[Funland] Rất quen, nhưng tại sao lại khác nhau , 99% là không biết !

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đến kiến thức Phật giáo cụ còn lỗ mỗ với chấp như thế thì đừng với sang cả Thiên chúa với đạo Hồi nữa, mọi người đọc lại cười cho, Jesus bị giáo hội khép án oan trộm cắp nữa haha.
Em thấy cụ rất giống mấy cụ già nhà em, đọc kinh sách thì tin 100% như một chân lý, người khác họ bàn luận, phản biện thì nhảy chồm lên, bảo báng bổ rồi lấy nọ chai địa ngục với nhân quả ra dọa dẫm. Ví dụ em bảo, kinh sách viết ra 300 năm sau khi Đức Phật tịnh diệt, lời nói tuần này tuần trước truyền lại đã có sai sót, cớ gì mấy trăm năm không có sự thay đổi, thậm chí cố ý của người nghe kinh truyền rồi viết lại nhằm phục vụ mục đích nào đó. Và rồi tự khẳng định Đức Phật minh tường vô lượng kiếp tương lại, vô lượng kiếp quá khứ nên chắc chắn là biết chữ nhưng ngài không nói cho chúng sinh, cái này em e là các cụ đút chữ với thần thánh hóa Đức Phật nhằm phục vụ mục đích các cụ. Em chỉ nghĩ Đức Phật có thể là 1 nhà tư tưởng và triết học vĩ đại, Ngài đã ngộ ra qui luật của cuộc sống và vũ trụ như bản tuần hoàn Mendeleev nên sau này người ta đã tìm được những chất mới như Mendeleev đã dự đoán chứ không phải là bay đến tương lai bay về quá khứ để kiểm chứng.
(1) Cứ động một tí là lôi Kinh sách ra (mới tu tập/tu tập lâu không tăng tiến).
(2) "Bỏ hình, giữ ý" (vẫn là người thường, nhưng đã có thể tốt đời, đẹp đạo).
(3) Suy ngẫm thấu triệt từng chữ (cao tăng).
(4) "Vô hình, vô ý" (Đắc đạo).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
(1) Cứ động một tí là lôi Kinh sách ra (mới tu tập/tu tập lâu không tăng tiến).
(2) "Bỏ hình, giữ ý" (vẫn là người thường, nhưng đã có thể tốt đời, đẹp đạo).
(3) Suy ngẫm thấu triệt từng chữ (cao tăng).
(4) "Vô hình, vô ý" (Đắc đạo).
Tà niệm hay gặp phải:
(2) nhưng cứ nghĩ mình là (4).
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,108
Động cơ
150,271 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có nhiều lý giải về thành phần Xá Lị, nhưng chưa lý giải nào có tính thuyết phục hoàn toán:

- Thói quen ăn đồ chay (chất xơ và chất khoáng chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần thức ăn), có thể tạo ra kết tinh của muối phốt phát, cacbonat. Nhưng các Phật tử cũng ăn chay trường, mà không hề có ai tạo ra Xá Lị.

- Bệnh lý (sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật ...). Nhưng bệnh nhân các căn bệnh trên không hề có Xá Lị. Các cao tăng không bị các căn bệnh trên, nhưng lại có Xá Lị.

- Nhiệt độ hoả thiêu 1000 độ C ~ 1400 độ C, có thể tạo ra Xá Lị (ở một số người bình thường), nhưng các cao tăng khi viên tịch, được hoả thiêu bằng phương pháp truyền thống (đốt củi), không thể tạo ra nhiệt cao đến mức 1000 độ C, nhưng vẫn có Xá Lị.
Xá lị, hay xá lợi theo cháu nghĩ có thể nguyên nhân đến từ việc Thiền.

Thiền là một phương pháp dưỡng sinh, dưỡng khí. Đến nay nhiều người đã trải nghiệm và thấy được những tác dụng kiểm chứng được đến sức khỏe, trí óc.

Các vị cao tăng thì thời gian hành thiền nhiều hơn người thường rất nhiều, rất có thể trải qua một thời gian dài như vậy cơ thể sẽ sản sinh ra những hoạt chất mà khi cô đọng dưới tác dụng của lửa khi hỏa thiêu sẽ tạo thành xá lị/xá lợi. Ngoài ra bí quyết sử dụng nhiệt độ khi hỏa thiêu cũng mang lại xác suất tạo ra xá lị khác nhau.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,197
Động cơ
287,398 Mã lực
Tuổi
39
Xá lị, hay xá lợi theo cháu nghĩ có thể nguyên nhân đến từ việc Thiền.

Thiền là một phương pháp dưỡng sinh, dưỡng khí. Đến nay nhiều người đã trải nghiệm và thấy được những tác dụng kiểm chứng được đến sức khỏe, trí óc.

Các vị cao tăng thì thời gian hành thiền nhiều hơn người thường rất nhiều, rất có thể trải qua một thời gian dài như vậy cơ thể sẽ sản sinh ra những hoạt chất mà khi cô đọng dưới tác dụng của lửa khi hỏa thiêu sẽ tạo thành xá lị/xá lợi. Ngoài ra bí quyết sử dụng nhiệt độ khi hỏa thiêu cũng mang lại xác suất tạo ra xá lị khác nhau.
Bí hiểm là các yogi Ấn Độ cũng thiền rất nhiều (thậm chí ngồi lâu hơn các nhà sư Phật giáo) nhưng lại không có xá lợi. Tục hỏa thiêu trong Phật giáo cũng là học từ văn hóa cổ Ấn Độ.
Khó hiểu hơn nữa là ngay trong Phật giáo, cùng một chùa thì người ngồi nhiều thiêu không ra xá lợi mà người ngồi ít thiêu lại có.
Không phải tự nhiên mà giờ nó vẫn chưa có lời giải rõ ràng.
 

TamAn7810

Xe tăng
Biển số
OF-626975
Ngày cấp bằng
26/3/19
Số km
1,387
Động cơ
127,331 Mã lực
Em tìm hiểu có 3 cách giải thích ;
1. Phật trong thời gian tu luyện dưới nắng nóng, ốc sên đã bám vào để che chở cho Phật.
2. Phật trong thời gian tu luyện đã không còn để ý đến vạn vật xong quanh ngay cả tóc của mình mọc lên cũng k hay.
3. Em đọc k rõ lắm nên k dám viết :3
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em tìm hiểu có 3 cách giải thích ;
1. Phật trong thời gian tu luyện dưới nắng nóng, ốc sên đã bám vào để che chở cho Phật.
2. Phật trong thời gian tu luyện đã không còn để ý đến vạn vật xong quanh ngay cả tóc của mình mọc lên cũng k hay.
3. Em đọc k rõ lắm nên k dám viết :3
Khi Đức Phật tại thế, Ngài không có bất kỳ thuyết Pháp nào, nói rằng phải tạc tượng, thờ cúng Ngài. Ngài chỉ mong muốn giáo hoá chúng sinh, truyền lưu tư tưởng (bỏ hình, giữ ý).

Một ví dụ về "bỏ hình, giữ ý" là Đức Thánh Trần, chúng ta nhớ tới Đức Thánh là nhớ danh tiếng, công đức của Ngài, đâu có ai thắc mắc tóc Ngài quăn hay thẳng, da ngài trắng hay đen ...
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,108
Động cơ
150,271 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bí hiểm là các yogi Ấn Độ cũng thiền rất nhiều (thậm chí ngồi lâu hơn các nhà sư Phật giáo) nhưng lại không có xá lợi. Tục hỏa thiêu trong Phật giáo cũng là học từ văn hóa cổ Ấn Độ.
Khó hiểu hơn nữa là ngay trong Phật giáo, cùng một chùa thì người ngồi nhiều thiêu không ra xá lợi mà người ngồi ít thiêu lại có.
Không phải tự nhiên mà giờ nó vẫn chưa có lời giải rõ ràng.
Thiền cũng phụ thuộc vào năng lực quán chú tư tưởng nữa. Không phải là cứ ngồi lâu hơn là giỏi hơn. Quan trọng hơn là ý nguyện của các vị sư có để lại xá lợi hay không.

