[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,733
Động cơ
595,097 Mã lực
Tham vọng đất đai của Putin dẫn đến LX cũ đánh nhau. Phía Nam Bakhmut, quân Nga chết la liệt.
Vấn đề của nước Nga là không có khả năng chặn được những quyết định sai lầm của Putin. Ông ấy làm lãnh tụ nước Nga quá lâu và nước Nga phụ thuộc vào 1 bộ não duy nhất. Ông ấy muốn nói thế nào, muốn đẩy đất nước, binh lính, nhân dân đi đến đâu thì bên dưới chỉ biết tung hô.
Trong cuộc chiến ở Ukr này ông ấy đẩy binh lính vào cái chết với những khẩu hiệu không đâu "phi phát xít hóa, phi quân sự hóa nước Ukr" Đến lúc không làm được theo những mục tiêu ban đầu thì lại xoay sang việc lấn đất, chiếm lãnh thổ, giờ ngay cả việc lấn đất, chiếm lãnh thổ cũng không trôi không biết ông ta còn dẫn nước Nga đi đến đâu .....
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
24,027
Động cơ
649,607 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các cải tổ quân sự, kể cả của khối NATO lẫn của Liên Xô, đều có chung một xu hướng là cắt giảm những “người lính vô danh” này. Điều này là hoàn toàn có thể hiểu được nếu chúng ta nhìn vào các con số thống kê của cấu trúc của quân đội Liên Xô trong giai đoạn 1943-1945.

Ở giai đoạn này, mỗi sư đoàn của Hồng quân có từ 4.000 tới 8.000 người. Một tập đoàn quân có từ 40.000 tới 60.000 người. Và mỗi một phương diện quân có từ 200.000 tới 1.200.000 người. Điều này khiến cho số người tham chiến của Hồng quân là một con số khổng lồ. Vào cuối cuộc chiến, Hồng quân có gần 7,5 triệu người trong lực lượng vũ trang. Riêng phương diện quân Belarussia số 1 của nguyên soái Zhukov (đơn vị chiếm Berlin) có tới 1,2 triệu người. Nếu chúng ta so sánh thì sẽ thấy riêng phương diện quân này đã có số binh lính, xe tăng, pháo và máy bay tương đương với toàn bộ lực lượng vũ trang của Nga hiện nay. Tất nhiên là không có bất kỳ một quốc gia nào có thể duy trì một đội quân lớn như vậy.

1690275269924.png

Hồng quân LX tại Berlin 1945

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để tập trung vào kinh tế, Liên Xô đã cho giải ngũ một số lượng lớn bộ đội của mình. Để bù vào số lượng bộ binh bị cắt giảm, quân đội Xô Viết tăng tính cơ động cho các đơn vị bộ binh của mình bằng cơ giới hóa các đơn vị này và trang bị một số lượng lớn các xe bọc thép. Bằng cách đó, với số lượng bộ binh ít hơn nhưng vì tính cơ động cao và có hỏa lực bổ trợ của các xe bọc thép thì quân đội Liên Xô vẫn có thể bảo đảm được tính liên tục của mặt trận trong cả tấn công lẫn phòng thủ. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nước Nga đối diện với 3 vấn đề chính.

Thứ nhất, nền kinh tế kiệt quệ không thể đảm bảo cho việc duy trì một quân đội với lượng bộ binh cơ giới lớn.

1690275387681.png

Hồng quân LX những năm 1980

Thứ hai, dân số của Nga chỉ một đêm sau ngày Liên Xô sụp đổ đã giảm từ 290 triệu người xuống còn 148 triệu người (tức là chỉ còn ½). Trong các thập niên tiếp theo, do tình hình kinh tế và xã hội rối loạn, dân số của Nga liên tục suy giảm. Chỉ tới tận năm 2008 thì dân số Nga mới bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, tới tận ngày nay, với dân số 146 triệu người (không tính dân số các vùng của Ukraine vừa được sáp nhập vào Nga) thì nước Nga vẫn có dân số thấp hơn mức dân số năm 1991 (148 triệu).

Thứ ba, chất lượng dân số cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Trái với suy nghĩ của mọi người về một người đàn ông Nga khỏe như gấu, thì chất lượng dân số nhìn về mặt thống kê của Nga rất có vấn đề. Tuy về thể chất khi sinh ra đàn ông Nga rất khỏe mạnh nhưng tuổi thọ trung bình của đàn ông Nga thuộc loại thấp nhất châu Âu do thói quen sinh hoạt (uống rượu, không tập thể dục). Với dân số suy giảm và chất lượng dân số chưa được cải thiện, quân đội Nga phải thay đổi cách thức chiến tranh của mình. Điều này thể hiện từ cả trong việc thiết kế vũ khí tới chiến thuật và cơ cấu các đơn vị. Chương trình hiện đại hóa quân đội của Nga từ năm 2008 cho thấy rõ họ đang từ bỏ truyền thống của quân đội Liên Xô để đi theo xu thế chung của thế giới là chế tạo các vũ khí phức tạp, tinh vi, với ưu tiên đặt lên hàng đầu là bảo vệ tính mạng người lính và tăng cường độ chính xác của vũ khí.

