[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đánh giá về khả năng tác chiến của Quân đội Nga và Gru-di-a trong cuộc chiến

Quân đội Nga
Cuộc xung đột với Gru-di-a đã cho thấy rằng một số tiến triển đã đạt được trong lực lượng thông thường của Nga. Tập đoàn quân số 58, đóng tại vùng Bắc Cap-ca-dơ, đã có phản ứng khá nhanh và tác chiến có hiệu quả. Việc này có được là do lực lượng này gần đây đã tham gia diễn tập ngay trên biên giới ở Nga và đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Quân đội Nga có các đơn vị chuyên nghiệp, tự họ đảm nhiệm công việc khá tốt. Nói chung, các nhà phân tích đã đánh giá cao Quân đội Nga về cách tiến hành chiến dịch.
Theo giới phân tích, lực lượng tác chiến Nga đã có nhiều tiến bộ so với Quân đội Nga trong cuộc chiến tại Tréc-xni-a. Quân đội Nga tại Gru-di-a thực sự là các chiến binh chuyên nghiệp, có kỉ luật, tuân lệnh chỉ huy. Phóng viên Roitơ tại chiến trường miêu tả những binh lính Nga là những người có kỉ luật, trang bị tốt.
Tuy nhiên, Quân đội Nga cũng bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết, yếu kém. Một nhà phân tích của hãng Roitơ khẳng định: Quân đội Nga trong cuộc xung đột “Mạnh nhưng chưa hoàn thiện”. Theo ông, cuộc chiến cho thấy Quân đội Nga trong nhiều năm đã sao nhãng việc huấn luyện chiến đấu ghê gớm. Sự yếu kém, đặc biệt là trong lĩnh vực tên lửa và Không quân Nga, cho thấy Nga tụt hậu so với mặt bằng chung của thế giới về trình độ trang bị quân sự. Trong chiến thuật sử dụng không quân và tên lửa của Quân đội Nga còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến bị tổn thất tương đối nhiều vũ khí hiện đại, thậm chí cả máy bay ném bom chiến lược TU-22M3.
Cuộc chiến cho thấy, lực lượng tác chiến Nga có những sai lầm về chiến thuật. Người Nga nhận thức được điều đó. Và có một một kết quả hoàn toàn đáng báo động. Do vậy để duy trì sức mạnh quân sự Nga cần phải hành động đẩy mạnh cải cách quân sự.
1623428149716.png

Xe tăng Nga tiến vào Grudia qua đường hầm Roka

1623428251036.png

Xe BM-21 Grad của Nga ở Dzhava

1623428359237.png

Lính dù Nga trên đường cao tốc Abkhazia

1623428440877.png

Lính Nga bị thương gần Gori 8-2008

1623428481051.png

Một người lính Nga bị thương

1623428656519.png


1623428748484.png

Lính Chesnia trong quân đội Nga

1623429319639.png

Căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga Tskhivali bị tấn công

1623429418114.png

Xe tăng và tòa nhà của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Tskhivali bị phá hủy
1623429675039.png




Quân đội Gru-di-a
Theo các chuyên gia, tính đến thời điểm xảy ra xung đột, Quân đội Gru-di-a là một trong những đội quân được đào tạo và có khả năng chiến đấu tốt nhất trong các quốc gia của thời kỳ hậu Xô Viết.
Các nhà phân tích cho rằng, sự yếu kém cơ bản của Quân đội Gru-di-a là không quân và không có khả năng truyền đạt các thông tin trong chiến đấu so với Quân đội Nga. Hải quân của Gru-di-a không tham chiến được, ở trong bến cảng hẹp, đã bị các tàu của Nga bắt và kéo đi; công tác hậu cần Gru-dia nghèo nàn và các đơn vị của họ gây cản trở nhau trên chiến trường. Tổng thống và Bộ trưởng BQP Gru-di-a không có kinh nghiệm chỉ huy bộ đội, nhưng họ lại chỉ huy bộ đội trên chiến trường.
Việc huấn luyện và khi tác chiến không đồng bộ, theo một sỹ quan huấn luyện quân sự Mỹ, Mỹ đã huấn luyện binh lính Gru-di-a sử dụng súng M4, nhưng khi tham chiến, quân Gru-di-a lại trở về sử dụng súng AK-47S, một loại súng mà theo họ có tin cậy hơn.
Theo những sỹ quan huấn luyện Mỹ, binh lính Gru-di-a không thiếu tinh thần chiến đấu nhưng họ lại chưa sẵn sàng chiến đấu và dường như không thể tác chiến độc lập.
Sau cuộc chiến Bat Kutelia, Thứ trưởng thứ nhất BQP Gru-di-a cho biết, trong tương lai nước này sẽ cần đến hệ thống phòng không đa tầng, hiện đại để bảo vệ bầu trời của họ. Tuy nhiên các sỹ quan quân sự phương Tây -những người đã có kinh nghiệm làm việc với Quân đội Gru-dia lại cho rằng, Quân đội Gru-di-a đã bị tổn hại nặng nề và rất khó để thay đổi nếu chỉ đơn thuần bằng việc nâng cấp vũ khí trang bị.
1623428306644.png

Người lính Grudia ở Gori 8-2008

1623428876850.png

Xe quân đội Grudia bị phá hủy

1623428929844.png


1623429123198.png

Súng cối quân đội Grudia bỏ lại tại Poti 8-2008

1623429170999.png

Pháo 122mm của quân đội Grudia bị bỏ lại gần Poti 8-2008

1623429821593.png

Xe tăng Grudia bị phá hủy gần Tskhivali

1623429924549.png
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em chào cụ Đội. Em vào xem có tham gia trận war nào không :)
Em tí tuổi, vào quân ngũ khi anh Sadam mang quân sang Cô-oét, giờ tập tành ngó nghiêng, lược dịch mấy thứ cho đỡ buồn thôi cụ :D
 

Khánh Ngọc

Xe container
Biển số
OF-16868
Ngày cấp bằng
27/9/07
Số km
6,232
Động cơ
640,939 Mã lực
Ôi dồi ôi nó dài dài thật dài.....
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vũ khí trang bị tham chiến

Các lực lượng vũ trang Gru-di-a


Trong những năm gần đây, Gru-di-a dành ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng quân đội và nâng cao khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang quốc gia. Sức mạnh quân sự này đã được sử dụng để giành lại quyền kiểm soát ở Nam Ô-xê-ti-a.
Về mặt tổ chức, quân đội Gru-di-a bao gồm lục quân, không quân và hải quân với tổng quân số 29.000 người. Lực lượng dự bị được huấn luyện khá kỹ và có tới trên 100.000 người. Khi mở đầu cuộc chiến ở Nam Ô-xê-ti-a, chính phủ Gru-di-a đã tiến hành động viên lực lượng. Lục quân Gru-di-a có 1 lữ đoàn bộ binh; một số tiểu đoàn bộ binh độc lập; một lữ đoàn pháo; 1 tiểu đoàn xe tăng độc lập; 1 tiểu đoàn trinh sát điện tử; 1 tiểu đoàn công binh độc lập và 1 tiểu đoàn quân y độc lập. Lục quân Gru-di-a được trang bị 165 xe tăng T-72 và T-55 của Liên Xô trước đây; trên 78 xe bọc thép chở quân BMP-1 và BMP-2; 11 xe bọc thép trinh sát chiến đấu BRM-1 và 91 xe vận tải bọc thép; 200 cỗ pháo; 180 súng cối; 40 giàn tên lửa hoả lực phóng loạt.
Không quân Gru-di-a được trang bị 10 máy bay ném bom Su-25KM; 2 máy bay huấn luyện chiến đấu Su-25UB; 6 máy bay L-39 và 9 máy bay L-29; 28 máy bay trực thăng, trong đó có 3 trực thăng chiến đấu Mi-24. Không quân Gru-di-a được Mỹ trang bị 6 trực thăng vận tải Bell-212 và 6 trực thăng UH-1H.

