Quy chuẩn 41:2016/BGTVT: Biển R415 - Mỏ vàng mới chăng?

tuuquy

Xe tải
Biển số
OF-107303
Ngày cấp bằng
1/8/11
Số km
282
Động cơ
395,910 Mã lực
Hình như em có nghe mang máng là of nhà mình có tham gia chuyện sửa đổi mà??
Đúng cụ ạ. E thấy có văn bản đóng góp ý kiến. Nhưng mà cuối cùng lại gậy ông đập lưng ông. Nó lại lấy toàn cái ae phản biện, sai với quy chuẩn cũ chuyển thành đúng với quy chuẩn mới.
 

haidongtay

Xe điện
Biển số
OF-200873
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
2,931
Động cơ
364,576 Mã lực
Đúng cụ ạ. E thấy có văn bản đóng góp ý kiến. Nhưng mà cuối cùng lại gậy ông đập lưng ông. Nó lại lấy toàn cái ae phản biện, sai với quy chuẩn cũ chuyển thành đúng với quy chuẩn mới.
Tức là không có gì của OF??
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
7,334
Động cơ
434,840 Mã lực
Đúng rồi cụ. Biển này là sự hợp lý hóa các cái ngu của bọn GTCC vào quy chuẩn.
Thứ nữa nhìn biển này em đố cụ nào biết xe nào được đi làn nào đấy? vì trong quy chuẩn có ghi là xe gì đâu?
Ví dụ làn ngoài cùng bên trái, em bảo đấy là làn dành cho xe máy, có cụ nào phản biện được không?
cái hình ngoài cùng bên trái là cái xe bò chứ cụ:D:))
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
7,334
Động cơ
434,840 Mã lực
Như bác Sgb đã phân tích, Quy chuẩn 41:2016/BGTVT có rất nhiều bất cập, lộn xộn, phản khoa học, thiếu nhất quán...
Thớt này tôi xin mổ xẻ cái biển R415:


Tạo ra cái biển này, Quy chuẩn 41:2016/BGTVT đã trao quyền cho xxx tùy ý xứ phạt người tham gia giao thông theo ý mình. Ngoài ra, cái biển này cũng trái luật:
- Khi tới gần ngã tư thì các phương tiện được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn, vậy tới gần là bao nhiêu? 10m; 20m; 50m hay 100m? Cái này sẽ tùy ý chú xxx đứng đường, chú ấy muốn phạt thì cách ngã tư 20m cũng sẽ nói là chuyển làn khi chưa tới gần ngã tư, mà không muốn phạt thì chuyển làn cách ngã tư 100m vẫn là gần.
- Biển này cũng trái luật: Ô tô đi chậm (vì dụ 10-20km/h) không được phép đi sang làn (sát) bên phải, trong khi luật quy định phương tiện đi chậm hơn phải đi về bên phải; xe đạp được chuyển sang làn trái đi theo hành trình mong muốn, trong khi luật quy định xe đạp chỉ được đi ở làn sát bên phải (đúng ra khi sang đường phải dắt qua vạch sang đường).
cái hình ngoài cùng bên trá là thể hiện xe gì đấy cụ:))
 

Stuu

Xe hơi
Biển số
OF-358421
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
189
Động cơ
262,601 Mã lực
Khi tới gần ngã tư thì các phương tiện được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn, vậy tới gần là bao nhiêu? 10m; 20m; 50m hay 100m? Cái này sẽ tùy ý chú xxx đứng đường, chú ấy muốn phạt thì cách ngã tư 20m cũng sẽ nói là chuyển làn khi chưa tới gần ngã tư, mà không muốn phạt thì chuyển làn cách ngã tư 100m vẫn là gần.
Vậy thì mình cũng có quyền hỏi quy định nào nói là ngần đấy là xa mà không phải là gần, ko có quy định thì cũng ko thể bắt lỗi sai được, vì đơn giản mình có sai đâu ^^
 

dream 2

Xe buýt
Biển số
OF-95657
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
802
Động cơ
407,148 Mã lực
Em thấy tùy tiện quá.
Biển gộp nhiều thứ vào như thế này thì làm sao mà phân biệt nhanh được.
Các cụ cho ý kiến đi ạ.
 

