[Funland] Nơi công bố báo Quốc tế nhiều nhất Vn- Tạm đình chỉ hiệu trưởng Đh Tôn Đức Thắng

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,188
Động cơ
83,252 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Hợp tác luôn đáng hoan nghênh, nhưng nếu nghiên cứu được các tác giả A,B,C thực hiện toàn bộ tại nơi khác, đến khi công bố ở dạng bài báo ISI thì Trường trả cho một tác giả hoặc một số tác giả 1 khoản tiền nhất định để ghi tên Trường bên cạnh tên của cơ sở nghiên cứu kia, thì đây chắc chắn là mua danh. Đây là dùng tiền mua danh, không phải năng lực nghiên cứu mạnh. Nó không giúp ích gì cho việc nâng cao năng lực nghiên cứu của GV, NCV trong trường; càng không giúp ích gì cho việc đào tạo SĐH.
Ngoài TĐT còn một số ĐH mới nổi khác ở VN dùng chiêu trò tương tự.

Việc nâng cao tiền thưởng cho GV có công bố ISI tốt là ổn, khuyến khích GV lao động chăm chỉ. Tuy nhiên nếu làm không chặt thì cũng dẫn đến sai trái. VD. Nếu trường thưởng 3k, GV có thể mua vai trò đồng tác giả (trả tiền cho nhóm khác mà GV có quan hệ) để đưa thêm tên vào nhóm tác giả.
Đây cũng là hình thức mua bán, cũng rất khó phát hiện, vì đây là thỏa thuận ngầm giữa các cá nhân, nếu không có mâu thuẫn thì rất khó bị lộ.
Khổ 1 của cụ có căn cứ ko hay nghe từ nhà b nhét chữ
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,188
Động cơ
83,252 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Mời các cụ đọc thêm về công bố trong NCKH theo quan điểm của học giả quốc tế- Gs Tuấn từ Úc

Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học

Nhân bàn về hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học làm tôi nhớ đến một bài báo cùng chủ đề do anh Út, Phương Thảo và tôi viết vào năm 2016. Bài báo có tựa đề là "International collaboration in scientific research in Vietnam: an analysis of patterns and impact" công bố trên Scientometrics [1], và nhận được khá nhiều trích dẫn.

Trong bài báo đó, chúng tôi muốn trả lời câu hỏi: (a) bao nhiêu bài báo khoa học từ Việt Nam là có hợp tác quốc tế; (b) bao nhiêu bài hợp tác quốc tế do người nước ngoài chủ trì; và (c) tác động của hợp tác quốc tế đến phẩm chất nghiên cứu ra sao. Chúng tôi dùng dữ liệu của ISI để làm cơ sở cho phân tích. Kết quả chánh có thể tóm tắt như sau:

Gần 78% các bài báo khoa học từ VN trên các tập san ISI là có hợp tác quốc tế. Tỉ lệ hợp tác quốc tế cao được ghi nhận trong lãnh vực y học và y tế công cộng (82%), vật lí và hoá học (75 - 77%), và kĩ thuật (khoảng 70%). Riêng ngành toán thì tỉ lệ hợp tác quốc tế là thấp nhứt (46%) trong thời gian 2011-2015.

Hợp tác với nước nào? "Biểu đồ Trống Đồng" phản ảnh các nước có nhiều hợp tác nghiên cứu khoa học với Việt Nam: Mĩ, Nam Hàn, Nhựt, Pháp, Anh, Úc, và China.

Ai là tác giả chánh trong các công trình có hợp tác quốc tế? Phân tích chi tiết cho thấy trong tổng bài báo trên các tập san ISI thì tác giả người nước ngoài chủ trì chiếm 60%, tác giả người Việt Nam chiếm 18% (trong công trình có hợp tác quốc tế), và chỉ có 22% là hoàn toàn do tác giả người Việt ở Việt Nam chủ trì.

Điều thú vị là các công trình có hợp tác quốc tế đều có chỉ số trích dẫn và impact factor cao hơn hẳn các công trình "nội địa". Ngay cả trong các công trình có hợp tác quốc tế, bài báo do người nước ngoài chủ trì có trích dẫn và impact factor cao hơn bài báo do người Việt chủ trì (Biểu đồ 2). Như vậy, hợp tác quốc tế có hiệu quả nâng cao phẩm chất khoa học.

Những kết quả phân tích trên cho thấy tính chung năng lực khoa học của VN vẫn còn tương đối thấp và đa số các công trình hợp tác quốc tế là do người nước ngoài làm chủ. Do đó, chúng tôi kêu gọi nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học ở trong nước qua các chương trình huấn luyện về phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà khoa học khi hợp tác với đồng nghiệp quốc tế thì nên chú ý đến vị trí tác giả để tránh mô hình "khoa học theo kiểu nhảy dù". Nói cách khác, chúng ta rất cần hợp tác quốc tế, nhưng tác giả người Việt phải có vị trí xứng đáng trong hợp tác, chớ không phải chỉ là 'lính đánh thuê'.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có chánh sách rõ ràng trong hợp tác quốc tế. Chánh sách đó bao gồm vị trí của tác giả Việt Nam và địa chỉ affiliation phải là của Việt Nam.

Tôi không rõ các đại học khác có chánh sách này hay không, nhưng nhìn chung trong thời gian qua thì đa số hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam không thuộc 'chủ quyền' của Việt Nam. Báo chí bàn đến vấn đề công bố khoa học mà không đề cập đến những trường nào có đóng góp làm tăng 'visibility' của Việt Nam trên trường quốc tế là một thiếu sót.

___

[1] https://link.springer.com/article/10.1007/s11192-016-2201-1”
 

ngotominh567

Xe đạp
Biển số
OF-735652
Ngày cấp bằng
10/7/20
Số km
40
Động cơ
66,820 Mã lực
Tuổi
30
Mời các cụ đọc thêm về công bố trong NCKH theo quan điểm của học giả quốc tế- Gs Tuấn từ Úc

Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học

Nhân bàn về hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học làm tôi nhớ đến một bài báo cùng chủ đề do anh Út, Phương Thảo và tôi viết vào năm 2016. Bài báo có tựa đề là "International collaboration in scientific research in Vietnam: an analysis of patterns and impact" công bố trên Scientometrics [1], và nhận được khá nhiều trích dẫn.

