[Funland] Nước Nhật đúng là kỳ lạ

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,369
Động cơ
130,898 Mã lực
Lại nói đến Nhật Bản và Việt Nam
Ông Shinzo Abe xin từ chức vì tín nhiệm thấp trong Quốc Hội
Trong khi đó, kẻ gây thâm hụt hàng chục tỷ đôla lại...nhơn nhơn "tôi làm việc theo sự phân công của tổ chức "
Nói về koizomi, ông koizomi bố từ chức vì kinh tế phục hồi chậm 2006
Người nhật cũng có nhiều mảng tối, nhưng vì danh dự họ từ chức rất nhiều, từ t.hủ tướng đến các b.ộ trưởng. Còn Việt Nam? Hãy minh chứng, đừng vòng vo
Xứ này nhờ có cái dây kinh nghiệm vô tận nên làm chó gì có cái định nghĩa từ chức.
Đến như anh gì ở HCM muốn xin nghỉ nghe còn khó khăn lắm mới được chấp nhận ấy chứ.
 

VIEEJTNAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-446417
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
1,591
Động cơ
223,369 Mã lực
Lý giải cho điều này có thể hiểu là người Nhật có tinh thần cộng đồng cao và người Nhật làm việc chăm chỉ với mục đích để làm giàu cho đất nước họ hơn là để làm giàu cho cá nhân họ.
Nhật xứng đáng là nước Xã hội chủ nghĩa...em nghĩ như vậy...:)
NHật Hàn là kiểu gia đình, dòng tộc c à. Tài sản đầu người không nhất, nhưng tính theo dòng tộc thì thường sẽ đầu bảng rất nhiều đấy.
 

Zai nắng

Xe điện
Biển số
OF-700704
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
2,559
Động cơ
121,791 Mã lực
Việt nam mình mà đc như như nhật thì có nhiều kiểu xấu gì hay tội nào e cũng ok hết :D
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
Bảo xao, các dự án hạ tầng ở VN mà bên Nhật thầu đội vốn khủng thế. Gấp nhiều lần Tàu, điều kì lạ là dự án của Tàu có 1 thanh thép rơi xuống đường cũng có hàng chục bài báo mổ xẻ nguyên nhân và dậy sóng cộng đồng mạng. Nhưng dự án của Nhật thì thỉnh thoảng "xin" vài nghìn tỷ chả ai kêu. tài tài là.
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,703
Động cơ
1,476,688 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
6,575
Động cơ
513,627 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,519
Động cơ
538,379 Mã lực
Kể cũng lạ, sao bọn Nhật lại đứng cuối bảng này nhỉ:-?



 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
10,112
Động cơ
448,938 Mã lực
“THAM NHŨNG TẠI NHẬT”

Mặc dù bề ngoài Nhật Bản là một trong những nước có tình trạng tham nhũng thấp nhất thế giới, nhưng những vụ tham nhũng ở Nhật Bản lại cho thấy cái tỷ lệ thấp đó dường như được truyền thống chính trị bóng tối tạo ra chứ không phải là sự thật. Trong chính trị Nhật Bản có một thứ "bộ ba sắt thép" điều khiển tất cả, không phải là tam quyền phân lập như sự tuyên truyền của truyền thông, mà là doanh nghiệp lớn, chính khách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và tầng lớp tinh hoa chính trị. Có lẽ không thừa khi nhắc tới cánh tay nối dài của hệ thống chính trị ấy, tổ chức mafia yakuza, một ví dụ là doanh nghiệp Nhật Bản đã thông qua yakuza để thuê mướn nhân công giá thấp trong việc dọn dẹp nhà máy điện nguyên tử Fukushima (theo nguồn Reuters).

