[Funland] So sánh kinh tế, xã hội Việt Nam với Indonesia.

BNN

Xe buýt
Biển số
OF-35195
Ngày cấp bằng
13/5/09
Số km
978
Động cơ
479,726 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
hôm trước cụ nào nói, ta tính lại GDP là tính kinh tế hộ gia đình có đăng ký kinh doanh gì đấy thôi, chứ kinh tế ngầm thì cũng không thể tính được. Tất cả số liệu GDP của ta đều là có số liệu cụ thể, chứ không phải ước đoán.
Em đang nộp báo cáo thống kê của 1 loạt dn đây. Nói chung gdp bị ghi giảm kha khá đấy.
 

HI_CLASS

Xe điện
Biển số
OF-53175
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
4,766
Động cơ
502,743 Mã lực
Nơi ở
chốn hẹn hò
Tóm lại GDP đầu người VN cao gấp 10 thực tế, vượt Hàn, Nhật tới nơi rồi.
Thớt nào cũng vào lảm nhảm mấy câu ntn. Chắc trog đầu chỉ lập trình dc vài chữ đó :D
 

tantran2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733990
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
581
Động cơ
73,960 Mã lực
Tuổi
34
Sản lượng điện của VN chỉ thua UK một chút, nhưng rõ ràng quy mô kinh tế của VN còn thua UK nhiều lần. Như vậy điện là chưa đủ để đánh giá.
Cái này còn phải tùy cơ cấu kinh tế nữa. UK chủ yếu làm dịch vụ, không sản xuất nên sản lượng điện thấp là bình thường. Việt Nam sản xuất công nghiệp nhiều, nên cần nhiều điện.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,007
Động cơ
323,826 Mã lực
Em làm bc gửi bên thống kê suốt. DN nào của vn cũng kê khai dt theo bctc gửi cơ quan thuế. Gdp thế nào thì cụ tự hiểu.
Nó dìm đấy vì nghèo. Cố làm giàu đi sẽ vào top 5-10 ngay. Nghèo là ngu rồi cụ ơi =)), nghèo hèn đi với nhau, ko dám cãi bọn kia đâu :D

À e bổ sung thêm, ngu thì ko thắng đc Mỹ, Trung, Pháp nhé. Bọn thua ngu hơn là chắc, đố cụ cãi đc :))... cụ cãi thì cụ chỉ là thằng nước ngoài nói tiếng Việt thôi.
 

k4mjkaze2

Xe buýt
Biển số
OF-740761
Ngày cấp bằng
26/8/20
Số km
591
Động cơ
69,025 Mã lực
Tuổi
32
Em làm bc gửi bên thống kê suốt. DN nào của vn cũng kê khai dt theo bctc gửi cơ quan thuế. Gdp thế nào thì cụ tự hiểu.
bán hàng dùng tiền mặt hoặc ck qua tk cá nhân nhiều.
Cty to thì khó trốn doanh thu, chứ cty nhỏ doanh thu tầm vài tỉ 1 tháng trở xuống thì cứ phải giảm tầm 20% doanh thu là ít.
Vậy nên riêng GDP nếu tính của khối DN thôi thì cũng tụt 10 15% là chuyện thường, khối hộ gia đình, cá nhân ko kê khai thì càng thảm.
Sắp tới tăng cường truy thu thuế TNCN là lòi ra hết thôi, dân sẽ ngại dùng tk cá nhân để nhận tiền mua bán của cty
 

clik29

Xe hơi
Biển số
OF-345942
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
123
Động cơ
271,708 Mã lực
Do ae mình code tốt hơn hay do giá mình rẻ hơn vậy cụ?
Im
Xưa dòng xe máy Dream III (Drim lùn) do Thái sx cũng bền, tốt những cái xe tương tự mang tên Astrea (A tếch) do Indo sản xuất còn tốt hơn nhiều.
Hàng Astrea vào Việt Nam có 3 đời đầu, trung và cuối ở những năm 199x, sau đó không thấy nữa
Sau có dòng supra nhìn đẹp thể thao hơn dream nhiều nhưng cũng chỉ là xe số thôi.
 

clik29

Xe hơi
Biển số
OF-345942
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
123
Động cơ
271,708 Mã lực
Indo muỗi quanh năm, còn miền bắc VN thì chỉ có ở mùa hè là nhiều.
Indonesia mỗi năm có khoảng hơn 100.000 người chết vì bệnh sốt rét. Cao gấp 10 lần VN. Nên chính quyền phun thuốc xịt muỗi là đúng thôi.
Hà nội vẫn phun thuốc hàng năm ở khu vực nội thành nhất là trong ngõ sâu . Các cụ nếu ở Hà Nội chắc đi làm nên không để ý y tế dự phòng họ phun mà không biết. Còn các tỉnh thì em thấy miền trung và Miền Nam họ vẫn phun ở khu vực có nguy cơ sốt rét. Còn chi tiết các tỉnh thành thì em không biết rõ nên không ý kiến gì.
 

Lemica

Xe tăng
Biển số
OF-420747
Ngày cấp bằng
5/5/16
Số km
1,370
Động cơ
232,916 Mã lực
Jakarta được so sánh như New York còn một số đảo khác thì thổ dân vẫn đang đóng khố để săn bắt hái lượm.
Tuy nhiên, GDP có lẽ thấy hơi ảo chút: Năm 2009 có 539 tỷ $ mà đế năm 2011 nhảy lên 892 tỷ $. Tức là tăng 353 tỷ $, tương đương với 66% trong 2 năm.
Đúng vậy, dữ liệu GDP của Indonesia thật khó hiểu và thấy vô lý. Cụ nào giải thích được nghe hợp lý nhỉ?
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,159 Mã lực
Thời đó khủng hoảng tài chính, tỉ giá biến động mạnh. Các cụ thử tìm giá trị đồng bản địa xem.
 

rgbhis

Xe tăng
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,871
Động cơ
507,642 Mã lực
Một trong những điều xâm phạm tồi tệ nhất đến quyền con người và môi trường của người Indonesia bắt đầu tại Đông Timo, vào khoảng thời gian tôi sống tại Ujung Pandang. Giống như Sulawesi, Đông Timo là một hòn đảo khá hẻo lánh và được đánh giá là khu vực rất giàu trữ lượng dầu mỏ, khí ga, trầm tích, thêm vào đó là vàng và mangan. Nhưng Đông Timo khác với Sulawesi ở chỗ hòn đảo này lại chịu sự cai trị của người Bồ Đào Nha trong vòng bốn thế kỷ. Trong khi 90% người dân Indonesia theo đạo Hồi thì người dân Đông Timo lại chủ yếu theo đạo Thiên chúa.

Ngày 28/11/1975, Đông Timo tuyên bố độc lập khỏi Bồ Đào Nha. Chín ngày sau đó, Indonesia xâm lược Đông Timo. Những lực lượng chiếm đóng hung bạo đã tàn sát khoảng hơn 200 nghìn người dân, tức là khoảng 1/3 dân số Đông Timo.

Những tài liệu được Trung tâm Lưu trữ An ninh Quốc gia đưa ra cho thấy, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ vũ khí giết người hàng loạt mà rõ ràng còn là một kẻ xâm lược. Theo như những ghi chép này, Tổng thống Gerald Ford và Bộ trưởng Henry Kissinger đã có cuộc gặp gỡ với Suharto vào ngày 6 tháng 12 năm 1975 và đồng ý với kế hoạch tấn công của ông ta diễn ra một ngày sau đó. Những tài liệu này cũng cho thấy, chính quyền của ông Carter đã bí mật ngăn chặn thông tin này lọt ra ngoài năm 1977.

Anh trai của cựu thủ lĩnh Đông Timo và là một nhà lãnh đạo chính trị hiện đã bị trục xuất, Joao Carrascalao, được Amy Goodman phỏng vấn trên chương trình Democracy Now!, 35 năm sau ngày đất nước bị xâm lược. Ông ta phát biểu: “Tôi tới Jakarta trước Tổng thống Ford và Henry Kissinger một giờ đồng hồ. Và ngay trong đêm đó, tôi được đại tá Suyanto, một quan chức cấp cao của chính quyền tại Jakarta, báo cho biết, nước Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Indonesia tấn công Đông Timo”.

Brad Simpson, phó giáo sư lịch sử tại trường Đại học Maryland và là cố vấn của Trung tâm Lưu trữ An ninh Quốc gia, nói với Amy: “Những tài liệu này đã phơi bày sự dối trá trong suốt 25 năm qua của chính quyền Mỹ. Giữ bí mật những chi tiết về vụ sắp đặt kế hoạch cho Indonesia xâm lược Đông Timo trước người dân Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế, ngăn chặn có hệ thống hay lờ đi những báo cáo về vụ giết người hàng loạt xảy ra tại Đông Timo trong suốt giai đoạn giữa những năm 1980, và làm mọi việc để ngăn chặn lệnh cấm đối với hệ thống quân sự có thể thông qua quốc hội đưa ra để giữ cho dòng vận chuyển vũ khí được lưu thông”.

Hai mươi năm sau ngày xảy ra cuộc xâm lược, hai trong số những nhà phê bình của Indonesia được đưa lên tầm quốc tế. Những nhà hoạt động người Đông Timo, Bishop Carlos Filipe Ximenes Belo và José Ramos-Horta được nhận giải Nobel vì hòa bình năm 1996. Giải thưởng này khiến cho hệ thống từ Jakarta, Washington đến hành lang Phố Wall cảm thấy hết sức choáng váng.

Cuộc thảm sát tại Đông Timor chỉ là một trong số rất nhiều chính sách do nhà nước chuyên chế đưa ra dưới thời Suharto. Việc gửi thông điệp quân sự tới những vùng miền có tư tưởng tự do được xem là cần thiết để đánh bại chủ nghĩa cộng sản trong suốt những năm 1970. Ý nghĩ rằng hầu hết những cuộc nổi loạn đều được thực hiện do mong muốn chấm dứt ách áp bức của chế độ áp đặt hiện hành của Suharto và những người nổi loạn chống lại các quốc gia như Trung Quốc chỉ là biện pháp sau cùng đối với sự trợ giúp quân sự và y tế đều bị giới báo chí Mỹ lờ đi.

Đồng thời, các phương tiện truyền thông cũng lờ đi sự thật rằng tất cả những gì Suharto làm là để phục vụ cho lợi ích của “tập đoàn trị”. Quyết định kiểm soát toàn bộ quần đảo của Suharto, thậm chí cả những vùng mà Indonesia không sở hữu nhưng lại có những nguồn tài nguyên đáng thèm muốn, được Washington và Phố Wall thực hiện hết sức nghiêm túc. Các “tập đoàn trị” hiểu rằng họ phải ủng hộ cho tầm nhìn quy mô của kẻ độc tài này, vì một Indonesia thống nhất nếu họ còn muốn được tự do cai trị những khu vực có chứa những nguồn tài nguyên đáng thèm khát.

Ở phía Bắc Sumatra, một tỉnh rất phong phú về trữ lượng dầu mỏ và khí ga, tỉnh Aceh, hơn 10 nghìn người đã bị quân đội tàn sát trong thời gian tôi sống tại Indonesia. Hàng nghìn người khác bị chết vì những mẫu thuẫn, xung đột ở quần đảo Molucca, phía Tây Kalimantan (Borneo) và Irian Jaya (New Guinea). Nếu như mục tiêu thực sự của lực lượng vũ trang là giữ an toàn cho những nguồn tài nguyên mà những tập đoàn đa quốc gia thèm khát thì về cơ bản, nó lại được chính quyền của Suharto cấp tiền thực hiện. Mặc dù những công ty khai thác dầu mỏ và khoáng sản giữ vai trò lãnh đạo, nhưng các công ty này lại được liên kết bởi hàng loạt các tập đoàn kiếm lời từ nguồn nhân công rẻ mạt, những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những thị trường để phát triển các dự án và hàng hóa tiêu dùng của Indonesia.

Indonesia là một ví dụ điển hình của nền kinh tế xây dựng dựa vào đầu tư của ngân hàng và cộng đồng thương mại quốc tế. Trở lại bằng lời hứa sẽ trả hết những món nợ bằng chính nguồn tài nguyên của mình, Indonesia lại rơi sâu hơn vào chiếc hố nợ nần bởi từ những kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng đã phát sinh nhu cầu xây dựng các khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm và công trình xây dựng, dịch vụ, ngân hàng và các hoạt động giao thông vận tải. Tầng lớp người Indonesia giàu có và những người nước ngoài được hưởng lợi rất nhiều từ những kế hoạch đó, trong khi phần lớn những người dân lao động bình thường phải chịu đựng cuộc sống nghèo khổ. Những phong trào phản đối được lực lượng vũ trang lãnh đạo diễn ra khắp nơi.

Giống như người dân nơi đây, môi trường của Indonesia cũng phải chịu đựng sự tàn phá nghiêm trọng. Các mỏ khoáng sản, các nhà máy giấy và bột giấy và những ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên khác đã cướp đi một vùng rộng lớn của một trong những khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Các con sông tắc nghẽn với vô vàn thứ rác thải độc hại. Bầu không khí xung quanh các khu công nghiệp và thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 1997, một lớp khói sương mù độc hại do những vụ cháy rừng không thể kiểm soát ở Indonesia (hậu quả do sự phát triển kinh tế gây ra) bao phủ khu vực Đông Nam Á đã khiến khu vực này đứng đầu thế giới về ô nhiễm môi trường.

Những nạn nhân khác của cái được gọi là “nền kinh tế thần kỳ” là những người Bugi, Dyak, Melanesia và các nền văn hóa bản địa khác; đất đai của họ bị chiếm đoạt và cuộc sống cũng như truyền thống của đất nước bị tàn phá nặng nề. Tội diệt chủng này không chỉ được đo đếm bằng những gì con người nơi đây phải chịu đựng mà còn qua những tác động đến tâm hồn của con người và đặc biệt là thái độ phản đối những tội diệt chủng trước đây, trong đó bao gồm cả việc nước Mỹ chỉ đạo chống lại những người dân bản địa. Mặc dù, hiện nay, những tội lỗi này bị chỉ trích nặng nề nhưng mô hình trên vẫn lặp lại và được chính những tập đoàn cũng như chính phủ Mỹ hậu thuẫn về mặt tài chính.

Khi những cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng lên, tác động thường xuyên hơn tới Indonesia, Suharto đã mua cổ phần của tập đoàn SAP thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã khuyên Suharto giảm số tiền trợ cấp nhiên liệu và lương thực của chính phủ cũng như rất nhiều dịch vụ xã hội khác để tăng khoản lời bỏ túi. Lời gợi ý này ngay lập tức được Suharto ủng hộ, và kết quả của những chính sách này là bệnh tật, nạn đói và cả sự chống đối chính phủ Suharto ngày càng tăng lên.

Nhiều người dân Indonesia bị đẩy ra sống ngoài đường. Ngay cả những người giàu có, lo sợ sự tàn phá sẽ ngày càng tăng lên cũng yêu cầu thay đổi. Tháng 5/1998, Suharto bị buộc phải từ chức, kết thúc 32 năm độc tài của mình. Tháng 9/1999, chính quyền của tổng thống Clinton cắt đứt mọi mối ràng buộc giữa quân đội Mỹ với quân đội Indonesia.

Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra ở trên không có nghĩa là sẽ đánh dấu chấm hết đối với các “tập đoàn trị” mà ngược lại, nó lại càng củng cố thêm vị trí của chúng. Những người dân Indonesia có tiền và thế lực chi tiền để trục xuất kẻ độc tài ra khỏi đất nước và tự khắc họa bản thân mình như là người bạn của đại đa số quần chúng nhân dân. Chính phủ Mỹ và các tập đoàn đa quốc gia hoan nghênh sự sụp đổ của Suharto và tiếp tục ủng hộ chế độ mới. Sau đó, ngày 26/12/2004, một thảm kịch đã xảy ra và nó đem lại cơ hội mới cho các tập đoàn trị. Một ngày sau lễ Giáng sinh, cơn sóng thần đánh vào Indonesia.

Khoảng 250 nghìn người tử nạn trước con sóng dữ. Tuy nhiên, những công ty tham gia vào quá trình tái thiết cơ sở hạ tầng (rất nhiều trong số đó là các doanh nghiệp Mỹ) lại xem thảm họa này là cơ hội làm giàu cho mình. Động đất, bão gió và sóng thần đã cướp đi tính mạng của hàng trăm nghìn người và tàn phá nhà cửa, tài sản của biết bao người khác nhưng nó lại làm động lực tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Con số người chết và tài sản thiệt hại không được đưa vào các thống kê kinh tế nhưng hàng tỷ đôla dành để tái thiết lại có tên trong thống kê, tạo nên số liệu hoàn toàn sai lệch.

Hầu hết những người dân Mỹ không nhận thức được thảm họa quốc gia rõ nét như nhận biết thảm họa chiến tranh: những thảm họa thiên nhiên này cực kỳ có lợi cho những công ty lớn. Một số lượng tiền lớn dành để tái thiết sau khi thảm họa xảy ra được dành riêng cho các hãng liên quan đến ngành kỹ thuật của Mỹ và cho các tập đoàn đa quốc gia có sở hữu khách sạn, nhà hàng, và những chuỗi cửa hàng bán lẻ, các hệ thống mạng lưới truyền thông và giao thông vận tải, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và những ngành công nghiệp khác của “tập đoàn trị”. Hơn cả việc giúp đỡ những người nông dân, ngư dân sinh sống, những nhà hàng nhỏ lẻ, những ngôi nhà nhỏ và những doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, các chương trình “giảm nhẹ thảm họa” đem lại một phương tiện hiệu quả hơn để chuyển tiền tới các nước đế quốc.

Đầu cơ trục lợi từ thảm họa sóng thần

Ngày 26/12/2004, một ngày đen tối, không chỉ đối với những nạn nhân phải trực tiếp hứng chịu thảm họa sóng thần và còn với tất cả chúng ta, những người luôn tin vào lòng trắc ẩn, sự từ thiện và lòng tốt của những cư dân trên hành tinh này. Câu chuyện về việc bóc lột một cách vô liêm sỉ đằng sau tấn thảm kịch này đã được bắt đầu từ trước đó vài tháng, trước khi thảm họa thiên nhiên này xảy ra.

Vào tháng 9/2004, Indonesia chọn một sỹ quan quân đội khác làm tổng thống thay Suharto. Theo New York Times, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono “ngay lập tức bước lên vị trí lãnh đạo trong khi những luật lệ độc tài của tướng Suharto vẫn còn tồn tại…”.

Năm 1976, ông ta tham dự khóa huấn luyện quân sự tại trường quân sự Fort Benning, thuộc bang Georgia và hoàn thành hai đợt thao diễn, Giáo dục Quốc phòng Quốc tế và Chương trình Huấn luyện tại Mỹ. Sau khi thảm họa sóng thần xảy ra, ông trở thành một nhà lãnh đạo tài tình, phá tan động thái của phong trào nổi dậy đòi độc lập ở tỉnh Aceh.

Giống như nhiều phong trào địa phương diễn ra trên khắp quần đảo, phong trào ở Aceh nổ ra vì mong muốn giành được độc lập, thoát khỏi sự chi phối của chính phủ. Trong mắt những người dân, chính phủ được xem là kẻ khai thác kinh tế và có những chính sách hà khắc đến mức hung bạo. Trong khi môi trường cũng như nền văn hóa tại đây phải chịu đựng bàn tay khai thác của các tập đoàn nước ngoài, thì người dân tại tỉnh Aceh lại chỉ được thụ hưởng rất ít từ đó. Một trong những dự án tài nguyên lớn nhất ở Indonesia, dự án hóa lỏng khí ga thiên nhiên (LNG), được thực hiện tại Aceh, nhưng chỉ có một phần rất nhỏ lợi nhuận từ việc hóa lỏng khí ga thiên nhiên được đầu tư trực tiếp vào các trường học, bệnh viện tại địa phương cũng như những đầu tư khác để giúp vùng dự án.

Theo Melissa Rossi, nhà báo giành được giải thưởng Pulitzer, cây bút kỳ cựu của các tờ báo Newsweek, Newsday (tại New York) thì: “Vùng Aceh trù phú này khao khát được độc lập khỏi Indonesia khoảng 5 thập kỷ gần đây. Nguồn tài nguyên dầu mỏ tại đây vô cùng phong phú và đó chính là lý do vì sao chính phủ Indonesia bám chặt lấy Aceh như một con đỉa đói”. Trong suốt 30 năm đấu tranh của tỉnh này, có khoảng từ 10-15 nghìn người đã bị giết chết tính đến thời điểm trước khi cơn sóng thần vượt qua đại dương tràn vào đất liền.

Những cuộc đàm phán bí mật giữa chính phủ và Phong trào Aceh tự do (tiếng Indonesia là Gerakan Aceh Merdeka, gọi tắt là GAM) bắt đầu diễn ra trong năm 2004. Phong trào Aceh tự do nổ ra là để giành vị thế thuận lợi khi thương lượng, nhờ đó cho phép người dân nơi đây có thể cùng nhau chia sẻ nguồn lợi từ các mỏ dầu, mỏ khí gas và rất nhiều nguồn tài nguyên khác trong tỉnh; giành được một chế độ tự quản và rất nhiều những quyền khác mà họ đã đấu tranh hàng thập kỷ để đạt được. Tuy nhiên, cơn sóng thần đã cuốn đi tất cả.

Bởi vì Phong trào Aceh tự do là một tổ chức địa phương, hoạt động tại vùng bị cơn sóng hung dữ tàn phá nên nó bị suy yếu nghiêm trọng sau khi cơn sóng thần đi qua. Một số thành viên chủ chốt của phong trào bị chết hoặc phải chịu cảnh mất người thân. Các hệ thống thông tin liên lạc và giao thông cũng bị tàn phá nặng nề. Một lần nữa, phong trào lại phải thay đổi hoạt động của mình, từ quá trình kháng cự và đàm phán chuyển sang giúp đỡ các nạn nhân sóng thần và nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế.

Mặt khác, chính phủ Indonesia cũng nhanh chóng có những điều chỉnh để trục lợi từ vùng hỗn loạn. Những đạo quân mới nhanh chóng được điều đến đây từ Java và những khu vực không bị ảnh hưởng của sóng thần ở Indonesia. Trong vòng một tháng, những đạo quân này sẽ nhận được sự hỗ trợ của các binh sỹ quân đội Mỹ và lính đánh thuê. Chẳng hạn như Neil, cựu gián điệp CIA, đã từng chỉ đạo một đội quân được thầu khoán để bảo vệ nước Mỹ. Mặc dù, những lực lượng vũ trang này thực hiện mệnh lệnh dưới lý do là cứu trợ nạn nhân của thảm họa sóng thần nhưng thực chất mục tiêu ngầm của chúng chính là dập tắt Phong trào Aceh tự do.

Chính quyền Bush đã không mất quá nhiều thời gian để thực hiện mục tiêu ngầm đó. Tháng 1/2005, chỉ một tháng sau thảm họa sóng thần, Washington tiếp tục duy trì chính sách đã được thi hành năm 1999 do Clinton đề ra, nhờ đó thắt chặt lực lượng quân sự hà khắc ở Indonesia. Nhà Trắng đã gửi một triệu đôla Mỹ để trang bị vũ khí quân sự tại Jakarta. Ngày 7/2/2005, tờ New York Times đưa ra bản tin: “Washington đang nắm lấy cơ hội có một không hai đến ngay sau khi thảm họa sóng thần xảy ra… Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã nhanh chóng có những điều chỉnh để tăng cường thêm việc huấn luyện của Mỹ đối với các sỹ quan Indonesia… Tại Aceh, quân đội Indonesia, sau thảm họa sóng thần đã bộc lộ rõ bản chất là lực lượng tham gia chống lại cuộc phiến loạn của những người theo chính sách ly khai trong suốt 30 năm qua… Mối quan tâm lớn nhất của quân đội Indonesia lúc này chính là giữ được quyền kiểm soát chặt chẽ những lực lượng vũ trang thuộc Phong trào Aceh tự do”. Vào tháng 11 năm 2005, Washington bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí và nối lại mối quan hệ đối với quân đội Indonesia.

Kiệt sức vì những nỗ lực khôi phục lại sau thảm họa và giúp đỡ các cộng đồng dân cư địa phương tái xây dựng, và phải đối mặt với áp lực rất lớn từ phía quân đội Indonesia và các nhà ủng hộ người Mỹ, GAM đã ký hiệp ước hòa bình một phía với chính phủ. Lại một lần nữa, chế độ tập đoàn trị lại là người thắng lớn. Cơn sóng thần gần như đảm bảo rằng, hoạt động khai thác ở Aceh vẫn sẽ tiếp tục như trước đây.

Một dẫn chứng hết sức thuyết phục về việc tàn phá môi trường thiên nhiên của các “tập đoàn trị” chính là Hệ sinh thái Leuser ở Aceh. Trong vòng ba thập kỷ, các lực lượng chống đối đã biến một trong những khu rừng giàu tài nguyên nhất thế giới thành khu vực bất khả xâm phạm đối với các công ty khai thác gỗ và dầu lửa. Thế nhưng hiện nay, Phong trào Aceh tự do đã bị dập tắt và khu vực Aceh lại rộng cửa cho các “tập đoàn trị” khai khác.

Giữa những năm 1980, cựu ủy viên ban quản trị của một công ty dầu lửa, Mike Griffiths, từ bỏ công việc đầy hấp dẫn và hy sinh bản thân mình để bảo tồn hệ sinh thái. Năm 1994, ông giúp sáng lập Quỹ tài trợ quốc tế Leuser. Năm 2006, ông dẫn chương trình Những cuộc hành trình trên sóng radio của Đài phát thanh quốc gia (NPR) tại Aceh. Phát thanh viên của chương trình Những cuộc hành trình trên sóng radio, Michael Sullivan cho biết, “Khi đất nước hòa bình thì áp lực đặt lên vai những cánh rừng dường như lại tăng thêm và mối đe dọa lớn nhất, thậm chí còn lớn hơn cả việc chặt phá những cây gỗ quý ở khu rừng nhiệt đới hay khai thác dầu ở những đồn điền cọ, chính là những con đường”.

Chương trình radio này đã giải thích rằng ngay sau khi thảm họa sóng thần xảy ra, các công ty xây dựng và công trình của Mỹ đã có những động thái vận động hành lang với Ngân hàng Thế giới cũng như rất nhiều tổ chức “viện trợ” hỗ trợ tiền xây dựng đường sá. Những con đường này chủ yếu được dùng để phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác gỗ và dầu lửa. Mike Griffiths phát biểu trên Đài phát thanh quốc gia: “Nếu các bạn để mất hệ sinh thái Leuser, các bạn sẽ không chỉ đánh mất cơ hội thực sự cuối cùng cho những con hổ, đười ươi, đàn voi hay tê giác mà còn đánh mất những quỹ tài trợ cơ bản, bảo trợ phúc lợi xã hội cho hơn 4 triệu người trong đó có biết bao người tin rằng hệ sinh thái này sẽ bảo vệ nguồn nước, chống ngập lụt và xói mòi đất”.

Mối quan hệ giữa tầng lớp thống trị Indonesia, chính phủ Mỹ và những tập đoàn quốc tế đòi hỏi những phương cách tận dụng nhân công của các tập đoàn trị trên khắp thế giới trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai. Việc tạo dựng đất nước đế quốc được tiến hành bí mật và chỉ đạo trên quy mô lớn. Từ khi nền dân chủ làm ra vẻ như muốn lấy ý kiến dân chủ của toàn bộ cử tri thì những phương pháp này lại đặt ra một mối đe dọa trực tiếp tới mô hình lý tưởng mà nước Mỹ khao khát đạt được. Chúng cũng làm xáo trộn bản báo cáo kết quả công việc của tôi cũng như của rất nhiều “những chuyên gia phát triển” khác.

Nhờ có ba sự kiện bất ngờ xảy ra người ta đã hiểu rõ bản chất quỷ quyệt trong công việc mà mình đang thực hiện. Chỉ sau cơn sóng thần năm 2004, nó đã được phơi bày ra ánh sáng mặc dù căn nguyên của những sự kiện trên đều đưa trở về công việc ban đầu mà tôi đã làm, một sát thủ kinh tế.

 

rgbhis

Xe tăng
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,871
Động cơ
507,642 Mã lực
_436403_1_indonesia_new2_300.gif

Có 3 vùng (màu đỏ) đòi ly khai (tự trị or độc lập) ở Indo
1. Đông Timor: Đã thành nước độc lập, lý do chính là vì tôn giáo, nên chính phủ Indo có thể thỏa hiệp được
2. Aceh: phong trào Aceh tự do đỉnh điểm năm 2000-2003, lý do chính vì vùng này giàu tài nguyên, cp Indo rất ko muốn buông mảnh đất màu mỡ này, sau đợt sóng thần 2004, phong trào lắng xuống cho đến bi h.
3. Tây Papua: bắt đầu nóng lên từ năm 2019,...
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,605
Động cơ
539,479 Mã lực
Nếu đúng trang của WB thì đây:

Theo đó thì GDP đầu người của VN năm 2019 là 2.715 USD, chênh lệch không đáng kể.
Thôi lỡ mất công còm rồi thì em theo cho chót. Dưới đây là dữ liệu đăng tải trên trang của WB cũng như IMF. Cụ nhìn chỗ khoanh đỏ thì sẽ thấy hai con số chẳng khác gì nhau (số của WB đã làm tròn). Tại sao em lại dùng số liệu về GDP tổng của Việt Nam tính theo giá thực tế nội tệ mà không dùng GDP tính theo đầu người theo đô la Mỹ? Là vì em muốn chứng minh cho cụ thấy số liệu GDP gốc là được tính bằng VNĐ do TCTK thực hiện. WB hay IMF chỉ thu thập các dữ liệu này. Còn để tính ra GDP theo đầu người theo đô la Mỹ thì sẽ thêm 2 phép chia nữa (số dân và tỷ giá), nên kết quả cuối cùng sẽ có chênh lệch ít nhiều.
WB_GDP VN_2010_LI.jpg
IMF_GDP VN_2010_LI.jpg
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,430
Động cơ
375,146 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thôi lỡ mất công còm rồi thì em theo cho chót. Dưới đây là dữ liệu đăng tải trên trang của WB cũng như IMF. Cụ nhìn chỗ khoanh đỏ thì sẽ thấy hai con số chẳng khác gì nhau (số của WB đã làm tròn). Tại sao em lại dùng số liệu về GDP tổng của Việt Nam tính theo giá thực tế nội tệ mà không dùng GDP tính theo đầu người theo đô la Mỹ? Là vì em muốn chứng minh cho cụ thấy số liệu GDP gốc là được tính bằng VNĐ do TCTK thực hiện. WB hay IMF chỉ thu thập các dữ liệu này. Còn để tính ra GDP theo đầu người theo đô la Mỹ thì sẽ thêm 2 phép chia nữa (số dân và tỷ giá), nên kết quả cuối cùng sẽ có chênh lệch ít nhiều.
WB_GDP VN_2010_LI.jpg
IMF_GDP VN_2010_LI.jpg
Cụ lấy ví dụ năm 2010 thì tất nhiên là nó bằng nhau, vì VN mới tính lại GDP năm 2019. Nghĩa là năm 2019 có 2 số liệu: số tính trước đó (2.715) và số tính lại (3.416).
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,605
Động cơ
539,479 Mã lực
Cụ lấy ví dụ năm 2010 thì tất nhiên là nó bằng nhau, vì VN mới tính lại GDP năm 2019. Nghĩa là năm 2019 có 2 số liệu: số tính trước đó (2.715) và số tính lại (3.416).
Cụ vẫn cố chấp lắm. Gửi cụ thêm số liệu của TCTK VN tính. Cụ xem 3 con số có giống nhau không? Cái em đang nhấn mạnh ơi đây là cụ nói việc WB và IMF tự tính số liệu GDP của VN nên có sự khác nhau. Còn em thì chứng minh cho cụ thấy cả hai thằng đều lấy từ một gốc là TCTK. Còn việc tính lại thì là một câu chuyện khác. Dữ liệu IMF đã cập nhật theo cách tính mới, còn WB thì chưa.

 
Chỉnh sửa cuối:

keeponlylove

Xe điện
Biển số
OF-308533
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
3,501
Động cơ
311,526 Mã lực
Ước vọng “siêu kỳ lân” của Indonesia
(NTD) - Sau khi bổ nhiệm cựu CEO GoJek làm Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa, tuần rồi Tổng thống Joko Widodo đã đưa thêm nhiều nhân tài ngành công nghệ và truyền thông tham gia các vai trò trong nội các chính phủ Indonesia. Nội các mới này thể hiện tham vọng đưa nền kinh tế của Indonesia vào giai đoạn mới, trong đó vai trò của các startup công nghệ siêu kỳ lân có giá trị trên 10 tỷ USD, đặc biệt là GoJek!

Việt Nam! Bao h bổ được thế nhỉ
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,641
Động cơ
595,589 Mã lực
Em đọc được nhiều thông tin về cơ bản như này cụ :

- GDP thấp mình đc xếp hạng nước nghèo,đc vay vốn lãi thấp, viện trợ oda nhiều ... đại loại được lợi về vốn đầu tu, vốn vay giá thấp để phát triển. Nên mình muốn giữ sổ nghèo thì tìm cách báo cáo, cung cấp thông tin tính gdp sao cho có lợi (tính ra gdp thấp). Hoặc có thể mình cũng ko đủ hệ thống thống kê để biết dc con số chính xác, nên gdp thực tế có thể nó cao hơn gdp công bố. Ví dụ kinh tế ngầm, ko hoá đơn,chứng từ, ko nộp thuế ... thì ko ghi nhận để tính gdp dc.

- sản lượng điện : có một số tổ chức nó nghi ngờ gdp vn là thấp hơn thực tế khi so sánh sản lượng điện vs gdp. Điện là loại sản phẩm ko lưu kho được, ông sản suất ra điện mà ko dùng để tạo ra gia trị thì vô lý.Tổng công suất điện thì có thể ước lượng ra được thông qua sản lượng công bố/doanh thu của các nhà máy điện trên cả nước. Cái này em nghĩ ko giấu đc vì thu thuế, có hoá đơn chứng từ, công suất nhà máy, hiệu suất sản suất, số lượng điện phát ra ... cho nên ông làm ra điện nhiều mà gdp của ông lại thấp, vậy sao ko giảm sản lượng điện ? Tránh lãng phí. Thậm chí mình còn bị thiếu điện, phải mua của Laos và TQ để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Như vậy, sản lượng điện tiêu thụ lớn mà gdp lại thấp là chưa chuẩn nếu so sánh với các nước có cùng mức gdp. Thậm chí sản lượng điện của vn chỉ kém một chút ít so với indonesia, trong khi gdp của indonesia là ngàn tỷ usd.
Chứng tỏ hiệu suất sử dụng năng lượng của vn thấp đến mức báo động. Giống như cái xe cũ, đi thì tốn xăng như người ta, mà chỉ chở được hàng bằng phân nửa người ta.
 

leobk

Xe tải
Biển số
OF-20471
Ngày cấp bằng
27/8/08
Số km
315
Động cơ
879,504 Mã lực
Chứng tỏ hiệu suất sử dụng năng lượng của vn thấp đến mức báo động. Giống như cái xe cũ, đi thì tốn xăng như người ta, mà chỉ chở được hàng bằng phân nửa người ta.
Chưa chắc cụ ạ, tốn điện thì sẽ tốn tiền, người sử dụng là người dân hay doanh nghiệp nếu thấy chi phí đầu vào là điện tốn kém họ sẽ tìm cách cắt giảm nếu không hiệu quả. Nhà cụ tự nhiên có tháng điện tăng đột biến, hoặc kéo dài vài tháng liền mà mức sinh hoạt vẫn thế ... cụ có đi kiểm tra để tìm cách giảm không ? Tương tự cho doanh nghiệp sử dụng điện làm đầu vào

Cũng có tỷ lệ thất thoát, lẵng phí điện nhất định nhưng em nghĩ ko nhiều đến phân nửa như cụ nói. Giá điện bên mình cón đắt hơn bên Âu Mỹ, nên em ko nghĩ người dùng gia đình, doanh nghiệp họ lãng phí đến phân nửa.

Còn nếu điện sử dụng tăng, nhưng doanh thu tăng nhiều hơn, lợi nhuận nhiều hơn, nghĩa là càng có lợi thì khỏi phải nói, dùng tẹt.
Nhà máy điện thì ko ngu gì sản suất thừa điện mà ko bán được cho ai.
 

fireman

Xe tăng
Biển số
OF-68311
Ngày cấp bằng
13/7/10
Số km
1,684
Động cơ
450,723 Mã lực
Hà Nội mà xây dựng xong khu sông Hồng, thì thủ đô các nc ĐNA phải ngước nhìn. Chắc thua Singapore về độ hoành tráng thôi
Cụ lại xem bánh vẽ quy hoạch rồi. Cụ nhìn vào đg Lê Văn Lương và ngã tư Lê trọng Tấn Hà Đông đi. Tộ xư cứ khi nào đi đg này là em lại phải chưởi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top