1623494415905.png

BM21 của Grudia (phiên bản cải tiến)

1623494560353.png

Hệ thống phòng không Spyder (Israel sản xuất)

1623494636067.png

Trực thăng tấn công Mi-8 (Nga sản xuất)

1623494825884.png

Pháo tự hành 152mm Sp GH DANA (Slovakia sản xuất)

1623495136458.png

Xe kéo MT-B (Nga, Belorussia sản xuất)

1623495303269.png

Hệ thống pháo phản lực bắn loạt RM-70 (Tiệp Khắc sản xuất)

1623495438692.png

Trực thăng UH-1H Huey (sản xuất: Mỹ)

1623495573707.png

Trực thăng Mi-24P Hind F (sản xuất: Nga)

1623495637645.png

Tên lửa phòng không Buk (sản xuất: Nga)

1623495718875.png

SA-11 Gadfly (9M 38 Buk-M1) (Sản xuất: Nga)

1623497452260.png

SA-8 Gecko (9K33 Osa) (Sản xuất: Nga)

1623497775336.png

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 (sản xuất: Nga)


1623496008303.png

BMP-2 (Sản xuất: Nga)

1623496106822.png

BTR-80A (Sản xuất: Nga)

1623496462009.png

ISKANDER - M (Sản xuất: Nga)


1623496750814.png

Máy bay cường kích Su-25 (Sản xuất: Nga)

1623497315111.png

Máy bay L-39 (Sản xuất: Séc)


1623497086390.png

Tên lửa chiến thuật OTR-21 Tochka (Sản xuất: Nga)

1623497220802.png

Xe tăng T-72 (Sản xuất: Nga)

1623497989429.png

Hummer (sản xuất: Mỹ)

Tới ngày 8/8/08 Gru-di-a có 82 xe tăng chiến đấu T72, 139 xe thiết giáp chở quân (BMP và BTR và các biến thể), 7 máy bay chiến đấu (Su-25), 6 chiếc L-39, 9 chiếc L-29, 30 trực thăng và 95 khẩu pháo hạng nặng (kể cả BM-21GRAD-122ly). Gru-di-a có một vài loại vũ khí do các nước phương Tây chế tạo như máy bay trực thăng UH-1 và súng trường cácbin M4 do Mỹ sản xuất; pháo 152mm SpGHDANA tự hành và pháo phản lực bắn loạt RM-70 (Séc và Xlô-va-ki-a sản xuất); xe thiết giáp Tuskish Otoka Cobra, súng trường Heckler và Koch 636 (Đức) và IMI Tavor TAR-21 (I-xra-en). Theo BQP Gru-di-a “LLVT Gru-di-a có hệ thống pháo phản lực bắn loạt GRAD LAR 160mm và rốc két MK4LAR 160, sử dụng đạn chùm M85 tầm bắn tới 45km. Gru-di-a cũng được U-crai-na đã cung cấp hệ thống tên lửa phòng không BUK và TOR, xe thiết giáp chở quân và vũ khí cá nhân. Các công ty I-xra-en cung cấp máy bay không người lái UAVs, kính nhìn đêm, vũ khí phòng không, đạn dược và hệ thống điện cũng như huấn luyện chiến thuật. Về cơ bản vũ khí của Quân đội Gru-di-a giống với các loại vũ khí của Quân đội Nga sử dụng, nhưng một số đã được nâng cấp, hiện đại hơn.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các lực lượng vũ trang Nam Ô-xê-ti-a

Xét về quân số và trang bị, lực lượng vũ trang Nam Ô-xê-ti-a có sức chiến đấu thấp hơn nhiều so với quân đội Gru-di-a. Quân đội Nam Ô-xê-ti-a có 3.000 người thuộc lực lượng chính quy và 15.000 người thuộc lực lượng dự bị. Trang bị của quân đội Nam Ô-xê-ti-a có 87 xe tăng T-72 và T-55; 95 pháo và súng cối; 23 giàn hoả lực phóng loạt BM-21; 180 xe bọc thép trong đó có 80 xe bọc thép chiến đấu của bộ binh. Nam Ô-xe-ti-a không có không quân mà chỉ có 3 trực thăng Mi-8. Như vậy, nếu không có sự giúp đỡ của Nga thì Nam Ô-xê-ti-a ít có khả năng đáp trả cuộc tiến công quân sự của Gru-di-a.
Do hoàn cảnh lịch sử, vũ khí trang bị của Quân đội Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a phần lớn là của Liên Xô (trước đây) như xe tăng T-72 và T-55; xe bọc thép chở quân BMP-1 và BMP-2; dàn tên lửa phóng loạt; máy bay Su-25 v.v.

Các lực lượng vũ trang Abkhazia
1623514667003.png


1623514707626.png

Trực thăng Mi-24
1623514808604.png

Trực thăng Mi-8

1623515467228.png

Xe tăng T-72

1623514859399.png

Xe tăng T-54

1623514885717.png

Xe bọc thép BMP-2
1623515166323.png

Xe bọc thép BRDM-2

1623515525796.png

Tổ hợp phòng không 9K37 - Buk

1623515661225.png

Tổ hợp phòng không Zsu-23

1623515713129.png

Tổ hợp phòng không Zu-23

1623515814599.png

Tổ hợp phòng không SA-8 (9K33 Osa)

1623515864158.png

Súng cối 120mm

1623515927837.png

Tên lửa chống tăng AT-5 (9M113 Konkurs)

1623515766410.png
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các lực lượng vũ trang Nam Osetia

Xét về quân số và trang bị, lực lượng vũ trang Nam Ô-xê-ti-a có sức chiến đấu thấp hơn nhiều so với quân đội Gru-di-a. Quân đội Nam Ô-xê-ti-a có 3.000 người thuộc lực lượng chính quy và 15.000 người thuộc lực lượng dự bị. Trang bị của quân đội Nam Ô-xê-ti-a có 87 xe tăng T-72 và T-55; 95 pháo và súng cối; 23 giàn hoả lực phóng loạt BM-21; 180 xe bọc thép trong đó có 80 xe bọc thép chiến đấu của bộ binh. Nam Ô-xe-ti-a không có không quân mà chỉ có 3 trực thăng Mi-8. Như vậy, nếu không có sự giúp đỡ của Nga thì Nam Ô-xê-ti-a ít có khả năng đáp trả cuộc tiến công quân sự của Gru-di-a.
Do hoàn cảnh lịch sử, vũ khí trang bị của Quân đội Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a phần lớn là của Liên Xô (trước đây) như xe tăng T-72 và T-55; xe bọc thép chở quân BMP-1 và BMP-2; dàn tên lửa phóng loạt; máy bay Su-25 v.v.
1623517761343.png


