[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Pháo phòng không TQ có thể bắn hạ tên lửa ở tốc độ Mach 4?

Hòa Trần | 10/12/2014 13:30
thích

Pháo phòng không Type 730 đang khai hỏa

Chia sẻ:
Type 730 và Type 1130 là 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) được trang bị trên nhiều chiến hạm hiện đại của Hải quân Trung Quốc.

Trong tác chiến hải đối không, việc đánh chặn mục tiêu tầm xa và tầm trung là nhiệm vụ của tên lửa dẫn đường, còn đối với tên lửa diệt hạm bay bám biển thì các tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh lại tỏ ra có hiệu quả hơn.

Hiện nay, hầu hết các chiến hạm hiện đại của Hải quân Trung Quốc đều sử dụng hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730 và Type 1130.

Hai tổ hợp này được cho là sản phẩm nghiên cứu dựa trên pháo AK-630 của Liên Xô và hệ thống CIWS Goalkeeper của châu Âu.

1. Pháo phòng không tầm gần Type 730

Hai chữ số 7 và 30 trong Type 730 ám chỉ đây là loại pháo phòng không có 7 nòng cỡ 30 mm.

Do một số nguyên nhân, Trung Quốc không trực tiếp nhập khẩu linh kiện mà tiến hành tự nghiên cứu trong nước. Đặc biệt là việc tăng cường số lượng nòng pháo làm cho tốc độ bắn tăng lên rõ rệt.

Pháo phòng không Type 730

Hệ thống CIWS Type 730 gồm tháp pháo được lắp đặt trên trên bệ xoay, bao gồm 2 thiết bị thẳng đứng và thiết bị mang vũ khí.

BÀI LIÊN QUAN

Pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka Ấn Độ vừa nâng cấp có gì mới?
Những tổ hợp pháo phòng không hiện đại nhất thế giới
Kashtan CIWS: ‘Anh cả’ của hệ thống phòng thủ tầm gần và cực gần

Bệ xoay bảo đảm pháo có thể tiến hành ngắm bắn với góc độ tối đa. Đỉnh của bộ phận bên hông có thiết bị tìm và theo dõi mục tiêu.

Bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Type 730 là pháo tự động H/PJ-12 gồm 7 nòng cỡ 30 mm.

Việc tăng số lượng nòng pháo làm cho tốc độ bắn của H/PJ-12 đạt tới 5.800 phát/phút. Pháo sử dụng loại đạn 30 x 165 mm, tầm bắn hiệu quả lên tới 3.000 m.

Hệ thống pháo này thường dùng để bảo vệ tàu chiến trước những cuộc tấn công của tên lửa chống hạm và các phương tiện bay khác.

Do kích thước và trọng lượng của Type 730 tương đối lớn cho nên cũng có những yêu cầu đặc biệt đối với tàu chiến được lắp đặt.

Những chiến hạm của Trung Quốc được trang bị pháo Type 730 chủ yếu là tàu khu trục Type 051C, 052, 052B, 052C, 052D, trên mỗi tàu thường có 2 hệ thống.

2. Pháo phòng không tầm gần Type 1130

Vào năm 2005 Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu hệ thống pháo phòng không bắn nhanh kiểu mới cho tàu chiến. Yêu cầu nhiệm vụ của dự án là tăng tốc độ bắn lên 8.000 - 10.000 phát/phút.

Các kỹ sư của Viện nghiên cứu 713 Trung Quốc đã quyết định nâng cấp pháo Type 730 bằng cách cải tiến kết cấu nòng pháo để tăng tốc độ bắn của nó.
Pháo phòng không Type 1130

Kết quả tính toán cho thấy, để có được tính năng như yêu cầu phải sử dụng pháo 11 nòng. Vì vậy, các kỹ sư Trung Quốc gần như phải bắt đầu nghiên cứu lại từ đầu.

Qua xem xét pháo AK-630M2 của Nga, bằng việc sử dụng 2 pháo tự động 6 nòng cỡ 30 mm để đạt tốc độ bắn yêu cầu cho nên Trung Quốc cũng quyết định tăng cường số lượng nòng pháo để nâng cao tốc độ bắn.

Cũng như các hệ thống trước đây, Type 1130 được lắp trên một bệ xoay. Do tốc độ bắn rất cao, hệ thống pháo kiểu mới phải sử dụng 2 buồng đạn hình trụ với 640 viên đạn, tổng cơ số đạn khi chuẩn bị bắn là 1.280 viên.

Ngoài ra, kết cấu bộ phận bên hông, radar điều khiển và hệ thống điện tử quang học được đặt phía sau cũng có sự thay đổi. Một số tư liệu cho thấy, trên hệ thống pháo Type 1130 có nhiều thiết bị mà pháo Type 730 từng sử dụng.

Type 1130 trang bị pháo H/PJ-14 cỡ 30 mm, đặc điểm chủ yếu của nó là mang module xoay với 11 nòng pháo. Module này được cố định trên thân pháo với sự hỗ trợ của khung đặc biệt.