Nếu vị cao tăng nào coi cơ thể chỉ là cõi tạm, cát bụi vào cõi hư vô thì khi ngồi thiền trước lúc viên tịch họ không quán chú tư tưởng vào việc hình thành xá lợi, do đó không có xá lợi.

Nếu người nào có mong muốn để lại xá lợi để những người bình thường tăng thêm niềm tin vào Phật giáo, thời gian cuối đời lúc họ ngồi thiền sẽ quán chú tư tưởng để hình thành được xá lợi.


Ví dụ như hòa thượng Thích Quảng Đức, vì để phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo đã tự thiêu. Trước lúc tự thiêu ngài đã vào trạng thái nhập thiền, có thể quán chú tư tưởng phải để lại xá lợi để chứng minh sự tồn tại trường tồn của đạo Phật.

Hoặc như trường hợp của vị thiền sư Vũ Khắc Minh với nhục thân không bị tiêu hủy ở chùa Đậu, ngài đã căn dặn đệ tử: “Sau đúng 100 ngày, nếu không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh của ta nữa thì hãy mở cửa am. Nếu thi thể ta hôi thối thì dùng đất lấp am lại, còn thi thể ta nguyên vẹn, không có mùi thì lấy sơn bả lên người ta trước khi xây bịt kín am”. Có thể suôt thời gian 100 ngày ngồi thiền này ngài sẽ quán chú tư tưởng để thân thể không bị hủy hoại để tạo nên bức tượng táng như ngày nay.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,713
Động cơ
565,586 Mã lực
Bên Hàn Quốc có dịch vụ sau mai táng, nhà đòn sẽ dùng tro cốt sau hỏa táng tạo thành các hạt trong suốt to như bi ve, cho vào bình/hũ lưu trữ vừa vệ sinh vừa bền bỉ theo năm tháng, thậm chí có thể chế tác đeo vào cổ như đồ trang sức. Giá vài chục ngàn đô, công nghệ khá giống sản xuất kim cương nhân tạo.
Nếu tìm hiểu sâu công nghệ này, có lẽ sẽ biết đc phần nào cơ chế hình thành xá lợi
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,197
Động cơ
287,398 Mã lực
Tuổi
39
Bên Hàn Quốc có dịch vụ sau mai táng, nhà đòn sẽ dùng tro cốt sau hỏa táng tạo thành các hạt trong suốt to như bi ve, cho vào bình/hũ lưu trữ vừa vệ sinh vừa bền bỉ theo năm tháng, thậm chí có thể chế tác đeo vào cổ như đồ trang sức. Giá vài chục ngàn đô, công nghệ khá giống sản xuất kim cương nhân tạo.
Nếu tìm hiểu sâu công nghệ này, có lẽ sẽ biết đc phần nào cơ chế hình thành xá lợi
Xá lợi có biết hiện rất đa dạng, từ trong suốt, bán trong suốt, như cát, như xương, thậm chí là nguyên vẹn 1 trái tim...nên việc tìm một cơ chế hình thành chung là không khả thi. Còn công nghệ cụ nhắc tới dùng những điều kiện không thể xuất hiện trong cơ thể con người: máy ép áp lực siêu cao, carbon tinh khiết, hạt kim cương mồi...nên em không nghĩ là có giá trị tham khảo.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
2,523
Động cơ
230,917 Mã lực
Tuổi
48
Ngoài 32 tướng Tốt thì Đức Phật còn có 80 vẻ đẹp :
Kinh Đại Bát Nhã quyển 381 chép, thì tám mươi vẻ đẹp ấy là:
1. Các móng tay thon dài, mỏng nhẵn bóng láng.
2. Ngón tay ngón chân tròn trịa, thon dài, mềm mại. 3. Các ngón tay ngón chân đều bằng nhau, không so le, giữa khoảng các ngón đều đầy kín.
4. Chân tay bóng láng đỏ mịn.
5. Gân xương không nổi rõ.
6. Hai mắt cá chân đều bằng phẳng ẩn kín.
7. Dáng đi đĩnh đạc, uy nghi, nghiêm trang như rồng chúa.
8. Bước đi đường bệ tề chỉnh như sư tử chúa.