1623517802774.png

Xe tăng T-72

1623517849266.png

Xe tăng T-54

1623517898151.png

Xe chiến đấu Otokar Cobra (Sản xuất: Thổ Nhĩ Kỳ)

1623517980613.png

Xe chiến đấu BRDM-2

1623518032953.png

Hỏa tiễn BM-21 Grad

1623518076064.png

Pháo tự hành 2S1

1623518316912.png
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quân đội Nga
Theo nhà phân tích Mỹ, vũ khí chủ yếu mà Quân đội Nga sử dụng trong cuộc xung đột là 150 xe tăng T62, T72 (đã được nâng cấp với giáp phản ứng nổ) với một số ít T80 và xe tăng hiện đại T90, xe thiết giáp chở bộ binh BMP-1, BMP-2, BTR-80, xe xích đa năng MT-1B và 100 khẩu pháo các loại. Về Không quân, Nga dùng máy bay Su-25, Su-27 và Su-24, Tu-22M3 và 75 máy bay trực thăng tiến công Mi-24. Nga cũng sử dụng 15 hệ thống tên lửa chiến trường tầm ngắn ORT-21 Tochka từ 8-11/8 và sử dụng bom chùm RBK với các bom con A0-2,5 RTM, và một số lượng lớn tàu thuộc Hạm đội Biển Đen.

Quân khu Bắc Cáp-ca của Nga
Để tăng cường cho lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga khi xảy ra chiến tranh ở Nam Ô-xê-ti-a, Quân khu bắc Cáp-ca đã điều động tới đây các phân đội xe tăng thuộc Tập đoàn binh chủng hợp thành số 58; sư đoàn bộ binh cơ giới số 20 và sư đoàn đổ bộ đường không số 7; các trung đoàn và phi đội trực thăng độc lập, các lữ đoàn tên lửa phòng không và nhiều đơn vị trực thuộc trung ương và quân khu bắc Cáp-ca. Trong thành phần Tập đoàn binh chủng hợp thành số 58 của Nga có 2 sư đoàn bộ binh cơ giới; 1 trung đoàn bộ binh cơ giới độc lập; 5 lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập; trong đó có 2 lữ đoàn lính sơn cước; 1 lữ đoàn tên lửa chiến dịch - chiến thuật; các lữ đoàn và trung đoàn pháo và nhiều đơn vị khác.
Quân số của Quân khu bắc Cáp-ca có trên 100.000 người, được trang bị khoảng 620 xe tăng, 200 xe chiến đấu của bộ binh và 875 cỗ pháo, trong đó có các hệ thống pháo phản lực bắn loạt.
Tham gia tiến công các lực lượng của Gru-di-a còn có máy bay của Nga thuộc Tập đoàn không quân và phòng không số 4 được trang bị 60 máy bay ném bom tầm xa Su-24; 100 máy bay chiến đấu MiG-29; 60 máy bay chiến đấu Su-27; 100 máy bay ném bom Su-25; 40 máy báy ném bom hạng nhẹ L-39 và 30 máy bay trinh sát Su-24MP, 74 trực thăng chiến đấu Mi-24 và nhiều trang bị khác.
Ngoài lực lượng Quân khu Bắc Cáp-ca, Nga còn sử dụng các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen có căn cứ ở Xê-pa-xtô-pôn trên Biển Đen.


1623601423538.png


1623601689911.png

Xe tăng T-62 Nga tại Nam Oxetia

1623601534472.png

T-72A/M

1623604041442.png

T-80

1623601819515.png

T-90A

1623601977152.png

BMP-1

1623602050012.png

BMP-2

1623602152087.png

BTR-80

1623602243102.png

Sukhoi Su-25

1623602312443.png

Sukhoi Su-24

1623602368461.png

Sukhoi Su-27

1623602434061.png

Tu22-M3

1623603153188.png

Mig-29

1623603626362.png

L-39

1623602497152.png

Mi-24

1623602635799.png

ORT-21 Tochka

1623602702674.png

BM21-Grad

1623603234408.png

122-D30

1623603466359.png

152-2S3M3 Akatsiya

1623603779860.png


1623603818435.png
 
Chỉnh sửa cuối:

XetăngT90S

Đi bộ
Biển số
OF-612730
Ngày cấp bằng
30/1/19
Số km
0
Động cơ
127,632 Mã lực
Tuổi
33
Có tên em trong trận, em điểm danh :)
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Đánh giá về vũ khí trang bị của Nga và Gru-di-a trong cuộc chiến

Nhìn chung, vũ khí trang bị quân sự do các bên sử dụng trong cuộc xung đột vừa qua hầu hết đều do Liên Xô (cũ) chế tạo như máy bay Su-25, xe tăng T-55 và T72, súng tiểu liên AK-47. Riêng Gru-di-a có trang bị một số vũ khí do các nước phương Tây sản xuất.

1623753149680.png


Vũ khí Quân đội Nga

Trong cuộc chiến, Quân đội Nga đã sử dụng nhiều vũ khí, trang bị cũ kĩ, gồm hàng loạt xe tăng được thiết kế từ những năm 1960 và xe bọc thép nên bị hỏng hóc số lượng lớn trên đường tiến quân vào Gru-di-a.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến không hoàn toàn đồng tình với nhận định trên như tờ Thời báo Oa-sinh-tơn cho rằng, cuộc chiến tranh đã cho thấy vũ khí lạc hậu vẫn phát huy tác dụng tốt trong tác chiến hiện đại và xe tăng cũ T72, xe T-90 cũng ngang nhau trong cuộc chiến. Theo một nguồn tin quân sự Mát-xcơ-va, trả lời phỏng vấn phóng viên Roi-tơ, binh lính Nga sử dụng vũ khí giống như vũ khí của binh lính Gru-di-a, nhưng họ “vượt trội hơn về phương pháp tiến hành”
Theo giới chuyên môn, hạn chế về vũ khí của Quân đội Nga trong cuộc chiến là không có máy bay không người lái, hoạt động của hệ thống tình báo cũng không hiệu quả. Không cần thiết phải sử dụng máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3-để bị tiêu diệt. Hơn nữa, máy bay ném bom Su-25 thiếu hệ thống ra-đa phát hiện và máy tính để tính toán khoảng cách đến vị trí tên lửa đất đối không để có thể phóng tên lửa ở ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không của Gru-di-a. Theo Trung tướng Nga Anatôly Novôvitsưn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga “Không có vũ khí mới được sử dụng trong cuộc chiến tranh”.
Theo đánh giá của các chuyên gia Anh, được đăng tải trên tạp chí “RUSI” số 10.2008, cho rằng, Quân đội Nga vẫn còn một số công việc phải làm xét về hiệu quả như một lực lượng chiến đấu hiện đại.
Chính vì vậy, khi đề cập đến thực trạng vũ khí Nga sử dụng trong cuộc xung đột, Rusla Pukốp, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga đã chua cay nhận xét “Chiến thắng Quân đội Gru-di-a sẽ không làm cho Nga hoan hỉ vui sướng mà chỉ giúp cho Nga đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi (cải cách) quân sự của Nga.”

