[Funland] 50 năm "Trận Điện Biên Phủ trên không"

QuanCong

Xe tải
Biển số
OF-2041
Ngày cấp bằng
19/10/06
Số km
240
Động cơ
568,464 Mã lực
Nơi ở
Linh đàm thôn, Hoàng Mai quận, Hà nội.
Website
www.facebook.com

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,264
Động cơ
247,364 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quân dân Hà Nội thực sự quá kiên cường bất khuất
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
239
Động cơ
19,473 Mã lực
Tuổi
31
Cụ có tài liệu nào nói về số lượng "... mấy chục tiểu đoàn tên lửa cùng phát sóng sục sạo mục tiêu..."? Theo tôi biết thì khu vực HN ngày 18/12/1972 chỉ có 13 tiểu đoàn hỏa lực tên lửa có khả năng chiến đấu, ngày 26/12/1972 điều thêm 2 tiểu đoàn từ Hải phòng lên tăng cường. Ngày 31/12/1972 có thêm 2 trung đoàn hệ thống Pechora (lúc đó mới tập hợp đủ khí tài, đạn bệ) về triển khai nhưng không đánh trận nào.
Còn biện pháp chống tên lửa Shrike thì không như cụ nói.
Shrike bắt đầu đánh anten của bộ đội tên lửa từ khi nào? Chiến tranh phá hoại của Mỹ tận 2 lần cơ mà, đỉnh điểm là chiến dịch 12 ngày đêm... em có nói "mấy chục tiểu đoàn tên lửa" là trong chiến dịch 12 ngày đêm đâu....

Bố trí thế trận phòng không mỗi giai đoạn mỗi khác, số lượng vũ khí khí tài hỏng hóc hao hụt sứt mẻ dần... Bác có biết năm 1972 lực lượng tên lửa bảo vệ miền Bắc chỉ còn hơn nửa so với 1967...

Còn câu chuyện "mấy chục tiểu đoàn cùng phát sóng" thì bác lên youtube xem phim tài liệu "vạch nhiễu tìm thù" của đài QPVN đó chứ có phải e bịa ra đâu
 

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,241
Động cơ
419,217 Mã lực
Sau vụ vịnh bắc bộ hải quân ta hồi đó chủ yếu được phía liên xô trang bị xuồng phóng lôi và tàu pháo dạng tuần tra . tầm tác chiến là khá ngắn nếu đối đầu trực diện với mỹ lúc đó là kg cân xứng .kể cả dùng lểu tác chiến du kích với lại lúc đó hải quân mỹ họ ít dùng pháo hải quân bắn vào bờ biển vn lên tàu chiến vn kg có khả năng xông ra . mỹ chủ yếu dùng kg quân hải quân là chính và tàu vn kg đủ vươn xa .chưa kể lúc đó tàu hải quân vn chưa có dạng tàu trên 1 nghìn tấn . đó là sự thật
Bác em còn nói . đến ngay thời điểm đó mà biệt kích hải quân bắc việt ta còn kg có đủ khí tài là bộ lặn khi thở dưới nước mà kg xả bong bóng ra . lúc đó cả toàn đội chỉ có 2 bộ do phía tiệp khắc viện trợ cho là hàng cực quý hiếm . còn lại là toàn thở kiểu xùi bong bóng ra
Đây là thông tin ngoài lề do bác e là giảng viên của đội biệt kích hải quân ta nói chuyện . khi đó ông được lệnh rút ra bắc cùng vài đc nữa họ đi theo đường giao liên tập kết ra bắc để xây dựng.lực lượng biệt kích hải quân ta . l
Cụ không nên dùng sai từ hồi đấy thường gọi
Phía ta gọi là tình báo thì ta gọi bên kia là gián điệp, tương tự
- Đặc công -biệt kích (hay tung ra miền Bắc)
- Trinh sát-thám báo
- xxx- lính thủy đánh bộ, còn phía bên kia gọi là thủy quân lục chiến
- Đặc công nước- Người nhái
-Chính trị viên-chiến tranh tâm lý
-Phi công-giặc lái
...Các cụ bổ sung tiếp nhé
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,572
Động cơ
328,249 Mã lực
Shrike bắt đầu đánh anten của bộ đội tên lửa từ khi nào? Chiến tranh phá hoại của Mỹ tận 2 lần cơ mà, đỉnh điểm là chiến dịch 12 ngày đêm... em có nói "mấy chục tiểu đoàn tên lửa" là trong chiến dịch 12 ngày đêm đâu....

