Phí lưu hành xe - phản biện từ độc giả

fortress

Xe tải
Biển số
OF-109249
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
386
Động cơ
395,110 Mã lực
Đề xuất thu phí lưu hành của Bộ Giao thông Vận tải bị cho là cào bằng, người đi mỗi tháng vài trăm km phải đóng mức phí tương đương với người đi hàng ngàn km.

Những bài viết đầy tâm huyết và tâm trạng của độc giả như "Thu phí lưu hành xe là đổ gánh nặng cho dân" (Hữu Công), "Phí lưu hành xe là 'rất nhân văn'" (Quang Minh), "Phí lưu hành xe - râu ông giàu cắm cằm bà nghèo?" (Ngô Vĩnh Yên - Nguyễn Thanh Tuân)... đã nhận được hàng trăm bình luận. Hầu hết các chia sẻ đều phản đối đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Độc giả Robinson khẳng định: "Thu phí xe lưu hành không thể giải quyết được tình trạng tắc đường. Bản thân người dân khi sử dụng phương tiện giao thông đã đóng thuế cho nhà nước kể từ khi mua xe, đăng ký xe, rồi phí đó cũng được thu qua xăng, dầu, phí cầu đường... đều đã có thuế cho nhà nước".
Do Dao đồng quan điểm: "Thu phí để hạn chế người dân dùng các phương tiện cá nhân, vậy tại sao không xem và nhìn lại kẹt xe do đâu và vì đâu? Đường sá xuống cấp trầm trọng, lô cốt thì mọc lên không ngừng (làm xong thì không ai dám đi), mỗi lúc kẹt xe thì trong đó có đến 5 chiếc xe bus ngang dọc theo nhiều hướng. Xe bus thì chạy như điên trên đường phố, dịch vụ xe công cộng tồi và xuống cấp, khí thải từ xe bus gấp cả ngàn chiếc xe máy... Thu phí như thế để làm gì? Chỉ để tăng tiền cho nhà nước và thêm gánh nặng cho dân. Thu phí để sửa đường ư? Cái đó phải chờ xem. Đi xe công thì không thu phí, hợp lý chăng. Công bằng chăng?".
Xe buýt mạnh xe nào xe nấy vượt khi đi qua bùng binh. Ảnh: Hoàng Hà. Không ít ý kiến phủ nhận hoàn toàn: "Tôi thấy thu phí như vậy không giải quyết được vấn đề gì cả. Bỏ ra 500.000 mỗi năm để được tiếp tục sử dụng xe máy còn hơn là phải đi xe bus như bây giờ thì 99,9% người dân sẵn sàng. Còn đối với thu phí ôtô cũng chẳng giải quyết được gì cả. Người mà đã mua được ôtô thì họ đóng 50 triệu để được đi ôtô thì cũng không ăn nhằm gì với họ", như quan điểm của người có nickname Cuccu. Hay: "Tôi nghĩ cách thu phí này hoàn toàn không hợp lý. Một mặt nguyên nhân của kẹt xe ở TP HCM không chỉ là do người dân dùng phương tiện cá nhân nhiều mà do nhiều nguyên nhân khác mà ai cũng nghĩ ra được đó là đường sá chật hẹp, thường xuyên có lô cốt, ý thức người lái xe, quy hoạch đường sá chưa tốt và phương tiện công cộng chưa đảm bảo nhu cầu của người dân", theo độc giả tên Minh.
"Tôi thấy khoản thu phí này hết sức vô lý. Hiện nay cả nước có khoảng 36,7 triệu xe máy và 2 triệu xe ôtô đang lưu hành. Nếu lấy số này nhân với mức thu phí tối thiểu cho hai loại xe trên thì sẽ ra con số khoảng 60.000 tỷ (Sáu mươi ngàn tỷ). Người dân phải nộp phí mỗi năm là 60.000 tỷ. Một con số khủng khiếp! Nó không thể gọi là 'phí' mà phải gọi là 'thuế'. 'Thuế phương tiện'. Các hãng vận tải hành khách và hàng hóa sẽ phân bổ khoản phí này vào giá cước vận tải. Như vậy là người dân vừa phải bỏ một khoản kinh phí khổng lồ 60.000 tỷ mỗi năm để đóng phí vừa phải chịu thêm một cơn bão giá ập vào. Thử hỏi người dân sẽ sống ra sao?", là băn khoăn của độc giả H. Cường.
Độc giả tên Ngọc Tuyến còn cho đề xuất là tối kiến bởi: "Để mưu sinh thì người dân buộc phải đi lại, đó là nhu cầu chính đáng vì vậy dù có phải đóng phí bao nhiêu thì người dân cũng phải oằn mình ra mà trả và cũng không thể hạn chế được phương tiện tham gia giao thông. Nếu thực hiện thu phí như vậy sẽ dẫn đến thường xuyên kẹt đường thêm nữa lý do cảnh sát giao thông sẽ có thêm cớ để chặn xe để xét hỏi".
