[Funland] 80 năm cuộc tập kích Trân Châu Cảng (7/12/1941)

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Tại Moscow, Stalin nhận được tin mà không tỏ ra ngạc nhiên chút nào và lại còn với cả một sự hài lòng ra mặt. Trong thực tế, chính ông ta cũng nổi cơn thịnh nộ, nhưng lần này lại thịnh nộ với chính mình. Ông ta đã được báo tin tám ngày trước về bản chất, ngày tháng của cuộc tấn công nhờ màng lưới gián điệp của ông tại Nhật, nhưng ông ta đã không để ý đến nguồn tin ấy. Sự coi thường này lại càng khó giải thích khi mà nguồn tin lại xuất phát từ điệp viên Sorge, người mà tất cả các tay nhà nghề ngày nay đều nhất trí thừa nhận là điệp viên tài ba nhất trong Thế chiến 2 và có lẽ là vô tiền khoáng hậu.
Sorge là người Đức. Trong suốt Thế chiến 1, ông chiến đấu trong hàng ngũ của đạo binh vùng Kaiser. Giải ngũ về nhà năm 1918, ông tiếp xúc với các phân tử cực tả trong đó có nhiều người là bạn thân của gia đình. Ngày truớc tổ phụ ông là thư ký của Karl Marx. Đổi chính kiến theo CS, ông bí mật qua Moscow và trải qua một cuộc huấn luyện đặc biệt trong các cơ sở gián điệp tại đấy. Được người Nga phái qua hoạt động tại Viễn Đông, ông đã sống dưới nhiều “vỏ” khác nhau, trước hết tại Thượng Hải, sau đó tại Tokyo, tại đây tư cách công dân Đức đã giúp ông trở thành thông tin viên chính thức của tờ “Franfkurter Zeitung”. Ông kết thân được với Đại sứ Đức tại Nhật và được ông này coi là một cộng sự viên quí giá và đáng tin cậy đến mức thường gọi ông đến để thảo các công điện!
Phía người Nhật, Sorge đã tạo nên được nhiều môn đệ, trong số đó có một người chiếm giữ địa vị rất cao. Hozumi Ozaki, người sau đó trở thành một trong những Bộ trưởng quan trọng của nội các Tojo, và cung cấp cho ông những tin tức quan trọng hàng đầu.
Stalin đã từng có cơ hội thẩm định giá trị của các tin tức do Sorge cung cấp, bởi vì lần lượt ông đã được báo trước về việc ký kết hiến chương Antinkomintern, về cuộc tấn công của Đức vào Liên Xô và quyết định của Nhật không tấn công vào Sibér (tất cả các tin tức này được chứng thực là hoàn toàn đúng). Thế tại sao ông lại không quan tâm một chút nào về tin tức liên quan đến Trân Châu Cảng? Bí mật… Vì là quốc trưởng duy nhất biết được nguồn tin, ông có thể rút ra từ đó phần lợi ích lớn lao đáng kể. Rất có thể là sự khinh thường bệnh hoạn của ông đã ngăn trở ông.
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,575
Động cơ
357,328 Mã lực
E vừa xem xong bộ phim Biệt đội diệt sói nói về kháng chiến chống Nhật của cs TQ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Ngoài “tiết lộ Sorge”, không một điểm nào của các kế hoạch Nhật Bản bị thoát ra ngoài.
Thật vậy, quy tắc bí mật, luôn luôn được tôn trọng chi li tại Nhật, đã được đẩy mạnh đến cực điểm đối với công cuộc chuẩn bị cho cuộc không tập vào Trân Châu Cảng.
Ngoài các giới tối cao trong chính phủ (trong số đó có người cung cấp tin tức cho Sorge), chỉ có các Đô đốc và Tư lệnh hạm đội không hải lực thuộc hải quân sẽ tham dự trực tiếp vào cuộc hành quân mới được biết mục tiêu là Trân Châu Cảng.