Trong bài báo đó, chúng tôi muốn trả lời câu hỏi: (a) bao nhiêu bài báo khoa học từ Việt Nam là có hợp tác quốc tế; (b) bao nhiêu bài hợp tác quốc tế do người nước ngoài chủ trì; và (c) tác động của hợp tác quốc tế đến phẩm chất nghiên cứu ra sao. Chúng tôi dùng dữ liệu của ISI để làm cơ sở cho phân tích. Kết quả chánh có thể tóm tắt như sau:

Gần 78% các bài báo khoa học từ VN trên các tập san ISI là có hợp tác quốc tế. Tỉ lệ hợp tác quốc tế cao được ghi nhận trong lãnh vực y học và y tế công cộng (82%), vật lí và hoá học (75 - 77%), và kĩ thuật (khoảng 70%). Riêng ngành toán thì tỉ lệ hợp tác quốc tế là thấp nhứt (46%) trong thời gian 2011-2015.

Hợp tác với nước nào? "Biểu đồ Trống Đồng" phản ảnh các nước có nhiều hợp tác nghiên cứu khoa học với Việt Nam: Mĩ, Nam Hàn, Nhựt, Pháp, Anh, Úc, và China.

Ai là tác giả chánh trong các công trình có hợp tác quốc tế? Phân tích chi tiết cho thấy trong tổng bài báo trên các tập san ISI thì tác giả người nước ngoài chủ trì chiếm 60%, tác giả người Việt Nam chiếm 18% (trong công trình có hợp tác quốc tế), và chỉ có 22% là hoàn toàn do tác giả người Việt ở Việt Nam chủ trì.

Điều thú vị là các công trình có hợp tác quốc tế đều có chỉ số trích dẫn và impact factor cao hơn hẳn các công trình "nội địa". Ngay cả trong các công trình có hợp tác quốc tế, bài báo do người nước ngoài chủ trì có trích dẫn và impact factor cao hơn bài báo do người Việt chủ trì (Biểu đồ 2). Như vậy, hợp tác quốc tế có hiệu quả nâng cao phẩm chất khoa học.

Những kết quả phân tích trên cho thấy tính chung năng lực khoa học của VN vẫn còn tương đối thấp và đa số các công trình hợp tác quốc tế là do người nước ngoài làm chủ. Do đó, chúng tôi kêu gọi nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học ở trong nước qua các chương trình huấn luyện về phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà khoa học khi hợp tác với đồng nghiệp quốc tế thì nên chú ý đến vị trí tác giả để tránh mô hình "khoa học theo kiểu nhảy dù". Nói cách khác, chúng ta rất cần hợp tác quốc tế, nhưng tác giả người Việt phải có vị trí xứng đáng trong hợp tác, chớ không phải chỉ là 'lính đánh thuê'.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có chánh sách rõ ràng trong hợp tác quốc tế. Chánh sách đó bao gồm vị trí của tác giả Việt Nam và địa chỉ affiliation phải là của Việt Nam.

Tôi không rõ các đại học khác có chánh sách này hay không, nhưng nhìn chung trong thời gian qua thì đa số hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam không thuộc 'chủ quyền' của Việt Nam. Báo chí bàn đến vấn đề công bố khoa học mà không đề cập đến những trường nào có đóng góp làm tăng 'visibility' của Việt Nam trên trường quốc tế là một thiếu sót.

___

[1] https://link.springer.com/article/10.1007/s11192-016-2201-1”
cảm ơn cụ, rất chi tiết
 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,984
Động cơ
379,660 Mã lực
Khổ 1 của cụ có căn cứ ko hay nghe từ nhà b nhét chữ
Cộng đồng khoa học biết điều này. Quy mô như nào thì không ai rõ, cần điều tra thêm.
Còn đám nhà báo thì chỉ đi sau ghi chép lại những sự việc đã sảy ra từ mấy năm nay.

Việc trích dẫn các bài viết của GS Tuấn cũng không khách quan khi nói về Trường TĐT. GS Tuấn chính là GS thỉnh giảng của TĐT và là tư vấn cao cấp cho ông Danh.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,226
Động cơ
563,119 Mã lực
Em không bàn về ranking, vì thực tế ranking chưa chắc phản ánh chính xác vị trí của các trường ĐH. Tuy nhiên, em đã từng vào trường TĐT thăm quan, thì phải nói là trường có cơ sở vật chất rất tốt. Ví dụ:

- Thư viện đúng chuẩn quốc tế, phòng họp book qua hệ thống, đến giờ quẹt thẻ vào phòng.
- Sân bóng đá đạt chuẩn quốc tế (các đội tuyển U của VN đã từng đến đó tập)
- Ký túc xá sạch đẹp, ra vào quẹt thẻ từ, có cổng từ kiểm soát ra vào giống như vào tầu điệm ngầm bên tây :)
- Các thầy cô năng động, hiện đại, và cầu thị

Túm lại là em vào thăm khá nhiều trường ĐH ở VN (công lập, dân lập), thì chưa thấy trường nào, cơ sở vật chất hiện đại hướng tới chuẩn quốc tế được như trường này. Trường ĐH của tây hay thu tiền như tây thì em không so sánh ạ.

Mà học phí thì theo em là không cao, khoảng 3-4 triệu vnd/tháng, so với trường dân lập là rất rẻ, mà cơ sở vật chất còn tốt hơn. Với mức học phí như vậy, trường lại tự chủ hoàn toàn, thì phải nói đội ngũ lãnh đạo ở đó phải rất có tâm.

Việc trường đại học mua các bài báo khoa học, thì cứ cho là họ mua một nửa số bài báo đi, thì với một nửa còn lại do họ tự viết cũng hơn đứt các cơ sở công lập cùng phân khúc khác rồi. Vụ việc này em nghĩ là lãnh đạo trường đang bị đánh vì cứng đầu thôi. Em sợ là để vào tay mấy anh LĐLĐ thì mấy năm trường lại nát như tương thôi ạ :(.
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,188
Động cơ
83,252 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Cộng đồng khoa học biết điều này. Quy mô như nào thì không ai rõ, cần điều tra thêm.
Còn đám nhà báo thì chỉ đi sau ghi chép lại những sự việc đã sảy ra từ mấy năm nay.

Việc trích dẫn các bài viết của GS Tuấn cũng không khách quan khi nói về Trường TĐT. GS Tuấn chính là GS thỉnh giảng của TĐT và là tư vấn cao cấp cho ông Danh.
Nếu có căn cứ thì phản biện rõ ràng là đc cụ ơi. Công an đâu mà điều tra. Cộng đồng khoa học như cụ nói thì không khác j nghe “dư luận từ quần chúng nhân dân”. Cả cộng đồng tinh hoa nói rõ lại cho ông Tuấn cứng người hết chém em phục sát đất ạ.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,305
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mời các cụ đọc thêm về công bố trong NCKH theo quan điểm của học giả quốc tế- Gs Tuấn từ Úc

Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học

Nhân bàn về hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học làm tôi nhớ đến một bài báo cùng chủ đề do anh Út, Phương Thảo và tôi viết vào năm 2016. Bài báo có tựa đề là "International collaboration in scientific research in Vietnam: an analysis of patterns and impact" công bố trên Scientometrics [1], và nhận được khá nhiều trích dẫn.