Bố trí thế trận phòng không mỗi giai đoạn mỗi khác, số lượng vũ khí khí tài hỏng hóc hao hụt sứt mẻ dần... Bác có biết năm 1972 lực lượng tên lửa bảo vệ miền Bắc chỉ còn hơn nửa so với 1967...

Còn câu chuyện "mấy chục tiểu đoàn cùng phát sóng" thì bác lên youtube xem phim tài liệu "vạch nhiễu tìm thù" của đài QPVN đó chứ có phải e bịa ra đâu
Như vậy bác coi kênh đó là để tham khảo? rất cảm ơn.
 

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,524
Động cơ
471,407 Mã lực
Cụ GS Làng em, nguyên Giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, viết trên FB mà e ko biết chèn vào đây, nên e copy bài viết có liên quan đến 50 năm trước:
ĐỂ KỶ NIỆM 50 NĂM “CHIẾN THẮNG ĐBP TRÊN KHÔNG” XIN ĐĂNG LÊN ĐÂY
THƯ CỦA GS TS HOÁ HỌC LÂM NGỌC THIỀM, BẠN ĐỒNG MÔN CỦA TÔI Ở KIEV, NGƯỜI LÍNH PHÒNG KHÔNG CÓ ĐÓNG GÓP XUẤT SẮC CHO “BINH CHỦNG TÊN LỬA” TRONG CHIẾN DỊCH ”ĐBP TRÊN KHÔNG”
Cụ Phùng Hồ thân mến
Mới đó mà đã nửa thế kỷ trôi qua. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP trên không, tôi nhớ lại thời khắc lịch sử đó và vinh dự được trực tiếp tham gia vào một trong những dấu mốc quan trọng này của đất nước chúng ta, Cụ là người bạn đồng môn chỉ khác chuyên ngành ở KГY và cũng đã từng trải qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh nên trong đoạn hồi ký ngắn ngủi dưới đây (không phải khoe khoang đâu nha!), tôi muốn kể lại đôi điều của người trong cuộc để cụ dễ hình dung và đồng cảm với chú lính "đất Cảng" ngày ấy. *)
Hồi ký về Chiến thắng “ĐBP trên không” 1972
19g00 ngày 18.12.1972, chúng tôi đang sinh hoạt tại đơn vị sau một ngày luyện tập ở hậu cứ của sư đoàn phòng không 363. Mở đầu buổi sinh hoạt, chúng tôi vừa hát vừa vỗ tay “hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ…” dưới tán rừng thông thuộc ngoại ô thị trấn Sao Đỏ- Hải Dương thì còi báo động cấp 1 vang lên. Sau 5 phút chúng tôi đã nhanh chóng tập hợp thành đội ngũ lên đường về vị tiền phương thuộc ngoại ô thành phố cảng (lính tên lửa chúng tôi thường hành quân bằng cơ giới). Trên đường hành quân, chúng tôi gặp phải những trận mưa bom của máy bay Mỹ từ vịnh Bắc Bộ ập vào phá hủy đường xá và cầu cống. Nhiệm vụ của tiểu đoàn nhiên liệu (D5) chúng tôi phải tìm đường về vị trí để nạp nhiên liệu vào quả tên lửa càng sớm càng tốt, nhanh nhất có thể để đưa lên bệ phóng nghênh chiến với pháo đài bay B 52 của Mỹ.
Và thật đáng quý khi trí tuệ cùng tâm sức của những người lính chúng tôi được thể hiện ngay trong những ngày Tổ quốc đang tiến hành trận đánh lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”. Trận đánh đó trở thành kỷ niệm không bao giờ có thể quên với tôi.Trong những ngày tháng ác liệt của chiến tranh, phía Liên Xô chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam tên lửa, còn sử dụng thế nào phải do chúng ta tự làm chủ. Những kiến thức hóa học được trang bị trong những năm tháng học tại Liên Xô đã giúp tôi cùng các đồng đội đã trực tiếp, trong điều kiện dã chiến, ngoài cánh đồng, giữa đêm tối nạp nhiên liệu vào tên lửa SAM – 2, một trong những loại nhiên liệu cực độc, có thể gây ảnh hưởng đến sinh sản và phát bệnh ung thư nếu con người bị phơi nhiễm. Chúng tôi phải nạp 3 loại nhiên liệu lỏng vào 3 khoang của tầng 2 tên lửa. Đó là chất O (chất oxi hóa) vào khoang 1, chất Г (chất khử) vào khoang 2, chất I (chất mồi) vào khoang 3, còn ở khoang 4 đã có sẵn không khí nén. Khi tầng 1 của tên lửa tách khỏi tầng 2 thì van khí nén mở ra và tức khắc nén 3 loại chất O, Г, И hòa vào với nhau để phản phản ứng oxi hóa khử xảy ra tạo thành dòng năng lượng điện hóa cung cấp cho ngòi nổ vô tuyến ở phía trên đầu đạn rồi truyền tín hiệu về trạm điều khiển ở mặt đất hướng quả tên lửa vào mục tiêu. Còn làm thế nào để kẻ thù không thể phát hiện ra. Đó là cả một nghệ thuật độc đáo của bộ đội PKKQVN. Tự tin vào kiến thức đã được học, nên mặc dù không có trang bị an toàn như trong phòng thí nghiệm, nhưng tôi cùng đồng đội bất chấp mưa bom bão đạn của kẻ thù vẫn kiên trì đứng “tiếp lửa” cho tên lửa diệt máy bay Mỹ bằng cách dùng áo mưa trùm lên đầu, khẩu trang, khăn mặt thấm ướt bịt miệng và lợi dụng hướng gió để nạp nhiên liệu cho đủ cơ số đạn. Khi nạp nhiên liệu xong thì đại đội xe ЗИл cộc trực sẵn cẩu lên xe và ngay trong đêm chuyển đến trận địa đưa lên bệ phóng. Những người lính chúng tôi đã góp một phần nhỏ bé làm nên một tượng đài quả cảm trong chiến thắng vang dội của quân dân Việt Nam tháng 12 năm ấy.
Trận ĐBP trên không đã toàn thắng ngày 29.12.1972. Đế quốc Mỹ dù ngoan cố cũng buộc phải ký hiệp định Paris “chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” ngày 27.1.1973. Những người trong cuộc như chúng tôi mới hiểu giá trị 2 tiếng HÒA BÌNH mới quý giá làm sao!. Tôi nhớ lại: Cái đêm không ngủ đó, tôi và anh bạn lái xe ЗИл cộc, tên Soạn kém tôi khoảng 7-8 tuổi gì đó cùng nằm trên chiếc giường tre của nhà dân tại thôn Lạng Côn ở ven đô thành phố cảng, nghe bài hát “Đường chúng ta đi: Viết Nam trên đường chúng ta đi/Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó!...” qua chiếc đài cũ kỹ Xiêng Mao của anh Soạn. Chúng tôi ôm nhau mà nước mắt cứ lăn trên gò má vừa sung sướng, vừa tự hào và tôi đã ghi lại dòng cảm xúc:
Bên bệ phóng
Từ bục giảng tôi về bên bệ phóng,
Niềm tự hào mong ngóng mỗi phút giây
Bê năm hai (B52) phơi bụng trên đường cầy
Ôi vinh dự người thầy hôm nay là chiến sỹ!
12.1972
Sư đoàn 363 của chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ và sườn phía đông của của thủ đô Hà Nội. Trong cuộc chiến đấu ấy, bản tin nhanh của sư đoàn truyền đi chiếc B52 bị trúng đạn đâm xuống hồ Hữu Tiệp, mảnh của chúng rơi lả tả đã làm đau những nhành hoa đất Ngọc Hà quê ngoại tôi:
NHỚ LẠI
Thăng Long-đất thánh ngắm trời xanh,
Ba Đình vang vọng hồn “Bốn Nhăm”.
Bình tĩnh ta đi vào trận đánh
“Năm Hai”*) lả tả mắc trên cành!
*) máy bay B52 12.1972
Sau này, khi một phóng viên hỏi tôi về: nguyên do nào đưa một tiến sĩ hóa học góp mặt vào một trong những cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc. Tôi trả lời: Ngoài lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược Mỹ giày xéo lên Đất nước mà bất cứ công dân nào cũng hiện hữu trong tim, tôi còn có một lý do nữa: Tôi được cử đi học tại Liên Xô - đất nước của lãnh tụ Lê Nin, của những chiến sĩ Hồng quân vĩ đại. Không biết từ lúc nào, tinh thần yêu nước và lòng căm thù quân giặc xâm lăng đã chảy trong dòng máu của tôi và được ngọn lửa Cách mạng Nga thôi thúc. Người thầy giáo hướng dẫn tôi là một nhà sư phạm mẫu mực nhưng cũng