[Funland] sơn nữ tắm tiên giữa suối đại ngàn: quá khứ đã xa?

T91

Xe container
Biển số
OF-136341
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
7,110
Động cơ
445,592 Mã lực
Nơi ở
MU.OFC
cụ nào đây
 

ngoibet

Xe điện
Biển số
OF-64611
Ngày cấp bằng
21/5/10
Số km
4,131
Động cơ
468,105 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
facebook.com
Trần 100% thì em chưa gặp chứ nuy phần trên thì em gặp nhiều trên Tây Bắc ạ
 
Biển số
OF-156067
Ngày cấp bằng
9/9/12
Số km
141
Động cơ
353,890 Mã lực
ở Tú Lệ, Hà Giang, Tây Nguyên em vẫn thấy cảnh này...cơ mà chỉ là bán nude thôi
dù gì vẫn cứ mê mẩn
 

taotau

Xe tải
Biển số
OF-23688
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
254
Động cơ
495,230 Mã lực
ở huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa cũng có cái này, phong cảnh đẹp, buổi chiều các chị e tắm tiên cảnh càng đẹp :D
 

thaiquangtung

Xe buýt
Biển số
OF-115100
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
896
Động cơ
395,662 Mã lực
Nơi ở
hoang mai-hanoi
Những tấm ảnh vô giá, quá đẹp, giờ không biết có còn những cảnh này không các cụ nhỉ..
 

Lacetti_EX

Xe buýt
Biển số
OF-13819
Ngày cấp bằng
9/3/08
Số km
547
Động cơ
522,230 Mã lực
Quá thiên nhiên! :x
 

miwon

Xe tăng
Biển số
OF-104127
Ngày cấp bằng
25/6/11
Số km
1,624
Động cơ
411,403 Mã lực
Sao thớt này không Mode không bê sang Ô phở để các tay máy bên ấy học hỏi ạ.
 

caoluan99

Xe hơi
Biển số
OF-137312
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
151
Động cơ
369,670 Mã lực
vẻ đẹp giữa núi rừng thiên nhiên, vẻ đẹp của thiên nhiên Trời và Đất
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
10,621
Động cơ
576,020 Mã lực
Ảnh tự nhiên đẹp quá. Lâu lắm mới được nhìn thấy của người khác :P
 

Haiha0674

Xe điện
Biển số
OF-151210
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
2,685
Động cơ
382,710 Mã lực
Nét văn hóa Tây bắc. Đẹp thật.
 

phucloc8899

Xe container
Biển số
OF-25715
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
7,506
Động cơ
552,516 Mã lực
Nơi ở
Hà Nam Ninh
Ngắm Thiếu Nữ Tắm Tiên Nơi Miền Sơn Cước


Những bộ quần áo được trút bỏ nhẹ nhàng, mái tóc đen huyền búi cao, thân hình tuyệt mỹ của sơn nữ chìm dần xuống dòng suối tinh khiết.

Với người bình thường hẳn đã là kỳ thú, với những người ham thích phiêu lưu, khám phá thì được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một niềm hạnh phúc.

Mỗi buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, những cô gái dân tộc lại túm năm tụm ba rủ nhau ra những con suối để xua đi những bụi bẩn sau một ngày lên nương làm việc vất vả.

Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen huyền búi lên cao, thân hình tuyệt mỹ của các sơn nữ dân tộc từ từ chìm dần xuống dòng suối tinh khiết. Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh trong xanh của núi rừng khiến các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc.
Ấy thế nhưng bây giờ cái tục lệ từ ngàn xưa ấy đang dần mai một và sắp biến mất vĩnh viễn bởi sự phồn vinh của xã hội công nghiệp đã gõ tới từng cánh cửa nhà sàn.


Những con đường được nối dài đến các xóm, bản miền núi, tiếng xe máy gào rú chạy ầm ầm qua các con suối, các tour du lịch đưa những đoàn khách thăm quan từ đồng bằng ồ ạt đổ bộ lên miền sơn cước. Những con người xa lạ, hiếu kì khiến những “tiên nữ” không còn cảm giác an toàn. Thay vì ra những bến tắm như trước đây, họ múc nước về nhà, tìm những nơi thật kín đáo để tắm nhằm lẩn trốn những ánh mắt tò mò.
Những phong tục tập quán độc đáo đang dần phôi pha, chìm vào quên lãng. Bây giờ để tìm được nơi có những sơn nữ tắm tiên quả là một điều cực kỳ hiếm hoi.