Trong bài báo đó, chúng tôi muốn trả lời câu hỏi: (a) bao nhiêu bài báo khoa học từ Việt Nam là có hợp tác quốc tế; (b) bao nhiêu bài hợp tác quốc tế do người nước ngoài chủ trì; và (c) tác động của hợp tác quốc tế đến phẩm chất nghiên cứu ra sao. Chúng tôi dùng dữ liệu của ISI để làm cơ sở cho phân tích. Kết quả chánh có thể tóm tắt như sau:

Gần 78% các bài báo khoa học từ VN trên các tập san ISI là có hợp tác quốc tế. Tỉ lệ hợp tác quốc tế cao được ghi nhận trong lãnh vực y học và y tế công cộng (82%), vật lí và hoá học (75 - 77%), và kĩ thuật (khoảng 70%). Riêng ngành toán thì tỉ lệ hợp tác quốc tế là thấp nhứt (46%) trong thời gian 2011-2015.

Hợp tác với nước nào? "Biểu đồ Trống Đồng" phản ảnh các nước có nhiều hợp tác nghiên cứu khoa học với Việt Nam: Mĩ, Nam Hàn, Nhựt, Pháp, Anh, Úc, và China.

Ai là tác giả chánh trong các công trình có hợp tác quốc tế? Phân tích chi tiết cho thấy trong tổng bài báo trên các tập san ISI thì tác giả người nước ngoài chủ trì chiếm 60%, tác giả người Việt Nam chiếm 18% (trong công trình có hợp tác quốc tế), và chỉ có 22% là hoàn toàn do tác giả người Việt ở Việt Nam chủ trì.

Điều thú vị là các công trình có hợp tác quốc tế đều có chỉ số trích dẫn và impact factor cao hơn hẳn các công trình "nội địa". Ngay cả trong các công trình có hợp tác quốc tế, bài báo do người nước ngoài chủ trì có trích dẫn và impact factor cao hơn bài báo do người Việt chủ trì (Biểu đồ 2). Như vậy, hợp tác quốc tế có hiệu quả nâng cao phẩm chất khoa học.

Những kết quả phân tích trên cho thấy tính chung năng lực khoa học của VN vẫn còn tương đối thấp và đa số các công trình hợp tác quốc tế là do người nước ngoài làm chủ. Do đó, chúng tôi kêu gọi nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học ở trong nước qua các chương trình huấn luyện về phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà khoa học khi hợp tác với đồng nghiệp quốc tế thì nên chú ý đến vị trí tác giả để tránh mô hình "khoa học theo kiểu nhảy dù". Nói cách khác, chúng ta rất cần hợp tác quốc tế, nhưng tác giả người Việt phải có vị trí xứng đáng trong hợp tác, chớ không phải chỉ là 'lính đánh thuê'.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có chánh sách rõ ràng trong hợp tác quốc tế. Chánh sách đó bao gồm vị trí của tác giả Việt Nam và địa chỉ affiliation phải là của Việt Nam.

Tôi không rõ các đại học khác có chánh sách này hay không, nhưng nhìn chung trong thời gian qua thì đa số hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam không thuộc 'chủ quyền' của Việt Nam. Báo chí bàn đến vấn đề công bố khoa học mà không đề cập đến những trường nào có đóng góp làm tăng 'visibility' của Việt Nam trên trường quốc tế là một thiếu sót.

___

[1] https://link.springer.com/article/10.1007/s11192-016-2201-1”
Đây là cách mà người làm khoa học thực thụ họ viết bài. Các cụ có thể thấy họ chỉ nhận định dựa trên các chứng cứ rõ ràng, không suy đoán khi không có cơ sở hoặc cơ sở không rõ ràng, có thể hiểu theo cách khác. Chẳng hạn đoạn này:

"Ai là tác giả chánh trong các công trình có hợp tác quốc tế? Phân tích chi tiết cho thấy trong tổng bài báo trên các tập san ISI thì tác giả người nước ngoài chủ trì chiếm 60%, tác giả người Việt Nam chiếm 18% (trong công trình có hợp tác quốc tế), và chỉ có 22% là hoàn toàn do tác giả người Việt ở Việt Nam chủ trì. (1)

Điều thú vị là các công trình có hợp tác quốc tế đều có chỉ số trích dẫn và impact factor cao hơn hẳn các công trình "nội địa". Ngay cả trong các công trình có hợp tác quốc tế, bài báo do người nước ngoài chủ trì có trích dẫn và impact factor cao hơn bài báo do người Việt chủ trì (Biểu đồ 2). (2) Như vậy, hợp tác quốc tế có hiệu quả nâng cao phẩm chất khoa học.

Những kết quả phân tích trên cho thấy tính chung năng lực khoa học của VN vẫn còn tương đối thấp và đa số các công trình hợp tác quốc tế là do người nước ngoài làm chủ. (3)"


Đoạn 1, 2 là fact còn 3 là opinion. Kết luận của họ rất dè dặt, an toàn về mặt lý luận, không tham lam suy diễn sang những vấn đề không phải lĩnh vực của họ.

Họ có thể đưa quan điểm khác, ví dụ: từ 1 và 2 suy ra :
- Phần lớn bài báo NCKH ở VN là mua danh, ghi ké cái tên của các nghiên cứu nước ngoài.
- Bài báo VN viết đa phần dạng mee too, tức là kiểm chứng lại, chạy lại lý thuyết của người khác trên bộ số liệu mới, cho nên citation rất ít. Người ta cite về lý thuyết và số liệu gốc, ai cần cite về số liệu chạy lại.

Những suy luận trên có thể đúng trên thực tế nhưng nếu chỉ từ các thống kê trên thì chưa đủ chứng cứ, và lấn sang vấn đề gian lận khoa học vượt ngoài mục đích và vị trí của người viết. Đó là khác biệt rất lớn giữa các nhà khoa học tranh luận và chúng ta chém gió trên otofun.
 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,984
Động cơ
379,660 Mã lực
Em không bàn về ranking, vì thực tế ranking chưa chắc phản ánh chính xác vị trí của các trường ĐH. Tuy nhiên, em đã từng vào trường TĐT thăm quan, thì phải nói là trường có cơ sở vật chất rất tốt. Ví dụ:

- Thư viện đúng chuẩn quốc tế, phòng họp book qua hệ thống, đến giờ quẹt thẻ vào phòng.
- Sân bóng đá đạt chuẩn quốc tế (các đội tuyển U của VN đã từng đến đó tập)
- Ký túc xá sạch đẹp, ra vào quẹt thẻ từ, có cổng từ kiểm soát ra vào giống như vào tầu điệm ngầm bên tây :)
- Các thầy cô năng động, hiện đại, và cầu thị

Túm lại là em vào thăm khá nhiều trường ĐH ở VN (công lập, dân lập), thì chưa thấy trường nào, cơ sở vật chất hiện đại hướng tới chuẩn quốc tế được như trường này. Trường ĐH của tây hay thu tiền như tây thì em không so sánh ạ.