là một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, trong một lần đi chơi trên dòng sông Đông êm đềm đã hỏi tôi: “Sau khi tốt nghiệp, về nước anh muốn làm gì? Tôi trả lời: tôi muốn trở thành thầy giáo. Ông bảo: “làm thầy giáo phải có kiến thức tổng hợp, sâu rộng để truyền đạt cho học sinh. Khi phát xít Đức giày xéo quê hương, tôi cũng ra trận và cũng từ mặt trận trở về với giảng đường. Anh thử suy nghĩ xem khi mà đất nước đang bị họa ngoại xâm thì chúng ta phải làm gì?”. Tinh thần Cách mạng Tháng 10 và niềm tự hào của nước Nga đã là nguồn động viên rất lớn cho những người con của Việt Nam khi học tập tại đây. Khi đất nước lâm nguy, dù là ai đi chăng nữa đã hiểu những điều người thầy - chiến sĩ của mình căn dặn và sau này khi Tổ quốc gọi, tôi đã gác bút nghiên lên đường ra trận dù độ tuổi của tôi lúc này không còn trẻ - 32 tuổi. “Được đào tạo trong ngôi trường XHCN Xô Viết và sự dìu dắt của những con người Nga vĩ đại, đôn hậu đặt trong khung cảnh đau thương của đất nước, dân tộc. Bản thân tôi cũng cảm thấy lẻ loi khi không được tham gia trên tuyến đầu chống Mỹ và góp chút ít công sức dù nhỏ bé vào cuộc chiến đấu gian khổ của cả thế hệ chúng tôi”. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP trên không, tôi viết:
Năm mươi năm
29.5. 2022
Tháng Năm nhớ lại tần ngần
Bảy Hai cao điểm cái lần tiễn tôi
Đi trong bom đạn một thời
Lên đường ra trận trò tôi cùng thầy
Ngược về dạo ấy hôm nay
Bâng khuâng mỗi bước ai hay mất còn?
Một thời lửa đạn mưa bom
Hạ Long- sông Cấm nhớ còn trong tôi?
50 năm tuổi xa rồi!
Thầy trò xếp bút rời nơi giảng đường?
Cho dù muôn nẻo chiến trường
Cho tôi được nhớ, được thương, được chờ
Ước gì có một giấc mơ
Để tôi ôn lại lính xưa bạn bè!
Để trong yên lặng trưa hè
Tuổi xưa thức dậy nhớ về lính tôi.
Bỗng nhiên tim đập đổ hồi
Thầy giáo-người lính một thời mang theo!
Thế đấy, nửa thế kỷ đã trôi qua, tôi đã bước sang tuổi U 90 và ghi lại những điều mà người lính chúng tôi đã trải qua bằng ngôn ngữ của 50 năm về trước. Giờ đây đất nước của chúng ta đã thay da đổi thịt, nhưng hố bom được san lấp và thay bằng màu xanh của lúa ngô, những cánh rừng bị tàn phá bởi chất đioxin nay cũng được phủ bằng màu xanh của núi rừng vốn có. Cuộc sống của chúng ta cũng khấm khá hơn nhiều dù rằng chưa thật giàu sang.
Chúng tôi những người lính của chiến dịch “ĐBP trên không” năm xưa tin tưởng và hy vọng lớp trẻ hôm nay sẽ làm nên một“Điện Biên Phủ trí tuệ Việt Nam” trong khoa học và công nghệ.
*) Tôi dạo này cũng không khỏe, nằm bệnh viện mấy tháng và phải mổ để tạo hình niệu quản. Hồi ấy ra trận có rất nhiều thầy giáo và sinh viên, trong đó chỉ có 2 tiến sỹ . Đó là tôi và TSKH Ngô Huy Cẩn (bố của Ngô Bảo Châu), nhưng anh Cẩn theo ngành cơ học nên họ chuyển về viện vũ khí, còn tôi làm binh nhì của sư đoàn 363 và được tham gia trận ĐBP trên không.
HỒI ẤY Ở KHOA TOÁN LÝ BÁCH KHOA, TÔI, ANH NGUYỄN HỮU TĂNG, ANH NGUYỄN VĂN ĐẠO CŨNG CÓ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỂ NHẬP NGŨ, NHƯNG RỒI KHÔNG GỌI AI CẢ, CÓ LẼ CHÚNG TÔI HƠI NHIỀU TUỔI HƠN, TÔI HƠN ANH THIỀM HAI TUỔI.
TỆ QUÁ TRONG IPAD CỦA TÔI KHÔNG CÓ BỨC ẢNH NÀO CỦA ANH THIỀM, NGOÀI BỨC ẢNH CHÚNG TÔI ĐI TẮM Ở SÔNG ДНЕПР КИЕВ. TỪ TRÁI: HẢO, TÂN, NINH, HỒ, THIỀM, THUÂN
 