1690275579938.png

Quân đội Nga những năm 1990

Một ví dụ điển hình nhất là sự phát triển của các thiết kế liên quan tới xe tăng và thiết giáp của Nga. Trong chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh, xe tăng và thiết giáp của Liên Xô được chế tạo theo nguyên tắc ưu tiên cho việc dễ chế tạo (để có thể sản xuất số lượng lớn), nhỏ nhẹ (để khó bị bắn trúng), tốc độ cơ động và tốc độ bắn cao, kích cỡ pháo lớn. Vì đặt ưu tiên như vậy nên các xe tăng của Liên Xô và của Nga trước chương trình hiện đại hóa quân đội thường có kích cỡ nhỏ hơn, nhẹ hơn nhưng cơ động hơn xe của NATO. Tuy nhiên, điều đó khiến cho việc bảo vệ tổ lái trở nên kém hơn (giáp xe mỏng hơn, xe sử dụng cơ chế nạp đạn tự động khiến cho đạn không có khoang trữ riêng nên dễ dẫn tới nổ bay tháp pháo khi bị bắn trúng).

1690275769593.png

T-72 phiên bản đầu

Tuy nhiên việc ra đời của dòng xe tăng T-14 Armata và các dòng xe bọc thép dùng chung khung gầm vào năm 2014 cho thấy rằng người Nga đã loại bỏ gần như toàn bộ các ưu tiên truyền thống mà chuyển sang ưu tiên bảo vệ sự an toàn của tổ lái và tập trung vào tính chính xác của vũ khí. Điều đáng nói là cuộc chiến Ukraine nổ ra vào đúng giai đoạn mà các xe tăng thế hệ mới T-14 chưa được sản xuất theo quy mô công nghiệp nên trong các đơn vị tham chiến tại Ukraine trong năm đầu tiên, hầu hết vẫn là các xe tăng thời Xô Viết và bản cập nhật sau đó: T-72, T-80 và T-90.

.....
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
24,027
Động cơ
649,607 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các cải tổ trong quân đội Nga cũng đi theo hướng tương tự các thay đổi về thiết kế vũ khí. Những người lính Nga bắt đầu được trang bị nhiều thiết bị hiện đại hơn và đôi khi, nếu không để ý vũ khí cá nhân của họ, thì ta có thể lầm một người lính bộ binh Nga với một người lính NATO. Tuy nhiên, để theo kịp tiêu chuẩn trang bị của NATO cho các đơn vị bộ binh thì người Nga không có đủ nguồn lực tài chính. Điều này khiến cho Nga phải tiến hành song song hai biện pháp. Thứ nhất là tăng đầu tư cho ngân sách quốc phòng và thứ hai là cắt giảm nhiều hơn nữa số lượng binh sĩ hiện có. Với nguồn lực đầu tư hữu hạn và số binh sĩ bị cắt giảm mạnh, người Nga bù lại bằng cách chuyên nghiệp hóa lực lượng bộ binh của mình thông qua việc tăng số binh sĩ ký hợp đồng chuyên nghiệp và tăng cường trang bị và huấn luyện cho lực lượng chuyên nghiệp này.

1690275981815.png

Trang bị của bộ binh Nga

Về cơ cấu đơn vị chiến đấu. Ở phương Tây, với kinh nghiệm chiến đấu tại Việt Nam và vùng Vịnh, Nam Tư và Apghanistan, Mỹ và các nước NATO cũng có những cải cách tương tự như của Nga (bằng cách chuyên nghiệp hóa, “hợp đồng hóa” các binh sỹ). Đơn vị chiến đấu cơ bản của quân đội phương Tây từ cấp sư đoàn chuyển xuống thành lữ đoàn. Nga cũng đi theo xu hướng này nhưng các cải cách có phức tạp hơn. Khác với phương Tây (nơi đại đa số các quốc gia đã bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự và các quân nhân là quân nhân hợp đồng, chuyên nghiệp) thì Nga vẫn duy trì hai chế độ: (i) nghĩa vụ quân sự bắt buộc và (ii) quân nhân hợp đồng. Tương ứng với hai chế độ này, quân đội Nga cũng có hai cơ cấu tổ chức quân sự.