Mà học phí thì theo em là không cao, khoảng 3-4 triệu vnd/tháng, so với trường dân lập là rất rẻ, mà cơ sở vật chất còn tốt hơn. Với mức học phí như vậy, trường lại tự chủ hoàn toàn, thì phải nói đội ngũ lãnh đạo ở đó phải rất có tâm.

Việc trường đại học mua các bài báo khoa học, thì cứ cho là họ mua một nửa số bài báo đi, thì với một nửa còn lại do họ tự viết cũng hơn đứt các cơ sở công lập cùng phân khúc khác rồi. Vụ việc này em nghĩ là lãnh đạo trường đang bị đánh vì cứng đầu thôi. Em sợ là để vào tay mấy anh LĐLĐ thì mấy năm trường lại nát như tương thôi ạ :(.
Tôi có cùng cảm nhận. Trường này quản trị hiệu quả hơn các trường công lập, dân lập khác. Họ bị đánh vì láo với XYZ.
Việc lập lờ, gian lận trong khoa học thì chỉ cộng đồng khoa học biết, còn giới quản lý nhà nước không quan tâm đến vấn đề này.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,305
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Việc trường đại học mua các bài báo khoa học, thì cứ cho là họ mua một nửa số bài báo đi, thì với một nửa còn lại do họ tự viết cũng hơn đứt các cơ sở công lập cùng phân khúc khác rồi. Vụ việc này em nghĩ là lãnh đạo trường đang bị đánh vì cứng đầu thôi. Em sợ là để vào tay mấy anh LĐLĐ thì mấy năm trường lại nát như tương thôi ạ :(.
Nhân dịp nói về trường đại học, nhà cháu cũng đặt câu hỏi theo cách khoa học:
- Có gì thể hiện là 1 nửa mua? Sao ko phải là 25% hay 75%, hay là 99%?
- Nếu mua, thì quy trình duyệt mua thực hiện ra sao, nguồn tiền mua từ đâu? Hạch toán vào khoản mục nào, có chứng từ không?
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,051
Động cơ
236,968 Mã lực
Tuổi
37
Không dám múa rìu qua mắt thợ, em xin nêu kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, cũng từng có vài năm trong giới academia, nhưng chỉ riêng về đăng báo hoặc patent thôi.
Hầu hết các publication có tác giả đầu là nghiên cứu viên sau đại học còn trẻ (postdoc, nghiên cứu sinh, cao học), họ là thành viên của các nhóm nghiên cứu - dẫn dắt bởi GS. Bản thân vị GS đứng đầu lab/nhóm nghiênn cứu đã đứng tuổi hoặc cao niên, lại rất bận việc vĩ mô, nên thường không còn trực tiếp làm chuyên môn nhiều nữa, và họ thường đứng vai đồng tác giả công trình thôi. Để bài báo được chấp nhận đăng thì phải có nỗ lực làm việc của nhiều thành viên trong nhóm, họ cùng làm việc trong các dự án/đề tài nghiên cứu, và có đóng góp trực hoặc gián tiếp cho công trình. Các thành viên ấy gồm cả bọn cấp dưới là sinh viên đại học năm cuối - được dẫn dắt bởi các tác giả chính và bọn trung gian (học viên thạc sĩ, thực tập sinh, nghiên cứu viên). Đôi khi có cả bọn doanh nghiệp, đối tác nghiên cứu nước ngoài cũng là đồng tác giả - chẳng hạn do công trình là kết quả của hợp tác nghiên cứu quốc tế, nhận số liệu của doanh nghiệp, cùng làm R&D...
Như vậy, cả một ê-kíp tạp nham gồm cả GS, postdoc, graduate student cùng bọn sinh viên đại học trong trường đại học phải làm việc cùng nhau (face-to-face) mửa mật ra vài tháng/năm trời liên tục mới xong được bài ISI, với patent thì cần vài năm. Quá trình làm việc để ra báo đó giúp sinh viên ra trường có đủ kiến thức, kỹ năng, phương pháp luận để mà làm được việc tại doanh nghiệp. Nói nghiên cứu gắn kết với đào tạo là thế! Và cũng chính vì thế mà các trường mới chạy đua để có project, thúc các GS phải cố mà xin (một cách minh bạch). GS nào càng nhiều project thì càng to còi. Việc phong GS - một chức vụ - là do trường làm, đo lường luôn cả mấy cái project của ông/bà ấy.
Còn bỏ tiền ra mua bài được cái gì thì chắc các cụ tự suy luận ra thôi...
Nhiều bác thần thánh hóa mấy cái tổ chức ranking quá. Cả chục năm nay nhiều trường G7 bàn nhiều đến cả mấy cái ISI rồi - vai trò của nó cũng đang bị nhiều diễn đàn đem ra xét lại đấy.
Giai đoạn đầu TDT mua bài.
Nhưng giờ lực của họ mạnh rồi nên họ hút nhiều người giỏi về cơ hữu rồi cụ ạ. Giờ họ cũng chỉ hỗ trợ các bài ở tạp chí thứ hạng cao và có tên người của họ.
Vì họ có thầy giỏi và năng động nên họ cũng tuyển được sv nhiều và đầu ra khá tốt.
Em cũng là người trong giới học thuật nên cá nhân em thấy TDT và Duy Tân là một sự mới mẻ. Chính nhờ 2 trường này mà nhiều công bố đã ra đời (nói gì thì nói NCKH phải có tiền thì mới có chất lượng) và các trường khác mới giật mình vào cuộc. Chứ DH VN trước đây cứ 1 mình 1 kiểu, đóng cửa so với thế giới.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,051
Động cơ
236,968 Mã lực
Tuổi
37
Trên báo e mới thấy viết bài này.