Lần theo những dấu vết của những bức ảnh chụp thiếu nữ tắm tiên tôi tìm đến những dòng suối của người dân tộc ở bản Bến Thân Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, để mong được tận mắt thấy lại vẻ đẹp huyền thoại của các sơn nữ.



Bản Bến Thân nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn, Phú Thọ hơn 40 km, bản nằm trên cao nên đường đi đều là những con dốc cao ngoằn nghèo xuyên qua các cánh rừng rậm ẩm ướt.
Rất nhiều những nhiếp ảnh gia đã từng lặn lội đến đây và chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước. Những dòng suối ở đây vẫn trong suốt và chảy không ngừng, nhưng không biết các sơn nữ liệu có còn tắm tiên ở đây.


Cầm chắc chiếc máy ảnh trong tay, tôi men theo dòng suối ở bản Thân suốt một ngày trời nhưng chẳng thấy bóng dáng của một sơn nữ nào lảng vảng ra đây, chứ chưa nói đến chuyện tắm tiên, thi thoảng có vài người đàn ông đi rừng ghé qua ngồi nghỉ ngơi hay lũ trẻ con rủ nhau đi câu.

Đến lúc chiều tối, bắt đầu có rất nhiều sơn nữ ra suối nhưng họ không ra tắm mà ra chỉ để giặt quần áo bẩn thay ra khi tắm ở nhà, ngồi thêm một lúc thì tôi đành phải ra về vì trời đã tối om, dù có tiên nữ đi tắm cũng không thể chụp được nữa.


Đi vào trong bản Bến Thân tôi tìm gặp trưởng bản Lý Văn Seng để hỏi chuyện thì được ông cho biết: “Trước đây cả cái bản Bến Thân này từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ cứ buổi chiều là ra suối tắm, nhưng từ 3 năm nay thì chuyện đi tắm suối đã không còn nữa, hầu hết mọi người đều tắm ở nhà, chỉ có ít người đàn ông đi làm tiện qua suối thì nhảy xuống cho mát mẻ rồi về nhà mà thôi”.

Khi tôi hỏi vì sao nét đẹp truyền thống đó không được gìn giữ, trưởng bản cười tủm tỉm nói: “Từ hồi làm đường, với bản có điện, nhiều người dưới xuôi bắt đầu lên đây làm ăn, lâu dần bản cũng tấp nập người đi lại, nhiều người đi tắm suối cởi đồ hay bị người lạ nhìn thấy rồi họ sẵn máy móc lôi ra quay phim, chụp ảnh cười ầm ĩ với nhau nên các cô gái trong bản sợ không dám đi tắm tiên nữa mà thường mang nước về tắm tại nhà”.


Ông trưởng bản cũng cho tôi biết thêm: “Nếu nhà báo muốn tìm sơn nữ tắm tiên bây giờ chỉ có cách đi xuyên qua rừng quốc gia Xuân Sơn, tìm vào xóm người Mường, người Dao ở Xuân Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ), thì có lẽ vẫn còn, vì đường vào đó chưa làm hết. Các hộ dân hầu như vẫn sống biệt lập, ít giao lưu với thế giới bên ngoài.”
Câu nói của ông khiến tôi đang như kẻ lạc lối giờ tìm ra con đường đi đúng hướng. Chào tạm biệt ông, tôi đi xe hướng về Xuân Sơn nơi giáp ranh giữa Sơn La và Hòa Bình để tìm cho kỳ được dòng suối vẫn còn lưu giữ nét đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.

Con đường đi qua rừng quốc gia Xuân Sơn kéo dài gần 30 km, xe đi phải cài số 1 mới đi lên được những đoạn dốc gần như thẳng đứng, trong rừng lại rất nhiều vắt, chỉ cần đỗ xe lại một lúc thôi là sẽ bị những sinh vật này hút máu.
Càng đi sâu vào tận cùng xã Xuân Sơn, đường càng thêm heo hút, nhiều đoạn đường nước suối chảy tràn lên chắn ngang đường, ngập đến nửa bánh, đi không vững tay lái dễ bị cuốn trôi cả người lẫn xe xuống vực như chơi.