Độc giả Bùi Thị Chi đề xuất ngược lại: "Muốn người dân hạn chế đi xe cá nhân thì nhà nước phải coi lại dịch vụ xe công cộng đã. Ví dụ như tôi nhà ở phà Cát Lái, làm việc ở gần chợ Văn Thánh cũ. Tôi đi mô tô chỉ mất khoảng 30 phút nhưng tôi đi xe buýt thì phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ mới tới chỗ làm. Tôi cũng tính đi xe cá nhân từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà một ngày tốn khoảng 10 ngàn tiền xăng. Trong khi đó đi xe buýt cũng từ nhà đến công ty rồi từ công ty về nhà tốn cũng mất 8 ngàn tiền xăng rồi. Vậy thử hỏi xem đi cái nào sẽ tiện hơn? Chắc chắn tôi xe chọn đi xe mô tô chứ không đi xe buýt rồi".
Còn câu hỏi của độc giả Lê Mạnh Hùng đặt ra là: "Nếu 1/4 số người đang sử dụng phương tiện cá nhân nay chuyển sang phương tiện công cộng thì liệu có đáp ứng được không? Thay vào các phương tiện cá nhân tạm thời không sử dụng bằng các phương tiện công cộng liệu sẽ giảm ùn tắc giao thông được bao nhiêu phần trăm? Tại sao xe công không phải đóng phí này? Do phí giao thông cao nên giá cả các mặt hàng sẽ tăng lên bao nhiêu %? Bộ trưởng đã làm việc với các ngành giá-lương-tiền chưa? Hậu quả này thật là khó lường cho nền kinh tế Việt Nam".
Hơn thế, không phải chỉ người giàu mới đi ôtô như độc giả Trung bày tỏ. "Đâu phải cứ có ôtô là giàu, còn bao nhiêu người sống bằng nghề lái xe, chở khách, xe chở hàng... Kiếm tiền thì ngày một khó, giá cả thì leo thang. Giờ lại thêm khoản 20-50 triệu cho phí lưu hành ôtô. Còn xe máy, đừng nghĩ 80.000 là nhỏ, có những người thu nhập cả tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, thêm 80.000 cũng là một gánh nặng đấy. Xe công cộng dù sao cũng chỉ các nhân viên văn phòng, các cán bộ ngồi một chỗ trong công sở là dùng được thôi. Không ai đi xe bus đi giao bánh pizza cả, chẳng ai ngồi tàu điện đi phát công văn chứng từ chuyển phát nhanh... Muốn đẩy mạnh phương tiện công cộng thì phải làm cho nó trở nên hữu dụng, chứ không phải là tìm cách ép phương tiện cá nhân.
Tôi đang sống ở Trung Quốc, phí ôtô bao nhiêu tôi chưa rõ vì cũng không đủ tiền mua ôtô, nhưng tôi có xe máy và thích thì cứ chạy thoải mái, chẳng ai thu phí gì cả, nhưng tôi vẫn rất ít đi xe riêng, vì xe công cộng quá nhanh, an toàn và tiện lợi. Kể cả những người có ôtô cũng không phải lúc nào cũng đi, vì đi đến đâu lại phải lo tìm chỗ đỗ, mặc dù các bãi đỗ xe rất nhiều và hiện đại nhưng thường thì phải đi bộ khá xa nên họ cũng tự thấy ngại".
Cũng có kinh nghiệm từ nước ngoài là độc giả Nguyen Minh Thien: "Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ cũng thu loại phí giao thông như Bộ GTVT đề xuất. Nhưng mức phí của họ thấp hơn nhiều, trong khi thu nhập của họ gấp chúng ta vài chục lần. Vậy thì căn cứ vào đâu mà các vị của chúng ta đưa ra mức phí như vậy? Rồi tất cả gánh nặng đó lại đè lên đầu người dân!".
Hay như góp ý của độc giả Minh Khang: "Ở Mỹ người ta cũng thu phí nhưng tiền đó người ta đưa vào sửa chữa đường sá và mở rộng đường cho dân họ đi. Mà khoản thu đâu có cao, ở tiểu bang nào mà thu cao nhất cho một xe ôtô là 95 USD/năm, và tiểu bang thu thấp nhất là 80 USD/năm. Vậy thiết nghĩ, Việt Nam thu phí như vậy có hợp lệ không? Xin các cấp xem xét lại, để người dân không bức xúc".