Nghe nói trường này làm ăn rất tốt, ko biết có phốt gì ko các cụ ơi
.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,181
Động cơ
606,661 Mã lực
Em lấy bên FB bác Nông Văn Hải
... Review về Bioenergy ở châu Phi, các tác giả đều ở đại học Covenant, Nigeria, em quên, ở đại học Tôn Đức Thắng:



CV của anh Dahunsi O.S. ở đây, các cụ xem sẽ thấy khá là ấn tượng. Ấn tượng cả phần về giảng dạy và nghiên cứu:

I have over the last eight years built strong working collaborations with research groups in some Universities including the All Saints University, St. Vincent and the Grenadines; Universidade Federal de Vicosa, Minas Gerais, Brazil; University of Cardiz, Spain, University of Valladolid, Spain, Ton Duc Thang University, Vietnam as well as the Covenant University, Ota, Nigeria.
Nói chung tự dưng các bạn nhà báo lôi chủ đề này lên là chọc vào nồi cơm của ối người rồi :)
 

KhuatNguyên

Xe tải
Biển số
OF-683282
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
379
Động cơ
107,268 Mã lực

Chúc mừng ĐH Tôn Đức Thắng!

Năm ngoái, đúng vào ngày này, ĐH Tôn Đức Thắng là trường đầu tiên của VN được xếp hạng 901-1000 bởi trung tâm xếp hạng đại học ARWU (khó nhứt thế giới) [1]. Năm nay, thì Trường đã tăng hạng lên hạng 701-800 [2]. Đây là một tin vui, và xin chúc mừng ĐH Tôn Đức Thắng.

Có thế nói rằng mặc dù không có bảng xếp hạng nào là hoàn hảo, nhưng bảng xếp hạng ARWU là khó nhứt và khách quan nhứt. Khó là vì họ dựa vào các tiêu chuẩn rất khắt khe, hoàn toàn định lượng [3]. Các bảng xếp hạng khác (QS, THE) thì vừa dùng chỉ số định lượng (số bài báo khoa học, trích dẫn) và bán định lượng (như ý kiến từ các giáo sư, nhưng đa số không trả lời) nên có vấn đề về "bias" [4]. Còn với ARWU thì đảm bảo tính khách quan hơn, trường không được tham gia cung cấp dữ liệu, mà họ tìm dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc tế. Do đó, được xếp hạng trong ARWU (thuộc ĐH Giao Thông Thượng Hải) là một thành tựu đáng chú ý.

Tuy không nằm trong nhóm 'top' (TDTU đứng hạng 701-800), nhưng có tên trong bảng ARWU là đáng mừng. Đáng mừng hơn là hạng này thể hiện một tiến bộ so với năm ngoái (hạng 901-1000). Nhìn vào 4 tiêu chuẩn [3], tôi đoán rằng TDTU lọt vào bảng xếp hạng là nhờ vào tiêu chí 2-4, tức năng suất khoa học và số giảng viên / giáo sư trong nhóm 'highly cited', và năng suất trên mỗi giáo sư. Cho đến nay, hình như ĐH Tôn Đức Thắng là trường có nhiều công bố khoa học nhứt so với các trường khác trong nước. Có được thành tựu này là nhờ tổ chức nhóm nghiên cứu có hiệu quả, và sự hiện diện của hơn 200 nhà nghiên cứu nước ngoài đang làm việc tại TDTU.

Năm nay, các đại học hàng đầu thế giới vẫn là những cái tên quen thuộc. Đó là Harvard, Stanford, Cambridge, MIT, UC Berkeley, Princeton, Columbia, CalTech, Oxford, Chicago, Yale, Cornell, UCLA, v.v. Riêng Úc tôi có vài trường 'top' vẫn thuộc nhóm Go8. Đáng chú ý là Đại học Quốc gia Úc (ANU) tụt hạng đến 67!

• ĐH Melbourne (hạng 35);
• ĐH Queensland (54)
• ANU (67)
• UNSW (74)
• ĐH Sydney (74)
• ĐH Monash (85)
• ĐH Western Australia (85)
• UTS (201-300)

Hạng của TDTU cao hơn các đại học vùng của Úc như ĐH Southern Queensland (801-900), Southern Cross (hạng 901-1000), ĐH Victoria ở Melbourne (901-1000). Cho đến nay, ĐH Tôn Đức Thắng là trường duy nhứt của VN có tên trong bảng xếp hạng. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có vài trường khác của VN có tên trong ARWU.

Những bảng xếp hạng đại học thường gây ngạc nhiên. Chẳng hạn như ở Úc, ĐH Sydney mà được xếp sau ĐH Queensland là một điều rất ngạc nhiên, bởi vì Sydney từ xưa đến nay vẫn tự hào là số 1 của Úc. Niềm tự hào đó lan toả đến cả sinh viên. Họ xem thường các đại học 'trẻ' khác ra mặt. Nhớ khi UNSW ra đời, giới sinh viên ĐH Sydney hay nói mỉa mai rằng UNSW là một trường cao đẳng (vì xuất thân là trường cao đẳng). Đến khi UNSW được xếp hạng bằng hay cao hơn Sydney thì lúc đó họ mới thấy niềm tự hào thiếu cơ sở và tỉnh ngủ.

Tôi đoán là ở Việt Nam cũng có nhiều người tự hào về các trường lâu đời và xem thường các trường 'trẻ'. Các trường lớn và lâu đời được Nhà nước đầu tư rất nhiều, và họ rất tự hào về số lượng giáo sư, tiến sĩ. Chúng ta có thể thấy cách các trường này làm thống kê về số giáo sư, tiến sĩ cho mỗi khoa như là một thước đo về uy tín. Nhưng rất tiếc là những con số đó không nói lên năng suất khoa học thật của trường. Người ta không xếp hạng đại học dựa vào con số giáo sư, tiến sĩ.

Do đó, khi các tiêu chuẩn về năng suất khoa học được cân đo đong đếm thì niềm tự hào của các trường lớn xem ra không có cơ sở thực tế. Mọi sự vật đều vô thường. Các trường trẻ không bao giờ đứng một chỗ; họ biết thân phận là 'trẻ' nên phải phấn đấu rất rất nhiều để được công nhận. Ngược lại, có những trường tự cho mình là số 1 làm cho họ không cần phấn đấu, và thế là tụt hạng. (Giống như cách nói 'rừng vàng biển bạc' có hiệu quả ru ngủ chúng ta, đến khi tỉnh giấc thì rừng biến mất và biển thì hết cá).

Những bảng xếp hạng này có ảnh hưởng lớn đến uy danh của đại học và 'sanh mệnh' của các hiệu trưởng. Năm nào, các đại học và hiệu trưởng cũng đều trông chờ kết quả xếp hạng, với hi vọng trường mình sẽ được nâng hạng. Tăng hạng là thu hút sinh viên, có khi giúp thu hút tài trợ cho nghiên cứu, và hiệu trưởng được 'sống' lâu hơn. Nếu đại học bị tụt hạng thì đó là cả một tin buồn và hiệu trưởng rất lo lắng.