1623753287571.png


1623753374287.png


1623753405500.png


1623753453040.png


1623753485947.png


Vũ khí Quân đội Gru-di-a
Hệ thống phòng không Gru-di-a có tiếng là lỗi thời và kém hiệu quả, nhưng trong cuộc chiến này, theo phân tích của Mỹ “hệ thống phòng không là một trong số ít đơn vị hiệu quả của Quân đội Gru-di-a và sự tin cậy của Buk-M1 SA-11 đã bắn hạ đuợc 1Tu-22M3 và góp phần làm hư hỏng 3 Su-25. Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga, Trung tướng Anatôly Novovítsyn nói rằng, hệ thống tên lửa Tor và BUK-M1 đã bắn rơi 4 máy bay Nga trong chiến tranh. Hệ thống tên lửa phòng không Spyder cũng xuất hiện trong cuộc chiến.
Theo Tổ chức Nhân đạo thế giới- HRW, Quân đội Gru-di-a sử dụng số lượng lớn bom chùm M85 do I-xra-en chế tạo trong cuộc chiến.

1623753264654.png


1623753317592.png


1623753525936.png


So sánh trình độ vũ khí hai bên tham chiến
Về mặt vũ khí trang bị, Quân đội Nga lẫn Gru-di-a cơ bản có cùng loại trang thiết bị (chẳng hạn xe tăng T72 và máy bay tấn công trên bộ Su-25), nhưng các biến thể của Gru-di-a lại tốt hơn. Quân Gru-di-a, có sự giúp đỡ của Mỹ và I-xra-en, chẳng hạn xe tăng dã chiến có thiết bị nhìn đêm và máy bay có khả năng bay trong mọi thời tiết. Quân Nga thiếu cả hai thứ. Quân Gru-di-a có các khí tài chiến tranh điện tử và sử dụng phương tiện không người lái cho quan sát. Quân Nga thiếu cả hai thứ. Quân Gru-di-a có sự hiệp đồng tốt không –bộ, trong khi lực lượng trên bộ và trên không của Nga không thể liên lạc hiệu quả và mỗi thành phần chiến đấu một cuộc chiến của riêng mình. Quân Nga, mặc dù thừa thãi về số lượng máy bay, lại không giành được quyền làm chủ bầu trời- ít ra là lúc ban đầu- và có 4 chiếc máy bay Su-25 và một Tu-22 (máy bay ném bom chiến lược đang được sử dụng để tấn công trên bộ) bị bắn rơi.
Nhìn chung, về hệ thống vũ khí, lực lượng Nga trong cuộc chiến chống Gru-di-a kém thế về mặt kỹ thuật và công nghệ. Nhưng điều này không có gì ngạc nhiên. Bởi, Gru-di-a không phải là đối tượng mà Quân đội Nga thực sự được xây dựng để chiến đấu. Các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng của Nga không phải là mục tiêu lâu dài của Mat-xcơ-va.

Vũ khí bị phá huỷ trong cuộc chiến
Về hậu quả của cuộc chiến tranh 5 ngày, nhà phân tích của hãng Roi-tơ Stratphoóc đã tin rằng, Nga đã phá huỷ nặng nề khả năng quân sự của Gru-di-a. Trong khi rút quân khỏi Nam Ô-xê-ti-a, Quân đội Gru-di-a đã bỏ lại khá nhiều vũ khí trang bị chiến đấu. Phần lớn TTG, pháo hạng nặng, và vũ khí phòng không hiện đại hoặc bị phá huỷ hoặc bị Nga chiếm làm chiến lợi phẩm. Hầu như toàn bộ Hải quân Gru-di-a đều nằm im trong căn cứ Pô-ti sau khi quân Nga tràn vào thành phố. Chỉ có 19 tàu có khả năng hoạt động.
Về phía Nga đã bị bắn hạ 3 máy bay tấn công Su-25 và 1 máy bay ném bom tầm xa siêu âm TU-22M3. Phía Nga cũng ước tính có 3 SU-25 và 2 máy bay L-29 huấn luyện của Gru-di-a đã bị tiêu diệt trong cuộc xung đột . Nhưng theo báo cáo tóm tắt tình hình quân sự Nga thì toàn bộ máy bay bị tổn thất của họ lên đến 7 máy bay: 1Tu-22M3, 1Su-24M Fencer ném bom, 1SU-24 MR trinh sát và 4 Su-25. Sự thịêt hại của Gru-di-a là 5 máy bay các loại và 2 trực thăng.
Theo Nezavitimaya Gazetta, số liệu từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, tổng giá trị sau 5 ngày Nga tiêu tốn lên tới 12,5 tỷ rúp (khoảng 508 triệu đôla). Nếu tính cả các máy bay bị phá huỷ thì tăng thêm 2,5 tỉ rúp. Theo ước tính không ít hơn 1,2 tỷ rúp cho một ngày tham chiến.
Số lượng vũ khi Nga và Gru-di-a tham chiến và tổn thất.

Kiểu, loại vũ khí
Gru-di-a​
Nga​
SL tham giaTổn thất và bị bắtSL tham giaTổn thất và bị bắt
Xe Tăng82 T-72 (310)65 T-72 (Bị bắt)-44 còn tốt100-150 phần lớn T-72, T-62 một vài T-80, T90
Xe TG139 BMP và BTR, Ộtka Cobra (310)15 BMP bị bắtBMP-1, 2 , BTR-80 (312)
Pháo, pháo bắn loat27 Grad BM-21100khẩu
Pháo PKBuk-M1(1-2d). Osa-AK(8đơn vị), Osa-AKM (6-10 đ/v, Tor-M (314)Ít nhất 6 Buk-M1, 5 Osa-AK bị thu
Máy bay chiến đấu7 Su-25, một số L-29, Mi-8, Mi-243 Su-25, 2L29, 1Mi-8, 1 Mi-24 (16,315)Su-24, 25, 27 và Tu-22M32 Su-24, 4 Su-25, 1TU-22M3 (16)
Tên lửa15Tochka-U (SS-21), 1 số Ískander (SS-26) (16)
Vũ khí cỡ nhỏM-4, AK-74, AK-47, Glock19, Sig P226G36 (316)AK-74, Ával, OT3-14, Grôza, Saig-12, Mp-443 grach.
1623754042930.png




1623754115650.png


1623754157921.png


Xe tăng Gruida bị bắn cháy tại Tskhinvali

1623754224989.png


1623754244840.png


1623754324894.png


Lính Grudia thiệt mạng trong xung đột



1623754293870.png


1623754360079.png


1623754508499.png

Vũ khí, trang bị của Grudia bị phá hủy

1623754706117.png


1623754725746.png


Lính Nga bị thương trong xung đột

1623754798245.png

Lính Nam Oxetia bị thương

1623754537007.png


1623754556066.png


1623754577610.png


1623754602488.png


1623754626147.png


1623754667000.png

Hạ tầng Tskhinvali bị phá hủy
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Xung đột Nga - Grudia "tạm gác" ở đây
Em chuyển nội dung khác ạ :D


OPERATION EAGLE CLAW CHIẾN DỊCH “MẤT MẶT” NHẤT CỦA ĐẶC NHIỆM MỸ

Chiến dịch giải cứu con tin ở Iran hay còn có tên gọi là Operation Eagle Claw (Móng vuốt đại bàng) do Không quân Hải quân Mỹ thực hiện vào năm 1980, được coi là chiến dịch thất bại thảm hại nhất của lực lượng này trong thế kỷ 20. Trong chiến dịch này, không những không một con tin nào được giải cứu mà thậm chí Mỹ còn bị thiệt hại lớn lực lượng, phương tiện.

