điển và được nhiều quốc gia quan tâm, bất kể trước đó họ quen sử dụng vũ khí Nga hay Mỹ.
Nguồn gốc ra đời

Thụy Điển đã nổi tiếng với các sản phẩm công nghiệp được ưa chuộng từ lâu như điện thoại Ericsson hay những chiếc xe ô tô mạnh mẽ hiệu Volvo.

Không chỉ có vậy, sự tham gia của các công ty này đã cho ra đời một trong những họ máy bay chiến đấu mạnh mẽ nhất trên thế giới, không thua kém sản phẩm của các ông lớn như Nga, Mỹ hay EU - đó là máy bay tiêm kích JAS-39 Gripen.

JAS-39 Gripen hai chỗ ngồi của Không quân Thụy Điển​
Năm 1978, chính phủ Thụy Điển quyết định trang bị cho không quân các máy bay thế hệ 4 hiện đại, có thể sánh với F-16 của Mỹ và MiG-29 của Liên Xô.

Tháng 6/1982, nhiệm vụ chế tạo máy bay này chính thức được giao cho công ty chế tạo máy bay quân sự SAAB, công ty Ericsson và tập đoàn Volvo. Máy bay mới được đặt ký hiệu JAS-39 (JAS theo tiếng Thụy Điển có nghĩa là: (J) - phòng không, (A) - tấn công mặt đất và (S) - tuần tiễu).

Sau 14 năm phát triển, chuyến bay thử nghiệm cuối cùng của JAS-39 Gripen đã thành công và máy bay này chính thức được giới thiệu tháng 12/1996.

Thiết kế nhỏ gọn, đặc trưng Thụy Điển


Radar tầm xa Ericsson PS-05/A được lắp ở mũi máy bay​
JAS-39 Gripen được thiết kế làm máy bay đa nhiệm hạng nhẹ 1 động cơ, với chiều dài 12 m và sải cánh 8 m, nhỏ hơn F-16 (dài 14,8 m, sải cánh 9,8 m). Nhẹ hơn F-16 gần 2 tấn, Gripen JAS-39 chỉ có thể mang tối đa 6 tấn nhiên liệu và vũ khí, trong khi, F-16 có thể mang tới 11 tấn.

Về tốc độ chiến đấu và tuần tiễu thì 2 loại máy bay này tương tự nhau về thông số kỹ thuật khi Gripen chỉ được trang bị 1 động cơ Volvo RM-12 với khả năng hoạt động chưa thực sự ấn tượng. Thiết bị điện tử hàng không trên Gripen là sản phẩm của các công ty điện tử hàng đầu châu Âu với radar tầm xa PS-05 do Ericsson sản xuất, có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.

Nó cũng có thể dẫn đường cùng lúc cho 4 tên lửa không-đối-không tầm xa hiện đại nhất của NATO như AIM-120 AMRAAM, MICA của MBDA tấn công 4 mục tiêu khác nhau.


Gripen mang đầy đủ vũ khí​
Ngoài ra, hệ thống theo dõi hồng ngoại FLIR hay IRortis IRST của Saab cũng tạo cho Gripen khả năng không chiến tầm gần mạnh.

Hệ thống phân biệt địch-ta TSC-2000 do Thales (Pháp) sản xuất khiến Gripen càng hiệu quả hơn trong những nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến.

Hệ thống vũ khí hiệu quả

Hệ thống vũ khí của Gripen gồm 1 pháo Mauser 27 mm do Đức sản xuất với 120 viên đạn được lắp trong thân máy bay, có khả năng ngắm bắn tự động bằng radar. Ngoài ra, 7 điểm treo trên cánh và thân có thể lắp các loại tên lửa, bom, thùng dầu phụ hay thiết bị đối phó điện tử. Gripen hoàn toàn tương thích với các loại tên lửa đối khônng của phương Tây như AIM-120B AMRAAM, AIM-9L Sidewinder của Mỹ; MICA của Pháp hay RB-74 do Thụy Điển sản xuất.

Khi thực hiện các nhiệm vụ tấn công trên mặt đất và trên biển, Gripen có thể sử dụng loại tên lửa chống hạm RBS-15F của Saabvới tầm bắn lên tới 250 km (tương đương với biến thể Harpoon hiện đại nhất của Mỹ và vượt một chút so với Kh-41 Moskit của Nga) hay tên lửa đối đất Taurus KEPD - sản phẩm hợp tác của Thụy Điển và Pháp tầm bắn 350 km.

Vũ khí trang bị trên Gripen cực kỳ đa dạng
Tên lửa chống hạm RBS-15 tầm bắn 250 km phóng đi từ JAS-39 Gripen​
Tên lửa đối đất tầm xa Taurus KEPD 350 được trang bị trên máy bay Gripen​
Buồng lái hiện đại và thân thiện với phi công​

Giống như các dòng máy bay khác của châu Âu như Typhoon, buồng lái của Gripen được bố trí hết sức thân thiện với phi công khi trang bị các màn hình LCD hiển thị chính diện.

Thích nghi với hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt

Điểm mạnh nhất của JAS-39 Gripen là giá thành bảo trì rất thấp so với các máy bay cùng loại của Mỹ hay Nga. Điều này cho phép máy bay có độ tin cậy cao trong điều kiện chiến đấu khi điều kiện bảo dưỡng khó khăn hơn rất nhiều so với ngày thường.

Không những thế, Gripen có thể cất và hạ cánh trên những đường băng gồ ghề chỉ dài 800 m và rộng 9 m, rất thích hợp cho các tình huống khẩn cấp khi các sân bay bị đánh phá nặng nề.
JAS-39 Gripen có thể hạ cánh ở đường băng cực ngắn, dài 800 m và rộng 9 m​

Vì những khả năng ưu việt của mình nên mặc dù rất đắt tới 55 triệu USD, Gripen vẫn nhận được rất nhiều hợp đồng cung cấp. Cụ thể, khách hàng chính là Không quân Thụy Điển đã ký hợp đồng mua 204 chiếc Gripen, trong đó có 28 chiếc loại 2 chỗ ngồi. Khách hàng trong khối NATO là Hungari và Czech cũng đã mua mỗi nước 14 chiếc Gripen để thay thế loại MiG-21 cũ.

Ngay cả những quốc gia ở xa như Nam Phi hay Thái Lan cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình tới máy bay này. Nam Phi ký hợp đồng mua 26 chiếc, giao hàng từ năm 2008 đến 2012 và Không quân Hoàng gia Thái Lan mua 6 chiếc, bắt đầu giao hàng từ năm 2011 để thay thế các biên đội F-5 của Mỹ hết hạn sử dụng.

Đúng theo khẩu hiệu của chiếc máy bay: “Dù trước đây bạn sử dụng thứ gì, thì tương lai bạn vẫn có thể sử dụng hiệu quả Gripen” (Whatever Your Past The Future Is Gripen), Saab không giấu giếm tham vọng khi tiếp tục tìm hiểu xâm nhập các thị trường tiềm năng hơn như Ấn Độ, Philippines, Brazil hay Croatia... những khách hàng cũ của cả Liên Xô và Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Slovakia giới thiệu gói nâng cấp BMP-2 phù hợp với Việt Nam

(Soha.vn) - Tại triển lãm quốc phòng IDET 2013 diễn ra ở Cộng hòa Séc vừa qua, Bộ Quốc phòng Slovakia vừa giới thiệu một chương trình nâng cấp phương tiện chiến đấu bộ binh BVP-2, một tên gọi địa phương từ loại xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Nga.

Chương trình nâng cấp xe chiến đấu bộ binh BVP-2 (hoặc BMP-2) nhằm trang bị cho các xe chiến đấu bộ binh Liên Xô đang phục vụ với số lượng lớn trong quân đội Slovakia khả năng bảo vệ và chiến đấu tốt hơn, chống lại được những mối đe dọa mới trên chiến trường hiện đại. Chương trình nâng cấp này được thiết kế và sản xuất trong một dự án hợp tác giữa các công ty VOP Trencin , EVPU, Nova Dubnica của Slovakia và công ty Excalibur Army của Cộng hòa Séc, được cho là có tiềm năng hợp tác quốc tế cao.
Các nâng cấp của xe BVP-2 đáp ứng tất cả các yêu cầu và điều kiện tác chiến chiến đại, ngay cả trong lĩnh vực công nghệ lẫn những phát triển hiện đại trong lĩnh vực quân sự, có thể giúp xe kéo dài tuổi thọ phục vụ lên thêm 20 năm.

Ngoài biến thể BVP-2 nâng cấp cho nhiệm vụ chở quân và chiến đấu, các công ty Slovakia và Cộng hòa Séc cũng đưa ra giải pháp cho nhiều biến thể BVP-2 khác nhau như xe trinh sát, thông tin, và xe cứu thương... Lớp giáp Slat bên ngoài có thể bảo vệ xe chống lại các mối đe dọa từ đạn súng phóng lựu (RPG). Ngoài ra, phần khung gầm và xích đã được gia cố cũng giúp tăng khả năng kháng mìn ở mức 2A (đối với bánh xích) và mức 1 (đối với gầm xe).
BVP-M2 SKCZ được lắp đặt hệ thống bảo vệ đạn đạo mới ở bên trong, cung cấp khả nang bảo vệ ở mức 2. Lớp giáp bổ sung cũng tăng cường khả năng bảo vệ lên từ 3 đến 4 lần so với ban đầu.

Khu vực ghế ngồi bên trong xe BVP-2​

Phần không gian trong xe được lắp đặt các thiết bị tiện nghi và thoải mái hơn, cho phép các lực lượng trên xe có thể di chuyển đường dài mà không cảm thấy mệt mỏi. Các ghế ngồi được đặt riêng lẻ và không cố định so với mặt sàn, tạo ra khả năng bảo vệ tốt hơn trước tác động của mìn.
Trang bị tiêu chuẩn của xe BVP-M2 SKCZ bao gồm hệ thống chữa cháy hiện đại trong khoang động cơ, hệ thống triệt tiếng nổ súng bên trong khoang chở binh sỹ, hệ thống điều hòa không khí nóng/lạnh và lớp cách nhiệt/tiếng ồn.
Khối động cơ ban đầu đã được thay thế bằng một động cơ mới, hiện đại hơn, cung cấp hiệu suất khi cơ động và ở trạng thái tĩnh tốt hơn mặc dù trọng lượng xe có lớn hơn..

