[Funland] Phiên bản Su-30 nào tốt nhất ?

superhv

Xe máy
Biển số
OF-360878
Ngày cấp bằng
31/3/15
Số km
88
Động cơ
260,090 Mã lực
Đợt này Mig21 về hưu em dự Việt Nam đúc gấp 36 con Su 30SM về thay chân các cụ Mig 21
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Đợt này Mig21 về hưu em dự Việt Nam đúc gấp 36 con Su 30SM về thay chân các cụ Mig 21
ừ SU30SM thay thế 1 phần nhiệm vụ cho MIG21, số lượng đã đặt 24, các cụ đang tính tiếp nên đặt tiếp không hay chuyển sang SU35
trong bối cảnh SU22 chả mấy nữa cũng nghỉ, 1 ứng viên khác là F16, sẽ thay thế cả MIG21 lẫn SU22, giờ thì chưa được nhưng chẳng mấy nữa Mỹ sẽ gỡ bỏ nốt cấm vận vũ khí sát thương trên không, có thể nó sẽ chào hàng với lobby mạnh tay, thậm chí là hỗ trợ tài chính cho VN mua
đến thời điểm này thì SU30SM là con hàng mạnh nhất trong họ SU30 rồi, thằng Ngố khôn thật, bán tùm lum cho Ấn, MÃ, ALGIERI
ông VN cũng chả vừa, xưa Ngố với Ấn có bắt tay chào con MKI cho VN nhưng VN chỉ đặt MK2, 1 phần vì rẻ, 1 phần cũng đợi bản MKI nội địa của Nga hoàn thiện, mấy ông đi mua cũng quái dị, đàm qua đàm lại cuối cùng Nga ok bán cho VN bản SM chính không quân Nga sử dụng
Nó còn chào theo kiểu chú yên tâm, bản anh bán cho chú con SU35MKK của Khựa cũng phải khóc thét :))
 

superhv

Xe máy
Biển số
OF-360878
Ngày cấp bằng
31/3/15
Số km
88
Động cơ
260,090 Mã lực
Ngố làm thế là khôn đấy ạ. Việt Nam mua số lượng bao giờ cũng ít hơn Khựa giờ chỉ bán cho Việt Nam con ngang với Khựa nhà mình lại lượn sớm. Nói chung với số lượng mỗi dòng máy bay từ 24-36 chiếc không bán được cho Việt Nam cũng mất cả mớ tiền.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Su-30SM và Kh-31 - Cặp bài trùng chết người
2:24 AM, 28/01/2017, Views: 704 | By Nhân Vũ


VietnamDefence - Tiềm lực chiến đấu của tiêm kích Su-30SM và tên lửa chống hạm Kh-31.


Su-30SM
Quân đội Nga đang được bổ sung các tiêm kích đa năng tối tân Su-30SM. Mùa xuân năm 2016, một phi đội 8 máy bay đã được thành lập ở Hạm đội Biển Đen, tại Crime, mùa thu, trung đoàn tiêm kích ở tỉnh Rostov đã nhận được 2 máy bay. Mới đây, một lô Su-30SM đã được bàn giao cho Trung đoàn không quân hải quân đột kích độc lập của Hải quân Nga ở miền Bắc nước này. Năm 2017, không quân hải quân ở Baltic sẽ được trang bị các tiêm kích này. Dự định trong khuôn khổ đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước đến năm 2018, Không quân-vũ trụ Nga (VKS) sẽ nhận được hơn 30 chiếc Su-30SM.

Su-30SM đang tích cực tham gia vào chiến dịch Syria với nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom chiến thuật và chiến lược của VKS.

Các máy bay Su-30SM thuộc biên chế không quân hải quân của Hạm đội Phương Bắc, ngoài tên lửa không đối không sẽ được trang bị các tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31. Nhiệm vụ của Su-30SM sẽ là bảo vệ vùng biển Barents trước máy bay, máy bay không người lái tiến công, tên lửa hành trình và tàu chiến đối phương. Su-30SM cũng sẽ có thể tấn công các trạm radar, hệ thống phòng không và các mục tiêu mặt đất khác. Tên lửa siêu âm Kh-31 sẽ góp phần đắc lực cho Su-30SM hoàn thành các nhiệm vụ đó.