Cơ cấu tổ chức quân sự nổi bật nhất, hay được phương Tây nhắc tới, là cơ cấu các cụm chiến đấu chiến thuật cấp tiểu đoàn (battalion tactical group – “BTG”). Mỗi cụm BTG này sẽ có từ 600 tới 800 người với một lực lượng khoảng 10 xe tăng và 40 xe thiết giáp. Đặc điểm nổi bật nhất của BTG là số lượng bộ binh trong đơn vị là thấp chỉ chiếm khoảng 200 người. Số người còn lại là những người lính lái xe tăng, xe thiết giáp, phòng không, kỹ thuật. Tùy từng nhiệm vụ mà các BTG có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với nhau trong một cụm quân lớn hơn. Các BTG được chủ yếu sử dụng trong các cuộc tấn công của quân Nga vì tính cơ động cao và hỏa lực mạnh của các xe tăng và thiết giáp của nó.

1690276091839.png


Điểm mạnh của các BTG là khả năng cơ động rất cao. Với hệ thống thông tin liên lạc tốt thì các BTG vừa có thể phân tán để tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc khiến cho đối phương không xác định được hướng tấn công chủ đạo nhưng lại cũng có thể tập trung nhanh chóng lại thành một quả đấm thép khi cần thiết.

Điểm yếu của các BTG là khả năng phòng thủ các mục tiêu đã chiếm được rất yếu do thiếu bộ binh và BTG cũng không có khả năng cao trong việc đánh công kiên các mục tiêu được gia cố trong các đô thị (do thiếu cả bộ binh lẫn pháo binh).

Vì BTG là lực lượng sẵn sàng chiến đấu cao nhất của quân đội Nga và được trông đợi sẽ thực thi các nhiệm vụ khó nhất nên các binh sỹ của các BTG phần lớn là các binh sỹ hợp đồng chuyên nghiệp. Điều này là cần thiết bởi vì các kỹ năng của binh sỹ trong đội hình BTG cần phải có thời gian dài huấn luyện. Do đó, nếu đưa các binh sỹ được tuyển dụng theo nghĩa vụ quân sự vào thì trình độ các BTG sẽ luôn không ổn định vì khi những tân binh chỉ vừa mới bắt đầu thành thục các kỹ năng chiến đấu thì họ đã ra quân. Theo ước tính của phương Tây thì số binh lính chuyên nghiệp của Nga trong các BTG là khoảng 170 ngàn người.

1690276151513.png


Để khắc phục vấn đề thiếu bộ binh của các BTG, người Nga dùng một phần giải pháp của quân đội Liên Xô trước đây. Đó là phiên chế các binh sỹ thuộc diện đi nghĩa vụ quân sự vào các đơn vị truyền thống. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, các BTG sẽ là mũi nhọn trong tác chiến và các đơn vị với binh sỹ đi nghĩa vụ quân sự sẽ đóng vai trò như các đơn vị bộ binh thông thường của Hồng quân. Tuy nhiên, về lý thuyết thì như vậy nhưng trên thực tế, các đơn vị này tuy có tên và tổ chức như quân đội thời Liên Xô (sư đoàn, quân đoàn) song nó chỉ là cái bóng của các đơn vị tương tự thời Chiến tranh Lạnh. Nếu so sánh thì có lẽ các đơn vị này sẽ giống các sư đoàn, quân đoàn dự bị của Liên Xô ở các quân khu nội địa với khả năng sẵn sàng chiến đấu thấp và chủ yếu nhằm đào tạo lực lượng dự bị cho các đơn vị tuyến đầu.

1690276256511.png


......
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,487
Động cơ
96,718 Mã lực
Vấn đề của nước Nga là không có khả năng chặn được những quyết định sai lầm của Putin. Ông ấy làm lãnh tụ nước Nga quá lâu và nước Nga phụ thuộc vào 1 bộ não duy nhất. Ông ấy muốn nói thế nào, muốn đẩy đất nước, binh lính, nhân dân đi đến đâu thì bên dưới chỉ biết tung hô.
Trong cuộc chiến ở Ukr này ông ấy đẩy binh lính vào cái chết với những khẩu hiệu không đâu "phi phát xít hóa, phi quân sự hóa nước Ukr" Đến lúc không làm được theo những mục tiêu ban đầu thì lại xoay sang việc lấn đất, chiếm lãnh thổ, giờ ngay cả việc lấn đất, chiếm lãnh thổ cũng không trôi không biết ông ta còn dẫn nước Nga đi đến đâu .....
Cụ Pu đã hạ mục tiêu đánh Ukr để mà hô "chiến thắng", ko còn đòi "phi phát xít"- đã chấp nhận chính quyền Ze, còn mục tiêu "phi quân sự Ukr" thì bảo đã làm xong, bằng chứng hùng hồn- Ukr phải dùng vk PT đấy thây.
Thánh Pu muốn đàm phán lắm nhưng Ze từ chối. Sẽ ko có tổng thống Ukr nào sẵn sàng cắt đất cho Nga, nên cứ xác định sẽ còn đánh nhau dài dài.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
24,027
Động cơ
649,607 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cụ Pu đã hạ mục tiêu đánh Ukr để mà hô "chiến thắng", ko còn đòi "phi phát xít"- đã chấp nhận chính quyền Ze, còn mục tiêu "phi quân sự Ukr" thì bảo đã làm xong, bằng chứng hùng hồn- Ukr phải dùng vk PT đấy thây.
Thánh Pu muốn đàm phán lắm nhưng Ze từ chối. Sẽ ko có tổng thống Ukr nào sẵn sàng cắt đất cho Nga, nên cứ xác định sẽ còn đánh nhau dài dài.
"Tin đồn" đang rộ lên, anh "Po lần" muốn cắt đất, chia phần phía tây Ukr đó cụ
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
24,027
Động cơ
649,607 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc tấn công của Ukraine bị trì hoãn do thiếu đạn dược, Zelenskyy nói