Tháp pháo trên xe chiến đấu bộ binh BVP-2​

BVP-M2 SKCZ được lắp đặt một tháp pháo điều khiển từ xa TURRA 30 (RCWS), bao gồm một pháo bắn nhanh cỡ nòng 30 mm, súng máy đồng trục 7,62mm hoặc 12,7 mm, hệ thống tên lửa dẫn đường chống tăng và các ống phóng lựu đạn khói bố trí xung quanh khu vực quạt 120 độ. Mô đun tháp pháo chiến đấu TURRA 30 có khả năng tấn công 360 độ ngang và từ -10 tới 75 độ theo chiều thẳng đứng. Điều này cho phép xe tham gia tấn công được các mục tiêu như các phương tiện bọc thép hạng trung và hạng nhẹ, binh lính và các mục tiêu bay thấp.
Các thành phần chính của RCWS là lớp áo giáp bảo vệ chống lại những thương tổn. Hệ thống con quay hồi chuyển lưỡng cực và tăng cường độ cao-tốc độ di chuyển để cải thiện hiệu quả tấn công ngay khi xe đang cơ động.
Các thiết bị quan sát và ngắm bắn cho chỉ huy và xạ thủ có khả năng phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm và trong điều kiện suy giảm tầm nhìn. Chỉ huy có thể sử dụng hệ thống quan sát quang điện tử toàn cảnh độc lập để quan sát chiến trường xung quanh.
Vị trí cho chỉ huy và pháo thủ được đặt ở khoang phía trước xe, ngay dưới tháp pháo điều khiển từ xa. Cả hai đều có khả năng sử dụng RCWS để hỗ trợ cho hệ thống điều khiển bắn với một hệ thống quản lý chiến trường tích hợp BMS.
Có thể nói, với những đặc điểm nâng cấp trên của xe chiến đấu bộ binh BVP-2 (BMP-2) mà Solovakia đưa ra là đáp ứng tốt trong điều kiện chiến đấu trên chiến trường hiện đại ngày nay. Sức mạnh hỏa lực, hệ thống điều khiển điện tử, quan sát tiên tiến, cùng lớp giáp bảo vệ hiện đại giúp xe BMP-2 sau nâng cấp có được sức mạnh hoàn toàn mới. Điều này rất phù hợp với điều kiện tác chiến trên địa hình rừng núi như của Việt Nam.
Quân đội ta cũng đang sử dụng một số lượng "không ít" các xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2 do Liên Xô cung cấp nhưng nay đã lỗi thời. Chính vì vậy, gói nâng cấp của Slovakia sẽ là một lựa chọn hợp lý nhất, giúp tăng cường sức mạnh chiến đấu cho lực lượng tăng - thiết giáp của quân đội ta.
Cần lưu ý là, trước đây cũng đã có một số thông tin về việc Slovakia và Cộng hòa Séc sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng tăng - thiết giáp đang lỗi thời.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,106
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Quân đội Anh sẽ được trang bị một loại xe chiến đấu mới có tên gọi “Dao găm Thụy Sỹ” bởi tính đa dụng của nó trên chiến trường.
Theo nhà sản xuất BAE Systems, chiếc xe Terrier 32 tấn này là sự tích hợp của máy ủi, cần cẩu, xe dọn mìn và xe bọc thép, được thiết kế để có thể đào hào và dọn sạch những con đường “trong điều kiện chiến trường khắt khe nhất”.
Chiếc "Dao găm Thụy Sỹ" của Quân đội Anh
Bên cạnh lớp giáp dày và khoang lái trang bị điều hòa có khả năng chống lại các nguy cơ hóa học, hạt nhân và sinh học, chiếc xe này còn được trang bị một súng máy hạng nặng và một súng phóng lựu đạn khói.
Chiếc xe được trang bị 1 súng máy hạng nặng
Trong những tình huống nguy hiểm nhất, chiếc xe này có thể được vận hành từ xa với khoảng cách lên tới 800 mét thông qua bộ điều khiển giống như tay cầm chơi game. Với vận tốc tối đa lên tới 72 km/h, chiếc xe này có thể chạy nhanh ngang ngửa với xe bọc thép Warrior và Challenger 2.
Chiếc xe đa dụng này có thể đáp ứng các điều kiện khắt khe nhất trên chiến trường
Bộ Quốc phòng Anh đã đặt hàng cho quân đội 60 chiếc xe loại này, chiếc đầu tiên được bàn giao hồi cuối tháng trước.
Ông David Bond, Giám đốc Quân xa của BAE Systems cho biết: “Chiếc Terrier thể hiện một bước thay đổi trong thiết kế xe với công nghệ tân tiến nhất và là chiếc xe chiến đấu phức tạp nhất nhưng lại dễ sử dụng nhất trong quân đội Anh.”
Trí Dũng (Theo Telegraph)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Bộ đồ lặn chống đạn cho đặc nhiệm người nhái

10:13 PM, 06/06/2013, Views: 4404 | By VP

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua 76 bộ đồ lặn mới Amfora với hệ thống thở chu trình kín và áo giáp.
(Bộ Quốc phòng Nga)
Để mua các bộ đồ lặn có áo giáp dự định chi hơn 123,1 triệu rúp, tức là 1,6 triệu rúp/bộ. Các bộ đồ này sẽ được trang bị cho đặc nhiệm người nhái.