Các mệnh lệnh được chuyển đi trong các cặp hồ sơ khẩn kín cho tất cả các viên chức chấp hành với lời ghi chú “Bí mật tuyệt đối, chỉ được mở khi đã ở trên biển cả”.
Lệnh im lặng vô tuyến đã được ban hành và được tất cả chiến hạm tuyệt đối tôn trọng. Ngoài các máy phát trên các tàu sân bay trực tiếp tham dự cuộc hành quân, nhiều máy phát tin chính xác tương tự cũng được đặt trên các đảo nhỏ ở phía Nam Thái Bình Dương để gây ảo tưởng về một hoạt động gắt gao trong vùng này qua khối lượng điện văn đánh đi. Bộ tư lệnh tối cao Nhật còn đẩy mạnh sự cẩn trọng đến mức giao cho các hiệu thính viên phục vụ trên các tàu sân bay điều khiển các máy phát tin này, họ tạm thời được các chuyên viên khác thay thế. Do đó các cơ sở bắt tin của Mỹ nên được giải tội vì đã bị cho vào bẫy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trừ lệ độc nhất đối với quy tắc cứng rắn này đã được dành cho một nhà ngoại giao Nhật đã sống nhiều năm tại Hawaii. Ông “Phó lãnh sự Morimura” không ai khác hơn là một cựu sĩ quan Hải quân, bị giải ngũ vì lý do sức khoẻ, tên là Takeo Yoshikawa. Ông được nhà cầm quyền Nhật giao cho nhiệm vụ cung cấp tin tức hàng ngày về các cuộc điều động của Hạm đội tại Trân Châu Cảng. Ông đã thi hành nhiệm vụ một cách hoàn toàn và các báo cáo của ông, được chuyển từ Honolulu đến Tokyo bằng đường dây điện tín thương mại thông thường, đã được thích nghi hoá theo một ngôn ngữ ước định cực kỳ đơn giản đến nỗi chúng chẳng hề báo động gì cho các chuyên viên Mỹ vốn rất từng trải đối với công việc “giải mật mã” phức tạp chỉ lo tận lực mở khoá hàng đống điện văn đáng nghi. Chính bức điện tín cuối cùng của ông, bề ngoài rất hoà dịu: “Có ít hoa nở hơn bất cứ mùa nào trong năm, ngoại trừ hoa dâm bụt và hoa cúc vàng”, vào phút chót, đã khiến cho Bộ Tư lệnh tối cao quyết định chuyển cho hạm đội tàu sân bay mệnh lệnh cuối cùng - bề ngoài cũng rất hoà dịu - “Leo núi Nitaka”, có nghĩa là “Hãy khởi động cuộc tấn công!”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Ngày 26 tháng 11 năm 1941, một lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản (Kido Butai, hay là Lực lượng Tấn công) gồm sáu tàu sân bay hạm đội cùng một số tàu hộ tống và tàu chở dầu tiếp nhiên liệu, dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo đã lên đường rời miền Bắc Nhật Bản đi đến một địa điểm ở phía Tây Bắc Hawaii, dự định sẽ tung số máy bay trên đó, 405 chiếc, để tấn công vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công dự định được chia làm hai đợt với 360 chiếc dành cho hai đợt tấn công, và 48 máy bay làm nhiệm vụ phòng thủ tuần tra chiến đấu trên không (CAP), kể cả chín chiếc của đợt thứ nhất quay về.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Để bảo đảm bí mật, đoàn tàu được lệnh đánh chìm mọi tàu bè của các nước trung lập mà nó gặp. Nếu gặp tàu Mỹ trước ngày 6 tháng 12 thì hủy bỏ cuộc hành quân quay trở về; trong ngày 6 thì tùy theo tình hình mà có quyết định thích hợp; còn trong ngày 7 thì tấn công tiêu diệt trong bất cứ tình huống nào.