Qua sự hỏi thăm người dân nơi đây, họ cho tôi biết đúng là ở Xuân Sơn người dân vẫn giữ được tục đi tắm suối, nhưng phải đi vào nơi heo hút nhất của xã là bản Cỏi mới có thể được chiêm ngưỡng cảnh các cô gái chập chiều nô đùa dưới dòng nước suối trong xanh mát lạnh…





Được đăng bởi vietnamtuoidep vào lúc 20:13
 

phucloc8899

Xe container
Biển số
OF-25715
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
7,506
Động cơ
552,516 Mã lực
Nơi ở
Hà Nam Ninh
Những miền gái đẹp - Kỳ 1: Vũ điệu sơn cước


Những miền gái đẹp: là tên một tạp bút của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết vào tháng 10-1999 sau một chuyến ngao du tại Tuyên Quang - vùng đất được xem có nhiều gái đẹp. Nơi đó có con sông Lô êm đềm chảy qua, mà ông viết là “ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có nhiều mỹ nhân”. Miền gái đẹp sau đó được Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn in trong tập tạp bút Miền gái đẹp do Nhà xuất bản Thuận Hóa in năm 2001.

Đó là những làng sơn nữ với những vũ điệu mê hồn, là vùng đất bên con sông hiền hòa đã có hàng trăm năm cung tiến mỹ nữ cho vua chúa, là thủ phủ của những “lò” đào tạo hoa hậu VN, là địa danh nghe qua đã thấy phải lòng với nhan sắc.Bí mật về những miền gái đẹp là do con người hay tạo hóa?
Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái Thái với điệu xòe Thái quay cuồng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Đó là những tuyệt sắc giai nhân với vũ điệu làm nghiêng ngả núi rừng Tây Bắc xưa nay.

Huyền thoại xòe Thái

Vượt gần 800km đường núi tràn ngập hoa ban với những con đèo cao kinh hoàng của Hoàng Liên Sơn, tôi tìm về thung lũng huyền thoại nơi khai sinh ra điệu xòe Thái lừng danh. Người đẹp xưa phần nhiều đã gối đầu về núi cùng với tổ tiên, người hiếm hoi còn sống cũng đang hút bóng rừng sâu.

Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được hai vũ nữ được cho là cuối cùng của chúa đất Đèo Văn Ơn còn đang sống ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chúa đất người Thái năm xưa gọi họ là xào mỗ, tức những cô gái múa. Xào mỗ Vàng Thị Hới, người gia nhập đội xòe khi mới 12 tuổi, nay đã đến tuổi 76.
Còn xào mỗ Tào Thị Phè đã gần 80. Dòng thời gian, cuộc sống lam lũ, sinh nở nhiều và bệnh tật đã làm tàn phai nhan sắc họ, nhưng tôi vẫn còn thấy phảng phất nét duyên dáng, sắc sảo ngày nào qua từng ánh mắt, ngón tay lướt phím đàn tính tẩu.

Trong ký ức của xào mỗ Hới, Phè, những nàng Én, nàng Núi, nàng Hủm, nàng Kheo ngày xưa nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng núi rừng Lai Châu. Mặc dù đã về với chúa đất nhưng đi đến đâu cũng có hàng đoàn trai bản bám theo. Những đêm trăng tròn, họ ra dòng suối Nậm So tắm, chúa đất phải cho cả lính theo canh gác từ xa không để những ánh mắt của lũ trai làng liều mạng đến rình trộm những tấm thân ngọc ngà.

Các mỹ nữ múa xòe của chúa đất Đèo Văn Ơn ngày ấy vang danh đến tận Lào Cai, Hà Nội, Trung Quốc. Những quan ta lẫn quan Tây, quan Tàu đã tìm mọi cách mua chuộc chúa đất để được một lần đưa những tuyệt sắc giai nhân miền sơn cước về xuôi để chiêm ngưỡng.

Đó là những chuyến đi dài ngày trên lưng ngựa xuyên qua dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, mà trước khi rời khỏi thung lũng Mường So họ phải được làm lễ cúng tế trời đất để mong có ngày trở về an toàn. Xào mỗ Phè đến nay vẫn chưa quên được chuyến đi múa cho quan Tây xem ở Lào Cai năm mình vừa tròn 16 tuổi.

Đoàn đi gồm 21 người, có 12 xào mỗ, còn lại là gia nhân phục vụ và lính được chúa đất cử theo bảo vệ. Các mỹ nữ cũng phải ngồi lắt lẻo trên yên ngựa như lính tráng, vì hơn 150km đường từ Phong Thổ đến Lào Cai thuở ấy chỉ là con đường mòn vừa lọt dấu chân ngựa xuyên núi rừng hiểm trở.

Rong ruổi suốt ba ngày đường, đoàn người mới về đến Lào Cai. Ngay tối đầu tiên họ đã phải múa hát, mời rượu các quan chức địa phương và lính Pháp đến nửa đêm. Trong cơn say San Lùng tửu, một quan Pháp cuồng si mỹ nữ, đòi bắt nàng Én xinh đẹp nhất đội xòe làm vợ qua đêm, nhưng cô may mắn thoát được nhờ nói mình đã ăn chung bát (nghĩa là đã trở thành vợ) với chúa đất Đèo Văn Ơn.
Sau ba đêm múa hát rã rời ở Lào Cai, đoàn người ngựa lại rong ruổi về Hà Nội. Các quan Hà thành say mê đến mức nhắn tin với chúa đất cho những người đẹp ở lại với Hà thành lâu hơn, và trong chuyến đi ấy có người đã không bao giờ trở lại Hoàng Liên Sơn...

Cung điện giai nhân

Chuyện về mỹ nữ ở thung lũng Phong Thổ luôn gắn liền với nhiều bí ẩn. Hôm lên thị trấn Pa So tìm ông Nông Văn Nhay, nguyên phó Phòng Văn hóa huyện Phong Thổ, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, một người chuyên nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Thái, ông Nhay kể: chúa đất Đèo Văn Ơn đam mê các mỹ nữ miền sơn cước đến độ đã xây dựng hẳn một cung điện 12 gian toàn bằng gỗ quí dựa lưng vào dãy núi Khau Phọ Nhọ, nhìn ra dòng Nậm So. Chúa đất chỉ dành một gian giữa để thờ cúng, 11 gian còn lại cho riêng 11 bà vợ. Riêng chúa đất không cần gian nào vì mỗi đêm sẽ vào ở với một nàng.

Tương truyền chúa đất tìm người đẹp rất độc đáo bằng cách đóng giả làm chàng chăn trâu hay ông lão nghèo khó lang thang qua các mó nước, nơi gái bản hay tụ tập tắm giặt, hát hò. Chọn được mỹ nhân ưng ý, chúa đất không cưỡng ép mà mời về các đội xòe hoặc ngỏ lời hát giao tình, se duyên. Và 11 bà vợ của chúa đất Ơn dù đến tòa cung điện 12 gian bằng các con đường khác nhau nhưng đều là những người đẹp nức tiếng núi rừng Tây Bắc.

Hôm tôi về Mường So, cung điện xưa đã mất dấu, nhưng hình bóng những mỹ nữ chủ nhân của tòa cung điện ngày nào vẫn còn in đậm trong ký ức những người già. Họ kể trong 11 người vợ, bà Mào Thị Núi là vợ thứ năm xinh đẹp nhất của chúa đất.

Bà Núi sinh ở Mường So, vùng đất đã được người Thái hát truyền: “Gái Mường So cổ cao ba ngấn, không trang điểm cũng đẹp như ai”. Người ta kể chúa đất mê nàng Núi không chỉ vì “chân nàng múa xòe dẻo dai như con hoẵng, con thỏ. Giọng nàng hát then vút cao từ lồng ngực căng đầy tựa tiếng chim rừng”, mà bởi nhan sắc của nàng không cần một thứ trang điểm nào cũng rạng rỡ như cánh hoa rừng đẹp nhất miền cao này.
Những đêm Mường So mở hội xòe, trai tráng cách xa mấy dãy núi, mấy cánh rừng chim bay mỏi cánh cũng lắt lẻo lưng ngựa tìm đến để một lần chiêm ngưỡng nàng Núi...
 

phucloc8899

Xe container
Biển số
OF-25715
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
7,506
Động cơ
552,516 Mã lực
Nơi ở
Hà Nam Ninh
Kỳ thú Tú Lệ: Thăm ruộng lúa và tắm tiên.


Tú Lệ là một thung lũng nằm giữa ba ngọn núi cao là: Khau Phạ, Khau Thán, Khau Song, đây cũng là nơi cư trú của hơn một ngàn hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”, câu ca ấy đã vượt ra khỏi ranh giới vùng đất đất Yên Bái để đến với người dân các vùng miền trong cả nước và gợi lên sự háo hức trong tâm hồn những kẻ lữ hành.

Từ thị xã Văn Chấn, trung tâm của cánh đồng Mường Lò, theo Quốc lộ 32 lên Mù Cang Chải, trước lúc vượt sừng trời (đèo Khau Phạ), Tú Lệ đột ngột hiện ra với mùi lúa nếp chín thơm ngào ngạt. Xã Tú Lệ nằm trọn trong lòng thung lũng khá rộng, với 172 ha ruộng nước.
Gần 20 năm trở về trước, xã Tú Lệ được mệnh danh là vương quốc của cây thuốc phiện. Thuốc phiện được trồng khắp cánh đồng Tú Lệ, nhà nào cũng trồng thuốc phiện. Vào những mùa Anh túc nở, thung lũng Tú Lệ mang một vẻ đẹp huyền bí. (Bài có nhiều ảnh khổ lớn, bạn nhấn hình để xem)

Tú Lệ như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp:

Nhưng vẻ đẹp của loài hoa Anh túc càng rực rỡ bao nhiêu thì cuộc sống người dân Tú Lệ càng khốn khó bấy nhiêu. Thuốc phiện không những chẳng đem lại cơm ăn áo mặc, chẳng làm cho bà con người Thái ở Tú Lệ đổi đời mà nó còn kéo theo đói nghèo và cùng cực, bởi số người nghiện thuốc phiện cứ theo đó mà tăng lên.

Đường đi Tú Lệ:
Sau này từ chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cán bộ từ huyện đến xã mà đứng đầu là các già làng, trưởng bản đã tích cực vận động nhân dân nhổ bỏ cây thuốc phiện.

Thế rồi, những cánh đồng thuốc phiện dần dần được chuyển sang trồng lúa, trồng ngô, trồng đậu tương. Từ khi quốc lộ 32 được nâng cấp, xã vùng cao này đã có nhiều đổi thay, trung tâm xã trở thành một thị tứ sôi động, là điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.



Đó cũng là điều kiện để các mặt hàng nông sản được khách thập phương biết đến, dọc quốc lộ nhiều khách sạn mọc lên, gà đồi, nếp thơm là món ăn ưa thích của nhiều du khách. Bây giờ thì cây Anh túc chỉ còn lại trong ký ức xưa của người già trong xã.



Dân đi bụi, dân phượt ở miền Bắc một thú vui khá kỳ lạ “Đi thăm lúa”. Khắp ở trên mọi nẻo đường của Tây Bắc, Đông Bắc, bất cứ nơi nào có núi, có ruộng bậc thang, có mùa gieo hạt, có tháng lúa xanh, tuần lúa chín, hay ngày cơm mới, là có những bước chân háo hức lên đường…

Ruông bậc thang ở Tú Lệ:


Cái thú vị đầu tiên đó là vùng đất này không quá xa xôi cách trở, ôtô và xe máy đều có thể đến và đi một cách dễ dàng. Những thung lũng, cánh đồng, biển lúa hầu hết đều nằm hai bên đường của quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ đi Mù Căng Chải. Tú Lệ thích hợp cho một chuyến đi từ 2 - 2,5 ngày cuối tuần, rất dễ thu xếp vào bất kỳ một quãng thời gian nào quanh năm.

Khoảnh ruộng còn làm đồng, khoảnh khác xanh mơn mởn:


Cái thú vị tiếp theo đó là cảnh sắc mỗi mùa một nét gợi cảm riêng biệt, thú vị và không bao giờ gây nhàm chán. Mùa làm đất thì long lanh sắc nước, bờ be đất nâu một màu trù phú. Mùa gieo mạ, lúa xanh như tấm thảm, xanh từng mảnh rời rạc tạo thành những điểm nhấn ấn tượng.

Phía khác lại là lúa nếp chín vàng:









< Cạnh ruộng lúa chín: dòng suối khoáng quanh co chảy ngang thng lũng thật nên thơ.

Mùa lúa xanh, xanh ngát đến tận trời. Mùa lúa chín lại vàng ươm rạt rào như sóng biển. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng trên chái nhà. Nhìn ngày mùa mới tươi tắn cũng thấy cuộc sống căng tràn nhựa sống và mang màu sắc của bình yên.

Đẹp nhất là những cánh đồng lúa mê mải được ôm trọn bởi ba dãy núi ven một dòng suối mênh mang tinh khiết uốn lượn chảy ngang.



Đỉnh dốc Hai Bà Cháu là một trong những địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Tú Lệ. Những chái nhà lợp gỗ pơmu nằm san sát, biển lúa dập dờn như cánh sóng, suối Tú Lệ như một dải lụa mềm của một vị thần tiên lỡ tay đánh rơi khi bay ngang qua vùng trời này.

< Tắm tiên ở bể suối khoáng.

Cái thú vị khác nữa là những món đặc sản không thể bỏ qua cùng phong tục tắm suối khoáng độc đáo của người dân vùng cao mà phần sau bài viết sẽ đề cập tới.

< Em bé ở vùng cao.

Quãng đường tuyệt đẹp trên quốc lộ 32, xuyên qua những thị tứ xinh xắn của đất Yên Bái. Từ Nghĩa Lộ đến Văn Chấn bắt đầu những con đường đèo dốc quanh co.

Dòng suối khoáng chảy réo rắc quanh năm:


Văn Chấn rồi Tú Lệ, những thửa ruộng tuyệt đẹp trải dài suốt hai bên con đường. Kia là đỉnh đèo Khau Phạ với mênh mang những lúa và lúa, bản làng êm ả dưới rặng cây, những con đường đất đỏ vạch ngoằn ngoèo trên núi, bát ngát và khoáng đạt vô cùng.

Tú Lệ thật thanh bình...


Rồi từ chợ trung tâm, có một lối rẽ chạy thẳng xuống ngầm bắc trên dòng Tú Lệ. Đột nhiên, bạn thấy mình đang đứng sững giữa cánh đồng bao la thẳng cánh chim bay.



Các thửa ruộng ở Tú Lệ phần lớn gieo trồng một vụ. Một bộ phận nhân dân trong thời gian gần đây lại chuyển sang gieo trồng hai vụ, tuy nhiên không quá nhiều. Chính điều đó làm bức tranh Tú Lệ trở nên đa sắc đủ vần điệu.



Cùng trên một mảnh đất lành, nhưng có thửa ruộng đã gặt, thửa đang xanh và thửa mới chỉ được gieo trồng cấy mạ. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy ngạc nhiên và cực kỳ thú vị, giống như một ngày có cả bốn mùa, một vụ lúa có đủ công đoạn từ làm đất, gieo trồng, lớn lên, chín hạt đến gặt hái và thơm mùi gạo mới. Tất cả chỉ gói gọn trong một ngày!



Tại Tú Lệ, những thửa ruộng của bản làng người Thái đã thơm hương ngào ngạt. Nếu vào đúng mùa gặt, bạn sẽ thấy những cô gái Thái, Mông, Dao đeo gùi hối hả từ chợ về nhà hay vội vã cày ải, nhặt cỏ, gặt lúa trên thửa ruộng nhà mình và bạn cũng sẽ được ăn những bát cơm gạo mới.

Những cô gái Tú Lệ:


Còn nếu đến sớm hơn một chút, hãy thưởng thức thử món cốm thơm được làm từ gạo nếp Tú Lệ trứ danh. Mùa táo mèo cũng thường trùng với mùa lúa chín. Những trái táo chua chua chát chát ngâm rượu ngon tuyệt.

Giũ bỏ mệt nhọc bằng việc tắm suối nước nóng sau một ngày trên trên rẫy:


Cuối chiều, khi những cô gái chàng trai người dân tộc Thái trở về nhà sau một ngày làm đồng rộn rã là lúc dòng suối nước nóng giữa những cánh đồng đông người nhất. Người Thái tắm dưới suối, thật tự nhiên trong thiên nhiên tươi đẹp.

Tắm ở đầu nguồn là một trong những phong tục độc đáo của phụ nữ Thái và nếu có lần nào đó lên vùng Tây Bắc, nơi có nhiều người Thái sinh sống, ta sẽ dễ dàng gặp những phụ nữ tắm suối - tại Nghĩa Lộ, Tú Lệ cũng vậy.



Người dân ở Tú Lệ đến nay vẫn giữ một nét sinh hoạt truyền thống hồn nhiên và độc đáo là tắm suối và tắm nước khoáng.

Bé cũng tắm khoáng:


Nơi đây đã được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều nguồn nước khoáng nóng, nên khi ở dưới xuôi mới chỉ làm quen với dịch vụ tắm nước khoáng nóng với giá không rẻ thì người Thái ở Nghĩa Lộ đã tắm nước khoáng nóng miễn phí từ hàng trăm năm nay.