9. Bước đi chậm rãi an bình giống như trâu chúa. 10. Đi đứng uyển chuyển khoan thai như ngỗng chúa.
11. Lúc ngoái nhìn lại thì bao giờ cũng quay về bên phải, như rồng chúa, voi chúa lúc sắp chuyền mình cất bước.
12. Các khớp tay và chân đều đầy đặn, tròn trịa.
13. Các đốt xương giao kết như rồng cuộn.
14. Đầu gối tròn đầy.
15. Vân chỗ kín xinh đẹp trong sạch.
16. Mình và tay chân trơn bóng sạch sẽ.
17. Dáng mình nghiêm túc không sợ.
18. Thân thể mạnh khỏe.
19. Thân thể yên lành đầy đặn.
20. Thân tướng giống như vua tiên, toàn thân đoan nghiêm sáng sạch.
21. Chung quanh thân hình có hào quang chiếu sáng.
22. Bụng vuông vức đẹp đẽ.
23. Rốn sâu và xoay về bên phải.
24. Rốn dày, không lõm không lồi.
25. Da dẻ không ghẻ lở.
26. Bàn tay mềm mại, dưới chân bằng phẳng.
27. Chỉ tay sâu dài rõ thẳng.
28. Môi thắm sáng mọng.
29. Mặt không dài không ngắn không to không nhỏ, xinh xắn vừa vặn.
30. Tướng lưỡi mềm mỏng rộng dài, không to không nhỏ, xinh xắn vừa vặn.
31. Tiếng nói oai nghiêm vang xa trong suốt.
32. Âm vận rất hay, như tiếng vang trong hang sâu. 33. Mũi cao mà thẳng, lỗ mũi kín đáo.
34. Hàm răng đều đặn trắng muốt.
35. Răng nanh tròn, trắng, bóng, bén nhọn.
36. Mắt trong, đen trắng rõ ràng.
37. Tướng mắt dài rộng.
38. Lông mi đều đặn, dài và dày.
39. Đôi mày dài và mịn màng.
40. Hai mi xanh biếc như mầu lưu li.
41. Lông mày nằm cao trên mắt và cong như trăng lưỡi liềm.
42. Vành tai dày rộng, tai dài chấm vai.
43. Hai tai bằng nhau, không có khiếm khuyết.
44. Dung nhan khiến người thấy đều yêu kính.
45. Trán rộng bằng phẳng.
46. Thân uy nghiêm đầy đủ.
47. Tóc dài xanh biếc, dày mượt.
48. Tóc mượt mà thơm phức.
49. Tóc đều, không rối.
50. Tóc không rụng.
51. Tóc sáng bóng rất đẹp, không dính bụi bặm.
52. Thân thể cứng chắc đầy đặn.
53. Thân thể cao lớn, ngay thẳng.
54. Các lỗ trong sạch tròn đẹp.
55. Sức mình thù thắng không ai sánh bằng.
56. Thân tướng ai cũng thích nhìn.
57. Mặt tròn như trăng tròn mùa thu.
58. Nét mặt thư thái.
59. Da mặt sáng bóng, không có nét nhăn.
60. Da dẻ sạch sẽ không có cáu ghét, thường không hôi hám.
61. Các lỗ chân lông thường toát ra mùi thơm.
62. Trên mặt thường tỏa ra hương thơm ngào ngạt nhất.
63. Thân tướng tròn trặn đẹp đẽ.
64. Lông trên mình xanh biếc sáng sạch.
65. Tiếng pháp theo mọi người, hợp lý không sai. 66. Tướng đỉnh đầu không ai trông thấy được.
67. Ngón tay ngón chân có mạng rõ ràng.
68. Khi đi chân không sát mặt đất.
69. Tự mình giữ gìn không nhờ người khác hộ vệ. 70. Uy đức bao trùm hết thảy.
71. Tiếng nói không thấp, không cứng, tùy theo ý của chúng sinh.
72. Tùy các hữu tình, thường vì họ mà nói pháp. 73. Một tiếng diễn nói chính pháp, hữu tình tùy theo loại đều có thể hiểu được.
74. Nói pháp theo thứ lớp, tùy nhân duyên.
75. Xem xét hữu tình, khen thiện chê ác, nhưng không có tâm yêu ghét.
76. Bất cứ làm điều gì, xem xét trước rồi sau mới làm, đầy đủ khuôn phép.
77. Tướng tốt đẹp, loài hữu tình không thể xem hết được.
78. Xương chỏm đầu cứng chắc tròn đầy.
79. Dung nhan thường trẻ không già.
80. Chân tay và trước lồng ngực, đều có đức tướng tốt lành vui mừng xoay vòng (tức chữ Vạn)
 