May mắn thay, đúng như kế hoạch đã dự tính, trong suốt cuộc hành hình hơn 10 ngày, "Kido Butai" không gặp một tàu bè nào khác trên đường đi. Trong khi đó, mỗi ngày nó đều nhận được những tin tức tình báo về tình hình Trân Châu Cảng và những chỉ thị cần thiết của Tư lệnh chiến dịch do đô đốc Isoroku Yamamoto phát đi từ hạm đội Liên hợp đang thả neo trong vịnh Hashirajima thuộc biển Nội Hải (Nhật Bản). Những tin tình báo ấy do tòa Tổng lãnh sự Nhật ở Honolulu điện về cho đô dốc Yamamoto theo những giờ quy định.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Sáng 6 tháng 12, khi đoàn tàu còn cách đảo Oahu 600 dặm về phía Bắc-tây Bắc, phó đô đốc Nagumo đã được đô đốc Yamamoto thông báo về chỉ thị của Thiên hoàng quyết định tiến hành chiến tranh với Hoa Kỳ. Đoàn tàu được tiếp nhiên liệu lần cuối cùng, các tàu chở dầu quay trở lại còn "Kido Butai" chuyển sang hướng Nam-Đông Nam, tăng tốc độ để tiến đến mục tiêu. Buổi trưa, đô đốc Yamamoto lại thông báo cho Nagumo rằng tại Trân Châu Cảng không có tàu sân bay Mĩ. Tin ấy làm cho trung tá Minoru Genda và một số nhân vật quan trọng khác của "Kido Butai" có phần thất vọng, nhưng nó không được Nagumo quan tâm vì ông vẫn luôn cho rằng các thiết giáp hạm mới là lực lượng chủ yếu của hải quân. Trước khi cuộc tấn công được thực hiện, hai máy bay trinh sát được phóng lên từ các tàu tuần dương để thám sát bên trên Oahu và báo cáo về thành phần và vị trí của hạm đội đối phương. Bốn chiếc máy bay thám sát khác sẽ tuần tra trong khu vực giữa Kido Butai và Niihau nhằm ngăn ngừa lực lượng đặc nhiệm khỏi bị phản công bất ngờ. Theo kế hoạch máy bay của hạm đội sẽ tiến công Trân Châu Cảng trước lúc rạng đông nhưng nhiều phi công đã than phiền về nguy cơ có thể gặp khi họ phải cất cánh lúc đêm tối. Bởi thế Genda cùng Bộ chỉ huy hạm đội đã quyết định lùi thời hạn xuất phát lại hai tiếng đồng hồ vào thời điểm mà họ cho là rất thuận lợi vì người Mỹ hết sức lơ là mất cảnh giác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trong khi đó, về phía Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 11, vài giờ sau khi Lực lượng đặc nhiệm Z của Nhật rời khỏi vịnh Hitokapu, Trung tá Wilfred Holmes, người chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động của các chiến hạm Nhật đã mật báo về phòng tình báo hải quân Trân Châu Cảng rằng 6 tàu sân bay Nhật "vẫn còn ở trong nước". Nhưng kể từ lúc đó, ông ta hoàn toàn bị mất dấu vết của chúng, và các ngày sau đó đều báo cáo rằng "không có tin tức gì".
Bằng giọng khôi hài, Đô đốc Kimmel đã trách trưởng phòng tình báo của ông là Trung tá Eward Layton: "Anh nghĩ sao, nếu như trong giờ phút này chúng xuất hiện ngay trên trước Đồi kim cương, còn anh thì không biết gì về chúng?"
Tuy vậy, Đô đốc Kimmel vẫn không có biện pháp nào để đề phòng các tàu sân bay mất tích này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (130_2).jpg