Vài năm trước, Đại học Malaya được THE xếp hạng 89 (top 100), làm nao nức biết bao giảng viên, sinh viên, và cả công chúng Mã Lai; thế nhưng năm sau thì bị xuống hạng 169! Hậu quả là vị hiệu trưởng bị chỉ trích nặng nề và (hình như) mất việc [5]. Do đó, các bảng xếp hạng này nó có khi gắn liền với hiệu trưởng.

Không bao giờ tự ru ngủ. Đạt được thành tựu là khó, nhưng giữ vững vị trí trong bảng AWRU càng khó hơn. Hi vọng rằng TDTU sẽ giữ 'momentum' để dần dần nâng cao thứ hạng của mình.

Chúc mừng TDTU!

________

[1] http://www.shanghairanking.com/ARWU2019.html

[2] http://www.shanghairanking.com/ARWU2020.html

[3] Bốn tiêu chuẩn xếp hạng của ARWU

• Phẩm chất đào tạo (trọng số 10%) thể hiện qua số cựu sinh viên được trao giải Nobel và Fields;

• Phẩm chất của giáo sư và giảng viên (trọng số 40%) đo lường bằng số giáo sư / giảng viên được trao giải Nobel và Fields, số giáo sư / giảng viên được xếp vào nhóm 'highly cited';

• Năng suất khoa học (trọng số 40%), dựa trên số bài báo khoa học trên các tập san SCI, Nature, Science; và

• Năng suất khoa học trên mỗi giáo sư / giảng viên (trọng số 10%).

[4] https://academic.oup.com/rev/article/21/1/71/1643435

[5] https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2405872616300570
Gs Nguyen Van Tuan từ Úc
Miếng ngon, hiệu trưởng lại là người thẳng thắn, chính trực, không chịu luồn cúi, có thằng nó nhắm rồi. Rồi TDT lại thăng từ top 100 lên 1000 thôi. haizzzz!!!!
 

Mr.Grass

Xe buýt
Biển số
OF-37017
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
733
Động cơ
834,217 Mã lực
Mời các cụ thẩm. Các nhà b... cũng ko phải vừa đâu
Theo như bài báo này thì thực sự nể ông Hiệu trưởng Tôn Đức Thắng (Năm 2019, tổng số bài báo của trường đại học Tôn Đức Thắng là 2.545 bài, trừ đi một nửa do mạng lưới bên ngoài, vậy nội lực là 1.272 bài) thành tích của nó là nhất VN rồi. Riêng Viện hàn lâm các bài báo là làm thật và đều do các GS PGS cùng nghiên cứu sinh làm. Tuy nhiên Viện thì có thể chuyên khoa học hơn còn trường đại học thì có thể có thêm đề tài về xã hội cuộc sống ko chỉ khoa học. Nhưng theo e nghĩ hàng năm mà lên đến cả nghìn bài báo khoa học thì khủng khiếp không phải chuyện đùa đâu, mong là trường đại học nào cũng mua cũng kém được như vậy thì Việt nam sẽ hoá rồng sớm. Mà mỗi đề tài dc có mấy chục triệu là nhiều thì ko phải trường nào cũng mua dc đâu vì các nghiên cứu sinh họ ko phải trường nào cũng cho đứng tên.





Cụ thể, một cán bộ làm việc ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Định mức năm nay của trường dành cho đơn vị tôi là 400 bài báo, trong đó hơn 200 bài là của cán bộ cơ hữu, số còn lại của cán bộ bán cơ hữu”. [1]
Vậy ở đây chúng ta lấy tổng số công bố của Trường Đại học Tôn Đức Thắng trừ đi một nửa là ra số công bố nội lực của trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Số liệu ở đây lấy từ công bố được đăng trên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ cũng đăng [2].
Năm 2019, tổng số bài báo của trường đại học Tôn Đức Thắng là 2.545 bài, trừ đi một nửa do mạng lưới bên ngoài, vậy nội lực là 1.272 bài (số lẻ 0.5 bài không tính), trong khi đó tổng số bài của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là 1.051 bài, vẫn thấp hơn nhiều so với Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
So sánh như vậy có người lại bảo là chưa xem xét đến chất lượng của bài báo, tuy số lượng bài báo của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ ít nhưng chất lượng bài báo lại tốt hơn nhiều so với đại học Tôn Đức Thắng thì sao?.
Chính vì vậy, tôi tiếp tục phân tích về chất lượng của bài báo nghiên cứu thông qua số trích dẫn của bài báo.
Theo đó, năm 2019, trích dẫn của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhận được từ công bố có tác giả liên lạc là 3.625, lại phải trừ đi một nửa để ra nội lực của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, còn 1.812 trong khi đó Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ chỉ có 132.
Đo lường trích dẫn theo cách khác cho thấy trích dẫn của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhận được từ công bố có tác giả đầu tiên và tác giả liên lạc là 1383, lại phải trừ đi một nửa, còn 691 trong khi đó Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ lại chỉ có 91 (kém gấp gần 7 lần so với Trường Đại học Tôn Đức Thắng).
Phân tích như thế nhiều người lại bảo chưa chuẩn, giờ phải tính theo Q. Cứ tạp chí nào thuộc Q1 là chất lượng cao nhất, Q4 là chất lượng thấp nhất.
Số lượng bài báo Q1 do Trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng tên là tác giả chính là 838 bài, lại phải trừ đi một nửa, còn 419 bài, trong khi đó của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ chỉ có 130 bài (kém gần 3,2 lần).
Q1 lại sợ so thế là cao quá, so thấp hơn một chút nhé, đó là Q2. Số lượng bài báo Q2 do trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng tên tác giả chính là 872 bài, lại phải trừ đi một nửa, còn 436 bài trong khi đó của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là 216 (kém khoảng 2 lần).
So sánh về nguồn lực tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ nhận được tài trợ từ ngân sách nhà nước [3]. Cụ thể, dự toán ngân sách cho Viện năm 2017 là 1.661 tỷ đồng, năm 2018 là 2.535 tỷ đồng, năm 2019 là 1.322 tỷ đồng và năm 2020 là 3.867 tỷ đồng.
Trong khi đó, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tự chủ về mặt tài chính, không nhận ngân sách chi thường xuyên từ Nhà nước.
“Tôi không có số liệu tổng thu chính thức của Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhưng có thể tạm tính như sau, tổng số sinh viên của trường là 22.567 [4], học phí ngành khoa học xã hội khoảng 18,5 triệu đồng/năm, khoa học kỹ thuật 22 triệu đồng/năm, có mỗi ngành dược là 42 triệu đồng/năm [5].
Vậy cứ tính trung bình là 21 triệu đồng/năm/sinh viên. Vậy tổng thu của Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào khoảng 450 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với ngân sách được cấp của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ.
Về nhân lực, tổng số giảng viên, viên chức của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là 1.343 người, của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là khoảng 4.000 người.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,733
Động cơ
189,113 Mã lực
Tuổi
44
Nói về "tự chủ tài chính" thì phải tính/tìm hiểu xem tự chủ từ lúc nào; tự chủ những gì.