Ôi thích quá

Xe buýt
Biển số
OF-739179
Ngày cấp bằng
12/8/20
Số km
969
Động cơ
88,136 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy thớt này có 3 nhóm người, y như ngoài đời:
- Nhóm 1: Không/ Chưa tìm hiểu về Phật (giáo) -> tư tưởng chung là "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", "đừng báng bổ"
- Nhóm 2: Xác định Phật là tư tưởng triết học, không phải tôn giáo -> tiếp nhận tư duy khoa học
- Nhóm 3: Có đọc, có tìm hiểu và có bị ảnh hưởng bởi tinh thần "giáo" -> có ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác ngoài khoa học

Em thuộc nhóm 2, theo quan điểm:
Tìm hiểu về tư tưởng của Phật với con mắt hoàn toàn khách quan (có logic, có tính khoa học về tâm lý, sự vận động, sự phát triển, chuyển hoá kỹ năng...) + tư duy chủ quan để nhận định, không bị tác động/không quan tâm về những yếu tố văn hoá, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo.

Còn nhìn Phật giáo qua lăng kính văn hoá, truyền thống thì em sẽ không có ý kiến gì, nó thuộc về cảm tính. Đạo Mẫu nhiều biến tướng tiêu cực nhưng vẫn được đánh giá cao và nhà nước tự hào đấy thôi.

Quay về câu hỏi chủ thớt: Có vài cụ cũng trả lời rồi. Em đoán là Phật không quan trọng tóc tai ngắn dài gì đâu, vì anh có là rocker tóc xù, trí tuệ, tư duy tốt, thực tập tốt, hiểu đúng và làm đúng tư tưởng, cách hành trì của Phật thì vẫn cứ là ok. Các nhánh Phật giáo sau này được phát triển, sáng tạo thêm ra có nhiều hình thức hoạt động khác nhau lắm: Ăn uống, đọc kinh, khất thực,...

Em chốt ý: Phật original tư duy rất rõ ràng, rành mạch, khoa học, không quy định ngặt nghèo gì cả. Còn hàng xuất khẩu sau này thì thiên biến vạn hoá tuỳ thuộc khẩu vị mỗi nơi mà chế cháo đi cho nó hợp miệng (thói quen, văn hoá) và dễ tiêu hoá (trình độ dân trí), thậm chí các bang phái còn "oánh" nhau vỡ đầu :D
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
3,891
Động cơ
453,325 Mã lực
Em thấy thớt này có 3 nhóm người, y như ngoài đời:
- Nhóm 1: Không/ Chưa tìm hiểu về Phật (giáo) -> tư tưởng chung là "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", "đừng báng bổ"
- Nhóm 2: Xác định Phật là tư tưởng triết học, không phải tôn giáo -> tiếp nhận tư duy khoa học
- Nhóm 3: Có đọc, có tìm hiểu và có bị ảnh hưởng bởi tinh thần "giáo" -> có ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác ngoài khoa học

Em thuộc nhóm 2, theo quan điểm:
Tìm hiểu về tư tưởng của Phật với con mắt hoàn toàn khách quan (có logic, có tính khoa học về tâm lý, sự vận động, sự phát triển, chuyển hoá kỹ năng...) + tư duy chủ quan để nhận định, không bị tác động/không quan tâm về những yếu tố văn hoá, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo.

Còn nhìn Phật giáo qua lăng kính văn hoá, truyền thống thì em sẽ không có ý kiến gì, nó thuộc về cảm tính. Đạo Mẫu nhiều biến tướng tiêu cực nhưng vẫn được đánh giá cao và nhà nước tự hào đấy thôi.

Quay về câu hỏi chủ thớt: Có vài cụ cũng trả lời rồi. Em đoán là Phật không quan trọng tóc tai ngắn dài gì đâu, vì anh có là rocker tóc xù, trí tuệ, tư duy tốt, thực tập tốt, hiểu đúng và làm đúng tư tưởng, cách hành trì của Phật thì vẫn cứ là ok. Các nhánh Phật giáo sau này được phát triển, sáng tạo thêm ra có nhiều hình thức hoạt động khác nhau lắm: Ăn uống, đọc kinh, khất thực,...

Em chốt ý: Phật original tư duy rất rõ ràng, rành mạch, khoa học, không quy định ngặt nghèo gì cả. Còn hàng xuất khẩu sau này thì thiên biến vạn hoá tuỳ thuộc khẩu vị mỗi nơi mà chế cháo đi cho nó hợp miệng (thói quen, văn hoá) và dễ tiêu hoá (trình độ dân trí), thậm chí các bang phái còn "oánh" nhau vỡ đầu :D
Em giống cụ. Theo nhóm 2.
Nhưng tính em cẩn thận, có nhìn thấy mới tin.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
2,523
Động cơ
230,917 Mã lực
Tuổi
48
Các đức Phật đều có 3 thân là Pháp Thân - Báo Thân và Ứng Hoá Thân, như thân thị hiện ở cõi này là Ứng Hoá Thân, các tướng tốt đều do Nhân quả đức Phật tu trong đời quá khứ mà cảm quả báo thành tựu.
Báo thân - "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo.
Ví dụ như Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ đức Phật Thích Ca Mâu Ni miêu tả báo thân của Đức Phật A Di Đà tại cõi Tây Phương Cực Lạc:

A Nan phải biết Phật Vô Lượng Thọ thân như trăm ngàn muôn ức sắc vàng Diêm Phù Ðàn trời Dạ Ma, thân Phật cao sáu mươi muôn ức na do tha hằng hà sa do tuần (1 do tuần = 4,68km) , bạch hào giữa hai mày xoay bên hữu, uyển chuyển như năm tòa núi Tu Di, mắt Phật như bốn đại hải xanh biếc và trắng phân minh. Các lỗ lông nơi thân Phật phóng ánh sáng ra như núi Tu Di. Viên quang của Phật ấy như trăm ức Ðại Thiên thế giới. Trong viên quang ấy có trăm vạn ức na do tha hằng hà sa Hóa Phật. Mỗi mỗi Hóa Phật cũng có đông nhiều vô số Hóa Bồ Tát làm thị giả. Thân Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi mỗi tướng đều riêng có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong mỗi mỗi hình hảo còn có tám vạn bốn ngàn quang minh, mỗi mỗi quang minh chiếu khắp thập phương thế giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật chẳng bỏ sót. Quang minh tướng hảo và Hóa Phật ấy chẳng thể nói đủ hết, chỉ nên nhớ tưởng khiến tâm nhãn được thấy. Thấy sự ấy, liền thấy thập phương chiếu khắp tất cả chư Phật. Vì thấy chư Phật nên gọi là Niệm Phật tam muội.
Quán tưởng đây gọi là quán thân tất cả Phật, vì quán thân Phật nên cũng thấy tâm Phật. Phật tâm là đại từ bi tâm, dùng từ vô duyên nhiếp thọ các chúng sanh.
Người tu quán này bỏ thân, đời khác sanh trước chư Phật được Vô Sanh Nhẫn. Vì vậy nên người trí phải buộc niệm, quán kỹ Vô Lượng Thọ Phật, từ một tướng hảo mà vào, chỉ quán lông trắng giữa hai mày khiến rất tỏ rõ. Ðược thấy lông trắng ấy rồi thì tám vạn bốn ngàn tướng hảo tự nhiên sẽ hiện. Thấy Phật Vô Lượng Thọ, liền thấy vô lượng chư Phật mười phương. Vì thấy vô lượng chư Phật nên được chư Phật hiện tiền thọ ký.
Ðây là khắp quán tưởng tất cả sắc thân Phật gọi là pháp quán thứ chín. Quán như đây gọi là chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán".
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top