Các tập đoàn lớn của Nhật Bản có truyền thống kiếm tiền qua vốn ODA của chính phủ Nhật, họ muốn bán máy móc và thầu xây dựng các cơ sở hạ tầng nên chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho lĩnh vực ấy. Chính sách ODA của Nhật không phản ánh lợi ích của đa số người dân Nhật Bản và lại càng không đáp ứng lợi ích của nhân dân nước nhận ODA. Vì ngày nay các nước đang phát triển nhận ra rằng họ không cần những cơ sở hạ tầng đồ sộ chỉ để cho một nhúm nhỏ dân cư có điều kiện sử dụng mà họ cần chuyển giao kỹ thuật để thoát đói nghèo, cần các hệ thống an sinh xã hội, giáo dục, y tế và văn hóa để nâng cao mức sống của đại đa số người dân. Chính phủ Nhật Bản càng tăng ngân sách OAD bao nhiêu thì chính sách ODA của Nhật Bản lại càng trở lên thừa bấy nhiêu. Trong bối cảnh ấy, hối lộ là phương pháp chủ yếu mà người Nhật dùng để tạo ra và giành lấy các dự án ODA.

Nếu ai đó còn nghi ngờ về truyền thống hối lộ trong các dự án ODA của Nhật Bản thì hãy so sánh mức án chung thân mà ông Huỳnh Ngọc Sỹ phải nhận trong vụ tham nhũng tại dự án đại lộ Đông Tây với mức án nhẹ nhàng đến kỳ lạ của những người đã hối lộ ông ta, có bốn người Nhật bị kết tội và nhận mức án lần lượt là 2,5 năm, 2 năm, 1,5 năm và 20 tháng tù giam.

Hiện nay, bất chấp các cải cách tư pháp của Nhật Bản, nạn gian lận trong các dự án đấu thầu công khai của chính phủ vẫn diễn ra, tiếng Nhật gọi là kanshei dango. Các quan chức chính phủ sẽ dàn xếp để doanh nghiệp được họ ưu ái trúng thầu và quan chức sẽ nhận được tiền mặt, quà tặng có giá trị hoặc kỳ nghỉ hưu ở thiên đường, tiếng Nhật gọi là amakudari, tức là quan chức sau khi về hưu sẽ nhận được vị trí béo bở trong lĩnh vực kinh doanh mà họ quản lý, cụ thể là từ năm 2008 đến 2009 có 68 quan chức nghỉ hưu của Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công Nghiệp (METI) đã nhận được các vị trí hàng đầu tại 12 doanh nghiệp cung cấp điện của Nhật, trong năm 2008 có 1757 quan chức về hưu nhận được việc làm tại các doanh nghiệp được chính phủ trợ cấp hay nhận được các hợp đồng của chính phủ. Mọi nỗ lực của chính phủ Nhật chống lại amakudari hầu như không thành công.

Trong suốt 15 năm kể từ khi được ban hành, điều 18 trong luật cạnh tranh của Nhật nhằm trừng phạt việc hối lộ quan chức nước ngoài để được nhận các hợp đồng chỉ được thi hành duy nhất có hai lần. Lần thứ nhất vào năm 2007, hai người Nhật bị buộc tội hối lộ hai quan chức Philippine dưới dạng thẻ sân golf và các quà tặng đắt tiền khác trị giá khoảng 8000 USD để giành được hợp đồng. Lần thứ hai vào năm 2009, bốn người Nhật bị buộc tội hối lộ quan chức Việt Nam số tiền 2,434 triệu USD nhưng tòa án chỉ xét xử 820,000 USD. Với vụ hối lộ quan chức Việt Nam mới diễn ra, Nhật Bản sẽ có vụ thứ ba, người ta sẽ đặt câu hỏi là quan chức Việt Nam thích nhận hối lộ hơn quan chức Philippine và Malaysia? Hay quan chức Việt Nam đòi hỏi hối lộ nhiều hơn quan chức Philippine và Malaysia vì số tiền họ nhận được nhiều hơn? Không có lý do nào rõ ràng về việc đó, nhưng điều rõ ràng là lợi nhuận từ các dự án ODA của Nhật ở Việt Nam cao hơn các nước khác, khiến cho người Nhật sẵn sàng chi nhiều tiền hơn. Đấy chính là điểm cần quan tâm về mặt kinh tế.

