Chi hội OF - Yêu Nhạc Vàng - Kho lưu trữ Những tuyệt phẩm nhạc vàng được yêu thích nhất

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,550
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Sáng nay E vừa nghe mấy bài này :
Mùa xuân lá khô.
Tôi chưa có mùa xuân.
Đan áo mùa xuân.
Mùa xuân trong thư Em.
Tuyền bài về Lính đấy Lão Lex ợ.....(mà đầu đề bài nào cũng có chữ xuân nhá).
 

mimizin

Xe buýt
Biển số
OF-128238
Ngày cấp bằng
22/1/12
Số km
885
Động cơ
383,820 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Website
www.facebook.com
Mấy hôm nay mưa nhiều quá.

[video=youtube;kbtRyT5rGFk]http://www.youtube.com/watch?v=kbtRyT5rGFk&feature=player_detailpage[/video]
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,550
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Trời đã sang thu, mát mẻ thía....
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,321
Động cơ
4,767,945 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
[youtube]MnvViV-ZTRo[/youtube]

Bài này được tôi viết trong một căn phòng trọ u ám ở đường Lạc Long Quân, Sài Gòn, từ lúc còn là sinh viên, cái thời mà chỉ biết nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng, lãng mạn, lãng đến bỏ cả mạng. Đây cũng là ca khúc duy nhất của tôi bị ảnh hưởng bởi "hơi hám" nhạc Trịnh - xa xăm, mơ hồ, và khó hiểu...
Ca khúc được viết ở cung Rê thứ cho giọng nam, trong clip có sử dụng capo nâng lên nửa cung để phù hợp hơn với giọng người trình bày.

Cỏ dại thân tôi rong rêu cuộc đời, cỏ dại thân tôi hoang sơ lòng người
Cỏ dại thân tôi ban cho cuộc đời, cỏ dại thân tôi ban cho mọi người
Đi tìm một chút yên bình, đem về xua tan nỗi đau tình yêu khờ dại
Đi tìm một kiếp phong trần, đi tìm lại một giấc mơ làm thân cỏ dại.

Ru em ru đời biết buồn
Ru em ru khúc ca buồn
Ru ai ru bằng tiếng cười
Ru ai ru kiếp con người
Ru em hoàng hôn tắt nắng, nụ cười trở về trên môi thế gian
Ru em nồng nàn ru đời biết buồn ru khúc ca buồn
Kể chuyện ngày xưa nghe đời rất lạ, cỏ dại thân tôi linh hồn vị tha.
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,550
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Đẩy cho Kho nhạc Vàng lên cao nào....
 

sonpzx

Xe tải
Biển số
OF-63780
Ngày cấp bằng
10/5/10
Số km
387
Động cơ
441,600 Mã lực
[video=youtube;VGn85pjQDFw]http://www.youtube.com/watch?v=VGn85pjQDFw[/video]


Ko biết có cụ nào thích bài này ko nhỉ
Xót xa- Mr.Đàm

nhà cháu ít tuổi (23)
nhưng mà chỉ thích mỗi nhạc vàng
thế mới khổ
 

Trumsanga

Xe buýt
Biển số
OF-76011
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
536
Động cơ
426,460 Mã lực
Nơi ở
المرتفعات فرع
Cho em post bài này, chắc là nhạc vàng :D
Mặc Thế Nhân là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975 với nhiều ca khúc tình cảm đặc sắc . Được biết tới nhiều nhất là 10 ca khúc mang tựa đề Tương Tư của ông. Trong số nổi bật hơn cả là bài Tương Tư 4 được trình bầy bởi nhiều giọng ca nam nổi tiếng như Elvis Phương, Sĩ Phú... Sau năm 75, ngoài những nhạc phẩm tình cảm, Mặc Thế Nhân còn sáng tác những nhạc phẩm mang âm điệu quê hương.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1939 tại Gia Định, tác giả của những ca khúc một thời rất được ưa thích cũng đã ngưng việc sáng tác từ lâu.
[YOUTUBE]UsZt6q0jZRk[/YOUTUBE]
http://www.youtube.com/watch?v=UsZt6q0jZRk
[YOUTUBE]0yG5UWsSIjg[/YOUTUBE]
http://www.youtube.com/watch?v=0yG5UWsSIjg

Em về với người
Mặc Thế Nhân

Em về với người hết rồi câu chăn gối
Hẹn ước trọn đôi bây chừ riêng một mình tôi
Mơ nhiều ước nhiều để rồi như mây khói
Tình đã vời xa xa vời tiếc thương cũng rồi.