Tổng thống Ukraine thừa nhận rằng việc trì hoãn cho phép Nga tăng cường khả năng phòng thủ.

1690281064047.png


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine đã hy vọng bắt đầu cuộc phản công rất được mong đợi sớm hơn vào mùa xuân, nhưng đã hoãn lại vì thiếu vũ khí cần thiết.

“Chúng tôi đã có kế hoạch bắt đầu nó vào mùa xuân. Nhưng chúng tôi đã không làm như vậy, bởi vì, thẳng thắn mà nói, chúng tôi không có đủ đạn dược và vũ khí cũng như không có đủ lữ đoàn được huấn luyện bài bản về các loại vũ khí này, hơn nữa, các nhiệm vụ huấn luyện được tổ chức bên ngoài Ukraine,” Zelenskyy nói trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào Chủ nhật trên “Fareed Zakaria GPS” của CNN.

Vì cuộc phản công bắt đầu muộn hơn, Zelenskyy nói qua một phiên dịch viên, “nó giúp Nga có thời gian để khai thác tất cả các vùng đất của chúng tôi và xây dựng một số tuyến phòng thủ. Và, chắc chắn, họ thậm chí còn có nhiều thời gian hơn mức cần thiết. Do đó, họ đã xây dựng thêm những dòng đó. Và, thực sự, họ có rất nhiều bãi mìn trên cánh đồng của chúng tôi.”

1690281165516.png


“Do đó, tốc độ phản công của chúng tôi chậm hơn. Chúng tôi không muốn mất người, nhân sự của mình. Và quân nhân của chúng tôi không muốn mất thiết bị vì điều đó,” ông nói với Zakaria.

Vào tháng 5, Zelenskyy đã đi vòng quanh châu Âu trong chuyến đi ba ngày bao gồm các điểm dừng ở Ý, Vatican, Đức, Pháp và Vương quốc Anh, thúc giục các đồng minh gửi thêm vũ khí khi quân đội của ông chuẩn bị cho cuộc phản công đã lên kế hoạch. Nhưng lời hứa về máy bay chiến đấu F-16 - thứ mà Zelenskyy đã nhiều lần thúc ép Hoa Kỳ và các đồng minh khác - đã không đến cho đến vài ngày sau đó. Những máy bay phản lực này sẽ đến Ukraine vào cuối năm nay.

1690281290509.png


Zelenskyy đã thừa nhận rằng tiến độ trong việc đẩy lùi các lực lượng Nga đã "chậm hơn mong muốn". Nhưng trong một lần xuất hiện trực tuyến tại Diễn đàn An ninh Aspen vào tuần trước, ông đã nói với các nhà lãnh đạo quốc tế rằng quân đội của ông “đang tiến đến [thời điểm] khi các hành động có thể tăng tốc”.

Vào Chủ nhật, một loạt tên lửa của Nga đã bắn vào thành phố cảng phía nam Ukraine, Odesa, khiến ít nhất một người thiệt mạng và làm hư hại một nhà thờ lớn ở trung tâm thành phố.