Trong thành phần bộ đồ lặn sẽ gồm hệ thống thở chu trình kín có tác dụng chống tạo bọt khí khi thở, bộ đồ lặn màu đen cho phép lặn ở độ sâu đến 40 m ở nhiệt độ từ 0 đến +36 độ C, một con dao, la bàn, chân vịt, đèn pin và hệ thống liên lạc âm thanh dưới nước đặc biệt.

Amfora còn có thể gồm cả một áo giáp chống đạn.

Tổng trọng lượng bộ đồ lặn là gần 50 kg, trong đó máy thở nặng 22 kg.

Trong thành phần bộ đồ lặn Amfora có áo giáp cấp 4 Korsar-B. Áo giáp có khả năng chống chịu đạn của súng ngắn bắn ngầm SPP-1 và súng tiểu liên bắn ngầm APS, cũng như đạn súng trường tiến công AK.

Các hệ thống thở của bộ Amfora do công ty Tetis Pro ở St. Petersburg cung cấp. Bản thân các máy này được sản xuất ở Pháp, sau đó được hiện đại hóa ở Nga. Việc sản xuất các hệ thống thở này ở Nga sẽ đòi hỏi mất nhiều tiền bạc và thời gian.

Amfora được Hải quân Nga đưa vào trang bị vào năm 2012. Hiện trong kho của Hải quân Nga đã có gần 100 bộ đồ lặn này.
 

nemesisgau

Xe buýt
Biển số
OF-135165
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
651
Động cơ
375,177 Mã lực
Marverick từng phan nhầm M1 siêu tank ý hả ? A-10 nổi từ GW 1 thôi toàn bắt nạt xe tank trong gara với xe tải. Gặp SAM vẫn bị hạ như thường
thì đúng là con này sinh ra để diệt tăng, càn bộ binh và phá công sự mà ;)) thêm cái nữa là hình như em nó ko chỉ đánh tank trong gara, mà chạy nhông nhông ngoài sa mạc vẫn tạch như thường thì phải
cụ về ngâm lại cái học thuyết không - bộ của Mẽo để xem nó xếp con này vào đâu, nhiệm vụ gì, không được làm nhiệm vụ gì ( các anh Mẽo quá sợ chuyện sáng tạo rồi, cho B-52 đi thả bom ngu rồi tha hồ khóc :-| )
chung lại con A-10 này né vờ nên mua với điều kiện nhà mình
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Israel hy vọng mở nhà máy sản xuất vũ khí ở Việt Nam
Quote:

© Flickr.com/UNC - CFC - USFK/cc-by

Cổng thông tin trực tuyến Việt Nam Nguoiduatin.vn cho biết Tập đoàn công nghiệp Vũ khí Israel (IWI) hy vọng sẽ mở một nhà máy ở Việt Nam để sản xuất vũ khí cho thị trường Viễn Đông. IWI dự định sẽ đầu tư đến 100 triệu dollar vào nhà máy mới. Quân đội Việt Nam hiện đang sử dụng một loạt vũ khí hạng nhẹ của Israel, trong đó có súng trường tự động Tavor, súng máy hạng nhẹ Negev, súng trường tấn công Galil và súng bắn tỉa Galil.

http://vietnamese.ruvr.ru/2013_06_10/115443087/
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,106
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
ảnh minh họa là M-249 là sao ??? đếu hỉu!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Tranh chấp biển Đông: Việt Nam nên mua máy bay loại gì?

Các vụ tranh chấp lãnh hải liên tục diễn ra trên Biển Đông gần đây đã kích thích nhu cầu máy bay tuần tra trên biển tăng mạnh. Giới quân sự quốc tế đã phân tích nhu cầu cần thiết của các nước mà Việt Nam không phải ngoại lệ.


Loại máy bay tuần tra hiện đại Boeing P-8, có thể được trang bị vũ khí chống tàu ngầm, tàu chiến đang được giới quân sự nước ngoài đánh giá cao phù hợp với khả năng diễn biến mới của tranh chấp biển Đông
Theo các chuyên gia, những nước có tranh chấp trên Biển Đông giờ đây đều rất quan tâm muốn được trang bị những loại máy bay chứa đầy các thiết bị điện tử hiện đại nhất, có khả năng bay nhiều giờ trên biển trong mọi điều kiện thời tiết giám sát các ngư trường, tuyến đường hàng hải hoặc truy tìm tàu ngầm.
Ông Gareth Jenning, nhà tư vấn của IHS Jane’s, một công ty chuyên cung cấp thông tin về an ninh quốc phòng quốc tế đóng trụ sở tại Anh Quốc, nhận định: “Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương là lý do chính” giải thích cho nhu cầu mua sắm các thiết bị hiện đại nói trên trong thời gian gần đây.
Trên thực tế, Trung Quốc đang ngày càng củng cố lực lượng hải quân để làm bàn đạp cho những đòi hỏi chủ quyền vô lý của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ông Gareth Jenning cho rằng: “Máy bay tuần tra biển không thể thiếu được đối với các quốc gia muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trong vùng có tranh chấp lãnh thổ”.
Muốn đòi hỏi chủ quyền vùng lãnh hải nào thì phải có khả năng giám sát vùng biển đó trước tiên, ông Egan Greenstein, lãnh đạo chương trình thương mại máy bay P-8 của hãng Boeing giải thích. P-8 là loại máy bay tuần tra biển hiện đại, dựa trên cơ sở khung mẫu của Boeing 737. Loại máy bay này có thể được trang bị vũ khí chống tàu ngầm, tàu chiến và còn để giám sát, do thám hay đặt cơ sở chỉ huy.
Hiện tại Boeing mỗi tháng sản xuất một chiếc theo đơn đặt hàng của Không lực Mỹ trong một chương trình trang bị 117 chiếc. Một số quốc gia khác như Ấn Độ, Úc cũng đã đặt hàng Boeing cho loại máy bay P-8 này với số lượng trên 60 chiếc.
Ông Greenstein cho biết thị trường cho loại máy bay này đang có rất nhiều tiềm năng vì P-8 có thể đáp ứng được bay được hơn chục giờ liên tục và có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm. Theo hãng tin Yonhap, Hàn Quốc trong tháng 5 vừa qua đã mua 20 chiếc P-8.

