Thảo luận Phố Bắc Cầu ,chốn thôn quê giữa lòng Thủ Đô – Hành trình văn hóa

Biển số
OF-750907
Ngày cấp bằng
24/11/20
Số km
133
Động cơ
54,322 Mã lực
Tuổi
38
Phố Bắc Cầu ,chốn thôn quê giữa lòng đô thị – hành trình xe đạp

Thôn Bắc Cầu giống như một dải đất hình lưỡi liềm nối từ đường đê Ngọc Thụy ra đến bờ sông Hồng. Nơi đây hình thành một bán đảo với khu dân cư, nhà cửa san sát từ hàng trăm năm với đầy đủ các thiết chế văn hóa như: trường mầm non, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa…

Tên địa danh là Bắc Cầu thì theo như mình thu thập thông tin thì có 2 giả thiết được đặt ra

Các cụ ở đây kể,thời xưa có vị vua đi đánh trận muốn qua sông nhưng không biết làm sao để qua vì nước sông chảy mạnh,dân làng ở đây đã bắc một cây cầu bằng người đưa vua qua sông,từ đó ở đây có một tên gọi mới là Làng Bắc Cầu

Còn theo Hanoimoi thì Sở dĩ có tên gọi “Bắc Cầu” vì làng nằm ở phía Bắc (mạn trên, về phía Bắc) cầu Long Biên. Làng xưa có ba xóm (sau phát triển thành ba thôn là Thượng, Trung, Hạ)

Cá nhân mình nghiêng về giả thiết đầu tiên 😊

Một số hình ảnh ở đầu phố, nó không khác các con phố khác, sầm uất và hiện đại, mật độ phương tiện ở những giờ cao điểm là rất cao nên tình trạng ùn tắc giao thông ở khu vực này vào những giờ cao điểm cũng thường xuyên xảy ra





Càng đi vào sâu trong làng thì hình ảnh thôn quê như trở về trong tâm trí, khi xem những hình ảnh này bà xã mình phải thốt lên “ nó chẳng khác gì quê em”



Cảnh sinh hoạt lúc chiều tà, những ngôi nhà ngói đỏ, những ngõ vắng quanh co, hình ảnh này gợi nhớ đến một làng quê điển hình của làng xóm vùng đồng bằng bắc bộ




20221101_164440.jpg

Cảnh sinh hoạt thể thao của mọi người, phía bên cạnh là 2 ngôi mộ từ lâu năm

ĐỀN ĐÔI CÔ

Đền Đôi Cô hay còn có tên khác là Đền Tam Giang, nằm ở mỏm Soi của làng Bắc Cầu 1 thuộc tổ 38 Ngọc Thụy, quận Long Biên, ngoài sự linh thiêng theo như lời kể của nhiều người thì ngôi đền này có một vị trí vô cùng độc đáo , nằm giữa bán đảo với ba mặt là sông hình thành nên một khung cảnh thơ mộng vào thời điểm hoàng hôn, phía trước mặt của đền nhìn xa xa chếch sang trái theo hướng nhìn là cầu Nhật Tân



Cổng vào đền Đôi Cô



Đền Đôi Cô nhìn từ phía xã Đông Hội - Đông Anh, nhìn xa xa từ bên kia bờ trông phong cảnh thật ngoạn mục










Khu vực này là công trình thờ Tần Tam Giang (thần của ba con Sông)

CHÙA BẮC CẦU 2

Tên chữ là Long Đọi Tự thuộc địa bàn tổ 36 phường Ngọc Thụy





Chùa nằm trên khu đất rất rộng, phía trước lối vào có một vườn cây trồng các loại cây ăn quả: Nhãn, bưởi…





Phía trước mặt chùa là một khoảng đất rất rộng lớn , nơi đây trồng rau phục vụ chon nhu cầu sinh hoạt của nhà chùa và các phật tử, cách xa khoảng 200m là sông Hồng