ĐK:

Ôi xa cách từ đây đớn đau đau đớn nào ai hay
Xin miễn sao đời em được vui với duyên tình ai
Anh không trách gì đâu có chăng anh trách đời riêng anh
không giữ em dài lâu để em lỡ duyên tình đầu.

Em về với người đã vội quên hay nhớ
Ngày đó còn nhau ái ân mơ mộng ngàn sâu
Bây giờ hết rồi em về vui bên nớ
Người đó và tôi, chung trời cách nhau mấy đời
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,321
Động cơ
4,767,945 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Cho em post bài này, chắc là nhạc vàng :D
Mặc Thế Nhân là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975 với nhiều ca khúc tình cảm đặc sắc . Được biết tới nhiều nhất là 10 ca khúc mang tựa đề Tương Tư của ông. Trong số nổi bật hơn cả là bài Tương Tư 4 được trình bầy bởi nhiều giọng ca nam nổi tiếng như Elvis Phương, Sĩ Phú... Sau năm 75, ngoài những nhạc phẩm tình cảm, Mặc Thế Nhân còn sáng tác những nhạc phẩm mang âm điệu quê hương.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, sinh năm 1939 tại Gia Định, tác giả của những ca khúc một thời rất được ưa thích cũng đã ngưng việc sáng tác từ lâu.
[YOUTUBE]UsZt6q0jZRk[/YOUTUBE]
http://www.youtube.com/watch?v=UsZt6q0jZRk
[YOUTUBE]0yG5UWsSIjg[/YOUTUBE]
http://www.youtube.com/watch?v=0yG5UWsSIjg

Em về với người
Mặc Thế Nhân

Em về với người hết rồi câu chăn gối
Hẹn ước trọn đôi bây chừ riêng một mình tôi
Mơ nhiều ước nhiều để rồi như mây khói
Tình đã vời xa xa vời tiếc thương cũng rồi.

ĐK:

Ôi xa cách từ đây đớn đau đau đớn nào ai hay
Xin miễn sao đời em được vui với duyên tình ai
Anh không trách gì đâu có chăng anh trách đời riêng anh
không giữ em dài lâu để em lỡ duyên tình đầu.

Em về với người đã vội quên hay nhớ
Ngày đó còn nhau ái ân mơ mộng ngàn sâu
Bây giờ hết rồi em về vui bên nớ
Người đó và tôi, chung trời cách nhau mấy đời
Up bài hát hay video thì rất đơn giản, để cho cái thớt này thực sự đúng với tiêu đề nhà mình hãy cho thêm nguồn gốc lịch sử bài hát, hoàn cảnh ra đời cũng như tác giả hay lời bài bát vào như thế này nhé!
 

tichop

Xe buýt
Biển số
OF-135600
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
569
Động cơ
375,230 Mã lực
Em xin giới thiệu tiểu sử và cuộc đời của Tứ trụ nhạc vàng trc 1975 gồm có Chế Linh, Duy Khánh, Hùng Cường, Nhật Trường.

Về ca sĩ Chế Linh

Nói đến ca sĩ từ đâu đến hay nôm na từ đâu mà thành danh. Tôi chợt nhớ đến Chế Linh đầu tiên, nhớ ngay cái ngày một thanh niên gốc Chàm khúm núm đến gặp Tùng Lâm ở hậu trường rạp Olympic, một sân khấu đại nhạc hội do quái kiệt Tùng Lâm tổ chức song song với Duy Ngọc ở bên rạp Hưng Đạo vào mỗi sáng chủ nhật .

Tôi nhớ buổi sáng chủ nhật hôm đó khi anh chàng da ngâm đen tóc quăn, ăn mặc nguyên bộ đồ jean. Đến Tùng Lâm cũng không hiểu tại sao anh ta một người lạ mat vào được tận trong hậu trường. Còn đang ngạc nhiên thì anh chàng người Chàm đã tới gặp ngay Tùng Lâm xin cho được hát vào những lúc ca sĩ còn chạy show chưa đến kịp.