Máy bay tuần tiễu P-3Orion
Cạnh tranh với hãng Boeing trên thị trường máy bay tuần tra biển còn có Lockheed Martin. Nhà sản xuất Mỹ này cũng đưa ra giới thiệu loại máy bay P-3 Orion. Hãng Ý Alenia thì đưa ra mẫu cải tiến từ loại ATR-72.
Hai tập đoàn Airbus Military của châu Âu cũng giới thiệu các loại C-235 và C-295 dùng để tuần tra biển với giá khoảng 39 triệu đô la một chiếc. Như vậy, các tranh chấp lãnh hải đã vô hình chung mang lại nguồn lợi cho các nhà chế tạo máy bay quân sự.
Đài Tiếng nói Nước Nga trước đó cũng dẫn bài trả lời phỏng vấn của đại diện tập đoàn Mỹ Lockheed Martin cho biết, Hải quân Việt Nam có thể đặt mua sáu phi cơ tuần tiễu P-3C Orion của Hoa Kỳ, là loại máy bay chống tàu ngầm rất hiệu quả.Trong giai đoạn đầu, các phi cơ này có thể được giao cho Việt Nam mà không trang bị vũ khí, nhưng với việc tăng cường quan hệ Mỹ-Việt, có thể có thêm vũ khí sau này. Việt Nam sẽ nhận được các máy bay P-3C nằm trong số lượng dự trữ của Hải quân Mỹ. Đây là kiểu máy bay tương đối mới, có thể phục vụ thêm 20 năm sau khi được hiện đại hóa.
Trong diễn biến tranh chấp tại biển Đông ngày càng leo thang, với tiềm lực và khả năng quân sự hiện có của Việt Nam, việc mua sắm các loại máy bay tuần tra biển hiện đại có thể được trang bị vũ khí chống ngầm, tàu chiến và còn để giám sát, do thám hay đặt cơ sở chỉ huy là một điều khá bức thiết trong giai đoạn hiện này.


http://soha.vn/quan-su/tranh-chap-bien-dong-viet-nam-nen-mua-may-bay-loai-gi-20130614110137446.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Mirage 2000: Tiêm kích Pháp “lỡ hẹn” với Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Trong quá khứ, Không quân Nhân dân Việt Nam từng muốn mua tiêm kích đa năng Mirage 2000 do hãng Dassault Aviation (Pháp) sản xuất.

Những năm 1990, nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, Không quân Nhân dân Việt Nam đã nhắm tới việc mua tiêm kích đa nhiệm Mirage 2000 của hãng Dassault Aviation (Pháp).
Vào thời điểm đó, Việt Nam đã có cuộc đàm phán với chính phủ Pháp và Dasault Aviation để mua 2 phi đội gồm 24 chiếc Mirage 2000.
Mirage 2000 là tiêm kích đa năng một động cơ thế hệ 4 do Dassault Aviaton thiết kế sản xuất từ những năm 1970. Đây được xem là một trong những loại tiêm kích thành công nhất của nước Pháp.
Mirage 2000 được thiết kế đảm nhiệm vai trò tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển.
Máy bay thiết kế với kiểu cánh tam giác có ưu điểm lớn cho phép bay tốc độ cao, đơn giản, diện tích phản hồi radar thấp. Trên cửa hút gió máy bay có thêm 2 cánh mũi nhỏ.
Tiêm kích đa năng Mirage 2000 dài 14,36m, sải cánh 9,13m, cao 5,2m và có trọng lượng cất cánh tối đa 17 tấn.
Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy SNECMA M53-5 cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bay 1.450km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 285 m/giây.
Máy bay có hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire tự động, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển, cùng với độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi hoàn cảnh.
Mirage 2000 được sản xuất nhiều biến thể nên hệ thống radar có sự khác biệt. Một số loại radar trang bị trên Mirage 2000 gồm: Thomson-CSF RDM có tầm trinh sát 100km; radar đánh chặn RDI (chủ yếu trang bị trên Mirage 2000C) có tầm trinh sát 150km và Thales RDY có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.
Mirage 2000 được thiết kế với khẩu pháo 30mm trong thân (cơ số 125 viên/khẩu, tốc độ bắn 1.200-1.800 phát/phút). Trên cánh và thân có 9 giá treo mang tổng cộng 6,3 tấn vũ khí.
Các loại vũ khí mà Mirage 2000 mang được gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn – trung MICA (tầm bắn 80km), đối không tầm ngắn R550 Magic (tầm bắn 15km) và Super 530 (tầm bắn 37km); tên lửa chống tàu AM.39 Exocet (tối đa 2 quả, tầm bắn 50-70km); tên lửa đối đất dẫn đường bằng lade AS-30L (tối đa 2 quả, tầm bắn 11km) và bom không điều khiển Mk.82 (tối đa 9 quả).
Trở lại với cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Pháp, mọi việc tiến triển hết sức tốt đẹp và hợp đồng dự kiến ký kết vào năm 1996.
Rất tiếc, do áp lực từ chính phủ Mỹ (khi đó Mỹ vẫn đang áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam), phía Pháp và Dassault Aviation sau cùng đã từ chối ký hợp đồng cung cấp Mirage 2000 cho Việt Nam.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Máy bay vận tải C-295 đắt hàng tại Le Bourget 2013

Trong khuôn khổ hội chợ hàng không Airbus Militaire, Công ty Airbus Militaire đã giành được đơn hàng thứ 100 đặt mua máy bay vận tải C-295. Khách hàng đáng chú ý nói trên là không quân Oman với hợp đồng mua 8 máy bay cùng loại.

Theo hợp đồng nói trên, ngoài việc chuyển giao máy bay C-295, các phi công thuộc không quân Oman sẽ được đào tạo điều khiển loại máy bay nói trên tại Tây Ban Nha trước khi chuyển giao. Trong đơn hàng nói trên, Oman đặt mua 5 máy bay C-295 phiên bản vận tải quân sự, 3 máy bay phiên bản tuần thám hải quân và các dịch vụ hậu cần kèm theo. Tuy nhiên, tổng giá trị của hợp đồng không được tiết lộ. Dự kiến, thiết bị huấn luyện bay sẽ được chuyển tới Oman trong năm 2014.

C-295 phiên bản săn ngầm. Ảnh minh họa
Trong biên chế không quân Oman, C-295 sẽ thay thế 16 máy bay SC.7 3M Skayven tiếp nhận từ thập kỷ 1960 với nhiệm vụ chính là tuần thám hải quân.
Đáng chú ý là việc phiên bản tuần thám hải quân C-295 của Oman có đầy đủ phát hiện tàu ngầm của đối phương (Fully Integrated Tactical System), nhưng do đơn đặt hàng của Oman, các máy bay trên không có khả năng tác chiến săn ngầm.
Máy bay vận tải chiến thuật CN-295 được trang bị 2 động cơ tua-bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa gần 600 km/giờ, tầm bay tới 4.600km, trần bay 9.100m.
Máy bay có chiều dài 24,5m, sải cánh 25,81m, chiều cao 8,6m và có khả năng chở 71 người cùng 2 phi hành đoàn hoặc hơn 9 tấn hàng hóa, trong khi trọng tải cất cánh tối đa đạt 23,2 tấn.
Tính đến nay, trên toàn thế giới đã có tổng số hơn 120 chiếc máy bay C-295 được đặt mua từ Công ty Airbus Military và có gần 100 chiếc hiện đang hoạt động tại các nước như: Algeria, Brazil, Chile, Colombia, CH Czech, Ai Cập, Phần Lan, Ghana, Jordan, Kazakhstan, Mexico, Ba Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Biến thể săn ngầm của C-295 nói trên được trang bị hệ thống sonar chủ động, phao thủy âm và thiết bị phát hiện từ trường dưới nước đặt ở phía sau máy bay.


QDND
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Siêu vũ khí Nga khiến máy bay, tên lửa...'đông cứng'

Các nhà khoa học Nga đã phát minh một loại siêu vũ khí có thể làm dừng xe tăng, máy bay, tên lửa, thiết bị định vị, thiết bị nhìn đêm, liên lạc di động, tín hiệu GPS...