  • Vodka
Reactions: dpl

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,391 Mã lực
Cụ cho em hỏi, có phải nhân vật có tên Nguyễn Chí Bảo trong câu chuyện sau này là Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội không ạ?
Trùng tên nhưng khác nhau hoàn toàn
Nguyễn Chí Bảo (bạn em) học Đại học Thuỷ sản năm 1966, chưa hề dính líu đến giao thông
Mà lên làm sao được khi anh ruột từng là Tư lệnh Không lực VNCH đời đầu. Được đi học Đại học năm 1966 là may rồi, đáng lẽ là out. Năm 1966, đi học Đại học tuyển theo lý lịch, không thi thố gì hết, có bao nhiêu cứ vào hết Đại học. Thậm chí 10-15% dành cho "công nông", tức là những người chưa qua phổ thông, học trung cấp.... nhưng vẫn vào nhập học để sau này trở về cơ quan làm... sếp. Khoá em học chừng 12%, rỏi rụng dần, đến cuối khoá chẳng còn bao nhiêu. Đó là đã được nâng đỡ công khai khi thi cử đấy ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: dpl

long sns

Xe tải
Biển số
OF-191643
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
207
Động cơ
328,359 Mã lực
Sau vụ vịnh bắc bộ hải quân ta hồi đó chủ yếu được phía liên xô trang bị xuồng phóng lôi và tàu pháo dạng tuần tra . tầm tác chiến là khá ngắn nếu đối đầu trực diện với mỹ lúc đó là kg cân xứng .kể cả dùng lểu tác chiến du kích với lại lúc đó hải quân mỹ họ ít dùng pháo hải quân bắn vào bờ biển vn lên tàu chiến vn kg có khả năng xông ra . mỹ chủ yếu dùng kg quân hải quân là chính và tàu vn kg đủ vươn xa .chưa kể lúc đó tàu hải quân vn chưa có dạng tàu trên 1 nghìn tấn . đó là sự thật
Bác em còn nói . đến ngay thời điểm đó mà biệt kích hải quân bắc việt ta còn kg có đủ khí tài là bộ lặn khi thở dưới nước mà kg xả bong bóng ra . lúc đó cả toàn đội chỉ có 2 bộ do phía tiệp khắc viện trợ cho là hàng cực quý hiếm . còn lại là toàn thở kiểu xùi bong bóng ra
Đây là thông tin ngoài lề do bác e là giảng viên của đội biệt kích hải quân ta nói chuyện . khi đó ông được lệnh rút ra bắc cùng vài đc nữa họ đi theo đường giao liên tập kết ra bắc để xây dựng.lực lượng biệt kích hải quân ta . l
Đỏ 1: Thời KCCM thì tàu chiến đến 100 tấn ta còn chẳng có nói chi 1000 tấn ???
Đỏ 2: Cụ Lòi cái Đuôi ra rồi =))=))=))
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
18,596
Động cơ
3,553,162 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Trùng tên nhưng khác nhau hoàn toàn
Nguyễn Chí Bảo (bạn em) học Đại học Thuỷ sản năm 1966, chưa hề dính líuđến gió thông
Mà lên làm sao được khi anh tuột từng là Tư lệnh Không lực VNCH đời đầu. Được đi học Đại học năm 1966 là may rồi, đáng lẽ là out. Năm 1966, đi học Đại học tuyển theo lý lịch, không thi thố gì hết, có bao nhiêu cứ vào hết Đại học. Thậm chí 10-15% dành cho "công nông", tức là những người chưa qua phổ thông, học trung cấp.... nhưng vẫn vào nhập học để sau này trở về cơ quan làm... sếp. Khoá em học chừng 12%, rỏi rụng dần, đến cuố khoá chẳng còn bao nhiêu. Đó là đã được nâng đỡ công khai khi thi cử đấy ạ.
Vâng, cảm ơn cụ.
Những bài viết của cụ đầy ắp thông tin. Thầy Nguyễn Chí Bảo ký bằng ĐH cho em, nên em mới hỏi cho rõ. :-bd
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,582
Động cơ
1,083,391 Mã lực
TỆ QUÁ TRONG IPAD CỦA TÔI KHÔNG CÓ BỨC ẢNH NÀO CỦA ANH THIỀM, NGOÀI BỨC ẢNH CHÚNG TÔI ĐI TẮM Ở SÔNG ДНЕПР КИЕВ. TỪ TRÁI: HẢO, TÂN, NINH, HỒ, THIỀM, THUÂN
Cụ đang nói về nhân vật Lê Ngọc Thiềm đúng không ạ?
Em có ảnh ông Lê Duẩn với Lê Ngọc Thiềm năm 1972, trước khi xảy ra vụ ném bom B-52
Lâm Ngọc Thiềm.jpg