1624015071909.png

Tổng thống Mỹ J. Carter

1624015148168.png

Nhà lãnh đạo Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini

1624013939491.png

Các con tin Mỹ bị Iran bắt giữ ngày 4/11/1979

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng con tin Ngày 4/11/1979, vì cảm thấy bị xúc phạm khi Chính phủ Mỹ cho phép cựu vương Shah Mohammed Reza Pahlavi tới Mỹ tị nạn và chữa bệnh, các sinh viên Iran đã “nổi dậy” chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và cuộc khủng hoảng con tin bắt đầu. Giới phân tích cho rằng, quyết định ngày 22/10/1979 của Tổng thống Jimmy Carter - cho phép ông Shah tị nạn chính trị và chữa bệnh tại Mỹ, là giọt nước tràn ly, khiến Đại sứ quán Mỹ ở Tehran bị tiến công. Chính phủ mới ở Iran đã đưa ra một số điều kiện để phóng thích con tin, trong đó có yêu cầu Washington phải dẫn độ ông Shah Mohammed Reza Pahlavi về nước để xét xử và hoàn trả số tài sản của cựu vương cho Tehran. Bởi sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Thủ tướng Mohammed Mossadegh thành công (ngày 19/8/1953), Quốc vương Shah đã cho phép các công ty dầu hỏa của Anh, Mỹ và Hà Lan cùng khai thác với Iran. Quyết định của Quốc vương Shah đã tạo ra những phản đối của phe đối lập. Năm 1962, Quốc vương Shah ra lệnh bắt ông Ayatollah Ruhollah Khomeini vì lập trường chống chính quyền thân phương Tây ở Tehran, buộc ông Ayatollah Ruhollah Khomeini phải sống lưu vong tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Pháp. Nên sau khi trở lại nắm quyền, ông Ayatollah Ruhollah Khomeini không những tuyên bố lập nhà nước Cộng hòa Hồi giáo, mà còn từ chối ảnh hưởng của Mỹ tại Iran cũng như khu vực này. Tổng cộng có khoảng 52 con tin người Mỹ là nhân viên làm việc trong Đại sứ quán Mỹ Tại thủ đô Tehran bị phía Iran bắt giữ. Trong cơn loạn lạc đã có 6 nhà ngoại giao khác chạy thoát được sang Đại sứ quán Canada. Tất cả những nhân viên ngoại giao trốn được sang Đại Sứ quán Canada sau đó đã được CIA đưa về Mỹ an toàn Tuy nhiên, 52 người còn lại bao gồm các nhà ngoại giao, lính hải quân đánh bộ Mỹ và một số công dân Mỹ khác vẫn bị phía Iran giam giữ. Sau một thời gian dài diễn ra cuộc khủng hoảng con tin Iran, CIA bắt đầu thu thập được các thông tin đáng tin cậy về nơi giam giữ những nhân viên này và bắt đầu lên kế hoạch giải cứu.
1624014312154.png

Sinh viên Iran vượt tường rào ĐSQ Mỹ tại Teheran

1624015876560.png


1624015911738.png


1624015989126.png

Sinh viên Iran bên ngoài ĐSQ Mỹ tại Teheran



1624014573390.png

Cảnh đốt phá trong ĐSQ Mỹ tại Teheran

1624014115596.png

Con tin bị bịt mắt và trói tay tại đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979.

1624015940145.png

ĐSQ Mỹ tại Teheran bị chiếm giữ


1624014240289.png

Ebrahim Asgharzadeh, một trong những người đứng đầu nhóm sinh viên chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ trong cuộc phỏng vấn với AP.

1624016038424.png


Một buổi sáng nắng ấm tháng 11 của 35 năm về trước, sáu sĩ quan CIA đóng bên trong đại sứ quán Mỹ ở Tehran (Iran) lần đầu nghe thấy những tiếng hò la của một đám đông tụ tập bên ngoài. Một nhóm nhỏ gồm đa phần những người biểu tình không bạo động đã tập trung gần Đại sứ quán trong vài tuần để phản đối việc Mỹ ủng hộ cho Quốc vương Iran lưu vong Mohammed Reza Pahlavi. Cuộc biểu tình hôm đó dường như không khác mọi khi. Rồi dần dần, tiếng ồn từ phía đám đông thay đổi, to hơn và gần hơn. Tầm giữa buổi sáng, một nhóm sinh viên Hồi giáo cực đoan xâm nhập khu vực thuộc Đại sứ quán Mỹ trên đại lộ Takht-e-Jamshid ở Tehran và bắt 66 người Mỹ làm con tin. Năm mươi hai người trong số các con tin, bao gồm cả nhân viên CIA, đã bị giam cầm trong 444 ngày.
William Daugherty có chuyến công cán nước ngoài đầu tiên với tư cách là một tân sĩ quan hoạt động thực địa thuộc Cục Chiến dịch (nay là Cục Hành động ngầm Quốc gia thuộc CIA). Được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp sau đại học vào năm 1978, Daughterty nhận nhiệm vụ tới Iran vào ngày 12/9/1979.
Trong một cuốn sách do mình viết, Daugherty mô tả lại những ngày đầu ở Tehran mà đối với ông là đầy thách thức nhưng cũng… thú vị. “Tôi khi đó 32 tuổi, và đang ở đỉnh cao phong độ cả về thể xác và tinh thần”. Ông mới chỉ ở Iran được 53 ngày thì bị bắt làm con tin.
Trưởng chi nhánh CIA tại Tehran là Tom Ahern. Ông đến đây trước Daugherty, vào hồi mùa hè. Ông là trưởng CIA thường trú đầu tiên tại Iran sau khi chế độ Quốc vương Iran sụp đổ trong thời kỳ Cách mạng Iran hồi tháng 2. Theo Ahern, “không khí ở Tehran nói chung là rất căng thẳng”.
Một cách lưỡng lự, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cho phép Quốc vương Iran sang Mỹ điều trị y tế vào ngày 22/10 – một động thái được cho là sẽ làm người Iran phẫn nộ. Tuy nhiên, sau vài tuần, các cuộc bạo động và phản đối bên ngoài Đại sứ quán hạ nhiệt dần và tình hình yên ắng một cách lạ thường.
Ahern miêu tả buổi sáng hôm Đại sứ quán bị chiếm là một ngày Chủ nhật như bao ngày khác (Chủ nhật là ngày đầu tiên trong tuần làm việc ở nhiều nước Hồi giáo). “Tôi nghĩ là mình đang đọc cái gì đó cho trợ lý chép khi tôi nhìn ra bên ngoài cửa và chợt thấy hai thanh niên dáng lôi thôi đang chạy lướt bên trong sân ngay dưới cửa sổ của tôi”.
Từ lúc Ahern thấy người đầu tiên xuất hiện trong sân tới khi Đại sứ quán bị chiếm hoàn toàn là khoảng 3 tới 4 tiếng đồng hồ. Ahern nhớ lại: “Đấy không hẳn là tấn công đại sứ quán, mà là xâm nhập”.
Ahern và Daugherty đang ở những bộ phận khác nhau của Đại sứ quán khi cơ sở này bị chiếm giữ. Hầu hết nhân viên của Đại sứ quán đã bị người Iran chiếm giữ. Không lâu sau cả Ahern và Daugherty không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng.
Ahern hồi tưởng: “Sau khi đã kiểm tra tổng thể để bảo đảm rằng mọi tài liệu mật đều đã được tiêu hủy, tôi mở cửa và họ [sinh viên Iran] đã ở đó… Có vẻ họ hơi bực dọc khi buộc phải chờ đợi. Người đầu tiên thúc mạnh khuỷu tay vào ngực khiến tôi bị choáng.”