Chiếc máy này được coi là bước đột phá trong khoa học với khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau, mà trước hết là quân sự.
Máy phát điện từ mới có tên là Nika, công suất lên tới vài tỷ W nhưng kích thước nhỏ gọn, chỉ tương đương với một chiếc bàn giấy.
Viện sĩ Viện Khoa học Hàn lâm Nga Mikhail Yalandin, một trong những người phát minh ra cỗ máy trên cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã chế tạo ra 2 phiên bản, một phiên bản cỡ lớn và một phiên bản nhỏ gọn. Cả 2 phiên bản đều được đặt tại thành phố Ekaterinburg.
Cỗ máy này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, nó có thể được sử dụng để chế tạo các kính viễn vọng vô tuyến và các máy định vị thế hệ mới. Đặc biệt, cỗ máy này có thể được sử dụng trong công nghệ phòng thủ tên lửa.
Ngoài ra, công suất khổng lồ của máy phát có thể tạo ra các xung điện từ gây tác động và phá vỡ tính bền vững của bất kỳ hệ thống và mục tiêu điện nào. Nó có thể mô phỏng những nhiễu động tương đương với những nhiễu động tạo ra do sét đánh, thậm chí tương đương một vụ nổ hạt nhân.
Trên cơ sở chiếc máy phát mới này, các nhà khoa học quân sự Nga đang muốn chế tạo một loại siêu vũ khí điện từ. Loại vũ khí này sẽ tạo ra xung điện từ với công suất siêu lớn phá hoại hoạt động của các máy vô tuyến điện tử, điện thoại di động và các hệ thống máy tính.
Vũ khí này loại khỏi vòng chiến thiết bị điện tử mà thiếu nó thì không thể có chiến tranh hiện đại, nhưng không gây tổn hại cho con người.
Nếu đối phương không còn máy tính, radar, khí tài nhìn điểm, kính ngắm điện tử và hệ thống định vị GPS, đối phương đó có thể coi là đã bị đánh bại.
Công suất của thiết bị mới có thể sánh với công suất một lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử. Nhưng để khởi động vũ khí không cần phải các thiết bị phức tạp và thời gian chuẩn bị dài.
Toàn bộ công nghệ được đặt trong một chiếc vali nhỏ. Bán kính sát thương của thiết bị được điều chỉnh trong phạm vi từ 200-1.000 m. Nhưng nó có một nhược điểm là khi sử dụng ở địa hình đông dân cư, xung điện tử làm hỏng không chỉ trang thiết bị của kẻ địch mà cả các đồ dùng sinh hoạt trong nhà của thường dân. Tuy nhiên, phương thức chiến tranh này có thể gọi là nhân đạo. Một tủ lạnh hay một đài radio không làm việc chỉ là những tổn thất cỏn con trong điều kiện có chiến tranh.


Các nhà khoa học Nga chế tạo được một thiết bị có khả năng nhanh chóng phá hỏng tất cả các thành phần điện tử của hệ thống vũ khí của đối phương.
Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Forotov, thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ cao, cho biết thiết bị có kích thước bằng một chiếc cặp nhỏ, có công suất 1GWT.

Thiết bị này có thể làm ngừng hoạt động của xe tăng từ xa. (Ảnh minh họa).
Trong vòng 1 giây, thiết bị này có khả năng vô hiệu hóa tất cả các thành phần điện tử trong hệ thống vũ khí của đối phương, bao gồm cả thiết bị định vị, thiết bị nhìn ban đêm, liên lạc di động, cũng như các thiết bị thu nhận tín hiệu dẫn đường vệ tinh GPS.
Thiết bị này cũng có thể làm ngừng hoạt động của xe tăng từ xa, làm chệch hướng máy bay chiến đấu, phá mìn điều khiển bằng sóng điện từ. Viện sĩ Phorơtốp cho biết Nga còn có những thiết bị có thể làm tạm ngừng hoạt động của các thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như trong thời gian tiến hành các chiến dịch đặc biệt.


http://soha.vn/quan-su/sieu-vu-khi-nga-khien-may-bay-ten-luadong-cung-20130702121446558.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Su-35: “ứng viên” xuất sắc thay thế MiG-21 Việt Nam


(Kienthuc.net.vn) - Su-35 là tiêm kích hạng nặng, tuy nhiên ở vai trò chiếm ưu thế trên không và bảo vệ không phận thì nó là một ứng viên quá xuất sắc.




Kỳ 4: “Truy tìm” tiêm kích thay thế MiG-21 Việt Nam

Tiếng tăm của Su-35 đã quá nổi tiếng trên khắp thế giới, báo chí thế giới đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bình phẩm về tiêm kích tối tân này. Sự nổi tiếng của Su-35 không chỉ đến từ những thông số kỹ thuật “khủng” ghi trên giấy mà còn đến từ những chiêu PR độc đáo của tập đoàn Sukhoi nhằm quảng bá nó đối với thế giới.


Chương trình phát triển Su-35 được khởi xướng từ những năm 1980, ban đầu Tập đoàn Sukhoi đơn giản là chỉ tìm cách nâng cao hiệu suất của Su-27. Chương trình phát triển được gọi là Su-27M, nguyên mẫu của chương trình là T10-M cất cánh lần đầu tiên vào năm 1988.

Thiết kế cải tiến Su-27M - tiền thân của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35.​
Su-27M được thiết kế với khả năng nhanh nhẹn hơn, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Thiết kế khí động học của máy bay có khác biệt đôi chút so với Su-27 bao gồm bổ sung cánh mũi, cải thiện luồng không khí tác động lên cánh máy bay, loại bỏ sự rung động cho phép máy bay duy trì góc tấn lớn hơn.


Cánh mũi của máy bay được kiểm soát bởi phần mềm điều khiển bay kỹ thuật số. Hệ thống điện tử dựa trên radar xung Doppler N011 với khả năng dẫn hướng cùng lúc 6 tên lửa. Su-27M được trình diễn cho Không quân Nga vào năm 1992. Mặc dù được đánh giá là rất hiện đại vào thời điểm đó nhưng Su-27M vẫn không thoát khỏi cái bóng của Su-27.


Trong triển lãm hàng không Dubai năm 1993, Sukhoi đã chỉ định Su-27M thành Su-35 để quảng bá nó như là một dòng máy bay mới hoàn toàn. Đến năm 2003, Su-35 tiếp tục trải qua một quá trình hiện đại hóa lần thứ 2, Sukhoi muốn khẳng định với thế giới rằng Su-35 là một phát triển mới hoàn toàn để thoát khỏi các bóng của Su-27.