Có lẽ cũng cần phải điểm qua danh sách các vụ tham nhũng diễn ra ở Nhật Bản, người ta sẽ ngạc nhiên vì quy mô và sự tinh vi của chúng cũng như mức án nhẹ nhàng mà tòa án đã tuyên:

1. Vụ scandal đóng tàu năm 1954: Vào năm 1954, vụ scandal hối lộ số tiền khổng lồ cho các chính khách và quan chức chính quyền để thông qua một điều luật của năm 1953 cho phép các doanh nghiệp đóng tàu được vay dưới lãi suất thị trường đã góp phần làm sụp đổ nội các Yoshida. Nhưng chỉ duy nhất có một người trong số 71 người bị bắt phải ngồi tù. Một người tham gia vào vụ này là Sato Eisaku sau đó trở thành ********* (1964-1972) và nhận được giải Nobel Hòa Bình.

2. Vụ scandal Lockheed năm 1976: Tại hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Hoa Kỳ Nixon và ********* Nhật Tanaka năm 1972, một thỏa thuận về nhập khẩu số lượng lớn máy bay Lockheed đã được thông qua. Khi chính phủ Miki lên nắm quyền, cựu ********* Tanaka đã bị bắt vì nhận khoảng 500 triệu Yên từ Lockheed. 460 người trong đó có 17 nghị sĩ đã bị thẩm vấn. Không có ai bị tuyên án nhưng tên của 17 nghị sĩ bị công khai. Tanaka bị tuyên án sau hai phiên xét xử năm 1983 và 1987. Ông ta kháng án, nhưng đã chết năm 1993 khi thủ tục tái xử chưa kết thúc.

3. Vụ scandal của công ty Recruit năm 1988-1989: Vụ này tập trung vào Recruit Cosmos, một chi nhánh của tập đoàn Recruit. Có rất nhiều người tham gia, từ chính khách hàng đầu, công chức, đại diện các hiệp hội và truyền thông. Họ đã mua cổ phiếu của công ty trước khi nó được lên sàn nhằm bán lại để kiếm lợi. Tiền được dùng trong các hoạt động mua bán đó được một công ty tài chính thuộc tập đoàn Recruit cho vay không lãi suất. Đổi lại các công ty con của tập đoàn Recruit nhận được nhiều ưu ái của chính khách và quan chức. Trong vụ scandal này rõ ràng là không có cá nhân quan chức nào nhận tiền, nhưng hầu hết các chính khách quan trọng đã tham gia. Vụ việc đã khiến ********* Takeshita phải từ chức năm 1989, nhưng cựu ********* Nakasone và thành viên trong nội các Fujinami cũng can dự.

4. Vụ Kyowa năm 1991: Vụ việc này liên quan đến Abe Fumio ở Kyowa, một nhà sản xuất dầm thép. Abe là tổng thư ký khu vực Miyazawa của LDP. Abe cũng là người đứng đầu Ủy Ban Phát Triển Hokkaido và Okinawa. Thông qua một chính khách khác, Abe đã sắp xếp cho công ty thương mại Marubeni được xây dựng một sân golf ở Kyowa để nhận tiền hối lộ, việc này diễn ra dưới thời ********* Suzuki. Sau khi bị cáo buộc tham nhũng, Abe từ chức tháng 12 năm 1991, bị bắt tháng 1 năm 1992 và bị kết án 2 năm tù vào tháng 5 năm 1994.