Ví dụ, giờ đưa cho cụ cái KS Hilton; rồi để cụ tự thu tự chi theo thực tế; hổng có nộp đồng nào cho cái thằng chủ của KS đó; và cụ gọi đó là tự chủ.
Tất nhiên, khi giao KS đó cho thằng ng u quá thì nó cũng không thể tự chủ được

Em không bàn về ranking, vì thực tế ranking chưa chắc phản ánh chính xác vị trí của các trường ĐH. Tuy nhiên, em đã từng vào trường TĐT thăm quan, thì phải nói là trường có cơ sở vật chất rất tốt. Ví dụ:

- Thư viện đúng chuẩn quốc tế, phòng họp book qua hệ thống, đến giờ quẹt thẻ vào phòng.
- Sân bóng đá đạt chuẩn quốc tế (các đội tuyển U của VN đã từng đến đó tập)
- Ký túc xá sạch đẹp, ra vào quẹt thẻ từ, có cổng từ kiểm soát ra vào giống như vào tầu điệm ngầm bên tây :)
- Các thầy cô năng động, hiện đại, và cầu thị

Túm lại là em vào thăm khá nhiều trường ĐH ở VN (công lập, dân lập), thì chưa thấy trường nào, cơ sở vật chất hiện đại hướng tới chuẩn quốc tế được như trường này. Trường ĐH của tây hay thu tiền như tây thì em không so sánh ạ.

Mà học phí thì theo em là không cao, khoảng 3-4 triệu vnd/tháng, so với trường dân lập là rất rẻ, mà cơ sở vật chất còn tốt hơn. Với mức học phí như vậy, trường lại tự chủ hoàn toàn, thì phải nói đội ngũ lãnh đạo ở đó phải rất có tâm.

Việc trường đại học mua các bài báo khoa học, thì cứ cho là họ mua một nửa số bài báo đi, thì với một nửa còn lại do họ tự viết cũng hơn đứt các cơ sở công lập cùng phân khúc khác rồi. Vụ việc này em nghĩ là lãnh đạo trường đang bị đánh vì cứng đầu thôi. Em sợ là để vào tay mấy anh LĐLĐ thì mấy năm trường lại nát như tương thôi ạ :(.
 

chaytim

Xe điện
Biển số
OF-728744
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
4,090
Động cơ
114,651 Mã lực
Tuổi
51
Em ko quan tâm đánh đấm nhau đâu, nhưng tình hình là con em nó thích trường này, nguyện vọng của nó là vào học trường này ngay trong năm nay, mà còn có mấy tuần nữa là nhập trường rồi, vậy em nên tính sao đây các cụ ơi, tiến hay lùi, hòa hay đánh ạ?

Cho em lời khuyên với,
 

Gacon2012

Xe buýt
Biển số
OF-165557
Ngày cấp bằng
7/11/12
Số km
534
Động cơ
351,146 Mã lực
Việc đấu đá tầm vĩ mô chẳng có ảnh hưởng gì đến việc học hành cụ nhé.
Nếu bạn nhà cụ thích trường này thì cứ học thôi.
Quan trọng là vì sao bạn ấy lại thích trường này ạ?
Có ảnh hưởng cụ ơi. ít hay nhiều thôi.
Nước mình đúng là ko luồn cúi thì vô tù mà đứng thẳng.
 

chaytim

Xe điện
Biển số
OF-728744
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
4,090
Động cơ
114,651 Mã lực
Tuổi
51
Việc đấu đá tầm vĩ mô chẳng có ảnh hưởng gì đến việc học hành cụ nhé.
Nếu bạn nhà cụ thích trường này thì cứ học thôi.
Quan trọng là vì sao bạn ấy lại thích trường này ạ?
Em tóm tắt nhé ạ:
1/ cơ sở vật chất,
2/ cách thức đào tạo,
3/ khả năng tự kiếm việc làm sau khi ra trường,

Cháu nó chọn ngành Quản trị nhân sự cụ ạ, cụ có thêm thông tin nào cho em xin với,
 
  • Vodka
Reactions: Aug

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,188
Động cơ
83,252 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Em ko quan tâm đánh đấm nhau đâu, nhưng tình hình là con em nó thích trường này, nguyện vọng của nó là vào học trường này ngay trong năm nay, mà còn có mấy tuần nữa là nhập trường rồi, vậy em nên tính sao đây các cụ ơi, tiến hay lùi, hòa hay đánh ạ?

Cho em lời khuyên với,
Cứ vào học thoii cụ ơi.
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,188
Động cơ
83,252 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Bác đặt câu hỏi vậy là nhầm khái niệm rồi.
TĐT đã dùng chiêu bài lập lờ khi trả tiền cho bài báo, chỉ cần những nhà khoa học đề tên TĐT trên bài báo đó cho dù không hề làm việc chút nào tại TĐT, không thực hiện nghiên cứu tại TĐT, không cùng trao đổi ý tưởng hay làm thí nghiệm với cán bộ cơ hữu của TĐT,... phải khẳng định đó không phải là hợp tác mà đó là mua bán. Còn câu hỏi tiền ở đâu thì không khó tìm câu trả lời, chỉ cần khởi tố vụ án là sẽ ra hết.
Còn chuyện các trường đặt mức thưởng cho bài ISI thì sao gọi là mua-bán được ??? Rõ ràng đó là cán bộ cơ hữu của trường, khi làm tốt thì có thưởng, đơn giản vậy thôi.
Mời bác đọc về MUA BÁN BÀI BÁO KHOA HỌC:

Mua bán bài báo khoa học?

Đây là một vấn đề (báo Thanh Niên mới nêu) từng gây ra nhiều tranh cãi, vì có khi người ta không hiểu hay không phân biệt được sự khác biệt giữa hợp tác (collaboration) và 'mua bài báo khoa học' (cash for papers). Trong cái note này tôi chỉ muốn giải thích thêm để chúng ta hiểu chút xíu đằng sau những công trình nghiên cứu khoa học.

