[Luật] Quy định mới về quyền hạn của CSGT 2016

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
398
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Thông tư 01/2016 của Bộ Công an, do Bộ trưởng Trần Đại Quang ký, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/2/2016 tới đây, thay thế cho thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012.

Theo đó, trong Điều 5 của thông tư này có thêm quy định mới về quyền hạn của CSGT; quan trọng nhất là ở mục 1 quy định: Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát...

Ngoài ra, tại Điều 12 của thông tư này cũng quy định rõ các trường hợp cán bộ được dừng các phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

- Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

- Tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham giao thông.

Ngoài ra, Thông tư 01/2016 cũng quy định rõ: CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, tại mục 6 của điều 5 này cũng quy định rõ, CSGT được phép trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các thiết bị khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thông tư 01/2016 của Bộ Công An cũng quy định một số nội dung liên quan đến trang bị và sử dụng phương tiện kỹ thuật dành cho cán bộ CSGT làm nhiệm vụ, cũng như các quy định về tuần tra kiểm soát (bao gồm cả hình thức công khai và kết hợp hóa trang).

Trong khi đó từ 1/2/2016 tới đây, CSGT thành phố Hà Nội sẽ thực hiện việc xử phạt hành chính đối với người đi bộ vi phạm luật Giao thông đường bộ. Theo đó, từ hôm nay cho đến hết 31/1/2016 CSGT Hà Nội (PC67) sẽ tập trung tuyên truyền tới người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử lý, xử phạt trên và tiến tới chính thức xử phạt từ ngày 1/2/2016.

Theo Nghị định 171 người đi bộ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc phạt tiền:

- Từ 50.000 - 60.000 đồng đối với các hành vi: đi không đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

- Từ 60.000 - 80.000 đồng đối với người đi bộ có hành vi mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Từ 80.000 - 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc.
(Nguồn: Facebook: Hội Người Yêu Xe Hơi Việt Nam)
 

messenger87

Xe buýt
Biển số
OF-174042
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
547
Động cơ
347,060 Mã lực
Nơi ở
em ở Thái Lọ bác ạ :D
tóm lại em nghĩ mình chỉ quan tâm đến cái điều 5 và điều 12 là được. vẫn như cũ thôi các cụ nhỉ. xxx được dừng phương tiện nhưng chỉ trong những trường hợp cụ thể thôi.
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
398
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
tóm lại em nghĩ mình chỉ quan tâm đến cái điều 5 và điều 12 là được. vẫn như cũ thôi các cụ nhỉ. xxx được dừng phương tiện nhưng chỉ trong những trường hợp cụ thể thôi.
Chuẩn cụ ạ. :)
 

Whitedove

Xe đạp
Biển số
OF-179073
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
39
Động cơ
338,800 Mã lực
Hỏi ngu tí, ví dụ xxx dừng xe bảo là có tin báo tố giác tội phạm - mình có được yêu cầu xem cái tin báo đó ko ?
Ngoài ra, tại Điều 12 của thông tư này cũng quy định rõ các trường hợp cán bộ được dừng các phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện trở lên.
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
- Tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham giao thông.
 

tuikhongten

Xe buýt
Biển số
OF-107832
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
782
Động cơ
400,039 Mã lực
e thắc mắc chút là người đi bộ mà không mang giấy tờ tùy thân , không mang theo $ đủ để nộp phạt thì xử lý sao ah ?
 

Whitedove

Xe đạp
Biển số
OF-179073
Ngày cấp bằng
28/1/13
Số km
39
Động cơ
338,800 Mã lực
(PLO)- Theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản thì thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được trao cho một số bộ trưởng và một các chủ tịch UBND cấp tỉnh và thẩm quyền này không được ủy quyền phân cấp
Ngày 4-1, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT). Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2 và thay thế Thông tư 65/2012 ngày 30-10-2012 của bộ trưởng Bộ Công an.