7-12-1941 – Các phóng viên Nhà Trắng chạy tới tìm điện thoại sau khi được thư ký báo chí của Tổng thống Stephen T. Early cho biết tàu ngầm và máy bay của Nhật Bản vừa ném bom Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng.
Trân Châu Cảng (130) phản ứng của Hoa Kỳ .jpg

7-12-1941 – Những người đưa thư cùa Westem Union khẩn trương rời Nhà Trắng sau khi khi nhận tin Nhật Bản lấn công Trân Châu Cảng. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (132_1).jpeg


7-12-1941 – Các nhân viên của Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington đóng các cổng chính vào tòa nhà của họ sau khi Nhà Trắng thông báo rằng Nhật Bản đã tấn công Trân Châu Cảng. Ảnh: AP
Trân Châu Cảng (132).jpg

Đại sứ quán Nhật Bản ngày 7-12-1941 khi Nhật tập kích Trân Châu Cảng. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (134).jpeg

Cảnh sát thành phố Louisiana (tiểu bang New Orleans) dập tắt những tài liệu đang cháy dở do nhân viên Lănh sự quán Nhật Bản đốt ngay sau khi Nhật Bản tuyên chiền với Mỹ ngày 7-12-1941. Ảnh: Horace Cort
Trân Châu Cảng (135).jpg

9-12-1941 – nhân viên Lãnh sự quán Nhật Bản ở Chicago đang lôi tài liệu trong tủ ra để đem đốt
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (137).jpg

Nhân dân tập trung trước Nhà Trắng ngày 7-12-1941 khi biết tin Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
Trân Châu Cảng (138).jpg
Trân Châu Cảng (139).jpg

Trân Châu Cảng (136).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (141a).jpg

Tăng cường canh gác Toà nhà Bộ chiến tranh Hoa Kỳ ngày 7-12-1941 khi Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng. Ánh: Thomas D. Mcavoy
Trân Châu Cảng (141b).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (142).jpg

9-12-1941 – một người lính tuần tra bên ngoài Nhà Trắng sau trận tập kích Trân Châu Cảng. Tất cả các tòa nhà chính phủ ở thủ đô Washington đều được quân đội bảo vệ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng.
Trân Châu Cảng (143).jpg

7-12-1941 – tại Quảng trường Times Square (New York City), người dân đọc báo đưa tin Nhật Bản tập kích Căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng. Ảnh: Robert Kradin
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (145).jpg

8-12-1941 – Phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, trong một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đưa ra thông điệp chiến tranh của mình, một ngày sau cuộc tập kích của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Tuy nhiên, một ghi chú với bức ảnh gốc nói rằng Thư viện Franklin D. Roosevelt (Hyde Park, NY) đã nói rằng quang cảnh không phải của sự kiện đó. Nếu đúng như vậy, nó có thể đại diện cho Diễn văn Liên bang năm 1941 hoặc 1942, vì các viên chức chủ tọa (ngồi sau Tổng thống) là Phó Tổng thống Henry A. Wallace và Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn. Chụp bởi Harris & Ewing, Washington, D.C. Ảnh từ bộ sưu tập Thông tin Chiến tranh của Văn phòng Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ.

Trân Châu Cảng (146).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (147).jpg

8-12-1941 – Tổng thống Franklin D. Roosevelt phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội và cam kết rằng chúng ta sẽ chiến thắng - "vì vậy hãy giúp chúng tôi, Chúa ơi" - khi yêu cầu Tuyên bố Chiến tranh chống đế quốc Nhật Bản. Trong vòng nửa giờ sau khi ông phát biểu, cả hai Viện đều tuyên bố. Cuộc bỏ phiếu của Thượng viện là 82-0 và Hạ viện là 388-1, với một phiếu bất đồng duy nhất của Jeannette Rankin, Hạ nghị sĩ tiểu bang Montana, người đã bỏ phiếu chống tham gia Thế chiến I năm 1917. Ngồi sau Tổng thống là Phó Tổng thống Henry A. Wallace (trái), cũng là Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn của tiểu bang Texas. Ngồi bên trái Tổng thống là con trai ông, James, một Đại úy Thủy quân lục chiến.
Trân Châu Cảng (148).jpg
Trân Châu Cảng (149).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (153).jpg

Hồi 16 giờ 10 phút ngày 8/12/1941, Tổng thống Roosevelt (tay đeo băng đen) ký Tuyên chiển với Nhật Bản sau vụ tập kích Trân Châu Cảng. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
Trân Châu Cảng (154).jpg
Trân Châu Cảng (155).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,573
Động cơ
1,082,012 Mã lực
Trân Châu Cảng (153_).jpg


Trân Châu Cảng (157).jpg

Hồi 16 giờ 10 phút ngày 8/12/1941, Tổng thống Roosevelt (tay đeo băng đen) ký Tuyên chiển với Nhật Bản sau vụ tập kích Trân Châu Cảng. Ảnh: Thomas D. Mcavoy
Trân Châu Cảng (158).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top