Mua và bán bài báo khoa học

Khái niệm 'mua bài báo khoa học' mới xuất hiện gần đây từ Tàu. Ở bên đó, các giảng viên và giáo sư bị áp lực phải công bố khoa học. Tuy nhiên, vì nhiều lí do họ không công bố đủ chi tiêu của trường đề ra. Thay vào đó là những công ti chuyên viết mướn và có khi làm nghiên cứu mướn. Các công ti này sản xuất ra nhiều bài báo khoa học, rồi họ gạ bán cho các giáo sư có nhu cầu với một cái giá vài ngàn đến hơn 10 ngàn USD. Có công ti còn bảo đảm từ A đến Z, có nghĩa là chỉ khi nào bài báo được công bố thì mới lấy phí. Đó là mua bán bài báo khoa học, và dĩ nhiên việc làm đó vi phạm qui ước trong khoa học.

Có một hình thức mua bán khác nhưng 'cao cấp' hơn. Theo hình thức cao cấp này, công ti làm nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh, rồi họ mướn một công ti truyền thông soạn bài báo khoa học. Công ti nghiên cứu tìm vài nhà khoa học nổi tiếng và đề nghị họ đứng tên tác giả. Nếu đồng ý, các nhà khoa học này được trả tiền hậu hĩ và trường đại học cũng hưởng thơm. Đây là hình thức 'tác giả ma' (ghost author) vì người làm nghiên cứu và viết bài báo không đứng tên (họ là 'ma'), còn người đứng tên thì chẳng làm gì cả (chỉ bán danh) mà được trả tiền. Dĩ nhiên, việc làm này cũng vi phạm đạo đức khoa học.

Chừng 10 năm nước, một bản tin trên Science cho rằng Đại học King Saud của Saudi Arabia (KSU) mua bài báo từ các nhà khoa học trong nhóm thượng thặng (như viện sĩ viện hàn lâm, giải thưởng Nobel, HiCi, v.v.) để nâng hạng đại học. Bài báo gây ra rất nhiều tranh cãi, và các giáo sư Mĩ nêu vấn đề ethics trong công bố khoa học. Tuy nhiên, sau đó KSU có giải thích rằng tất cả những tác giả đó đều có hợp đồng bổ nhiệm bán thời gian và trường có tài trợ cho nghiên cứu khoa học. KSU bác bỏ cáo buộc rằng trường mua bài báo khoa học.

Hợp tác khoa học

Xu hướng gần đây trong nghiên cứu khoa học là hợp tác. Sự hợp tác diễn ra dưới nhiều hình thức. Hình thức phổ biến nhứt có lẽ là lập nhóm hay labo nghiên cứu. Như trường hợp của tôi, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tài trợ cơ sở vật chất để lập labo nghiên cứu cơ xương. Do đó, những bài báo khoa học, kể cả dữ liệu khoa học, do labo này làm ra là thuộc 'chủ quyền' của ĐH Tôn Đức Thắng. Đại học Duy Tân cũng làm như thế và họ rất thành công. Điều đó phù hợp với qui ước khoa học trên thế giới, chớ chẳng có mua bán gì cả.

Nhiều trường đại học ở Việt Nam vẫn làm như thế. ĐHQG TPHCM cũng có ít nhứt là một labo hợp tác như thế, và họ có những công trình thuộc nhóm Nature Index [1]. Ngoài ra, một số giáo sư gốc Việt ở nước ngoài được TPHCM tài trợ để lập viện tính toán ở Việt Nam. Tất cả những nghiên cứu làm tại viện và bài báo khoa học của họ bắt buộc phải ghi viện là một địa chỉ affiliation, dù họ vẫn là giáo sư nước ngoài. Điều này cũng bình thường, chớ không thể nói là 'mua bán'.

Một hình thức hợp tác khoa học khác là hợp đồng bán thời gian. Ở nước ngoài, có nhiều giáo sư làm việc cho hơn 1 trường hay viện nghiên cứu dưới dạng bán thời gian. Do đó, công trình nghiên cứu của họ đều được 'chia sẻ' ở những nơi mà họ có hợp đồng nghiên cứu. Đó cũng không phải là 'buôn bán bài báo' mà chỉ là một hình thức chia sẻ tài nguyên tri thức.

Một nhà khoa học có 2 affiliations trong bài báo sẽ giúp cho 2 trường cùng vươn lên. Không có trường nào nói "nếu anh dùng 2 affiliation thì chúng tôi sẽ cho anh nghỉ việc". Suy nghĩ như vậy có vẻ hẹp hòi quá.

"Bán danh"

Ở nước ngoài, thậm chí còn có trường hợp trường đại học chẳng tài trợ gì cả, mà trường vẫn có tên trong bài báo. Chẳng hạn như ở Úc, nhiều nhà khoa học làm việc trong các bệnh viện và viện nghiên cứu, nhưng họ được các đại học cho chức danh 'kiêm nhiệm' (adjunct professor, adjunct lecturer). Đại học không trả lương cho họ, cũng chẳng tài trợ cho nghiên cứu, nhưng đại học phải có tên trong các công trình nghiên cứu mà nhà khoa học kiêm nhiệm công bố. Không ai nói đó là 'mua bán'; đó là hình thức bổ nhiệm theo cơ chế adjunct hay 'kiêm nhiệm'.

Người khó tánh thì nói đó là 'bán danh'. Trường đại học bán danh cho nhà khoa học để đổi lấy bài báo. Nhưng trong thực tế thì người ta xem đó là hình thức tương trợ với nhau để vươn lên. Có thể nói trong một số ngành, nhứt là ngành y, đa số (có thể trên 60%) các bài báo khoa học của các đại học Úc là dựa trên cơ chế kiêm nhiệm.

Đó chính là lí do tại sao một số giáo sư kí tên trong bài báo khoa học có nhiều địa chỉ. Ví dụ như bài báo mới đây của anh Thạch, có nhiều nhóm hợp tác và nhiều tác giả, mỗi tác giả có nhiều địa chỉ. Trong số đó, chỉ có 1 hay 2 địa chỉ là chánh, còn lại là kiêm nhiệm hay hợp tác khoa học. Mô hình hợp tác (có thể xem đây là 'mô hình') rất ư là phổ biến trên thế giới. Đó là hình thức cùng nhau đi lên, nó hay hơn là suy nghĩ kiểu "chỉ có tôi đi lên, anh phải đi xuống".

Các đại học Việt Nam nắm bắt được mô hình này thì họ sẽ tạo được cái mà tiếng Anh là 'visibility' tốt trên trường quốc tế. Tạo được cái visibility như thế còn là một đóng góp cho giáo dục Việt Nam, và các đại học như thế đáng được khuyến khích.

_____

[1] https://www.natureindex.com/institution-outputs/vietnam/vietnam-national-university-ho-chi-minh-city-vnu-hcm/5139072334d6b65e6a002021/Chemistry/Analytical Chemistry
- Gs Tuấn từ Úc
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top