Kết cấu trên bảo đảm tốc độ bắn của pháo có thể đạt 10.000 viên/phút, với tốc độ này hệ thống pháo Type 1130 có thể bắn hạ tên lửa bay với tốc độ Mach 4, xác suất tiêu diệt mục tiêu là 96%.

Do trọng lượng và kích thước của pháo khá lớn, cùng với nhu vầu về nguồn điện làm cho việc lựa chọn tàu để lắp đặt cũng rất chặt chẽ.

Các số liệu cho thấy hệ thống pháo Type 1130 chỉ có thể lắp đặt trên tàu chiến có lượng giãn nước trên 12.000 tấn. Do đó, các tàu khu trục Type 052 với lượng giãn nước 7.000 tấn phải tiếp tục sử dụng pháo Type 730.

Trong tương lai pháo phòng không Type 1130 có thể được lắp đặt trên tàu khu trục Type 055. Hiện tại chỉ có tàu sân bay Liêu Ninh được lắp đặt hệ thống này.

Mặc dù được quảng cáo khá hoành tráng nhưng hiệu quả thực tế của 2 hệ thống CIWS này vẫn bị đặt dấu hỏi khá lớn vì chưa hề trải qua kiểm nghiệm đầy đủ.

Trong cuộc tập trận được Hải quân Trung Quốc tiến hành ở trên vịnh Aden, pháo Type 730 đã bị kẹt và không thể bắn hạ mục tiêu giả định. Đây sẽ là một thảm họa thực sự khi phải đối đầu với những cuộc tấn công từ trên không.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,782
Động cơ
369,006 Mã lực
Hàng nhái mà cứ đời hơn hàng chính hãng là sao nhỉ.:-w
 

Ha Cong Anh

Xe điện
Biển số
OF-206462
Ngày cấp bằng
17/8/13
Số km
4,638
Động cơ
363,975 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thằng cẩu này chỉ đc cái cậy bé bắt nạt ông anh Việt Nam lớn hơn thôi. Giờ mà đập nhau thì Mèo nó vặn cổ, xoa đầu lấy tiền.
 