1690281346944.png
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,733
Động cơ
595,097 Mã lực
Cụ Pu đã hạ mục tiêu đánh Ukr để mà hô "chiến thắng", ko còn đòi "phi phát xít"- đã chấp nhận chính quyền Ze, còn mục tiêu "phi quân sự Ukr" thì bảo đã làm xong, bằng chứng hùng hồn- Ukr phải dùng vk PT đấy thây.
Thánh Pu muốn đàm phán lắm nhưng Ze từ chối. Sẽ ko có tổng thống Ukr nào sẵn sàng cắt đất cho Nga, nên cứ xác định sẽ còn đánh nhau dài dài.
Ông Putin lúc đầu có mục tiêu lớn hơn, xứng tầm đế quốc. Ông muốn khuất phục cả nước Ukr bắt họ quay trở lại quỹ đạo của Nga như trước đây. Chính vì vậy mà ông mới để ra khẩu hiệu cao cả "phi phát xít, phi quân sự" nước Ukr. Tuy nhiên, khi thấy không thể đạt mục tiêu khuất phục nước Ukr thì ông không dám và không đủ khôn ngoan để kết thúc chiến dịch. Vụ này thì ông Putin không khôn khéo bằng ông Bình khi xua quân đánh Việt nam năm 1979, khi ông rút quân và tuyên bố "dạy cho VN một bài học", vừa giữ được thể diện vừa tránh được sa lầy.
Với thể diện của mình, ông Putin rất khó có thể kết thúc chiến tranh mà không tuyên bố "chiến thắng". Khi rút về miền đông và đổi sang tuyên bố sát nhập 4 tỉnh của Ukr ông cũng muốn đặt ra cái cửa dễ dàng hơn để có thể tuyên bố "chiến thắng" đơn phương. Nhưng với tình hình hiện nay thì có vẻ như người Ukr không muốn để lại cửa nào cho ông.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,487
Động cơ
96,718 Mã lực
Ông Putin lúc đầu có mục tiêu lớn hơn, xứng tầm đế quốc. Ông muốn khuất phục cả nước Ukr bắt họ quay trở lại quỹ đạo của Nga như trước đây. Chính vì vậy mà ông mới để ra khẩu hiệu cao cả "phi phát xít, phi quân sự" nước Ukr. Tuy nhiên, khi thấy không thể đạt mục tiêu khuất phục nước Ukr thì ông không dám và không đủ khôn ngoan để kết thúc chiến dịch. Vụ này thì ông Putin không khôn khéo bằng ông Bình khi xua quân đánh Việt nam năm 1979, khi ông rút quân và tuyên bố "dạy cho VN một bài học", vừa giữ được thể diện vừa tránh được sa lầy.
Với thể diện của mình, ông Putin rất khó có thể kết thúc chiến tranh mà không tuyên bố "chiến thắng". Khi rút về miền đông và đổi sang tuyên bố sát nhập 4 tỉnh của Ukr ông cũng muốn đặt ra cái cửa dễ dàng hơn để có thể tuyên bố "chiến thắng" đơn phương. Nhưng với tình hình hiện nay thì có vẻ như người Ukr không muốn để lại cửa nào cho ông.
Đúng cụ. Chẳng có mâu thuẫn gì để CT.
Ngay cả "chuyện Nato" cũng là do Nga vẽ ra. Bọn Nato sợ chết bỏ mọe, không có cái "nguy cơ Nato" j với cường quốc qs như Nga. Đến Serbia bé tý, "4 bề thọ Nato" mà còn không kêu ca gì là biết rồi.
Gần đây a Pu còn bẩu- Ukr thích thì cứ nhích vô Nato, chỉ để lại đất Nga gốc cho tau.
Mọi chuyện chỉ là cướp đất nói cho vuông.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
24,027
Động cơ
649,607 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 7

(Tiếp)

Việc tổ chức các đơn vị theo cơ cấu: (i) quân nhân theo hợp đồng và (ii) quân nhân theo nghĩa vụ quân sự sẽ có tác động rất lớn tới chiến cuộc ở Ukraine năm 2022.

Ở phần 4, chúng ta đã thấy vấn đề lớn nhất của quân Nga ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tại các mặt trận Kiev và Kharkov là thiếu bộ binh. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các BTG đã thọc rất sâu vào hậu phương của Ukraine trên một mặt trận rộng lớn. Tuy nhiên, khi các đơn vị này đã vào sâu thì việc thiếu bộ binh khiến cho các tuyến vận tải hậu cần của quân Nga bị bỏ ngỏ và các đoàn xe tiếp vận bị phục kích. Việc thiếu bộ binh cũng khiến cho các mục tiêu chiếm được bởi các đơn vị xe tăng và thiết giáp thọc sâu buộc phải bị bỏ ngỏ khi các đơn vị này tiến sâu hơn nữa vào trong hậu tuyến của quân Ukraine. Khác với mặt trận phía Nam, ở Kiev và Kharkov, quân Nga không có bất kỳ cuộc hợp vây và tiêu diệt được một đơn vị Ukraine nào cả vì họ không có các đơn vị bộ binh để tạo ra các vòng vây sau khi các đơn vị xe tăng đột phá thành công.

