- Biển số
- OF-850409
- Ngày cấp bằng
- 10/3/24
- Số km
- 9
- Động cơ
- 570 Mã lực
- Tuổi
- 23
Tổng thống Marcos Jr vừa ký 2 đạo luật mới dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng với chủ quyền biển đảo Việt Nam đang tranh chấp : là Đạo luật về tuyến đường biển quần đảo Philippines ( Philippine Archipelagic Sea Lanes Act ) và đạo luật vùng biển Tây Phillipines
Đây là 2 đạo luật được Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ và đồng thuận theo thông cáo báo chí của Matthew Miller ( Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ )
Technical Difficulties
www.state.gov
1. Khi Phillipines tuyên bố độc lập từ tay Mỹ năm 1946 ; biên giới nước này tuân theo hiệp định Manila ; Hiệp ước Manila cũng xác định lãnh thổ của Philippines dựa trên Hiệp ước Paris trước đó, khi Tây Ban Nha nhượng Philippines cho Hoa Kỳ vào cuối Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898
Đây là lãnh thổ Phillipines theo hiệp ước Paris 1898 ; hoàn toàn không có quần đảo Trường Sa (nơi có bãi cạn Second Thomas nổi tiếng) và cũng không có bãi cạn Scarborough ; nghĩa là ban đầu nước này không hề có khái niệm tranh chấp lãnh hải với các quốc gia lân cận.
2. Câu chuyện trở nên phức tạp khi lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất và sự suy yếu của hải quân Việt Nam Cộng Hòa ; Phillipines đã cố tình nhảy vào chiếm Trường Sa ; khi tuyên bố khu vực này gọi là Kalayaan ( Tự Do ) vào năm 1972 thuộc chủ quyền nước này
Điều quan trọng là vào thời điểm đó, Hoa Kỳ và phương Tây nói chung KHÔNG công nhận tính hợp pháp của yêu sách của Philippines đối với "Kalayaan", coi quần đảo Trường Sa là khu vực tranh chấp ; nước này không có liên quan gì hết . Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi đó là ông Brent Scowcroft đã gửi báo cáo lên Tổng thống Ford ; ghi rõ hiệp ước an ninh của Mỹ và Phillipines sẽ không áp dụng với những khu vực tranh chấp, quần đảo Trường Sa và Bãi Cỏ Rong .
Snowcroft nói với Ford rằng yêu cầu của Marcos "đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan" vì Hiệp ước phòng thủ chung Hoa Kỳ-Philippines KHÔNG áp dụng cho quần đảo Trường Sa: "Là những khu vực tranh chấp, quần đảo Trường Sa và Bãi Cỏ Rong có thể được định nghĩa là lãnh thổ mà hiệp ước sẽ không áp dụng" và Hoa Kỳ đã "liên tục từ chối đưa ra lập trường về bất kỳ yêu sách nào đối với quần đảo Trường Sa và Bãi Cỏ Rong". Vì vậy, ông tự hỏi nên trả lời cha của Marcos như thế nào vì trả lời tiêu cực "làm phức tạp nghiêm trọng nhiệm vụ hiện tại của chúng ta là đàm phán lại thỏa thuận căn cứ" nhưng trả lời tích cực "làm tăng khả năng căng thẳng" và "có thể khuyến khích Marcos theo đuổi các yêu sách của mình đối với quần đảo Trường Sa tích cực hơn". Do đó, ông yêu cầu Ford cho phép ông đưa ra "một câu trả lời mơ hồ" mà họ tiện thể không cam kết theo cách này hay cách khác.
Nguồn : https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76ve12/d353
3. Đạo Luật vùng biển Tây Phillipines của Tổng thống Marcos Jr đã vi phạm nghiêm trọng lãnh hải của Việt Nam ; theo đó tuyên bố của đạo luật này được viện dẫn " các đặc điểm thủy triều cao được bao phủ bởi Nhóm đảo Kalayaan ở Biển Tây Philippines sẽ có lãnh hải rộng mười hai hải lý "
Tuyên bố mù mờ này để chuẩn bị một bước quan trọng hơn là tuyên bố Trường Sa và các bãi cạn xung quanh sẽ trở thành 1 phần của Phillipines ; vì đây là một động thái pháp lý quan trọng, bởi vì theo UNCLOS (Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển), chỉ có lãnh thổ có chủ quyền mới có thể tạo ra vùng biển lãnh hải
Nguồn : https://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part2.htm
4. Và tình hình trở nên tồi tệ hơn với dự luật thứ hai, Đạo luật về tuyến đường biển quần đảo : Đạo luật này cho phép Philippines chỉ định và kiểm soát các tuyến đường biển qua những gì mà nước này hiện tuyên bố là "vùng biển quần đảo" - bao gồm cả các khu vực tranh chấp này.
Rõ ràng Phillipines đang cố tình thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp. khi tuyên bố chủ quyền thông qua Đạo luật về vùng biển, sau đó nước này điều chỉnh hoạt động hàng hải qua vùng biển "của mình" bằng Đạo luật về tuyến đường biển quần đảo ; đây là quá trình 2 bước
5. Các quốc gia xung quanh chỉ có mỗi Trung Quốc phản ứng với 2 đạo luật trên
Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã triệu tập đại sứ Philippines hôm 8/11 để bày tỏ sự phản đối đối với hai luật mới của quốc gia Đông Nam Á, trong đó khẳng định quyền hàng hải và chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đã đưa ra "những lời phản đối nghiêm túc" với đại sứ ngay sau khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ký Đạo luật Vùng biển và Đạo luật Đường biển của Quần đảo thành luật để củng cố các yêu sách hàng hải của nước này và củng cố toàn vẹn lãnh thổ.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao ở Bắc Kinh, Mao Ninh, nói rằng luật Vùng biển "bao trùm bất hợp pháp hầu hết Đảo Hoàng Nham và Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc cùng các khu vực hàng hải liên quan trong các vùng biển của Philippines", khi sử dụng tên tiếng Trung của Bãi cạn Scarborough và Quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại The Hague, trong đó tuyên bố các yêu sách hàng hải mở rộng của nước này đối với Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, trong một vụ kiện do Manila đệ trình. Hoa Kỳ, một đồng minh của Philippines, ủng hộ phán quyết của tòa án.
Nguồn : https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-trieu-tap-dai-su-philippines-ve-luat-hang-hai-moi/7856778.html
6. Đáng sợ nhất là Mỹ đang ủng hộ Phillipines chiếm hết Trường Sa
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ , Matthew Miller đã ca ngợi 2 đạo luật mới của Phillipines là tôn trọng luật pháp quốc tế ???
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Nicholas Burns, gần đây đã đưa ra dấu hiệu đầu tiên về sự thay đổi trong lập trường của Hoa Kỳ, tuyên bố rằng "tất cả các nước còn lại trên thế giới đều hiểu điều đó và công nhận rằng đây là lãnh thổ có chủ quyền của Philippines" liên quan đến Bãi cạn Second Thomas và Bãi cạn Scarborough - một tuyên bố rõ ràng là sai khi xét đến công hàm năm 2020 của Anh, Pháp và Đức nêu rõ rằng họ "không có lập trường" về các yêu sách chủ quyền trong khu vực.
Nguồn :
Khả năng nghiêm trọng nhất là Trường Sa sẽ nằm trong phạm vi của hiệp ước phòng thủ Mỹ-Phillipines và hải quân Việt Nam sẽ khó tiếp cận hơn trong thời gian tới
Chỉnh sửa cuối: