Trong khi GS Hồ Ngọc Đại khẳng định bộ sách Công nghệ giáo dục hoàn chỉnh, không cần sửa thêm thì nhiều giáo viên chỉ ra hàng loạt lỗi chính tả, cách diễn đạt không phù hợp với học sinh.
Cô giáo Lò Hương Thảo (Lai Châu) cho biết mới tiếp xúc với bộ sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, hầu hết nhiều giáo viên và phụ huynh đều hoang mang với nội dung trong sách dạy.
Chẳng hạn, trong bài học về vần "oanh/oạch"; "hoạch/quạch", trong nội dung minh họa bằng bài: "Vẽ gì khó?". Nhiều giáo viên thắc mắc sao sách không đưa ví dụ nào tốt hơn, mà phải dùng đến dẫn chứng vẽ ma quỷ trong một bài học cho học sinh lớp 1. Như vậy rất dễ phản tác dụng của giáo dục.
Sách có đoạn "vẽ ma quỷ".
Khó khăn khi dạy học sinh ở tập 2 có quá nhiều bài đọc dài, nhiều vần khó, gây khó khăn cho học sinh lớp 1, như vần "uặc", "quăng", "Xuýp" rất ít gặp và khó đọc.
Trong một bài đọc sử dụng nhiều từ địa phương nặng tính vùng miền
Các vần "uặc", "quăng", "Xuýp" rất ít gặp và khó đọc. Bài đọc, bài viết chính tả rất dài, giờ dạy không đủ, quá sức với học sinh thành phố, chưa nói gì đến vùng cao khó khăn để xóa mù.
Sử dụng nhiều từ địa phương
Kế tiếp, vấn đề từ vựng trong cuốn sách không mang tính phổ thông. Nghĩa là, học sinh nhiều vùng miền khác nhau không thể hiểu được nghĩa một số từ, ngữ xa lạ, kể cả giáo viên. Ví dụ, từ “quện nhau”, "xà nẹo".
"Chúng tôi là những người nghiên cứu ngôn ngữ học cũng không thể hiểu được từ này có nghĩa là gì", GS Lợi nói.
Hoặc từ “gà qué”, muốn hiểu “qué” là gì thì có lẽ phải truy nguyên từ vựng. Rồi đến những từ láy như: “lai rai”, “lải nhải”, “ngài ngại”, “trình trịch”… "Không hiểu học sinh mới 6 tuổi cần biết để làm gì?", GS Lợi cho hay.
Cô Huỳnh Thị Thanh Huệ, giáo viên dạy lớp 1 một trường tiểu học ở TP.HCM khá bất ngờ khi lần đầu tiếp xúc với nội dung sách. Bởi cách dùng từ hết sức chợ búa và những câu chuyện trong sách không mang tính giáo dục. Những từ ngữ trong sách người lớn còn chưa hiểu thì làm sao trẻ con hiểu được.
“Nếu muốn cải cách ngôn ngữ Tiếng Việt thì nên lấy ngôn ngữ chuẩn quốc gia từ trước đã dùng, không nên thay đổi và áp dụng tiếng địa phương.
Cần sớm chấm dứt thử nghiệm sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, tránh gây ra hệ lụy khôn lường cho nền giáo dục nước nhà”, cô giáo này
bày tỏ.
Không ít giáo viên nhận xét cách diễn đạt đa số các đoạn văn trong sách khá nặng nề và vô nghĩa.
Rất nhiều mẩu chuyện được trích dẫn trong sách một cách vô nghĩa hoặc không có tính giáo dục học sinh. Sách chú trọng nhiều tới phương pháp, cách thức dạy chữ hơn là nội dung câu chữ.
Những chi tiết cần sửa này được Hội đồng thẩm định sách quốc gia đưa ra và đối thoại trực tiếp với GS Hồ Ngọc Đại 2 lần trước đi đánh giá bộ sách không đạt.
Tuy nhiên, đến nay GS Đại vẫn một mực cho rằng, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục của mình là công trình khoa học hoàn chỉnh, thực nghiệm thành công nên từ chối tất cả các đề nghị chỉnh sửa dù là nhỏ nhất.
https://vtc.vn/tin-tuc-su-kien/sach-tieng-viet-lop-1-cua-gs-ho-ngoc-dai-co-noi-dung-the-nao-ar520639.html
Từ ngữ chợ búa, vô nghĩa, dạy khôn lõi, dùng phương ngữ, nặng nề, quá tải vv... thế mà cho tồn tại 40 năm và hàng loạt địa phương sử dụng để dạy con nít.