Ông Lê Ngọc Thụ, (anh trai của Lê Ngọc Thiềm) là chủ nhiệm lớp em, lớp C2A Khoa hoá Đại học Tổng hợp, lúc đó sơ tán ở Đại Từ, Thái Nguyên
Hai anh em ông Thụ và Thiềm đẹp trai và cả hai đều là Phó Tiến sĩ Hoá học
1. Ông Thiềm về nước khoảng 1969, làm ở Tổ Hoá lý nếu tôi không nhầm
Lúc tôi làm luận văn tốt nghiệp thì ông đã vào bộ đội, nhưng trước đó tôi gặp ông nhiều lần
2. Ông Thuân trong hình bài báo nói, về nước làm việc ở Viện Vật Lý, đồng nghiệp của tôi và là cậu ruột một đồng nghiệp của tôi. Cả hai đều làm ở Viện Vật Lý
3. Chu Hảo trong hình bài báo nói, cũng làm việc ở Viện Vật Lý, Bí thư chi đoàn Thanh niên của chúng tôi từ 1972-1975. Chu Hảo cũng đẹp trai, là con trai cả của cụ Chu Đình Xương, Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Việt, người che ô cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ Quốc khánh 2/9/1945 và là người tổ chức bảo vệ Cụ từ Hải Phòng về Hà Nội an toàn khi Cụ từ Pháp về nước sau tạm ước 14/9/1946.
Cụ Xương bố trí một người đóng thế Cụ Hồ, để đánh lừa bọn thích khách Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tàu hoả đến Hà Nội, Cụ đóng thế lên xe. Cụ Hồ đi xe khác. Nhưng bọn thích khách Việt Nam Quốc Dân Đảng không mắc lừa. Chúng đuổi theo xe chở cụ Chu Đình Xương và Cụ Hồ, suýt bị chúng gây hại ở Cửa Nam, may mắn về đến nhà an toàn
 
Chỉnh sửa cuối:

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
239
Động cơ
19,473 Mã lực
Tuổi
31
Hiện nay số lượng B52 bị bắn rơi giữa bên ta và Mỹ đang có sự chênh nhau khá nhiều, cụ nào có thông tin chính xác là bn cái không nhỉ?
Chính xác thì không bao giờ có vì thật ra chả có con số nào là chính xác, vì hệ quy chiếu của ta và Mỹ là khác xa nhau: Bắn rơi, bắn rơi tại chỗ, bắn bị thương, bắn bị thương rồi rơi, bắn bị thương rồi lết về được căn cứ.....

Ví dụ có chiếc B52 bị thương không có khả năng phục hồi, được hãng Boeing rã đồng nát lấy vật liệu sửa chữa những chiếc hư vừa vừa để đem đi tác chiến tiếp thì bọn Mỹ không tính là rơi.