5. Vụ scandal Sagawa Kyubin năm 1991-1993: Công ty chuyển phát bưu kiện Sagawa Kyubin quyên góp một số tiền lớn cho các chính khách của đảng LDP phụ trách về vận tải cũng như các chính khách có ảnh hưởng trong các đảng khác. Sagawa Kyubin tăng trưởng thần tốc và mong muốn nhận được giấy phép cho dịch vụ bưu kiện toàn quốc. Điều đặc biệt trong vụ này là không chỉ các chính khách mà cả tổ chức tội phạm yakuza cũng nhận được tiền. Kanemaru Shin, phó tổng thư ký của LDP dính dáng đến vụ này khi tham gia tranh cử Takeshita Nobu, đã gây thiệt hại lớn cho uy tín của LDP.

6. Scandal trốn thuế năm 1993 liên quan đến Kanemaru Shin: Sau khi can dự vào vụ bê bối tài chính nêu trên, Kanemaru Shin bị khám nhà. Người ta tìm thấy 3,6 triệu Yên mà Kanemaru Shin không giải trình được, nên đã bị kết tội trốn thuế thu nhập.

7. Scandal tham nhũng Genecon năm 1993: Thị trưởng thành phố Sendai bị bắt năm 1993 vì cáo buộc nhận tiền hối lộ của các tổng thầu (genecon), là các doanh nghiệp xây dựng lớn. Vụ bê bối được mở rộng và dẫn đến các quan chức trong hội đồng quận trưởng của Ibaraki và Miyagi. Tháng 11 năm 1997, cựu ********* bộ xây dựng, Nakamura Kishiro bị tuyên án tham nhũng.

8. Vụ scandal Sokaiya năm 1997: Có bốn hãng môi giới lớn tham gia vào vụ việc là Nomura Shoken, Yamaichi Shoken, Nikko Shoken và Daiwa Shoken. Bốn hãng này bị cáo buộc trả tiền cho kẻ tống tiền ban giám đốc liên quan đến đại hội cổ đông. Sokaiya là kẻ tống tiền tại đại hội cổ đông, các hãng tống tiền thường mua một lượng cổ phiếu nhỏ của các công ty khác để trở thành cổ đông, sau đó cho người gây rối tại đại hội cổ đông để ban giám đốc của công ty kia phải trả tiền cho họ. Kẻ gây rối tại các đại hội cổ đông thông thường không phải là ai xa lạ, chính là các yakuza.

9. Vụ scandal năm 1996-1998 của tầng lớp tinh hoa chính trị: Đó là vụ ********* bộ Y tế và Trợ cấp Xã hội nhận tiền để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà cho người già. Liên quan vào vụ việc có cả các quan chức cao cấp của Ngân hàng Nhật Bản và các thanh tra của bộ tài chính. Những người này đã tuồn ra ngoài thông tin mật về kế hoạch thanh tra của những điều phối viên được ủy quyền.

Tất nhiên ngoài những vụ bê bối đã nêu còn rất nhiều vụ khác diễn ra gần đây mà người ta có thể dễ dàng tìm ra trên báo chí và mạng internet. Nhưng lịch sử cho thấy Nhật Bản luôn rất nhẹ tay với tội tham nhũng. Vốn ODA của Nhật Bản suy cho cùng là quá đắt, nhưng nó tuyệt vời đối với quan chức và doanh nghiệp Nhật Bản và quan chức ở các nước nhận viện trợ vì họ tiêu tiền, còn đối với nhân dân hai nước chỉ là gánh nặng còng. Hối lộ và tham nhũng là điều tồi tệ, song đằng sau là chính sách ODA không phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân, điều đó còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần.