Trandoico1

Xe hơi
Biển số
OF-334611
Ngày cấp bằng
13/9/14
Số km
145
Động cơ
280,680 Mã lực
quá khiếp đản :(, việt nam tôi ơi
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Nhận diện pháo phòng không trên hạm nguy hiểm nhất Trung Quốc
Cập nhật lúc: 21:00 12/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Tận mắt “đồ chơi” tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tận mắt “đồ chơi” tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu chiến Trung Quốc trang bị pháo phản lực làm gì?
(Kiến Thức) - Type 730 và 1130 hiện được xem là những pháo phòng không trên hạm đặc biệt nguy hiểm của Trung Quốc, có thể chặn tên lửa tốc độ cao.
Trong một bài viết mới đây, Thời báo Hoàn Cầu đã tiết lộ chi tiết tính năng hai loại pháo phòng không hiện đại nhất trên các tàu chiến của nước này. Đó là các hệ thống pháo cao tốc Type 730 và Type 1130 - Hoàn Cầu "thừa nhận" nước này có sao chép công nghệ pháo AK-630 của Liên Xô. Tất nhiên, quan sát các hình ảnh được công bố thì 2 loại pháo 730 và 1130 đều đã có sự cải tiến nhất định.
Pháo phòng không cao tốc Type 730
Theo Hoàn Cầu, hệ thống pháo phòng không cao tốc Type 730 mà nước này đang trang bị trên hầu hết các tàu chiến hiện đại, thế hệ mới là thiết kế sao chép (có cải tiến từ AK-630). Có khả năng nước này đã nghiên cứu kĩ các hệ thống AK-630 trên tàu chiến Project 956 mà Trung Quốc nhập khẩu nguyên chiếc từ Nga.
"Do một số nguyên dân mà quân đội và kỹ sư của Trung Quốc không nhập khẩu trực tiệp linh kiện nòng pháo, mà tiến hành tự nghiên cứu. Đặc biệt là tăng số lượng của nòng pháo để tăng tốc độ bắn", Hoàn Cầu viết. Con số 730 tương ứng với việc pháo có 7 nòng cỡ 30mm.
Hệ thống pháo Type 730 được trang bị trên tàu chiến Trung Quốc.
Hệ thống pháo Type 730 trang bị pháo tự động H/PJ-12 với 7 nòng cỡ 30mm. Trên tháp pháo được tích hợp radar bắt mục tiêu và tổ hợp trinh sát quang điện. Đây là cải tiến khác hẳn với AK-630 của Nga, khi mà các thành phần radar và tổ hợp trinh sát quang điện nằm tách biệt (có thể đặt trên thượng tầng hoặc cột buồm).
Ngoài ra, so với pháo nguyên mẫu của Liên Xô, Type 730 được tăng thêm nòng pháo, để tốc độ bắn đạt 5.800 vòng/phút. Vì được tăng thêm 1 nòng cho nên phải tăng thêm thiết bị hỗ trợ cho kết cấu nòng pháo.
Tăng tốc độ bắn không bất kỳ ảnh hưởng nào đối với hệ thống pháo sử dụng đạn 30x165mm. Tầm bắn hiệu quả của hệ thống Type 730 không quá 3.000m. Hệ thống pháo này thường sử dụng để bảo vệ tàu chiến trước tên lửa chống hạm và các cuộc tấn công từ trên không khác.
Do trọng lượng và kích thước của Type 730 tương đối lớn, cho nên cũng có những yêu cầu đặc biệt đối với tàu mang hệ thống này. Có thể thấy được những tàu chiến được trang bị chủ yếu là tàu khu trục Type 051C, 052, 052B, 052C, 052D và các tàu hộ vệ tên lửa cỡ 2.000-4.000 tấn.
Siêu pháo 11 nòng
Với tham vọng tăng tốc độ bắn lên tới 8.000-10.000 phát/phút nhằm đánh chặn mục tiêu tên lửa diệt hạm siêu âm. Từ năm 2005, Trung Quốc bắt tay vào phát triển hệ thống pháo phòng không trên hạm thế hệ mới.
Viện nghiên cứu 713 sau khi tính toán kĩ, để đạt được yêu cầu nhiệm vụ như vậy cần phải sử dụng tới 11 nòng pháo đã quyết định áp dụng giải pháp tương tự Nga - thực hiện với AK-630, đó là AK-630M-2 sử dụng 2 pháo 6 nòng 30mm cho tốc độ vượt trên 10.000 phát/phút.
Vì vậy, kĩ sư viện 713 cũng quyết định tăng số lượng nòng pháo dựa trên pháo Type 730 để đạt được yêu cầu thiết kế. Đó là cơ sở cho sự ra đời của pháo phòng không Type 1130.
Pháo Type 730 khai hỏa.
Theo một số tài liệu, các thiết bị trên hệ thống Type 1130 cơ bản là dùng của Type 730, nhưng bố trí có phần khác. Theo đó, radar bắt mục tiêu và tổ hợp trinh sát quang điện chuyển sâu về đuôi tháp pháo.
Về bộ phận hỏa lực, Type 1130 không ứng dụng phương án của người Nga là trang bị thêm một cụm nòng pháo mà là chế tạo khẩu pháo 11 nòng H/PJ-14 cỡ 30mm. Mô đun pháo cố định trên thân pháo và được hỗ trợ bởi khung đặc biệt. Kết cấu pháo này bảo đảm tốc độ bắn của nó có thể đạt đến 10.000 phát/phút.
"Do có tính năng như vậy cho nên Type 1130 có thể bắn hạ tên lửa có tốc độ bay 4 mach, tỷ lệ trúng mục tiêu là 96%", Hoàn Cầu tuyên bố.
Tuy nhiên kích thước và trọng lượng rất lớn và yêu cầu về nguồn điện khiến việc trang bị trên các tàu chiến rất hạn chế. Một số số liệu cho thấy hệ thống Type 1130 chỉ có thể lắp trên tàu chiến có lượng giãn nước hơn 12.000 tấn. Chính vì vậy, hiện Trung Quốc chỉ mới trang bị Type 1130 trên tàu sân bay Liêu Ninh và tương lai cho thể là Type 055 đang nghiên cứu.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Siêu tiêm kích J-31 Trung Quốc không thể tàng hình?
Cập nhật lúc: 11:00 12/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Tiêm kích tàng hình J-31 Trung Quốc lại gây thất vọng
Tiêm kích tàng hình J-31 Trung Quốc lại gây thất vọng
Pakistan sẽ mua 30-40 tiêm kích J-31 Trung Quốc?
(Kiến Thức) - Động cơ phun khói mù mịt khi bay là một trong lý do khiến máy bay chiến đấu J-31 của Trung Quốc bị nghi ngờ là không thể tàng hình.
Theo tờ báo chuyên về quốc phòng của Đài Loan nhận định, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 của Trung Quốc không có khả năng tàng hình. Nhận định được này được đưa ra sau màn trình diễn đáng thất vọng của tiêm kích tàng hình J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải.
Máy bay J-31 của Trung Quốc không có khả năng tàng hình.
Tờ báo này đưa ra lý do đầu tiên khẳng định việc máy bay J-31 không có khả năng tàng hình là vấn đề vật liệu hấp thụ sóng radar. Đây là công nghệ rất quan trọng trên máy bay tàng hình, nhưng theo báo cáo hiện nay cho thấy chỉ có Mỹ, Nga và Nhật Bản là có công nghệ nghiên cứu vật liệu này.
Thứ 2 là khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại - thường được tạo ra khi động cơ hoạt động. Các vòi phun động cơ xả lượng lớn nhiệt lượng khiến cho chúng dễ bị các thiết bị trinh sát hồng ngoại gắn trên máy bay phát hiện. Tuy nhiên, trong các cuộc bay biểu diễn tại Chu Hải, J-31 đã thể hiện rất tồi khả năng che giấu hồng ngoại khi mà động cơ phản lực của nó xả khói đen mù mịt - điều mà các chiến đấu cơ hiện đại hiếm gặp phải.
Thứ 3 là sơn tàng hình quang học, loại sơn này là rất tinh vi, sơn phủ của máy bay chiến đấu, bao gồm cả tàu chiến có thể giúp nó tránh hiệu quả radar liên quan và sự phát hiện của sóng điện từ, Nhưng loại sơn này chỉ có Mỹ và Nhật Bản có được
Máy bay J-31 chuẩn bị bay biểu diễn tại triển lãm Chu Hải.
Tờ tạp chí này cũng cho biết, chuyến bay của J-31 tại Chu Hải cũng diễn ra trong vòng bí mật, thời gian bay diễn ra chóng vánh (khoảng 10 phút) nên khó có thể đánh giá được hết về J-31. Liệu nó có xứng đáng được gọi là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 hay không? Hay chỉ là máy bay chiến đấu có dáng vẻ giống máy bay tàng hình.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Trung Quốc hạ uy không lực Mỹ bằng cách nào?
11/12/2014 15:45

thích
Chia sẻ:
Khi Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa các máy bay chiến đấu thì vị trí vượt trội của Mỹ đang dần mất đi.
Business Insider dẫn phân tích của Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung 2014 cho biết, Quân đội Trung Quốc (PLA) hiện có khoảng 2.200 máy bay đang vận hành, gần 600 trong số đó được cho là hiện đại.
vũ khí, Su 35, J20, J31, Y20, siêu thanh, tàng hình, máy bay chiến đấu, S400
Máy bay J-20 của Trung Quốc
Bản phân tích cho biết:
BÀI LIÊN QUAN
“Sát thủ diệt hạm” Đài Loan thách thức "BrahMos" Trung Quốc
Trung Quốc "vượt" Nga trong cuộc đua tiêm kích thế hệ 6
Nga có thể bán tàu ngầm hạt nhân Yasen cho Trung Quốc?
“Hồi đầu những năm 1990, Bắc Kinh bắt đầu chương trình hiện đại hóa toàn diện, nhằm nâng cấp Không quân PLA thành một lực lượng hiện đại, đa chức năng, có thể phóng chiếu chính xác sức mạnh trên không bên ngoài biên giới Trung Quốc, tiến hành phòng không và tên lửa, cung cấp thông tin cảnh báo sớm”.
Về mặt máy bay tàng hình, tài liệu này đề cập tới các chuyến bay gần đây của nguyên mẫu J-20, và nói rằng chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ năm này tối tân hơn mọi máy bay khác triển khai trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một phiên bản máy bay tàng hình nhỏ hơn gọi là FC-31.
vũ khí, Su 35, J20, J31, Y20, siêu thanh, tàng hình, máy bay chiến đấu, S400
Máy bay J-31 của Trung Quốc
Trung Quốc đã cho trình diễn máy bay Shenyang FC-31 tại Triển lãm hàng không Chu Hải.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, hiện chưa rõ máy bay này có thể đuổi kịp và cạnh tranh về mặt tiềm lực công nghệ với chiếc siêu cơ F-35 của Mỹ hay không.
Cũng theo báo cáo này, các ưu thế về công nghệ trong nền tảng vũ khí, không quân và hải quân đang suy giảm nhanh chóng.
Để minh họa cho điểm này, tài liệu dẫn lời của một nhà phân tích so sánh giữa các máy bay Mỹ và Trung Quốc từ hai mươi năm trước và các phiên bản ngày nay.
Chẳng hạn vào thời điểm 1995, một chiếc F-15, F-16 hay F/A-18 có thể vượt xa chiếc J-6 của Trung Quốc. Nhưng nay, J-10 và J-11 của Trung Quốc thậm chí ‘ngang ngửa’ về tiềm lực với bản F-15 nâng cấp của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất và dự định mua Su-35 của Nga.
“Chiếc Su-35 là máy bay rất đa năng, có thực lực lớn và có thể mang lại sự cải thiện đáng kể về tầm bay và sức chứa nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu hiện thời của Trung Quốc.
Do đó, máy bay có thể củng cố tiềm lực của Trung Quốc khi đảm nhận các nhiệm vụ ưu trội hơn tại eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông…” – trích báo cáo.
vũ khí, Su 35, J20, J31, Y20, siêu thanh, tàng hình, máy bay chiến đấu, S400
Trung Quốc muốn mua Su-35 của Nga
Su-35 còn giúp ích đáng kể cho Trung Quốc trong việc cải tiến hệ thống kỹ thuật hiện có.
Ngoài công nghệ tàng hình, máy bay chiến đấu công nghệ cao và điện tử hàng không, Trung Quốc còn nâng tiềm lực với các tên lửa không đối không trong suốt 15 năm qua.
“Sau 15 năm, Trung Quốc đã sở hữu một số lượng lớn tên lửa không đối không tầm gần và tầm trung tinh vi; các loại đạn dẫn đường có độ chính xác cao trong mọi điều kiện thời tiết, bom có vệ tinh dẫn đường, các tên lửa chống phóng xạ, và các bom có laser dẫn đường, các tên lửa hành trình không đối đất tân tiến, tầm xa và tên lửa hành trình chống hạm” – trích bản báo cáo.
Báo cáo này còn nhắc tới máy bay Y-20 – một chiếc máy bay tiếp tế chiến lược mới của Trung Quốc đang được thử nghiệm, với khả năng vận tải khối lượng hàng hóa nhiều gấp 3 lần so với chiếc C-130 của Mỹ.
vũ khí, Su 35, J20, J31, Y20, siêu thanh, tàng hình, máy bay chiến đấu, S400
Máy bay vận tải Y-20

Các nhà phân tích giải thích, dùng Y-20 làm tiếp liệu có thể giúp Trung Quốc hoạt động mạnh ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Bản báo cáo cũng trích dẫn truyền thông Nga cho biết, Nga đã thông qua việc bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc.
“S-400 có thể nâng tầm bắn của phòng không Trung Quốc gấp hai lần, từ 200 lên 400km – đủ để bao phủ cả quần đảo Senkaku, nhiều phần của biển Đông...” – trích bản báo cáo.
vũ khí, Su 35, J20, J31, Y20, siêu thanh, tàng hình, máy bay chiến đấu, S400
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga
Nghị sĩ Randy Forbes nhận định: “Nếu bạn nhìn lại cách tiếp cận của Lầu Năm Góc cách đây 10 năm, họ đã bỏ sót những gì Trung Quốc làm. Trung Quốc đã tăng tiến về phương diện hình học.
Tôi nghĩ là chúng ta phải nhìn trên toàn cầu, để đảm bảo rằng chúng ta đang dựng nên các chiến lược có thể cần thiết, để phòng thủ đất nước trong một hoặc hai thập kỷ tới”.

Nghị sĩ Forbes nhấn mạnh thêm, trong khi làm việc theo hướng hòa bình và ổn định, cải thiện quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng, Mỹ cũng cần phải hiện đại hóa và chuẩn bị cho lực lượng quân sự dựa trên tiềm lực của Trung Quốc, chứ không phải dựa trên ý đồ của họ.
“Bạn phải chuẩn bị dựa trên tiềm lực, bởi vì ý định có thể thay đổi chỉ trong một đêm với một sự việc nào đó” – Forbes nói.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
“J-31 tàng hình" bị radar Nga, Mỹ tóm sống sau 10’ bay
(Vũ khí) - Tại Chu Hải Airshow 2014, Nga và Mỹ bí mật mở radar máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay vận tải C-17 và đã bắt sống tín hiệu của J-31.

Không quân TQ trang sẽ bị đồng thời J-20, J-31
Lộ phối cảnh J-31 xuất hiện cùng sân bay Liêu Ninh
Triển lãm hàng không qua đi với những “tiếng xấu” về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc. Ngay sau khi Trung Quốc tiếp tục ký hợp đồng với Nga để mua sắm động cơ RD-93 cho loại máy bay này, nó đã được các chuyên gia quân sự Trung Quốc lăng-xê là có khả năng đánh bại F-35 của Mỹ.

Tuy nhiên, một thông tin gây chấn động là tại Triển lãm hàng không Chu Hải vừa qua, các máy bay Nga và Mỹ đã bắt được tín hiệu của J-31 chỉ sau 10 phút chiếc tiêm kích tối tân này của Trung Quốc bay lên bầu trời. Điều này như “một cát tát” vào niềm kiêu hãnh của không quân Trung Quốc.

Tờ Want Daily tiết lộ thông tin từ các chuyên gia quân sự dấu tên cho biết, chỉ sau 10 phút bay trình diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải, J-31 đã bị hệ thống radar của các máy bay khác phát hiện. Điều đáng nói là, ngoài chiếc tiêm kích tối tân Su-35 Nga ra, cả chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster của Mỹ cũng đã tóm sống tín hiệu radar của nó.

Điều này thực ra cũng không có gì khó hiểu khi trình diễn tại triển lãm Chu Hải, J-31 đã nhả ra khói đen mù mịt ở một trong 2 động cơ, trong khi các phi công mới chỉ bay ở tốc độ chưa chạm ngưỡng siêu âm. Điều này cho thấy động cơ WS-10 của Trung Quốc đã kém nhưng động cơ RD-93 của Nga bán cho Trung Quốc cũng không tương xứng để lắp đặt trên các máy bay thế hệ thứ 5.