Có chiếc khác bị thương tan nát lê lết về được sân bay ở Thái Lan, hạ cánh cứng xuống đường băng sau đó cháy nổ chết 4 phi công chỉ còn sống 2, bọn Mỹ vẫn không tính là rơi.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,971
Động cơ
207,335 Mã lực
Có chiếc khác bị thương tan nát lê lết về được sân bay ở Thái Lan, hạ cánh cứng xuống đường băng sau đó cháy nổ chết 4 phi công chỉ còn sống 2, bọn Mỹ vẫn không tính là rơi.
Có cái ta đi nhặt xác xong thế mà chúng nó vẫn không tính là rơi, cái của Vũ Xuân Thiều ấy.
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,535
Động cơ
530,970 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đợt 1 của trận ném bom hầu như dập tắt hi vọng của Văn khi vài quả bom rơi sát trận địa Tiểu đoàn 77 làm hư hỏng khí tài và gây thương vong cho các pháo thủ bệ. Vài phút sau trận địa lại bị tên lửa Shrike do 1 máy bay chế áp phòng không Wild Weasel phóng theo cánh sóng tới phát nổ cách xe điều khiển non 30 chục mét khi Văn cho mở đài phát sóng bám sát B-52 theo chế độ tự động. Nỗi lo lắng của Văn càng tăng khi đã tới đợt 2 của trận ném bom mà tiểu đoàn của anh vẫn chưa phát hiện được B-52 trong nhiễu. Nhưng cũng trong thời gian diễn ra đợt ném bom thứ hai này, Văn nhận thấy có một điểm mà ở đó nhiễu của B-52 đột ngột giảm xuống. Nguyên tiểu đoàn trưởng Văn nhớ lại: “chúng tôi nhận thấy B-52 gây nhiễu rất nặng và chúng thường làm trắng xóa màn hiện sóng. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy loại nhiễu của B-52 không phải lúc nào cũng nặng như nhau. Vấn đề là phải biết tính toán lựa đúng thời điểm và cự li để vạch nhiễu bắn hạ chúng”.

Tiểu đoàn trưởng Văn cùng kíp chiến đấu đã có cơ hội thực hành chiến đấu 4 giờ sau đó khi đợt ném bom thứ 3 diễn ra với cùng đường bay tới các mục tiêu ném bom như trong 2 đợt trước đó. Kíp chiến đấu của Tiều đoàn 77 cẩn trọng theo dõi tốp mục tiêu được giao cho tới khi cường độ nhiễu của nó giảm thấy rõ thì phóng liền 2 đạn vào tốp mục tiêu theo chế độ bám sát tự động. Chiếc B-52 mã hiệu Rose 01 trúng đạn rơi xuống ngoại vi Hà Nội sau khi 4 thành viên kíp lái của nó kịp phóng dù thoát ra.
Văn đã đánh trúng yếu huyệt chiến thuật của Không quân chiến lược Mĩ. Bộ tư lệnh Không quân chiến lược đã bê nguyên chiến thuật ném bom hạt nhân cao tầng dùng cho B-52 vào trận này khi qui định máy bay ném bom phải ngoặt gấp thoát li khu vực mục tiêu ngay khi vừa trút hết bom, trong khi chưa từng kiểm chứng chiến thuật này đối phó ra sao với đài điều khiển của tên lửa SAM hay cân nhắc chiến thuật ngoặt gấp thoát li mục tiêu cần phải tiến hành ra sao trong khu vực hỏa lực của SAM. Thực tế cho thấy việc ngoặt gấp khiến hệ thống anten gây nhiễu cố định hướng xuống phía dưới của B-52 bị thay đổi hướng chùm nhiễu tác động tới các radar của hệ thống SAM, giúp đài điều khiển Fan Song thu được tín hiệu sóng về từ mục tiêu và thực hiện chế độ bám sát mục tiêu tự động.
Các anh, các chú xứng đáng là huyền thoại của người lính Việt nam
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,535
Động cơ
530,970 Mã lực
Nơi ở
Hà nội

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,535
Động cơ
530,970 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chắc mục tiêu là ga Hàng Cỏ, với trên các mái nhà cao 2-3 tầng HN thời đó cũng lắp nhiều pháo cao xa lắm, Cửa Nam chắc chắn có ở cái nhà góc đường giao Điện Biên Phủ, còn Khâm Thiên, Nguyễn Du chắc cũng có.
Sao cụ cứ thanh minh hộ cho tội ác man rợ của Mỹ thế nhỉ ?
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,902 Mã lực
Cụ có trí nhớ tốt thật.
Hóa ra các cụ vĩ nhân xưa và nay nhiều khi đặt tên một vài sự kiện cũng căn cứ vào lý do rất zời ơi. :D



Quê em thời đó có nhặt được những thùng dầu phụ mà tưởng đó là ...bom xịt.
Sau này là lính không quân mới biết đó là thùng dầu phụ.:D



Cụ cho em hỏi, có phải nhân vật có tên Nguyễn Chí Bảo trong câu chuyện sau này là Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội không ạ?