Tài liệu tham khảo:

1. Global Legal Inside: "Bribery and Coruption"; First Edition; Daiske Yoshida, Junyeon Park, Latham, Watskin: "Japan".

2. Wener Pascha: "Corruption in Japan-An Economist's Perspective"

3. Koichi Mera: "Official Development Assistance of Japan: Criticism and Suggestions"

4. Henry Laurence: "The Big Bag and Sokaiya"
Cái này lâu lắm rồi cụ, tụi Mafia xăm hình nhật giờ lụi ko thể tàn hơn đc nữa rồi...e ngắm các cụ cmt để hiểu thêm
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,225
Động cơ
513,619 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Nhật là nước có nền kinh tế nhiều năm đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, mới đây bị TQ vượt lên, Nhật xuống hàng thứ 3 thế giới, nhưng vẫn là nước có nền kinh tế rất khủng...GDP của Nhật gần bằng GDP của Pháp và Đức cộng lại...
Thế nhưng tại sao Nhật lại rất ít tỷ phú đô la...
Trong top 15 nước có số lượng tỷ phú USD nhiều nhất trên TG năm 2018, không có Nhật, thậm chí các nước và vùng lãnh thổ nhỏ tý teo như Hong Kong, Singapore còn lọt top 15...

15 quốc gia và vùng lãnh thổ nhiều tỷ phú nhất thế giới ( nguồn : cafebiz.vn)

Theo báo cáo Billionaire Census của Wealth-X, 3/4 tỷ phú thế giới sống tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. 1.942 tỷ phú tại đây sở hữu khối tài sản lên đến 6.800 tỷ USD – chiếm 79% tổng tài sản các tỷ phú toàn cầu năm 2018.

No.15. Số lượng tỷ phú tại Singapore giảm do tác động từ thị trường chứng khoán

Số tỷ phú: 39

Tổng tài sản của các tỷ phú: 84 tỷ USD

Singapore là một trong những thành phố giàu nhất thế giới, với mức chi tiêu cực kỳ đắt đỏ. Tổng tài sản tư nhân lên đến 1.000 tỷ USD.

No.14. Người giàu tại Canada đang giàu nhanh hơn các tầng lớp còn lại

Số tỷ phú: 45

Tổng tài sản của các tỷ phú: 87 tỷ USD

Ricardo Tranjan, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Lựa chọn Chính sách Canada (CCPA) nói với CBC rằng “những người giàu thực sự đang chạy nước rút” trước tầng lớp trung lưu tại Canada. Theo báo cáo của CCPA, những gia đình giàu có nhất sở hữu tài sản trung bình là 3 tỷ USD, tương đương tài sản của 3 tỉnh tại Canada cộng lại.

No.13. Số lượng tỷ phú tại Italia giảm do bất ổn chính trị

Số tỷ phú: 47

Tổng tài sản của các tỷ phú: 141 tỷ USD

Italia sở hữu nhiều điểm đến của giới siêu giàu, bao gồm bờ biển Amalfi, Portofino, Positano, Capri, Cinque Terre, Milan, và Venice.

No.12. Số lượng tỷ phú tại Brazil giảm

Số tỷ phú: 49

Tổng tài sản của các tỷ phú: 154 tỷ USD

Trong những năm gần đây, giới thượng lưu Brazil trở nên kín đáo hơn về sự giàu có, Financial Times cho biết. Hầu hết các tỷ phú tại quốc gia này sống ở São Paulo.

No.11. UAE là thị trường giàu có nhất ở Trung Đông

Số tỷ phú: 55

Tổng tài sản của các tỷ phú: 165 tỷ USD
Theo “Báo cáo Tài sản UAE năm 2018”, UAE là thị trường giàu có lớn thứ 26 trên toàn thế giới (tính trên tổng tài sản nắm giữ). Dubai là nơi có ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh mẽ, cũng là nơi sinh sống của hơn 1/2 tỷ phú của UAE.

No.11. Thành công của các doanh nghiệp Pháp thúc đẩy sự giàu có tại quốc gia này

Số tỷ phú: 55

Tổng tài sản của các tỷ phú: 195 tỷ USD

Nhiều tỷ phú Pháp, như nhà sáng lập và LVMH - Bernard Arnault, giàu có nhờ việc kinh doanh hàng xa xỉ và thời trang toàn cầu.