Chiếc J-31 Trung Quốc phun khói đen mù mịt tại Chu Hải Airshow 2014
Chiếc J-31 Trung Quốc phun khói đen mù mịt tại Chu Hải Airshow 2014
Ngoài ra, Trung Quốc cũng chưa thể chế tạo được một loại sơn hấp thụ sóng radar hoàn hảo để có thể tàng hình một cách triệt để như các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga và Mỹ. Điều này cho thấy, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc sẽ còn rất nhiều việc phải làm, đồng thời, tham vọng cạnh tranh xuất khẩu với F-35 chỉ là mơ mộng viển vông.

Mặc dù vẫn còn nhiều điểm yếu nhưng chiếc J-31 xuất hiện tại triển lãm hàng không Chu Hải chỉ là phiên bản thử nghiệm, từ đây cho đến khi được trang bị hàng loạt Trung Quốc có thể bổ khuyết yếu điểm bằng cách mua loại động cơ tốt hơn của Nga. Điều này là có cơ sở khi các chuyên gia Trung Quốc đã săm soi rất kỹ động cơ AL-41F-1S (117S) trên chiếc Su-35 của Nga.

Công bằng mà nói, Trung Quốc vẫn đang là một trong những nước đi đầu về công nghệ tàng hình trên máy bay và trong tương lai, Bắc Kinh có thể sử dụng phương pháp “gián điệp công nghệ” để thu thập những tài liệu về công nghệ sơn hấp thụ sóng radar của ngành công nghiệp chế tạo máy bay Mỹ nhằm tăng khả năng tàng hình cho chiếc chiến đấu cơ “con cưng” của mình.

Các hacker Trung Quốc được biết đến nhờ những thành công liên tiếp trong việc thu thập những thông tin nhạy cảm về những dự án quốc phòng của Mỹ. Điể hình như hồi tháng 7-2014, một doanh nhân Trung Quốc đã bị bắt tại Canada theo yêu cầu của FBI sau khi người này bị buộc tội đánh cắp thông tin của 32 dự án quân sự của Mỹ, bao gồm cả F-35.

J-31 của Trung Quốc là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương (Shenyang Aircraft Corporation) nghiên cứu, phát triển song song với dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô.

Trung Quốc đang mơ tới phiên bản tiêm kích hạm J-31
Trung Quốc đang mơ tới phiên bản tiêm kích hạm J-31
J-31 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 hạng trung, loại 2 động cơ, 1 chỗ ngồi, có kích thước nhỏ hơn so với J-20. J-31 bắt đầu bay thử chuyến đầu tiên vào ngày 31-10-2012. Về ngoại hình và kích cỡ, nó tương đương với F-35 nên có người gọi nó là “Anh em song sinh của F-35”.

J-31 cũng mang những đặc điểm tàng hình tiêu biểu của một loại máy bay chiến đấu thứ 5 là có khả năng tàng hình, tốc độ hành trình siêu âm, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến... Tuy nhiên, J-31 hiện là một phiên bản nhiều khiếm khuyết, thời gian để Trung Quốc thành công với loại máy bay này sẽ còn rất dài.

Cũng giống như các máy bay chiến đấu thế hệ 5 khác, J-31 cũng thiết kế để mang các loại vũ khí trong khoang bụng. Tuy thiết kế quá nhỏ của J-31 giúp tăng hiệu suất nhiên liệu mang theo cũng như tốc độ bay nhưng điều đó sẽ khiến số lượng vũ khí mang theo của loại máy bay này ít hơn các tiêm kích thế hệ 5 khác.