Tiềm năng của Kh-31 Krypton

Năm 2015, quân đội Nga đã nhận vào trang bị hơn 10 mẫu tên lửa hành trình cải tiến và mới. Một sản phẩm mới đáng chú ý là họ tên lửa chống hạm và chống radar Kh-31AD (tức Kh-31М, còn NATO gọi là AS-17 Krypton) do Tập đoàn KTRV chế tạo.

Bắt đầu được phát triển từ năm 1975, Krypton là tên lửa sản xuất loạt đầu tiên trên thế giới trang bị động cơ phản lực kết hợp. Khả năng của động cơ cho phép tên lửa bay ở độ cao nhỏ 3-5 m với tốc độ 2M (hơn 2300 km/h). Nhờ vậy mà kết hợp với khả năng cơ động cao, khả năng sống còn của tên lửa khi vượt qua lưới lửa phòng không điểm và hiệu quả diệt mục tiêu tăng lên mặc dù có sự đối kháng điện tử của đối phương.

Cuối những năm 1990, công ty Boeing của Mỹ đã định mua đến 100 tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31А để cải hoàn thành mục tiêu bay siêu âm và thử nghiệm các phương tiện phòng thủ tên lửa của tàu nổi.

Tổng giám đốc KTRV Boris Obnosov cho biết, Kh-31 từng bị nước ngoài tìm cách sao chép, nhưng mấy chục năm nay vẫn không thành công nên Trung Quốc không có loại tên lửa tương tự mà Mỹ cũng vậy mặc dù người Mỹ đã tìm cách mua các bia bay để mô phỏng Kh-31.

Hiện tại tên lửa hàng không cao tốc có điều khiển Kh-31 có 4 biến thể:

• chống radar: Kh-31P và Kh-31PD;

• chống hạm: Kh-31А và Kh-31AD.

Tên lửa này cũng có các biến thể dành cho xuất khẩu.

Kh-31PD dùng để tiêu diệt các trạm radar tên lửa phòng không, tầm bắn đến 250 km, trọng lượng phần chiến đấu đến 110 kg.

Tên lửa chống hạm Kh-31AD, theo các kỹ sư thiết kế, xét về hiệu quả chiến đấu thì vượt xa các loại tên lửa trước đó và không thua kém những vũ khí mới nhất của nước ngoài. Nó được chế tạo để tiêu diệt các tàu chiến và tàu đổ bộ mặt nước, tàu vận tải trong đội hình các cụm tàu đột kích hay hành trình đơn lẻ. So với mẫu cơ sở (Kh-31А), Kh-31AD có phần chiến đấu uy lực mạnh hơn 15% và tầm bắn gần như gấp 2 lần (120-160 km).

Kh-31AD đang được trang bị cho các tiêm kích họ Su-30/35 và MiG-29K/35. Năm 2015, có tin trong tương lai, các trực thăng tiến công trên hạm Ka-52K với radar trên khoang mới sẽ có thể sử dụng các tên lửa Kh-31/35.

Khả năng của Su-30SM
Tiêm kích đa năng Su-30SM là sự phát triển tiếp theo của họ Su-30. Biến thể mới này dựa trên các công nghệ của tiêm kích xuất khẩu Su-30MKI, nhưng thiết kế phù hợp với yêu cầu của không quân Nga về phần thiết bị avionics. Ngoài ra, các chủng loại vũ khí hàng không sử dụng cũng thay đổi và lắp đặt ghế phóng thoát hiểm mới.

Su-30SM (nghĩa là Su-30 hiện đại hóa, sản xuất loạt) dùng để giành ưu thế trên không, cũng như tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Trong cấu trúc máy bay có sử dụng cánh ngang phía trước và các động cơ điều khiển vector lực đẩy. Nhờ đó mà máy bay có khả năng siêu cơ động.

Su-30SM được lắp radar điều khiển đa năng Bars, hệ thống tiếp dầu trên không, các hệ thống dẫn đường mới, thành phần thiết bị điều khiển tác chiến tốp được mở rộng, hệ thống bảo đảm sinh hoạt được hoàn thiện.