No.9. Tỷ phú giàu nhất Arab Saudi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc thanh trừng chống tham nhũng của đất nước

Số tỷ phú: 57

Tổng tài sản của các tỷ phú: 147 tỷ USD

Phần lớn tài sản tại Arab Saudi thu về từ hoạt động bán và xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ. Bên cạnh đó, các công ty với mức lợi nhuận cao nhất thế giới cũng đặt trụ sở tại đây.

No.8. Sự giàu có tại Ấn Độ thể hiện rõ sự bất bình đẳng về thu nhập

Số tỷ phú: 82

Tổng tài sản của các tỷ phú: 288 tỷ USD

Tính đến năm 2017, 1% dân số hàng đầu tại Ấn Độ nắm giữ 73% tài sản quốc gia, theo Business Today, trích dẫn báo cáo của Oxfam. Mumbai là nơi tập trung đông nhất các tỷ phú ở Ấn Độ.

No.7. Số lượng tỷ phú tại Hong Kong giảm do thị trường chứng khoán châu Á đi xuống

Số tỷ phú: 87

Tổng tài sản của các tỷ phú: 259 tỷ USD

Thị trường bất động sản tại Hong Kong thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới và những người cực giàu sống trong các căn biệt thự trị giá hàng triệu USD. Giá trung bình cho một ngôi nhà tại Hong Kong là 1,28 triệu USD trong quý I/2018.

No.6. Thụy Sĩ thu hút các doanh nghiệp mới nổi nhờ đổi mới công nghệ và thuế suất thuận lợi

Số tỷ phú: 91

Tổng tài sản của các tỷ phú: 240 tỷ USD

Sự giàu có tại Thụy Sĩ được thúc đẩy bởi năng lực đổi mới và hoạt động biến các sản phẩm thô thành các mặt hàng có giá trị, như socola xa xỉ hoặc vòng tay kim cương.

No.5. Các tỷ phú tại Anh hưởng lợi từ tỷ giá hối đoái cao hơn so với đồng USD

Số tỷ phú: 97

Tổng tài sản của các tỷ phú: 209 tỷ USD
Tổng tài sản của các tỷ phú tại Anh giảm 16%, một phần là do thị trường tài sản suy yếu. Tuy nhiên, số lượng tỷ phú tại London vẫn tăng.

No.4. Tài sản tại Nga gia tăng do sự phục hồi của nền kinh tế và sản lượng hàng hóa cao hơn, tuy nhiên, giá năng lượng không ổn định và căng thẳng địa chính trị vẫn tồn tại

Số tỷ phú: 102

Tổng tài sản của các tỷ phú: 335 tỷ USD

Hơn 1/2 số lượng tỷ phú tại Nga, bao gồm tỷ phú giàu có nhất quốc gia này, Leonid Mikhelson, sống ở Moscow.

No.3. Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, góp phần tích lũy tài sản cá nhân

Số tỷ phú: 146

Tổng tài sản của các tỷ phú: 438 tỷ USD

Người giàu tại Đức là người siêu giàu, The Irish Times cho biết. Người giàu ở Đức có xu hướng không phô trương tiền bạc, tuy nhiên, thi thoảng họ vẫn 'tự thưởng' cho bản thân.

No.2. Trung Quốc chiếm 12% tài sản tỷ phú toàn cầu

Số tỷ phú: 285

Tổng tài sản của các tỷ phú: 996 tỷ USD

Ở Trung Quốc, các tỷ phú chủ yếu sống tại Thâm Quyến và Hàng Châu. Theo báo cáo, số lượng tỷ phú tại đây giảm mạnh do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, biến động thị trường mới nổi và tăng trưởng toàn cầu suy yếu.