Kế hoạch giải cứu con tin đầy nguy hiểm
Sau nhiều cuộc đàm phán không thành công, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chỉ đạo Lầu Năm Góc tiến hành chiến dịch giải cứu. Lực lượng đột kích chủ đạo là đội đặc nhiệm Delta gồm 120 người. Bên cạnh đó, đội đặc nhiệm Ranger và CIA phối hợp hỗ trợ cho đội hình chính. Theo kế hoạch, cuộc giải cứu được ấn định diễn ra trong thời gian từ ngày 24 tới ngày 25/4/1980. Đầu tiên, các máy bay sẽ xâm nhập không phận Iran và thiết lập một trạm trung chuyển mang mật sanh Sa mạc 1. Tiếp đó, 8 trực thăng RH-53 chở đội Delta cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz. Các máy bay sẽ tiếp nhiên liệu tại Sa mạc 1 để bay đến điểm trung chuyển thứ 2 mang mật danh Sa mạc 2 cách Tehran 83,6km. Họ sẽ ngụy trang máy bay và chờ đến đêm để tiếp tục hành động. Các điệp viên CIA bên trong Iran sẽ đưa xe tải đến Sa mạc 2 chở lực lượng đột kích tiến về phía Đại sứ quán Mỹ ở Iran. Vài phút trước diễn ra cuộc tiến công, một nhóm biệt kích sẽ cắt điện toàn khu vực nhằm làm chậm phản ứng của Quân đội Iran.

1624014493344.png


1624014646195.png


1624014687228.png


1624015004036.png


Trong khi đội Delta tiến công vào đại sứ quán Mỹ, đặc nhiệm Ranger sẽ chiếm sân bay Manzariyeh cách 96km về phía Tây Nam Tehran để dọn đường cho máy bay vận tải C-141 hạ cánh. Lực lượng Delta sẽ giải cứu các con tin và hẹn với trực thăng tại sân vận động Shiroudi. Các trực thăng sẽ chở tất cả binh lính và con tin đến sân bay Manzariyeh, nơi máy bay C-141 chờ sẵn để di chuyển đến quốc gia thân với Mỹ. Trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch, phi đoàn CVW-8 thuộc tàu sân bay USS Nimitz và CVW-14 thuộc USS Coral Sea sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ trên không.
 
Chỉnh sửa cuối:

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ngày đen tối của biệt đội Delta
Tối ngày 20/4/1980, 6 máy bay vận tải C-130 rời căn cứ ở đảo Masirah, Oman và 8 trực thăng cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz hướng đến điểm Sa mạc 1. Khi đội hình đến điểm hẹn đầu tiên, 2 trực thăng gặp sự cố không thể tiếp tục hoạt động phải bỏ lại trên sa mạc. Trong lúc đó, một chiếc xe tải buôn lậu xăng dầu của người dân địa phương vô tình lọt vào khu vực bố trí của đội. Biệt kích Ranger đã tiến công chiếc xe khi nó cố thoát khỏi khu vực do sợ lộ bí mật. Bên cạnh đó, một xe buýt chở theo 43 người chạy qua tuyến đường mà nhóm tiến công sử dụng làm đường băng. Biệt kích Mỹ buộc phải giữ chiếc xe cùng toàn bộ hành khách. Nội bộ đội hình trở nên căng thẳng do nhiệm vụ có nguy cơ bị lộ. Quá trình kiểm tra sơ bộ cho kết quả, chỉ có 5 trực thăng đủ khả năng chở người và thiết bị đến Sa mạc 2.
Các chỉ huy không thống nhất được với nhau về kế hoạch tiếp theo. Trung tá Edward R. Seiffert, chỉ huy đội trực thăng từ chối sử dụng trực thăng đã gặp sự cố về hệ thống thủy lực. Trong khi đó, Đại tá Charlie Beckwith, chỉ huy đội Delta bác bỏ việc giảm quân số. Ngoài ra, vị chỉ huy Delta cũng thất bại trong việc kết hợp thông tin tình báo từ một nguồn ngoại giao Canada cho kế hoạch thay thế, trong trường hợp máy bay tiếp tục gặp sự cố. Đại tá James H. Kyle, chỉ huy đội máy bay vận tải nhận thấy, khả năng di chuyển thành công đến Sa mạc 2 rất thấp, vì yêu cầu ban đầu của kế hoạch phải đảm bảo ít nhất 6 trực thăng hoạt động tốt. Ban chỉ huy chiến dịch thống nhất với nhau từ trước rằng, nếu số trực thăng giảm xuống dưới 6 sẽ hủy nhiệm vụ. Điều tồi tệ là các chỉ huy đã không chuẩn bị một kế hoạch dự phòng trong trường hợp máy bay gặp sự cố khi hành quân. Thay vì thảo luận để tìm giải pháp tối ưu hơn, ông đề nghị tướng James B. Vaught hủy nhiệm vụ. Tướng Vaught đệ trình kiến nghị của các chỉ huy cấp dưới lên Tổng thống Carter và được chấp thuận. Các máy bay KC-130 sẽ tiếp nhiên liệu cho trực thăng để quay trở về căn cứ. Do điều kiện đêm tối tầm nhìn hạn chế kết hợp với bão cát, một trực thăng RH-53 đâm vào máy bay tiếp nhiên liệu khiến cả 2 nổ tung. Vụ nổ khiến 8 người thiệt mạng, 4 trường hợp thương vong. Quả cầu lửa khổng lồ bùng cháy từ vụ nổ khiến Quân đội Iran đổ dồn về phía đó. Toàn bộ đội hình buộc phải lên máy bay C-130 nhằm nhanh chóng rời khỏi khu vực. Họ tháo chạy vội vã tới mức không kịp phá hủy máy bay và tài liệu liên quan, 5 trực thăng RH-53 còn nguyên vẹn bị bỏ lại hiện trường, Iran sau đó trưng dụng 2 chiếc, hiện vẫn còn hoạt động trong hải quân nước này.