Su-30SM có khả năng tác chiến tầm xa và thời gian bay dài: bán kính chiến đấu là 1.500 km. Máy bay cũng có thể dùng để huấn luyện phi công lái các tiêm kích một chỗ ngồi tương lai.

Su-30SM có 12 điểm treo vũ khí. Vũ khí gồm các loại bom đạn có điều khiển không đối không và không đối diện, cũng như bom và tên lửa không điều khiển.

Máy bay có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung họ R-27 (đến 8 quả), R-77 (đến 10 quả) và tầm ngắn R-73 (đến 6 quả).

Với các tên lửa chống radar và chống hạm Kh-31P và Kh-31А (đến 6 quả), máy bay có khả năng tham gia các chiến dịch chế áp phòng không đối phương và tiêu diệt tàu nổi. Su-30SM cũng có thể tấn công điểm chính xác bằng:

• họ tên lửa Kh-59 (đến 5 quả);

• bom có điều khiển các họ KAB-250 (đến 6 quả), KAB-500 (đến 6 quả) và KAB-1500 (đến 3 quả);

• tên lửa Kh-29Т với đầu tự dẫn truyền hình (đến 6 quả);

• bom không điều khiển các cỡ 100, 250 và 500 kg;

• các cụm rocket S-8 (cụm B-8М) và S-13 (B-13L), các rocket S-24 và S-25.

Máy bay có thể được trang bị các trạm của hệ thống gây nhiễu tích cực Khibiny lắp trên các đầu mút cánh. Su-30SM còn có 1 pháo 30 mm GSh-30-1 với cơ số đạn 150 viên.


Su-30SM ở căn cứ Hmeimim, Syria
Thành công của Su-30SMSu-30SM thể hiện tốt trong chiến dịch của Không quân-vũ trụ Nga (VKS) ở Syria. Lần đầu tiên người ta biết đến sự tham gia của Su-30SM trong lực lượng không quân Nga triển khai ở Syria vào ngày 12/10/2015. Chúng đã làm nhiệm vụ bảo vệ trên không cho tất cả các phi vụ xuất kích của máy bay ném bom Nga ở Syria.

Su-30SM thỉnh thoảng bị các máy bay của Không quân Mỹ và máy bay không người lái tiến công của Mỹ phát hiện bằng mắt trên không phận Syria. Tháng 11/2015, Su-30SM đã hộ tống trên Địa Trung Hải và lãnh thổ Syria các máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

Tháng 9/2016, các phi công không quân hải quân Nga đã lái 4 chiếc Su-30SM tham gia cuộc tập trận quy mô lớn Kavkaz. Trong các chuyến bay, chúng đã tiêu diệt 1 tàu chiến của đối phươn giả định bằng cách thả xuống tàu 4 quả bom 250 kg mỗi chiếc. Ngoài ra, chúng còn thao diễn không chiến tầm gần: các phi công thực hiện các bài bay cao cấp ở độ cao nhỏ và cực nhỏ để giành vị trí tấn công có lợi nhất.

Mùa xuân năm 2016, đội bay trình diễn Russkyie Vityazi đã tiếp nhận các máy bay Su-30SM. Trong 25 năm từ khi thành lập, các phi công đội bay này chỉ bay trên các tiêm kích Su-27.

Các hợp đồng đầu tiên cung cấp Su-30SM cho quân đội Nga đã được ký với Tổng công ty Irkut vào năm 2012. Việc sử dụng thành công loại tiêm kích này ở Syria sẽ cho phép tăng số lượng Su-30SM trong VKS trong thời gian tới. Không quân hải quân Nga cũng sẽ mua sắm một số lượng nhất định Su-30SM.


Nguồn: itar-tass, 8.12.2016.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Su-30MK2 sẽ được nâng cấp mạnh ngang Su-35S?
(Quốc phòng Việt Nam) - Các gói nâng cấp Nga đang triển khai trên tiêm kích đa năng Su-30M2 dự kiến sẽ khiến nó được nhận định danh Su-35UBM.
Như đã biết, Su-30M2 là biến thể nội địa hóa được Nga chế tạo từ nguyên mẫu Su-30MK2 dùng cho xuất khẩu, cấu hình tiêu chuẩn của Su-30M2 theo đánh giá từ nhiều chuyên gia quân sự thì tương đương với tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SM3.