No.1. Mỹ là quốc gia tỷ phú

Số tỷ phú: 705

Tổng tài sản của các tỷ phú: 3.013 tỷ USD

Các tỷ phú tại Mỹ có tổng giá trị ròng vượt quá tổng tài sản của các tỷ phú tại 8 quốc gia xếp hạng từ 2-9 cộng lại. Số lượng tỷ phú tại Mỹ chiếm 27% lượng tỷ phú trên thế giới và 35% tài sản của tỷ phú toàn cầu.

TQ nhiều tỷ phú USD thế chứ lỵ...nếu tính cả số tỷ phú ở HK thì TQ đã vượt Mỹ rồi...:D
Số tỷ phú của TQ + HK = 285 + 87 mà cụ bảo nhiều hơn 705 của Mẽo à. Cộng thêm vào nước nữa cũng không bằng
 

tuangiga31mes2c

Xe container
Biển số
OF-133264
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
7,034
Động cơ
429,576 Mã lực
Tầm xứ Vệ ta em nghĩ chưa đủ trình để phán xét Nhật. Xã hội nào cũng có người nọ người kia, tuy nhiên em nghĩ cái tỷ lệ quan tham ở xứ ta nó gấp 1000 lần nên xứ ta luôn ở top cao tham nhũng thế giới ạ.
 

Trục

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,078
Động cơ
754,471 Mã lực
Nơi ở
Gia tộc họ Đặng
VN đứng ngang hàng với dân tộc Khủng bố, thẩu nầu, ngoài đường va chạm nhẹ là dã nhau. =))
những người Nhật chân chính đã tuyệt chủng trong thế chiến thứ 2 rồi

Bảng xếp hạng người dân các quốc gia sẽ chiến đấu cho quê hương nếu xảy ra chiến tranh (Khu vực Châu á). Theo bảng xếp hạng này thì Nhật đứng chót về tinh thần chiến đấu. Rõ ràng là những Nhật chân chính đã tuyệt chủng trong thế chiến thứ 2 rồi. Nước Nhật bây giờ là thế hệ của những kẻ giả tạo, luôn mang tử tưởng trông chờ và ỷ lại sự bảo kê của Mỹ

 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,749
Động cơ
340,849 Mã lực
Bác có tin tức gì của năm 2019 không ?
Tin về cảnh sát Osaka cũ quá rồi (2014).

Ví dụ như thế này này: https://www.japantimes.co.jp/news/2019/07/18/national/crime-legal/number-crimes-reported-japan-first-half-drops-8-7-2019-figure-likely-hit-lowest-postwar-mark/#.XYXIvbU3vIU

Number of crimes reported in Japan in first half drops 8.7%; 2019 figure likely to hit lowest postwar mark
Em không phải đội tuyên truyền cho media Tây mà đi tìm tin.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,749
Động cơ
340,849 Mã lực
Tầm xứ Vệ ta em nghĩ chưa đủ trình để phán xét Nhật. Xã hội nào cũng có người nọ người kia, tuy nhiên em nghĩ cái tỷ lệ quan tham ở xứ ta nó gấp 1000 lần nên xứ ta luôn ở top cao tham nhũng thế giới ạ.
Vấn đề ở MXH đặt ra thế nào là tham nhũng

Nếu lobby cũng tính là tham nhũng thì tất cả đều tham nhũng như nhau. CNXH không thừa nhận lobby , còn CNTB thì coi lobby là 1 ngành

Lobby có nghĩa là “vận động hành lang”, thuyết phục hoặc đại diện cho một số người để tác động lên mục đích, chính sách hoặc quyết định chính quyền liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, thường là các nhà lập pháp hoặc thành viên của các cơ quan quản lý. Lobby được thực hiện bởi nhiều nhóm người, hiệp hội và các nhóm có tổ chức, bao gồm các cá nhân trong khu vực tư nhân, các công ty, nhà lập pháp hoặc quan chức chính phủ, hoặc các nhóm vận động
 

Fall&Rise

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-387942
Ngày cấp bằng
20/10/15
Số km
1,299
Động cơ
252,890 Mã lực
Sống ở thiên đường là sướng nhất, như bọn Nhật khổ bỏ mẹ, báu gì!
 