View attachment 6282330

View attachment 6282333

View attachment 6282335

“Móng vuốt đại bàng”, chiến dịch lớn đầu tiên của đội Delta kết thúc trong thảm họa. Cuộc điều tra sau đó cho thấy, việc lập kế hoạch, chỉ huy, kiểm soát của chiến dịch có vấn đề. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ thiếu các phi công chuyên dụng cho các sứ mệnh bay đêm đặc biệt. Ngoài ra, nhóm điều tra viên chỉ trích gay gắt việc sử dụng phương pháp tiếp nhiên liệu trên mặt đất trong điều kiện sa mạc chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Số trực thăng sử dụng cho nhiệm vụ quá ít, đáng lý nhóm tiến công phải sử dụng ít nhất 12 chiếc để đảm bảo 6 máy bay cần thiết cho sứ mệnh. Sau thất bại của chiến dịch “Móng vuốt đại bàng”, Thiếu tướng James Vaught, chỉ huy chiến dịch lập tức trở thành “dê tế thần”. Sau một thời gian điều tra, Ủy ban điều tra của Quốc hội Mỹ kết luận: Chiến dịch “Móng vuốt đại bàng” đã thất bại ngay từ khi lập kế hoạch và chuẩn bị lực lượng.

View attachment 6282338


Sau nhiều tháng hai bên có những tranh cãi chính trị, còn Mỹ tiến hành xong bầu cử tân Tổng thống, các sinh viên Iran cuối cùng đồng ý thả các con tin Mỹ. Các con tin không hay biết liệu họ có được phóng thích hay không và nếu có thì vào lúc nào. Riêng Daugherty phán đoán, nếu được thả tự do thì điều này sẽ xảy ra vào gần ngày tân Tổng thống Reagan nhậm chức: đây sẽ là sự sỉ nhục cuối cùng mà các sinh viên Iran dành cho Tổng thống Carter.
Cuối cùng thì Daugherty và Ahern cùng các con tin khác đã được phóng thích vào tối ngày 20/1/1981. Họ đều bị bịt mắt, đưa lên xe bus và đưa tới sân bay, nơi một chiếc máy bay của hãng Air Algeria đợi sẵn để đưa họ về quê nhà.
Cả Ahern và Daugherty gần như không được tiếp cận thông tin từ thế giới bên ngoài trong những tháng họ bị giam giữ ở Tehrran và họ rất bất ngờ về sự đón tiếp nồng hậu dành cho họ khi trở về tới Mỹ

1624016218110.png

Các con tin được công bố với báo giới trước khi được thả tự do. Các con tin được trả tự do vào ngày 20/1/1981 sau 444 ngày bị giam giữ.

1624016263761.png

Các con tin Mỹ trở về nước sau 444 ngày

1624016285056.png

Hàng nghìn người Mỹ chào đón đoàn xe chở con tin trên Đại lộ Pennsylvania, Washington.
 
Chỉnh sửa cuối:

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,203
Động cơ
515,013 Mã lực
CHIẾN DỊCH TÌNH BÁO ISRAEL đoạt tiêm kích MiG-21 Liên Xô

Quân đội Israel luôn coi trọng việc hiểu rõ các loại vũ khí mà đối phương đang sử dụng, đặt ưu tiên rất cao cho việc nắm rõ những điểm mạnh, yếu của chúng để xây dựng các phương án đánh trả. Vì vậy, họ đã lên kế hoạch đoạt tiêm kích MiG-21 của Liên Xô.

mig21-1.jpg

Mig 21 trong KQ Ai Cập

Nhiều nỗ lực không thành công Tiêm kích thế hệ 3 MiG-21 do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich (Liên Xô) chế tạo năm 1955. Nó được đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất vào những năm 1950-1960. Từ năm 1961 đến 1963 Liên Xô quyết định giúp đỡ người Arab giành ưu thế trên không trong các cuộc không chiến với Israel và MiG-21 đã có trong biên chế của Không quân Syria, Ai Cập và Iraq. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bất cứ chiếc MiG-21 nào đưa sang Arab được Liên Xô giám sát rất nghiêm ngặt, những phi công được chọn lái phải là những người tốt nhất, tin cậy nhất. Thực hiện kế hoach đoạt tiêm kích thế hệ 3 MiG21, nhiều phương án hành động đã được xem xét và cuối cùng, người Israel quyết định dùng chiêu mua chuộc. Ban đầu, ý đồ đoạt máy bay nhằm vào các phi công Ai Cập. Cục Tình báo hải ngoại Israel MOSSAD (MSS) đã tìm rất nhiều cách để thuyết phục các phi công Ai Cập phản bội đất nước, lái máy bay trốn sang Israel.
Nỗ lực đầu tiên của MSS - “sứ giả” Israel là Jean Leon Thomas đã tiếp cận Đại úy Aid Hana (có tài liệu dẫn là Juan Carlos - một người theo đạo Cơ đốc (Kitô giáo)) thuộc lực lượng Không quân Ai Cập, đề xuất số tiền là 100.000 USD để phi công này đưa chiếc MiG sang Israel hoặc Cyprus, nhưng đã thất bại. Nguyên nhân là, những phi công xuất sắc nhất mới được chọn bay MiG-21 và họ luôn coi đó là một vinh dự lớn. Vì vậy, viên đại úy đã báo âm mưu đánh cắp máy bay cho nhà chức trách Ai Cập. Kết quả, Thomas bị bắt giữ cùng với 5 người liên đới và bị kết án tử hình vào tháng 12/1962. Sau sự kiện này, người Israel nhận ra, cần phải nghiên cứu kỹ danh tính của viên phi công nào dự định mua chuộc và họ có được rất nhiều thông tin về các phi công Arab.

Chiến dịch “Penicillin”
Tháng 1/1965, Tư lệnh Không quân Israel - Tướng Ezer Weizman, người sau này trở thành tổng thống Israel - tìm gặp Giám đốc MSS - tướng Meir Amit, yêu cầu MSS xem xét đánh cắp máy bay MiG-21. Cả MSS và Cục tình báo quân sự Israel tìm cách mua chuộc các phi công lái MiG21 của Ai Cập, Syria và Iraq với giá 1 triệu USD. Chiến dịch đoạt máy bay MiG-21 - chiến dịch “Penicillin” (còn có tên gọi “Kim cương”, “Operation Diamond”, hay “Chim xanh”) ra đời với chủ trương mua chuộc một phi công không theo đạo Hồi. Một người Iraq gốc Do Thái có tên Joseph Maksur (theo các nguồn khác - Joseph Shamash) là người giúp việc trong gia đình theo đạo Kitô hữu, đã bất ngờ liên lạc với Đại sứ quán Israel ở Paris thông qua một bên thứ ba để tiến cử Munir Redfa, 32 tuổi - một trong những phi công lái MiG-21 giỏi nhất của Không quân Iraq với đề nghị 500 nghìn bảng Anh (hơn 1 triệu USD) và viên phi công còn yêu cầu đưa toàn bộ gia đình của mình ra khỏi Iraq. Từng được sang Liên Xô huấn luyện lái MiG-21, Redfa là một trong 5 phi công duy nhất được chính quyền mới tín nhiệm, hoạt động trong đơn vị không quân duy nhất của Iraq khi đó là Phi đội 11. Và khi tái cơ cấu lại Quân đội Iraq, Redfa được chỉ định là Phó chỉ huy Phi đội 11. Giám đốc MSS Amit cho rằng, cơ hội để có được chiếc MiG-21 quan trọng hơn mất nửa triệu bảng và Amit cùng với tổng tham mưu trưởng quân đội đưa vấn đề ra cuộc họp nội các. Các bộ trưởng đã đồng ý với ý tưởng của MSS. Kế hoạch hành động được giao cho Michael Sharon - người đứng đầu phòng nghiệp vụ của MSS. Năm nhóm hoạt động đã được thành lập để hỗ trợ và phối hợp hành động. Và MSS sắp xếp một chuyến đi bí mật của Redfa tới châu Âu và từ Rome đến Israel để trực tiếp thảo luận chi tiết kế hoạch đào thoát.