Người ta kỳ cọ cho nhau:



< Bể tắm được xây cạnh suối.

Ở nhiều nơi trong xã: nước khoáng nóng từ lòng đất chảy ra các con suối và được chị em tranh thủ khi trời mùa thu đã lạnh.

Có những điểm chính quyền địa phương xây một số bể đón nguồn nước nóng để người dân tắm cho ấm.

Bạn cũng có thể hòa mình vào dòng nước ấm đấy:


Ở Tú Lệ có hai bể tắm nước khoáng nóng ngay cạnh dòng suối mát và bên bờ là ruộng nương chín vàng. Một bể tắm rất nóng và một bể tắm âm ấm: tắm nóng nhiều hay ít là tùy ý mỗi người.

< Không thích tắm trong bể thì cũng có thể tắm ngay ngoài suối.

Mỗi khi chiều xuống, sau một ngày lao động vất vả thì những cô gái Thái lại kéo nhau xuống dòng suối Tú Lệ, tự nhiên trút bỏ xiêm y và trở thành những nàng tiên giữa trời đất.

Người thì ngâm mình dưới dòng nước, cô khác ngồi kỳ cọ hay giặt giũ trên hững viên đá cuội khổng lồ nằm tràn trên hai bờ. Nước trong văn vắt, reo vui như tiếng cười của con trẻ.

< Du khách đến đây cũng chả từ chối "món khoáng nóng" tuyệt vời này.

Có người tắm nước khoáng một cách thời thượng, cũng có người mặc váy thay đồ theo phương pháp truyền thống. Thậm chí có cô cô giũ bỏ xiêm y bên trên triền đá để ngâm trọn vẹn thân ngà ngọc trong dòng nước ấm cũng không vấn đề gì vì đó cũng là chuyện đã có hàng trăm năm qua.

< Nước khoáng nóng là phương thuốc giữ gìn sức khỏe kỳ diệu của người dân Tú Lệ.

Nước khoáng hơi rít tóc, nhưng vẫn có thể gội đầu và rất tốt cho sức khỏe, người ta nói thế và có lẽ đúng vì người dân Tú Lệ hiếm có bệnh vặt như dân thành thị.

< Kỳ cọ bằng những viên đá cuội tròn, có sẳn trong ồ nước khoáng nóng.

Trong các bể nước khoáng hay ngay trên các dòng suối khoáng nóng có những viên đá cuội tròn, các chị các cô đang kỳ lưng cho nhau. Áo váy họ để ngay trên thành bể hay các hòn đá; có cô ngồi “lộ thiên” giặt giũ bên bể.

Vào mùa lạnh cuối năm: các suối và giếng khoáng bốc hơi nghi ngút, thoảng mùi H2S và lưu huỳnh với nhiệt độ trung bình khoảng 45°C, rất tốt cho sức khỏe.

< Có thể tắm cả vào ban đêm vì nước nóng đến 45° mà.

Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn trong làn nước nóng thoang thoảng mùi hăng hăng của lưu huỳnh giữa thiên nhiên cùng tiết trời hanh hanh lạnh.

< Khách và chủ hòa đồng: cùng tắm khoáng trong dòng nước quí trời cho.

Bạn cũng có thể vọc nước, trò chuyện với các chị, các cô gái xinh xắn má đỏ hây hây nhưng tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền địa phương trừng phạt.



Xứ người có chuyện tắm hồ giữa băng giá thì xứ ta cũng có chốn tắm khoáng giữa tiết lập đông giữa bao cô gái xinh đẹp, tỉnh táo cả người - cái rét, cái mệt lặng lờ trôi theo dòng nước cả!

Tú Lệ còn nổi tiếng một đặc sản mà không nơi nào sánh được: Nếp thơm Tú Lê là của trời cho mà không ở vùng cao nào có được, vì vậy hàng năm xe ô tô từ khắp mọi miền đất nước lên Yên Bái rồi vào Văn Chấn ngược lên Tú Lệ mua gạo nếp về gói bánh chưng, thổi xôi thờ cúng tổ tiên và đãi khách trong ba ngày Tết.