Tùng Lâm quyết liệt từ chối, dù lúc đó phải đóng màn chờ ca sĩ cũng không dám cho anh chàng người Chàm này lên hát, một phần do anh ta là người dân tộc thiểu số và cũng chưa từng nghe anh ta hát bao giờ.

Nhưng kế tiếp những tuần sau, anh chàng người Chàm lì lợm vẫn đều đặn xuất hiện xin Tùng Lâm cho được hát, và rồi Tùng Lâm cũng đành thua sự lì quá mức, đành chấp nhận cho anh ta hát một bài để thử, với lời dặn chỉ hát một bài và không có tiền “cát sê”

Tôi chứng kiến các buổi anh chàng người Chàm đến và cả buổi đầu tiên được Tùng Lâm cho hên hát một nhạc phẩm của Duy Khánh, với tên được giới thiệu là Chế Linh. Không rõ Chế Linh có được học hát hay có thiên bẫm hát theo đĩa hay băng nhạc mà nhiều nam nữ mầm non ca sĩ thường hát nhái đến thuộc lòng, đến khi bài hát chấm dứt thì hàng loạt tiếng vỗ tay nổi lên tán thưởng kèm theo những tiếng gào “bis, bis” nổi lên ầm ỉ nơi hàng ghế khán giả.

Nhưng nhìn những người ái mộ vo tay gào thét kia chính là đồng hương của Chế Linh, do chính Chế Linh bỏ tiền ra mua vé cho họ vao xem và chờ đợi cái ngày hôm đó, để chỉ làm một động tác vỗ tay hoan hô và gào lên những tiếng bis, bis.

Do không được ai lăng xê, không được ai kèm cặp, Chế Linh thường hát nhái theo giọng ca Duy Khánh và cả những bài hát từ Duy Khánh từng thành đạt . Và nhờ những đồng hương hàng tuần đến vỗ tay, sau này Chế Linh được Tùng Lâm nhận làm “đệ tử” trong lò đào tạo ca sĩ của mình (?).

Từ lúc đó Chế Linh mới được uốn nắn rèn giũa lại chính giọng ca của mình. Khi nói đến những lò “đào tạo ca sĩ” thường là những nơi có môi trường “lăng xê”, như nhạc sĩ Nguyễn Đức có hai chươ ng trình trên Đài truyền hình số 9 là Ban Thiếu nhi Sao Băng và chương trình Nguyễn Đức, cùng hai chương trình trên Đài phát thanh là Ban Việt Nhi, ban ABC.

Lá thư cho tiền tuyến
[YOUTUBE]FCbZC5lvk6o[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

Jaispierre

Xe buýt
Biển số
OF-64607
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
819
Động cơ
444,740 Mã lực
Khiếp cái nhà Chóp...mò sang đây tự sướng 1 mình à, về nhà chính điiiiii....
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,550
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Mùa Xuân lá khô.....
 

vietskytravel

Xe buýt
Biển số
OF-154428
Ngày cấp bằng
28/8/12
Số km
889
Động cơ
362,580 Mã lực
Thớt này , kho này đơn sơ quá. Có khi ynv nhà mình đổi tên nhỉ. " máy chém"
 

vietskytravel

Xe buýt
Biển số
OF-154428
Ngày cấp bằng
28/8/12
Số km
889
Động cơ
362,580 Mã lực
Chỉ vì nghe 1 đứa con gái hát bài này mà em làm khổ cái thân em
Nhớ nhau trong đời
[video=youtube;z-7b4a2sGIg]http://www.youtube.com/watch?v=z-7b4a2sGIg[/video]
Bài này nhac karaoke nên không hay
Cũng hay. Khổ cũng đáng nhỉ.
 

tichop

Xe buýt
Biển số
OF-135600
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
569
Động cơ
375,230 Mã lực
Tiểu sử Duy Khánh