Nhiều đề xuất được độc giả đưa ra. Với nickname Gina Nguyen là: "Phương tiện cá nhân bùng phát là do phương tiện công cộng yếu kém. Vi phạm luật Giao thông vì người dân ý thức luật kém. Trong khi không có phương tiện truyền thông hiệu quả nào hướng dẫn, kêu gọi mọi người phải chấp hành đúng luật. Hiện tượng dừng, đậu xe ngay dưới lòng đường, hàng quán bán chiếm hết vỉa hè... cũng góp phần làm ùn tắt giao thông. Tại sao không dùng biện pháp chấn chỉnh hiệu quả để giúp người dân có ý thức hơn?".
Bạn Nguyễn Châu Bửu có ý kiến: "Để hạn chế nạn kẹt xe theo ý kiến của cá nhân tôi thứ nhất là tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân. Thứ hai là hỗ trợ khuyến khích người dân mua nhà sống ở ngoại ô để giảm lượng người sinh sống trong thành phố. Thứ ba là phát triển hệ thống phương tiện đi lại từ ngoại ô đến nội ô thành phố như tàu điện ngầm và nâng cấp lại cơ sở hạ tầng đường bộ, khuyến khích, hỗ trợ người dân mua xe ôtô".
"Giải pháp công khai chưa có, thu phí dùng vào việc gì?", một độc giả tên Nghèo băn khoăn. "Cơ quan quản lý chắc đang đi vào ngõ cụt...? Nhiều loại thuế, nhiều loại phí... đóng góp xây dựng đất nước nhưng hạ tầng giao thông vẫn phát triển chậm so với phát triển phương tiện giao thông. Vậy thu thêm phí có cải thiện hơn không? Theo tôi, để giảm phương tiện cá nhân hữu hiệu nhất là: Đóng cửa các nhà máy lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy trong nước; Cấm nhập khẩu các phương tiện ôtô, xe máy. Như vậy kết hợp với nâng cấp hạ tầng giao thông thì đương nhiên phương tiện giao thông cá nhân sẽ giảm".
Ngoài ra, độc giả phản đối còn do phí được thu theo kiểu cào bằng. "Theo quan điểm cá nhân của tôi, phải tính toán thu phí lưu hành làm sao để cho người nào đi nhiều, sử dụng nhiều sẽ phải nộp nhiều phí, không thể có chuyện một người một ngày đi làm vài km cũng phải chị phí lưu hành bằng những người đi vài chục hoặc vài trăm km. Tôi xin đưa ra một phương pháp có thể thu phí lưu hành đảm bảo được tính công bằng là "thu phí lưu hành trên cơ sở cộng thêm tiền vào giá xăng, dầu" của các phương tiện giao thông" (Nguyễn Anh Tuấn).
Độc giả Nguyễn Phúc Tâm phát biểu: "Vấn đề là không thể bổ đầu, cào bằng cho tất cả các loại phương tiện là mỗi năm là 500 ngàn hay 20 triệu vì có phương tiện đi ít, đi nhiều, có phương tiện không tham gia vào những nơi thường xuyên ùn tắc. Dù ủng hộ việc thu phí, nhưng Bộ GTVT phải đảm bảo là sẽ giảm bao nhiêu phần trăm của sự ách tắc. Thu phí theo đề xuất của Bộ GTVT tôi chỉ thấy nhóm các nhà đầu tư vào hạ tầng là có lợi, ngân sách có thể thêm chục ngàn tỷ mỗi năm, nhưng người dân thì nghèo đi và bài toán giảm ùn tắc chưa thể giải quyết được vì người dân không có phương tiện thay thế".
Độc giả Nguyễn Văn Hồng bày tỏ quan điểm: "Nếu thu theo đầu xe hiện có sẽ không đảm bảo công bằng. Vì sẽ có xe đi nhiều đi ít, có xe hàng tháng mới đi một đến 2 lần, mỗi lần từ 3 đến 5 km, như người đã về hưu. Trong khi có xe ngày nào cũng đi, mỗi ngày hàng chục lần, mỗi lần không dưới 20 km, như những người làm ăn buôn bán. Như vậy người về hưu và người làm ăn buôn bán đều chịu phí lưu thông cho xe máy như nhau là rất không công bằng".
Nickname Anhtdhp thể hiện mong muốn giống như hy vọng của phần lớn độc giả: "Hy vọng Bộ trưởng Thăng đọc và hiểu cho dân về vấn đề này. Cái giải pháp của ông thì với người khá giả chả thấm tháp vào đâu. Họ sẵn sàng đóng phí để không phải di chuyển một cách cực hình trên xe bus. Chỉ chết người nghèo mà thôi. Cái xe máy nó gắn với kế sinh nhai của họ giờ cuộc sống khó khăn lại gánh thêm từng đó thuế không hiểu họ sống sao?".
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,329
Động cơ
633,073 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Phản biện thì nhiều nhưng bọ nó có nghe k?
 

bagiahuhu

Xe buýt
Biển số
OF-59693
Ngày cấp bằng
22/3/10
Số km
777
Động cơ
450,432 Mã lực
Phản biện thì nhiều nhưng bọ nó có nghe k?
Nó mà nghe thì nó đã ko đưa ra cái phí ngu như thế, hôm qua giao lưu trực tuyến, # nó nói tưng tửng là "...đã nghiên cứu kỹ rồi, ko có chuyện cào bằng đâu..." đúng là hết thuốc chữa rồi.

60.000 tỷ nhà nước thu được kia đương nhiên sẽ được phân bổ vào chi phí, giá cước vận chuyển tăng lên, đòi hỏi về tăng thu nhập cao hơn, nạn tham ô.tham nhũng, kiếm chác chặt chém... sẽ bùng phát dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên kéo theo giá cả ở tất cả các lĩnh vực đều tăng, trong vĩ mô 60.000 tỷ kia sẽ làm tổng chi xã hội tăng vài lần 60.000 tỷ đó, chưa kể mất ổn định xã hội.

Không có chuyện dân sẽ buộc bụng đâu, chỉ khỏ tầng lớp dân nghèo và công chức (liêm khiết) ko kiếm được gì để bù đắp thôi (công chức
mà tiền nhiều như # thì nộp gấp 10 lần cũng ko hề hấn gì).

Đây là một đề án có tác hại khôn lường, để xem hệ thống chính trị sẽ ra quyết định như thế nào.
 