Thông tư 01 không có nhiều thay đổi so với Thông tư 65, tuy nhiên trong thời điểm hiện tại do các báo đưa tin nhắc lại các quyền hạn của CSGT đã làm xới lại một số quy định dư luận đặc biệt quan tâm dù những quy định này đã được ban hành trước đó tại Thông tư 65.

Cụ thể, khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định quyền hạn của CSGT nêu rõ: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.
Thực tế quy định về trưng dụng tài sản không phải mới, tuy nhiên nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự băn khoăn lo ngại đối với quy định này.
Bạn đọc Bình Thái hoang mang: “Trời, theo quy định này thì thoáng cái trưng cái xe bắt cướp, trưng cái luôn cái điện thoại rồi… chạy mất tiêu (trường hợp khẩn cấp, mà khẩn cấp thì mới trưng dụng). Sau đó thì biết đường đâu mà lần. Lại phiền người dân lên phường khai báo ngày nào, đoạn nào, hay địa điểm nào anh CSGT nào đó trưng dụng đồ, rồi phải đợi xem xét kiểm tra vụ việc coi có đúng không, rồi đời coi xem ai chịu trách nhiệm về việc đó. Rồi lỡ như đang chở hàng hóa, hay hợp đồng kinh doanh bạc triệu đi giao mất tiêu cái xe sao mà đi? trong túi đem ít tiền sao gọi taxi (xe ôm)? thế là ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thứ tài chính, kinh tế này nọ của cá nhân hoặc tổ chức rồi… Nói chung luật mới này chưa nói rõ ràng, gây hoang mang quá”.
Cũng có ý kiến cho rằng Thông tư 01 cho phép CSGT được quyền trưng dụng tài sản là quy định trái luật.
Vậy, theo quy định pháp luật, việc trưng dụng tài sản được quy định thế nào, tài sản bị trưng dụng hư hỏng thì được bồi thường ra sao?
Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 đã giải thích cụm từ “Trưng dụng tài sản” như sau: “Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.
Khoản 1 Điều 4 luật này cũng nêu rõ nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản như sau: “Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.
Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng gồm: Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất; máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Điều kiện trưng dụng tài sản

Việc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Thẩm quyền trưng dụng tài sản

Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản gồm các bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Luật cũng nhấn mạnh: Người có thẩm quyền trên không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận (giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng).
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng một bản.
Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.
Người có tài sản được bồi thường thiệt hại
Người có tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng dụng tài sản và được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra.
Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến không quá 30 ngày và được gia hạn thêm không quá 15 ngày.
Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế. Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
Tài sản trưng dụng bị mất, bị hư hỏng; bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra sẽ được bồi thường thiệt hại. Đơn yêu cầu bồi thường gửi đến cơ quan đã trưng dụng tài sản
Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường. Nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.
Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất ngân hàng.
Tài sản trưng dụng bị mất thì được bồi thường bằng tiền.

- Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

- Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.

Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng thì được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản...

Như vậy, có thể nói Luật trưng mua, trưng dụng đã quy định khá chặt chẽ, chi tiết về việc trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức. Về nguyên tắc, các quy định dưới luật liên quan đến vấn đề trưng mua, trưng dụng tài sản phải tuân thủ theo các nội dung được quy định trong luật này.
Nhiều ý kiến thắc mắc: Quy định tại thông tư 01/2016 trao cho CSGT có thẩm quyền trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức liệu có phù hợp với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản do Quốc Hội ban hành?
Hiện chưa có thêm bất cứ văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc trưng dụng tài sản trong các tình huống có thể trưng dụng liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của CSGT. Nên chăng phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để làm rõ quy định này, tránh gây băn khoăn, lo lắng trong dư luận như hiện nay.

Bạn đọc đang chờ câu trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan ban hành Thông tư 01/2016 là Bộ Công an.