Còn với những du khách đã từng đến Tú Lệ được thưởng thức các món ăn được chế biến từ gạo nếp Tú như: Cốm, cháo cốm vịt, xôi nếp ngũ sắc, cơm lam... nhấp thêm chén rượu nếp trong tiếng “Khắp mời lẩu” (hát mời rượu) của các thiếu nữ trong vùng hay điệu xoè nồng hậu mới thấm hơn cái hồn của xứ Thái và ý nghĩa sâu xa của câu ca:

“Mường Lò gạo trắng nước trong /Ai đi đến đó lòng không muốn về".

Có lẽ chưa một nhiếp ảnh gia nào dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư khi qua nơi này đều không khỏi hồi hộp và rung động khi đứng trước một cô gái khỏe khoắn và duyên dáng như Tú Lệ. Cánh đồng bản Pha, bản Thái, Cao Phạ không biết đã bao lần được ghi hình vào trong máy ảnh, dù là mùa xanh, mùa trắng, mùa nắng hay mùa vàng…

Những cô gái ở Tú Lệ:


Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp. Đẹp ngay từ dốc ba tầng nơi bắt đầu địa giới của vùng, cao ngất trời mây bên vách đá chênh vênh, núi rừng hoang dại và đầy vẻ kiêu kỳ bí ẩn. Đẹp từ những mảnh ruộng nằm lẻ loi trên sườn núi đá, những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ cheo leo thoáng ẩn thoáng hiện giữa đỉnh trời.

< Ru con.

Khi những cành hoa ban trên sườn núi Khau Phạ xốn xang trang điểm cho mùa xuân màu trắng tinh khôi, cũng là lúc con suối Mường Lùng bắt đầu chắt chiu những dòng nước ngọt lành thấm vào cánh đồng Mường Lò.

< Đồng lúa chín vàng.

Sự ngọt ngào của dòng suối không chỉ làm nên vị thơm của chè, nấm hương, lúa nếp mà còn làm nên sự ngọt ngào của tình đất, tình người.

Mùa xuân, núi rừng Tây Bắc như đoán được ánh mắt đầy háo hức của những viễn khách đang ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiếu nữ Thái da trắng hồng mịn màng, mái tóc đen suôn mềm mại đang ngồi giã cốm, đồ xôi ngũ sắc, thổi cơm lam trong nếp nhà sàn. Con người, sản vật, phông tục của mảnh đất Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đó sẽ là một nơi đến khóa phai nhòa.

Tú Lệ đã đi vào câu ca, đi vào huyền thoại với gạo trắng nước trong, với giống lúa Nếp thơm ngon và những người con gái Tú Lệ cũng đẹp nức tiếng như hạt nếp trắng trẻo, tròn trịa ở đây vậy.
 

wind_nol0v3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-99467
Ngày cấp bằng
10/6/11
Số km
2,401
Động cơ
439,431 Mã lực
Cụ nào về đầu tư dịch vụ ăn theo xem tắm tiên bán vé đi :D
 

phucloc8899

Xe container
Biển số
OF-25715
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
7,506
Động cơ
552,516 Mã lực
Nơi ở
Hà Nam Ninh
Ai về Tây Bắc thì về
Ngắm cô sơn nữ tóc thề, tắm tiên
Em bừng tỏa nõn nà trăng vệ nữ
Áo chàm mây rơi lộ ánh thân ngần
Hoa bừng tỉnh, nhạc núi rừng ùa vỡ
Gió hát, chim ca, vượn hú, suối đàn
Chiều nghiêng rót nắng vàng pha suối vắng
Cây pha xanh, mây pha trắng, hoa pha hồng
Em tắm cả xanh, vàng, trong, hồng, trắng
Cho ngọc ngà càng ngà ngọc trắng trong
“Cùng tắm đi anh, suối này mát lắm”
Anh giật mình, đánh mất mảnh hồn anh
Người miền cao tấm lòng trong sáng
Sáng tựa vầng trăng, trong tựa suối ngàn
Anh chẳng tắm bởi vì anh mãi ngắm
Những đường cong uốn nối những đường cong
“Em chẳng xấu có gì mà che chắn
Của mẹ, của cha, của núi, của rừng”
Chiều đẹp thế cũng ngỡ ngàng lạc bước
Mộng du mây, gió cũng biết giật mình
Ngàn vạn vật ngắm em còn rạo rực
Huống tim anh vỗ chật sóng thơ tình.
Thơ: Phạm Bá Chiểu

Chào tạm biệt núi rừng Tây Bắc
Thoắt về Tây Nam Bộ tắm sông !
Cuộc đời muốn hết long đong
Hãy qua đây lội cùng ông cá này !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top