Kế hoạch hoàn hảo
Giám đốc MSS Meir Amit đã tới Washington và thông báo với ******** CIA rằng, Israel đang có cơ hội kiếm được một chiếc MiG21. Người Mỹ ngay lập tức đồng ý ủng hộ Israel. Một số điệp viên cũng được cử đi theo các phái bộ ngoại giao đến Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Người Israel biết rằng các chuyên gia quân sự của Liên Xô chỉ cho nạp nửa cơ số xăng trong các chuyến bay huấn luyện để tránh việc đánh cắp máy bay, vì vậy, có thể sẽ cần phải tiếp nhiên liệu cho máy bay trên đường bay .

View attachment 6114752

Redfa nhận thức được rằng anh ta không chỉ đang làm theo yêu cầu của Israel, mà đó còn là yêu cầu của Mỹ, vì vậy sau cuộc gặp gỡ, Redfa đã nói rằng anh ta đã sẵn sàng và yêu cầu được đưa vào danh sách di tản của gia đình không chỉ có vợ, con và cháu mà toàn bộ gia tộc, trong đó có ông bà, cô dì, chú bác, các cháu, và hai người hầu cũ. Người Israel cũng đã chấp nhận điều kiện này. Kế hoạch di chuyển người thân của Redfa được bắt đầu. Đầu tiên, người chú được đưa đến Thụy Sĩ “để điều trị” và 250.000 bảng Anh đã được chuyển đến tài khoản ngân hàng của ông. Ông này đã gửi một tấm bưu thiếp về Iraq, trong đó sử dụng mật mã, báo cho người nhà biết rằng người Israel đã hoàn thành tất cả những gì họ đã hứa. Sau đó, một người bạn của gia đình Redfa là bác sĩ nhi khoa, đã cấp một giấy chứng nhận con trai cả của Redfa bị ốm nặng và cần điều trị y tế khẩn cấp ở London. Giấy phép để cậu con trai này đến London cũng được cấp mà không gặp vấn đề gì. Vợ Redfa đưa cậu con cả đi London chữa bệnh và mang theo đứa con thứ hai đang còn nhỏ và họ đã có mặt ở Israel với những cái tên mới và bắt đầu chờ đợi Redfa. Để đón tất cả các thành viên còn lại của gia đình Redfa, nhóm người Israel thuê hai chiếc xe ở Baghdad chở họ đến chân đồi Kurdistan theo thỏa thuận với thủ lĩnh người Kurd. Trong đêm tối, một đội du kích người Kurd đã dùng những con la chở mọi người đến nơi máy bay trực thăng đã chờ sẵn đón họ về thành phố Ahvaz của Iran. Vài ngày sau, họ nhận được giấy tờ tùy thân với những cái tên mới, tất cả các thành viên nhà Redfa đã biến mất khỏi tầm với của chính quyền cũng như mạng lưới tình báo của Iraq.

Không thiếu “mỹ nhân kế”
Khi các thành viên Không quân Iraq tham gia khóa huấn luyện đến Mỹ, tất cả họ đều được đặt trong tầm ngắm của các nữ điệp viên MSS. Nhiều người bị công khai mua chuộc và nếu không bằng lòng hợp tác đều bị trừ khử, trù dập. Sau vụ việc này, Không quân Iraq quyết định rút toàn bộ sĩ quan đang tham gia huấn luyện tại Mỹ về nước. 3 người trong số họ có Munir Redfa đã trở về Iraq cùng với những “bóng hồng”. Chỉ 3 ngày sau khi toàn bộ gia đình của Redfa được đưa ra khỏi Iraq an toàn, Redfa cất cánh với chiếc MiG-21 để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện từ căn cứ không quân Tammouz phía tây Baghdad, sau đó bay qua Jordan tới Israel.
mig21-2.jpg

Người phụ nữ xinh đẹp - cô “du khách Mỹ” người Israel, sinh ra ở Mỹ và có hộ chiếu Mỹ - người được MSS tung đi hoạt động tiếp cận Redfa đã hoàn thành nhiệm vụ. Và gần như đồng thời, khi chuyến bay đào tẩu của Munir Redfa thành công, cô bạn gái “người Mỹ” kia cũng rời khỏi Iraq.

Hồi kết của chiến dịch
Theo lịch huấn luyện, sáng sớm ngày 15/8/1966 (theo các nguồn khác, ngày 16/8), tại căn cứ quân sự Mosul nằm ở phía Bắc Iraq, có một chuyến bay huấn luyện của Trung tá Munir Redfa trên máy bay MiG-21. Cố tình vi phạm quy tắc của các chuyên gia Liên Xô, Redfa ra lệnh cho các nhân viên kỹ thuật nạp đầy bình nhiên liệu. 7 giờ 30 sáng, đúng giờ quy định, chiếc máy bay do Redfa điều khiển đã cất cánh, ngoặt về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, và bay về hướng đó. Các chuyên gia Liên Xô không kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, và đã quá muộn. Israel cử một phi đội Mirage đón và hộ tống Redfa về căn cứ không quân nằm sâu bên trong sa mạc Negev.

View attachment 6114755

mig21-3.jpg


Cựu phi công mig 21 Iraq - Redfa
Việt Nam mình cũng có 1 vụ đánh cắp trực thăng trốn sang TQ
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,203
Động cơ
515,013 Mã lực
em có biết vụ đó, nhưng trong “list “ của Military History không có ạ:D
Vụ đấy chả hiểu kiểu gì mà nó đánh cắp trực thăng ở sân bay xong còn qua gần cầu LB đón thêm mấy người nữa được. Hình như nó định trốn đi HK nhưng hết xăng phải đáp xuống TQ
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,642
Động cơ
653,218 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vụ đấy chả hiểu kiểu gì mà nó đánh cắp trực thăng ở sân bay xong còn qua gần cầu LB đón thêm mấy người nữa được. Hình như nó định trốn đi HK nhưng hết xăng phải đáp xuống TQ
vụ đó là do 1 phi công cướp máy bay tại sân bay Bạch Mai, bắn chết chiến sĩ cảnh vệ…
Để em tìm rồi đưa chi tiết ạ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top