Một số hình ảnh trên mạng thể hiện, rất có khả năng J-31 sẽ sinh thêm 1 biến thể với chức năng tiêm kích hạm, dùng trong tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để nói đến điều này bởi ít nhất các tàu sân bay quốc nội Trung Quốc hiện đang đóng phải đến ngoài năm 2020 mới hình thành được năng lực tác chiến ban đầu.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Trung Quốc “huênh hoang“: HJ-9 thừa sức diệt mọi xe tăng
Cập nhật lúc: 15:10 17/12/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Tường tận 10 vũ khí hiệu quả nhất của Trung Quốc
Tường tận 10 vũ khí hiệu quả nhất của Trung Quốc
Trung Quốc chào bán tên lửa chống tăng HJ-12
(Kiến Thức) - Đó là tuyên bố của Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc Trung Quốc về mẫu tên lửa chống tăng do công ty này chế tạo.
Báo Đài Loan dẫn lời từ Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc của Trung Quốc (NORINCO) cho hay, mẫu tên lửa chống tăng Hongjian-9 hay còn được biết tới với cái tên AFT-9A, do công ty này phát triển có thể tiêu diệt bất cứ mẫu xe tăng hay xe bọc thép nào trên thế giới.
HJ-9A là mẫu tên lửa chống tăng được trang bị công nghệ dẫn đường bằng laser được thiết kế và chế tạo bởi Norinco, và theo tuyên bố của công ty này AFT-9A có thể xuyên qua lớp giáp bảo vệ dày 1.200mm của bất cứ mẫu xe tăng nào. Và khả năng trên sẽ biến AFT-9A trở thành một sát thủ diệt tăng theo đúng nghĩa.
Tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-9 được trang bị trên một mẫu xe bọc thép của Quân đội Trung Quốc.
Bên cạnh đó ngoài khả năng chống tăng, AFT-9A còn có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu cố định như lô cốt, công sự và các công trình kiên cố, nó còn được trang bị hai loại đầu đạn nổ lõm và nhiệt áp với tầm bắn hiệu quả lên tới 5 km.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng phát triển lực lượng tăng thiết giáp của mình nhằm đối phó với mọi cuộc xung đột trong tương lai, bên cạnh đó nước này cũng ra sức phát triển hàng loạt các loại tên lửa chống tăng thế hệ mới và AFT-9A chỉ là một trong những số đó.
Mẫu tên lửa chống tăng HJ-12 được Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Một chuyên gia quốc phòng Trung Quốc giấu tên cho biết rằng, ngoài HJ-9 Trung Quốc còn sở hữu một sát thủ diệt tăng khác là mẫu tên lửa chống tăng HJ-12 với nguyên lý hoạt động “khóa trước khi bắn”. Sau khi bắn, nó sẽ tự động bay đến mục tiêu, xạ thủ có thể ẩn nấp ngay hoặc nạp đạn cho hệ thống để tấn công mục tiêu tiếp theo. Và HJ-12 sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt các thiệt hại không đáng có về người trên chiến trường. Bên cạnh đó tên lửa chống tăng HJ-12 sử dụng công nghệ “phóng mềm”, do đó nó có thể được phóng đi từ bên trong các tòa nhà hoặc hầm ngầm
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, HJ-12 sử dụng đầu đạn phá giáp hóa năng và dựa trên thông số kỹ thuật của Norinco nó có thể phá xuyên giáp bảo vệ của các loại xe tăng hay xe bọc thép có độ dày 1.100mm. Mẫu tên lửa này còn có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu cố định hay các mục tiêu bay tầm thấp.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Sợ lộ bí mật quân sự, TQ cấm xuất khẩu J-20?

Ngọc Linh - Vy Lam | 18/12/2014 14:02
thích

J-20

Chia sẻ:
Một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc tiết lộ, chính phủ Trung Quốc đã quyết định cấm xuất khẩu tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-20 do nước này sản xuất.

Trang mạng War is Boring đăng tải bài viết bình luận về thông tin Trung Quốc cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu J-20.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Chính phủ Trung Quốc được cho là đã ra quyết định cấm xuất khẩu tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-20 ra nước ngoài.

Điều trùng hợp là Mỹ cũng từng thông qua một chính sách tương tự đối với các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 do nước này sản xuất.

Thông tin Trung Quốc quyết định cấm xuất khẩu J-20 được đưa ra khá bất ngờ.
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc

Bởi kể từ khi J-20 (do Tập đoàn Thành Đô sản xuất) ra mắt vào năm 2011, các nhà phân tích phương Tây cho rằng cũng giống như các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, J-20 sẽ trở thành một mặt hàng xuất khẩu.

BÀI LIÊN QUAN

Báo Đài Loan: TQ không đủ trình độ đưa J-20 rời khỏi mặt đất
Lộ diện vũ khí mới có thể trang bị trên J-20 Trung Quốc
Rò rỉ thiết kế, thông số kỹ thuật biến thể 1 động cơ của J-20

Có vẻ như Trung Quốc muốn giữ những mọi tính năng cao cấp của J-20 cho riêng mình. Tiền bạc không đáng để Bắc Kinh đánh đổi những bí mật của loại máy bay chiến đấu có khả năng "tàng hình" trước radar đối phương.

Song Zhongping, một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, tiết lộ về lệnh cấm xuất khẩu này trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Phượng Hoàng vào tháng 12.

“Việc xuất khẩu các công nghệ tiên tiến của quân đội Trung Quốc đã bị cấm”, ông Song nói, “Điều này nhằm đảm bảo công nghệ của J-20 không rơi vào tay các thế lực thù địch".
Quốc hội Mỹ ra lệnh cấm xuất khẩu F-22 để đảm bảo các bí mật quân sự và công nghệ.

Quốc hội Mỹ ra lệnh cấm xuất khẩu F-22 để đảm bảo các bí mật quân sự và công nghệ.

Đó cũng là lý do tương tự mà Quốc hội Mỹ đã đưa ra khi tuyên bố cấm xuất khẩu tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 vào giữa những năm 2000.

Trước đó, Nhật Bản được cho là đã hỏi mua F-22. Tuy nhiên, đôi lúc, Tokyo trở thành người bạn không thật sự đáng tin cậy của Mỹ trong các vấn đề liên quan tới bí mật công nghệ.

Năm 2007, giới chức Nhật Bản đã bắt giữ một sĩ quan hải quân nước này đang tìm cách bán cho Trung Quốc thông tin về hệ thống Aegis do Mỹ phát triển.