1690341063720.png


Vậy câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao nước Nga với một quân đội có gần 1,2 triệu quân và có truyền thống là một lực lượng lục quân hàng đầu thế giới lại thiếu bộ binh. Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cần phải quay ngược về quá khứ của nước Nga, giai đoạn 1993-1995. Một số động thái diễn ra vào giai đoạn này, gần 20 năm sau, đã dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng của Nga tại Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

ĐÒN CẮT GÂN HỔ

Sau khi Liên bang Xô Viết giải thể, nền kinh tế và chính trị của Nga rơi vào suy thoái và hỗn loạn. Việc áp dụng các liệu pháp shock để thay đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang kinh tế thị trường đã dẫn tới lạm phát hàng năm từ 300% tới 800% và nền kinh tế hoàn toàn đình trệ. Trên chính trường thì các đảng phái chính trị mọc ra như nấm sau mưa liên tục tranh giành ảnh hưởng nhưng không có đảng phái nào nắm được đa số phiếu để quyết định trong quốc hội.

Trong bối cảnh kinh tế và chính trị của Nga hỗn loạn như vậy thì chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho các cải cách ở Nga và đỉnh điểm là trong năm 1994, tổ chức hỗ trợ phát triển chính thức của Hoa Kỳ (USAID) đã tài trợ cho các chương trình thực hiện tại Nga là 1,3 tỷ đô la Mỹ. Các tài trợ này nhằm cung cấp nguồn tài chính cho các chương trình cải cách tại Nga. Điều đặc biệt là tất cả các chương trình này không gắn tới việc xây dựng cơ sở vật chất cụ thể nào mà luôn nhắm tới việc thay đổi nhận thức của người Nga. Người nhận các tài trợ có thể là chính phủ Nga và rất nhiều các tổ chức, cá nhân Nga mà chính phủ Mỹ quan tâm. Báo cáo của USAID cho biết họ đã đạt được tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới một vài lĩnh vực có liên quan tới câu chuyện Ukraine sau này. Các lĩnh vực đó là:
(i) cải cách về dân chủ ở các cấp cơ sở,
(ii) tăng cường tính tự do của báo chí,
(iii) nâng cao chấp lượng và số lượng các tổ chức phi chính phủ (NGO), và
(iv) vấn đề nhân quyền.

Một báo cáo của USAID cho biết họ đã đào tạo được 30.000 người để tham gia các hoạt động đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức cá nhân ở Nga (trainer). Các trainer này sẽ phổ cập các nội dung đào tạo cho hàng trăm ngàn hay hàng triệu người khác. Đối với các cải cách về dân chủ, USAID không chỉ hỗ trợ các đảng chính trị ở cấp trung ương mà hỗ trợ họ tới cả các cấp địa phương về cách thức vận động chính trị, tổ chức lực lượng, và phối hợp hành động giữa các cấp bộ đảng địa phương và trung ương. Tất nhiên, các bạn có thể đoán được rằng các đảng đang nắm quyền đa số trong Duma Nga mà không được Hoa Kỳ thích (như đảng C..S Nga hay các đảng dân tộc như đảng LDPR của Vladimir Zhirinovsky) sẽ không phải là đối tượng nhận được tài trợ này.

1690341191049.png

Nước Nga, 1992

Tiếp đó, tài trợ được đổ vào việc tạo ra các tổ chức phi chính phủ (NGO) với mục đích được đề ra là các tổ chức đó sẽ góp phần thu thập, phản ánh các nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, các nhóm người chịu thiệt thòi trong xã hội và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp, nhóm người này thông qua việc (i) vận động thay đổi chính sách, pháp luật và (ii) tạo ra các cuộc vận động, phản kháng đối với các hành vi phạm pháp của các cơ quan nhà nước.

Nguồn tài trợ cũng được rót cho các tổ chức nghiên cứu, các trí thức hàng đầu để họ có thể tham gia, nghiên cứu, hướng dẫn cho các tổ chức NGO cũng như góp phần tiếng nói chuyên môn vào quá trình lập pháp.

Cuối cùng, một lượng lớn tài chính cũng được đổ vào việc vận động các chính sách để tư nhân hóa, tự do hóa báo chí.

1690341359912.png


...
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
24,027
Động cơ
649,607 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Toàn bộ hệ thống này sẽ vận hành như sau. Đầu tiên, các tổ chức NGO sẽ xác định các vấn đề phát sinh trong xã hội. Họ sẽ tiến hành làm các khảo sát và đưa ra các con số thống kê dựa trên kết quả khảo sát của mình. Các chuyên gia, các trí thức sẽ phân tích các con số đó và đưa ra các nhận định chuyên môn về vấn đề xã hội và định hướng khắc phục (thường sẽ là sửa đổi các chính sách). Sau đó, báo chí căn cứ vào các thông tin ban đầu này sẽ tiến hành điều tra, làm rõ và đưa ra công luận. Căn cứ trên các nội dung mà các tổ chức NGO thu thập, ý kiến các chuyên gia và các phóng sự điều tra của báo chí, các đảng chính trị sẽ đưa các nội dung, đường hướng chính sách này vào đường lối chính trị của đảng mình và đưa ra tranh luận tại quốc hội.

1690341521851.png


Báo chí, các chuyên gia, các tổ chức NGO sẽ tiếp tục tham gia vào các cuộc vận động của các đảng chính trị ủng hộ sáng kiến của họ với cách thức tổ chức các cuộc biểu tình chống lại các đảng phản đối, điều tra về đời sống riêng tư của các lãnh đạo đảng đối lập và đưa ra báo chí… Cuối cùng, nếu như các hoạt động được phối hợp tốt thì sẽ có những đạo luật được thông qua để giải quyết các vấn đề được nêu ra đó. Tuy nhiên, các NGO lại hoạt động được là nhờ vào nguồn tài trợ. Và vào những năm 1992 tới 2000, khi nền kinh tế Nga chìm trong hỗn loạn và suy thoái, thì nguồn tài trợ chủ yếu tới từ nước ngoài. Do đó, không có gì quá khó hiểu nếu các hoạt động của các NGO chủ yếu hướng vào các vấn đề mà nhà tài trợ quan tâm.

1690341659132.png


Vào năm 1995, hệ thống này đã làm việc một cách hoàn hảo và đóng một cái chốt vào toàn bộ hệ thống quân sự của Nga sâu tới mức mà tới nay, năm 2023, Moscow vẫn chưa loại bỏ được. Chúng ta cần đặt mình vào hoàn cảnh của tổng thống Yeltsin lúc đó thì mới hiểu được tại sao ông lại đồng ý với cái “chốt” đó trong hệ thống của mình.

Năm 1993 là năm thể hiễn rõ sự hỗn loạn về quyền lực ở nước Nga thời hậu Xô Viết. Trong năm này, quốc hội Nga (được tổ chức dưới mô hình Xô Viết từ thời Liên Xô) đấu tranh với tổng thống (Boris Yeltsin) để giành quyền điều khiển đất nước. Từng có lúc, ở một địa phương tồn tại hai chính quyền (chính quyền với thống đốc thân quốc hội và chính quyền với thống đốc ủng hộ Tổng thống). “Tổng thống ban hành các nghị định như thể không có Quốc hội và Quốc hội đình chỉ các nghị định đó như thể không có Tổng thống” (một bài báo vào tháng 8 năm 1993 viết). Quốc hội cũng ban hành và thực thi chính sách đối ngoại riêng của mình. Ví dụ, vào năm 1993, Quốc hội Nga đã thông qua một nghị quyết trong đó tuyên bố Sevastopol (thủ phủ Crimea) là một thành phố của Nga (trái với quan điểm của Tổng thống Yeltsin khi chấp nhận đó là thành phố của Ukraine).

1690341754840.png


Đỉnh điểm của sự đấu tranh quyền lực là việc Quốc hội Nga ra quyết định phế truất Tổng thống và Tổng thống thì tuyên bố giải tán Quốc hội. Cuộc đối đầu này chỉ chấm dứt khi lực lượng quân đội Nga đã ngả sang phe Tổng thống và bắn pháo vào nhà quốc hội khiến hàng trăm người chết và quốc hội bị giải tán vào tháng 9/1993. Cuộc tấn công vào Nhà Trắng (tòa nhà quốc hội Nga) đã gây ra cái chết của gần 200 người và trở thành một sự kiện mà sau này có thể khiến ông bị truy tố (vào ngày đầu năm mới 2000, ngay sau khi nhận chức quyền tổng thống Nga, sắc lệnh đầu tiên mà Putin ký là sắc lệnh miễn trừ truy cứu mọi trách nhiệm hình sự cho cựu tổng thống Boris Yeltsin).

1690341771761.png


Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau, vào tháng 12/1993, cuộc bầu cử Duma (quốc hội mới của Nga) có kết quả hoàn toàn ngoài ý muốn của Yeltsin. Hầu hết các ứng cử viên của ông bị đánh bại và đảng C..S.. Nga (đảng C..S mới được thành lập lại) và các đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đã thắng lớn và nắm đa số trong Duma.

Năm 1994 là năm tồi tệ của nền kinh tế Nga với mức GDP suy giảm 12,7% và mức lạm phát là 307%. Vào tháng 12/1994, tổng thống Yeltsin phát động cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất và cuộc chiến trở thành một cuộc chiến bị xã hội phản đối nhiều nhất trong toàn bộ các can thiệp quân sự và chiến tranh của Liên Xô kể từ sau thế chiến thứ 2 tới nay. Có khoảng 800 sỹ quan cao cấp của quân đội Nga đã từ chối mệnh lệnh chiến đấu và bị sa thải. Một trong những lý do khiến cho các sỹ quan này từ chối chiến đấu là kinh tế.