Kenket

Xe điện
Biển số
OF-1955
Ngày cấp bằng
15/10/06
Số km
4,187
Động cơ
612,056 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè lê la
Ngày càng khó khăn, kiểu này chắc bán hết 2b, 4b rồi múc cái xe đạp đi làm...thêm cái cặp lồng cơm nữa.
Xã hội ta quay về thập kỷ 80 của TK trước! :(
 

can.mua.xe

Xe tải
Biển số
OF-86317
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
442
Động cơ
411,155 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
anh em mình làm quả như ai cập đi
 

Thiepk32

Xe tăng
Biển số
OF-126282
Ngày cấp bằng
2/1/12
Số km
1,381
Động cơ
390,510 Mã lực
Nơi ở
Gần cầu Thăng Long
em may quá chưa bán con xe đạp từ thế kỷ trước.
 

namcuifTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-8687
Ngày cấp bằng
21/8/07
Số km
1,234
Động cơ
551,231 Mã lực
Em ủng hộ phương án thu phí của bác Thăng, 60K tỷ một năm, vị chi là chỉ cần 1.5 năm là bù lỗ vụ Vinashin rồi. Sau đấy là lãi ròng thôi. Ai bẩu các bác có xiền mua oto, đi lại oai như cóc, nắng ko đến mặt, mưa ko đến đầu, đỗ xe thì chiếm dụng lòng lề đường, thỉnh thoảng vào ngõ vướng cái xe máy ghẻ dưới lòng đường cứ bóp còi inh ỏi, nghe ngứa hết cả tai

Em đi xe máy, 50K một tháng, vị chi là em chỉ cần bớt của con em 2 vỉ sữa loại TH milk là xong. Ôi, người ta thì hy sinh đời bố, củng cố đời con. Em thì hy sinh đời con, trả nợ Vinashin. Thực tế nó thế, các bác nên về thuyết phục thêm con cháu nhà mình, đất nước đang thiếu iền, nước ngoài thì đòi nợ ráo riết, quan tham thì cứ như là một nồi canh toàn sâu, thù trong giặc ngoài.Các con chịu khó bớt uống sữa đi, mặc lại quần áo cũ của nhau để giúp đất nước. Non sông VN có trở nên vẻ vang hay ko, chính là nhờ một phần sữa của các con đấy
 
Chỉnh sửa cuối:

Altis2012

Xe máy
Biển số
OF-138981
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
69
Động cơ
367,877 Mã lực
Đả đảo #, đây là ý kiến bức súc của người dân:
"Với số tiền hai chục triệu chưa đủ cho vài người giàu có nhậu một bữa, nhưng từng đó là tiền lương của vợ tôi, một cô giáo có trình độ đại học dạy miệt mài cả năm! Thử hỏi có nước nào trên thế giới mà phí lưu hành một chiếc xe hơi cũ nát lại bằng cả năm lương của một cô giáo?"
 

Altis2012

Xe máy
Biển số
OF-138981
Ngày cấp bằng
18/4/12
Số km
69
Động cơ
367,877 Mã lực
Ông Thăng trước kia là lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí chắc được hối lộ nhiều bổng lộc nên coi vài trục triều đồng là nhỏ, không bằng một bữa nhậu, quen tiêu tiền tỷ nên mới đưa ra những mức thuế như vậy. Thử hổi nếu ông là một người dân, kếm tiền đúng bằng mồ hôi công sức của mình thì ông có coi vài trục triệu đồng nhỏ như thế khống. Tôi nghĩ ông cũa chỉ vì chiếc ghế của mình, muốn thăng quan tiến chức (có thể là chức Phó thủ tướng nay mai) nên đã bất chấp tất cả. Móc tiền của người dân cho bọn tham nhũng trong xây dựng cơ bản. Chắc là tiêu nhiều quá không còn tiền nữa nên mới đưa ra những loại thuế tận thu như thế này. # hãy nghe các ý kiên của người dân chưa: "Với số tiền hai chục triệu chưa đủ cho vài người giàu có nhậu một bữa, nhưng từng đó là tiền lương của vợ tôi, một cô giáo có trình độ đại học dạy miệt mài cả năm! Thử hỏi có nước nào trên thế giới mà phí lưu hành một chiếc xe hơi cũ nát lại bằng cả năm lương của một cô giáo? "
 

seadogs

Xe tăng
Biển số
OF-109162
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
1,304
Động cơ
403,587 Mã lực
Ôi giời phản biện thì nhiều nhưng ngài bộ trưởng có nghe đâu, lúc nào cũng nghe nịnh hót từ cấp dưới rồi họp báo nói là dân đồng thuận cao.
 

lengocdung

Xe đạp
Biển số
OF-72015
Ngày cấp bằng
4/9/10
Số km
18
Động cơ
426,280 Mã lực
Chuyện thu phí lợi hay hại?
1.Có giảm tải lưu thông.
Tôi thấy chuyện thu phí và chuyện giảm tải giao thông không liên quan logich với nhau. Nếu người ta cần đi thì người ta vẫn phải đi, dù có thu bao nhiêu tiền đi nữa, ngay cả khi dọa bắn bỏ vẫn có người phải đi vì cuộc sống, họ không thể làm khác; Nếu không đi được bằng ô tô có thể chở năm bảy người thì họ xoay qua đi xe máy ba, bốn chiếc càng làm tắc đường và khả năng tai nạn tăng lên.Nếu không có tiền đóng họ sẽ trốn tránh kiểm soát ,lén lút chạy khi vắng đường hoặc đêm khuya., và khi găp công an họ sẽ phóng xe trốn bạt mạng gây nguy hiểm .
Số xe hơi lưu thông có giảm hay không , chưa biết nhưng chắc chắn số xe máy sẽ tăng lên khi người đi ô tô xoay qua dùng xe máy vì người dân không chấp nhận dùng mạng lưới giao thông công cộng yếu kém bậc nhất thế giới của VN.
Xe hơi giảm lưu thông hay không , theo tôi thì sẽ tăng lên. Thí dụ nếu trước kia tôi sử dụng xe hơi vào việc riêng, mỗi tháng đi một hai lần thì nay nếu chấp nhận đóng phí tôi sẽ cho thuê xe hàng ngày để gỡ gạc tiền phí , như vậy tần suất sử dụng xe sẽ tăng hơn vài chục lần. Nếu bán xe đi thì cũng thế , người ta mua về sẽ sử dụng tối đa để bù lỗ. Trừ những xe quá tả chỉ có giá vài chục triệu thì rả ra bán sắt vụn, số này theo tôi chỉ độ vài phần trăm xe giảm đi không ý nghĩa gì khi hơn chín mươi mấy phần trăm xe hơi kia tăng tần suất sử dụng lên hàng vài chục lần..
Cộng số xe máy tăng và tần suất sử dụng xe hơi tăng lên , tôi có thể tin chắc 100% việc quá tải lưu thông sẽ xuất hiện liên tục gấp mấy lần trước kia.
2.Thu lợi cho quốc gia.
Có hai nhóm người ngây thơ khi nhìn sự kiện thu phí như là thu lợi cho ngành giao thông vận tải mà không nhìn tổng quát toàn bộ lợi ích quốc gia.
· Nhóm đi bộ hay xe đạp: cho rằng thu phí không ảnh hưởng gì mình cả. Nhóm ngây thơ – hay giả ngây thơ-này cũng như nhóm người thấy vàng hay xăng tăng giá cho rằng mình không bao giờ mua vàng hay đổ xăng thì không bị ảnh hưởng gì.Họ quên rằng không một con người còn sống nào mà không bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả theo tác động dây chuyền. Cơm gạo họ ăn , quần áo họ mặc, giày dép họ mang đều sẽ lên giá theo xăng, theo vàng. Ngay cả khi họ chết tiền mua quan tài, tiền thuể đất nghĩa trang, tiền xe tang cũng tăng theo vàng, theo xăng.Thu phí thì cũng thế, một khi thu phí ,tiền tăng đó sẽ được cộng vào giá thành chuyên chở ,mọi thứ đều tăng và ai sẽ trả, phải chăng chỉ những người trực tiếp sử dụng xe hơi , xe máy hay những NGƯỜI CÒN HÍT THỞ KHÍ TRỜI phải trả ?
· Một số người của ngành giao thông vận tải xoa tay hả hê vì phe nhóm mình thu lợi mà không thấy cái hại cho toàn xã hội:
1. Phá sản toàn bộ công nghiệp ô tô, mà theo VAMA đem về cho đất nước khoảng 1 tỉ đô ( trong khi nếu thu phí cho dù không thất thoát một xu chỉ được 12 ngàn tỉ trên cả nước).Các nhà máy xe máy cũng đóng cửa một phần vì giảm sản lượng. Xã hội sẽ đón nhận vài trăm ngàn người thất nghiệp từ các công ty xe hơi, xe máy. Các công nghiệp phụ trợ xe như cơ khí, sắt thép, hóa học, điện, điện tử sẽ sụp đổ từng bước theo hiệu ứng domino. Con số người thất nghiệp có thể lên đến trên cả triệu nếu kể cả khu vực phụ trợ.Trong khi Bộ GTVT hả hê thì bộ tài chánh, kinh tế ,bộ công nghiệp , bộ xã hội , tư pháp…điên đầu vì những hỗn loạn xảy ra do thất thu và thất nghiệp tràn lan xã hội. Những cái này nếu quy ra bằng tiền thì tính sao cho đủ , đúng ?
2. Sự mất tín nhiệm trên trường quốc tế vì chính sách kinh tế thay đổi xoàn xoạt làm cho các thế lực kinh tài ( trước tiên là các công ty ô tô ) rút chân dần ra khỏi VN và ngược lại để trả đũa việc VN ngăn chận sản phẩm xe cộ , máy móc nhập khẩu ,họ sẽ đánh vào các sản phẩm xuất khẩu của VN chủ yếu là các nông , ngư sản (lúa gạo, cá da trơn , tôm..). Và người thiệt hại trước tiên là các nông ngư dân chứ không phải các quan của bộ GTVT, nhưng cuối cùng nếu đám cháy của khủng hoảng kinh tế xảy ra chắc hẳn không một ai an toàn đứng ngoài vòng ảnh hưởng của nó.Và không phải chỉ các công ty ô tô (kẻ tuyên bố là dù có trên 100 năm kinh nghiệm vẫn thất bại vì không hiểu nỗi chính sách kinh tế của VN) mà tất cả những ai đang kinh doanh ở VN thì đều lấy đó làm bài học nên rút sớm bỏ của chạy lấy người , còn những kẻ mon men tới hãy cút đi cho lẹ
3. Tình trạng kinh tế của VN đang trên đà đi xuống sẽ tuột dốc nhanh chóng. Sự khủng hoảng kinh tế làm hàng vạn công ty thi nhau đóng cửa, hàng hóa dư thừa chất đống, thừa cung thiếu cầu. Việc tăng cước phí vận tải và giao thông sẽ làm hàng vạn công ty sẽ nhanh chóng phá sản khi giá thành bị đội lên.Tốc độ phát triển kinh tế đang tụt xuống 2-3% so với năm trước ( báo cáo của quốc hội đầu quý 2) sẽ còn tụt lẹ hơn khi rối loạn giao thông vận tải xảy ra. Nền kinh tế của VN giống như một người đang bệnh nặng thì một cú đấm dứt điểm từ bộ GTVT sẽ hạ nốc ao luôn , sụp đổ cả nền kinh tế không phương cứu vãn.Một đám cháy rừng nào lại không bắt đầu từ những tàn lửa nhỏ.
Rút cuộc ai sẽ được lợi khi thu phí bất kể hậu quả. Có lẽ trong nước không một ai được lợi kể cả bộ GTVT. Chỉ có những thế lực thù địch ở nước ngoài , nhất là những kẻ thù cũ của VN là xoa tay khoan khoái vì không phải tốn một xu nào mà tự nó sụp đổ. Cú đá phản lưới nhà của VN thật là ngoạn mục trong con mắt của nước ngoài.Và có lẽ bác Thăng sẽ được TQ và Mỹ gắn huy chương vì những cống hiến to lớn không gì sánh được...
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top