Điều khôi hài trong lệnh cấm bán J-20 của Trung Quốc ở chỗ, rất nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng, để thiết kế J-20, các kỹ sư của Bắc Kinh đã dựa một phần vào dữ liệu mà các hacker Trung Quốc ăn cắp từ chương trình tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.

Ông Song cho biết quyết định cấm xuất khẩu J-20 có liên quan tới lệnh cấm xuất khẩu F-22 của Mỹ.

"Nếu có một ngày, Mỹ quyết định xuất khẩu F-22, Trung Quốc cũng có thể cân nhắc nới lỏng lệnh cấm" - Ông Song nói.

Có vẻ như ý của ông Song là nếu đồng minh của Mỹ sở hữu F-22, các đồng minh của Trung Quốc cũng cần J-20 để cân bằng lực lượng.

Nếu F-22 được phổ biến, bí mật của nó cũng sẽ nhanh chóng lan rộng. Điều này sẽ giúp xóa bỏ nhu cầu phải đặt ra những hạn chế tương tự đối với J-20.

Tuy nhiên theo Song, khả năng này không cao, bởi F-22 đã bị dừng sản xuất gần 3 năm trước và không ai trong Quốc hội, Nhà Trắng hay Lầu Năm Góc có những nỗ lực nghiêm túc để khởi động lại chương trình.

Còn có một bằng chứng khác cho thấy Trung Quốc có ý định giữ J-20 cho riêng mình. Đó là một thời gia ngắn sau khi J-20 ra mắt, đối thủ của Tập đoàn Thành Đô là Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã ra mắt nguyên mẫu máy bay tàng hình FC-31 (J-31) với kích cỡ nhỏ hơn.
Trung Quốc từng tuyên bố J-31 sẽ trở thành đối thủ nặng ký của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.

Trung Quốc từng tuyên bố J-31 sẽ trở thành đối thủ nặng ký của F-35 trên thị trường vũ khí thế giới.

Không giống như chương trình J-20 được chính phủ Trung Quốc đầu tư, FC-31 là một dự án tư nhân mà Tập đoàn Thẩm Dương dự định xuất khẩu và nước ngoài.

Theo các phương tiện truyền thông đưa tin trước đó, Pakistan đã thể hiện sự quan tâm tới loại máy bay này.

FC-31 mang lại cho Bắc Kinh cơ hội để cạnh tranh trong thị trường máy bay chiến đấu tàng hình đang mang lại nhiều lợi nhuận trên thế giới.

Nếu J-20 giống như F-22 của Mỹ, thì việc Trung Quốc đưa ra J-31 cũng tương tự như với F-35 của Mỹ.

Việc phát triển J-20 đang được thúc đẩy. Có năm nguyên mẫu J-20 đang được thử nghiệm. Mỗi phiên bản tiếp theo lại có những cải tiến lớn so với người tiền nhiệm.

Lực lượng Không quân Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng tiếp nhận J-20 để đưa vào sử dụng trong năm 2017, 12 năm sau khi F-22 đi vào phục vụ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,877
Động cơ
73 Mã lực
:)) Cái đồ mứt nứ thì chắc gì đã có người mua mà bày đặt cấm xuất khẩu =))
 

sivibi

Xe tăng
Biển số
OF-9458
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,134
Động cơ
546,945 Mã lực
Dịp ngày tàu cộng đang sẵn tiền chắc vợt được khối vũ khí, công nghệ của nga ngố
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
:)) Cái đồ mứt nứ thì chắc gì đã có người mua mà bày đặt cấm xuất khẩu =))
Chắc chắn là sẽ có người mua nếu muốn bán, có thể không phải là khách xịn nhưng khách ít tiền thì cũng đầy. Thực ra Vịt mình chính là nước rất thích hợp để mua hàng Tàu, cũng giống như thực tế là mình đang mua tỷ thứ từ cái tăm đến tàu điện ngầm từ nó. Mỗi tội không thể mua mà thôi.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,877
Động cơ
73 Mã lực
Chắc chắn là sẽ có người mua nếu muốn bán, có thể không phải là khách xịn nhưng khách ít tiền thì cũng đầy. Thực ra Vịt mình chính là nước rất thích hợp để mua hàng Tàu, cũng giống như thực tế là mình đang mua tỷ thứ từ cái tăm đến tàu điện ngầm từ nó. Mỗi tội không thể mua mà thôi.
Chắc bán cho cam bốt :))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,377 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Đồ chúng nó khg hề kém tưới đâu
Hj8 hiện đang đc đánh giá khá cao và thực tế chứng minh merkava và m1 abram khg thể chịu nổi nó
Hj8 có tỷ lệ thành công rất cao
Mấy em mi35 bị tên lửa vác vai tàu phù thịt rồi đới
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,526
Động cơ
365,525 Mã lực
Khá nhiều nước sở hữu Hj8, tuy nhiên hàng norinco vưỡn chưa sửa được vấn đề chất lượng sản phẩm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top