    Duy Khánh (1938-2003) tên thật là Nguyễn văn Diệp, sinh năm 1938 tại Quảng Trị. Anh khởi nghiệp là một ca sĩ từ năm 1954 rồi mới chuyển qua viết nhạc từ những năm đầu thập niên 60. Anh là một người con Quảng Trị chân chính. Khi đã thành danh, nổi tiếng toàn quốc với hàng triệu thính giả ái mộ, chàng ca nhạc sĩ đẹp trai cao lớn này đã không những không chối bỏ mà còn rất hãnh diện về gốc tích quê hương nghèo khổ của mình: “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua; thôn xóm tôi sống đòi dân cày” (Tình Ca Quê Hương). Anh đã nói chuyện, tiếp xúc báo giới, truyền thanh truyền hình với một giọng nói hoàn toàn Quảng Trị dù đã sống xa quê hàng 50 năm dài trên các thành phố, thủ đô miền Nam, hay trên mảnh đất tạm dung Hoa Kỳ. Ðúng như lời nhạc sĩ Phạm Duy đã phát biểu trong ngày đưa tiễn anh về bên kia thế giới: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”
    Ca nhạc sĩ Duy Khánh, mà suốt một cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với nền tân nhạc miền Nam, đã trở thành biểu tượng cho lòng chung thủy tha thiết yêu mến quê hương; là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào, dù ở bất cứ địa bàn nào trên năm châu bốn biển.
    Là con áp út trong một gia đình vọng tộc, gốc làng An Cư, Triệu Phong (dòng dõi Quân Công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh Ðại thần có uy quyền tối thượng trong nhiều đời vua triều Nguyễn). Duy khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng Nho và Phật giáo. Thân sinh anh là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh QT. Cụ Triển (thường được biết dưới tên ông Trợ Triển) lại là Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh nhà, từng là dân biểu thời đệ nhị công hoà, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh. Thân mẫu Duy Khánh là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu, chánh quán làng Ðâu Kênh, Triệu Phong, là một phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Gia đình Duy Khánh có 6 anh chị em, ba trai, ba gái, mà hiện nay chỉ còn một anh cả và một chị đầu còn sống tại Pháp và Canada.
    Sau khi đỗ tiểu học năm 1949, Duy Khánh, cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh, đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học. Vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học. Chính tại cố đô trầm mặc này, Duy Khánh đã tìm cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú của mình. Tưởng cũng cần nhắc lại một chi tiết nhỏ: trong một dịp nghỉ hè năm 1952, Duy Khánh đã về Quảng Trị tổ chức nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội. Anh diễn và hát bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy, trong đó có câu: “Chàng về nay đã cụt cụt tay.” Duy Khánh đã sửa lại: “Chàng về nay đã cụt chân,” và nhảy cò cò trên sân khấu. Duy Khánh, khi đó lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, đã lần vào Saigon tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóngAnh hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. Trong một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, anh đã tiếp xúc lần đầu với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, anh đã đoạt giải nhất tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát Trăng Thanh Bình.
    Sự phản đối của gia đình không làm anh chùn bước. Anh chuyển hẳn vào Sài Gòn; bắt đầu hát trên các sân khấu đại nhạc hội, đài phát thanh, và bắt đầu thu đĩa nhựa. hay hợp tác với đại ban của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước. Lúc này, anh là nam ca sĩ nổi tiếng nhất. Anh Ngọc, Duy Trác cũng là những nam ca sĩ nổi tiếng nhưng chỉ hát giới hạn cho các hãng thu băng, đài phát thanh với những bản nhạc tiền chiến rất chọn lọc, trong khi Duy Khánh thì lựa chọn nhạc có khuynh hướng dân ca, rất thành công vì dễ dàng hợp với thị hiếu của đa số hơn.
    Anh lần lần nổi tiếng qua các bản: Tiá Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung. ..
    Sau một lần đổi biệt danh thành Hoàng Thanh, cuối cùng anh chọn tên Duy Khánh. Chữ Duy Khánh lấy từ tên một người bạn rất thân Phạm Hữu Khánh (con trai cụ Phạm Tri, từng làm Phó Tỉnh trưởng Quảng Trị) đã tử nạn tại Pháp. Anh giữ tên này đến cuối đời.
 
Chỉnh sửa cuối:

tichop

Xe buýt
Biển số
OF-135600
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
569
Động cơ
375,230 Mã lực
Xin giữ trọn tình quê- Duy Khánh
[YOUTUBE]IaHhRYZpfvw[/YOUTUBE]
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top