Wave cùi bắp

Xe điện
Biển số
OF-584511
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
2,112
Động cơ
160,705 Mã lực
Tuổi
41
Quan : hở tí ỏng ẹo từ chức, chả có bãn nĩnh 9 chị, cứ như ko phải nhiệm vụ của đởn và nhưn dưn tin tưởng giao phó, như phường chèo
Dân : người người đóng phin sếc, nhà nhà đóng sếc mà còn bày đặt xen xơ, đúng đám đạo đức giả
 

flying fish

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602178
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
813
Động cơ
132,922 Mã lực
Thuế thừa kế ở Nhật Bản.

Giá trị tài sản thừa kế / Thuế suất / Được khấu trừ

Dưới 10 triệu yen / 10% / 0
Dưới 30 triệu yen / 15% / 0,5 triệu yen
Dưới 50 triệu yen / 20% / 2,0 triệu yen
Dưới 100 triệu yen / 30% / 7,0 triệu yen
Dưới 200 triệu yên / 40% / 17,0 triệu yen
Dưới 300 triệu yen / 45% / 27,0 triệu yen
Dưới 600 triệu yen / 50% / 42,0 triệu yen
Trên 600 triệu yen / 55% / 72,0 triệu yen

Ví dụ: một người được nhận thừa kế 60 triệu yen (~ 12 tỷ VND).
Thuế thừa kế trước khi khấu trừ: 10x0,1 + 20x0,15 + 20x0,2 + 10x0,3 = 11 triệu yen.
Được khấu trừ: 0,0 + 0,5 + 2,0 + 7,0x10/50 = 3,9 triệu yen.
Tiền thuế thừa kế phải nộp: 11 - 3,9 = 7,1 triệu yen (~ 1,42 tỷ VND).
Em nghe kể chuyện có tr. hợp ở Nhật bố mẹ thừa kế lại cho con ngôi nhà to, mà mấy đứa con chả đứa nào nhận...cuối cùng thành nhà hoang...:D

Bọn Nhật này kỳ lạ đời...Ở VN thì anh em chém giết nhau vì tranh nhau thừa kế đất đai...:D
 

flying fish

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602178
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
813
Động cơ
132,922 Mã lực
Vấn đề là những con số ở VN thì còn công khai , ít nhất người VN còn đọc được chữ VN.

Chữ nhật nó dùng 80% chữ tàu nên bọn nó cũng thâm thâm bẩn bẩn như tàu. Dân ta chẳng mấy người đọc được nên chỉ biết được góc nổi.

Ngoài ra, tham nhũng lớn nhất của Nhật là nằm ở vốn ODA thông qua quĩ OECF. Quĩ này là quĩ được tạo ra cho các dòng tiền bẩn đổ vào đem ra rửa ở các nước đang phát triển rồi vòng về. Tóm lại là có qui trình rửa tiền cho các loại tham nhũng


Hồng phúc của người Nhật :))

Anh này trông giống bố quá, mà đẹp zai hơn bố...:))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em nghe kể chuyện có tr. hợp ở Nhật bố mẹ thừa kế lại cho con ngôi nhà to, mà mấy đứa con chả đứa nào nhận...cuối cùng thành nhà hoang...:D
Bọn Nhật này kỳ lạ đời...Ở VN thì anh em chém giết nhau vì tranh nhau thừa kế đất đai...:D
Nhật Bản có nhiều vấn đề tồn tại lắm. Bác có thể xem qua nghiên cứu dài 94 trang, năm 2018 của NRI về Nhật Bản: https://www.nri.com/-/media/Corporate/jp/Files/PDF/knowledge/report/cc/industry_trends/japanreport2018_en.pdf?la=ja-JP&hash=AA6BC8E0BCFEF2B34812BE9E951E8B65B6F83C22
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top