1690341874188.png

Binh sỹ Nga trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất

Một trong những điều kiện mà thủ tướng Helmut Kohl của Đức đồng ý với tổng bí thư Gorbachev để đổi lấy việc cụm Hồng quân ở Đông Đức rút khỏi nước này là Đức sẽ tài trợ cho việc xây dựng nhà ở cho các sỹ quan và trợ cấp cho họ tìm công việc mới sau khi xuất ngũ. Đó là lý do mà cụm quân có khả năng tác chiến tốt nhất của Liên Xô sau khi rút từ Đông Đức về, về căn bản, đã biến mất. Các binh lính nghĩa vụ được giải ngũ, vũ khí được đưa về cất giữ ở phía Đông dải Ural theo thỏa thuận cắt giảm vũ khí thông thường ở châu Âu mà Liên Xô đã ký và các sỹ quan cao cấp thì được cấp nhà mới (do nhà nước xây dựng mới) hoặc cấp tiền để mua nhà ở quê hương họ và họ sử dụng tiền được cấp để chuyển ngành.

1690341933609.png

Binh sỹ Nga trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất

.....
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,487
Động cơ
96,718 Mã lực
Milbloger Bulba of Thrones viết bài "sự diệt chủng của pháo Nga" nói về sự thua thiệt của pháo binh Nga trên chiến trường, có kèm theo sơ đồ nơi pháo bị diệt (đỏ- pháo Nga, xanh- pháo Ukr), Geoconfirm đã xác nhận sơ đồ này..
 

superman901

Xe buýt
Biển số
OF-811039
Ngày cấp bằng
18/4/22
Số km
744
Động cơ
12,971 Mã lực
Cuộc phản công đi vào lòng đất của Ukraine

Clip hàng loạt BMP của Ukraine bị Lancet tiêu diệt tại các hướng Zaporizhzhia Zaporozhye


Hôm qua là ngày tổn thất nặng của Ukraine ở mọi hướng tiến công

Các nguồn tin Nga cho biết ít nhất 25 phương tiện đã bị phá hủy hoặc hư hỏng, bao gồm một xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất và 7 chiếc Bradley.


Bộ Quốc phòng: 22 xe tăng Ukraine đã bị phá hủy trong cuộc tấn công bất thành của Lực lượng Vũ trang Ukraine theo hướng Orekhovsky



Milbloger Bulba of Thrones viết bài "sự diệt chủng của pháo Nga" nói về sự thua thiệt của pháo binh Nga trên chiến trường, có kèm theo sơ đồ nơi pháo bị diệt (đỏ- pháo Nga, xanh- pháo Ukr), Geoconfirm đã xác nhận sơ đồ này..
tin phe u chỉ toàn chữ và ảnh ko có gì chứng minh thực tế, tin phe Nga thì hầu như đều có ảnh, video cụ thể
 
Chỉnh sửa cuối:

superman901

Xe buýt
Biển số
OF-811039
Ngày cấp bằng
18/4/22
Số km
744
Động cơ
12,971 Mã lực

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,487
Động cơ
96,718 Mã lực
Đại tá Tabachnikov trung đoàn trưởng trực thăng số 112 Nga tử nạn trên Ka-52.
Trực thăng Nga Ka-52 có tỉ lệ rơi rụng cao nhất trên chiến trường Ukr so với các loại khác.
 

baicx7

Xe tải
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
410
Động cơ
51,307 Mã lực
Tuổi
124

baicx7

Xe tải
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
410
Động cơ
51,307 Mã lực
Tuổi
124
Đại tá Tabachnikov trung đoàn trưởng trực thăng số 112 Nga tử nạn trên Ka-52.
Trực thăng Nga Ka-52 có tỉ lệ rơi rụng cao nhất trên chiến trường Ukr so với các loại khác.
1 Ka-52 đổi hơn 30 Tank IFV NATO M2A2 Leopard 2A4/6 gần 1 tháng qua, thiệt hại 1 chiếc mà đổi lại hàng chục khí tài nato quá lời


 
Chỉnh sửa cuối:

baicx7

Xe tải
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
410
Động cơ
51,307 Mã lực
Tuổi
124
Clip: Xe bọc thép của Ukraine bị quân đội Nga phá hủy gần Orekhovo



phản công thất bại toàn tập
hướng Orekhov này quân Ukraine bị thiệt hại nặng ko kém 2 hướng còn lại

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top