Cụ thể, Su-30M2 được lắp đặt radar mảng pha thụ động N001VE-Pero (phiên bản nâng cấp từ N001VEP trang bị cho Su-30MK2), có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện máy bay chiến đấu là 190 km so với chỉ 150 km của N001VEP.

Động cơ của Su-27M2 là AL-31FM1 sở hữu lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F trên Su-30MK2), hệ thống điện tử hàng không của Su-30M2 cũng đạt hiệu suất hoạt động cao và tin cậy hơn Su-30MK2 bản xuất khẩu.


Tiêm kích đa năng Su-30M2 số hiệu 30 "Đỏ" của Không quân Nga
Hiện tại trong Không quân Nga, vai trò chính của Su-30M2 bên cạnh trực ban tác chiến đó là dùng để đào tạo phi công lái Su-27SM3 và Su-35S nhờ kết cấu 2 chỗ ngồi của nó.

Tuy nhiên để đào tạo phi công Su-35S thì Su-30M2 chưa thực sự đảm đương tốt vai trò, vì giữa hai dòng tiêm kích đa năng này có sự chênh lệch khá lớn về cấu hình, chính vì vậy mà Nga đã tiến hành một vài nâng cấp trên Su-30M2 để nó trở nên tiệm cận nhất với Su-35S.


Radar N035 Irbis được thử nghiệm trên chiếc Su-30MK số hiệu 503
Trong quá khứ, Nga đã thử nghiệm thành công việc lắp đặt radar N035 Irbis cho tiêm kích Su-30MK, mở ra cơ hội trang bị loại radar tiên tiến này cho tất cả dòng Su-30 nội địa cũng như xuất khẩu, nhưng đáng tiếc rằng họ không hề gắn loại radar này cho những máy bay Su-30M2/MK2 sản xuất đại trà.

Ngoài radar cực mạnh, Su-35S còn nổi tiếng ở khả năng siêu cơ động nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41F1S, nếu Su-30M2 không được lắp động cơ này thì khó mà đảm bảo sẽ cho "ra lò" nhiều phi công lái Su-35S có chất lượng cao.


Động cơ AL-41F1S được thử nghiệm gắn trên tiêm kích Su-30M2 (chiếc bên phải)
Mới đây nhất, nhằm khắc phục nhược điểm trên, Nga đã tiến hành thử nghiệm trang bị động cơ 3D TVC AL-41F1S cho chiếc Su-30M2 số hiệu 40 "Xanh".

Kết quả thu được là rất khả quan, cho thấy nó thừa khả năng tích hợp lên dòng tiêm kích này, đây có thể xem là điều hiển nhiên vì cả hai đều là máy bay do Komsomolsk on Amur - KnAAPO sản xuất.

Với cấu hình gắn được cả radar N035 Irbis lẫn động cơ AL-41F1S, sức mạnh của Su-30M2 đã không còn thua kém Su-35S ở bất cứ điểm nào nữa, nó thậm chí đã được gọi bằng cái tên không chính thức là Su-35UBM.

Bên cạnh đó, thành công của mô hình nâng cấp áp dụng trên Su-30M2 còn mở ra cơ hội hiện đại hóa Su-30MK2 cho các đối tác quân sự của Nga đang sử dụng dòng tiêm kích này (ví dụ như Không quân nhân dân Việt Nam) khi chúng bước vào giai đoạn đại tu giữa vòng đời.

Tiêm kích Su-30SM đa năng khủng nhất thế giới của Nga

Tiêm kích Su-30SM là dòng chiến đấu cơ đa năng có thể mang theo hầu hết các loại vũ khí hiện đại bậc nhất của Không quân Nga.


Tiêm kích Su-30SM của Nga. Ảnh: Lao Động

Theo báo Kiến Thức, tính đến cuối năm 2016, Bộ Quốc phòng Nga chỉ tiếp nhận khoảng 17 chiếc tiêm kích Su-30SM được chế tạo mới trong đó có 7 chiếc được chuyển giao Hải quân Nga và số còn lại là cho không quân. Tuy nhiên trong số Su-30SM mới của Không quân Nga lại có tới 8 chiếc được chuyển cho phi đội bay biểu diễn “Hiệp sĩ Nga”.