Tiêm kích đa năng Su-35 hoàn chỉnh.​
Biến thể hiện đại hóa lần 2 được chỉ định là Su-35BM (bolshaya modernizatsiya) phiên âm tiếng Nga có nghĩa là hiện đại hóa lớn. Su-35BM bỏ đi cánh mũi, khung máy bay được gia cố vững chắc hơn, sử dụng nhiều hơn hợp kim titan và vật liệu composite để tăng độ bền và giảm trọng lượng.


Thân máy bay ngắn hơn, loại bỏ phanh không khí phía sau buồng lái, tăng lượng nhiên liệu nội bộ thêm 20%, trang bị khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Sukhoi đã tiến hành đại tu toàn bộ hệ thống điện tử trên Su-35BM. Hệ thống điện tử được điều khiển bởi 2 máy tính kỹ thuật số với khả năng tương tác người - máy.


Buồng lái của Su-35BM được thiết kế theo kiểu “nhà kính” hiện đại với 3 màn hình LCD đa chức năng, màn hình hiển thị HUD có góc nhìn rất rộng tạo thuận lợi cho phi công trong việc kiểm soát mục tiêu.


Cảm biến chính của Su-35 là radar quét mạng pha điện tử bị động Irbis-E với phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên đến 400km. Radar Irbis-E có khả năng theo dõi 30 mục tiêu và tham chiến với 8 mục tiêu cùng lúc.

Radar​
quét mạng pha điện tử bị động Irbis-E.
Ngoài ra, Irbis-E còn có khả năng lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp. Hỗ trợ cho Irbis-E là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang - hồng ngoại OLS-35.


Hệ thống OLS-35 gồm: 1 bộ cảm biến hồng ngoại; 1 máy đo xa laser và 1 bộ cảm biến quang truyền hình. OLS-35 có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên đến 90km ở bán cầu trước và 50 km ở bán cầu sau. Máy đo xa laser có phạm vi hoạt động 20km ở trên không và 30km với các mục tiêu mặt đất.


Ngoài những hệ thống điện tử tích hợp sẵn Su-35 còn có thể mang theo thiết bị tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu gắn ngoài UOMZ Sapsan. Su-35 được tích hợp khả năng chiến tranh điện tử toàn diện.


Su-35 có 12 điểm treo vũ khí dưới cánh và bụng máy bay với tải trọng vũ khí tối đa khoảng 8 tấn. Su-35 có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí dành cho máy bay hiện nay của Nga.


Ngoài những vũ khí tiêu chuẩn dành cho tiêm kích thông dụng của Nga, Su-35 còn được trang bị vũ khí “hàng độc” gồm tên lửa hành trình chống tàu tầm xa P-800 Oniks hoặc Kalibr, tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator K-100 với tầm bắn lên đến 400km.

Su-35 trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, cực mạnh gồm nhiều "hàng độc".​
Su-35BM được trang bị 2 động phản lực AL-41F 117S với khả năng kiểm soát vector lực đẩy, động cơ này cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, lên đến 142,2kN nếu sử dụng buồng đốt 2 lần. Động cơ kiểm soát vector lực đẩy mang lại cho Su-35 khả năng thao diễn siêu việt. Hệ thống động cơ này giúp Su-35 đạt tốc độ tối đa 2.390km/h, độ cao hành trình tối đa 18km.


Su-35 là tiêm kích thứ 2 sau F-22 của Mỹ có khả năng hành trình siêu tốc mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần khả năng này. Điều này mang lại lợi thế rất lớn trong việc tiết kiệm nhiên liệu cũng như bất ngờ tăng tốc với buồng đốt 2 lần.


Tổng lượng nhiên liệu nội bộ của Su-35 là 14.350 lít, 2 thùng nhiên liệu phụ bên ngoài có thể mang theo 4.000 lít. Bán kính chiến đấu với lượng nhiên liệu nội bộ là 1.580km, với 2 thùng nhiên liệu phụ phạm vi hoạt động lên đến 4.500km. Máy báy được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể thu vào được.

Su-35 có nhiều tính năng thường chỉ xuất hiện trên tiêm kích thế hệ 5.​
Các nhà phân tích quân sự trên thế giới đánh giá Su-35 là tiêm kích thế hệ 4++ tốt nhất thế giới hiện nay. Nó vượt qua các tiêm kích thế hệ 4+ khác của NATO như F/A-18 E/F Super Hornet, Rafale, EF-2000 Typhoon ở gần như tất cả các chỉ số.


Su-35 được đánh giá là một vũ khí mang tầm chiến lược có thể làm thay đổi cán cân quân sự tại nơi nó xuất hiện. Sắp tới, gần như Trung Quốc sẽ trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của Su-35 điều đó có thể khiến cho cán cân quân sự tại khu vực châu Á thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các nước trong khu vực.


Ngoài ra, Nga dường như cũng sẵn sàng xuất khẩu Su-35 cho Việt Nam và Indonesia. Đây là điều thuận lợi nếu chúng ta thực sự muốn mua Su-35 tiếp tục chương trình hiện đại hóa không quân. Nhập khẩu Su-35 được đánh giá là rất khả thi cả về mặt chi phí và hiệu quả hoạt động cũng như sự tương thích với phần lớn cơ sở hạ tầng hiện có.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top