Công nghệ đó tên chuẩn là lắp hẫng cân bằng. Lý do nó sập có cụ đã giải thích ở trên là do cáp DƯL không đúng tiêu chuẩn.
Còn một cầu lắp cùng công nghệ đó đang tồn tại là Cầu Bình trên QL18, nhưng thờiđó có cáp chuẩn rồi.





Chắc các cụ nhắc đến cụ Tuân.
Khi em nhập ngũ là lính F371, ngày ra quân huấn luyện cả bác Nguyễn Văn Cốc - Sư đoàn trưởng và bác Phạm Tuân - Sư đoàn phó, Tham mưu trưởng đến dự lễ khai giảng tại khu E (khu chuyên gia Nga đóng quân trước đây) Sóc Sơn, Hà Nội.
Bác Nguyễn Văn Cốc không thể bắn rơi Mc Cain được, do trước đó theo chỉ thị của Cụ Hồ rút bác Cốc về làm công tác huấn luyện, không được ra trận nữa. Việc này các cụ có thể google là ra.
Nghe nói ông Cụ nhà mình rất ghê, bảo cụ Cốc về dạy vì không muốn cụ đi chiến tiếp nhỡ bị rụng thì mất đi 1 huyền thoại. Nhìn xa trông rộng thật
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,902 Mã lực
Vẫn phải bổ nhào để tia laser lọt vào mắt bom, Không bổ nhào thì bom thành ngu ngay vì nó không tự đi tìm được tia laser phản xạ
Tháng 7 năm 1972 em được lệnh của ông Nguyễn Văn Hiệu cùng một đồng nghiệp nữa, biệt phái sang làm việc ở Phòng thí nghiệm phóng xạ đất hiếm của Đại học Bách khoa. Lúc ấy phóng xạ đất hiếm còn bí mật lắm, không ai dám gọi đích danh. Phòng thí nghiệm này mang bí số EQ-778, do Phó tiến sĩ Phạm Ngọc Tiên đứng đầu. Phạm Văn Thiêm, cán bộ khoa hoá Bách khoa là đồng nghiệp và em tá túc ở khu tập thể, cùng phòng anh Thiêm, trong thời gian làm việc biệt phái vài tháng. Anh Thiêm là em ruột ông Phạm Đồng Điện, Hiệu trưởng. Tình cờ một hôm em và anh Thiêm gặp ông Điện ở gần bãi bóng của trường. Em nhìn thấy biển số chiếc xe đạp ông Điện đang đi là EQ-778. Em bật cười và nháy Thiêm. Cả hai bật cười khiến ông Điện không hiểu tại sao
Công việc của bọn em lúc đó là kết hợp với EQ-778 cùng với hai sĩ quan của Cục hậu cần Bộ Quốc phòng để sản xuất chất khói để che mục tiêu.
Chất tạo khói là Titan Clorua. Đây là chất lỏng, khi gặp nước bốc lên màn khói nâu, cỡ hạt khói xấp xỉ bước sóng laser đỏ 600-670 nano-mét. Tia laser chiếu vào đám khói này là tịt luôn, không thể phản xạ được nữa. Khói rơm rạ cũng tương tự nhưng chậm, không nhanh như Titan Clorua.
Nể cụ Ngao quá, 50 năm rồi vẫn nhớ từng chi tiết
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
253
Động cơ
6,419 Mã lực
Chính xác thì không bao giờ có vì thật ra chả có con số nào là chính xác, vì hệ quy chiếu của ta và Mỹ là khác xa nhau: Bắn rơi, bắn rơi tại chỗ, bắn bị thương, bắn bị thương rồi rơi, bắn bị thương rồi lết về được căn cứ.....

Ví dụ có chiếc B52 bị thương không có khả năng phục hồi, được hãng Boeing rã đồng nát lấy vật liệu sửa chữa những chiếc hư vừa vừa để đem đi tác chiến tiếp thì bọn Mỹ không tính là rơi.

Có chiếc khác bị thương tan nát lê lết về được sân bay ở Thái Lan, hạ cánh cứng xuống đường băng sau đó cháy nổ chết 4 phi công chỉ còn sống 2, bọn Mỹ vẫn không tính là rơi.
Từ đầu năm nay cả ban lẫn tổng cục đã chỉ đạo thế này, cấm cãi ;)

1671789701825.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top