Những hành vi bị nghiêm cấm

- Trưng dụng tài sản không đúng đối tượng, điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc trưng dụng tài sản để tham ô, tham nhũng, trục lợi hoặc vì mục đích cá nhân khác.
- Quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trái với quy định của pháp luật...
(Điều 12, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
398
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
Hỏi ngu tí, ví dụ xxx dừng xe bảo là có tin báo tố giác tội phạm - mình có được yêu cầu xem cái tin báo đó ko ?
Em có thể chắc chắn với cụ là 100% ko ai cung cấp cho cụ cái thông tin này để làm bằng chứng. :))
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
398
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
e thắc mắc chút là người đi bộ mà không mang giấy tờ tùy thân , không mang theo $ đủ để nộp phạt thì xử lý sao ah ?
Chắc CSGT cũng ko mong gặp những trường hợp như thế đâu cụ ạ. Đi bộ cũng là tham gia giao thông nhưng ko có phương tiện. Họ chả bắt làm gì.
Bác làm em nhớ cái vụ "Bắt phạt người đi bộ đón xe khách ở đường trên không" =)) ^^
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
398
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
(PLO)- Theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản thì thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được trao cho một số bộ trưởng và một các chủ tịch UBND cấp tỉnh và thẩm quyền này không được ủy quyền phân cấp
Ngày 4-1, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT). Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2 và thay thế Thông tư 65/2012 ngày 30-10-2012 của bộ trưởng Bộ Công an.

Thông tư 01 không có nhiều thay đổi so với Thông tư 65, tuy nhiên trong thời điểm hiện tại do các báo đưa tin nhắc lại các quyền hạn của CSGT đã làm xới lại một số quy định dư luận đặc biệt quan tâm dù những quy định này đã được ban hành trước đó tại Thông tư 65.

Cụ thể, khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định quyền hạn của CSGT nêu rõ: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.
Thực tế quy định về trưng dụng tài sản không phải mới, tuy nhiên nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự băn khoăn lo ngại đối với quy định này.
Bạn đọc Bình Thái hoang mang: “Trời, theo quy định này thì thoáng cái trưng cái xe bắt cướp, trưng cái luôn cái điện thoại rồi… chạy mất tiêu (trường hợp khẩn cấp, mà khẩn cấp thì mới trưng dụng). Sau đó thì biết đường đâu mà lần. Lại phiền người dân lên phường khai báo ngày nào, đoạn nào, hay địa điểm nào anh CSGT nào đó trưng dụng đồ, rồi phải đợi xem xét kiểm tra vụ việc coi có đúng không, rồi đời coi xem ai chịu trách nhiệm về việc đó. Rồi lỡ như đang chở hàng hóa, hay hợp đồng kinh doanh bạc triệu đi giao mất tiêu cái xe sao mà đi? trong túi đem ít tiền sao gọi taxi (xe ôm)? thế là ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thứ tài chính, kinh tế này nọ của cá nhân hoặc tổ chức rồi… Nói chung luật mới này chưa nói rõ ràng, gây hoang mang quá”.
Cũng có ý kiến cho rằng Thông tư 01 cho phép CSGT được quyền trưng dụng tài sản là quy định trái luật.
Vậy, theo quy định pháp luật, việc trưng dụng tài sản được quy định thế nào, tài sản bị trưng dụng hư hỏng thì được bồi thường ra sao?
Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 đã giải thích cụm từ “Trưng dụng tài sản” như sau: “Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.
Khoản 1 Điều 4 luật này cũng nêu rõ nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản như sau: “Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.
Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng gồm: Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất; máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Điều kiện trưng dụng tài sản

Việc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Thẩm quyền trưng dụng tài sản

Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản gồm các bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Luật cũng nhấn mạnh: Người có thẩm quyền trên không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận (giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng).
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng một bản.
Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.
Người có tài sản được bồi thường thiệt hại
Người có tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng dụng tài sản và được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra.
Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến không quá 30 ngày và được gia hạn thêm không quá 15 ngày.
Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế. Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
Tài sản trưng dụng bị mất, bị hư hỏng; bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra sẽ được bồi thường thiệt hại. Đơn yêu cầu bồi thường gửi đến cơ quan đã trưng dụng tài sản
Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường. Nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.
Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất ngân hàng.
Tài sản trưng dụng bị mất thì được bồi thường bằng tiền.

- Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

- Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.

Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng thì được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản...

Như vậy, có thể nói Luật trưng mua, trưng dụng đã quy định khá chặt chẽ, chi tiết về việc trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức. Về nguyên tắc, các quy định dưới luật liên quan đến vấn đề trưng mua, trưng dụng tài sản phải tuân thủ theo các nội dung được quy định trong luật này.
Nhiều ý kiến thắc mắc: Quy định tại thông tư 01/2016 trao cho CSGT có thẩm quyền trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức liệu có phù hợp với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản do Quốc Hội ban hành?
Hiện chưa có thêm bất cứ văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc trưng dụng tài sản trong các tình huống có thể trưng dụng liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của CSGT. Nên chăng phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để làm rõ quy định này, tránh gây băn khoăn, lo lắng trong dư luận như hiện nay.

Bạn đọc đang chờ câu trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan ban hành Thông tư 01/2016 là Bộ Công an.

Những hành vi bị nghiêm cấm

- Trưng dụng tài sản không đúng đối tượng, điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc trưng dụng tài sản để tham ô, tham nhũng, trục lợi hoặc vì mục đích cá nhân khác.
- Quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trái với quy định của pháp luật...
(Điều 12, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)
Kính cụ Voldka ạ!
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
398
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
(PLO)- Theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản thì thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được trao cho một số bộ trưởng và một các chủ tịch UBND cấp tỉnh và thẩm quyền này không được ủy quyền phân cấp
Ngày 4-1, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT). Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2 và thay thế Thông tư 65/2012 ngày 30-10-2012 của bộ trưởng Bộ Công an.

Thông tư 01 không có nhiều thay đổi so với Thông tư 65, tuy nhiên trong thời điểm hiện tại do các báo đưa tin nhắc lại các quyền hạn của CSGT đã làm xới lại một số quy định dư luận đặc biệt quan tâm dù những quy định này đã được ban hành trước đó tại Thông tư 65.

Cụ thể, khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định quyền hạn của CSGT nêu rõ: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.
Thực tế quy định về trưng dụng tài sản không phải mới, tuy nhiên nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự băn khoăn lo ngại đối với quy định này.
Bạn đọc Bình Thái hoang mang: “Trời, theo quy định này thì thoáng cái trưng cái xe bắt cướp, trưng cái luôn cái điện thoại rồi… chạy mất tiêu (trường hợp khẩn cấp, mà khẩn cấp thì mới trưng dụng). Sau đó thì biết đường đâu mà lần. Lại phiền người dân lên phường khai báo ngày nào, đoạn nào, hay địa điểm nào anh CSGT nào đó trưng dụng đồ, rồi phải đợi xem xét kiểm tra vụ việc coi có đúng không, rồi đời coi xem ai chịu trách nhiệm về việc đó. Rồi lỡ như đang chở hàng hóa, hay hợp đồng kinh doanh bạc triệu đi giao mất tiêu cái xe sao mà đi? trong túi đem ít tiền sao gọi taxi (xe ôm)? thế là ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thứ tài chính, kinh tế này nọ của cá nhân hoặc tổ chức rồi… Nói chung luật mới này chưa nói rõ ràng, gây hoang mang quá”.
Cũng có ý kiến cho rằng Thông tư 01 cho phép CSGT được quyền trưng dụng tài sản là quy định trái luật.
Vậy, theo quy định pháp luật, việc trưng dụng tài sản được quy định thế nào, tài sản bị trưng dụng hư hỏng thì được bồi thường ra sao?
Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 đã giải thích cụm từ “Trưng dụng tài sản” như sau: “Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.
Khoản 1 Điều 4 luật này cũng nêu rõ nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản như sau: “Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.
Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng gồm: Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất; máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Điều kiện trưng dụng tài sản

Việc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Thẩm quyền trưng dụng tài sản

Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản gồm các bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Luật cũng nhấn mạnh: Người có thẩm quyền trên không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận (giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng).
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng một bản.
Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.
Người có tài sản được bồi thường thiệt hại
Người có tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng dụng tài sản và được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra.
Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến không quá 30 ngày và được gia hạn thêm không quá 15 ngày.
Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế. Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
Tài sản trưng dụng bị mất, bị hư hỏng; bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra sẽ được bồi thường thiệt hại. Đơn yêu cầu bồi thường gửi đến cơ quan đã trưng dụng tài sản
Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường. Nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.
Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất ngân hàng.
Tài sản trưng dụng bị mất thì được bồi thường bằng tiền.

- Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

- Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.

Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng thì được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản...

Như vậy, có thể nói Luật trưng mua, trưng dụng đã quy định khá chặt chẽ, chi tiết về việc trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức. Về nguyên tắc, các quy định dưới luật liên quan đến vấn đề trưng mua, trưng dụng tài sản phải tuân thủ theo các nội dung được quy định trong luật này.
Nhiều ý kiến thắc mắc: Quy định tại thông tư 01/2016 trao cho CSGT có thẩm quyền trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức liệu có phù hợp với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản do Quốc Hội ban hành?
Hiện chưa có thêm bất cứ văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc trưng dụng tài sản trong các tình huống có thể trưng dụng liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của CSGT. Nên chăng phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để làm rõ quy định này, tránh gây băn khoăn, lo lắng trong dư luận như hiện nay.

Bạn đọc đang chờ câu trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan ban hành Thông tư 01/2016 là Bộ Công an.

Những hành vi bị nghiêm cấm

- Trưng dụng tài sản không đúng đối tượng, điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc trưng dụng tài sản để tham ô, tham nhũng, trục lợi hoặc vì mục đích cá nhân khác.
- Quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trái với quy định của pháp luật...
(Điều 12, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008)

Chuẩn cụ ạ! Em ghi nhận điều 12 quan trọng nhất!
 

ctybltvn

Xe máy
Biển số
OF-405478
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
68
Động cơ
227,480 Mã lực
Tuổi
45
thông tư này cũng là chuản nhưng cũng vì thông tư này dễ có nhiều khuất tất
 

ctybltvn

Xe máy
Biển số
OF-405478
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
68
Động cơ
227,480 Mã lực
Tuổi
45
mà khả năng người tham gia giao thông chuẩn bị sẵn tiền là vừa
 

Tung Levi's

Xe tải
Biển số
OF-384716
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
398
Động cơ
244,987 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Hà Nội
mà khả năng người tham gia giao thông chuẩn bị sẵn tiền là vừa
Hic hic... Đã suốt ngày lo bị ăn chặn rồi, giờ họ lại được tạo điều kiện để ăn chặn mình nữa. :((
 

ctybltvn

Xe máy
Biển số
OF-405478
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
68
Động cơ
227,480 Mã lực
Tuổi
45
thế mới có vấn nan tham nhũng cụ ah
 

hth

Xe tải
Biển số
OF-38242
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
333
Động cơ
476,902 Mã lực
Đọc lan man quá. Tóm lại theo thông tư 01/2016 thì CSGT có được phép dừng xe kiểm tra hành chính khi không vi phạm?
 

f68phukienso

Xe máy
Biển số
OF-449849
Ngày cấp bằng
31/8/16
Số km
71
Động cơ
208,036 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Loanh quanh khu Đống Đa
Đọc lan man quá. Tóm lại theo thông tư 01/2016 thì CSGT có được phép dừng xe kiểm tra hành chính khi không vi phạm?
Vẫn như cụ mà cụ/ cái này khác gì mấy cái thông tư trước đó đâu/
Đại loại là CSGT vẫn có thể dừng xe cụ khi "phát hiện" vi phạm; còn kiểm tra hành chính thì phải có chuyên đề kiểm tra rõ ràng một loại giấy tờ nào đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top