boeing888

Xe tải
Biển số
OF-77130
Ngày cấp bằng
5/11/10
Số km
314
Động cơ
423,040 Mã lực
Nơi ở
One Flew Over the Cuckoo's Nest
Túm lại dùng những cái biển này thể hiện sự ngu dốt của bọn soạn ra quy chuẩn này cũng như thằng ký ban hành cho nó.
Gặp biển này xxx đòi phạt mà các cụ cãi em cam đoan xxx xin thua, vì chả có chỗ nào trong quy chuẩn nói về xe nào đi làn nào trong cái biển vớ vẩn này cả.
Hình ngoài cùng bên trái em thấy giống xe công nông cụ ạ.

cái hình ngoài cùng bên trá là thể hiện xe gì đấy cụ:))
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,037
Động cơ
412,938 Mã lực
Như bác Sgb đã phân tích, Quy chuẩn 41:2016/BGTVT có rất nhiều bất cập, lộn xộn, phản khoa học, thiếu nhất quán...
Thớt này tôi xin mổ xẻ cái biển R415:
----
- Biển này cũng trái luật: Ô tô đi chậm (vì dụ 10-20km/h) không được phép đi sang làn (sát) bên phải, trong khi luật quy định phương tiện đi chậm hơn phải đi về bên phải; xe đạp được chuyển sang làn trái đi theo hành trình mong muốn, trong khi luật quy định xe đạp chỉ được đi ở làn sát bên phải (đúng ra khi sang đường phải dắt qua vạch sang đường).
Luật GTĐB quy định: "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là đối với làn đường mà các loại xe đc chạy chung, chứ ko phải làn đường dành riêng cho từng loại xe!? Cụ vừa muốn làn đường dành riêng cho từng loại xe, vừa muốn xe chạy chậm hơn thì đi về bên phải (làn đường bên phải) thì có phải là ko logic ko!? :)
 

hercule555

Xe máy
Biển số
OF-377268
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
95
Động cơ
246,850 Mã lực
Quy chuẩn đưa ra hướng đến chuẩn hoá về các biển báo, nhưng do diễn giải chưa hết nên vẫn còn khe hở để xxx kiếm ăn
 

Chaukga

Xe container
Biển số
OF-1616
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
5,858
Động cơ
1,658,208 Mã lực
Như này chạy đường 5 đoạn Hà Nội là dễ bị mất xèng dồi :(
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,064
Động cơ
566,218 Mã lực
Luật GTĐB quy định: "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là đối với làn đường mà các loại xe đc chạy chung, chứ ko phải làn đường dành riêng cho từng loại xe!? Cụ vừa muốn làn đường dành riêng cho từng loại xe, vừa muốn xe chạy chậm hơn thì đi về bên phải (làn đường bên phải) thì có phải là ko logic ko!? :)
Luật quy định "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là quy định mang tính nguyên tắc, và các nhà quản lý giao thông không được vi phạm nguyên tắc này.
Trên đường có cắm biển này (ví dụ cái biển cụ thể như hình vẽ), là phần đường dành cho xe cơ giới, nhưng xe ô tô đi chậm lại không được phép đi vào làn sát bên phải là trái với nguyên tắc của luật.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Luật quy định "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là quy định mang tính nguyên tắc, và các nhà quản lý giao thông không được vi phạm nguyên tắc này.
Trên đường có cắm biển này (ví dụ cái biển cụ thể như hình vẽ), là phần đường dành cho xe cơ giới, nhưng xe ô tô đi chậm lại không được phép đi vào làn sát bên phải là trái với nguyên tắc của luật.
"Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là một "quy tắc giao thông đường bộ" (vì nó thuộc Chương II). Còn nguyên tắc nó ở Điều 4. Cụ sai lầm là đã tuyệt đối hóa "quy tắc" trong khi tất cả các quy tắc trong Chương II đều có những trường hợp cụ thể không phải thực hiện. Ví dụ quy tắc chung tại Điều 9 có nhiều quy tắc cụ thể sau đó quy định ngược lại. Hay thực hiện quy tắc tại khoản 2 Điều 11 thì việc trái quy tắc khác hoàn toàn phụ thuộc vào "hiệu lệnh của người điều khiển giao thông".
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,064
Động cơ
566,218 Mã lực
"Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là một "quy tắc giao thông đường bộ" (vì nó thuộc Chương II). Còn nguyên tắc nó ở Điều 4. Cụ sai lầm là đã tuyệt đối hóa "quy tắc" trong khi tất cả các quy tắc trong Chương II đều có những trường hợp cụ thể không phải thực hiện. Ví dụ quy tắc chung tại Điều 9 có nhiều quy tắc cụ thể sau đó quy định ngược lại. Hay thực hiện quy tắc tại khoản 2 Điều 11 thì việc trái quy tắc khác hoàn toàn phụ thuộc vào "hiệu lệnh của người điều khiển giao thông".
Tôi không tuyệt đối hóa đâu. Nguyên tắc hay quy tắc nào cũng chỉ là các quy định chung, trong các trường hợp chung, nhưng nó phải là số đông, phổ biến. Những trường hợp ngoài nguyên tắc, quy tắc thì chỉ có thể là số ít các trường hợp đặc biệt. Ví dụ đèn đỏ phải dừng lại, nhưng xe cấp cứu (trường hợp đặc biệt) có thể đi.
Quay về nguyên tắc đi chậm phải đi về bên phải. Luật quy định như vậy, nhưng quy chuẩn lại cho phép cơ quan quản lý đường có thể bắt xe đi chậm không được đi về bên phải (cụ thể như cái biển trong quy chuẩn) có thể coi đó là trường hợp đặc biệt được không? Chưa chắc, bởi văn bản dưới luật chưa chắc đã được phép quy định các trường hợp trái với quy định của luật. Hơn nữa, đây nó không còn là trường hợp đặc biệt nữa, mà nó rất phổ biến, bất cứ cơ quan quản lý đường nào cũng có thể nghĩ ra hàng chục trường hợp quy định làn đường cho các loại xe: Công nông ở giữa, xe tải bên trái, xe khách bên phải, ô tô con đi chung với xe đạp, xe máy đi chung với xe tải, xích lô đi chung với xe khách... Tất nhiên bác sẽ nói chẳng ai làm thế, nhưng chính quy chuẩn này đã cho phép một cán bộ nào đó ở một sở GTVT nào đó làm được điều này
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Tôi không tuyệt đối hóa đâu. Nguyên tắc hay quy tắc nào cũng chỉ là các quy định chung, trong các trường hợp chung, nhưng nó phải là số đông, phổ biến. Những trường hợp ngoài nguyên tắc, quy tắc thì chỉ có thể là số ít các trường hợp đặc biệt. Ví dụ đèn đỏ phải dừng lại, nhưng xe cấp cứu (trường hợp đặc biệt) có thể đi.
Quay về nguyên tắc đi chậm phải đi về bên phải. Luật quy định như vậy, nhưng quy chuẩn lại cho phép cơ quan quản lý đường có thể bắt xe đi chậm không được đi về bên phải (cụ thể như cái biển trong quy chuẩn) có thể coi đó là trường hợp đặc biệt được không? Chưa chắc, bởi văn bản dưới luật chưa chắc đã được phép quy định các trường hợp trái với quy định của luật. Hơn nữa, đây nó không còn là trường hợp đặc biệt nữa, mà nó rất phổ biến, bất cứ cơ quan quản lý đường nào cũng có thể nghĩ ra hàng chục trường hợp quy định làn đường cho các loại xe: Công nông ở giữa, xe tải bên trái, xe khách bên phải, ô tô con đi chung với xe đạp, xe máy đi chung với xe tải, xích lô đi chung với xe khách... Tất nhiên bác sẽ nói chẳng ai làm thế, nhưng chính quy chuẩn này đã cho phép một cán bộ nào đó ở một sở GTVT nào đó làm được điều này
Xin hỏi cụ Luật có cho phép "cơ quan quản lý đường có thể bắt xe đi chậm không được đi về bên phải" không? Nếu không thì cơ quan quản lý làm mới trái.
Còn nếu có thì sao gọi là trái.
Quy định làn đường dành riêng cho một hay một số phương tiện nào đó không phải do VN sáng tạo ra mà có trong CU của Thế giới. Do vậy cụ chỉ có thể nói việc "cơ quan quản lý đường có thể bắt xe đi chậm không được đi về bên phải" trong một số trường hợp cụ thể nào đó là không phù hợp chứ không thể bảo nó trái Luật được.
Thực tế em thấy quy định làn đường dành riêng này vẫn có lúc có ích, hiệu quả mặc dù có thể làm mất đi quy định "xe đi chậm phải đi về bên phải"
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,064
Động cơ
566,218 Mã lực
Xin hỏi cụ Luật có cho phép "cơ quan quản lý đường có thể bắt xe đi chậm không được đi về bên phải" không? Nếu không thì cơ quan quản lý làm mới trái.
Còn nếu có thì sao gọi là trái.
Quy định làn đường dành riêng cho một hay một số phương tiện nào đó không phải do VN sáng tạo ra mà có trong CU của Thế giới. Do vậy cụ chỉ có thể nói việc "cơ quan quản lý đường có thể bắt xe đi chậm không được đi về bên phải" trong một số trường hợp cụ thể nào đó là không phù hợp chứ không thể bảo nó trái Luật được.
Thực tế em thấy quy định làn đường dành riêng này vẫn có lúc có ích, hiệu quả mặc dù có thể làm mất đi quy định "xe đi chậm phải đi về bên phải"
Luật không thể quy định rõ như thế, nhưng các cơ quan hành pháp cũng phải tuân thủ đúng pháp luật. Luật quy định xe đi chậm phải đi về bên phải (tốc độ là yếu tố chủ đạo) mà họ đặt ra cái biển này không quan tâm đến tốc độ nhanh chậm, chỉ quan tâm đến loại xe là trái với quy định của luật. Tuy nhiên, trong trường hợp VN, nhiều quy định dưới luật vi phạm luật rõ hơn trường hợp này nhiều mà họ vẫn làm bình thường (điển hình như trường hợp hạn chế quyền sở hữu phương tiện cá nhân trước đây, hay thu phí sử dụng đường theo đầu xe hàng năm mà không theo dịch vụ mà nó sử dụng...) thì trường hợp này nhiều người cũng thấy bình thường.
Về làn đường dành riêng (ưu tiên) tôi cũng không phản đối, nhưng nó cũng chỉ nên là trường hợp đặc biệt, chứ không thể dành riêng cho mọi loại xe (xe tải, xe khách, xe con, xe máy...), và thực tế không thể thực hiện được. Ở nhiều nước, tôi biết họ chỉ có 1 làn đường dành riêng cho xe buýt, cấm các loại xe khác đi vào kể cả khi tắc đường bên ngoài, chứ không có làn dành riêng cho loại xe nào nữa (trừ làn khẩn cấp)
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Luật không thể quy định rõ như thế, nhưng các cơ quan hành pháp cũng phải tuân thủ đúng pháp luật. Luật quy định xe đi chậm phải đi về bên phải (tốc độ là yếu tố chủ đạo) mà họ đặt ra cái biển này không quan tâm đến tốc độ nhanh chậm, chỉ quan tâm đến loại xe là trái với quy định của luật. Tuy nhiên, trong trường hợp VN, nhiều quy định dưới luật vi phạm luật rõ hơn trường hợp này nhiều mà họ vẫn làm bình thường (điển hình như trường hợp hạn chế quyền sở hữu phương tiện cá nhân trước đây, hay thu phí sử dụng đường theo đầu xe hàng năm mà không theo dịch vụ mà nó sử dụng...) thì trường hợp này nhiều người cũng thấy bình thường.
Về làn đường dành riêng (ưu tiên) tôi cũng không phản đối, nhưng nó cũng chỉ nên là trường hợp đặc biệt, chứ không thể dành riêng cho mọi loại xe (xe tải, xe khách, xe con, xe máy...), và thực tế không thể thực hiện được. Ở nhiều nước, tôi biết họ chỉ có 1 làn đường dành riêng cho xe buýt, cấm các loại xe khác đi vào kể cả khi tắc đường bên ngoài, chứ không có làn dành riêng cho loại xe nào nữa (trừ làn khẩn cấp)
Em chỉ không đồng ý với cụ việc sinh ra cái biển R412, R415 là trái Luật thôi. Còn việc mô tả ý nghĩa và áp dụng hai cái biển này không phù hợp, không hợp lý, không rõ ràng thì đồng ý với cụ. Thậm chí ý nghĩa của hai biển này không thống nhất với vạch dùng chung với nó.
Ví dụ: Biển R415 quy định "Khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất" trong khi "Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên" lại quy định "Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe".

Việc "dành riêng cho mọi loại xe (xe tải, xe khách, xe con, xe máy...)" loại trừ danh riêng giữa 2b và 4b hình như cũng chỉ có ở VN nhưng em nghĩ cũng có lý do. Mà lý do chủ yếu chính là quy định xe đi chậm phải đi về bên phải không được thực hiện và xử lý.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,037
Động cơ
412,938 Mã lực
Tôi không tuyệt đối hóa đâu. Nguyên tắc hay quy tắc nào cũng chỉ là các quy định chung, trong các trường hợp chung, nhưng nó phải là số đông, phổ biến. Những trường hợp ngoài nguyên tắc, quy tắc thì chỉ có thể là số ít các trường hợp đặc biệt. Ví dụ đèn đỏ phải dừng lại, nhưng xe cấp cứu (trường hợp đặc biệt) có thể đi.
Quay về nguyên tắc đi chậm phải đi về bên phải. Luật quy định như vậy, nhưng quy chuẩn lại cho phép cơ quan quản lý đường có thể bắt xe đi chậm không được đi về bên phải (cụ thể như cái biển trong quy chuẩn) có thể coi đó là trường hợp đặc biệt được không? Chưa chắc, bởi văn bản dưới luật chưa chắc đã được phép quy định các trường hợp trái với quy định của luật. Hơn nữa, đây nó không còn là trường hợp đặc biệt nữa, mà nó rất phổ biến, bất cứ cơ quan quản lý đường nào cũng có thể nghĩ ra hàng chục trường hợp quy định làn đường cho các loại xe: Công nông ở giữa, xe tải bên trái, xe khách bên phải, ô tô con đi chung với xe đạp, xe máy đi chung với xe tải, xích lô đi chung với xe khách... Tất nhiên bác sẽ nói chẳng ai làm thế, nhưng chính quy chuẩn này đã cho phép một cán bộ nào đó ở một sở GTVT nào đó làm được điều này
Về quy tắc sử dụng làn đường: "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là quy định cho các làn đường mà các phương tiện đều đc sử dụng chung. Còn đã quy định làn đường cho từng loại xe r thì các phương tiện phải tuân theo quy định trên.

QC 41/2016 là VBQPPL hướng dẫn luật, đấy là VBQPPL quy định chi tiết một số điều và thi hành luật, ko thể nói VB đấy là trái luật đc. Khi thực hiện thì bao giờ cũng phải thực hiện theo các VBQPPL hướng dẫn thi hành luật.

Cũng giống như cụ đang đi trên quốc lộ 90k/h mà thấy biển báo tốc độ tối đa cho phép 5km/h (do đang sửa đường) thì cụ phải tuân theo biển báo tốc độ tối đa 5km/h, chứ ko thể nói luật cho phép tôi đi 90km/h!? :)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,064
Động cơ
566,218 Mã lực
Em chỉ không đồng ý với cụ việc sinh ra cái biển R412, R415 là trái Luật thôi. Còn việc mô tả ý nghĩa và áp dụng hai cái biển này không phù hợp, không hợp lý, không rõ ràng thì đồng ý với cụ. Thậm chí ý nghĩa của hai biển này không thống nhất với vạch dùng chung với nó.
Ví dụ: Biển R415 quy định "Khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất" trong khi "Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên" lại quy định "Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe".

Việc "dành riêng cho mọi loại xe (xe tải, xe khách, xe con, xe máy...)" loại trừ danh riêng giữa 2b và 4b hình như cũng chỉ có ở VN nhưng em nghĩ cũng có lý do. Mà lý do chủ yếu chính là quy định xe đi chậm phải đi về bên phải không được thực hiện và xử lý.
- Với cái biển R.412 tôi không cho rằng nó trái luật khi nó chưa đực đặt trên đường, nhưng là một cái biển ngớ ngẩn nhất mà tôi được biết, vì nó không thể sử dụng được (làn dành riêng cho xe con, xe khách, xe tải). Các biển đường dành riêng cho ô tô; cho xe máy và cho xe buýt thì có thể sử dụng được, nhưng kèm theo nên có thêm những quy định khác nữa để các dòng xe ở các làn dành riêng không xung đột nhau tại ngã tư
- Cái biển R.415 thì tôi cho rằng trái luật với cái biển cụ thể trong quy chuẩn, còn có thể khi đặt trên đường nó sẽ bớt trái luật đi: Ngoài việc không cho ô tô đi chậm được đi sang bên phải, cái biển này với quy định cho phép xe đạp đi sang làn trái trước khi rẽ trái cũng là trái luật, vì luật chỉ cho phép xe đạp được đi ở làn sát bên phải
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,064
Động cơ
566,218 Mã lực
Về quy tắc sử dụng làn đường: "Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" là quy định cho các làn đường mà các phương tiện đều đc sử dụng chung. Còn đã quy định làn đường cho từng loại xe r thì các phương tiện phải tuân theo quy định trên.

QC 41/2016 là VBQPPL hướng dẫn luật, đấy là VBQPPL quy định chi tiết một số điều và thi hành luật, ko thể nói VB đấy là trái luật đc. Khi thực hiện thì bao giờ cũng phải thực hiện theo các VBQPPL hướng dẫn thi hành luật.

Cũng giống như cụ đang đi trên quốc lộ 90k/h mà thấy biển báo tốc độ tối đa cho phép 5km/h (do đang sửa đường) thì cụ phải tuân theo biển báo tốc độ tối đa 5km/h, chứ ko thể nói luật cho phép tôi đi 90km/h!? :)
Tất nhiên là vẫn phải tuân theo rồi, tôi không nói là không cần tuân theo, mà tôi nói rằng nó trái luật.
QC 41/2016 đúng là văn bản quy phạm pháp luật, thế nhưng nó là văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn Luật GTĐB. Nguyên tắc xây dựng VBQPPL là các văn bản cấp thấp hơn phải tuân thủ và không được quy định/hướng dẫn trái với các văn bản cấp cao hơn. Trường hợp ví dụ về tốc độ của bác hoàn toàn khác, hai cái biển ấy ngang cấp nhau, cùng có hiệu lực như nhau.
Có thể ví dụ: Luật GTĐB nghiêm cấm điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy thì nghị định 46 không thể quy định từ mức nào trở lên mới bị phạt, mức nào trở xuống không bị phạt
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top