Hình ảnh phía trước mặt chính của chùa, xa xa là Sông Hồng



Hình ảnh sinh hoạt lúc chiều tà tại vườn rau, nhà sư mặc áo xám (Y phục khi tiếp khách hoặc ra ngoài của chư Ni Phật giáo Bắc tông) và phật tử đang hái và chăm sóc rau


Mặt bằng tổng thể của chùa Long Đọi Tự cũng như bao ngôi chùa khác bao gồm nhà Tam Bảo, nhà quan âm, nhà Tổ(nhiều nơi gọi là nhà Hậu), nhà khách (dùng để tiếp khách và các phật tử), tháp mộ(nơi chôn cất sư Tổ)



Nhà khách, nơi đây dùng để tiếp khách thập phương



Nhà Quan Âm



Nhà thờ Tổ



Khu tháp mộ (theo như mình hiểu thì đây là phần mộ của một vị sư trước đây từng trụ trì và trông coi chùa)





CHÙA BẮC CẦU 3

“Chùa Bắc Cầu 3 có tên chữ là “Thuận Lợi tự”. Xa xưa chùa còn có tên gọi khác là chùa Đông Cầu Trung, trước đây thuộc xóm 3, thôn Bắc Cầu, xã Ngọc Thụy, nay thuộc Tổ dân phố số 35, phường Ngọc Thụy.

Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, trước kia chùa được dựng ở chỗ khác, đến năm 1892, chùa được chuyển về vị trí hiện nay và được trùng tu vào những năm đầu thế kỷ XX. Kiến trúc của chùa hiện nay là dấu ấn của lần tu sửa cuối cùng vào năm 1993.

Các công trình kiến trúc của chùa hiện nay bao gồm: Tam quan, chùa chính làm theo kiểu chữ đinh gồm 5 gian Tiền đường, 3 gian Thượng điện theo kiểu tường hồi bít đốc, mái ngói ta. Bộ khung tòa Tiền đường được làm theo kèo cầu quá giang đơn giản; bên trong Thượng điện được kết cấu kiểu chồng rường giá chiêng, bào trơn đóng bén. Tại Thượng điện ở vị trí cao và sâu nhất là nơi đặt bộ tượng Tam thế, tiếp sau là các lớp tượng A Di Đà Tam tôn, Quan Âm Chuẩn Đề, tượng Di Lặc, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và tòa Cửu Long cùng tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng ở lớp dưới cùng.” Theo nguồn tin từ UBND quận Long Biên







ĐÌNH BẮC CẦU 3



Đình Bắc Cầu 3 cách đây gần 10 năm (ảnh mình lấy trên internet), lúc này ngôi Đình đã xuống cấp

Đây là một trong những công trình cổ nhất tại thôn Bắc Cầu, Đình Bắc Cầu 3 cũng vinh dự được thành phố Hà Nội công nhận là di tích lịch sử năm 2014

Đình làng Việt qua nhiều nguồn thông tin thì xuất hiện từ cuối thế kỷ 15, chức năng của Đình là thờ thành hoàng (có Nhân thần và Thiên thần), ngoài ra thì Đình cũng là trung tâm của các hoạt động sinh hoạt của làng xã Việt Nam, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng kiến trúc ngôi đình làng Việt gần như không thay đổi theo năm tháng

Chức năng của Đình làng trong đời sống hiện đại cũng có thay đổi, các nhà văn hóa tại các làng và phố mọc lên khiến ngôi ĐÌnh hiện tại chỉ phục vụ cho việc thờ thành hoàng và là nơi bảo tồn văn hóa Việt

Ngôi Đình theo quan điểm của cá nhân mình thì nó là đỉnh cao của nền văn hóa làng xã




Ngôi đình này cách đây gần chục năm do tình trạng xuống cấp trầm trọng nên đã đóng cửa để phục vụ cho việc trùng tu, diện mạo ngôi đình hiện tại vẫn giữ nguyên về kiến trúc, nhưng hầu như các hạng mục đều đã được thay thế



Phía trước mặt nhìn về phía sông Đuống, xa xăm có thể nhìn thấy một số công trình cao ốc tiêu biểu của Hà Nội, tòa nhà lotte
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top