Tiêm kích Su-30SM được xem là biến thể “Nga hóa” từ Su-30MKI của Ấn Độ, vốn được mệnh danh là biến thể Su-30 mạnh nhất từ trước tới nay của Sukhoi. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng chính là trang thiết bị điện tử hàng không do Nga sản xuất đã thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ.



Với thiết kế khí động học nguyên khối, Su-30SM có bộ khung làm bằng titan và hợp kim nhôm với 2 cánh mũi, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên. Cùng với đó là hệ thống radar mảng pha quét thụ động NIIP N011M BARS có tầm hoạt động lên tới 400 km.

Su-30SM có thể mang theo hầu hết tất cả các loại vũ khí đối không, đối đất, đối hải hiện đại nhất trong trang bị quân đội Nga hiện nay. Với 12 giá treo vũ khí, hai giá treo đầu cánh, ba giá treo dưới mỗi cánh, một giá treo dưới mỗi động cơ và hai giá treo chỗ tiếp giáp động cơ và cánh.



Tiêm kích đa năng Su-30SM có khả năng mang theo 8 tấn vũ khí. Ảnh: Kiến Thức

Thông tin trên báo Lao Động, được biết, tiêm kich Su-30SM bay lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 9 năm 2012. Có hệ thống rađa, liên lạc, phân biệt bạn-thù được cải thiện, ghế phóng thoát hiểm và vũ khí mới.

So với Su-30MKI, Su-30SM thay thế hầu hết các linh kiện nước ngoài bằng các sản phẩm nội địa do Nga sản xuất, tuy nhiên nhiều linh kiện như hệ thống định vị và màn hình hiển thị thì vẫn nhập từ Pháp.

Su-30SM có khả năng mang theo 8 tấn vũ khí. Vũ khí tiêu chuẩn của mẫu tiêm kích này bao gồm một súng máy, bom, các tên lửa đối không, tên lửa đối hải và đối đất siêu âm Oniks (Yakhont) có khả năng tấn công mục tiêu ở phạm vi từ 120-300 km.



Cho biết thêm về tiêm kích Su-30SM, báo Đất Việt cho biết, với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP kết hợp cùng cánh mũi giúp Su-30SM có khả năng siêu vận động, tạo ưu thế rất lớn trong không chiến quần vòng cự ly gần. Vận tốc tối đa của Su-30SM đạt 2.100 km/h, tầm bay 3.000 km.

Là một chiếc tiêm kích đa dụng, ngoài khả năng cơ động và không chiến linh hoạt, Su-30SM còn có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền và trên biển, cũng có thể thực hiện các sứ mệnh chống tác chiến điện tử và cảnh báo sớm, thậm chí có thể là một máy bay kiểm soát và chỉ huy trong phi đội máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ chung.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,663
Động cơ
595,641 Mã lực
Đợt này tàu nó nhập Su35 về triển khai ở Hải nam thì khống chế vùng trời biển đông. Nó yên tâm tuần tra biển đông mà không sợ ai. Hiện ở đông nam á chỉ có Indonesia là nhăm nhe nhập su35 về làm đối trọng. Vịt nhà mình chắc nó dẹp sang 1 bên, không chấp hay sao ấy!
 

cuncon

Xe điện
Biển số
OF-89727
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
2,629
Động cơ
432,691 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, HN
Đợt này tàu nó nhập Su35 về triển khai ở Hải nam thì khống chế vùng trời biển đông. Nó yên tâm tuần tra biển đông mà không sợ ai. Hiện ở đông nam á chỉ có Indonesia là nhăm nhe nhập su35 về làm đối trọng. Vịt nhà mình chắc nó dẹp sang 1 bên, không chấp hay sao ấy!
thế VN mới đang dạm S400 :))
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,513
Động cơ
281,432 Mã lực
Tuổi
41
Em thấy ông anh em bảo Su 30 MK2 của Việt nam ta mới là loại tốt nhất, vì Nga khi bán cho VN đã bí mật không tháo bớt linh kiện xịn. Còn loại MKK bán cho Trung quốc có cắt hết options chỉ là bản base thôi. Bọn tàu nó mang về gắn option tàu vào dùng lởm chết lên được ;)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top